Quyết định 22/2023/QĐ-UBND

Nội dung toàn văn Quyết định 22/2023/QĐ-UBND 2023 Quy chế phối hợp xử lý vi phạm hành chính thủy lợi Hải Phòng


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2023/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 19 tháng 7 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THỦY LỢI, ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đê điều;

Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 03/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 122/TTr-SNN ngày 16 tháng 6 năm 2023 và Báo cáo số 356/BC-SNN ngày 11 tháng 7 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp xử lý vi phạm hành chính về thủy lợi, đê điều trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2023 và thay thế Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy chế phối hợp xử lý vi phạm hành chính về thủy lợi và đê điều trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở, ban, ngành thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Chủ tịch các Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Vụ Pháp chế-Bộ NN&PTNT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp;
- TTTU, TT HĐND thành phố;
- Đoàn ĐBQHTP Hải phòng;
- CT, các PCT UBND thành phố;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện;
- Công báo Hải Phòng;
- Báo Hải Phòng;
- Cổng thông tin điện tử thành phố;
- Đài phát thanh và Truyền hình Hải Phòng;
- CVP, các PCVP;
- Các Phòng CV;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Tùng

QUY CHẾ

PHỐI HỢP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THỦY LỢI, ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Kèm theo Quyết định số 22/2023/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định trách nhiệm, trình tự phối hợp giữa các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên quan trong công tác xử lý vi phạm hành chính về thủy lợi, đê điều trên địa bàn thành phố.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền; tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều và các lĩnh vực có liên quan.

2. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, đơn vị và các tổ chức, cá nhân trong việc kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều.

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều phải được xử lý đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Chương II

TRÌNH TỰ VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP

Điều 4. Công tác kiểm tra, phát hiện, lập hồ sơ, áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính về thủy lợi

1. Công tác kiểm tra, phát hiện.

Các tổ chức, cá nhân được giao khai thác công trình thủy lợi:

a) Thường xuyên kiểm tra công trình, kịp thời phát hiện hành vi vi phạm về bảo vệ công trình thủy lợi; thực hiện quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bằng những biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật; lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển hồ sơ, kiến nghị đến người có thẩm quyền xử lý.

b) Chủ động, kịp thời phối hợp với lực lượng chức năng thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã xác minh, lập hồ sơ vi phạm hành chính.

2. Lập hồ sơ, áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Ủy ban nhân dân cấp xã: Khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin, báo cáo, kiến nghị xử lý vi phạm phải chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân được giao khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi xác minh, lập biên bản vi phạm hành chính đảm bảo thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ và áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Công tác kiểm tra, phát hiện, lập hồ sơ, áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính về đê điều

1. Công tác kiểm tra, phát hiện

a) Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều, Kiểm soát viên đê điều: Thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã để áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng chức năng tham mưu về công tác quản lý đê điều thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện: Phối hợp với Hạt Quản lý đê điều xác minh hành vi vi phạm hành chính để lập hồ sơ.

2. Lập hồ sơ, áp dụng biện pháp ngăn chặn

a) Kiểm soát viên đê điều, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều:

(i) Trường hợp hành vi vi phạm chỉ vi phạm về đê điều: Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã xác minh, lập hồ sơ vi phạm hành chính và chuyển ngay đến cơ quan, người có thẩm quyền để xử phạt; Gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã để áp dụng các biện pháp ngăn chặn; Báo cáo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai.

(ii) Trường hợp hành vi vi phạm có liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước khác (về đất đai, xây dựng, quy hoạch, giao thông, tài nguyên môi trường): Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều gửi văn bản kiến nghị đến Ủy ban nhân dân cấp xã để áp dụng ngay biện pháp ngăn chặn; Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ vi phạm hành chính; Báo cáo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:

(i) Khi nhận được hồ sơ vi phạm do Hạt Quản lý đê điều chuyển đến phải khẩn trương kiểm tra, áp dụng biện pháp ngăn chặn; Xử phạt vi phạm hành chính hoặc lập hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt theo thẩm quyền.

(ii) Trường hợp hành vi vi phạm có liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước khác (đã quy định tại tiết (ii), điểm a, khoản 2 Điều này): Xác minh, lập hồ sơ vi phạm hành chính; Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xử lý.

Điều 6. Trình tự phối hợp và trách nhiệm xử lý vi phạm về thủy lợi

1. Các tổ chức, cá nhân được giao khai thác công trình thủy lợi:

a) Khi phát hiện vi phạm phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc (xác định cụ thể quy mô, sơ họa vị trí, hình ảnh, mô tả nội dung sự việc có dấu hiệu vi phạm tương ứng với từng điều, khoản của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính), gửi kiến nghị bằng văn bản (kèm theo biên bản làm việc và các tài liệu liên quan) đến Ủy ban nhân dân cấp xã để xử lý.

b) Chủ động cung cấp thông tin về công trình thủy lợi bị xâm hại, tham gia cùng Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính đại diện cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã đôn đốc, giám sát việc chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp đối tượng bị xử phạt chậm trễ hoặc không chấp hành Quyết định xử phạt phải có văn bản kiến nghị đến người quyết định xử phạt để đôn đốc hoặc cưỡng chế thi hành.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền thì biên bản và các tài liệu khác phải chuyển cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xử phạt hoặc báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xử phạt đảm bảo trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính.

b) Đôn đốc, giám sát đối tượng bị xử phạt chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Khi phát hiện vi phạm hoặc tiếp nhận kiến nghị của các tổ chức, cá nhân phải chủ trì kiểm tra xác minh, hoàn thiện hồ sơ vi phạm hành chính đảm bảo thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính thì biên bản và các tài liệu khác phải chuyển cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố để xử lý.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chỉ đạo Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về thủy lợi; Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra; Đôn đốc, giám sát việc thực hiện kết luận kiểm tra.

b) Đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi.

Điều 7. Trình tự phối hợp và trách nhiệm xử lý vi phạm về đê điều

1. Hạt Quản lý đê điều:

a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, đơn vị liên quan lập hồ sơ vi phạm hành chính; buộc chấm dứt hành vi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại tiết (i), điểm a, Khoản 2 Điều 5 của Quy chế này.

Chuyển ngay hồ sơ vi phạm đến người có thẩm quyền để xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phải chuyển ngay hồ sơ và báo cáo bằng văn bản về Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo đảm bảo thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính.

b) Theo dõi việc xử lý của cấp có thẩm quyền và giám sát, đôn đốc đối tượng vi phạm chấp hành quyết định xử phạt. Trường hợp đối tượng bị xử phạt chậm trễ hoặc không chấp hành quyết định xử phạt phải có văn bản kiến nghị đến người quyết định xử phạt để đôn đốc hoặc cưỡng chế thi hành.

c) Tổng hợp, báo cáo tình hình vi phạm, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất khi có yêu cầu.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lập hồ sơ vi phạm hành chính; buộc chấm dứt hành vi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại tiết (ii), điểm a, khoản 2 Điều 5 Quy chế này.

b) Phối hợp với Hạt Quản lý đê điều và các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh hành vi vi phạm, lập hồ sơ vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại tiết (i), điểm a, khoản 2 Điều 5 của Quy chế này; áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền thì biên bản và các tài liệu khác phải chuyển cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xử phạt hoặc báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xử phạt đảm bảo trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Khi nhận được hồ sơ xử lý vi phạm của Hạt Quản lý đê điều hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xác minh và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền đảm bảo thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

b) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính thì biên bản và các tài liệu khác phải chuyển cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố để xử lý trong trường hợp vượt thẩm quyền.

c) Trường hợp hành vi vi phạm nếu xét thấy có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ, giao Công an cấp huyện điều tra, xử lý.

4. Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai:

a) Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về đê điều theo thẩm quyền.

b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, xử lý các vụ việc vi phạm có liên quan đến đê điều;

c) Báo cáo, đề xuất với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để chỉ đạo, chuyển hồ sơ cho Công an thành phố điều tra, xử lý đối với hành vi nếu xét thấy có dấu hiệu tội phạm.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chỉ đạo Thanh tra sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về đê điều; Xử lý vi phạm trong quá trình tiến hành kiểm tra, thanh tra theo quy định; Đôn đốc, giám sát việc thực hiện kết luận kiểm tra, thanh tra.

b) Đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.

Điều 8. Xử lý vi phạm hành chính theo lĩnh vực chuyên ngành có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều

1. Sở Giao thông vận tải:

a) Chỉ đạo Thanh tra Sở và các đơn vị trực thuộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, ngăn chặn, xử lý phương tiện vượt quá tải trọng quy định lưu thông trên công trình thủy lợi, đê điều;

b) Chỉ đạo xử lý vi phạm hành chính về đường thủy nội địa trên các tuyến đường thủy nội địa do thành phố quản lý; Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về đường thủy nội địa trên các tuyến đường thủy nội địa do Cục Đường thủy nội địa quản lý.

2. Sở Xây dựng: Chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, hoạt động tập kết vật liệu xây dựng theo thẩm quyền.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo Thanh tra Sở và các đơn vị trực thuộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý vi phạm hành chính về tài nguyên nước, đất đai, môi trường.

4. Công an Thành phố: Chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi; Xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về đê điều, thủy lợi theo thẩm quyền.

5. Thanh tra Thành phố: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đê điều, thủy lợi theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Luật Thanh tra.

Điều 9. Chỉ đạo, xử lý vụ việc theo thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố

1. Khi nhận được hồ sơ và báo cáo của thủ trưởng sở, ban, ngành hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc xử lý vi phạm hành chính về thủy lợi, đê điều theo thẩm quyền xử phạt thì tùy theo tính chất vụ việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định xử phạt hoặc giao cho thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xác minh tình tiết vụ việc.

2. Giao Công an thành phố điều tra, xác minh xử lý đối với các trường hợp có dấu hiệu tội phạm theo quy định pháp luật.

3. Giao Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu đề xuất, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị có hành vi vi phạm liên quan đến trách nhiệm quản lý, thực hiện công vụ theo phân cấp về quản lý cán bộ, công chức, viên chức của thành phố và khi có kết luận chính thức về hành vi vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Tổ chức thực hiện

1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này theo đúng quy định của pháp luật.

2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Quy chế này, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 22/2023/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu22/2023/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/07/2023
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVi phạm hành chính
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật9 tháng trước
(31/07/2023)
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 22/2023/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 22/2023/QĐ-UBND 2023 Quy chế phối hợp xử lý vi phạm hành chính thủy lợi Hải Phòng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 22/2023/QĐ-UBND 2023 Quy chế phối hợp xử lý vi phạm hành chính thủy lợi Hải Phòng
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu22/2023/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hải Phòng
                Người kýNguyễn Văn Tùng
                Ngày ban hành19/07/2023
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVi phạm hành chính
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật9 tháng trước
                (31/07/2023)

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Quyết định 22/2023/QĐ-UBND 2023 Quy chế phối hợp xử lý vi phạm hành chính thủy lợi Hải Phòng

                            Lịch sử hiệu lực Quyết định 22/2023/QĐ-UBND 2023 Quy chế phối hợp xử lý vi phạm hành chính thủy lợi Hải Phòng

                            • 19/07/2023

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực