Quyết định 2793/QĐ-UBND

Quyết định 2793/QĐ-UBND năm 2008 về Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học về rừng của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học

Nội dung toàn văn Quyết định 2793/QĐ-UBND Đa dạng sinh học về rừng Thừa Thiên Huế Công ước Đa dạng sinh học


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2793/QĐ-UBND

Huế, ngày 11 tháng 12 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐA DẠNG SINH HỌC VỀ RỪNG CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ CARTAGENA VỀ AN TOÀN SINH HỌC”

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Kế hoạch hành động Quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số 1588/TTr-NNPTNT ngày 24 tháng 11 năm 2008 về việc xin phê duyệt “Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học về rừng của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học (ĐDSH) về rừng của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học

1. Mục tiêu từ nay đến năm 2010:

- Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học về rừng;

- Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên rừng;

- Kiểm định và ngăn chặn các loại sinh vật lạ xâm nhập;

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về ĐDSH và an toàn sinh học;

- Cộng đồng các địa phương tham gia quản lý và bảo tồn ĐDSH về rừng, nhất là tại các khu rừng đặc dụng.

2. Định hướng đến năm 2020:

- Phục hồi, phát triển và sử dụng bền vững ĐDSH về các nguồn gen, các loài sinh vật và hệ sinh thái rừng của Thừa Thiên Huế; quản lý an toàn sinh học có hiệu quả, góp phần cùng Chính phủ thực hiện các cam kết quốc tế về ĐDSH và an toàn sinh học mà nước ta là thành viên;

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế chính sách, các văn bản quy định của tỉnh liên quan đến việc thực thi pháp luật của Nhà nước về quản lý ĐDSH và an toàn sinh học ở Thừa Thiên Huế;

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức các khu rừng đặc dụng của tỉnh, phục hồi ít nhất được 50% các hệ sinh thái rừng tự nhiên, tiêu biểu, nhạy cảm đã bị xuống cấp, phá hủy.

II. Các nhiệm vụ chủ yếu

1. Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học về rừng.

2. Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật, gồm:

a) Sử dụng bền vững tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ;

b) Ngăn chặn, kiểm soát và xử lý nghiêm việc khai thác, buôn bán và sử dụng trái phép các nguồn tài nguyên sinh vật rừng;

c) Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các loài sinh vật lạ xâm lấn;

d) Phát triển du lịch sinh thái.

3. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước (của chính quyền các cấp, Ban quản lý các khu rừng RĐD, RPHĐN, RSX) về ĐDSH và an toàn sinh học.

4. Đẩy mạnh hoạt động quản lý bảo tồn ĐDSH về rừng và an toàn sinh học dựa vào cộng đồng.

III. Các giải pháp chính

1. Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực cho hệ thống tổ chức quản lý ở cấp tỉnh và địa phương về ĐDSH và an toàn sinh học; hoàn thiện hệ thống các văn bản thuộc về cơ chế chính sách, chủ trương của tỉnh về các lĩnh vực này.

2. Áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ để bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên rừng.

3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng nhằm chia sẻ thông tin và chủ động tham gia của người dân về bảo tồn ĐDSH và quản lý an toàn sinh học.

4. Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho ĐDSH và an toàn sinh học.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế về ĐDSH và an toàn sinh học.

6. Thực hiện giám sát đánh giá về bảo tồn ĐDSH và an toàn sinh học.

IV. Các kế hoạch hành động

Kế hoạch hành động bao gồm 05 hành động và 14 hoạt động chính để thực hiện trong giai đoạn 2008 - 2010 và một số năm tiếp theo. Trong từng thời gian, dựa trên kết quả giám sát và đánh giá về ĐDSH và tình hình thực hiện kế hoạch hành động, cần tổng kết, rút kinh nghiệm, bổ sung chỉnh lý và nêu những đề xuất hành động mới theo định hướng đến 2020.

Hành động 1: Rà soát và bổ sung các chủ trương, chính sách và hệ thống tổ chức quản lý về bảo tồn ĐDSH và an toàn sinh học của tỉnh phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế, bao gồm 2 hoạt động chính:

+ Rà soát, loại bỏ các văn bản chồng chéo; bổ sung các văn bản mới phù hợp với hoạt động bảo tồn ĐDSH về rừng và an toàn sinh học thuộc phạm vi tỉnh;

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý về ĐDSH và an toàn sinh học cấp tỉnh và các địa phương của Thừa Thiên Huế.

Hành động 2: Điều tra nghiên cứu ĐDSH về rừng và an toàn sinh học, bao gồm 3 hoạt động chính:

+ Điều tra, đánh giá và nghiên cứu khu hệ động thực vật;

+ Quy hoạch bảo tồn các hệ sinh thái rừng;

+ Về an toàn sinh học.

Hành động 3: Nâng cao năng lực quản lý bảo tồn ĐDSH và an toàn sinh học, bao gồm 4 hoạt động chính:

+ Củng cố, hoàn thiện tổ chức Ban quản lý các khu rừng đặc dụng (RĐD), rừng phòng hộ đầu nguồn (RPHĐN);

+ Xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn;

+ Hoàn thành xây dựng kế hoạch quản lý điều hành cho Ban quản lý;

+ Tăng cường cơ sở hạ tầng, cung cấp vật tư trang bị đáp ứng yêu cầu về bảo tồn ĐDSH và an toàn sinh học.

Hành động 4: Quản lý, bảo tồn ĐDSH về rừng và an toàn sinh học trên cơ sở cộng đồng, bao gồm 3 hoạt động chính:

+ Xây dựng quy chế phối kết hợp giữa các bên liên quan (chính quyền địa phương các cấp, Hạt KL các huyện, các đơn vị công an, quân đội, quản lý thị trường) trong quản lý bảo tồn ĐDSH về rừng và an toàn sinh học với BQL các khu RĐD, RPHĐN;

+ Bổ sung, thực hiện các hương ước thỏa thuận thôn bản và hộ gia đình về khai thác, bảo tồn tài nguyên rừng và an toàn sinh học;

+ Xây dựng các mô hình chia sẻ lợi ích từ hoạt động bảo tồn.

Hành động 5: Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng, bao gồm 2 hoạt động chính:

+ Xây dựng chiến lược, chương trình nâng cao nhận thức về bảo tồn, ĐDSH và an toàn sinh học cho các đối tượng khác nhau (chính quyền địa phương, người dân các thôn bản sinh sống trong khu bảo tồn rừng và vùng phụ cận, học sinh các trường phổ thông và khách du lịch);

+ Biên soạn và xuất bản tài liệu, sách chuyên khảo phổ thông về bảo tồn thiên nhiên, ĐDSH và an toàn sinh học với mục đích nâng cao hiểu biết kết hợp giáo dục bảo tồn cho mọi đối tượng, chú ý cả khách tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ nội dung của Kế hoạch này chủ trì xây dựng các biện pháp cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2793/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2793/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/12/2008
Ngày hiệu lực11/12/2008
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2793/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2793/QĐ-UBND Đa dạng sinh học về rừng Thừa Thiên Huế Công ước Đa dạng sinh học


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2793/QĐ-UBND Đa dạng sinh học về rừng Thừa Thiên Huế Công ước Đa dạng sinh học
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2793/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thừa Thiên Huế
                Người kýNguyễn Văn Cao
                Ngày ban hành11/12/2008
                Ngày hiệu lực11/12/2008
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 2793/QĐ-UBND Đa dạng sinh học về rừng Thừa Thiên Huế Công ước Đa dạng sinh học

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 2793/QĐ-UBND Đa dạng sinh học về rừng Thừa Thiên Huế Công ước Đa dạng sinh học

                        • 11/12/2008

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 11/12/2008

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực