Quyết định 263/1998/QĐ-UB

Quyết định 263/1998/QĐ-UB về Quy định quản lý và hoạt động Quỹ bảo trợ trẻ em trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Quyết định 263/1998/QĐ-UB Quy định quản lý và hoạt động Quỹ bảo trợ trẻ em đã được thay thế bởi Quyết định 302/2002/QĐ-UB quản lý và hoạt động Quỹ Bảo trợ trẻ em và được áp dụng kể từ ngày 26/07/2002.

Nội dung toàn văn Quyết định 263/1998/QĐ-UB Quy định quản lý và hoạt động Quỹ bảo trợ trẻ em


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 263/1998/QĐ-UB

Lào Cai, ngày 05 tháng 10 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21/6/1994;

Căn cứ Nghị định số 118/CP ngày 07/9/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số: 15/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 06/02/1998;

Xét tờ trình số 139/TTr-UB ngày 01/9/1998 của Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh Lào Cai,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản Quy định về quản lý và hoạt động Quỹ bảo trợ trẻ em trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế cho Quyết định số 204/QĐ-UB ngày 13/10/1993 của UBND tỉnh và các quy định khác trái với Quyết định này.

Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh Lào Cai, Giám đốc các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ Quyết định thi hành.

 

 

TM. UBND TỈNH LÀO CAI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Giàng Seo Phử

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quyết định số: 263/1998/QĐ-UB ngày 05/10/1998 của UBND tỉnh Lào Cai)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quỹ bảo trợ trẻ em được thành lập theo Quyết định của UBND cùng cấp, là một tổ chức trực thuộc Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Quỹ được thành lập ở 3 cấp: Tỉnh, Huyện, thị xã và Xã, phường, thị trấn; Quỹ bảo trợ trẻ em cấp nào do Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em cấp đó quản lý.

Điều 2. Quỹ bảo trợ trẻ em Lào Cai hoạt động theo Luật pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và theo nguyên tắc quản lý tài chính hiện hành.

Điều 3. Quỹ có mục đích hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu chương trình hành động vì trẻ em của tỉnh, trong đó ưu tiên các vùng miền núi và các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Điều 4. Quỹ bảo trợ trẻ em cấp tỉnh và huyện, thị xã được sử dụng con dấu của Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em và có tài khoản riêng tại Kho bạc; Quỹ bảo trợ trẻ em cấp xã, phường được sử dụng con dấu của UBND xã, phường và có tài khoản riêng tại Kho bạc.

Chương II

MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM

Điều 5. Quỹ bảo trợ trẻ em hoạt động theo 5 chương trình:

1. Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ.

2. Phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật.

3. Phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng.

4. Học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học, học giỏi.

5. Xây dựng Trung tâm vui chơi, giải trí.

Điều 6. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc tự đảm bảo kinh phí bằng các hình thức huy động các nguồn thu của quỹ:

- Các khoản đóng góp bằng tiền và hiện vật của các cơ quan Nhà nước, đoàn thể có nguồn thu tự có, tổ chức kinh tế, văn hóa, các tổ chức từ thiện, tổ chức nhân đạo và các tổ chức xã hội khác, của cá nhân trong và ngoài nước, viện trợ Quốc tế.

- Các khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm, tiền mua tín phiếu, trái phiếu Kho bạc Nhà nước.

- Khoản hỗ trợ của ngân sách Nhà nước theo Luật định trong những trường hợp cụ thể.

- Các khoản thu khác.

Điều 7. Quỹ bảo trợ trẻ em được sử dụng để chi cho các nội dung sau:

a) 85% tổng số thu được dành để chi trực tiếp cho trẻ em như: Chi hỗ trợ trẻ em nghèo bị suy dinh dưỡng; Hỗ trợ trẻ em nghèo vượt khó học giỏi; Hỗ trợ trẻ em lang thang qua mái ấm tình thương; Hỗ trợ trẻ em nghèo vùng thiên tai, bão lụt; Hỗ trợ con gia đình thương binh, liệt sỹ; Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật nhưng nhà nghèo; Hỗ trợ trẻ em nghèo không đến trường học thông qua lớp học tình thương; Hỗ trợ cho trẻ em nghèo bị lợi dụng tình dục được chữa bệnh.

b) 15% tổng số thu (trừ các khoản hỗ trợ có mục đích của ngân sách Nhà nước) dành để chi cho công tác nghiệp vụ, vận động phong trào để huy động cho quỹ, trả lương hợp đồng, chi văn phòng phẩm, hành chính phí, chi khen thưởng cho các tổ chức và cá nhân có công trong cuộc vận động nguồn lực xây dựng quỹ; kể cả chi vốn đối ứng các dự án viện trợ (nếu có).

c) Riêng với các dự án viện trợ của nước ngoài, nội dung chi sẽ thực hiện theo văn bản ký kết.

d) Tất cả các mục chi gián tiếp (mục b nêu trên) tối đa không được vượt dự toán đã được Hội đồng quản lý quỹ bảo trợ trẻ em và Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em (nơi trực tiếp quản lý) đã phê duyệt đầu năm theo định mức chi hiện hành của Nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp.

Chương III

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM

Điều 8. Quỹ bảo trợ trẻ em bao gồm:

- Ban quản lý điều hành quỹ bảo trợ trẻ em.

- Ban vận động xây dựng quỹ bảo trợ trẻ em.

- Hội đồng bảo trợ quỹ bảo trợ trẻ em.

Điều 9. Ban quản lý điều hành Quỹ bảo trợ trẻ em bao gồm: Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán, Thủ quỹ.

- Giám đốc Quỹ bảo trợ trẻ em cấp tỉnh, huyện do đồng chí Chủ nhiệm hoặc Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em làm kiêm nhiệm và do Chủ tịch UBND cùng cấp bổ nhiệm. Phó giám đốc, kế toán, thủ quỹ do Giám đốc Quỹ bảo trợ trẻ em quyết định. Giám đốc Quỹ bảo trợ trẻ em cấp xã, phường do một đổng chí Phó chủ tịch phụ trách văn xã làm kiêm nhiệm.

Điều 10. Ban quản lý điều hành quỹ có quyền và nghĩa vụ sau:

- Đề ra các chủ trương, phương hướng và kế hoạch hoạt động của quỹ trong từng thời gian.

- Chịu trách nhiệm trước UBND cùng cấp, Ban vận động xây dựng quỹ về việc quản lý và sử dụng quỹ.

- Chi phí hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định hoạt động của quỹ.

- Trong thời gian 6 tháng, 1 năm Ban quản lý quỹ báo cáo kết quả hoạt động với UBND cùng cấp để có chủ trương và quyết định những biện pháp hoạt động cụ thể.

Điều 11. Ban vận động Quỹ bảo trợ trẻ em cấp tỉnh, huyện bao gồm: Các thành viên là những người đang công tác trong các ngành thành viên của Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, các nhà hoạt động xã hội tự nguyện tham gia hoạt động xây dựng quỹ bảo trợ trẻ em.

Điều 12. Ban vận động quỹ Bảo trợ trẻ em có trách nhiệm:

- Vận động các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân... đóng góp xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ em.

- Hoạt động theo Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em.

- Giúp đỡ về mọi mặt cho Quỹ bảo trợ trẻ em phát triển.

Điều 13. Hội đồng bảo trợ Quỹ bảo trợ trẻ em là những nhà hoạt động xã hội, những doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân ... có lòng hảo tâm đóng góp, bảo trợ cho Quỹ bảo trợ trẻ em.

Điều 14. Hội đồng Bảo trợ Quỹ bảo trợ trẻ em có quyền và nghĩa vụ sau:

- Hoạt động theo Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em.

- Tham gia vào các chủ trương, phương hướng và kế hoạch hoạt động của Quỹ trong từng thời gian.

- Giúp đỡ mọi mặt cho Quỹ bảo trợ trẻ em phát triển.

Chương IV

PHÂN CẤP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM

Điều 15. UBND quản lý Nhà nước đối với hoạt động Quỹ bảo trợ trẻ em cùng cấp.

Điều 16. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm quản lý trực tiếp đối với hoạt động Quỹ bảo trợ trẻ em, phê duyệt kế hoạch hoạt động và các vấn đề có liên quan khác.

Chương V

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 17. Quỹ bảo trợ trẻ em có sổ vàng danh dự và phiếu ghi nhận công lao của các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp xây dựng quỹ.

Điều 18. Hàng năm Quỹ báo trợ trẻ em khen thưởng những tập thể và cá nhân có nhiều công lao đóng góp xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ em.

Điều 19. Việc sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em trái với mục đích đều bị xử lý theo pháp luật.

Chương VI

ĐIỂU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Giám đốc Quỹ bảo trợ trẻ em, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong quá trình thực hiện nếu thấy có điều gì cần sửa đổi, bổ sung thì báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 263/1998/QĐ-UB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu263/1998/QĐ-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/10/1998
Ngày hiệu lực05/10/1998
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 26/07/2002
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 263/1998/QĐ-UB

Lược đồ Quyết định 263/1998/QĐ-UB Quy định quản lý và hoạt động Quỹ bảo trợ trẻ em


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 263/1998/QĐ-UB Quy định quản lý và hoạt động Quỹ bảo trợ trẻ em
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu263/1998/QĐ-UB
                Cơ quan ban hànhTỉnh Lào Cai
                Người kýGiàng Seo Phử
                Ngày ban hành05/10/1998
                Ngày hiệu lực05/10/1998
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 26/07/2002
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 263/1998/QĐ-UB Quy định quản lý và hoạt động Quỹ bảo trợ trẻ em

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 263/1998/QĐ-UB Quy định quản lý và hoạt động Quỹ bảo trợ trẻ em