Quyết định 2201/QĐ-UBND

Quyết định 2201/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Quyết định 2201/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi Lâm Đồng 2020 2030 2016 đã được thay thế bởi Quyết định 376/QĐ-UBND 2019 công bố bãi bỏ quy hoạch hàng hóa dịch vụ sản phẩm Lâm Đồng và được áp dụng kể từ ngày 26/02/2019.

Nội dung toàn văn Quyết định 2201/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi Lâm Đồng 2020 2030 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2201/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 10 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2777/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển:

Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Lâm Đồng được nghiên cứu trong mối quan hệ gắn kết với vùng Tây Nguyên và các địa phương lân cận; thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng; phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Định hướng phát triển các vùng chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại, công nghiệp cho một số loại vật nuôi thế mạnh của tỉnh; hình thành ngành sản xuất hàng hóa; sắp xếp lại hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm; hạn chế tình trạng chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: Phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Lâm Đồng bền vững, nâng cao giá trị sản xuất và tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, người nông dân, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, gắn với chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2020:

+ Nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 20-22% trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp.

+ Phát triển tổng đàn vật nuôi chính: Đàn bò đạt 140.000-150.000 con (bò sữa: 40.000-50.000 con; bò thịt: 90.000-100.000 con); đàn trâu 22.000-23.000 con; đàn lợn đạt 500.000-600.000 con; đàn gia cầm đạt 6,5-7,0 triệu con. + Sản lượng: Thịt bò đạt 9.500-10.000 tấn; sữa tươi đạt 150.000-200.000 tấn; thịt trâu đạt khoảng 2.000 tấn; thịt lợn đạt 100.000-110.000 tấn; thịt gia cầm đạt 15.000-16.000 tấn và 250-280 triệu quả trứng.

+ Hình thành những vùng sản xuất giống vật nuôi đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi của tỉnh.

+ Xác định các khu vực khuyến khích chăn nuôi, khu vực hạn chế chăn nuôi và khu vực cấm chăn nuôi.

+ Hình thành 50-55 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

- Đến năm 2030: đàn bò đạt 200.000-210.000 con; đàn trâu đạt 30.000-33.000 con; đàn lợn 850.000-900.000 con; đàn gia cầm 9,5-10 triệu con; nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 28-30% vào năm 2030 trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp.

3. Nội dung quy hoạch:

a) Phát triển đàn bò sữa:

- Phát triển nhanh đàn bò sữa chất lượng cao, duy trì tốc độ tăng đàn bình quân từ 20-25%/năm; nâng tỷ lệ bò sữa Holstein Friesian (HF) thuần đạt 95% thông qua biện pháp sử dụng tinh phân giới tính; ưu tiên phát triển chăn nuôi bò sữa tập trung, quy mô công nghiệp, trang trại tại 42 xã và vùng ven của 09 phường, thị trấn tại các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc.

- Mỗi địa phương hình thành 01-02 điểm cung ứng tinh, vật tư và thực hiện công tác thụ tinh nhân tạo bò sữa; hình thành từ 01-02 cơ sở sản xuất giống bò sữa trên địa bàn huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà để cung ứng con giống chất lượng tốt cho người chăn nuôi trong tỉnh và các địa phương lân cận. Đến năm 2020, tổng đàn đạt 40.000-50.000 con, sản lượng sữa tươi đạt 150.000-200.000 tấn.

b) Phát triển đàn bò thịt:

- Phát triển nhanh đàn bò thịt, ưu tiên phát triển đàn bò thịt lai cao sản, gồm các giống: Red Angus, Droughmaster và BBB; duy trì tốc độ tăng đàn bình quân khoảng 10%/năm; nâng tỷ lệ đàn bò lai (bò lai Zêbu, bò lai cao sản) đạt 75% tổng đàn; phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản theo quy mô trang trại tại 69 xã và vùng ven của 05 thị trấn tại các huyện: Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và thành phố Bảo Lộc.

- Mỗi địa phương hình thành 01-02 điểm cung ứng tinh, vật tư và thực hiện công tác tinh nhân tạo bò thịt; hình thành từ 02-03 cơ sở sản xuất giống bò thịt cao sản trên địa bàn huyện Di Linh, Đức Trọng, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên để cung ứng con giống chất lượng tốt cho người chăn nuôi trong tỉnh. Đến năm 2020, tổng đàn đạt 90.000-100.000 con, sản lượng thịt đạt 9.500-10.000 tấn

c) Phát triển đàn lợn:

- Chuyển đổi mô hình chăn nuôi lợn từ quy mô hộ gia đình sang quy mô trang trại, công nghiệp đạt trên 55% tổng đàn; phát triển đàn lợn hướng nạc giống ngoại: Yorkshire, Landrace, Duroc,... Đồng thời, duy trì đàn lợn bản địa có chất lượng cao, phát triển các mô hình chăn nuôi lợn bản địa theo quy mô trang trại; duy trì tốc độ tăng đàn bình quân khoảng 8,5%/năm; nâng tỷ lệ đàn lợn ngoại và lai ngoại đạt từ 80-85% tổng đàn; phát triển chăn nuôi lợn tập trung tại 67 xã và vùng ven của 07 phường, thị trấn tại các huyện: Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc;

- Nâng cấp các trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản hiện có, khuyến khích hình thành các cơ sở chuyên sản xuất giống lợn ngoại thương phẩm ở các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và các cơ sở lưu giữ, nhân giống lợn bản địa tại các huyện: Đam Rông, Lạc Dương, Đơn Dương, Di Linh và Bảo Lâm. Đến năm 2020, tổng đàn đạt 500.000-600.000 con, sản lượng thịt đạt 100.000-110.000 tấn.

d) Phát triển đàn gia cầm:

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi gia cầm, thủy cầm từ quy mô hộ gia đình, phân tán, nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, công nghiệp đạt trên 45% tổng đàn; không khuyến khích phát triển đàn thủy cầm; ưu tiên phát triển đàn gà chuyên trứng giống: Isa Brown, Leghorn, gà Ai Cập..., đàn gà chuyên thịt giống: Hubbard, Tam Hoàng, Lương Phượng,...; duy trì cơ cấu đàn: gà 65%, thủy cầm 23%, chim cút 12%; tốc độ tăng đàn bình quân khoảng 7,0%/năm; ưu tiên phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung tại 71 xã của các huyện: Lâm Hà, Bảo Lâm, Đam Rông, Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên; đối với gà lông màu quy mô nhỏ thực hiện tại tất cả các xã, phường, thị trấn còn lại (trừ thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương); đối với đàn thủy cầm phát triển một số mô hình chăn nuôi bán thâm canh tại các huyện: Lâm Hà, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

- Nâng cấp và đầu tư 03-04 cơ sở sản xuất giống gia cầm; 02-03 lò ấp trứng gia cầm trên địa bàn các huyện: Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà và thành phố Bảo Lộc. Đến năm 2020, tổng đàn đạt 6,5-7,0 triệu con, sản lượng thịt đạt 15.000-16.000 tấn và 250-280 triệu quả trứng.

(Chi tiết theo các Phụ lục: I, II, III, IV, V đính kèm).

đ) Quy hoạch khu vực chăn nuôi; khu vực thu hút đầu tư chăn nuôi tập trung và vùng sản xuất thức ăn chăn nuôi:

- Quy hoạch khu vực chăn nuôi:

+ Khu vực cấm chăn nuôi dưới mọi hình thức (gồm: diện tích đất các khu, cụm công nghiệp; đất được quy hoạch xây dựng các cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất đô thị, đất ở dân cư tập trung; đất quy hoạch trường học, bệnh viện, chợ, các công trình công cộng; đất quốc phòng; đất dành cho các công trình thủy lợi, khu du lịch; đất khai thác khoáng sản; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cảnh quan; khu vực đầu nguồn có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt): diện tích khoảng 87.769 ha, chiếm 9% diện tích tự nhiên.

+ Khu vực hạn chế chăn nuôi, cho phép tồn tại các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, hạn chế phát triển đàn, không cấp phép mới đối với trang trại chăn nuôi và hướng đến không chăn nuôi tại những khu vực này (gồm: diện tích đất các khu dân cư không tập trung; vùng có khoảng cách không đảm bảo để phát triển trang trại chăn nuôi; vùng đã có quy hoạch khác ngoài nông nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố sau khi đã trừ đi diện tích các khu vực cấm chăn nuôi và khuyến khích chăn nuôi): diện tích khoảng 767.915 ha, chiếm 78,6% diện tích tự nhiên.

+ Khu vực khuyến khích chăn nuôi, ưu tiên phát triển chăn nuôi tập trung và thu hút các doanh nghiệp đầu tư các trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp (gồm: diện tích đất sản xuất nông nghiệp không quy hoạch các loại cây trồng chính, cây trồng chủ lực của tỉnh; diện tích một số cây trồng kém hiệu quả): diện tích khoảng 121.670 ha, chiếm 12,4% diện tích tự nhiên.

- Quy hoạch các điểm thu hút đầu tư chăn nuôi tập trung với tổng diện tích khoảng 7.906 ha tại 39 xã và vùng ven của thị trấn tại các huyện: Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

- Quy hoạch vùng sản xuất thức ăn chăn nuôi:

+ Phát triển diện tích trồng cây thức ăn thô xanh phục vụ chăn nuôi bò sữa và bò thịt với tổng diện tích 6.500 - 7.000 ha tại các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đam Rông, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và thành phố Bảo Lộc; cung cấp sản lượng thức ăn xanh khoảng 1,5-2,0 triệu tấn.

+ Phát triển diện tích ngô và một số loại cây có hạt theo quy hoạch đã được phê duyệt để cung cấp nguyên liệu sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm.

+ Thu hút đầu tư xây dựng 01-02 nhà máy chế biến thức ăn gia súc, công suất 80.000-100.000 tấn/năm trên địa bàn huyện Đức Trọng hoặc Đơn Dương và 01-02 nhà máy chế biến thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) cho bò sữa, bò thịt chất lượng cao trên địa bàn huyện Lâm Hà hoặc Đức Trọng.

e) Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung:

- Di dời các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nằm trong khu dân cư, không đảm bảo kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường về các điểm quy hoạch giết mổ tập trung.

- Khuyến khích nâng cấp các cơ sở giết mổ hiện có để đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm, môi trường.

- Hình thành các cơ sở giết mổ tập trung có công nghệ đồng bộ, hiện đại, hệ thống xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 50 - 55 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại các phường xã, thị trấn hoặc liên phường xã, thị trấn của các huyện, thành phố.

(Chi tiết theo các Phụ lục: VI, VII, VIII đính kèm).

4. Các dự án ưu tiên đầu tư: Gồm 08 dự án ưu tiên.

(Chi tiết theo Phụ lục IX đính kèm).

5. Vốn đầu tư: Tổng nhu cầu vốn khoảng 10.500 tỷ đồng (mười ngàn năm trăm tỷ đồng); bao gồm:

- Vốn ngân sách nhà nước: 215 tỷ đồng, chiếm 2,04%.

- Vốn đầu tư của nhân dân, các thành phần kinh tế: 6.750 tỷ đồng, chiếm 64,29%.

- Vốn tín dụng: 3.535 tỷ đồng, chiếm 33,67%.

(Chi tiết theo Phụ lục X đính kèm).

6. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch:

a) Giải pháp về khoa học công nghệ:

- Áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo, tinh phân giới tính để cải tạo tầm vóc, chất lượng đàn bò; lai tạo các giống lợn lai từ 2-3-4 máu vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng đàn lợn.

- Lựa chọn, nhập nội các giống gà có năng suất, chất lượng thịt, trứng cao và phù hợp với điều kiện sinh thái từng địa phương.

- Áp dụng hệ thống chuồng trại tiên tiến hiện đại: có hệ thống làm lạnh, hệ thống cung cấp thức ăn tự động, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi.

- Ưu tiên đầu tư các hệ thống giết mổ theo dây chuyền hiện đại, tự động hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Khuyến khích chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ nhằm đáp ứng đủ cho yêu cầu phát triển chăn nuôi đại gia súc; xây dựng các mô hình trồng cỏ chất lượng cao, cơ cấu hợp lý để nâng cao chất lượng thức ăn. Khảo nghiệm, thử nghiệm các giống cỏ mới có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất, hạn chế nhập khẩu cỏ. Tập huấn, đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật cho người nông dân về kỹ thuật trồng các giống cỏ chất lượng cao.

- Tăng cường áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch, chế biến và dự trữ thức ăn cho gia súc, gia cầm.

b) Giải pháp về vốn và thu hút đầu tư:

- Thực hiện có hiệu quả Đề án chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020 tại quyết định số 2735/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của UBND tỉnh để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại quy mô công nghiệp tại các điểm thu hút đầu tư và khu vực khuyến khích chăn nuôi, đảm bảo các điều kiện kỹ thuật, vệ sinh thú y, môi trường, nhằm bảo đảm phát triển chăn nuôi hiệu quả và bền vững, chủ động kiểm soát và khống chế được dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.

- Phối hợp với các tổ chức tín dụng, xây dựng chính sách tín dụng ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân phát triển chăn nuôi tập trung; đồng thời, nghiên cứu, thử nghiệm mô hình bảo hiểm chăn nuôi.

- Bố trí vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và các nguồn khác để thực hiện việc nâng cao chất lượng giống vật nuôi, phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ phát triển nông hộ gắn với thị trường, hỗ trợ xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung,..

- Lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu về giao thông, điện, công trình thủy lợi đầu mối tại các vị trí quy hoạch nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi.

c) Về cơ chế chính sách:

- Thực hiện việc di dời các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm trong khu vực cấm chăn nuôi và khu vực đông dân cư đến khu vực khuyến khích chăn nuôi và các điểm quy hoạch giết mổ tập trung theo lộ trình; trong quá trình thực hiện, chủ động vận dụng các chính sách hỗ trợ thất nghiệp, ổn định cuộc sống khi ngưng sản xuất; khoanh nợ và hỗ trợ lãi suất, giảm thuế; hỗ trợ đào tạo nghề,... cho các đối tượng phải di dời.

- Thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 21/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ đối với công nhân làm việc tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung.

- Kiện toàn hệ thống tổ chức thú y viên cơ sở và nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng giống vật nuôi, kiểm soát giết mổ, phòng chống dịch bệnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì, triển khai và tổ chức thực hiện quy hoạch, có trách nhiệm:

a) Xây dựng kế hoạch hàng năm, hướng dẫn các địa phương thực hiện theo các mục tiêu, nội dung, giải pháp của quy hoạch.

b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính nghiên cứu tham mưu, đề xuất cụ thể hóa các cơ chế, chính sách và huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

c) Thường xuyên kiểm tra và giám sát; định kỳ 6 tháng, hàng năm (trước ngày 15/12) báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình và kết quả thực hiện quy hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu cân đối, bố trí ngân ngân sách và lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án liên quan, đảm bảo kinh phí thực hiện quy hoạch theo mục tiêu đề ra.

3. Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nội dung, giải pháp của quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

4. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc quản lý quy hoạch, chỉ đạo các phòng, cơ quan chuyên môn lập kế hoạch, lộ trình thực hiện các nội dung, giải pháp để đạt được mục tiêu của quy hoạch tại địa phương.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm thi hành Quyết định từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- TT Công báo tỉnh;
- LĐVP, TKCT, các CV;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt

 

PHỤ LỤC I

HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM VÀ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)

TT

Hạng mục

Hiện trạng năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tăng trưởng BQ/năm (%)

I

Tổng đàn (con)

 

 

 

 

 

 

 

1

Trâu

16.803

17.937

19.157

20.469

21.881

23.401

6,8

2

80.507,0

89.620,0

101.775,0

114.398,0

130.291,0

150.000,0

13,3

a

Bò thịt

63.276

68.000

75.000

82.000

90.000

100.000

10,1

b

Bò sữa

17.231

21.619

26.775

32.397

40.292

50.000

24,7

3

Lợn

395.451

429.465

466.564

507.043

551.222

600.000

8,7

4

Ngựa

762,5

876,8

1.008,3

1.159,6

1.333,5

1.534

15,0

5

8.555

9.154

9.795

10.480

11.214

12.000

7,0

6

Gia cầm, thủy cầm (1.000 con)

4.839

5.167

5.522

5.907

6.325

6.779

7,0

a

3.149

3.356

3.582

3.828

4.097

4.392

6,9

b

Vịt, ngan ngỗng

906

1.016

1.135

1.263

1.401

1.549

11,3

c

Chim cút

784

794

805

816

827

838

1,3

II

Sản lượng (Tấn)

 

 

 

 

 

 

 

1

Thịt trâu

1.407,8

1.518,1

1.621,9

1.732,3

1.851,1

1.979,0

7,0

2

Thịt bò

5.315,0

5.743,0

6.667,0

7.373,0

8.432,0

9.735,0

12,9

3

Thịt lợn

72.167,9

78.226,7

84.753,0

91.925,7

99.663,5

108.573,4

8,5

4

Thịt gia cầm, thủy cầm

13.832,8

14.775,4

15.795,4

16.900,5

18.099,8

19.403,3

7,0

5

Trứng (1.000 quả)

199.594,3

213.136,5

227.789,4

243.666,8

260.897,2

279.626,0

7,0

6

Sữa tươi

60.502,0

77.961,0

101.013,0

128.656,0

160.007,0

200.022,0

27,0

 

PHỤ LỤC II

VÙNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)

STT

Huyện, TP

Quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi bò sữa

1

Đơn Dương

Các xã: Tu Tra, Đạ Ròn, Quảng Lập, Lạc Xuân, Ka Đơn, Lạc Lâm, Ka Đô, Próh và vùng ven thị trấn Thạnh Mỹ.

2

Đức Trọng

Các xã: Hiệp Thạnh, Bình Thạnh, Hiệp An, N’thôn Hạ, Ninh Gia, Phú Hội, Tân Thành, Tân Hội, Ninh Loan, Đà Loan và vùng ven thị trấn Liên Nghĩa.

3

Bảo Lộc

Các xã: Lộc Thanh, Lộc Châu, Đam Bri, Đại Lào, Lộc Nga, Lộc Thanh và vùng ven phường Lộc Sơn, phường 2, Lộc Tiến.

4

Lâm Hà

Các xã: Tân Hà, Gia Lâm, Đông Thanh, Nam Hà và vùng ven thị trấn Nam Ban, Đinh Văn.

5

Di Linh

Các xã: Đinh Lạc, Tân Nghĩa, Gia Hiệp, Tam Bố, Tân Châu và vùng ven thị trấn Di Linh.

6

Bảo Lâm

Các xã: Lộc Thắng, Lộc Ngãi, Lộc Quảng, Lộc Thành, Lộc Nam, Tân Lạc, Lộc An, Lộc Phú, Lộc Tân và các tiểu khu 441, 446 thị trấn Lộc Thắng

Lưu ý: đối với vùng ven phường, thị trấn không phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, công nghiệp trừ các các điểm thu hút chăn nuôi tập trung được quy định tại Phụ lục VII.

 

PHỤ LỤC III

VÙNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)

STT

Huyện, TP

Quy hoạch vùng phát triển chăn bò thịt

1

Đà Lạt

Không khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt

2

Bảo Lộc

Các xã: Đại Lào, Lộc Châu, Đam B’ri

3

Đam Rông

Các xã: Đạ Long, Đạ Tông, Đạ M’Rông

4

Lạc Dương

Không khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt

5

Lâm Hà

Các xã: Mê Linh, Đông Thanh, Phi Tô, Phú Sơn, Phúc Thọ, Tân Thanh, Liên Hà, Đan Phượng

6

Đơn Dương

Các xã: Lạc Xuân (vùng nam sông), Tu Tra, Ka Đơn, Đạ Ròn, Ka Đô, Próh và vùng ven thị trấn D’ran

7

Đức Trọng

Các xã: Đa Quyn, Ninh Loan, Đà Loan, Tà In, Tà Năng

8

Di Linh

Các xã: Tam Bố, Đinh Lạc, Sơn Điền, Liên Đầm, Hòa Bắc, Hòa Nam, Đinh Trang Hòa, Gung Ré, Gia Bắc, Đinh Trang Thượng

9

Bảo Lâm

Tất cả các xã và vùng ven thị trấn

10

Đạ Huoai

Các xã: Đạ Tồn, Đạ Oai, xã Mađaguôi và vùng ven thị trấn Mađaguôi

11

Đạ Tẻh

Các xã: Mỹ Đức, Hương Lâm, Đạ Lây, Đạ Kho, Đạ Pal, và vùng ven thị trấn Đạ Tẻh

12

Cát Tiên

Các xã: Đức Phổ, Tư Nghĩa, Mỹ Lâm, Nam Ninh, Phước Cát 1, Phước Cát 2 và vùng ven thị trấn Cát Tiên

Lưu ý: đối với vùng ven phường, thị trấn không phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, công nghiệp trừ các các điểm thu hút chăn nuôi tập trung được quy định tại Phụ lục VII.

 

PHỤ LỤC IV

VÙNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)

STT

Huyện, TP

Quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi lợn

1

Đà Lạt

Tiểu khu 160B xã Tà Nung và tiểu khu 155 xã Xuân Thọ.

2

Bảo Lộc

03 xã Lộc Châu, Lộc Nga, Đại Lào và vùng ven 03 phường B’Lao, Lộc Tiến, Lộc Phát

3

Đam Rông

Các xã: Phi Liêng, Đa Knàng, Rô Men, Đạ Sal

4

Lạc Dương

Không khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn

5

Lâm Hà

Tất cả các xã trong huyện (trừ trung tâm 02 thị trấn Đinh Văn, Nam Ban và xã Tân Hà)

6

Đơn Dương

Các xã: Lạc Xuân, Próh, Ka Đô, Đạ Ròn và vùng ven thị trấn Thạnh Mỹ

7

Đức Trọng

Các xã: Liên Hiệp, Bình Thạnh, N’Thôn Hạ, Tân Hội, Tân Thành và Ninh Gia (Không quy hoạch chăn nuôi lợn trong khu vực bán kính 1.000 m tính từ ranh giới hành lang sân bay Liên Khương).

8

Di Linh

Các xã: Gia Hiệp, Đinh Lạc, Hòa Ninh, Hòa Bắc, Hòa Nam, Đinh Trang Hòa

9

Bảo Lâm

Tất cả các xã và các tiểu khu 441, 446 thị trấn Lộc Thắng

10

Đạ Huoai

Vùng ven thị trấn Mađaguôi, Đạm Ri và xã Mađaguôi

11

Đạ Tẻh

Tất cả các xã (trừ thị trấn Đạ Tẻh)

12

Cát Tiên

Các xã: Phước Cát 1, Phước Cát 2 và Gia Viễn

Lưu ý: đối với vùng ven phường, thị trấn không phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, công nghiệp trừ các điểm thu hút chăn nuôi tập trung được quy định tại Phụ lục VII.

 

PHỤ LỤC V

VÙNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA CẦM, THỦY CẦM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)

STT

Huyện, TP

Quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi gia cầm

1

Đà Lạt

Không khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm

2

Bảo Lộc

Các xã: Lộc Thanh, Lộc Nga, Đại Lào và vùng ven phường Lộc Phát, Lộc Tiến

3

Đam Rông

Tất cả các xã và vùng ven thị trấn trong huyện

4

Lạc Dương

Không khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm

5

Lâm Hà

Các xã: Phúc Thọ, Đông Thanh, Tân Thanh, Mê Linh, Tân Văn và vùng ven thị trấn Nam Ban, Đinh Văn

6

Đơn Dương

Các xã: Ka Đô, Próh, Ka Đơn và vùng ven thị trấn D’ran, Thạnh Mỹ

7

Đức Trọng

Các xã: Liên Hiệp, Bình Thạnh, Tân Hội, Tân Thành, Ninh Gia

8

Di Linh

Các xã: Gia Hiệp, Gung Ré, Đinh Lạc, Hòa Nam, Tân Châu, Tân Lâm và vùng ven thị trấn Di Linh

9

Bảo Lâm

Tất cả các xã và vùng ven thị trấn

10

Đạ Huoai

Tất cả các xã và vùng ven thị trấn

11

Đạ Tẻh

Tất cả các xã và vùng ven thị trấn

12

Cát Tiên

Tất cả các xã và vùng ven thị trấn

Lưu ý: đối với vùng ven phường, thị trấn không phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, công nghiệp trừ các các điểm thu hút chăn nuôi tập trung được quy định tại Phụ lục VII.

 

PHỤ LỤC VI

VÙNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)

(Đơn vị tính: ha)

STT

Huyện, TP

Diện tích tự nhiên

Quy hoạch

Vùng cấm chăn nuôi

Vùng hạn chế chăn nuôi

Vùng khuyến khích chăn nuôi

1

Đà Lạt

39.439,0

3.191,0

35.201,1

1.046,9

2

Bảo Lộc

23.256,0

8.845,0

11.971,1

2.439,9

3

Đam Rông

86.090,0

6.263,0

72.208,8

7.618,2

4

Lạc Dương

130.943,0

2.184,0

128.759

1.587,0

5

Lâm Hà

93.994,0

14.816,0

60.022,1

19.155,9

6

Đơn Dương

61.032,0

4.746,0

51.889,2

4.396,8

7

Đức Trọng

90.180,0

15.549,0

55.636,0

18.995,0

8

Di Linh

161.464,0

9.850,0

120.423,1

31.190,9

9

Bảo Lâm

146.351,0

13.723,0

116.892,3

15.735,7

10

Đạ Huoai

49.529,0

4.083,0

37.867,2

7.578,8

11

Đạ Tẻh

52.419,0

1.668,0

43.479,0

7.272,0

12

Cát Tiên

42.657,0

2.851,0

35.153,4

4.652,6

Tổng cộng

977.354,0

87.769,0

769.915,2

121.669,8

Tỷ lệ (%)

100,0

9,0

78,6

12,4

 

PHỤ LỤC VII

CÁC ĐIỂM THU HÚT ĐẦU TƯ CHĂN NUÔI TẬP TRUNG QUY MÔ TRANG TRẠI, CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)

STT

Huyện

Xã, phường, thị trấn

Vị trí (thôn, tiểu khu)

Diện tích (ha)

1

Đam Rông

Liêng S’Rônh

202A

50

Đạ M’Rông

68

51

2

Lâm Hà

TT Nam Ban

270

25

TT Đinh Văn

272

25

Xã Tân Thanh

285+294

57

Xã Đan Phượng

303

39

Xã Tân Văn

298

80

Phúc Thọ

256

30

3

Đơn Dương

Xã Lạc Xuân

323B

20,2

Xã Pró

337

20

Xã Đạ Ròn

NTK 18

20,2

Tu Tra

NTK 14

721

4

Đức Trọng

Xã Ninh Loan

366

111,9

Xã N’Thol Hạ

298B

10

TT.Liên Nghĩa

298C

22

Xã Liên Hiệp

276

50

Xã Đà Loan

337A

26

362

37,9

361A

88,3

367B

391,6

Xã Đạ Quyn

364B

106,7

347B

58

342B

23

346

117,5

355

22,7

345

72,6

356

203,2

359

278,5

358

78

370B

46

371

171

Xã Tà Năng

368

621,8

369

363,4

360A

104

361B

27,6

354A

172,2

5

Di Linh

Đinh Trang Thượng

608

749,5

610

887,5

Gia Hiệp

646

25

Gung Ré

650

30

Liên Đầm

660B

85

686A

18

652

18

660A

771

Hòa Bắc

690

48,4

711

120

712

34

Gia Bắc

739+740

93,2

6

Bảo Lâm

TT Lộc Thng

441+446

25

Lộc Phú

443

25

7

Đạ Tẻh

Xã Triệu Hải

Thôn 1A, 3B và 4B

32,8

Xã Quốc Oai

Thôn 3, thôn 4 và thôn 5,

43,6

Xã Mỹ Đức (có 03 điểm)

Thôn 5 và thôn 7 (02 điểm)

49,4

Xã Quảng Trị

Thôn 7 (TK 563)

12,4

Xã Hương Lâm

Thông Hương Thanh (TK551)

14,2

Xã Đạ Lây (có 03 điểm)

Thôn Thanh Phước và Lộc Hòa (02 điểm)

23,4

Xã An Nhơn

Thôn Tố Loan

7,5

Xã Đạ Kho

Thôn 2

12,2

8

Cát Tiên

Xã Tiên Hoàng

516B+529

50

Xã Phước Cát 1

NTK

35

9

Đạ Huoai

Xã Ma Đa Guôi

TK 587, thôn 4

261

Xã Hà Lâm

583A

29

Tổng cộng

 

 

7.906,4

 

PHỤ LỤC VIII

CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)

STT

Huyện, TP

Vùng quy hoạch

Địa điểm quy hoạch

1

Đà Lạt

Ngô Quyền - Phường 6

Ngô Quyền

Thôn Phát Chi - Xã Xuân Trường

Thôn Phát Chi

Cúp Berbe - Xã Xuân Thọ

Cúp Berbe

Cil Cút- Xã Tà Nung

Cil Cút

2

Bảo Lộc

Phường 1, Phường 2 và Phường B’Lao

Phường 2

Phường Lộc Phát và Xã Lộc Thanh

Xã Lộc Thanh

Phường Lộc Sơn và Xã Lộc Nga

Phường Lộc Sơn

Phường Lộc Tiến, Xã Lộc Châu, Đại Lào

Xã Lộc Châu

Xã Đam Bri

Xã Đam Bri

3

Đam Rông

Xã Đạ R’Sal

Xã Đạ R’Sal

Xã Đạ Tông, Đạ Long và Đạ M’Rong

Xã Đạ Tông

Xã Đạ K’Nàng và Phi Liêng

Xã Phi Liêng

Xã Rô Men và Liêng S’Roin

Xã Rô Men

4

Lạc Dương

Thị trấn Lạc Dương

TT Lạc Dương

Xã Đa Nhim

Xã Đa Nhim

5

Đức Trọng

Xã Hiệp Thạnh, Xã Hiệp An và Xã Liên Hiệp

Xã Hiệp Thạnh

Xã Bình Thạnh và Xã N’ thôn Hạ

Xã Bình Thạnh

Xã Tân Hội và Xã Tân Thành

Xã Tân Hội

Xã Phú Hội

Xã Phú Hội

Xã Ninh Gia

Xã Ninh Gia

Thị trấn Liên Nghĩa

TT. Liên Nghĩa

Xã Đà Loan, Ninh Loan, Tà Năng, Tà In và Đà Quyn

Xã Đà Loan

6

Lâm Hà

Xã Tân Hà, Đan Phượng và Hoài Đức

Xã Tân Hà

Thị trấn Đinh Văn, Xã Đạ Đờn và Tân Văn

TT. Đinh Văn

Thị trấn Nam Ban, Xã Mê Linh và Đông Thanh

TT. Nam Ban

7

Đơn Dương

Thị trấn Đ’Ran

Thị trấn Đ’Ran

Thị trấn Thạnh Mỹ, Xã Đạ Ròn, Quảng Lập và Lạc Lâm

TT. Thạnh Mỹ

Xã Ka Đô và Próh

Xã Ka Đô

Xã Ka Đơn và Tu Tra

Xã Ka Đơn

Xã Lạc Xuân

Xã Lạc Xuân

8

Di Linh

Thị trấn Di Linh và Tân Châu

Thị trấn Di Linh

Xã Tân Nghĩa và Đinh Lạc

Xã Đinh Lạc

Xã Tân Thượng, Đinh Trang Thượng và Tân Lâm

Xã Đinh Trang Thượng

Xã Hòa Ninh, Hòa Trung, Hòa Bắc và Hòa Nam

Xã Hòa Ninh

 

Xã Gia Hiệp và Tam Bố

Xã Gia Hiệp

 

Xã Liên Đầm và xã Đinh Trang Hòa

Xã Liên Đầm

 

Xã Gung Ré, Gia Bắc, Sơn Điền và Bảo Thuận

Xã Gia Bắc

 

9

Bảo Lâm

Thị trấn Lộc Thắng, Xã Lộc Quảng và Lộc Ngãi

Thị trấn Lộc Thắng

 

Xã Lộc An và Lộc Đức

Xã Lộc An

 

Xã Lộc Thành, Xã Tân Lạc và Lộc Nam

Xã Lộc Thành

 

Xã Lộc Tân

Xã Lộc Tân

 

Xã Lộc Phú và xã Lộc Lâm

Xã Lộc Phú

 

Xã B’Lá, xã Lộc Bảo và Lộc Bắc

Xã Lộc Bảo

 

10

Đạ Huoai

Xã Mađaguôi, Đa Oai, Đạ Tồn và thị trấn Mađaguôi

Thị trấn Mađaguôi

 

Xã Hà Lâm và Phước Lộc

Xã Hà Lâm

 

Xã Đa Ploa, Đoàn Kết, ĐạM’ri và thị trấn Đạ M’ri

Thị trấn Đạm Bri

 

11

Đạ Tẻh

Thị trấn Đạ tẻh

Thị trấn Đạ tẻh

 

Xã Triệu Hải, Đạ Pal, Quảng Trị

Xã Triệu Hải

 

Xã Hương Lâm, Đạ Lây

Xã Hương Lâm

 

Xã Mỹ Đức, Quốc Oai, Hà Đông

Xã Hà Đông

 

12

Cát Tiên

Xã Đức Phổ, Phước Cát 1, Phước Cát 2 và thị trấn Cát Tiên

Xã Đức Phổ

 

Xã Gia Viễn,Tiên Hoàng và Nam Ninh

Xã Gia Viễn

 

Xã Quảng Ngãi, Tư Nghĩa và Mỹ Lâm

Xã Quảng Ngãi

 

 

PHỤ LỤC IX

DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)

TT

Tên Đề án, dự án, kế hoạch

1

Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020

2

Đề án phát triển đàn bò thịt cao sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020

3

Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020

4

Thực hiện chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo quyết định 50/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

5

Đề án chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020

6

Kế hoạch thí điểm bảo hiểm bò sữa tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020

7

Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020

8

Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm: Hỗ trợ sản xuất chăn nuôi nông hộ và gắn kết thị trường

 

PHỤ LỤC X

PHÂN KỲ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)

(Đơn vị tính: triệu đồng)

TT

Nội dung

Tổng cộng

Tổng vốn

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Vốn ngân sách

Vốn dân và doanh nghiệp

Vốn ngân sách

Vốn dân và doanh nghiệp

Vốn ngân sách

Vốn dân và doanh nghiệp

Vốn ngân sách

Vốn dân và doanh nghiệp

Vốn ngân sách

Vốn dân và doanh nghiệp

Vốn ngân sách

Vốn dân và doanh nghiệp

1

Phát triển chăn nuôi bò sữa

2.957.675

27.675

2.930.000

2.054

515.000

6.443

550.000

6.648

600.000

6.191

615.000

6.339

650.000

2

Phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản

2.525.441

24.941

2.500.500

3.100

450.000

5.545

475.000

6.610

510.500

5.077

515.000

4.608

550.000

3

Phát triển chăn nuôi lợn

3.237.872

0

3.237.872

 

542.872

 

580.000

 

650.000

 

715.000

 

750.000

4

Phát triển chăn nuôi gia cầm

744.711

0

744.711

 

124.861

0

133.400

 

149.500

 

164.450

 

172.500

5

Chính sách chăn nuôi nông hộ

9.750

5.000

4.750

1.000

950

1.000

950

1.000

950

1.000

950

1.000

950

6

Chính sách chăn nuôi trang trại

866.050

58.050

808.000

0

 

10.000

190.000

13.500

198.000

16.300

205.000

18.250

215.000

7

Thí điểm bảo hiểm bò sữa

28.083

4.916

23.167

 

 

616

2.336

1.100

3.908

1.300

6.644

1.900

10.279

8

Nâng cao chất lượng giống vật nuôi

10.000

5.000

5.000

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

9

Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

84.419

59.419

25.000

11.042

4.000

11.735

4.500

12.034

5.000

12.211

5.500

12.397

6.000

10

Hỗ trợ sản xuất chăn nuôi nông hộ và gắn kết thị trường (LIFSAP)

36.000

30.000

6.000

10.000

2.000

10.000

2.000

10.000

2.000

 

 

 

 

 

Tổng cộng

10.500.000

215.000

10.285.000

28.197

1.640.683

46.339

1.939.186

51.892

2.120.858

43.079

2.228.544

45.494

2.355.729

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2201/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2201/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/10/2016
Ngày hiệu lực10/10/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 26/02/2019
Cập nhật5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2201/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2201/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi Lâm Đồng 2020 2030 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2201/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi Lâm Đồng 2020 2030 2016
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2201/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Lâm Đồng
                Người kýĐoàn Văn Việt
                Ngày ban hành10/10/2016
                Ngày hiệu lực10/10/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 26/02/2019
                Cập nhật5 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 2201/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi Lâm Đồng 2020 2030 2016

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 2201/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi Lâm Đồng 2020 2030 2016