Quyết định 221-QĐ

Quyết định 221-QĐ năm 1965 về việc ban hành quy chế tuyển sinh vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp năm học 1965 – 1966 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 221-QĐ quy chế tuyển sinh vào trường đại học trung học chuyên nghiệp năm học 1965 – 1966


BỘ GIÁO DỤC

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 221-QĐ

Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 1965

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN SINH VÀO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP NĂM HỌC 1965 – 1966

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

Căn cứ Nghị định số 198-CP ngày 07-11-1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ giáo dục;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ quản lý học sinh, sinh viên đại học và trung học chuyên nghiệp, sau khi đã hiệp ý với các Bộ và cơ quan ngang Bộ có trường đại học và các trường trung học chuyên nghiệp.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. – Nay ban hành quy chế tuyển sinh vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp năm học 1965-1966 kèm theo quyết định này.

Điều 2. – Các ông Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục, Vụ trưởng vụ quản lý học sinh sinh viên đại học và trung học chuyên nghiệp, các Ủy ban hành chính tỉnh, thành, các ông Giám đốc, Trưởng ty, Sở, Ty Giáo dục địa phương, các ông Hiệu trưởng các trường đại học và trung học chuyên nghiệp có trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC




Nguyễn Văn Huyên

 

QUY CHẾ

TUYỂN SINH VÀO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP NĂM HỌC 1965 – 1966
(Ban hành kèm theo Quyết định số 221-QĐ ngày 09-04-1965 của Bộ Giáo dục)

Việc tuyển chọn người vào học ban ngày dài hạn, chuyên tu tại chức ban đêm và hàm thụ tại các trường đại học và trung học chuyên nghiệp năm 1965 là nhằm để xây dựng một đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý có chất lượng tốt của Đảng và Nhà nước phục vụ kịp thời cho kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ hai và cho kế hoạch Nhà nước của những năm sau.

Do đó, việc tuyển chọn năm nay phải đạt được những yêu cầu dưới đây:

1. Đảm bảo thực hiện tốt những đường lối chủ trương chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của Đảng và Chính phủ;

2. Đảm bảo tuyển chọn được những người ưu tú của tất cả các tầng lớp nhân dân có đầy đủ ba tiêu chuẩn chính trị đạo đức, văn hóa và sức khỏe vào các trường, trước tiên là nhân dân lao động và con em của họ, ưu tiên tuyển chọn những người đã được rèn luyện qua chiến đấu, lao động sản xuất và công tác;

3. Đảm bảo vừa ứng đáp được những yêu cầu của Nhà nước, vừa chiếu cố đến những nhu cầu hợp lý của từng vùng kinh tế khác nhau, từng địa phương đồng thời chú ý thích đáng đến nguyện vọng, năng khiếu của từng người.

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ HƯỚNG TUYỂN CHỌN CHỦ YẾU

1. Những cán bộ, quân nhân chuyển ngành, phục viên, công nhân và nông dân tập thể còn trẻ và có điều kiện thoát ly công tác và sản xuất lâu thì được tuyển vào các lớp ban ngày dài hạn; lớn tuổi thì được tuyển vào các lớp ban đêm, tại chức, các lớp hàm thụ và các lớp bổ túc tập trung ngắn hạn, nói chung được tuyển vào một số ngành kỹ thuật công, nông nghiệp, các ngành quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật, kinh tế tài chính và ngoại giao ngoại thương.

2. Những học sinh tốt nghiệp cấp 2, cấp 3 đã đi nghĩa vụ quân sự hoặc đã và đang lao động sản xuất, công tác cần được khuyến khích vào các ngành mà học sinh đó đang phục vụ;

3. Những học sinh tốt nghiệp cấp 2, cấp 3 phổ thông và phổ thông công, nông nghiệp hướng vào tất cả các ngành theo yêu cầu của Nhà nước;

Những học sinh miền Nam, miền núi sẽ tuyển chọn vào các ngành theo yêu cầu của miền Nam, miền núi; những học sinh Hoa kiều vào ngành Sư phạm Hoa kiều và một số ngành kỹ thuật công, nông nghiệp; những nữ sinh vào các ngành văn hóa, xã hội, giáo dục, nông nghiệp, kinh tế tài chính và công nghiệp nhẹ.

II. TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN CỤ THỂ

Những người xin dự tuyển vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp phải có đầy đủ ba tiêu chuẩn chính trị đạo đức, văn hóa, sức khỏe.

1. Tiêu chuẩn chính trị đạo đức.

a) Bản thân:

- Có tư tưởng chính trị tốt, có lý tưởng cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ sản xuất, sẵn sàng đi bất cứ nơi nào Tổ quốc cần đến;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, học tập chăm chỉ, nhiệt tình lao động và công tác, có ý thức tập thể, tinh thần kỷ luật tốt, cần cù giản dị, lành mạnh trong sinh hoạt.

b) Gia đình:

- Lý lịch rõ ràng;

- Thái độ chính trị tốt và có tinh thần chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Việc đánh gia mỗi người về mặt chính trị, phẩm chất đạo đức sẽ do tập thể lãnh đạo của các đơn vị cơ sở quản lý trực tiếp các đối tượng chịu trách nhiệm và sẽ được xác minh qua các cơ quan có liên quan và có thẩm quyền của các cấp.

2. Tiêu chuẩn văn hóa.

a) Nói chung, tuyển chọn tốt nghiệp lớp 10 và trình độ tương đương vào đại học; tuyển chọn tốt nghiệp lớp 7 và trình độ tương đương vào trung học chuyên nghiệp, cụ thể là:

Vào đại học: phải tốt nghiệp cấp 3 phổ thông hoặc phổ thông công, nông nghiệp, cấp 3 bổ túc công nông, cấp 3 bổ túc văn hóa, cấp 3 trường Thanh niên xã hội chủ nghĩa hoặc một cấp tương đương (tốt nghiệp phổ thông hệ 9 năm từ 1956 trở về trước, trung học chuyên khoa, dự bị đại học cũ, trung học đệ nhị cấp, tú tài toàn phần, trung học chuyên nghiệp trung ương, có trình độ văn hóa lớp 10, trúng tuyển mãn khóa lớp bồi dưỡng văn hóa tập trung, dự bị đại học).

Vào trung học chuyên nghiệp: phải tốt nghiệp cấp 2 phổ thông hoặc phổ thông công, nông nghiệp, cấp 2 phổ thông lao động, cấp 2 bổ túc văn hóa, cấp 2 trường Thanh niên xã hội chủ nghĩa hoặc một cấp tương đương (tốt nghiệp trung học phổ thông, thành chung, trung học đệ nhất cấp, sơ cấp chuyên nghiệp có trình độ văn hóa lớp 7, trúng tuyển mãn khóa lớp dự bị trung học chuyên nghiệp).

Đối với một số ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải kiến thiết cơ bản, sư phạm có yêu cầu cao về kiến thức phổ thông, sau khi đã tuyển sinh xong cho các trường đại học và nếu còn khả năng sẽ tuyển chọn một số có trình độ lớp 10.

Vào các lớp chuyên tu, tại chức ban đêm và hàm thụ đại học và trung học chuyên nghiệp: tùy theo yêu cầu của từng loại lớp, sẽ có tiêu chuẩn văn hóa riêng cho thích hợp.

b) Trước khi được chính thức nhận vào học tất cả các đối tượng đã được tuyển chọn đều phải qua một kỳ kiểm tra xác minh về trình độ văn hóa để điều chỉnh ngành học và tổ chức tốt việc học.

3. Tiêu chuẩn sức khỏe và tuổi.

Có thể lực tốt, có đủ sức khỏe để học tập, lao động trong thời gian ở trường và công tác khi ra phục vụ. Không mắc bệnh kinh niên, truyền nhiễm mãn tính hoặc có tật có ảnh hưởng đến học tập và công tác.

Những bệnh sau đây không thể tuyển bất cứ vào trường đại học hay trung học chuyên nghiệp nào:

- lao (phổi, hạch, xương) đang trong thời kỳ chữa bệnh hoặc khỏi chưa quá hai năm;

- bệnh về mạch máu, thần kinh suy nhược; động kinh, đau tim, đau báng từ số 2 trở lên; bệnh hủi, bệnh hoa liễu chưa chữa khỏi;

- điếc, câm, mắt quá kém;

- mồm, mũi, họng phát âm không bình thường thì không tuyển vào sư phạm và ngoại ngữ…

(Có thông báo tỉ mỉ riêng của Liên bộ Y tế - Giáo dục về tiêu chuẩn sức khỏe).

Những người dự tuyển sẽ phải qua một kỳ kiểm tra sức khỏe theo kế hoạch của địa phương; và những khi được chính thức nhận vào trường sẽ phải qua một kỳ khám sức khỏe nữa theo yêu cầu của các ngành học.

Tuổi tính đến 31 tháng 12 năm 1965: nói chung vào đại học và trung học chuyên nghiệp thuộc hệ thống ban ngày: từ 17 tuổi đến 32 tuổi; nếu có năng khiếu đặc biệt về khoa học cơ bản, có thể lấy vào Đại học tổng hợp từ 16 tuổi; vào các lớp chuyên tu đến 45 tuổi; vào các lớp tại chức, ban đêm, hàm thụ không hạn tuổi.

III. THỦ TỤC TUYỂN CHỌN

1. Tất cả các đối tượng trên nếu tự xét thấy có đầy đủ các tiêu chuẩn đều có quyền xin dự tuyển vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp và nợp đơn xin tuyển cho các đơn vị cơ sở quản lý trực tiếp (cơ quan công tác, các xí nghiệp, công nông lâm trường, trường học, chính quyền xã, thị xã hoặc khu phố). Các đơn vị này có trách nhiệm lập danh sách và chuyển tất cả các đơn xin học cho các Ban tuyển sinh tỉnh, thành, trung ương.

2. Việc tuyển chọn chính thức vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp sẽ tiến hành theo hai bước sau:

Bước 1

Căn cứ vào danh sách giới thiệu kèm theo đầy đủ các hồ sơ của các đơn vị cơ sở quản lý trực tiếp các đối tượng tuyển chọn, căn cứ vào chính sách, tiêu chuẩn và chỉ tiêu đã quy định, các Ban tuyển sinh tỉnh, thành, các Bộ, Tổng cục, Ủy ban trung ương và các đơn vị đặc biệt sẽ tiến hành việc xét chọn phân ngành, phân trường và quyết định danh sách được dự tuyển chính thức giới thiệu với các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.

Bước 2

Căn cứ vào danh sách giới thiệu chính thức của các Ban tuyển sinh tỉnh, thành, các Bộ, Tổng cục Ủy ban trung ương… và các đơn vị đặc biệt, các trường đại học và trung học chuyên nghiệp sẽ kiểm tra lại về tiêu chuẩn chính trị, tổ chức kiểm tra văn hóa, khám sức khỏe và lập danh sách đề nghị Bộ Giáo dục, và các Bộ, Tổng cục… có trường quyết định kết quả tuyển chọn chính thức. Sau đó, các trường sẽ phân bố những người được tuyển chọn vào các ngành cụ thể.

3. Các Ban tuyển sinh tỉnh, thành, các Bộ, Tổng cục, Ủy ban trung ưong… và các đơn vị đặc biệt chỉ nhận xét, chọn những người xin dự tuyển có đầy đủ hồ sơ như đã quy định vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.

Các trường đại học và trung học chuyên nghiệp không nhận xét chọn bất cứ một người nào không có tên trong danh sách giới thiệu chính thức của các Ban tuyển sinh tỉnh, thành, các ngành trung ương (Bộ, Tổng cục, ủy ban…) và các đơn vị đặc biệt.

IV. THỦ TỤC LẬP VÀ NỘP HỒ SƠ

1. Những người xin dự tuyển vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp phải lập và nộp cho các đơn vị cơ sở quản lý trực tiếp mình hồ sơ gồm những giấy tờ sau đây:

a) Đối với cán bộ, quân nhân chuyển ngành, phục viên, công nhân và nông dân lập thể (xã viên hợp tác xã).

1 đơn xin học (theo mẫu của Bộ Giáo dục),

2 bản lý lịch (theo mẫu của Bộ Nội vụ) riêng đối với nông dân tập thể (theo mẫu của Bộ Giáo dục);

1 phiếu dự tuyển (theo mẫu của Bộ Giáo dục)

1 bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận học lực,

1 bản quyết định giới thiệu của tổ chức gửi đi học (theo mẫu của Bộ Nội vụ và do cấp có thẩm quyền ký),

1 bản nhận xét của đơn vị cơ sở quản lý trực tiếp (theo mẫu của Bộ Giáo dục),

1 giấy chứng nhận đảng viên, đoàn viên, anh hùng, chiến sĩ thi đua của tổ chức cơ sở,

1 phong bì đề sẵn địa chỉ và 1 tem 12 xu.

b) Đối với học sinh phổ thông đi nghĩa vụ quân sự, đi lao động sản xuất hoặc công tác:

1 đơn xin học (theo mẫu của Bộ Giáo dục),

2 bản lý lịch , - nt -

1 phiếu dự tuyển - nt -

1 bản sao giấy khai sinh,

1 bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận học lực,

1 trích yếu học bạ (theo mẫu của Bộ Giao dục),

1 giấy nhận xét về công tác hoặc lao động sản xuất của đơn vị cơ sở (theo mẫu của Bộ Giáo dục),

1 giấy chứng nhận đảng viên, đoàn viên, chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến của tổ chức cơ sở,

1 phong bì đề sẵn địa chỉ và 1 tem 12 xu.

c) Đối với học sinh phổ thông:

1 đơn xin học (theo mẫu của Bộ Giáo dục),

2 bản lý lịch , - nt -

1 phiếu dự tuyển - nt -

1 bản sao giấy khai sinh,

1 bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận học lực,

1 trích yếu học bạ (theo mẫu của Bộ Giao dục),

1 bản nhận xét của nhà trường (có kết hợp nhận xét của chính quyền địa phương theo mẫu của Bộ Giáo dục),

1 giấy chứng nhận đảng viên, đoàn viên, chiến sĩ thi đua, học sinh gương mẫu của nhà trường,

1 phong bì để sẵn địa chỉ và 1 tem 12 xu.

Trong đơn xin học, cần ghi nhiều nguyện vọng về trường học, ngành học, theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3… Khi xét được tuyển chọn, các Ban tuyển sinh tỉnh, thành, các ngành trung ương, (Bộ, Tổng cục, Ủy ban…) một số đơn vị đặc biệt và các trường đại học và trung học chuyên nghiệp một mặt căn cứ vào yêu cầu đào tạo của Nhà nước và nhu cầu của địa phương, mặt khác căn cứ vào nguyện vọng của người xin đi học để phân bổ sắp xếp trường học, ngành học cho thích hợp. Nếu gặp trường hợp việc phân bổ trường học, ngành học không thỏa mãn được nguyện vọng của mình, người xin học phải phục tùng sự phân phối của tổ chức.

2. Thời gian nộp hồ sơ tại các đơn vị cơ sở quản lý trực tiếp: từ 20 tháng 04 năm 1965 đến hết 30 tháng 05 năm 1965.

Bản quy chế này áp dụng thống nhất cho các trường đại học và trung học chuyên nghiệp thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, Tổng cục… và các địa phương.

Đối với một số trường có yêu cầu đặc biệt về tuyển chọn như các trường Nghệ thuật (Bộ Văn hóa), trường Hàng hải (Bộ Giao thông vận tải), trường Thể dục thể thao (Ủy ban thể dục thể thao)… thì các Bộ có trường sẽ cùng với Bộ Giáo dục ra thông tư Liên bộ để quy định việc tuyển chọn cho thích hợp.

Những văn bản trước đây về công tác tuyển sinh trái với bản quy chế này đều bãi bỏ.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC




Nguyễn Văn Huyên

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 221-QĐ

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu221-QĐ
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/04/1965
Ngày hiệu lực24/04/1965
Ngày công báo01/06/1965
Số công báoSố 7
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Quyết định 221-QĐ quy chế tuyển sinh vào trường đại học trung học chuyên nghiệp năm học 1965 – 1966


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 221-QĐ quy chế tuyển sinh vào trường đại học trung học chuyên nghiệp năm học 1965 – 1966
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu221-QĐ
                Cơ quan ban hànhBộ Giáo dục
                Người kýNguyễn Văn Huyên
                Ngày ban hành09/04/1965
                Ngày hiệu lực24/04/1965
                Ngày công báo01/06/1965
                Số công báoSố 7
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 221-QĐ quy chế tuyển sinh vào trường đại học trung học chuyên nghiệp năm học 1965 – 1966

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 221-QĐ quy chế tuyển sinh vào trường đại học trung học chuyên nghiệp năm học 1965 – 1966

                        • 09/04/1965

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 01/06/1965

                          Văn bản được đăng công báo

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 24/04/1965

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực