Quyết định 230/2007/QĐ-UBND

Quyết định 230/2007/QĐ-UBND phê duyệt đề án xã hội hóa các hoạt động y tế đến năm 2010 do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 230/2007/QĐ-UBND đề án xã hội hóa y tế đến 2010 Quảng Ninh


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 230/2007/QĐ-UBND

Hạ Long, ngày 19 tháng 01 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÃ HỘI HOÁ CÁC HOẠT ĐỘNG Y TẾ ĐẾN NĂM 2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ “về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao"; Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐND ngày 14/07/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 2824/2006/QĐ-UBND ngày 21/9/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành một số cơ chế, chính sách thực hiện xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá- xã hội trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Thông báo số 278-TB/TU ngày 01/11/2006 của Tỉnh uỷ Quảng Ninh thông báo kết luận của Ban thường vụ Tỉnh ủy về Đề án xã hội hoá các hoạt động y tế đến năm 2010;

Theo đề nghị của Sở Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án xã hội hoá các hoạt động y tế đến năm 2010, với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU:

1/ Mục tiêu chung:

Xã hội hoá các hoạt động y tế đến năm 2010 nhằm đa dạng hoá các loại hình phục vụ sức khoẻ nhân dân ở các đối tượng để từng bước nâng cao chất lượng đạt chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, trình độ phong cách phục vụ, y đức của đội ngũ cán bộ y tế.

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của lãnh đạo chính quyền, của các ban, ngành, đoàn thể về xã hội hoá để tăng cường chỉ đạo và phối hợp triển khai thực hiện hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; vận động mọi người dân tham gia chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, không ngừng phát triển hệ thống y tế (công lập và tư nhân); nhằm tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng đầy đủ những dịch vụ y tế với chất lượng ngày càng tốt hơn.

2/ Một số chỉ tiêu cơ bản đến năm 2010

- Phấn đấu hệ thống y tế ngoài công lập (các mô hình xã hội hoá) tham gia thực hiện khám chữa bệnh đạt tỷ lệ tối thiểu là 20% tổng số lượt khám bệnh trên địa bàn toàn tỉnh.

- Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân và các hình thức chi trả trước đạt tối thiểu 80% dân số.

- 100% đơn vị y tế công lập triển khai hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ và thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

II. MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN:

1. Vận động toàn xã hội chủ động và tích cực tham gia công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân:

- Các cấp uỷ đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng cần quán triệt và nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của "Ban bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân" ở cơ sở, tăng cường phối hợp liên ngành trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ (TT-GDSK): Kiện toàn mạng lưới TT-GDSK, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh công tác TT-GDSK và đa dạng hoá các loại hình truyền thông để nâng cao dân trí về y tế nhằm giúp cho người dân hiểu, tự giác và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, tạo ra phong trào "toàn dân vì sức khoẻ".

- Khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài đầu tư vào các hoạt động từ thiện: cung cấp, hỗ trợ các thiết bị y tế và hỗ trợ khám, chữa bệnh. Hình thành và phát triển các loại quỹ hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn khi mắc phải các bệnh hiểm nghèo và điều trị tốn kém.

2. Khuyến khích phát triển hệ thống y tế ngoài công lập:

2.1. Đa dạng hoá các loại hình hoạt động các hình thức tổ chức cơ sở y tế ngoài công lập:

+ Về Y: điểm dịch vụ y tế, phòng khám chuyên khoa, phòng khám đa khoa, phòng tư vấn sức khoẻ, bệnh viện, phát triển màng lưới chăm sóc sức khoẻ tại hộ gia đình, vệ sinh môi trường phòng chống bệnh dịch... Ưu tiên đầu tư xây dựng loại hình Phòng khám đa khoa, bệnh viện, màng lưới chăm sóc sức khoẻ tại hộ gia đình, doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị y tế cho nhà nước thuê lại.

+ Về Dược: công ty cổ phần, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn (sản xuất và kinh doanh dược phẩm), nhà thuốc tư nhân, đại lý bán thuốc cho doanh nghiệp. Ưu tiên loại hình đầu tư cơ sở sản xuất thuốc, đặc biệt thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng cao bằng nguồn dược liệu tại địa phương.

2.2. Chế độ khuyến khích, ưu đãi thích hợp cho các nhà đầu tư:

Thực hiện theo Quyết định số 2824/2006/QĐ-UBND ngày 21/09/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành một số cơ chế, chính sách thực hiện xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá- xã hội trên địa bàn tỉnh và các qui định tại Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/05/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.

2.3. Lộ trình thực hiện:

- Năm 2007: Triển khai toàn diện các nội dung xã hội hoá theo đề án.

- Năm 2008: Sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm.

- Năm 2009- 2010: Triển khai thực hiện rộng các loại hình. Đưa bệnh viện tư nhân tại Hạ Long vào hoạt động. Khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng 01 bệnh viện tư nhân tại khu vực miền đông (dự kiến đặt tại thị xã Móng Cái). Tạo điều kiện cho Các công ty dược tư nhân đầu tư nhà máy sản xuất thuốc tại tỉnh (tại Việt Hưng- Tp Hạ Long hoặc Thị xã Uông Bí). Khuyến khích xây dựng 01 bệnh viện phụ sản tư nhân tại thành phố Hạ Long.

3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách hoạt động của các đơn vị y tế công lập nhằm phát huy tiềm năng.

Từng bước chuyển các cơ sở công lập sang cơ chế tự chủ, cung ứng dịch vụ công ích, không bao cấp tràn lan nhằm tăng đầu tư ngân sách nhà nước cho các huyện vùng khó khăn, cho y tế dự phòng, cho các đối tượng chính sách, đối tượng nghèo.

Thực hiện việc phân cấp cho cơ sở y tế theo hướng: giao quyền tự chủ đầy đủ về tổ chức và quản lý; thực hiện đúng mục tiêu và nhiệm vụ; hạch toán đầy đủ chi phí và cân đối thu chi.... Nhằm phát huy tối đa tiềm năng của các đơn vị để nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ; bảo đảm quyền lợi và cơ hội tiếp cận bình đằng của nhân dân đối với các dịch vụ y tế.

Từng cơ sở phải đổi mới quản lý, ứng dụng tin học hoá trong quản lý điều hành của đơn vị.

Cụ thể như sau:

3.1.Thực hiện Nghị định số 43/NĐ-CP khuyến khích các mô hình đầu tư phát triển dịch vụ y tế tự nguyện, liên doanh, liên kết và chuyển đổi mô hình quản lý.

- Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ: Đơn vị sự nghiệp thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động.

- Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy hoạt động, biên chế và nhân sự để hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; phù hợp với phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tự bảo đảm kinh phí hoạt động.

- Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính:

Thực hiện theo Thông tư số 43/2006/NĐ-CP">71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính "hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 5/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập".

3.2. Thực hiện xã hội hoá các dịch vụ trong đơn vị công lập:

- Thực hiện mô hình liên kết đặt trang thiết bị y tế giữa các công ty với các bệnh viện.

- Triển khai mô hình huy động vốn của cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị để mua sắm lắp đặt các trang thiết bị tại các đơn vị.

- Mở rộng mô hình khám chữa bệnh theo yêu cầu:

+ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính.

+ Mời thầy thuốc giỏi tại các bệnh viện trong tỉnh, bệnh viện Trung ương và chuyên gia nước ngoài tham gia.

+ Triển khai dịch vụ chăm sóc phục vụ bệnh nhân 24/24 giờ.

- Thành lập mới Khoa phòng điều trị tự chọn tại các bệnh viện.

- Hợp đồng trách nhiệm với các lương y và dược sĩ trung học thực hiện khám chữa bệnh y học cổ truyền và bán thuốc tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn.

- Xây dựng và triển khai mô hình chăm sóc sức khoẻ tại hộ gia đình (thầy thuốc gia đình).

- Triển khai dịch vụ vận chuyển bệnh nhân theo yêu cầu (kể cả bệnh nhân tử vong).

- Thực hiện mô hình tư nhân, doanh nghiệp liên doanh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho một số khoa phòng của bệnh viện.

- Đổi mới phương thức cấp phát ngân sách nhà nước theo hướng đặt hàng cho các cơ sở y tế thực hiện một số “gói dịch vụ y tế”.

3.3. Lộ trình thực hiện:

Năm 2007:

- Tiếp tục thực hiện mô hình liên kết đặt thiết bị y tế với các công ty tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, Bãi Cháy, Móng Cái, Ba chẽ, Trung tâm y tế Cẩm Phả, Yên Hưng, Vân Đồn...

- Triển khai mô hình huy động vốn của cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị để mua sắm lắp đặt các trang thiết bị tai Trung tâm y tế thị xã Cẩm Phả, Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản, trung tâm y tế huyện Vân Đồn và những nơi có điều kiện.

- Phát triển và nâng cao chất lượng mô hình khám chữa bệnh theo yêu cầu:

+ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bãi Cháy, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, Trung tâm y tế thị xã Móng Cái, Cẩm Phả.

+ Mời bác sĩ giỏi và phòng điều trị tự chọn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bãi Cháy, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, Bệnh viện điều dưỡng –Phục hồi chức năng, Bệnh viện bảo vệ sức khoẻ Tâm thần, Trung tâm y tế thị xã Móng Cái, Cẩm Phả, Hoành Bồ.

- Hợp đồng trách nhiệm với các lương y và dược sĩ trung học thực hiện khám chữa bệnh y học cổ truyền tại các trạm y tế thành phố Hạ long, thị xãCẩm Phả.

- Triển khai mô hình chăm sóc sức khoẻ tại hộ gia đình (thầy thuốc gia đình) ở thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả.

- 100% các đơn vị y tế công lập trực thuộc triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 5/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Năm 2008:

Các đơn vị duy trì thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP; duy trì kết quả thực hiện của năm 2007 và triển khai tại một số đơn vị có điều kiện khác như:

+ Thực hiện mô hình tư nhân, doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở vật chất cho 01 đơn nguyên tại Trung tâm y tế thị xã Cẩm Phả.

+ Triển khai dịch vụ đưa đón bệnh nhân từ gia đình đến bệnh viện và từ bệnh viện về nhà (kể cả bệnh nhân tử vong) tại thị xã Móng Cái và các đô thị khác trong tỉnh.

+ Hợp đồng trách nhiệm với các lương y và dược sĩ trung học thực hiện khám chữa bệnh y học cổ truyền tại các trạm y tế huyện Đông Triều, Yên Hưng.

+ Triển khai mô hình chăm sóc sức khoẻ tại hộ gia đình (thầy thuốc gia đình) ở huyện Đông Triều, Yên Hưng.

Năm 2009:

Các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP; duy trì kết quả thực hiện của năm 2008 và triển khai tại một số đơn vị có điều kiện khác như:

+ Liên kết đặt trang thiết bị (hoặc góp vốn CBCNV) tại Trung tâm y tế huyện Hoành Bồ, Uông Bí.

+ Thực hiện mô hình tư nhân, doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở vật chất cho 01 đơn nguyên của các bệnh viện công.

+ Ký hợp đồng trách nhiệm với các lương y và dược sĩ trung học thực hiện khám chữa bệnh y học cổ truyền và bán thuốc tại các trạm y tế thị xã Uông Bí và Móng Cái.

+ Triển khai mô hình chăm sóc sức khoẻ tại hộ gia đình (thầy thuốc gia đình) ở thị xã Uông Bí và Móng Cái.

Năm 2010:

Các đơn vị duy trì thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP Thực hiện thí điểm đổi mới phương thức cấp phát ngân sách nhà nước theo hướng: nhà nước sẽ đặt hàng các cơ sở y tế thực hiện các gói dịch vụ y tế mà nhà nước thấy cần thiết tại một số đơn vị.

Duy trì kết quả thực hiện của năm 2009 và triển khai một số đơn vị có điều kiện khác như :

+ Liên kết đặt trang thiết bị tại các trung tâm y tế huyện có khả năng.

+ Tiếp tục thực hiện mô hình tư nhân, doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở vật chất cho 01 đơn nguyên của các bệnh viện công.

+ Hợp đồng trách nhiệm với các lương y và dược sĩ trung học thực hiện khám chữa bệnh y học cổ truyền tại các trạm y tế huyện Vân Đồn và Hoành Bồ

+Triển khai mô hình chăm sóc sức khoẻ tại hộ gia đình (thầy thuốc gia đình) ở huyện Vân Đồn và Hoành Bồ.

4. Tăng đầu tư ngân sách nhà nước để phát triển y tế công lập tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

- Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đẩy nhanh tốc độ đầu tư cho y tế cơ sở xã, phường, các bệnh viện và y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện theo đề án đã được phê duyệt, gắn với đầu tư theo chương trình Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cấp Bệnh viện huyện và Bệnh viện đa khoa khu vực giai đoạn 2005-2008. Đặc biệt quan tâm đầu tư ngân sách cho công tác y tế dự phòng các tuyến, công tác khám chữa bệnh ở các vùng khó khăn, các đối tượng chính sách xã hội, đối tượng bệnh nhân nghèo.

5. Tăng cường quản lý nhà nước về y tế đối với các đơn vị y tế công lập và ngoài công lập trong quá trình thực hiện xã hội hoá:

5.1. Đối với các cơ sở y tế ngoài công lập:

Thực hiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ và phân cấp của cơ quan có thẩm quyền; trong đó:

- Xây dựng định hướng xã hội hoá làm căn cứ cho các cấp, các ngành và nhà đầu tư có cơ sở thực hiện.

- Ban hành các chính sách, chế độ khuyến khích xã hội hoá phù hợp với các hình thức hoạt động, phù hợp với yêu cầu phát triển của từng lĩnh vực trong từng thời kỳ và từng khu vực.

- Quản lý thống nhất về nội dung, chương trình, yêu cầu về số lượng, chất lượng dịch vụ trong từng lĩnh vực làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện và theo dõi, giám sát của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

- Cấp giấy phép và thu hồi giấy phép theo quy định đối với các cơ sở ngoài công lập.

- Quản lý, tạo điều kiện về hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực đối với các cơ sở ngoài công lập.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập; xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

5.2. Đối với các cơ sở y tế công lập:

- Triển khai tích cực giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp y tế.

- Thẩm định, phê duyệt số lượng và cơ cấu biên chế của các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động trên cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khả năng tài chính của đơn vị.

- Trình cấp có thẩm quyền quyết định phân cấp về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, làm căn cứ để đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện.

- Xây dựng tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở các tiêu chí cơ bản sau đây:

+ Khối lượng các công việc phải hoàn thành trong năm;

+ Chất lượng các công việc đã hoàn thành được duyệt hoặc chấp nhận;

+ Thời hạn hoàn thành công việc;

+ Tình hình chấp hành chính sách, chế độ và quy định về tài chính.

+ Chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao cho Sở Y tế chủ trì phối hợp cùng các ngành có liên quan:

- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án này.

- Có văn bản chi tiết hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện.

2. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với ngành y tế:

- Thực hiện các văn bản pháp qui về xã hội hoá.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn.

3. Trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể:

- Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho nhân dân: kiện toàn Ban bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

- Tăng nguồn lực đầu tư ngân sách cho y tế, đặc biệt ưu tiên cho các qui hoạch đã được phê duyệt.

- Đổi mới về quản lý và điều hành trong hệ thống y tế công lập.

- Xây dựng các điều kiện khuyến khích y tế tư nhân phát triển phù hợp với điều kiện của địa phương.

Điều 2. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3 (thực hiện);
- V1, VX2;
- Lưu: VT, VX2.
H-QĐ01

TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Quân

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 230/2007/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 230/2007/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 19/01/2007
Ngày hiệu lực 29/01/2007
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lực Không còn phù hợp
Cập nhật 18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 230/2007/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 230/2007/QĐ-UBND đề án xã hội hóa y tế đến 2010 Quảng Ninh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 230/2007/QĐ-UBND đề án xã hội hóa y tế đến 2010 Quảng Ninh
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 230/2007/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Hồng Quân
Ngày ban hành 19/01/2007
Ngày hiệu lực 29/01/2007
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lực Không còn phù hợp
Cập nhật 18 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản gốc Quyết định 230/2007/QĐ-UBND đề án xã hội hóa y tế đến 2010 Quảng Ninh

Lịch sử hiệu lực Quyết định 230/2007/QĐ-UBND đề án xã hội hóa y tế đến 2010 Quảng Ninh

  • 19/01/2007

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 29/01/2007

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực