Nội dung toàn văn Quyết định 2488/QĐ-UBND ưu đãi hỗ trợ xây dựng cánh đồng lớn Khánh Hòa
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2488/QĐ-UBND |
Khánh Hòa, ngày 09 tháng 09 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH NỘI DUNG ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 62/2013/QĐ-TTg NGÀY 25/10/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Thông tư số 62/2013/QĐ-TTg phát triển hợp tác sản xuất tiêu thụ nông sản">15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn,
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: 1667/TTr-SNN ngày 04/9/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về nội dung ưu đãi, hỗ trợ xây dựng cánh đồng lớn thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUY ĐỊNH
NỘI
DUNG ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 62/2013/QĐ-TTg
NGÀY 25/10/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định Số: 2488/QĐ-UBND ngày 09/9/2015 của UBND tỉnh
Khánh Hòa)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định nội dung ưu đãi, hỗ trợ xây dựng cánh đồng lớn thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các doanh nghiệp trong nước; hộ gia đình, cá nhân, trang trại (gọi chung là nông dân); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (gọi chung là các tổ chức đại diện của nông dân).
Điều 3. Quy mô diện tích cánh đồng lớn
Cánh đồng lớn phải có diện tích sản xuất liền vùng, liền thửa, có điều kiện tương tự để sản xuất cùng một loại nông sản và đạt diện tích tối thiểu được quy định cụ thể cho từng loại cây trồng như sau:
- Cây lâu năm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày (cây mía) có tổng diện tích tối thiểu 20 ha.
- Cây lương thực (lúa, bắp, đậu, mì...) có tổng diện tích tối thiểu 15 ha.
- Cây rau có tổng diện tích tối thiểu 10 ha.
Điều 4. Mức hỗ trợ cụ thể:
1. Đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2, Điều 4 Quyết định số 62/2013/QĐ-TTG ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ được ngân sách hỗ trợ các hoạt động:
- Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng, bao gồm chi phí về tài liệu, ăn, ở, đi lại, tổ chức lớp học.
- Hỗ trợ miễn tiền thuê đất: Áp dụng theo quy định tại mục 3, Công văn số 2103/BTC-NSNN ngày 10/02/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với việc quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, trường hợp giao doanh nghiệp tham gia liên kết trong cánh đồng lớn thực hiện, khi xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn doanh nghiệp phải lập phương án đề nghị hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đông, hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan thẩm định báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
2. Đối với tổ chức đại diện nông dân (Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã):
Tổ chức đại diện nông dân có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2, Điều 5 Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ được ngân sách hỗ trợ các hoạt động:
- Hỗ trợ tối đa 30% trong năm đầu và 20% năm thứ 2 chi phí thực tế về thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, thuê máy để thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật chung cho các thành viên.
- Hỗ trợ một lần tối đa 50% kinh phí tổ chức tập huấn cho cán bộ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về quản lý, hợp đồng kinh tế, kỹ thuật sản xuất; bao gồm chi phí về ăn, ở, mua tài liệu, học phí theo mức quy định của cơ sở đào tạo.
- Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng; bao gồm chi phí về tài liệu, ăn, ở, đi lại, thuê hội trường, thù lao giảng viên, tham quan.
- Hỗ trợ miễn tiền thuê đất: Áp dụng theo quy định tại mục 3, Công văn số 2103/BTC-NSNN ngày 10/02/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với nông dân:
Hộ nông dân cam kết thực hiện sản xuất và bán nông sản theo đúng hợp đồng đã ký và được cấp có thẩm quyền xác nhận được ngân sách hỗ trợ:
- Được hỗ trợ một lần tối đa 30% chi phí mua giống cây trồng có phẩm cấp chất lượng từ giống xác nhận trở lên để gieo trồng vụ đầu tiên trong dự án cánh đồng lớn.
- Được hỗ trợ 100% kinh phí lưu kho tại doanh nghiệp trong thời hạn tối đa 03 tháng khi Chính phủ thực hiện chủ trương tạm trữ nông sản.
Căn cứ để xây dựng kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật quy định tại Khoản 1, 2 điều này như sau:
+ Chi phí tài liệu, tiền ở, đi lại, thuê hội trường, chi phí tổ chức lớp học áp dụng theo Nghị quyết số 09/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
+ Chi phí tiền ăn áp dụng theo Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 19/7/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa về ban hành Quy định về chính sách khuyến nông.
+ Thù lao giảng viên mức hỗ trợ áp dụng theo Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 06/01/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc quy định một số mức chi đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Điều 5. Kinh phí hỗ trợ
Nguồn kinh phí thực hiện các chính sách từ nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện các chương trình, dự án; nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 6. Lập dự toán, phân bổ kinh phí hỗ trợ và quyết toán kinh phí
1. Lập dự toán và phân bổ kinh phí hỗ trợ
a) Căn cứ vào phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân lập kế hoạch triển khai và dự toán chi tiết (có xác nhận của UBND cấp huyện nơi có thực hiện phương án) gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở các chứng từ, bảng kê có ký nhận (đối với khoản chi hỗ trợ trực tiếp cá nhân) thực tế chi phí triển khai, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh cấp Quyết định hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức đại diện nông dân. Quyết định này là căn cứ để chuyển tiền hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức đại diện nông dân.
b) Việc hỗ trợ đối với nông dân: Đối với kinh phí hỗ trợ nông dân mua giống cây trồng vụ đầu tiên trong dự án cánh đồng lớn và kinh phí lưu kho tại doanh nghiệp trong trường hợp Chính phủ thực hiện chủ trương tạm trữ nông sản: Căn cứ hợp đồng (mẫu hợp đồng ở Phụ lục I của Thông tư 62/2013/QĐ-TTg phát triển hợp tác sản xuất tiêu thụ nông sản">15/2014/TT-BNNPTNT), bản sao chứng từ, hóa đơn mua giống cây trồng, thuê kho của doanh nghiệp, biên bản nghiệm thu hợp đồng liên kết và tiêu thụ nông sản được ký giữa doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân với nông dân (có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã việc thực hiện hợp đồng của nông dân), Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện tổng hợp báo cáo, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ cho nông dân gửi các cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Kho bạc Nhà nước huyện (nơi thực hiện dự án cánh đồng lớn).
c) Căn cứ Quyết định hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và lịch cấp tiền hỗ trợ do Kho bạc Nhà nước cấp huyện thông báo, hộ nông dân đến Kho bạc Nhà nước huyện để làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ.
2. Quyết toán kinh phí hỗ trợ:
Việc chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ được thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước.
Hàng năm, căn cứ vào Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn được phê duyệt và kế hoạch triển khai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 7: Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở tài chính và các sở, ngành có liên quan: Hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 62/2013/QĐ-TTg phát triển hợp tác sản xuất tiêu thụ nông sản">15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và quy định này.
b) Tham mưu xây dựng kế hoạch, Dự án cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan xem xét, chấp thuận hoặc không chấp thuận chủ trương xây dựng phương án của doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân đề nghị; tiếp nhận, tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt phương án trước ngày 15/9 (đối với các phương án do UBND tỉnh phê duyệt), như quy định tại Khoản 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư 62/2013/QĐ-TTg phát triển hợp tác sản xuất tiêu thụ nông sản">15/2014/TT-BNNPTNT.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân tham gia cánh đồng lớn, trình HĐND tỉnh phê duyệt.
đ) Chủ trì, phối hợp với địa phương, các cơ quan liên quan hướng dẫn, tư vấn pháp lý cho nông dân, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy trình, thủ tục ký kết hợp đồng, thanh lý hợp đồng hoặc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật.
e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khác tham mưu UBND tỉnh xử lý các tranh chấp, vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa các bên liên kết; kiến nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với các bên vi phạm hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.
f) Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan, các địa phương thực hiện tốt chủ trương khuyến khích dồn điền, đổi thửa; hướng dẫn, tư vấn cho các bên tham gia liên kết thực hiện phương án.
g) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện phương án; báo cáo kết quả theo quy định 06 tháng, 01 năm về Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh. Hàng năm, tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện.
2. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí ngân sách hằng năm để thực hiện các nội dung hỗ trợ chi thường xuyên từ nguồn kinh phí sự nghiệp hằng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định để thực hiện nội dung hỗ trợ.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, quy trình cấp phát vốn cho đối tượng hưởng lợi từ cơ chế, việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị, địa phương và các đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí ngân sách hằng năm để thực hiện các nội dung hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức đại diện của nông dân, hộ nông dân thực hiện việc giao đất hoặc cho thuê đất theo quy định.
Cục trưởng Cục thuế phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xác định miễn tiền sử dụng đất hoặc miễn tiền thuê đất theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 và Khoản 1, Điều 5 Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
5. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan tổ chức xúc tiến thương mại ngành hàng nông sản; xúc tiến đầu tư ngành nông nghiệp; chế biến, xuất khẩu hàng nông sản; triển khai các chương trình tạm trữ nông sản của Chính phủ.
6. Liên minh Hợp tác xã tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tổ chức vận động các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các doanh nghiệp tham gia đầu tư, xây dựng phương án trên địa bàn tỉnh.
7. UBND cấp huyện có trách nhiệm
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Quy định này cho các tổ chức, cá nhân ở địa phương; xây dựng kế hoạch thu hút doanh nghiệp, các tổ chức đầu tư, tham gia xây dựng phương án cánh đồng lớn.
b) Tổ chức rà soát, lập kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn huyện. Hàng năm, trước tháng 9 tổng hợp dự toán chi hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân có hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, trình UBND tỉnh theo quy định.
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp nhận, phê duyệt phương án (đối với các phương án được UBND tỉnh ủy quyền phê duyệt) trên cơ sở có văn bản thẩm định của Sở Nông nghiệp và PTNT.
d) Đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc triển khai thực hiện phương án trên địa bàn huyện, thành phố; phối hợp với các Sở ngành, các đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện các nội dung Quy định.
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn phòng Nông nghiệp và PTNT/phòng Kinh tế, phòng Tài chính - Kế hoạch, các đơn vị liên quan ở cấp huyện và UBND cấp xã tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung Quy định này.
e) Định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
8. UBND cấp xã có trách nhiệm
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Quy định này; vận động nhân dân tích cực tham gia các phương án; phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức thực hiện tốt các nội dung quy định.
b) Lập kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn xã báo cáo UBND cấp huyện trước ngày 15/7 để tổng hợp báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT theo quy định.
c) Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân lập và tổ chức triển khai phương án trên địa bàn xã.
d) Xác nhận việc thực hiện hợp đồng của nông dân để làm căn cứ xem xét hỗ trợ.
9. Trách nhiệm các doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách hỗ trợ công khai cho nhân dân tham gia phương án.
b) Thực hiện đúng các quy định về xây dựng, triển khai thực hiện phương án tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg Thông tư số 62/2013/QĐ-TTg phát triển hợp tác sản xuất tiêu thụ nông sản">15/2014/TT-BNNPTNT và các nội dung trong Quy định này.
c) Tập trung nguồn lực tự có để đầu tư hạ tầng phát triển sản xuất; bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật; nâng cao năng lực trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
d) Thực hiện nghiêm túc và chịu trách nhiệm đối với nội dung Hợp đồng đã ký kết.
đ) Quản lý, sử dụng đất đai, kinh phí được ưu đãi, hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định, có hiệu quả,
10. Đề nghị UBMTTQVN, các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở và các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp tuyên truyền, vận động thực hiện tốt các nội dung tại Quy định này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc; các đơn vị, địa phương phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.