Quyết định 2723/QĐ-UBND

Quyết định 2723/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án “Đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018-2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”

Nội dung toàn văn Quyết định 2723/QĐ-UBND 2018 ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục pháp luật Quảng Trị


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2723/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 23 tháng 11 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI, TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2018 - 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Căn cứ Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình ph biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 380/TTr-STP ngày 07/11/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 - 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thtrưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND t
nh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Đài PTTH t
nh; Báo Qung Trị;
- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chính

 

ĐỀ ÁN

ĐỔI MỚI, TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2018-2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2723/QĐ-UBND ngày 23/11/2018 của y ban nhân dân tỉnh Qung Trị)

I. CĂN CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Căn cứ xây dựng Đề án

- Căn cứ Luật Ph biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;

- Căn cLuật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

- Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị vđẩy mạnh ứng dụng, phát trin công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

- Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

- Căn cứ Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021.

2. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Nhng năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông cùng với nhiều ngành công nghệ cao khác đã và đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, hướng tới mục tiêu: “Đến năm 2030, đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin.

Thực hiện Kết luận s 01-KL/TW ngày 04 tháng 4 năm 2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó có nêu: “Đổi mi mạnh mẽ nội dung, phương pháp phbiến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật”, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị đtriển khai thực hiện, trong đó tại Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 đã đặt ra mục: “Bảo đảm triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phbiến, giáo dục pháp luật; cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng và nhân rộng các mô hình, cách làm mới, hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn và nhu cầu của nhân dân, chú trọng ng dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông.

Do đó, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ giúp tích hợp, kết nối, chia s, cung cấp thông tin pháp luật để phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội; đảm bảo sự tương tác, thiết lập mạng xã hội - chính quyền để người dân tham gia giám sát, phản biện, đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng, tổ chức thực thi pháp luật; thiết thực giảm tải chi phí nguồn lực đầu tư của nhà nước trong công tác này.

Đtriển khai thực hiện các quan đim chđạo của Đng và Chính phủ, nhm đáp ứng yêu cầu đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu qucủa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, UBND tỉnh ban hành Đề án “Đi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 - 2021 trên địa bàn tỉnh Qung Trị.

II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT HIỆN NAY

1. Kết quả đạt được

Những năm qua, công tác phbiến, giáo dục pháp luật luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm, coi đây là bộ phận của công tác chính trị, tư tưng, khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị với rất nhiều chtrương, chính sách mới (BTV Tỉnh ủy Qung Trị đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 06/4/2018 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chp hành pp luật của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn tỉnh)

Thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm thực hiện đầy đquyền được thông tin về pháp luật của công dân, cùng với triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Ph biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn. Hng năm, UBND tỉnh và các S, Ban, ngành, đoàn th và UBND các huyện, thành phố đều ban hành và triển khai các kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật để đra các giải pháp để tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhóm đối tượng, trên các lĩnh vực, địa bàn để bảo đm có trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức cho sát thực với điều kiện thực tin với nhiều mô hình, cách làm hiệu quả, sáng tạo.

Việc thực hiện các Chương trình, Kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật đã thúc đẩy quá trình đưa Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật vào cuộc sống; bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của công dân; xây dựng li sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; phát huy vai trò của pháp luật trong quản lý đất nước và kiến tạo sự phát triển xã hội, giúp mi người chủ động, tích cực hơn trong thực hiện quyền, nghĩa vụ, tham gia qun lý nhà nước và xã hội. Nội dung ph biến, giáo dục pháp luật ngày càng bám sát công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, với nhu cu cuộc sng, các vấn đề dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được đổi mới với nhiu mô hình hay, cách làm hiệu quả.

Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được quan tâm hơn như khai thác, sử dụng các cơ s dliệu văn bản quy phạm pháp luật trên các Cổng thông tin điện tử. Bên cạnh việc đăng tải toàn văn các văn bản quy phạm pháp luật, các Cổng thông tin còn có các mục, chuyên mục như: Hỏi đáp pháp luật, Giới thiệu văn bản mới, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, các tin bài, phóng sự về phổ biến, giáo dục pháp luật... Việc quản lý, điều hành, phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng được triển khai thực hiện thông qua Hệ thống qun lý văn bản và điều hành của tnh. Nhờ vậy, đã giúp công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuận lợi, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí, thúc đy cải cách hành chính, tạo ra phương thức làm việc mới; giúp người dân dễ dàng, thuận lợi trong tiếp cận với thông tin về pháp luật; khai thác, sử dụng pháp luật đtham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện, bảo vệ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp; tạo sức lan tỏa lớn đến đông đảo người dân trong xã hội và sự đồng thuận trong xã hội trong thực thi chính sách, pháp luật.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Tồn tại, hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng còn bộc lộ tồn tại, hạn chế sau:

Một là, một số cơ quan, đơn vị, địa phương chậm đổi mới về hình thức, phương pháp trong tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

Hai , nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật chậm được đổi mới, còn dàn trải, chưa sát với đặc điểm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực và nhu cầu thông tin về pháp luật của người dân, doanh nghiệp; chưa gn kết với trách nhiệm học tập tìm hiu pháp luật và hoạt động tập hun nghiệp vụ của cán bộ, công chức. Nội dung chyếu vẫn là cung cấp thông tin, quy định mới của pháp luật; chưa chú trọng đúng mức đến giáo dục ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, gương người tt việc tốt, điển hình tiên tiến trong tuân thủ, chấp hành pháp luật.

Ba là, cách thức triển khai hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật chậm đổi mới, thiếu linh hoạt; chưa khắc phục triệt để tính hình thức; hiệu quả thấp; chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, chưa gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với thi hành và bảo vệ pháp luật như Kết luận s 01-KL/TW ngày 04 tháng 4 năm 2016 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Công tác phbiến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa có giải pháp đột phá, hiệu quả chưa cao.

Bn là, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn chậm; chưa tận dụng triệt để thành tựu của công nghệ thông tin, kthuật số để kết nối, khai thác, chia sthông tin và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên môi trường mạng, gây lãng phí nguồn lực đầu tư cho công tác này.

b) Nguyên nhân:

Nguyên nhân của những tn tại trên là do:

- Nguồn kinh phí dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn gặp nhiều khó khăn.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cùng lúc kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ.

- Một số ít cơ quan, đơn vị còn chưa thực sự chú trọng trong việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phbiến, giáo dục pháp luật.

III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG

1. Quan điểm

- Quán triệt, thể chế hóa đầy đủ các chtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, xác định đây là khâu then chốt đbảo đảm tổ chức, thi hành Hiến pháp và pháp luật trong toàn xã hội.

- Chú trọng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, biện pháp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với tình hình thực tế; khai thác triệt để thế mạnh của công nghệ thông tin, bo đm cung cấp thông tin pháp luật kịp thời, nhanh chóng; có thể triển khai trên diện rộng một cách thường xuyên, liên tục.

- Xác định rõ lộ trình và bước đi thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với thực tiễn địa phương, khả năng cân đối nguồn lực, bảo đảm tính khả thi; thu hút, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia; tích hợp, lồng ghép, chia sẻ thông tin về pháp luật để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực; gắn kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với hòa giải cơ sở, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật và đối thoại, giải đáp vướng mc pháp luật.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối, chia sẻ rộng rãi thông tin, tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu qu qun lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần đổi mới toàn diện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo chuyn biến căn bn trong ý thức tuân th, chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Bên cạnh, việc phổ biến, giáo dục pháp luật trên Cổng thông tin của các cơ quan, đơn vị, xây dựng và vận hành 01 hệ thống cơ sdữ liệu phổ biến, giáo dục pháp luật điện tử dùng chung của tnh.

b) Mục tiêu cụ thể

- Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới nội dung, hình thức ph biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ph biến, giáo dục pháp luật để đáp ứng các mục tiêu đã đề ra trong Chương trình ph biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 ban hành kèm theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ:

+ Từ năm 2019, xây dựng chuyên trang phổ biến, giáo dục pháp luật điện tdùng chung của tỉnh để hình thành thống nhất cơ sở dliệu phần mềm hoặc kho tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật số dùng chung, gm: Bài giảng trực tuyến, tủ sách pháp luật điện tử, phần mềm thi tìm hiểu kiến thức pháp luật và các tài liệu khác. Đến năm 2021, phấn đấu đáp ứng 80% nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, doanh nghiệp trên môi trường mạng.

+ 100% các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố ng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, triển khai các hoạt động phbiến, giáo dục pháp luật chuyên ngành trên môi trường mạng; phát triển một số mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật trực tuyến.

- Đến năm 2021, 100% các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố xây dựng chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương; thường xuyên cập nhật, chia sẻ, hướng dẫn, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên ngành trên môi trường mạng; 100% cơ quan, đơn vị xây dựng, vận hành chuyên trang, chuyên mục đối thoại, giải đáp, tư vấn pháp luật trực tuyến liên quan đến lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi qun lý nhà nước. Tiếp nhận, phn hồi, đối thoại, tháo gỡ vướng mắc về chính sách, pháp luật giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm giải trình của hoạt động công vụ trước người dân, doanh nghiệp trong xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật trên môi trường mạng.

- Xây dựng, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo cho các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên môi trường mạng an toàn và hiệu quả.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, nâng cao knăng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ người làm công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, nht là ứng dụng thực hiện các hoạt động ph biến, giáo dục pháp luật trong môi trường công nghệ thông tin.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật rộng rãi, hiệu quả; đa dạng hóa các hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao chất lượng hoạt động qun lý công tác này đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, địa phương.

3. Đối tượng hướng ti của Đề án

a) Đối tưng chung

Việc thực hiện Đề án nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật trên môi trường mạng của cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đng thời, nhằm thúc đy các đối tượng là cán bộ, công chức phụ trách quản lý, triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; báo cáo viên pháp luật tại các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh việc ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

b) Đối tượng trọng tâm cần đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật

Bên cạnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu điện t, các tài liệu điện tử đáp ứng nhu cu tìm hiu pháp luật trên môi trường mạng của cán bộ, đng viên, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh, tập trung xây dựng các tài liệu dành riêng cho các đối tượng, địa bàn theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật của Trung ương và của tnh, như:

- Đối với các đối tượng: Người lao động, thanh thiếu niên, nạn nhân bị bạo lực gia đình, người khuyết tật, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trn, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.

- Nội dung tuyên truyền phù hợp với các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật...

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Quán triệt, phổ biến nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, yêu cầu phải đổi mới, gn với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin.

a) Tổ chức quán triệt, ph biến nâng cao nhận thức về sự cn thiết, yêu cầu, nội dung, hình thức đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với thực tiễn cơ quan, đơn vị và địa phương.

b) Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và sự cần thiết phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác này.

c) Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức cho người làm công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với ứng dụng công nghệ thông tin theo Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 kèm theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ:

a) Đổi mới cách thức biên soạn tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật, công brộng rãi trên mạng Internet để thuận tiện khai thác, sử dụng, bao gồm: Tài liệu dùng chung cho mọi người; tài liệu dùng riêng cho từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực. Nội dung tập trung vào hành vi bị nghiêm cấm, chế tài xử lý; quyền, nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp, công dân; nội dung chính sách, pháp luật, quy định mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế; giáo dục ý thức tôn trọng, chấp hành, bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chp hành pháp luật; tác động của chính sách, pháp luật; thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật gắn với những vn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, gương người tốt, việc tt trong thực hiện pháp luật.

b) Chuẩn hóa nội dung, chương trình, tài liệu bồi dưỡng, tập hun nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật chung và kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù cho các nhóm đối tượng, lĩnh vực, địa bàn.

c) Đổi mới công tác bồi dưng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.

3. Xây dựng, vận hành, đổi mới, nâng cấp chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm tính cập nhật, sự kết ni, tương tác cao giữa cơ quan quản lý nhà nước và người dân, doanh nghiệp để nâng cao tính tương tác giữa cơ quan quản lý nhà nước và người dân, doanh nghiệp; chú trọng hoạt động tư vấn, hỗ trợ pháp lý trực tuyến; đi thoại chính sách pháp luật; thông tin về định hướng chính sách pháp luật mới ban hành; định hướng về các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội.

4. Xây dựng phần mềm bài giảng pháp luật trực tuyến; tăng cường đối thoại, giải đáp vướng mc, bất cập giữa chuyên gia, luật sư tư vấn với người dân, doanh nghiệp thông qua hình thức trực tuyến, phục vụ nhu cầu giải đáp pháp luật, định hướng dư luận xã hội trong người dân và doanh nghiệp.

5. Hình thành cơ chế tiếp nhận, phn hi, chia sẻ thông tin vpháp luật giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; nâng cao trách nhiệm giải trình của hoạt động công vụ trước người dân, doanh nghiệp trong xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật thông qua hệ thống kết nối điện tử.

6. Xây dựng tủ sách pháp luật điện tdùng chung và các tủ sách pháp luật điện tử của mi cơ quan, đơn vị và địa phương. Kết nối tủ sách pháp luật điện tử với hệ cơ sở dliệu quốc gia về văn bản pháp luật và Công báo; kết nối các t sách pháp luật xã hội (cộng đồng, gia đình, cá nhân, dòng họ).

7. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

a) Triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật qua các ứng dụng mạng xã hội, công nghệ viễn thông, thông tin như facebook, điện thoại...

b) Phát triển mạng lưới thông tin cơ sở (loa truyền thanh, bng tin, nhà học tập cộng đồng, các loại hình câu lạc bộ, tủ sách pháp luật...); biên soạn tài liệu phổ biến pháp luật gn với đời sống hàng ngày của người dân hoặc các tranh chp, xung đột, mâu thun thường xuyên xy ra ở cơ sở;

c) Đi mới phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương; xây dựng các mô hình đim, hiệu qu đnhân rộng; phát huy tinh thần tự giác, tích cực, chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật của người dân; nâng cao năng lực vận động, thuyết phục, giáo dục của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ để làm tốt công tác dân vận chính quyền.

d) Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật với các hoạt động chuyên môn, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí; qua vụ việc, tình hung, sự kiện.

8. Đào tạo, bồi dưng, nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

9. Đi mới công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

10. Gn kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở, tư vn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.

a) Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp và tổ chức thành viên của Mặt trận; các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân tuân thủ và chấp hành pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.

b) Thiết lập cơ chế phối hợp khuyến khích, huy động các tổ chức hành nghề pháp luật, các chức danh nghề nghiệp pháp luật tham gia phbiến, giáo dục pháp luật thông qua giải đáp đường dây nóng; tiết học pháp luật; tổ chức thanh niên xung kích...

c) Khuyến khích, huy động người có kiến thức hiểu biết pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân tại cơ sở.

d) Lồng ghép, chia sẻ thông tin, nguồn lực, xác định nhiệm vụ ph biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ s, tư vn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhằm ph biến, nâng cao nhận thức pháp lý cho doanh nghiệp và người dân.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kinh phí tổ chức thực hiện Đề án: Trích từ nguồn ngân sách của nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định pháp luật.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. STư pháp

- Là cơ quan thường trực của Đề án; hướng dẫn, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng, vận hành chuyên trang phổ biến, giáo dục pháp luật điện tử dùng chung của tỉnh.

- Biên soạn các đcương, tài liệu điện tử giới thiệu nội dung cơ bn của các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và của tnh; xây dựng: Các bài giảng điện tử về các chính sách pháp luật liên quan trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ của công dân, tổ chức; các quy định, chính sách về phòng, chống tham nhũng và khởi nghiệp; các chuyên đề bình luận, tho luận về các chính sách, vấn đề của xã hội dưới góc độ pháp luật đang được người dân, doanh nghiệp quan tâm và các cơ chế, chính sách đang được Trung ương, địa phương đang tổ chức ly ý kiến đ khuyến khích tổ chức, cá nhân tìm hiu, chia sẻ kiến thức pháp luật và nâng cao hiệu quả trong công tác xây dựng thể chế; các tình huống, hi đáp pháp luật, các hình thức ph biến, giáo dục pháp luật điện t khác... để hình thành cơ sở dliệu điện tử thng nhất, đng bộ về phổ biến, giáo dục pháp luật trên chuyên trang phổ biến, giáo dục pháp luật điện tử dùng chung của tnh.

- Ch trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức tập hun, bồi dưỡng knăng quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

- Từ năm 2022, lập dự toán kinh phí hằng năm để qun lý và vận hành chuyên trang phổ biến, giáo dục pháp luật điện tử dùng chung của tỉnh.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng công tác tuyên truyền đối với các cơ quan báo chí của tnh; phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện, Đài truyền thanh cấp xã; tuyên truyền trên Cng thông tin điện tử tnh các nội dung về chính sách pháp luật.

- Phối hợp Sở Tư pháp trong việc xây dựng tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật, giải đáp các tình huống pháp luật trên chuyên trang phổ biến, giáo dục pháp luật điện tử dùng chung của tnh có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan:

- Cân đi, đảm bảo và thẩm định nguồn kinh phí hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán ngân sách, kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và kinh phí thực hiện Đề án.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc lập dự toán ngân sách, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc xây dựng tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật, giải đáp các tình huống pháp luật trên chuyên trang phổ biến, giáo dục pháp luật điện tử dùng chung của tỉnh có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở.

4. Các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố

- Triển khai, xây dựng kế hoạch cụ thể để đưa ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên ngành trên môi trường mạng tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Bố trí nhân lực, nguồn tài chính từ kinh phí được giao, có gii pháp, phân công nhiệm vụ cụ thể, thường xuyên theo dõi, kịp thời chỉ đạo, lãnh đạo gii quyết các vướng mắc trong triển khai thực hiện. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tốt việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc xây dựng tài liệu ph biến, giáo dục pháp luật, giải đáp các tình huống pháp luật trên chuyên trang ph biến, giáo dục pháp luật điện tdùng chung của tỉnh có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

- Định kỳ hng năm hoặc đột xuất thực hiện tự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án này báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp).

5. Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Trị, Báo Quảng Trị, các cơ quan thông tin đại chúng

- Đài Phát thanh và Truyền hình Qung Trị, Báo Quảng Trị, Đài truyn thanh cấp huyện... xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng các nội dung về phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Xây dựng chuyên mục, chuyên trang về ph biến, giáo dục pháp luật đ tuyên truyn và phản hồi ý kiến của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức về việc thực thi pháp luật của các cơ quan qun lý nhà nước, các chính sách pháp luật hiện hành.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2723/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2723/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/11/2018
Ngày hiệu lực23/11/2018
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Công nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2723/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2723/QĐ-UBND 2018 ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục pháp luật Quảng Trị


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2723/QĐ-UBND 2018 ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục pháp luật Quảng Trị
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2723/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Trị
                Người kýNguyễn Đức Chính
                Ngày ban hành23/11/2018
                Ngày hiệu lực23/11/2018
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Công nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật5 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 2723/QĐ-UBND 2018 ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục pháp luật Quảng Trị

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 2723/QĐ-UBND 2018 ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục pháp luật Quảng Trị

                      • 23/11/2018

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 23/11/2018

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực