Quyết định 270/QĐ-TLĐ

Quyết định 270/QĐ-TLĐ năm 2014 về phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành

Quyết định 270/QĐ-TLĐ năm 2014 phân cấp phân phối nguồn thu tài chính công đoàn đã được thay thế bởi Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ Quy định quản lý tài chính tài sản công đoàn thu phân phối nguồn thu 2016 và được áp dụng kể từ ngày 01/01/2017.

Nội dung toàn văn Quyết định 270/QĐ-TLĐ năm 2014 phân cấp phân phối nguồn thu tài chính công đoàn


TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 270/QĐ-TLĐ

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP THU, PHÂN PHỐI NGUỒN THU TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN

ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

- Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012; Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013;

- Căn cứ Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn;

Theo đề nghị của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Riêng quy định kèm theo quyết định này thực hiện từ ngày 01/01/2014, thay thế Quyết định số 1935/QĐ-TLĐ ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Tổng Liên đoàn.

Điều 3: Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, các cấp công đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các đ/c UVĐCT TLĐ (Để báo cáo)
- Lưu VT TLĐ.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Tùng

 

QUY ĐỊNH

VỀ PHÂN CẤP THU, PHÂN PHỐI NGUỒN THU TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 270 /QĐ-TLĐ ngày 07 tháng 03 năm 2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Quy định này quy định phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn theo Luật Công đoàn năm 2012 và Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng.

Đối tượng áp dụng là các cấp công đoàn theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, bao gồm:

- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn;

- Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Công đoàn Tổng Công ty và một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có đặc thù khác (sau đây gọi chung là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở).

- Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương (sau đây gọi chung là Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương).

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi chung là Tổng Liên đoàn)

Điều 3. Nguyên tắc phân cấp thu và phân phối nguồn thu tài chính công đoàn.

1- Nguyên tắc phân cấp thu tài chính công đoàn.

Phân cấp thu tài chính công đoàn nhằm tạo động lực thúc đẩy khai thác nguồn thu, không làm ảnh hưởng đến tính chủ động trong sử dụng nguồn thu tài chính công đoàn phục vụ hoạt động của các cấp công đoàn. Đơn vị được phân cấp thu phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.

2- Nguyên tắc phân phối nguồn thu tài chính công đoàn.

a- Nguồn thu để phân phối là kinh phí và đoàn phí công đoàn. Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn phải đảm bảo công khai, minh bạch, tạo điều kiện chủ động cho các cấp công đoàn trong việc khai thác và sử dụng nguồn thu tài chính công đoàn.

b- Định mức chi để giao dự toán cho Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương đối với các đơn vị nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn cao hơn định mức chi của đơn vị tự cân đối; định mức chi của đơn vị tự cân đối cao hơn định mức chi của đơn vị được cấp hỗ trợ.

Chương 2.

QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP THU TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN

Điều 4. Phân cấp thu kinh phí công đoàn.

Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng cho tổ chức công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn thống nhất thu và phân cấp cho các cấp công đoàn như sau:

1- Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp do ngân sách địa phương đảm bảo toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên:

Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố trực tiếp thu hoặc phân cấp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu và thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để thực hiện; thông báo cho Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố hoặc Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh để phối hợp thu.

2- Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp do ngân sách Trung ương đảm bảo toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên:

Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương được phân cấp quản lý tài chính các công đoàn cơ sở này thu hoặc phân cấp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu và thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để thực hiện; đồng thời thông báo cho Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố hoặc Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh để phối hợp thu.

3- Đối với tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước.

a- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có công đoàn cơ sở: Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương trực tiếp thu hoặc phân cấp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu và thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để thực hiện.

Liên đoàn Lao động cấp tỉnh thành phố và tương đương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước. Đối với công đoàn cơ sở doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước có 10.000 lao động trở lên, có tài khoản, có kế toán công đoàn chuyên trách, ba năm liền kề thực hiện tốt việc thu kinh phí công đoàn, báo cáo dự toán, quyết toán thu chi tài chính công đoàn, nộp nghĩa vụ lên công đoàn cấp trên đầy đủ, kịp thời được phân cấp thu kinh phí công đoàn theo quy định này.

b- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở: Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương trực tiếp thu hoặc phân cấp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu và thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để thực hiện.

4- Các cấp công đoàn phải ban hành Quyết định phân cấp thu kèm theo danh sách đối tượng đóng kinh phí công đoàn được phân cấp để công đoàn các cấp dưới thực hiện.

Điều 5. Phân cấp thu đoàn phí công đoàn, thu khác.

1- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn số 258/HD-TLĐ ngày 07 tháng 03 năm 2014 của Tổng Liên đoàn, phân cấp cho công đoàn cơ sở thu.

2- Nguồn thu khác theo Khoản 4 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 phân cấp thu cho đơn vị có phát sinh nguồn thu này.

Chương 3.

PHÂN PHỐI NGUỒN THU TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN

Điều 6. Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn cơ sở.

1- Công đoàn cơ sở được sử dụng 65% tổng số thu kinh phí công đoàn, 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 100% tổng số thu khác của đơn vị.

2- Nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn.

Công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn phải nộp lên công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở 35% tổng số thu kinh phí công đoàn và 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn. Trong năm nộp theo dự toán, khi có quyết toán nộp theo số thu quyết toán.

3- Cấp kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở không được phân cấp thu kinh phí công đoàn.

Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí công đoàn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng có trách nhiệm cấp 65% tổng số thu kinh phí công đoàn thu được cho công đoàn cơ sở (khi cấp được bù trừ với 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn cơ sở phải nộp công đoàn cấp trên).

4- Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở: Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng, được sử dụng 65% tổng số thu để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao động tại các đơn vị này. Cuối năm số kinh phí sử dụng cho các hoạt động trên chưa hết chuyển thành tích lũy và trả lại cho công đoàn cơ sở sau khi công đoàn cơ sở của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thành lập.

Điều 7. Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn các cấp trên cơ sở.

Công đoàn các cấp trên cơ sở được sử dụng 35% tổng số thu kinh phí công đoàn, 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn. Nguồn thu khác của đơn vị nào đơn vị đó được sử dụng.

1- Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn giữa Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở do Liên đoàn lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương quy định.

2- Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn giữa Tổng Liên đoàn với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương.

a- Đơn vị nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn.

Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương có số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn về cấp trên chênh lệch trên 10% so với số chi của đơn vị (bao gồm công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương) tính theo định mức chi Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm, phải nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn.

Số kinh phí nộp về Tổng Liên đoàn = (Tổng hợp toàn bộ số thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn của đơn vị) x mức nộp. Mức nộp như sau:

a.1- Số thu đến 500 tỷ đồng.

Bậc

Số thu

Mức nộp (%)

1

Từ 450 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng

5

2

Từ 400 tỷ đồng đến dưới 450 tỷ đồng

4,5

3

Từ 350 tỷ đồng đến dưới 400 tỷ đồng

4

4

Từ 300 tỷ đồng đến dưới 350 tỷ đồng

3,5

5

Từ 250 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng

3

6

Từ 200 tỷ đồng đến dưới 250 tỷ đồng

2,5

7

Từ 150 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng

2

8

Từ 100 tỷ đồng đến dưới 150 tỷ đồng

1,5

9

Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng

1

10

Dưới 50 tỷ đồng

0,5

a.2- Số thu trên 500 tỷ đồng.

Ngoài kinh phí nộp theo mức 1 của bảng trên. Đơn vị có số thu trên 500 tỷ đồng trở lên, mức nộp về Tổng Liên đoàn là 5,5%.

Trong năm nộp theo dự toán, khi có báo cáo quyết toán nộp theo số thu quyết toán.

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, điều chỉnh mức nộp đối với các đơn vị không thực hiện được mức nộp theo quy định trên khi giao dự toán hàng năm.

b- Đơn vị tự cân đối thu, chi.

Các đơn vị có số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn về cấp trên cân đối thu, chi hoặc chênh lệch từ 10% trở xuống so với số chi (bao gồm cả công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Liên đoàn lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương) tính theo định mức chi Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm được cân đối thu, chi.

c- Đơn vị được cấp hỗ trợ.

Các đơn vị có số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn về cấp trên không cân đối được thu, chi tính theo định mức cán bộ công đoàn chuyên trách, định mức chi, hệ số điều chỉnh đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa do Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm, được cấp hỗ trợ phần chênh lệch.

Trường hợp số cán bộ chuyên trách công đoàn cấp trên cơ sở tính theo định mức và hệ số điều chỉnh nêu trên cao hơn số cán bộ công đoàn chuyên trách do Tổng Liên đoàn thông báo thì lấy số cán bộ công đoàn chuyên trách Tổng Liên đoàn thông báo làm căn cứ tính cấp hỗ trợ.

Đối với các đơn vị không cân đối được thu, chi phải hỗ trợ ngoài quy định trên, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định.

d- Sử dụng số thu của Tổng Liên đoàn.

Số thu của Tổng Liên đoàn được sử dụng để cấp cho Văn phòng Tổng Liên đoàn, các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn; cấp hỗ trợ cho các đơn vị theo quy định trên; dự phòng của Tổng Liên đoàn và hỗ trợ khác cho các đơn vị theo quyết định của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm của Tổng Liên đoàn.

1- Ban hành quy định về nguyên tắc xây dựng dự toán, chỉ tiêu thu, nộp, định mức chi, định mức cán bộ công đoàn chuyên trách làm cơ sở giao dự toán hàng năm.

2- Kiểm tra việc đóng kinh phí công đoàn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Kiểm tra thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính công đoàn của các cấp công đoàn theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn.

Điều 9. Trách nhiệm của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương.

1- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thu kinh phí công đoàn của đơn vị hành chính sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp một phần hoặc toàn bộ kinh phí hoạt động.

2- Ban hành Quy định phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính của công đoàn cấp mình và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; Quy định về nguyên tắc xây dựng dự toán, định mức chi, chỉ tiêu thu, nộp, cấp hỗ trợ làm cơ sở giao dự toán hàng năm cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

3- Ban hành quy định về chế độ, định mức chi cho hoạt động công đoàn và hoạt động bảo vệ, chăm lo cho người lao động, quản lý, thanh quyết toán thu, chi nguồn kinh phí công đoàn đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở.

4- Phối hợp với các cơ quan Tài chính, Thuế, Thanh tra cùng cấp tổ chức thanh tra, kiểm tra việc đóng kinh phí công đoàn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Kiến nghị xử phạt hành chính hoặc khởi kiện đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn theo Luật Công đoàn năm 2012 và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn. Kiểm tra thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn đối với các đơn vị cấp dưới./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 270/QĐ-TLĐ

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu270/QĐ-TLĐ
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/03/2014
Ngày hiệu lực07/03/2014
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/01/2017
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 270/QĐ-TLĐ

Lược đồ Quyết định 270/QĐ-TLĐ năm 2014 phân cấp phân phối nguồn thu tài chính công đoàn


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản hiện thời

        Quyết định 270/QĐ-TLĐ năm 2014 phân cấp phân phối nguồn thu tài chính công đoàn
        Loại văn bảnQuyết định
        Số hiệu270/QĐ-TLĐ
        Cơ quan ban hànhTổng liên đoàn Lao động Việt Nam
        Người kýĐặng Ngọc Tùng
        Ngày ban hành07/03/2014
        Ngày hiệu lực07/03/2014
        Ngày công báo...
        Số công báo
        Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Lao động - Tiền lương
        Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/01/2017
        Cập nhật7 năm trước

        Văn bản được dẫn chiếu

          Văn bản hướng dẫn

            Văn bản được hợp nhất

              Văn bản gốc Quyết định 270/QĐ-TLĐ năm 2014 phân cấp phân phối nguồn thu tài chính công đoàn

              Lịch sử hiệu lực Quyết định 270/QĐ-TLĐ năm 2014 phân cấp phân phối nguồn thu tài chính công đoàn