Quyết định 260/2002/QĐ-BKH danh mục ngành nghề người nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước đã được thay thế bởi Quyết định 2010/QÐ-BKHÐT công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật 2015 và được áp dụng kể từ ngày 30/12/2015.
Nội dung toàn văn Quyết định 260/2002/QĐ-BKH danh mục ngành nghề người nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 260/2002/QĐ-BKH | Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 260/2002/QĐ-BKH NGÀY 10-5-2002 VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC CÁC NGÀNH NGHỀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC MUA CỔ PHẦN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC.
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 01-11-1995 của Chính phủ, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 51/NĐ-CP ngày 08-7-1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước;
Căn cứ văn bản số 429/CP-ĐMDN ngày 22-4-2002 của Thủ tướng Chính phủ vè việc uỷ quyền công bố danh mục ngành nghề người nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục quy định các ngành nghề người nước ngoài được phép mua cổ phần với mức không quá 30% vốn điều lệ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Việt Nam.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
| Trần Xuân Giá (Đã ký) |
DANH MỤC
CÁC NGÀNH NGHỀ CHO PHÉP NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MUA CỔ PHẨN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CỦA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 260/2002/QĐ-BKH ngày 10-5-2002 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
I- NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP:
1. Trồng cây lương thực, cây công nghiệp (ngoại trừ trồng rừng).
2. Chăn nuôi (kể cả nuôi trồng thuỷ sản).
3. Các hoạt động hỗ trợ trồng trọt và chăn nuôi.
4. Dịch vụ thuỷ sản.
II- CÔNG NGHIỆP, CHẾ BIẾN
1. Sản xuất chế biến thực phẩm và đồ uống.
2. Sản xuất, chế biến hàng nông, lâm sản; chế biến hải sản.
3. Sản xuất, chế biến, bảo quản thịt, thuỷ sản, rau quả.
4. Xay xát, sản xuất bột và sản xuất thức ăn gia súc.
5. Sản xuất thực phẩm khác.
6. Sản xuất đồ uống (trừ sản xuất đồ uống có cồn).
7. Sản xuất sợi, dệt vải và hoàn thiện các sản phẩm dệt.
8. Sản xuất hàng dệt khác.
9. Sản xuất hàng đan, móc.
10. Sản xuất may trang phục, thuộc và nhuộm da lông thú.
11. Thuộc sơ chế da, sản xuất va ly túi xách, yên đệm, và giày dép.
12. Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy.
13. Sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất (trừ hoá chất độc hại).
14. Sản xuất các sản phẩm từ cao su và Plastic.
15. Sản xuát thuỷ tinh, các sản phẩm từ thuỷ tinh, gốm sứ, vật liệu xây dựng,
16. Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.
17. Sản xuất, bảo dưỡng máy móc, thiết bị.
18. Sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính.
19. Sản xuất máy móc và thiết bị điện.
20. Sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác, dụng cụ quang học và đồng hồ các loại.
21. Sản xuất phương tiện vận tải.
22. Sản xuất giường, tủ, bàn ghế, sản xuất các sản phẩm khác.
23. Xây dựng.
24. Dịch vụ sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình.
III- DU LỊCH KHÁCH SẠN VÀ NHÀ HÀNG
1. Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng
IV- VẬN TẢI, KHO BÃI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
1. Vận tải đường bộ, đường ống.
2. Sản xuất thiết bị viễn thông.
V- HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ; Y TẾ, GIÁO DỤC
1. Sản xuất và các dịch vụ tư vấn phần mềm máy tính.
2. Sản xuất, sửa chữa và các dịch vụ tư vấn phần cứng máy tính.
3. Bệnh viện, phòng khám.
4. Sản xuát đồ dùng, trang thiết bị trường học.