Quyết định 2538/QĐ-UBND

Quyết định 2538/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Nội dung toàn văn Quyết định 2538/QĐ-UBND 2018 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vũng Tàu 2025 2030


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2538/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 11 tháng 9 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của HĐND tỉnh về việc thông qua “Quy hoạch tng thphát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 38/TTr-SKHĐT ngày 27 tháng 8 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển du lịch chất lượng cao góp phần thực hiện sự chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế của tỉnh; đóng góp quan trọng vào phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ và nâng cao vị thế du lịch Việt Nam.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Khách du lịch có lưu trú: Phấn đấu đến năm 2025, đón khoảng 8,6 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế đạt 1,4 triệu lượt khách), tốc độ tăng trưởng trung bình là 11 - 13%/năm. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 17 triệu lượt khách có lưu trú (trong đó khách quốc tế đạt 4 triệu lượt), tốc độ tăng trưởng trung bình là 12 - 14%/năm

- Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2025 đạt 31.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn đến 2025 khoảng 30 - 35%/năm. Phấn đấu đến năm 2030 đạt gần 102.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 20 - 25%/năm.

- Slượng buồng lưu trú: Đến năm 2025, số lượng buồng lưu trú đạt chuẩn cần có là 16.000 buồng; năm 2030 là 20.000 buồng, trong đó tỷ lệ buồng chất lượng cao chiếm khoảng 35%.

- Lao động: Đến năm 2025, tạo được 38.000 việc làm, trong đó khoảng 10.000 lao động trực tiếp; năm 2030 tạo được hơn 45.000 việc làm, trong đó có khoảng 15.000 lao động trực tiếp.

- Phát triển du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; gắn hoạt động du lịch với mục tiêu gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, sinh thái và bảo vệ môi trường.

- Gắn phát triển du lịch với mục tiêu đảm bảo trật tự, an toàn xã hội góp phần ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh đặc biệt đối với vùng biển và ven biển.

2. Các định hướng phát triển chủ yếu

a) Định hướng phát triển thị trường khách du lịch

- Khách du lịch quốc tế: Tập trung khai thác mạnh thị trường chính như: Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Chú trọng khai thác các thị trường truyền thống và thị trường có tiềm năng về khách du lịch như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia. Duy trì khai thác thị trường truyền thống như: Các nước Đông Âu chú trọng thị trường Nga và các nước SNG, Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Úc. Mở rộng thị trường mới nổi có số lượng khách tăng như: n Độ, khu vực Trung Đông...

- Khách du lịch nội địa: Tập trung ưu tiên khai thác khách du lịch là dân cư, cán bộ, công nhân viên từ các trung tâm du lịch, đô thị, trong vùng như: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa, Thủ Dầu Một, chú trọng khai thác thị trường công nhân viên tại các khu công nghiệp, nhà máy, công ty.

- Tập trung khai thác nguồn khách du lịch tại các khu vực liền kề như: Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ.

- Tích cực khai thác nguồn khách các vùng, các tỉnh phía Bắc; trong đó chú trọng thị trường khách du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, nghỉ cuối tuần và du lịch mua sắm.

b) Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

* Sản phẩm du lịch nghỉ dưng biển, đảo; sản phẩm du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe; sản phẩm du lịch gắn liền với các dịch vụ vui chơi giải trí:

- Đối với các khu du lịch biển Vũng Tàu là các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng bin và các sản phẩm du lịch chất lượng cao ở khu vực ven biển.

- Đối với huyện Long Điền và Đất Đỏ: Khu vực phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển tại các bãi biển Long Hải, Phước Hải, Lộc An.

- Đối với huyện Xuyên Mộc: Ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển đạt đẳng cấp quốc tế gắn liền với cơ sở lưu trú, dịch vụ bổ sung đạt chất lượng cao để thu hút khách có mức chi tiêu cao, tập trung tại: Hồ Linh, Hồ Cốc, Hồ Tràm.

- Đối với sản phẩm du lịch biển tại Côn Đảo: Ưu tiên phát triển du lịch trải nghiệm đặc trưng du lịch Côn Đảo gắn liền với khám phá thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái biển tại các đảo.

- Phát triển các loại hình dịch vụ du lịch liên quan đến suối khoáng nóng tại Bình Châu. Hình thành các trung tâm cung cấp dịch vụ về thẩm mỹ, trung tâm thể thao, thể hình để cung cấp cho khách du lịch tại các khu vực thành phố Vũng Tàu và huyện Xuyên Mộc.

- Phát triển các công trình vui chơi giải trí cao cấp mang tầm quốc tế như: sân Golf, dịch vụ casino, vui chơi có thưởng, thể thao tại các khu du lịch trên địa bàn huyện Xuyên Mộc. Phát triển khu vui chơi trí gắn liền với tài nguyên biển: lướt ván, thuyền buồm, câu lạc bộ diều, giải golf, câu lạc bộ cờ quốc tế, câu lạc bộ thợ lặn, thám hiểm phục vụ khách du lịch tại thành phố Vũng Tàu, Núi Dinh (thành phố Bà Rịa).

- Phát triển các loại hình vui chơi giải trí cảm giác mạnh như: lặn biển ngắm san hô, leo núi; thám hiểm hệ sinh thái bin đảo tại huyện Côn Đảo; Xây dựng công viên giải trí cho khách du lịch tại thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa, huyện Xuyên Mộc và một số công viên giải trí ven bin.

* Sản phẩm du lịch tham quan di tích lịch sử, công trình kiến trúc văn hóa, sản phẩm du lịch gắn liền với tín ngưỡng tâm linh:

- Phát triển trên cơ sở các di tích lịch sử cách mạng qua các thời kỳ kháng chiến và các công trình văn hóa, kiến trúc về đình, chùa như: di tích cấp quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo, Nghĩa Trang hàng Dương, di tích Khu công viên tượng đài và Nhà tưởng niệm nữ anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu tại huyện Đất Đỏ, di tích Núi Dinh, Núi Minh Đạm, Nhà Tròn, địa đạo Long Phước, di tích lịch sử Bia tưởng niệm tàu không số đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Cát - Lộc An, xã Phước Thuận, Xuyên Mộc.

- Phát triển sản phẩm du lịch gắn liền với các điểm chùa, đình, tượng; xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh gắn với du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.

* Du lịch hội nghị, hội thảo (MICE):

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch hội nghị, hội thảo (MICE); tăng cường liên kết giữa việc tổ chức các sự kiện với du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ và phối hợp giữa doanh nghiệp du lịch với các đơn vị tổ chức các sự kiện; tăng cường công tác xúc tiến du lịch hội nghị, hội thảo (MICE). Địa bàn phát triển tập trung vào thành phố Vũng Tàu, huyện Xuyên Mộc nơi tập trung các cơ sở lưu trú có chất lượng cao.

* Sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch lưu trú tại nhà dân (homestay) và du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với công nghệ cao tại Châu Đức, Đất Đỏ, Xuyên Mộc:

- Định hướng sản phẩm gắn liền với việc nghiên cứu hệ sinh thái, khám phá đa dạng sinh học trên cạn, dưới nước và vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn, vùng ven sông, kết hợp tham quan Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, thám hiểm ngắm san hô. Đối tượng khách du lịch là các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, sinh viên từ các trường đại học, cán bộ công nhân viên của các Viện nghiên cứu và các trung tâm bảo tồn từ trong và ngoài nước đến tham quan kết hợp với du lịch.

- Hỗ trợ về kỹ thuật cho cộng đồng tổ chức các dịch vụ cung cấp cho khách như: cung cấp cơ sở lưu trú tại nhà, cung cấp dịch vụ ăn uống, hàng lưu niệm do người dân tự chế biến.

c) Định hướng phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ

* Định hướng tổ chức đô thị, cụm du lịch:

- Thành phố Vũng Tàu và phụ cận (Long Sơn, Gò Găng): Phát triển các sản phẩm du lịch thương mại, công vụ, hội nghị - hội thảo (MICE); nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí gắn liền với tài nguyên biển; du lịch văn hóa gắn liền với di tích lịch sử, công trình kiến trúc văn hóa, danh lam thắng cảnh và tâm linh.

- Cụm du lịch Long Hải - Phước Hải và phụ cận: Phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp; du lịch thể thao biển và núi, thể thao tổng hợp; du lịch làng nghề và du lịch sinh thái.

- Cụm du lịch thành phố Bà Rịa - Núi Dinh và phụ cận (Phú Mỹ, Châu Đức): Phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái và tâm linh gắn với núi Dinh; du lịch vui chơi giải trí; du lịch cộng đồng; du lịch kết hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Cụm du lịch Hồ Tràm - Bình Châu: Phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng gắn liền với biển và sinh thái rừng, du lịch hội nghị - hội thảo (MICE), du lịch gắn với dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, du lịch chữa bệnh và dịch vụ sức khỏe.

- Cụm du lịch huyện Côn Đảo: Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch trên cơ sở các giá trị đặc trưng của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên Côn Đảo. Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch chính như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển; tham quan đảo; trải nghiệm di sản thiên nhiên và tìm hiu giá trị lịch sử - văn hóa - tâm linh.

* Định hướng các tuyến, điểm du lịch: Hệ thống tuyến du lịch khai thác là tuyến du lịch quốc gia, tuyến du lịch liên vùng và nội vùng, tuyến du lịch nội tỉnh, cụ thể:

- Tuyến du lịch quốc gia, liên vùng và nội vùng du lịch: Tuyến du lịch quốc gia khai thác trên địa bàn gắn với hệ thống đường hàng không, đường bộ và đường thủy kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp với các điểm khác trong và ngoài nước như:

+ Tuyến du lịch hàng không sân bay Côn Đảo - Tân Sơn Nhất với các sân bay trong và ngoài nước.

+ Tuyến du lịch đường bộ theo quốc lộ 51, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Dây - Long Thành, nối tiếp quốc lộ 1, 13, 22, 14, 20, 50, đường sắt nhằm khai thác thị trường khách du lịch từ thị trường quốc tế Campuchia, trung tâm du lịch vùng Đông Nam bộ và các vùng du lịch. Theo quốc lộ 55 khai thác thị trường khách vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Tuyến du lịch đường thủy qua cảng biển Cái Mép - Thị Vải khai thác thị trường khách du lịch tàu biển quốc tế và các vùng du lịch.

+ Tuyến du lịch đường thủy từ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến Côn Đảo bằng tàu cao tốc.

- Tuyến du lịch nội tỉnh:

+ Tuyến du lịch chính: Là hệ thống tuyến du lịch nối đô thị du lịch Vũng Tàu đến các cụm, khu điểm du lịch trên địa bàn. Bao gồm các tuyến sau:

(i) Đô thị du lịch Vũng Tàu - Khu du lịch quốc gia Côn Đảo.

(ii) Đô thị du lịch Vũng Tàu - Khu du lịch Long Hải - Phước Hải - Xuyên Mộc.

(iii) Đô thị du lịch Vũng Tàu - Núi Dinh - Thị Vải.

+ Tuyến du lịch phụ trợ: Được xác định từ các điểm du lịch của các không gian du lịch kết nối với nhau.

d) Định hướng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển du lịch

* Định hướng nhu cầu sử dụng diện tích đất cho đô thị du lịch, các khu du lịch quốc gia: Định hướng nhu cầu sử dụng đất cho đô thị du lịch và khu du lịch quốc gia đã xác định theo Quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, căn cứ vào hiện trạng quỹ đất và Quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt đến năm 2020 là:

- Phát triển du lịch tại thành phố Vũng Tàu: Quỹ đất của đô thị gắn kết với phát triển thành phố Vũng Tàu khoảng trên 15.000ha, trong đó quỹ đất cho các khu du lịch tập trung cho ven biển khoảng 1.600ha.

- Khu du lịch quốc gia Long Hải - Phước Hải: Dự kiến nhu cầu sử dụng đất cho phát triển du lịch trên địa bàn có liên quan đến phát triển du lịch khoảng 1.100 ha, trong đó nhu cầu đất phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 500ha và đất tham quan là 200ha, định hướng tổng nhu cầu đất phát triển du lịch là 700ha.

- Khu du lịch quốc gia Côn Đo: Căn cứ Quyết định 870/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến nhu cầu sử dụng đất có liên quan đến phát triển du lịch là 1.000ha, trong đó tổng diện tích sử dụng đất cho đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là 380ha và đất cho tham quan và mục đích khác là 100ha, định hướng tng nhu cầu phát triển dịch vụ du lịch tại khu du lịch là 480ha.

- Khu du lịch quốc gia Hồ Tràm - Bình Châu: Căn cứ quỹ đất được xác định trong Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, quỹ đất dành cho phát triển du lịch khu vực trên 5.000ha, trong đó đất cho phát triển du lịch cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch khoảng 760ha và đất tham quan là 200ha, tổng nhu cầu đất phát triển trực tiếp cho du lịch 860ha.

* Định hướng đất cho các dự án khác: Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm căn cứ sử dụng đất cho từng dự án và từng khu vực. Căn cứ vào các dự án đầu tư đã được phê duyệt báo cáo khả thi đến thời điểm hiện tại làm định hướng cho từng dự án cụ thể.

3. Danh mục các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư

- Ưu tiên đầu tư phát triển 01 đô thị du lịch (Vũng Tàu), 02 khu du lịch quốc gia (Côn Đảo, Long Hải - Phước Hải), sản phẩm du lịch biển, đảo và dịch vụ vui chơi giải trí.

- Ưu tiên đầu tư 04 chương trình phát triển du lịch, gồm: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch vùng; bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên và phát triển hạ tầng du lịch then chốt.

(Chi tiết theo Phụ lục đính kèm)

4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Giải pháp về vốn đầu tư phát triển du lịch

- Ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách cho phát triển du lịch, trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương tập trung cho phát triển hạ tầng du lịch và ngân sách địa phương tập trung cho một số lĩnh vực khác như nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá và phát triển sản phẩm tại các khu du lịch quốc gia, các sản phẩm du lịch bin.

- Triển khai quy hoạch chi tiết một số dự án để kêu gọi các nhà đầu tư.

- Cải thiện môi trường đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch.

- Giải pháp huy động vốn:

+ Vận động nguồn lực tài chính trong nhân dân, tiềm lực tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước.

+ Mở rộng, đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.

+ Thu hút vốn các doanh nghiệp hoặc xã hội hóa vốn đầu tư cho các sản phẩm dịch vụ du lịch, trong đó ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các khu dịch vụ vui chơi giải trí tập trung, có quy mô, tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

+ Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút và có cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

+ Tăng cường thực hiện xã hội hóa nguồn vốn đầu tư về bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa.

+ Tạo diễn đàn đối thoại các bên có liên quan đến các giai đoạn đầu tư của dự án phát triển du lịch để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia các dự án phát triển du lịch.

b) Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển du lịch

- Triển khai thực hiện tối đa, nhanh nhất các chính sách ưu đãi phát triển du lịch do Trung ương ban hành trên tinh thần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kịp thời cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

- Cơ chế hợp tác các địa phương và các doanh nghiệp.

- Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách về khai thác thị trường du lịch.

- Kiến nghị và đề xuất với Chính phủ và các cơ quan hữu quan nghiên cứu và xây dựng lộ trình miễn thị thực xuất nhập cnh đối với khách du lịch quốc tế đi theo tuyến du lịch tàu biển cho tất cả khách du lịch.

- Chính sách xã hội hóa cho phát triển du lịch

- Chính sách phát triển du lịch gắn liền với bảo tồn, bảo vệ tài nguyên môi trường.

c) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng lộ trình đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp theo yêu cầu dự báo quy hoạch qua từng giai đoạn kcả lao động gián tiếp ngoài xã hội.

- Nâng cao chất lượng lao động của các bộ phn kỹ thuật của nhà hàng, lưu trú, trung tâm xúc tiến, trung tâm hỗ trợ khách du lịch.

- Phối hợp với các bên có liên quan để rà soát nội dung và chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn.

- Nâng cao cht lượng dạy và học tại một số trường đào tạo và bồi dưỡng liên quan đến nghiệp vụ du lịch đóng trên địa bàn.

d) Giải pháp về xúc tiến và quảng bá du lịch

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch xúc tiến quảng bá từng giai đoạn và phân công cụ thể có các bên liên quan kể cả các đơn vị ngoài ngành du lịch trên địa bàn.

- Xây dựng dữ liệu tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch có trên địa bàn để phục vụ xúc tiến và quảng bá du lịch của tỉnh.

- Cử các đoàn cán bộ có trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ du lịch tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.

- Xã hội hóa trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch nhằm huy động nguồn lực trong và ngoài nước, tập thể và cá nhân để nâng cao hình ảnh du lịch.

- Xây dựng một số ấn phẩm quảng cáo về tiềm năng du lịch dưới các hình thức khác nhau, bằng nhiều ngôn ngữ.

- Ưu tiên ngân sách cho xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch của tỉnh.

- Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các Trung tâm hoặc các bộ phận hỗ trợ khách du lịch tại các huyện, thành phố.

đ) Tổ chức quản lý quy hoạch và quản lý kinh doanh

- Tổ chức công bố, công khai quy hoạch đến mọi tầng lớp xã hội.

- Xây dựng và ban hành chương trình phát triển du lịch nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển du lịch, danh mục và lộ trình triển khai thực hiện.

- Định hướng và phát triển một số doanh nghiệp, loại hình dịch vụ mang điểm nhấn, đầu tàu cho các doanh nghiệp du lịch địa phương, trong đó chú trọng doanh nghiệp lhành quốc tế, cơ sở lưu trú chất lượng cao, điểm dịch vụ vui chơi giải trí.

- Các giải pháp tăng cường, thúc đẩy phát triển du lịch thông qua nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch, tăng cường hỗ trợ của nhà nước cho phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm an ninh, an toàn để thu hút khách: hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch.

e) Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế về du lịch

- Ứng dụng khoa học công nghệ trong du lịch, ứng dụng trong thống kê dliệu du lịch; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; ứng dụng khoa học công nghệ GIS, RS trong kiểm kê, đánh giá và phân loại tài nguyên, lĩnh vực sản phẩm và thị trường khách du lịch quốc tế và trong nước.

- Hợp tác quốc tế về phát triển du lịch: Mở rộng và đa dạng hóa loại hình hợp tác, lĩnh vực hợp tác để phục vụ cho việc tìm kiếm thị trường khách.

g) Hợp tác liên kết vùng

- Chú trọng liên kết với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Hợp tác, liên kết và trao đổi kinh nghiệm xây dựng, ban hành cơ chế chính sách phát triển du lịch; liên kết xúc tiến quảng bá thị trường du lịch; xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.

h) Giải pháp phát triển thị trường, sản phẩm và mô hình kinh doanh du lịch

- Xây dựng chiến lược quảng bá du lịch và triển khai chiến lược xúc tiến quảng bá tại các thị trường truyền thống. Xây dựng hệ thống các công ty, hãng lữ hành mạnh và có năng lực trong việc thu hút khách du lịch, trong đó chú trọng các hãng lữ hành quốc tế.

- Tăng cường phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao tại các cụm du lịch, đặc biệt chú trọng tại các khu du lịch quốc gia, đô thị du lịch Vũng Tàu. Xây dựng các khu dịch vụ vui chơi giải trí tập trung, có quy mô, tầm cỡ đthu hút rộng rãi khách du lịch. Xây dựng sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên du lịch đường sông, hồ và các khu du lịch sinh thái. Xây dựng thương hiệu: “Du lịch biển” thành sản phẩm đặc trưng cho du lịch của địa phương.

- Phát triển mô hình du lịch lưu trú tại nhà dân (homestay): tập trung các khu vực nông thôn, khu vực làng chài có tiềm năng tài nguyên, sinh hoạt cộng đồng, làng nghề truyền thống hoặc gần các điểm tài nguyên du lịch khác, các di tích lịch sử như tại các phường, xã trên địa bàn thị xã Phú Mỹ (vùng nông nghiệp, làng nghề); huyện Xuyên Mộc (làng chài, khu bảo tồn, núi); huyện Côn Đảo, khu du lịch quốc gia Long Hải - Phước Hải (làng chài truyền thống). Sản phẩm du lịch được tạo ra là lưu trú, sinh hoạt tại nhà dân; các món ăn truyền thống gắn liền với địa phương, tham quan làng nghề.

- Phát triển mô hình du lịch sinh thái biển, rừng: xây dựng tại các khu bảo tồn, Vườn quốc gia Côn Đảo, núi Minh Đạm, núi Dinh, khu vực ven biên, đảo, rừng ngập mặn. Sản phẩm du lịch là hệ sinh thái cho các khách du lịch chuyên nghiên cứu về hệ sinh thái, các đoàn khách thám hiểm hệ sinh thái.

k) Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường

- Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường: ng dụng khoa học công nghệ để quản lý tài nguyên và môi trường trong kiểm kê tài nguyên du lịch, trong việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất, đánh giá phân loại rừng, cảnh báo vùng ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch.

- Sử dụng các vật liệu, trang thiết bị ít tác động đến môi trường trong hoạt động đầu tư và kinh doanh du lịch.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động làm công tác quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, du khách và cộng đồng đối với bảo vệ tài nguyên và môi trường. Xây dựng các biển báo thông tin diễn giải thiên nhiên.

- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hiện tượng gây ô nhiễm trong hoạt động đầu tư và kinh doanh du lịch.

- Vận động và thu hút vốn đầu tư cho các dự án trong lĩnh vực môi trường du lịch hoặc tại các khu du lịch.

l) Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

- Đầu tư xây dựng cảng chuyên dùng đón khách tàu biển quốc tế và khu dịch vụ phục vụ khách du lịch.

- Ưu tiên đầu tư hệ thống cảng và tàu khách kết nối với Côn Đảo, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư tàu khách chất lượng cao kết nối thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, Vũng Tàu - Côn Đảo.

- Phát triển hệ thống giao thông chất lượng cao kết nối khu du lịch quốc gia Long Hải - Phước Hải, Hồ Tràm - Bình Châu.

- Phát triển hệ thống đường giao thông nội khu tại các khu du lịch như: Khu du lịch quốc gia Côn Đảo; khu vực Hồ Tràm; Khu du lịch Long Hải - Phước Hải; khu du lịch Núi Dinh.

- Đầu tư xây dựng cơ sở thu gom, xử lý nước thải tại các khu du lịch biển đảo, trước mắt tập trung khu du lịch ven biển và khu du lịch quốc gia Côn Đảo.

- Có chính sách đầu tư để khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông kết nối giữa các khu du lịch, cơ sở thu gom, xử lý chất thải.

n) Các giải pháp giảm thiểu và thích ứng đối với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong phát triển du lịch

- Lập quy hoạch ven biển xác định vùng ảnh hưởng trong từng giai đoạn để xác định hành lang an toàn, tránh các địa điểm xói lở bờ biển và sạt lở đất.

- Các dự án mới về phát triển du lịch cần tính đến hệ quả của nước biển dâng. Tính toán thiết kế công trình và cơ sở hạ tng phục vụ du lịch phải tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực du lịch trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đi khí hậu; tiến tới thực hiện, lồng ghép các phương án thích ứng với biến đổi khí hậu trong các quy hoạch cấp vùng và tỉnh.

m) Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng

- Phối hợp với Bộ tư lệnh Quân khu 7 trong quá trình thực hiện các quy hoạch cụ thể, các dự án đầu tư để bảo đảm phát triển du lịch gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia.

- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa ngành Du lịch, chính quyền địa phương với ngành Công an theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL ngày 22/7/2009 giữa Bộ công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về hướng dẫn phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong hoạt động du lịch.

- Phối hợp và trao đổi thường xuyên với các ngành Ngoại giao, Bộ đội Biên phòng, Quân khu 7 về định hướng không gian và khai thác tài nguyên biển cho phát triển du lịch.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch.

5. Kinh phí thực hiện

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 70.000 tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn ngân sách chiếm khoảng 7%, việc bố trí sẽ căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm.

- Vốn ngoài ngân sách chiếm khoảng 93%.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Sở Du lịch

a) Tham mưu UBND tỉnh kế hoạch triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, các khu du lịch quốc gia, đô thị du lịch và hoạch định phát triển dự án du lịch tại các cụm du lịch trên địa bàn.

b) Tham mưu UBND tỉnh đề xuất trình Chính phủ bổ sung khu vực Hồ Tràm - Bình Châu vào danh mục các khu vực có tiềm năng phát triển thành khu vực quốc gia.

c) Chủ động phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong mọi hoạt động du lịch.

d) Chủ trì các hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp du lịch, các địa phương.

đ) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động phát triển du lịch cho các giai đoạn 5 năm phù hợp định hướng Quy hoạch.

e) Tiến hành sơ kết, tổng kết và đề xuất các chính sách, giải pháp thực hiện điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với thực tế.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu, đề xuất bố trí nguồn vốn đầu tư ngân sách cho các dự án đầu tư của nhà nước và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Sở Tài chính: Phi hp với cơ quan thuế, hải quan triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách về tài chính, thuế, hải quan; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, btrí vốn triển khai thực hiện Quy hoạch trong khả năng ngân sách.

4. Sở Giao thông vận tải: Thực hiện nội dung liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng giao thông du lịch. Lồng ghép nội dung phát triển hạ tầng giao thông phục vụ phát triển du lịch vào trong các quy hoạch ngành giao thông.

5. Sở Xây dựng

- Thực hiện nội dung liên quan đến quản lý xây dựng trên địa bàn, cập nhật nội dung xây dựng các khu, điểm du lịch vào các quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng.

- Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn sử dụng đất trong quá trình thẩm định phê duyệt Quy hoạch chi tiết của các dự án đầu tư du lịch nhằm đảm bảo giành một phần quỹ đất của dự án để thiết kế xây dựng các khu dịch vụ phụ trợ, tạo ra sản phẩm du lịch mới.

6. Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Triển khai hiệu quả việc sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm nội địa phục vụ mục đích phát triển du lịch mua sắm, đặc biệt coi trọng sự phát triển bền vững của các làng nghề.

7. Sở Tài nguyên và Môi trưng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế: Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đgiành quỹ đất cho hoạt động du lịch; bảo vệ môi trường du lịch, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến du lịch; kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm;...

8. Sở Ngoại vụ, Công an tính và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Kiến nghị với các Bộ có liên quan về thủ tục xuất nhập cảnh đường biển; đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách trên địa bàn.

9. Sở Văn hóa và Thể thao

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án chuyên ngành văn hóa, thể thao phù hợp với định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch bảo tồn các di tích lịch sử, danh thắng tại các khu vực phát triển du lịch và giao trách nhiệm cho các địa phương, các chủ doanh nghiệp tổ chức thực hiện.

10. Sở Khoa học và Công nghệ: Định hướng và triển khai các hoạt động nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ trong quản lý và kinh doanh du lịch, đặc biệt nghiên cứu áp dụng công nghệ trong quản lý sức chứa và cảnh báo quá tải khách du lịch vào thời gian cao điểm.

11. Các sở, ban, ngành khác của tỉnh: Căn cứ chức năng nhiệm vụ của ngành, phối hợp với Sở Du lịch trong việc thực hiện các chương trình dự án của ngành gắn với hoạt động du lịch. Tích cực lồng ghép các chương trình dự án của ngành mình với du lịch để tháo gnhững khó khăn trong việc huy động vn đầu tư. Các cơ quan truyền thông của tỉnh căn cứ nhiệm vụ, chức năng liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền du lịch xúc tiến qung bá tiềm năng và cơ hội phát triển du lịch vùng cũng như nâng cao nhận thức về du lịch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản);
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBMTTQ t
nh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các cơ quan hội, đoàn thể cấp tỉnh;
- Đài phát thanh truyền hình t
nh;
- Báo Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Trung tâm Công báo tỉnh;

- Lưu: VT, TH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Long

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 2538/QĐ-UBND ngày 11/9/2018 của UBND tỉnh)

TT

Tên dự án

Giai đoạn thực hiện

Đến 2025

2026-2030

A

Các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển du lịch

 

 

1

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

2

Đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

3

Đầu tư cho công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

B

Các dự án ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch

 

 

B.1

Đô thị du lịch Vũng Tàu

 

 

1

Tổ hợp dịch vụ cao ốc văn phòng, căn hộ du lịch cao cấp và khách sạn 5 sao OSC-Duxton (Khách sạn Hilton)

Hoàn thành

 

2

Khu Thủy Cung thuộc dự án Cáp Treo Vũng Tàu

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

3

Làng du lịch Chí Linh

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

4

Chợ đêm tại Bãi Sau, Vũng Tàu

Hoàn thành

 

5

Tổ hợp du lịch DIC Star

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

6

Dự án Paradise

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

7

Khu du lịch giải trí đa năng Sài Gòn Atlantis Hotel

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

B.2

Cụm du lịch Quốc gia Long Hải - Phước Hải

 

 

1

Khu du lịch biệt thự cao cấp OCeanami

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

2

Khu du lịch Hàng Dương Cantavil

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

3

Khu du lịch Melody of the sea

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

4

Khu du lịch làng chài Lộc An

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

5

Trung tâm đào tạo, thực hành du lịch, nhà hàng khách sạn và thể thao biển

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

6

Khu du lịch Long Hải số 1

Hoàn thành

 

B.3

Cụm du lch núi Dinh -ThVải và ph cn

 

 

1

Khu du lịch Lâm Viên Núi Dinh

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

2

Khu du lịch Thác Hòa Bình

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

3

Khu sinh thái ngập mặn phía Tây Nam thành phố Bà Rịa

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

4

Loại hình du lịch văn hóa, sinh thái, trang trại, nông nghiệp tại Châu Đức

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

B.4

Cụm du lịch Hồ Tràm- Bình Châu

 

 

1

Khu biệt thự Osaka - Hồ Tràm

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

2

KDL sinh thái và nghỉ dưỡng Sài Gòn - Hồ Cc

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

3

Khu du lịch Melia at the Hamton - Hồ Tràm

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

4

The Grand Hồ tràm Strip

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

5

Vườn thú hoang dã Safari

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

B.5

Cụm du lịch quốc gia Côn Đảo

 

 

1

Công viên biển An Hải và khu nghỉ dưỡng biển

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

2

Khu nghỉ dưỡng nhà vườn Cng

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

3

Khu nghỉ dưỡng sinh thái vịnh Đầm Trầu

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

4

Điểm tham quan Bãi Ông Đụng

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

5

Nhà nghỉ sinh thái rừng Sở Ry

Hoàn thành

 

6

Điểm tham quan Hòn Bảy Cạnh

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

7

Khu nghỉ dưỡng sinh thái đảo Hòn Cau

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

8

Khu du lịch tại vịnh Đầm Tre và bán đảo Con Ngựa

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

9

Khu du lịch Poulo Condor

Hoàn thành dự án

 

10

Khu du lịch Việt - Nga

Hoàn thành dự án

 

C

Các dự án phát triển hạ tầng hỗ trợ phát triển du lịch

 

 

1

Các dự án cơ sở hạ tầng kết nối với các đô thị, khu du lịch quốc gia

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

2

Các dự án nội thị, khu điểm du lịch quốc gia Long Hải, Phước Hải, Hồ Tràm - Bình Châu, khu du lịch trọng điểm núi Dinh, núi Thị Vải

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

3

Các dự án tại Côn Đảo

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

4

Dự án cảng du lịch tàu biển

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

Ghi chú: Vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng và tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào khả năng cân đi, huy động vn đầu tư cho từng thời kỳ./.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2538/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2538/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/09/2018
Ngày hiệu lực11/09/2018
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2538/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2538/QĐ-UBND 2018 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vũng Tàu 2025 2030


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2538/QĐ-UBND 2018 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vũng Tàu 2025 2030
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2538/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
                Người kýNguyễn Thành Long
                Ngày ban hành11/09/2018
                Ngày hiệu lực11/09/2018
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật6 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 2538/QĐ-UBND 2018 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vũng Tàu 2025 2030

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 2538/QĐ-UBND 2018 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vũng Tàu 2025 2030

                  • 11/09/2018

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 11/09/2018

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực