Quyết định 25-TTg

Quyết định 25-TTg năm 1976 về việc tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở các đơn vị cơ sở chính quyền, kinh tế, sự nghiệp do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.

Nội dung toàn văn Quyết định 25-TTg tổ chức Ban thanh tra nhân dân các đơn vị cơ sở chính quyền, kinh tế, sự nghiệp


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 25-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 1976 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC TỔ CHỨC BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở CÁC ĐƠN VỊ CƠ SỞ CHÍNH QUYỀN, KINH TẾ, SỰ NGHIỆP

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ vào Nghị quyết số 164-CP ngày 31-8-1970 của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cường công tác thanh tra và chấn chỉnh hệ thống thanh tra của Chính phủ;
Căn cứ vào Nghị định số 172-CP ngày 01-11-1973 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ;
Để kết hợp chặt chẽ giữa ban kiểm tra của quần chúng nhân dân với thanh tra của Chính phủ và tạo điều kiện cho nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ tập thể của mình trong việc kiểm tra,  giám sát các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, các hợp tác xã và nhân dân trong việc quản lý kinh tế, văn hóa xã hội, trật tự, đời sống, v.v...;
Theo đề nghị của ông Chủ nhiệm Ủy ban thanh tra của Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. – Nay cho phép các đơn vị cơ sở : chính quyền, kinh tế, sự nghiệp được tổ chức lực lượng thanh tra của quần chúng gọi là Ban thanh tra nhân dân.

Ban thanh tra nhân dân do chính quyền cơ sở hoặc thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp cơ sở trực tiếp tổ chức và chỉ đạo, Ủy ban thanh tra hướng dẫn về nghiệp vụ.

Điều 2. – Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giúp chính quyền cơ sở và thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp động viên rộng rãi nhân dân và cán bộ, công nhân viên trong đơn vị cơ sở đó thường xuyên làm những công việc sau đây:

a) Kiểm tra mọi người thuộc đơn vị cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với đơn vị đó; trong việc chấp hành các chính sách của Đảng, kế hoạch và luật pháp của Nhà nước, nội quy của đơn vị để kịp thời phát hiện và bài trừ các hiện tượng tiêu cực nhằm góp phần thúc đẩy hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước và xây dựng đơn vị vững mạnh;

b) Tham gia góp ý kiến với chính quyền cơ sở hoặc thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp trong việc xét, giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo hoặc các kiến nghị, thỉnh cầu của nhân dân thuộc trách nhiệm đơn vị mình giải quyết.

Điều 3. –  Ban thanh tra nhân dân có những quyền hạn sau đây:

a) Được yêu cầu cán bộ, công nhân viên hoặc các tổ chức thuộc đơn vị cơ sở cung cấp tài liệu tình hình có liên quan đến việc thanh tra; được trực tiếp gặp riêng cá nhân hoặc tập thể quần chúng trong đơn vị cơ sở để tìm hiểu, trao đổi về các vấn đề định thanh tra; khi gặp các việc vi phạm, có quyền lập biên bản;

b) Được quyền kết luận rõ đúng, sai về những vấn đề đã thành tra và kiến nghị với chính quyền cơ sở hoặc thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp biện pháp giải quyết để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm;

c) Nếu thấy chính quyền cơ sở hoặc thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp có việc làm chưa đúng thì yêu cầu xem xét giải quyết lại;

d) Được báo cáo trực tiếp mọi việc làm của mình với Ủy ban thanh tra cấp trên trực tiếp và yêu cầu cơ quan này giúp đỡ khi gặp khó khăn trong công tác;

e) Trưởng, phó Ban thanh tra nhân dân được dự các cuộc họp của chính quyền cơ sở và thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp cơ sở bàn những vấn đề có liên quan đến công tác thanh tra nhân dân.

Điều 4. – Tổ chức và lề lối làm việc của Ban thanh tra nhân dân quy định như sau:

a) Ban thanh tra nhân dân ở các cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước do Đại hội (hoặc đại biểu Đại hội) công nhân, viên chức của cơ quan, xí nghiệp bầu mỗi năm một lần; thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp công nhận;

b) Ban thanh tra nhân dân ở cấp xã và cấp tương đương do Đại hội (hoặc đại biểu Đại hội) nhân dân bầu mỗi năm một lần, Ủy ban hành chính xã hoặc cấp tương đương công nhận;

Trường hợp không họp được Đại hội (hoặc đại biểu Đại hội) thì do các đoàn thể phụ lão, thanh niên, phụ nữ các Ban kiểm soát  hợp tác xã, v.v… đề cử, Ủy ban hành chính cấp cơ sở công nhận

c) Số lượng thành viên của mỗi Ban thanh tra nhân dân có từ 5 đến 15 người;

d) Ban thanh tra nhân dân làm việc theo chế độ tập thể.

Điều 5. – Người được cử vào Ban thanh tra nhân dân phải có điều kiện sau:

a) Gương mẫu tham gia lao động sản xuất, công tác trong cơ quan, xí nghiệp hoặc trong các đoàn thể nhân dân;

b) Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, luật pháp của Nhà nước, nội quy của đơn vị;

c) Có quan hệ tốt với quần chúng, được quần chúng tín nhiệm;

d) Có thái độ khách quan, trung thực khi đánh giá vụ việc;

e) Tự nguyện tham gia công tác thanh tra nhân dân, không hưởng phụ cấp và không thoát ly sản xuất, công tác.

Điều 6. – Chi phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân phải tiết kiệm; ở xã và cấp tương đương do ngân sách địa phương đài thọ; ở các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước do thủ trưởng đơn vị trích kinh phí hành chính để đài thọ.

Điều 7. – Thành viên Ban thanh tra nhân dân có nhiều thành tích thì được khen thưởng theo chế độ chung. Nếu có lỗi sẽ bị xử lý theo chế độ chung.

Chính quyền cơ sở hoặc thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp phải tạo điều kiện thuận lợi cho Ban thanh tra nhân dân làm việc tốt; không điều trưởng, phó Ban thanh tra nhân dân đang trong nhiệm kỳ đi nơi khác; trường hợp cần thiết điều đi, phải có sự thỏa thuận của Ủy ban thanh tra cấp trên trực tiếp.

Điều 8. –  Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành quyết định.

Yêu cầu các cơ quan trung ương của các đòan thể nhân dân chỉ thị cho các tổ chức thuộc quyền phối hợp trong việc thi hành quyết định này.

 

 

K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG





Nguyễn Duy Trinh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 25-TTg

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu25-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/01/1976
Ngày hiệu lực24/01/1976
Ngày công báo15/01/1976
Số công báoSố 1
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Quyết định 25-TTg tổ chức Ban thanh tra nhân dân các đơn vị cơ sở chính quyền, kinh tế, sự nghiệp


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 25-TTg tổ chức Ban thanh tra nhân dân các đơn vị cơ sở chính quyền, kinh tế, sự nghiệp
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu25-TTg
                Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                Người kýNguyễn Duy Trinh
                Ngày ban hành09/01/1976
                Ngày hiệu lực24/01/1976
                Ngày công báo15/01/1976
                Số công báoSố 1
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 25-TTg tổ chức Ban thanh tra nhân dân các đơn vị cơ sở chính quyền, kinh tế, sự nghiệp

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 25-TTg tổ chức Ban thanh tra nhân dân các đơn vị cơ sở chính quyền, kinh tế, sự nghiệp

                      • 09/01/1976

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 15/01/1976

                        Văn bản được đăng công báo

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 24/01/1976

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực