Quyết định 28/2008/QĐ-UBND

Quyết định 28/2008/QĐ-UBND về Phương án giải phóng mặt bằng để xây dựng tuyến đường giao thông theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” do tỉnh Quảng Trị ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 28/2008/QĐ-UBND Phương án giải phóng mặt bằng để xây dựng đường


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:28/2008/QĐ-UBND

Đông Hà, ngày 25 tháng 8 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐỂ XÂY DỰNG CÁC TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG THEO PHƯƠNG CHÂM “NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN CÙNG LÀM”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải quyết khiếu nại về đất đai;

Căn cứ Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế tổ chức huy động quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã, thị trấn;

Căn cứ Nghị quyết số 14/2008/NQ-HĐND ngày 24/7/2008 của HĐND tỉnh Quảng Trị khoá V kỳ họp thứ 13 về việc Bổ sung, điều chỉnh Nghị quyết 7e/2002/NQ-HĐND ngày 31/01/2002 và Nghị quyết 6.5/2005/NQ-HĐND ngày 15/12/2005 của HĐND tỉnh về Giải phóng mặt bằng để xây dựng các tuyến đường giao thông theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”;

Xét đề nghị của Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án giải phóng mặt bằng để xây dựng các tuyến đường giao thông theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Điều 2. Giám đốc Sở Tài chính chủ trì phối hợp các ngành liên quan hướng dẫn thực hiện chi tiết Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/8/2008 và thay thế Quyết định số 06/2006/QĐ-UBND ngày 18/01/2006 của UBND tỉnh.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông- Vận tải, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các Ban ngành, Đoàn thể và các tổ chức, đơn vị, các đối tượng có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM.UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Hữu Phúc

 

PHƯƠNG ÁN

GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐỂ XÂY DỰNG CÁC TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG THEO PHƯƠNG CHÂM “NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN CÙNG LÀM”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 25/8/2008 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Phần I

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐIỀU KIỆN, CƠ CHẾ VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

1. Đối tượng điều chỉnh:

Tất cả các đối tượng có đất và tài sản trên đất bị ảnh hưởng khi giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện dự án xây dựng các tuyến đường giao thông.

2. Phạm vi điều chỉnh:

Áp dụng để giải phóng mặt bằng xây dựng các tuyến đường giao thông thuộc Chương trình kiên cố hóa giao thông tỉnh Quảng Trị với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” giai đoạn 2002- 2015 được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IV, kỳ hợp thứ 7 thông qua tại Nghị quyết 7d/2002/NQ-HĐND ngày 31/01/2002.

Các dự án xây dựng vỉa hè đường phố theo Chương trình “Nhà nước và nhân dân cùng làm” được vận dụng thực hiện theo Phương án này.

II. ĐIỀU KIỆN VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN

1. Điều kiện để thực hiện:

Tất cả các dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Phương án có 100% số đối tượng bị ảnh hưởng thống nhất theo Phương án GPMB này thì sẽ triển khai thực hiện.

2. Cơ chế thực hiện:

2.1. Về phía Nhà nước:

- Xây dựng chương trình, mục tiêu phát triển công trình cơ sở hạ tầng theo từng giai đoạn. Các cơ quan chức năng và các cấp chính quyền chủ động đề xuất, xử lý những công việc liên quan theo thẩm quyền;

- HĐND, UBND các cấp có kế hoạch bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng để chủ động và đáp ứng tiến độ GPMB theo tinh thần Nghị quyết HĐND;

Trong khi chưa có kế hoạch bố trí vốn đầu tư, tỉnh khuyến khích và đồng tình việc tự nguyện giải toả của các hộ gia đình hai bên đường theo mốc giới đã quy hoạch để làm thông thoáng giao thông đi lại;

2.2.Về phía nhân dân (Đối tượng thuộc diện điều chỉnh của phương án):

- Những đối tượng bị ảnh hưởng cần nhận thức và thực hiện tốt chủ trương của tỉnh, xác định được quyền lợi và trách nhiệm của mình để GPMB được nhanh.

III. PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI

1. Tổ chức thực hiện :

1.1. UBND các huyện, thị xã tổ chức quán triệt Nghị quyết số 14/2008/NQ-HĐND ngày 24/7/2008 của HĐND tỉnh, đồng thời phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể cùng cấp vận động nhân dân hiểu và làm theo Nghị quyết;

1.2. Đài Phát thanh- Truyền hình Quảng Trị, Báo Quảng Trị tổ chức tốt công tác tuyên truyền Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh và phản ánh kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng;

1.3. Các đại biểu HĐND tỉnh, HĐND huyện, thị xã trên địa bàn huyện, thị xã có trách nhiệm giám sát chỉ đạo, theo dõi UBND các cấp, tham gia các phiên họp với nhân dân, cùng UBND các cấp trên địa bàn tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh;

2. Công tác triển khai:

2.1. UBND các huyện, thị xã phối hợp với các ngành chức năng xác định và công bố quy hoạch chi tiết và mốc giới GPMB trên địa bàn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

2.2. UBND phường, xã, thị trấn chọn danh mục các tuyến đường giao thông thuộc Chương trình kiên cố hóa giao thông được HĐND tỉnh khóa IV, kỳ hợp thứ 7 thông qua tại Nghị quyết 7d/2002/NQ-HĐ ngày 31/01/2002 để triển khai giải phóng mặt bằng, đồng thời xác định những tuyến đường đủ điều kiện (Có 100% đối tượng bị ảnh hưởng thống nhất) để đề nghị UBND các huyện, thị xã phê duyệt phương án và bố trí vốn đầu tư;

2.3. Trình tự triển khai (Được tiến hành theo 2 giai đoạn):

Giai đoạn 1: Hồ sơ GPMB giai đoạn 1 gồm:

+ Quy hoạch chi tiết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

+ Biên bản họp dân kèm theo chữ ký với tỷ lệ 100% các đối tượng bị ảnh hưởng tự nguyện thống nhất GPMB theo tinh thần Nghị quyết;

+ Tờ trình của UBND xã, phường, thị trấn gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư và bố trí kế hoạch vốn;

Giai đoạn 2: Sau khi đã được phê duyệt đầu tư và ghi kế hoạch vốn đầu tư sẽ tiến hành GPMB theo các nội dung như quy định dưới đây.

Phần II

ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG ÁN ĐÓNG GÓP, MỨC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

I. ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ:

A. Đối tượng:

Các quy định về bồi thường và hỗ trợ dưới đây chỉ áp dụng cho các đối tượng bị ảnh hưởng một phần đến tài sản nhưng còn ở lại khuôn viên cũ sau khi xây dựng xong đường giao thông.

Những đối tượng bị ảnh hưởng toàn bộ tài sản mà phải di dời đến khu tái định cư hoặc đi nơi khác thì phải làm các thủ tục và trình tự theo quy định để áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải quyết khiếu nại về đất đai và các văn bản liên quan tại thời điểm (Gọi là giá trị bồi thường, hỗ trợ hiện hành).

B. Phương án đóng góp, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Về đất:

Các loại đất có đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải quyết khiếu nại về đất đai thì được tính toán toàn bộ giá trị thực tế bị thiệt hại để xác định mức đóng góp và phần phải bồi thường, hỗ trợ cho đối tượng bị ảnh hưởng.

Mức đóng góp được xác định cụ thể như sau:

1.1. Đối với thị xã, thị trấn:

Đối tượng bị ảnh hưởng về đất khi xây dựng đường giao thông thì đóng góp với mức tối đa là 3.000.000 đồng giá trị thiệt hại của đất hợp pháp bị thu hồi; Phần diện tích đất còn lại nếu đủ điều kiện thì bồi thường, hỗ trợ thiệt hại theo quy định;

1.2. Đối với vùng nông thôn:

Đối tượng bị ảnh hưởng về đất khi xây dựng đường giao thông thì đóng góp với mức tối đa là 1.500.000 đồng giá trị thiệt hại của đất hợp pháp bị thu hồi; phần diện tích đất còn lại nếu đủ điều kiện thì bồi thường, hỗ trợ thiệt hại theo quy định;

1.3. Các đối tượng ở góc đường giao nhau (Bao gồm cả khu vực thị xã, thị trấn và khu vực nông thôn) mà không trực tiếp hưởng lợi từ đường thuộc dự án thì đóng góp bằng mức 50% giá trị đóng góp ở mục 1.1 và 1.2 nêu trên;

2. Về tài sản trên đất:

Tài sản chỉ được bồi thường theo đúng nguyên tắc quy định tại Điều 18 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Phương án bồi thường, hỗ trợ được xác định như sau:

a) Đối với nhà và vật kiến trúc được xây dựng bằng gạch, bê tông xi măng mà bị ảnh hưởng thì được bồi thường, hỗ trợ bằng 100% giá trị hiện hành;

Trường hợp nhà chỉ bị ảnh hưởng một phần nhưng không ảnh hưởng nhiều đến công năng sử dụng thì chỉ bồi thường phần bị cắt xén tính đến điểm chịu lực gần nhất và được hỗ trợ chi phí cải tạo lại mặt tiền sau khi cắt xén. Mức bồi thường, hỗ trợ được thực hiện như sau:

- Bồi thường bằng mức 100% giá trị hiện hành của diện tích phần phải cắt xén (Tính đến điểm chịu lực gần nhất).

- Hỗ trợ chi phí cải tạo lại mặt tiền: Bằng 50% đơn giá của cấp nhà bị cắt xén;

Diện tích tính hỗ trợ cải tạo mặt tiền được xác định bằng diện tích mặt cắt đứng của ngôi nhà theo vệt giải tỏa;

b) Vật kiến trúc không được xây bằng bê tông xi măng như quy định tại điểm a mục này thì không được bồi thường, hỗ trợ, đối tượng bị ảnh hưởng tự di chuyển;

Trường hợp đặc biệt thì có thể xem xét để hỗ trợ chi phí nhân công di chuyển;

c) Hệ thống điện sinh hoạt, hệ thống điện thoại, hệ thống nước máy bị ảnh hưởng: Được hỗ trợ chi phí nhân công di dời và vật tư hao hụt khi di chuyển;

d) Giếng nước sinh hoạt, mồ mả: Được bồi thường, hỗ trợ di chuyển bằng 100% giá trị hiện hành;

e) Cây cối hoa màu bị ảnh hưởng:

+ Các loại cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày: Được bồi thường, hỗ trợ bằng mức 100% giá trị hiện hành;

+ Các loại cây khác và hoa màu: Không bồi thường, hỗ trợ;

g) Các đối tượng ở địa bàn các xã thuộc chương trình 134 và 135 (Giai đoạn 2): Được hỗ trợ 100% toàn bộ giá trị tài sản hợp pháp bị thiệt hại;

* Toàn bộ giá trị tài sản bị thiệt hại của hộ gia đình, cá nhân mà không được bồi thường, hỗ trợ thì được tính vào giá trị đóng góp của hộ gia đình, cá nhân

3. Các khoản hỗ trợ khác:

3.1. Những đối tượng đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà sau khi thu hồi để xây dựng các tuyến giao thông thì khi cấp lại giấy CNQSDĐ không phải nộp lệ phí;

3.2. Những đối tượng không phải di dời nhà ở nhưng khi xây dựng xong các tuyến giao thông mà nhà ở bị cao hoặc thấp hơn mặt đường từ 1 mét trở lên đồng thời vừa cách chân hoặc đỉnh ta luy đường ≤ 2 m thì được xem xét hỗ trợ để xây dựng lại kè và đường vào nhà;

3.3. Hộ gia đình thực sự có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế thì xem xét, giải quyết, hỗ trợ một khoản kinh phí nhưng tổng mức bồi thường, hỗ trợ và hỗ trợ thêm không quá 100% mức bồi thường, hỗ trợ theo quy định hiện hành.

II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:

Các cơ quan, ban ngành ngoài việc trực tiếp tham gia các Hội đồng GPMB, thẩm định phải chuyên trách công việc theo sự phân công trách nhiệm sau:

1. UBND phường, xã, thị trấn:

- Tổ chức tuyên truyền, vận động, giải thích, tổ chức họp dân GPMB cả 2 giai đoạn;

- Phối hợp kiểm tra tính hợp pháp về nhà, đất và chịu trách nhiệm về các nội dung xác nhận về nhà, đất đồng thời tham gia giải quyết khiếu nại (Nếu có).

2. Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện, thị xã: Chủ trì đo đạc kiểm kê, niêm yết khối lượng, giá trị và giải thích vận động, phối hợp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, bàn giao mặt bằng, giải quyết khiếu nại,

3. Các Sở, Phòng, Ban, Ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình để giải quyết và tham mưu các nội dung liên quan đến thẩm quyền theo đúng quy định của Nhà nước.

Phần III

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM - KHEN THƯỞNG

I. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI:

Giải quyết khiếu nại theo trình tự, thủ tục pháp luật về khiếu nại tố cáo. Mọi trường hợp khiếu nại được Hội đồng GPMB cấp huyện, thị xã nghiên cứu giải thích cho đối tượng bằng văn bản.

Trường hợp sau khi đã có văn bản trả lời, giải thích mà đối tượng bị ảnh hưởng vẫn không thống nhất thì đơn khiếu nại có nội dung thuộc trách nhiệm của ngành, cấp nào thì ngành, cấp đó trực tiếp giải quyết và có quyết định trả lời cho người khiếu nại theo đúng thẩm quyền.

Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người bị thu hồi đất vẫn phải chấp hành quyết định thu hồi đất, giao đất đúng kế hoạch và thời gian đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

II. KHEN THƯỞNG:

Những hộ gia đình, cá nhân thực hiện tốt công tác GPMB đảm bảo tiến độ của Hội đồng GPMB đề ra sẽ được UBND huyện, thị xã cấp giấy chứng nhận sự đóng góp./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 28/2008/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu28/2008/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/08/2008
Ngày hiệu lực05/08/2008
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 28/2008/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 28/2008/QĐ-UBND Phương án giải phóng mặt bằng để xây dựng đường


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 28/2008/QĐ-UBND Phương án giải phóng mặt bằng để xây dựng đường
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu28/2008/QĐ-UBND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Trị
              Người kýLê Hữu Phúc
              Ngày ban hành25/08/2008
              Ngày hiệu lực05/08/2008
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
              Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
              Cập nhật18 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 28/2008/QĐ-UBND Phương án giải phóng mặt bằng để xây dựng đường

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 28/2008/QĐ-UBND Phương án giải phóng mặt bằng để xây dựng đường

                      • 25/08/2008

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 05/08/2008

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực