Quyết định 2316/2003/QĐ-UB

Quyết định 2316/2003/QĐ-UB về Quy chế tổ chức khám chữa bệnh và lập, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Quyết định 2316/2003/QĐ-UB thanh quyết toán Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo Quảng Ninh đã được thay thế bởi Quyết định 1081/QĐ-UBND 2014 Điều lệ quản lý sử dụng Quỹ khám chữa bệnh người nghèo Quảng Ninh và được áp dụng kể từ ngày 28/05/2014.

Nội dung toàn văn Quyết định 2316/2003/QĐ-UB thanh quyết toán Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo Quảng Ninh


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2316/2003/QĐ-UB

Quảng Ninh, ngày 17 tháng 07 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC KHÁM CHỮA BỆNH VÀ LẬP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, THANH QUYẾT TOÁN QUỸ KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21/6/1994.

Căn cứ Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 14/TTLT/BYT-BTC ngày 16/12/2002 của liên Bộ: Y tế - Tài chính về việc hướng dẫn tổ chức khám chữa bệnh và lập, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo.

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 917/TT-SYT ngày 24/6/2003,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế tổ chức khám chữa bệnh và lập, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo”.

Điều 2. Giao liên Sở: Y tế - Tài chính Vật giá - Lao động, Thương binh và Xã hội có văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các ông bà: Chánh văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Y tế, Lao động, Thương binh và Xã hội, Tài chính - Vật giá, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- TT TU, HĐND tỉnh (báo cáo)
- Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH, BTC (báo cáo)
- Như điều 3 (thực hiện).
- Thành viên Ban quản lý Quĩ.
- V0, V4, VX2.
- Lưu: VX2, VP/UB.
bản, N-QĐ26

T/M UBND TỈNH QUẢNG NINH
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nhữ Thị Hồng Liên

 

QUY CHẾ

“V/V tỔ chỨc khám, chỮa bỆnh và lẬp, quẢn lý, sỬ dỤng, thanh quyẾt toán QuỸ khám chỮa bỆnh cho ngưỜi nghèo”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2316/2003/QĐ-UB ngày 17/7/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước từ Trạm Y tế xã, phường, thị trấn đến các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, các phòng khám, bệnh viện đa khoa khu vực, Bệnh viện đa khoa tỉnh, các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh và Bệnh viện Việt Nam - Thụy điển Uông Bí thực hiện chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo theo quy định tại Quyết định này.

Điều 2. Đối tượng được hưởng chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định này gồm:

1/ Người nghèo theo quy định hiện hành về chuẩn hộ nghèo quy định tại Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

2/ Nhân dân các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa” có hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.

3/ Ngoài các đối tượng nêu trên, hàng năm căn cứ vào khả năng tài chính của Quĩ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội rà soát lại đối tượng nghèo được cấp thẻ trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt.

Điều 3.

1/ Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo là Quỹ của Nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc không vì lợi nhuận, bảo toàn và phát triển nguồn vốn.

2/ Ngân sách của Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo đảm bảo định mức tối thiểu là 70.000 đồng/người nghèo/năm.

3/ Quĩ khám chữa bệnh người nghèo tỉnh Quảng Ninh được hình thành từ các nguồn sau:

- Ngân sách tỉnh đảm bảo tối thiểu bằng 75 % tổng giá trị của Quĩ. Ủy ban Nhân dân tỉnh có thể quyết định tăng thêm chi cho Quĩ tùy theo điều kiện, yêu cầu trong từng thời kỳ.

- Đóng góp, tài trợ, viện trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn huy động khác.

- Lãi tiền gửi của Quỹ.

Chương II

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Thành lập Quỹ khám chữa bệnh người nghèo:

1/ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quyết định thành lập Quỹ. Ban Quản lý Quỹ do Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Y tế làm Phó ban thường trực, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá làm Phó ban, thành viên của Ban gồm Lãnh đạo các Sở: Lao động Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh, Bảo hiểm Xã hội tỉnh và lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh.

2/ Quỹ được đặt tại Sở Y tế, có con dấu riêng và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ninh, được tính lãi suất tiền gửi theo quy định hiện hành.

Điều 5. Lập dự toán Quỹ:

Hàng năm, Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính - Vật giá và các Sở, ban ngành có liên quan xây dựng dự toán ngân sách khám chữa bệnh cho người nghèo theo quy định tại phần II, mục 3, điểm 3.1 tại Thông tư liên tịch 14/2002/TTLT/BYT-BTC của Bộ Y tế và Bộ Tài chính.

Điều 6. Năm 2003, Quĩ khám chữa bệnh người nghèo tỉnh Quảng Ninh thực hiện theo phương thức thực thanh, thực chi. Các năm tiếp theo, việc thay đổi phương thức quản lý, sử dụng Quĩ do Ủy ban Nhân dân tỉnh Quyết định cụ thể.

Điều 7. Cấp thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo:

1/ Thực hiện theo mẫu thẻ đã được Bộ Y tế ban hành (kèm theo Công văn số 489/YT-KH ngày 17/01/2003 của Bộ Y tế) gọi là “Thẻ khám chữa bệnh 139”

2/ Căn cứ trên các đối tượng được hưởng chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo như quy định tại điều 2 của Quy chế này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh chủ trì hướng dẫn Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức xét duyệt, thẩm định, phê duyệt danh sách các đối tượng; Đồng thời tổ chức cấp thẻ đến tận tay người được thẻ và tổng hợp báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh.

3/ Thẻ khám, chữa bệnh 139 có giá trị sử dụng trong 02 năm (Hai năm) kể từ ngày cấp. Sau 02 năm, nếu vẫn đủ tiêu chuẩn và điều kiện thì được cấp lại thẻ trong 02 năm tiếp theo. Thủ tục cấp lại được xét duyệt như cấp mới. Việc xét duyệt và tổ chức cấp lại thẻ khám chữa bệnh 139 phải được tiến hành trước khi hết hạn 03 tháng, đảm bảo người trong diện tiếp tục được hưởng chế độ không bị gián đoạn dùng thẻ khi khám chữa bệnh. Hàng năm nếu có đối tượng người nghèo mới thì sẽ được xét cấp bổ sung.

Điều 8. Thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo.

1/ Ban Quản lý Quỹ có trách nhiệm thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo với các cơ sở y tế được giao nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người nghèo theo mức thanh toán như đối với bảo hiểm y tế.

2/ Đối với tuyến xã, phường, thị trấn: Hàng năm Quỹ dành 10.000 đồng/người nghèo/năm để khám chữa bệnh cho người nghèo tại Trạm Y tế xã. Ban Quản lý quỹ ủy quyền cho Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố mua thuốc, vật tư tiêu hao thông dụng theo dự trù của Trạm Y tế xã để tổ chức khám, cấp thuốc cho người nghèo tại xã. Hàng quý Trạm Y tế xã có trách nhiệm báo cáo và thanh quyết toán kinh phí được cấp bằng hiện vật với Ban Quản lý quỹ thông qua Trung tâm Y tế huyện. Trong trường hợp nếu có tồn dư về thuốc, vật tư tiêu hao, khi lập dự trù kinh phí năm sau phải trừ số tồn dư của năm trước.

3/ Đối với tuyến huyện, tỉnh và Bệnh viện Việt nam - Thụy điển Uông Bí: Tháng đầu quý, Ban Quản lý quỹ chuyển trước cho cơ sở khám chữa bệnh 70% tổng số kinh phí ước tính sẽ phải thanh toán trong quý. Ban quản lý Quỹ thanh toán toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho các cơ sở khám chữa bệnh người nghèo tuyến huyện và tỉnh 6 tháng 01 lần. Cuối năm cơ sở khám chữa bệnh phải báo cáo quyết toán Quỹ của năm đó với Ban quản lý Quĩ.

4/ Đối với tuyến Trung ương tại Hà Nội: Ban Quản lý Quỹ ủy quyền cho đơn vị chuyển bệnh nhân lên tuyến Trung ương (Bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Việt nam - Thụy điển Uông bí và các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh) thanh toán chi phí khám chữa bệnh với các cơ sở khám chữa bệnh trung ương 6 tháng một lần nhưng phải đầy đủ giấy giới thiệu chuyển bệnh nhân, số thẻ khám chữa bệnh 139, chẩn đoán của tuyến trên, số ngày nằm viện, các chứng từ thanh toán của bệnh viện tuyến trên, tổng kinh phí phải thanh toán của từng trường hợp.

5/ Chi phí giám định và in thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo được trích từ Quĩ nhưng không vượt quá 5% tổng giá trị của Quĩ.

6/ Trích một phần kinh phí của Quĩ để hỗ trợ cho một số đối tượng không có thẻ khám chữa bệnh người nghèo nhưng gặp khó khăn đột xuất như quy định tại điều 4 của Quyết định 139 do mắc các bệnh nặng, chi phí cao khi điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước. (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định cụ thể).

7/ Nghiêm cấm việc sử dụng Quĩ sai mục đích.

Điều 9. Thanh quyết toán Quỹ:

1/ Để thanh toán chi phí cho các cơ sở khám chữa bệnh, Ban Quản lý Quỹ phải thực hiện giám định hoặc ký hợp đồng với cơ quan Bảo hiểm y tế tỉnh thực hiện giám định chi phí khám chữa bệnh.

2/ Chế độ kế toán và báo cáo quyết toán Quĩ được thực hiện theo Quyết định 999/TC-QĐ/CĐKT ngày 21/11/1996 của Bộ Tài chính và Thông tư 14/2002/TTLT/BYT-BTC của Liên Bộ.

3/ Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá và các cơ quan có liên quan kiểm tra định kỳ tình hình thu và sử dụng Quỹ, thẩm định báo cáo quyết toán năm của Quĩ trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt. Quý đầu hàng năm, Quĩ có trách nhiệm gửi báo cáo quyết toán năm trước đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt về liên Bộ Y tế - Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 10. Tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo:

1/ Phân cấp các tuyến y tế tổ chức khám chữa bệnh:

- Tuyến xã: Bao gồm các trạm y tế xã, phường, thị trấn được Sở y tế giao nhiệm vụ khám bệnh, cấp thuốc chữa bệnh cho người nghèo (hiện tại Theo Quyết định 239/SYT-QĐ ngày 13/3/2002 của Giám đốc Sở Y tế gồm 101 Trạm y tế xã, phường, thị trấn và 33 xã vùng cao, hải đảo xa theo Quyết định số 18/SYT ngày 4/01/2001 của Sở Y tế).

- Tuyến huyện: Bao gồm các Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố, các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc.

- Tuyến tỉnh: Bao gồm bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực, các bệnh viện chuyên khoa của tỉnh và Bệnh viện Việt Nam - Thụy điển Uông Bí.

2/ Xử lý chuyển tuyến: Khi vượt quá khả năng điều trị của tuyến dưới phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để điều trị tiếp, nơi nào chuyển bệnh nhân, nơi đó làm thủ tục chuyển tuyến. Việc chuyển tuyến phải thực hiện tuần tự: Xã lên huyện, huyện lên tỉnh, tỉnh lên trung ương, không vượt tuyến (trừ trường hợp cấp cứu). Riêng các huyện Đông Triều, Yên Hưng, Hoành Bồ, thị xã Uông Bí khi cần chuyển tuyến thì chuyển thẳng lên Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Tuyến Trung ương) mà không cần phải qua tuyến tỉnh làm thủ tục. Khi xét thấy cần phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trung ương tại Hà Nội để điều trị thì Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Bệnh viện đa khoa tỉnh và các Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh làm thủ tục chuyển tiếp. Riêng địa bàn thành phố Hạ Long, do Trung tâm y tế không có giường bệnh nội trú nên khi có bệnh nhân cần phải điều trị nội trú, các Trạm y tế xã, phường phía Đông phà Bãi Cháy (Phía Hòn Gai) chuyển bệnh nhân về Bệnh viện đa khoa tỉnh; Các xã, phường phía Tây phà Bãi Cháy (Phía Bãi Cháy) chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Bãi Cháy.

Điều 11. Quyền lợi của người được hưởng chế độ khám chữa bệnh người nghèo:

1/ Người được hưởng chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo sẽ được cấp thẻ khám chữa bệnh 139 theo mẫu quy định của Bộ Y tế.

2/ Người có thẻ khám chữa bệnh 139 sẽ được khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của tỉnh và không phải trả tiền. Trường hợp người bệnh tự chọn cơ sở khám chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến) hoặc khám chữa bệnh theo yêu cầu thì phải tự thanh toán viện phí theo quy định hiện hành. Các trường hợp cấp cứu được khám và điều trị tại bất kỳ cơ sở y tế nào gần nhất và được cơ quan quản lý Quĩ thanh toán.

3/ Ngoài đối tượng được cấp thẻ khám chữa bệnh 139, các trường hợp khó khăn đột xuất như qui định tại Điều 4 của Quyết định 139 do mắc các bệnh nặng, chi phí cao khi điều trị tại các bệnh viện Nhà nước, (ưu tiên các đối tượng bệnh nhân thuộc diện chính sách, gia đình có công với Cách mạng, người già không nơi nương tựa), căn cứ vào khả năng tài chính của Quĩ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt đối tượng và mức hỗ trợ một phần viện phí.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BAN, NGÀNH, ĐOÀN THỂ VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG:

Điều 12: Các ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:

1/ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng Quyết định 139 của Thủ tướng Chính phủ và các qui định của tỉnh để mọi người hiểu, biết chế độ đối với đối tượng được hưởng khám chữa bệnh cho người nghèo.

- Chủ trì và phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện thị, thành phố hướng dẫn các Phòng Tổ chức - lao động thương binh và xã hội trong việc xét duyệt, thẩm định và phê duyệt các đối tượng; Tổ chức in ấn và cấp phát thẻ khám chữa bệnh 139 đảm bảo đúng đối tượng và thủ tục đã quy định.

- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính - Vật giá và các ban, ngành có liên quan kiểm tra việc thực hiện khám chữa bệnh cho người nghèo ở các cơ sở y tế trên địa bàn. Định kỳ tổ chức rút kinh nghiệm với Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh về việc rà soát, phân loại, giải quyết các thủ tục và tổ chức cấp phát thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo.

2/ Sở y tế:

- Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính - Vật giá và các ban ngành có liên quan trong việc xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm của Quỹ trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì và phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá và các cơ quan liên quan quản lý, sử dụng, kiểm tra, giám sát, thanh quyết toán Quỹ theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trong tỉnh triển khai thực hiện công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, kế toán, quyết toán kinh phí theo đúng quy định.

3/ Sở Tài chính - Vật giá:

- Chủ trì và phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ban ngành có liên quan xây dựng kế hoạch kinh phí của Quỹ hàng năm tổng hợp cùng với việc xây dựng kế hoạch ngân sách trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp với Sở y tế trong việc quản lý, sử dụng, giám sát, kiểm tra, thanh quyết toán Quỹ theo định mức và chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước đã quy định. Tổng hợp Quyết toán Quĩ hàng năm.

4/ Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính - Vật giá trong việc xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm của Quỹ trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt.

5/ Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh và Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức vận động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân trong và ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài hỗ trợ Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo của tỉnh.

6/ Bảo hiểm xã hội tỉnh:

- Tổ chức giám định chi phí khám chữa bệnh người nghèo tại các cơ sở khám chữa bệnh theo hợp đồng cụ thể của Ban Quản lý Quĩ.

- Tổ chức triển khai bán thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo khi có sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

7/ Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh:

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn rà soát các đối tượng, bám sát các văn bản quy định hiện hành về hộ nghèo và xét duyệt đối tượng được cấp thẻ khám chữa bệnh 139 theo quy định.

- Căn cứ vào danh sách các đối tượng được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt, Phối hợp với Sở lao động thương binh và xã hội giải quyết các thủ tục và tổ chức cấp phát thẻ cho từng đối tượng tại địa phương.

- Chỉ đạo phòng Tổ chức lao động thương binh và xã hội, Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn thực hiện tốt công tác xét duyệt cấp thẻ và các cơ sở y tế trên địa bàn triển khai công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, tập hợp báo cáo theo quy định.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Các Sở: Tài chính vật giá, Y tế, Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể Quy chế này; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có trách nhiệm phổ biến và tổ chức thực hiện tốt Quy chế này.

Trong quá trình triển khai có khó khăn, vướng mắc cần phản ảnh về liên Sở Y tế - Lao động Thương binh và Xã hội - Tài chính Vật giá để tập hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bổ sung cho phù hợp./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2316/2003/QĐ-UB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2316/2003/QĐ-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành17/07/2003
Ngày hiệu lực17/07/2003
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 28/05/2014
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2316/2003/QĐ-UB

Lược đồ Quyết định 2316/2003/QĐ-UB thanh quyết toán Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo Quảng Ninh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2316/2003/QĐ-UB thanh quyết toán Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo Quảng Ninh
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2316/2003/QĐ-UB
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Ninh
                Người kýNhữ Thị Hồng Liên
                Ngày ban hành17/07/2003
                Ngày hiệu lực17/07/2003
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 28/05/2014
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản gốc Quyết định 2316/2003/QĐ-UB thanh quyết toán Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo Quảng Ninh

                Lịch sử hiệu lực Quyết định 2316/2003/QĐ-UB thanh quyết toán Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo Quảng Ninh