Quyết định 27/2002/QĐ-BTCCBCP

Quyết định 27/2002/QĐ-BTCCBCP năm 2002 về phê duyệt Bản Điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn Thể dục Việt Nam do Ban Tổ chức -Cán bộ Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 27/2002/QĐ-BTCCBCP bản điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn thể dục


BAN TỔ CHỨC – CÁN BỘ
CHÍNH PHỦ

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 27/2002/QĐ-BTCCBCP

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BẢN ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI) CỦA LIÊN ĐOÀN THỂ DỤC VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG, TRƯỞNG BAN BAN TỔ CHỨC – CÁN BỘ CHÍNH PHỦ

Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 quy định về quyền lập Hội;

Căn cứ Nghị định 181/CP ngày 9/11/1994 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 158/QĐ-TTg ngày 02/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ủy nhiệm Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ cho phép thành lập Hội;

Xét đề nghị của Chủ tịch Liên đoàn Thể dục Việt Nam và của Vụ trưởng Vụ tổ chức phi chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt bản Điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn Thể dục Việt Nam đã được Đại hội Đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ III thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2001.

Điu 2. Chủ tịch Liên đoàn Thể dục Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lưu: VT,
TCPCP.

KT. BỘ TRƯỞNG, TRƯỞNG BAN
BAN TỔ CHỨC – CÁN BỘ CHÍNH PHỦ
PHÓ TRƯỞNG BAN





Đặng Quốc Tiến

 

ĐIỀU LỆ

LIÊN ĐOÀN THỂ DỤC VIỆT NAM

Chương 1.

TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ

Điều 1.

Tên gọi "Liên đoàn Thể dục Việt Nam”, viết tắt là LĐTDVN.

Tên giao dịch quốc tế: VIET NAM GYMNASTICS FEDERATION (VGF).

Điều 2.

Liên đoàn Thể dục Việt Nam là một tổ chức xã hội tự nguyện của đông đảo cán bộ, huấn luyện viên và những người hâm mộ các môn thể dục, cổ vũ, giúp đỡ các hoạt động của Liên đoàn, nhằm tuyên truyn, vận động, hướng dẫn và tổ chức quần chúng tham gia tp luyện, thi đấu góp phần thúc đẩy phong trào thể dục trong cả nước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng cũng như chất lượng, nhanh chóng nâng cao trình độ và đạt thành tích cao trong các cuộc thi đấu quốc tế.

LĐTDVN hoạt động tuân thủ theo đường lối, chủ trương chính sách về TDTT của Nhà nước, chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban TDTT.

Điều 3.

Liên đoàn Thể dục Việt Nam là một bộ phận của phong trào Olympic quốc gia Việt Nam.

Liên đoàn Thể dục Việt Nam là thành viên chính thức của Liên đoàn Thể dục và Thể hình Quốc tế, bao gồm: Liên đoàn Thể dục Thế giới (FIG), Liên đoàn Thể dục Châu Á (AGU), Liên đoàn Thể dục Đông Nam Á (SEAGCON), Liên đoàn Thể hình Đông Nam Á, Liên đoàn Thể hình Châu Á (ABBF), Liên đoàn Thể hình Thế giới (IFBB).

Điu 4.

Liên đoàn Thể dục Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khon riêng. Trụ sở của Liên đoàn đặt tại Hà Nội.

Điều 5.

Liên đoàn Thể dục Việt Nam có những nhiệm vụ chính sau:

1. Động viên thúc đẩy phong trào tập luyện các môn thể dục trong nhân dân, trước hết là trong lực lượng thanh thiếu niên học sinh.

2. Xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức Liên đoàn ở các địa phương (Liên đoàn các tỉnh, thành, ngành, các câu lạc bộ).

3. Phối hợp với các cơ quan Nhà nước vTDTT trong việc tuyển chọn đội tuyển quốc gia và tuyển trẻ.

4. Phối hợp, hỗ trợ cơ quan Nhà nước, các CLB tổ chức các cuộc thi đấu quốc gia và quốc tế, hội thảo, bồi dưỡng huấn luyện viên, trọng tài.

5. Tìm kiếm nguồn tài trợ, bổ sung cho các cuộc thi đấu (chi phí tổ chức) hỗ trợ phát triển tài năng và hoạt động hành chính của Liên đoàn.

6. Liên đoàn là tổ chức chính thức duy nhất của Việt Nam trong các mối quan hệ với các tổ chức thể dục khu vực, châu lục, thế giới.

Chương 2.

TỔ CHỨC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG

Điều 6. Tổ chức của Liên đoàn Thể dục Việt Nam:

- Ở Trung ương: Liên đoàn Thể dục Việt Nam

- Ở các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sau đây gọi chung là Tỉnh): Liên đoàn Thể dục tỉnh.

Việc thành lập Liên đoàn Thể dục tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Ở cơ sở: Câu lạc bộ.

Điều 7.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn là Đại hội đại biểu toàn quốc. Đại hội họp 5 năm một lần. Trong trường hợp cần thiết có thể họp Đại hội bất thường.

Điều 8.

Đại hội đại biểu toàn quốc Liên đoàn Thể dục Việt Nam:

1. Đại hội đại biểu toàn quốc Liên đoàn Thể dục Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Liên đoàn. Số lượng, thành phần đại biểu dự Đại hội đại biểu Toàn quốc do Ban chấp hành Liên đoàn quy định.

2. Nhiệm vụ của Đại hội:

- Thảo luận báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động mới của Liên đoàn.

- Quyết định phương thức nhiệm vụ, mục tiêu, biện pháp công tác của Liên đoàn nhằm phát triển phong trào.

- Thảo luận góp ý kiến vào báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra Liên đoàn.

- Thảo luận các kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều lệ Liên đoàn.

- Phê duyệt quyết toán tài chính và thông qua kế hoạch tài chính.

- Bầu Ban chấp hành Liên đoàn.

Điu 9. Đại hi đại biểu toàn quốc bất thường.

Trong trường hợp cần thiết, khi ít nhất 2/3 số ủy viên Ban chấp hành yêu cầu, Ban chấp hành có thể quyết định triệu tập Đại hội Đại biểu bất thường. Đại biểu dự Đại hội Đại biểu bất thường là đại biểu đã được cử dự Đại hội Đại biểu Toàn quốc ngay trước đó.

Điu 10. Ban Chấp hành Liên đoàn.

1. Ban chấp hành Liên đoàn là cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn giữa 2 kỳ Đại hội. Slượng ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định. Trường hợp khuyết ủy viên thì Ban Chấp hành có thể bầu bổ sung, nhưng không quá 1/5 số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được bầu. Ban Chấp hành họp một năm một lần. Ban chấp hành có thể họp bất thường, cuộc họp do Thường vụ quyết định nhưng không quá một cuộc bất thường trong một năm.

2. Ban Chấp hành Liên đoàn có nhiệm vụ:

- Quyết định các biện pháp thực hiện Nghị quyết, chương trình hoạt động trong nhiệm kỳ của Đại hội.

- Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và thông báo kết quả hoạt động của Ban Chấp hành cho các đơn vị trực thuộc được biết.

- Bầu cử và bãi miễn các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các ủy viên thường vụ; Bầu cử bổ sung ủy viên Ban Chấp hành.

- Bầu Ban Kiểm tra Liên đoàn.

- Xem xét và quyết định kỷ luật ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn.

- Chuẩn bị nội dung chương trình nghị sự và tài liệu trình Đại hội ở cuộc họp cuối của nhiệm kỳ.

- Quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường.

Điều 11. Thường vụ Liên đoàn.

1. Thường vụ gồm có:

Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và một số ủy viên. Số lượng ủy viên thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Thường vụ họp định kỳ 6 tháng một lần.

2. Thường vụ có các nhiệm vụ:

- Thay mặt Ban Chấp hành chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Liên đoàn giữa 2 kỳ họp.

- Báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp của Ban Chấp hành.

- Quyết định thành lập các Ban và các tổ chức trực thuộc Liên đoàn.

- Quyết định tổ chức các Hội nghị trong nước và quốc tế.

- Quyết định các kế hoạch công tác, chương trình hoạt động của các Ban và các tổ chức trực thuộc Liên đoàn.

- Quyết định gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực theo quy định của pháp luật.

- Thường vụ thay mặt Ban Chấp hành điều hành hoạt động của Liên đoàn giữa 2 kỳ họp của Ban chấp hành và phải báo cáo kiểm điểm công tác trước Ban Chấp hành về tổ chức hoạt động của Liên đoàn.

Tùy theo tình hình cụ thể, Thường vụ có thể cử ra Thường trực để giúp việc Thường vụ. Thường trực chịu trách nhiệm trước Thường vụ về nhiệm vụ được giao.

Điều 12. Ban Kim tra Liên đoàn.

- Ban kiểm tra Liên đoàn do Ban Chấp hành Liên đoàn bầu ra gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các ủy viên kiểm tra của Liên đoàn.

- Ban Kiểm tra Liên đoàn có nhiệm vụ giúp thường vụ Liên đoàn kiểm tra việc chấp hành Điều lệ của Liên đoàn, việc thực hiện các Nghị quyết của Đại hội và của Ban Chấp hành Liên đoàn cũng như các chủ trương của Thường vụ Liên đoàn.

- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra Liên đoàn do Ban Chấp hành Liên đoàn quy định.

- Nhiệm kỳ của Ban kiểm tra là 5 năm theo nhiệm kỳ của Ban chấp hành.

Điu 13. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký.

1. Chủ tịch Liên đoàn có quyền hạn và nhiệm vụ:

- Đại diện pháp nhân của Liên đoàn trước pháp luật.

- Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, các quyết định của Ban Chấp hành và Thường vụ.

- Tổ chức trin khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, các quyết định của Ban Chấp hành và Thường vụ.

- Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành Liên đoàn.

- Bổ nhiệm nhân sự Văn phòng Liên đoàn và các tổ chức khác do Liên đoàn thành lập.

- Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và toàn thể hội viên về các hoạt động của Liên đoàn.

2. Các Phó Chủ tịch là người giúp việc Chủ tịch, được Chủ tịch phân công giải quyết từng vấn đề cụ thể và được ủy quyền điều hành công việc của Ban Chấp hành khi Chủ tịch vắng mặt.

3. Tổng thư ký là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Văn phòng Liên đoàn, chuẩn bị nội dung các kỳ sinh hoạt của Ban Chấp hành và Thường vụ, định kỳ báo cáo cho Thường vụ và Ban chấp hành về các hoạt động của Liên đoàn, lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Liên đoàn, quản lý tài sản và tài chính của Liên đoàn, chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và trước pháp luật về các hoạt động của Văn phòng Liên đoàn.

Văn phòng Liên đoàn được tổ chức và hoạt động theo Quy chế do Tổng thư ký trình Thường vụ phê duyệt.

Điều 14. Văn phòng Liên đoàn, các Ban và các tổ chức trực thuộc Liên đoàn.

- Văn phòng Liên đoàn, các Ban và các tổ chức trực thuộc Liên đoàn do Thường vụ Liên đoàn quyết định. Thành viên các Ban và tổ chức trực thuộc bao gồm một số Ủy viên Ban chấp hành và một số không phải là Ủy viên Ban chấp hành.

- Các Ban có nhiệm vụ đề xuất tham mưu cho Ban Chấp hành và Thường vụ Liên đoàn về các mặt hoạt động trong lĩnh vực của mình phụ trách. Các Ban họp tối thiểu 3 tháng 1 lần.

- Văn phòng Liên đoàn có nhiệm vụ điu phối các hoạt động của Liên đoàn, của các ban và các tổ chức khác của Liên đoàn dưới sự chỉ đạo của Thường trực Liên đoàn.

Điều 15.

Tổ chức cơ sở của Liên đoàn là các Trung tâm thể dục, các CLB.

Chương 3.

HỘI VIÊN

Điều 16.

Mọi công dân Việt Nam, kể cngười Việt Nam đang lao động, công tác, học tp ở nước ngoài bao gm: các cán bộ chỉ đạo, Huấn luyện viên, Trọng tài, Vận động viên và những người ham thích các môn thdục nếu tán thành điều lệ của Liên đoàn, tự nguyn gia nhập Liên đoàn đều có th trở thành hội viên của Liên đoàn Thể dục Việt Nam.

Những người có công đóng góp lớn cho hoạt động của Liên đoàn thì được kết nạp là hội viên danh dự của Liên đoàn.

Điu 17. Nghĩa vụ ca hội viên.

1. Chấp hành điều lệ, nghị quyết và mọi quy định của Liên đoàn.

2. Tham gia tập luyện, sinh hoạt một tổ chức cơ sở của Liên đoàn có ý thức thúc đẩy hoạt động của Liên đoàn để không ngừng phát triển phong trào và nâng cao trình độ môn thể dục.

3. Hoàn thành nhiệm vụ do tổ chức Liên đoàn phân công.

4. Tích cực phát triển hội viên mới

Điều 18. Quyền lợi của hội viên.

1. Được tham gia tho luận, biểu quyết các chtrương, kế hoạch công tác của Liên đoàn và đề đạt ý kiến đến các cấp của Liên đoàn.

2. Có quyền ứng cử, bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn.

3. Được ưu tiên sử dụng các phương tiện tập luyện tại các cơ sở của Liên đoàn, được tạo điều kiện thuận lợi để học tập, luyện tập, nâng cao khả năng và kiến thức chuyên môn.

4. Có quyền xin ra khỏi Liên đoàn và thôi giữ các cương vị công tác thuộc Liên đoàn.

5. Hội viên được cấp thẻ do Liên đoàn Thể dục Việt Nam cấp.

Chương 4.

TÀI CHÍNH

Điu 19. Nguồn tài chính của Liên đoàn gồm:

1. Hội phí ca hội viên và đóng góp ca các tổ chức thành viên, các tổ chức cơ sở.

2. Tiền hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước về TDTT và các cơ quan Nhà nước khác.

3. Tiền viện trợ của các Liên đoàn thể thao quốc tế.

4. Lệ phí đăng ký thi đấu, lệ phí thẻ thi đấu, lệ phí khiếu nại và các lệ phí khác theo quy định.

5. Tiền do các hoạt động gây quỹ, tài trợ, tiền thu quảng cáo.

Điều 20. Các chi phí chủ yếu của Liên đoàn:

1. Chi phí cho các hoạt động của Văn phòng và Ban chấp hành.

2. Các chi phí về tuyên truyền giáo dục.

3. Chi phí về các quan hệ quốc tế.

4. Chi phí về khen thưởng, giải thưởng...

5. Chi phí hỗ trợ công tác thi đu, trọng tài...

6. Các chi phí khác...

Chương 5.

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điu 21.

Tập thể và Hội viên của Liên đoàn có thành tích thì tùy theo mức độ được tặng bằng khen, tặng phẩm hoặc phần thưởng bằng vật chất khác.

Điều 22.

Tập thể hoặc hội viên, nếu hành động trái với Điều lệ và Nghị quyết ca Liên đoàn sẽ tùy theo lỗi nng nhẹ bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo hoặc đưa ra khỏi Liên đoàn.

Tập thể, hội viên bị kỷ luật ở cấp nào sẽ do Ban lãnh đạo cấp ấy quyết định. Việc kỷ luật ủy viên Ban chấp hành do Ban chấp hành quyết định.

Chương 6.

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 23.

Bản Điều lệ này gồm VI chương và 23 điều đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II thông qua ngày 19, 20/11/2001.

Chỉ có Đại hội Đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 27/2002/QĐ-BTCCBCP

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu27/2002/QĐ-BTCCBCP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành21/05/2002
Ngày hiệu lực21/05/2002
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcQuyền dân sự, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 27/2002/QĐ-BTCCBCP

Lược đồ Quyết định 27/2002/QĐ-BTCCBCP bản điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn thể dục


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 27/2002/QĐ-BTCCBCP bản điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn thể dục
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu27/2002/QĐ-BTCCBCP
                Cơ quan ban hànhBan Tổ chức-Cán bộ Chính phủ
                Người kýĐặng Quốc Tiến
                Ngày ban hành21/05/2002
                Ngày hiệu lực21/05/2002
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcQuyền dân sự, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 27/2002/QĐ-BTCCBCP bản điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn thể dục

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 27/2002/QĐ-BTCCBCP bản điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn thể dục

                        • 21/05/2002

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 21/05/2002

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực