Quyết định 2360/QĐ-UBND

Quyết định 2360/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu

Quyết định 2360/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi đã được thay thế bởi Quyết định 1121/QĐ-UBND 2016 thủ tục hành chính văn hóa Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Bạc Liêu và được áp dụng kể từ ngày 07/07/2016.

Nội dung toàn văn Quyết định 2360/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2360/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 01 tháng 10 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 261/TTr-SVHTTDL ngày 12 tháng 9 năm 2012 và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 02 thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo thẩm quyền; thông báo 02 thủ tục hành chính mới ban hành đến sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Dũng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2360/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

PHẦN I. DANH MỤC CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực: Văn hóa (02 thủ tục)

01

Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích

02

Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Lĩnh vực: Văn hóa

1. Thủ tục: Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích

Trình tự thực hiện:

- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu (số 16, đường Võ Thị Sáu, P3, thành phố Bạc Liêu).

+ Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ trao cho người nộp.

. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h 30 phút đến 11h; buổi chiều từ 13h 30 phút đến 17h) (ngày lễ, tết nghỉ).

- Nhận giấy phép tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu (số 16, đường Võ Thị Sáu, P3, thành phố Bạc Liêu).

+ Công chức trả giấy phép chỉ yêu cầu người đến nhận giấy phép khi đến nhận mang theo phiếu tiếp nhận hồ sơ và ký nhận, trao giấy phép cho người đến nhận. Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có đem theo phiếu tiếp nhận hồ sơ.

. Thời gian trao trả giấy phép: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h 30 phút đến 11h; buổi chiều từ 13h 30 phút đến 17h) (ngày lễ, tết nghỉ).

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (mẫu số 2a, ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL).

+ Hồ sơ hiện vật gồm:

. Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật theo các tiêu chí quy định tại Khoản 21, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (mẫu số 1, ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL).

. Ảnh: 01 ảnh tổng thể và 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên), chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số.

. Bản ghi âm, ghi hình (nếu có) phải có âm thanh, hình ảnh rõ nét thể hiện sự độc đáo của hiện vật (ghi trên băng hoặc đĩa).

. Bản sao, bản dập (nếu có), bản dịch đối với những hiện vật là sách, tài liệu chữ cổ hoặc hiện vật có hoa văn trang trí, có chữ viết thể hiện trên hiện vật.

. Tài liệu khác liên quan đến hiện vật (nếu có) gồm: Bài viết về hiện vật; xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật có giá trị lịch sử; giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL.

- Số lượng hồ sơ: 04 bộ.

+ 01 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân lập hồ sơ.

+ 03 bộ hồ sơ gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu.

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ hiện vật, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thẩm định hiện vật và hồ sơ hiện vật.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc gửi văn bản đề nghị, hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định gửi văn bản đề nghị, hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Hội đồng giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (sau đây gọi là Hội đồng giám định cổ vật) thẩm định hiện vật và hồ sơ hiện vật.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng giám định cổ vật, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định hiện vật và hồ sơ hiện vật.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận bảo vật quốc gia.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (mẫu số 1, ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL).

- Văn bản đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (mẫu số 2a, ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Là hiện vật gốc độc bản.

- Là hiện vật có hình thức độc đáo.

- Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội khóa X về di sản văn hóa.

- Luật số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009 của Quốc hội khóa XII về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 về di sản văn hóa.

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật số 28/2001/QH10 và Luật 32/2009/QH12 về di sản văn hóa.

- Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.

(Mẫu số 1, ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
----------------------------

BẢN THUYẾT MINH VỀ HIỆN VẬT

ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA

1. Tên hiện vật (tên gọi phổ thông):

2. Tên khác (nếu có):

3. Tên đơn vị và cá nhân lưu giữ hiện vật:

4. Số đăng ký: Do đơn vị, cá nhân đề nghị tự quy định.

5. Chất liệu: Chất liệu chính.

6. Kích thước (cm): Ghi rõ 03 kích thước cơ bản: Đường kính miệng, đường kính đáy, chiều cao; đối với hiện vật thể khối dẹt: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao.

7. Trọng lượng (gram):

8. Số lượng: Nếu hiện vật là 1 đơn vị thì ghi 1, nếu là bộ hiện vật thì ghi các thành phần hợp thành của đơn vị hiện vật.

9. Miêu tả: Miêu tả ngắn gọn đặc điểm của hiện vật: Hình dáng (từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài), mầu sắc, đề tài trang trí, kỹ thuật trang trí, dấu tích đặc biệt (có ảnh kèm theo).

10. Hiện trạng: Ghi rõ hiện trạng, nguyên, sứt, phai màu, mọt, đã sửa chữa, phong hóa.

11. Niên đại: ghi niên đại tuyệt đối, tương đối.

12. Nguồn gốc, xuất xứ: Địa điểm sưu tầm; hình thức sưu tầm (hiến tặng, mua, khai quật, tặng, cho).

13. Ghi chú:

14. Lý do lựa chọn: Chứng minh các tiêu chí sau:

- Hiện vật gốc độc bản;

- Hiện vật có hình thức độc đáo;

- Hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu, hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định, hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên./.

 

 

…….., ngày…. tháng…. năm...

TÊN ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

(Ký tên và ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu, ghi rõ chức vụ người ký)

 

(Mẫu số 2a, ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(nếu có)
TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

V/v làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

…….., ngày…. tháng…. năm...

 

Kính gửi:...........................................................................

Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, sau khi nghiên cứu các tiêu chí và quy định đối với hiện vật được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia,

(Tên tổ chức đề nghị công nhận bảo vật quốc gia) trân trọng đề nghị….. (như kính gửi) xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho… (số lượng) hiện vật thuộc quyền quản lý, sở hữu của..... (tên tổ chức đề nghị công nhận bảo vật quốc gia). Danh sách hiện vật cụ thể như sau:

STT

Tên hiện vật

Đặc điểm chính của hiện vật

Ghi chú

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

(Tên tổ chức đề nghị công nhận bảo vật quốc gia) cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan./.

 

Tài liệu kèm theo:

- Hồ sơ hiện vật;

- Văn bản thẩm định của hội đồng khoa học của bảo tàng (nếu có);

- .....................................

- .....................................

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN
BẢO VẬT QUỐC GIA

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ người ký)

 

2. Thủ tục: Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật

Trình tự thực hiện:

- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu (số 16, đường Võ Thị Sáu, P3, thành phố Bạc Liêu).

+ Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ trao cho người nộp.

. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h 30 phút đến 11h; buổi chiều từ 13h 30 phút đến 17h) (ngày lễ, tết nghỉ).

- Nhận giấy phép tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu (số 16, đường Võ Thị Sáu, P3, thành phố Bạc Liêu).

+ Công chức trả giấy phép chỉ yêu cầu người đến nhận giấy phép khi đến nhận mang theo phiếu tiếp nhận hồ sơ và ký nhận, trao giấy phép cho người đến nhận. Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có đem theo phiếu tiếp nhận hồ sơ.

. Thời gian trao trả giấy phép: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h 30 phút đến 11h; buổi chiều từ 13h 30 phút đến 17h) (ngày lễ, tết nghỉ).

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (mẫu số 2b, ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL).

+ Hồ sơ hiện vật gồm:

. Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật theo các tiêu chí quy định tại Khoản 21, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (mẫu số 1, ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL).

. Ảnh: 01 ảnh tổng thể và 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên), chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số.

. Bản ghi âm, ghi hình (nếu có) phải có âm thanh, hình ảnh rõ nét thể hiện sự độc đáo của hiện vật (ghi trên băng hoặc đĩa).

. Bản sao, bản dập (nếu có), bản dịch đối với những hiện vật là sách, tài liệu chữ cổ hoặc hiện vật có hoa văn trang trí, có chữ viết thể hiện trên hiện vật.

. Tài liệu khác liên quan đến hiện vật (nếu có) gồm: Bài viết về hiện vật; xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật có giá trị lịch sử; giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL.

- Số lượng hồ sơ: 04 bộ.

+ 01 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân lập hồ sơ.

+ 03 bộ hồ sơ gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu.

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ hiện vật, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thẩm định hiện vật và hồ sơ hiện vật.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc gửi văn bản đề nghị, hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định gửi văn bản đề nghị, hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Trong thời hạn 30, ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Hội đồng giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (sau đây gọi là Hội đồng giám định cổ vật) thẩm định hiện vật và hồ sơ hiện vật.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng giám định cổ vật, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định hiện vật và hồ sơ hiện vật.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận bảo vật quốc gia.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn mẫu tờ khai:

- Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (mẫu số 1, ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL).

- Văn bản đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (mẫu số 2b, ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Là hiện vật gốc độc bản.

- Là hiện vật có hình thức độc đáo.

+ Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội khóa X về di sản văn hóa.

- Luật số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009 của Quốc hội khóa XII về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 về di sản văn hóa.

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật số 28/2001/QH10 và Luật 32/2009/QH12 về di sản văn hóa.

- Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.

(Mẫu số 1, ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

BẢN THUYẾT MINH VỀ HIỆN VẬT

ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA

1. Tên hiện vật (tên gọi phổ thông):

2. Tên khác (nếu có):

3. Tên đơn vị và cá nhân lưu giữ hiện vật:

4. Số đăng ký: Do đơn vị, cá nhân đề nghị tự quy định.

5. Chất liệu: Chất liệu chính.

6. Kích thước (cm): Ghi rõ 03 kích thước cơ bản: Đường kính miệng, đường kính đáy, chiều cao; đối với hiện vật thể khối dẹt: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao.

7. Trọng lượng (gram):

8. Số lượng: Nếu hiện vật là 1 đơn vị thì ghi 1, nếu là bộ hiện vật thì ghi các thành phần hợp thành của đơn vị hiện vật.

9. Miêu tả: Miêu tả ngắn gọn đặc điểm của hiện vật: Hình dáng (từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài), mầu sắc, đề tài trang trí, kỹ thuật trang trí, dấu tích đặc biệt (có ảnh kèm theo).

10. Hiện trạng: Ghi rõ hiện trạng, nguyên, sứt, phai màu, mọt, đã sửa chữa, phong hóa.

11. Niên đại: ghi niên đại tuyệt đối, tương đối.

12. Nguồn gốc, xuất xứ: Địa điểm sưu tầm; hình thức sưu tầm (hiến tặng, mua, khai quật, tặng, cho).

13. Ghi chú:

14. Lý do lựa chọn: Chứng minh các tiêu chí sau:

- Hiện vật gốc độc bản;

- Hiện vật có hình thức độc đáo;

- Hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu, hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định, hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên./.

 

 

…….., ngày…. tháng…. năm...

TÊN ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

(Ký tên và ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu, ghi rõ chức vụ người ký)

 

(Mẫu số 2b, ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH VÀ LÀM THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ

CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA

Kính gửi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch...................

- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):

- Địa chỉ:

- Điện thoại:

- Số chứng minh thư:……………. Ngày cấp…….. Nơi cấp

- Chức danh trong tổ chức (nếu có):

là chủ sở hữu hiện vật/người đại diện của ..... (tên tổ chức đề nghị công nhận bảo vật quốc gia) đang quản lý hợp pháp hiện vật.

Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, sau khi nghiên cứu các tiêu chí và quy định đối với hiện vật được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia,

(Tên tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận bảo vật quốc gia) trân trọng đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…. thẩm định và làm thủ tục đề nghị các cơ quan có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét công nhận bảo vật quốc gia cho… (số lượng) hiện vật thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ..... (Tên tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận bảo vật quốc gia). Danh sách hiện vật cụ thể như sau:

STT

Tên hiện vật

Đặc điểm chính của hiện vật

Ghi chú

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hiện vật và tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia và cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan./.

 

Tài liệu kèm theo

- Hồ sơ hiện hiện vật;

- .....................................

- .....................................

………, ngày… tháng… năm…

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA

(Ký tên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu và ghi rõ họ, tên chức vụ người ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2360/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2360/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành01/10/2012
Ngày hiệu lực01/10/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 07/07/2016
Cập nhật5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2360/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2360/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2360/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2360/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bạc Liêu
                Người kýLê Thanh Dũng
                Ngày ban hành01/10/2012
                Ngày hiệu lực01/10/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 07/07/2016
                Cập nhật5 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 2360/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 2360/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi