Quyết định 280/QĐ-BGTVT

Quyết định 280/QĐ-BGTVT năm 2021 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực hàng không thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải

Nội dung toàn văn Quyết định 280/QĐ-BGTVT 2021 thủ tục hành chính lĩnh vực hàng không thuộc Bộ Giao thông vận tải


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 280/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực hàng không thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2021.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:

- Bộ trưởng (để b/c);
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC (VPCP);
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Các Cảng vụ Hàng không;
- Lưu: VT, KSTTHC (03).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Anh Tuấn

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 280/QĐ-BGTVT ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

PHẦN I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1.

1.003378

Thủ tục Phê duyệt chương trình, quy chế an ninh hàng không, chấp thuận chương trình an ninh hàng không hãng hàng không nước ngoài

Thông tư số 41/2020/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chi tiết về Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam.

Hàng không

Cục HKVN

2.

1.003294

Thủ tục cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn của Cảng vụ hàng không

- Thông tư số 41/2020/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chi tiết về Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam.

Hàng không

Cảng vụ HK

3.

1.003328

Thủ tục cấp mới giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay

- Thông tư số 41/2020/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chi tiết về Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam.

Hàng không

Cảng vụ HK - Doanh nghiệp cảng HK

4.

1.003318

Thủ tục cấp lại giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay

- Thông tư số 41/2020/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chi tiết về Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam.

Hàng không

Cảng vụ HK - Doanh nghiệp cảng HK

5.

1.003298

Thủ tục cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn của Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay

- Thông tư số 41/2020/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chi tiết về Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam.

Hàng không

Cảng vụ HK - Doanh nghiệp cảng HK

6.

1.003917

Thủ tục cấp Giấy phép, năng định cho nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (AMT)

Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay

Hàng không

Cục HKVN

7.

1.003894

Thủ tục cấp lại Giấy phép và năng định cho nhân viên bảo dưỡng tàu bay (AMT)

Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay

Hàng không

Cục HKVN

8.

1.004412

Thủ tục cấp Giấy phép và năng định cho nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không (ARS)

Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay

Hàng không

Cục HKVN

9.

1.004380

Thủ tục Gia hạn năng định cho nhân viên bảo dưỡng tàu bay (AMT)/nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không (ARS)

Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay

Hàng không

Cục HKVN

10.

1.004372

Thủ tục cấp lại giấy phép và năng định cho nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không (ARS)

Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay

Hàng không

Cục HKVN

11.

1.004362

Thủ tục cấp, gia hạn, công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay

Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay

Hàng không

Cục HKVN

12.

1.004289

Thủ tục cấp Giấy phép, năng định cho người lái tàu bay

Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay

Hàng không

Cục HKVN

13.

1.004286

Thủ tục cấp lại Giấy phép, năng định cho người lái tàu bay

Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay

Hàng không

Cục HKVN

14.

1.004270

Thủ tục Gia hạn năng định cho người lái tàu bay

Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay

Hàng không

Cục HKVN

PHẦN II.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

A. NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ SỬA ĐỔI

1. Thủ tục Phê duyệt chương trình, quy chế an ninh hàng không, chấp thuận chương trình an ninh hàng không hãng hàng không nước ngoài

1.1. Trình tự thực hiện

a) Nộp hồ sơ thủ tục hành chính:

Doanh nghiệp, đơn vị có chương trình, quy chế an ninh hàng không gửi 01 bộ hồ sơ (hồ sơ bằng tiếng Việt đối với doanh nghiệp Việt Nam, hồ sơ bằng tiếng Anh đối với hãng hàng không nước ngoài) trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam.

b) Giải quyết thủ tục hành chính:

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu doanh nghiệp, đơn vị đề nghị phê duyệt bổ sung hồ sơ.

- Trường hợp nhận được đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối với thủ tục phê duyệt, chấp thuận chương trình, quy chế an ninh hàng không) hoặc 05 ngày làm việc (đối với thủ tục phê duyệt, chấp thuận sửa đổi, bổ sung chương trình, quy chế an ninh hàng không) tính từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, xem xét tổ chức kiểm tra thực tế nếu cần:

+ Nếu chương trình, quy chế an ninh hàng không đáp ứng đầy đủ các quy định của Thông tư này: ra quyết định phê duyệt hoặc chấp thuận (đối với chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không nước ngoài);

+ Nếu chương trình, quy chế an ninh hàng không chưa đáp ứng đầy đủ các quy định của Thông tư này: có văn bản yêu cầu doanh nghiệp, đơn vị đề nghị phê duyệt bổ sung, sửa đổi chương trình, quy chế.

1.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua dịch vụ bưu chính; hoặc

- Hình thức phù hợp khác.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị theo mẫu;

- Chương trình, quy chế an ninh hàng không;

- Bảng đánh giá nội dung khác biệt của chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không với quy định của pháp luật Việt Nam và các biện pháp nhằm khắc phục các khác biệt đối với hồ sơ trình chấp thuận chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không nước ngoài.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

- 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng không Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng không Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

1.7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định phê duyệt hoặc chấp thuận.

1.8. Phí, lệ phí: Không.

1.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Văn bản đề nghị.

1.10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014;

- Nghị định số 92/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/10/2015 quy định về an ninh hàng không;

- Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 29/03/2019 quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam.

- Thông tư số 41/2020/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT- BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam.

 

Phụ lục VI

MẪU CÔNG VĂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Tên đơn vị đề nghị…
Name of organization
-------

 

Số (Number):……/…….
V/v (Subject):
…………........

… (location), ngày (date)…tháng (month)… năm (year)…

 

Kính gửi: (tên cơ quan/đơn vị nhận công văn)

Attn: [Name of organisation will receive this official letter]

Căn cứ các quy định pháp luật liên quan đến việc (tóm tắt nội dung đề nghị: phê duyệt/chấp thuận chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không; cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không; cấp Giấy phép, năng định chuyên môn nhân viên kiểm soát an ninh hàng không) ……………. , (tên cơ quan/đơn vị đề nghị) ……………….. giải trình và đề nghị như sau:

In accordance with legal provisions regarding the issue/subject … [briefly describe the request: submit the Aviation Security Program (ASP) for approval, issuance security permit, licenses for security control staff], we [name of organization who sent this official letter] would like to request/discuss the issue/subject as follows:

1. Nội dung giải trình: (1)……………………………………………………

Details of issue and subject and its justification.

2. Nội dung đề nghị: ………………………………………………………

Details of proposal.

3. Địa chỉ, số điện thoại, fax của cơ quan, đơn vị; thư điện tử, người được giao nhiệm vụ để giải trình, làm việc với cơ quan, đơn vị nhận công văn.

Contact details (address, telephone number, fax, email, etc.) of the designated person to liaise with the organization received this official letter.

Trân trọng cảm ơn./.

Yours sincerely,

 

 

Nơi nhận:

(Recipients)
- Như trên;
(As above)
- …;
- Lưu …
(Save)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
HEAD OF ORGANIZATION/UNIT
(Ký tên, đóng dấu)
(Signature and seal)

 

Ghi chú: nếu công văn có từ 02 trang trở lên phải đóng dấu giáp lai.

Note: should the official letter bearing 2 pages or more, the joint-page- seal mark must be attached.

 

2. Thủ tục cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn của Cảng vụ hàng không

2.1. Trình tự thực hiện

a) Nộp hồ sơ thủ tục hành chính:

Cơ quan đề nghị cấp thẻ nộp hồ sơ trực tiếp đến Cảng vụ hàng không.

b) Giải quyết thủ tục hành chính:

Trong thời hạn không quá 60 phút kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ hàng không thẩm định hồ sơ, cấp thẻ; trường hợp không cấp thẻ, thông báo trực tiếp lý do cho người nộp hồ sơ.

2.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: chứng minh nhân dân, căn cước công dân; chứng minh thư ngoại giao, chứng minh thư lãnh sự, chứng minh thư công vụ, chứng minh thư phổ thông; hộ chiếu; thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng dài hạn;

- Văn bản đề nghị, trong đó có có các thông tin họ và tên, số điện thoại và thư điện tử của người đại diện làm thủ tục cấp thẻ;

- Danh sách theo mẫu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 60 phút kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức; Cá nhân.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng không;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ hàng không;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

2.7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn.

2.8. Phí, lệ phí: Phí thẩm định cấp giấy phép ra vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không sân bay:

- Thẻ sử dụng ngắn hạn: 20.000đ/lần.

2.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Danh sách đề nghị cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trịsử dụng ngắn hạn.

2.10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Các đối tượng có nhiệm vụ, công việc đột xuất tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay hoặc đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư quy định chi tiết về chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam mà chưa được cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn thì được xem xét cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn;

b) Người đến nhận thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn phải đọc, hiểu quy định về sử dụng thẻ tại Thông tư này và cam kết phổ biến quy định về sử dụng thẻ đến người sử dụng thẻ. Người sử dụng thẻ chịu trách nhiệm tự liên hệ để có người giám sát, hộ tống vào, hoạt động trong khu vực hạn chế theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Thông tư này;

c) Các trường hợp đặc biệt do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014;

- Nghị định số 92/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/10/2015 quy định về an ninh hàng không;

- Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 29/03/2019 quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam;

- Thông tư số 41/2020/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT- BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam;

- Thông tư số 193/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 08/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.

 

Phụ lục X

MẪU DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ KIỂM SOÁT AN NINH CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG NGẮN HẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29/3/2019 củaBộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

......., ngày ....... tháng ....... năm .......

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ KIỂM SOÁT AN NINH CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG NGẮN HẠN
(Kèm theo công văn số ………/…… ngày ….. tháng ….. năm ….. của (tên cơ quan/ đơn vị đề nghị)…………………………………)

STT

Họ và tên

Nam / Nữ

Số chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu

Chức vụ

Khu vực hạn chế hoạt động

Hạn sử dụng của thẻ kiểm soát an ninh

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: Nếu danh sách có từ 02 trang trở lên phải đóng dấu giáp lai.

 

3. Thủ tục cấp mới giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay

3.1. Trình tự thực hiện

a) Nộp hồ sơ thủ tục hành chính:

Cơ quan đề nghị cấp giấy phép cho phương tiện nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến cơ quan cấp giấy phép.

b) Giải quyết thủ tục hành chính:

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp giấy phép phù hợp quy định, cơ quan cấp giấy phép thực hiện việc cấp giấy phép;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp giấy phép không phù hợp quy định, cơ quan cấp giấy phép có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc có nội dung cần làm rõ, cơ quan cấp giấy phép có công văn đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc yêu cầu cơ quan đề nghị cấp giấy phép trực tiếp đến làm việc để làm rõ.

3.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua dịch vụ bưu chính; hoặc

- Hình thức phù hợp khác.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị theo mẫu (trừ trường hợp cơ quan cấp giấy phép cho phương tiện của mình);

- Danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn theo mẫu;

- Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết:

- 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng không, Doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ hàng không, Doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

3.7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn.

3.8. Phí, lệ phí: Phí thẩm định cấp giấy phép ra vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không sân bay:

- Giấy phép sử dụng dài hạn: 100.000đ/lần.

3.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Văn bản đề nghị;

- Danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn.

3.10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014;

- Nghị định số 92/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/10/2015 quy định về an ninh hàng không;

- Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 29/03/2019 quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam;

- Thông tư số 41/2020/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT- BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam;

- Thông tư số193/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 08/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.

 

Phụ lục VI

MẪU CÔNG VĂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Tên đơn vị đề nghị…
Name of organization
-------

 

Số (Number):……/…….
V/v (Subject):
…………........

… (location), ngày (date)…tháng (month)… năm (year)…

 

Kính gửi: (tên cơ quan/đơn vị nhận công văn)

Attn: [Name of organisation will receive this official letter]

Căn cứ các quy định pháp luật liên quan đến việc (tóm tắt nội dung đề nghị: phê duyệt/chấp thuận chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không; cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không; cấp Giấy phép, năng định chuyên môn nhân viên kiểm soát an ninh hàng không) ……………. , (tên cơ quan/đơn vị đề nghị) ……………….. giải trình và đề nghị như sau:

In accordance with legal provisions regarding the issue/subject … [briefly describe the request: submit the Aviation Security Program (ASP) for approval, issuance security permit, licenses for security control staff], we [name of organization who sent this official letter] would like to request/discuss the issue/subject as follows:

1. Nội dung giải trình: (2)……………………………………………………

Details of issue and subject and its justification.

2. Nội dung đề nghị: ………………………………………………………

Details of proposal.

3. Địa chỉ, số điện thoại, fax của cơ quan, đơn vị; thư điện tử, người được giao nhiệm vụ để giải trình, làm việc với cơ quan, đơn vị nhận công văn.

Contact details (address, telephone number, fax, email, etc.) of the designated person to liaise with the organization received this official letter.

Trân trọng cảm ơn./.

Yours sincerely,

 

 

Nơi nhận:

(Recipients)
- Như trên;
(As above)
- …;
- Lưu …
(Save)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
HEAD OF ORGANIZATION/UNIT
(Ký tên, đóng dấu)
(Signature and seal)

 

Ghi chú: nếu công văn có từ 02 trang trở lên phải đóng dấu giáp lai.

Note: should the official letter bearing 2 pages or more, the joint-page- seal mark must be attached.

 

Phụ lục IX

MẪU DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KIỂM SOÁT AN NINH CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG DÀI HẠN/NGẮN HẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2020/TT-BGTVT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

“ĐƠN VỊ …………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………………………..

…,ngày... tháng ... năm 20...

 

DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN

(Kèm theo công văn số ...../.... ngày …… tháng …… năm…….. của (tên cơ quan/ đơn vị đề nghị)..............................................................)

Số TT

Tên phương tiện

Biển kiểm soát(1)/ Biển số của phương tiện(2)

Số chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giao thông(1)

Thời hạn cấp

Khu vực đề nghị

Cổng vào

Cổng ra

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Đối với phương tiện có tham gia giao thông ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay.

(2) Đối với phương tiện chuyên dùng hoạt động trong khu bay.

Yêu cầu: nộp kèm bản sao các tài liệu đã khai. Nếu danh sách phương tiện có từ 02 trang trở lên phải đón dấu giáp lai.”

 

4. Thủ tục cấp lại giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay

4.1. Trình tự thực hiện

a) Nộp hồ sơ thủ tục hành chính:

Cơ quan đề nghị cấp lại giấy phép nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến cơ quan cấp giấy phép.

b) Giải quyết thủ tục hành chính:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp giấy phép phù hợp quy định, cơ quan cấp giấy phép thực hiện việc cấp giấy phép;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp giấy phép không phù hợp quy định, cơ quan cấp giấy phép có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc có nội dung cần làm rõ, cơ quan cấp giấy phép có công văn đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc yêu cầu cơ quan đề nghị cấp giấy phép trực tiếp đến làm việc để làm rõ.

4.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua dịch vụ bưu chính; hoặc

- Hình thức phù hợp khác.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Cấp lại do giấy phép hết thời hạn sử dụng:

+ Văn bản đề nghị theo mẫu (trừ trường hợp cơ quan cấp giấy phép cho phương tiện của mình);

+ Danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn theo mẫu;

+ Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

- Cấp lại do giấy phép còn thời hạn sử dụng nhưng bị mờ, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật:

+ Văn bản đề nghị theo mẫu (trừ trường hợp cơ quan cấp giấy phép cho phương tiện của mình);

+ Danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn theo mẫu;

+ Nộp lại giấy phép bị mờ, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật.

- Cấp lại do bị mất giấy phép:

+ Văn bản đề nghị theo mẫu (trừ trường hợp cơ quan cấp giấy phép cho phương tiện của mình);

+ Danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn theo mẫu;

+ Cơ quan đề nghị cấp giấy phép phải có văn bản xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị về thời gian, địa điểm, nguyên nhân mất giấy phép.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng không, Doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ hàng không, Doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

4.7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn.

4.8. Phí, lệ phí:

Phí thẩm định cấp giấy phép ra vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không sân bay:

- Giấy phép sử dụng dài hạn: 100.000đ/lần.

4.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Văn bản đề nghị;

- Danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn.

4.10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014;

- Nghị định số 92/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/10/2015 quy định về an ninh hàng không;

- Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 29/03/2019 quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam;

- Thông tư số 41/2020/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT- BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam;

- Thông tư số193/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 08/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.

 

Phụ lục VI

MẪU CÔNG VĂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Tên đơn vị đề nghị…
Name of organization
-------

 

Số (Number):……/…….
V/v (Subject):
…………........

… (location), ngày (date)…tháng (month)… năm (year)…

 

Kính gửi: (tên cơ quan/đơn vị nhận công văn)

Attn: [Name of organisation will receive this official letter]

Căn cứ các quy định pháp luật liên quan đến việc (tóm tắt nội dung đề nghị: phê duyệt/chấp thuận chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không; cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không; cấp Giấy phép, năng định chuyên môn nhân viên kiểm soát an ninh hàng không) ……………. , (tên cơ quan/đơn vị đề nghị) ……………….. giải trình và đề nghị như sau:

In accordance with legal provisions regarding the issue/subject … [briefly describe the request: submit the Aviation Security Program (ASP) for approval, issuance security permit, licenses for security control staff], we [name of organization who sent this official letter] would like to request/discuss the issue/subject as follows:

1. Nội dung giải trình: (3)……………………………………………………

Details of issue and subject and its justification.

2. Nội dung đề nghị: ………………………………………………………

Details of proposal.

3. Địa chỉ, số điện thoại, fax của cơ quan, đơn vị; thư điện tử, người được giao nhiệm vụ để giải trình, làm việc với cơ quan, đơn vị nhận công văn.

Contact details (address, telephone number, fax, email, etc.) of the designated person to liaise with the organization received this official letter.

Trân trọng cảm ơn./.

Yours sincerely,

 

 

Nơi nhận:

(Recipients)
- Như trên;
(As above)
- …;
- Lưu …
(Save)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
HEAD OF ORGANIZATION/UNIT
(Ký tên, đóng dấu)
(Signature and seal)

 

Ghi chú: nếu công văn có từ 02 trang trở lên phải đóng dấu giáp lai.

Note: should the official letter bearing 2 pages or more, the joint-page- seal mark must be attached.

 

Phụ lục IX

MẪU DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KIỂM SOÁT AN NINH CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG DÀI HẠN/NGẮN HẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2020/TT-BGTVT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

“ĐƠN VỊ ………………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………………………..

…,ngày... tháng ... năm 20...

 

DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN

(Kèm theo công văn số ...../.... ngày …… tháng …… năm…….. của (tên cơ quan/ đơn vị đề nghị)..............................................................)

Số TT

Tên phương tiện

Biển kiểm soát(1)/ Biển số của phương tiện(2)

Số chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giao thông(1)

Thời hạn cấp

Khu vực đề nghị

Cổng vào

Cổng ra

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Đối với phương tiện có tham gia giao thông ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay.

(2) Đối với phương tiện chuyên dùng hoạt động trong khu bay.

Yêu cầu: nộp kèm bản sao các tài liệu đã khai. Nếu danh sách phương tiện có từ 02 trang trở lên phải đón dấu giáp lai.”

 

5. Thủ tục cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn của Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay

5.1. Trình tự thực hiện

a) Nộp hồ sơ thủ tục hành chính:

Cơ quan đề nghị cấp giấy phép nộp hồ sơ trực tiếp đến cho cơ quan cấp giấy phép.

b) Giải quyết thủ tục hành chính:

Trong thời hạn tối đa 60 phút kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép, thông báo trực tiếp lý do cho người nộp hồ sơ.

5.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị, trong đó có có các thông tin họ và tên, số điện thoại và thư điện tử của người đại diện làm thủ tục cấp giấy phép;

- Danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn theo mẫu;

- Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5.4. Thời hạn giải quyết: Tối đa 60 phút kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng không, Doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ hàng không, Doanh nghiệpcảng hàng không, sân bay;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

5.7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn.

5.8. Phí, lệ phí:

Phí thẩm định cấp giấy phép ra vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không sân bay:

- Giấy phép sử dụng ngắn hạn: 20.000đ/lần.

5.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn.

5.10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Phương tiện sử dụng để đưa đón khách quốc tế từ cấp Bộ trưởng trở lên; Phương tiện có nhiệm vụ đột xuất để: thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; phục vụ hoạt động của cảng hàng không, sân bay tại khu vực hạn chế; Phương tiện quy định tại khoản 7 Điều 14 nhưng chưa được cấp giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn; Các trường hợp đặc biệt do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm chỉ được cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn khi người đến nhận giấy phép đọc, hiểu quy định về sử dụng giấy phép tại Thông tư này và cam kết phổ biến quy định về sử dụng giấy phép đến người sử dụng giấy phép. Người sử dụng giấy phép chịu trách nhiệm tự liên hệ đế có người đi cùng hoặc phương tiện dẫn đường theo quy định tại khoản 6 Điều 32

Thông tư này.

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014;

- Nghị định số 92/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/10/2015 quy định về an ninh hàng không;

- Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 29/03/2019 quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam;

- Thông tư số 41/2020/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT- BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam;

- Thông tư số193/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày

08/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.

 

Phụ lục IX

MẪU DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KIỂM SOÁT AN NINH CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG DÀI HẠN/NGẮN HẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2020/TT-BGTVT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

“ĐƠN VỊ ………………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………………………..

…,ngày... tháng ... năm 20...

 

DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN

(Kèm theo công văn số ...../.... ngày …… tháng …… năm…….. của (tên cơ quan/ đơn vị đề nghị)..............................................................)

Số TT

Tên phương tiện

Biển kiểm soát(1)/ Biển số của phương tiện(2)

Số chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giao thông(1)

Thời hạn cấp

Khu vực đề nghị

Cổng vào

Cổng ra

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Đối với phương tiện có tham gia giao thông ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay.

(2) Đối với phương tiện chuyên dùng hoạt động trong khu bay.

Yêu cầu: nộp kèm bản sao các tài liệu đã khai. Nếu danh sách phương tiện có từ 02 trang trở lên phải đón dấu giáp lai.”

 

6. Thủ tục cấp Giấy phép, năng định cho nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (AMT)

6.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ TTHC:

Người đề nghị cấp giấy phép và năng định nhân viên ARS phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục HKVN

- Giải quyết TTHC:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ, Cục HKVN có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và thực hiện việc cấp giấy phép nhân viên AMT/ARS cho những người đề nghị đáp ứng được các yêu cầu của Bộ QCATHK này.

6.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam; hoặc

- Nộp qua hệ thống bưu chính.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép nhân viên AMT/ARS;

Đơn đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn năng định nhân viên AMT/ARS bao gồm ít nhất các nội dung như sau:

1. Nội dung đề nghị (cấp lần đầu, cấp lại, gia hạn), loại giấy phép đề nghị

2. Năng định đề nghị.

3. Thông tin người đề nghị như Họ tên, địa chỉ cố định, ngày sinh, nơi sinh, Quốc tịch, giới tính, chiều cao, cân nặng, mầu tóc, địa chỉ email.

4. Thông tin giấy phép hiện đang giữ (nếu có).

5. Ngày đề nghị, chữ ký và ảnh người đề nghị.

6. Thông tin về kết quả thi và Người được ủy quyền chấm thi.

7. Các báo cáo kèm theo như báo cáo kết quả thi lý thuyết, thực hành).

- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc chính quyền địa phương;

- Các tài liệu chứng minh kinh nghiệm thực hành được Cục HKVN chấp thuận và loại công việc phù hợp với năng định đề nghị cấp;

Nội dung hồ sơ chứng minh kinh nghiệm bảo dưỡng bao gồm ít nhất các nội dung sau:

1. Phần 1 Thông tin cá nhân: Họ Tên, địa chỉ cố định, ngày sinh, nơi sinh, Quốc tịch; Quá trình đào tạo.

2. Phần 2 Thông tin về quá trình công tác: Đơn vị, thời gian, vị trí làm việc, loại tầu bay đã tham gia bảo dưỡng.

3. Phần 3 Thông tin về giáo viên huấn luyện, giám sát viên bảo dưỡng.

4. Phần 4 Kinh nghiệm thực hành cơ bản.

5. Phần 5 Kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên tầu bay (OJT).

- Bản sao chứng thực chứng chỉ tốt nghiệp khóa huấn luyện phù hợp với năng định đề nghị cấp tại ATO được Cục HKVN công nhận;

- Kết quả bài kiểm tra sát hạch về kiến thức, kinh nghiệm phù hợp với năng định đề nghị cấp;

b) Số lượng: 01 bộ

6.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

6.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục HKVN

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay - Cục HKVN

d) Cơ quan phối hợp: Không

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép và năng định nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bat (AMT)

6.8. Phí, lệ phí:

Phí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép nhân viên hàng không

- Sát hạch cấp giấy phép lần đầu: 600.000 đ/lần

- Sát hạch thực hành: 250.000 đ/lần

- Sát hạch trình độ Tiếng Anh: 600.000 đ/lần

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* CÁC YÊU CẦU VÀ QUYỀN HẠN ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY

(a) Người có đủ điều kiện để cấp giấy phép AMT phải:

(1) Tối thiểu 18 tuổi;

(2) Thể hiện khả năng đọc, nói, viết và hiểu tiếng Anh qua việc đọc và giải thích các tài liệu bảo dưỡng phù hợp và viết các câu về hỏng hóc và sửa chữa khắc phục;

(3) Tuân thủ được yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm và năng lực phù hợp với năng định đề nghị cấp;

(4) Đạt các bài kiểm tra sát hạch liên quan tới năng định đề nghị cấp.

(b) Người có giấy phép AMT làm đơn đề nghị cấp năng định bổ sung phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định và trong thời hạn 24 tháng, đạt bài kiểm tra sát hạch của năng định đề nghị cấp.

(c) Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay đảm bảo tuân thủ các điều kiện của khoản d của Điều này sẽ thực hiện công việc bảo dưỡng theo các quyền hạn sau đây:

1. Giấy phép AMT mức A cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng cho các công việc bảo dưỡng ngoại trường dạng nhỏ theo kế hoạch hoặc sửa chữa các hỏng hóc đơn giản trong phạm vi công việc được ghi cụ thể trong giấy phép. Quyền hạn ký xác nhận bảo dưỡng bị hạn chế trong phạm vi các công việc mà người có Giấy phép đã trực tiếp thực hiện tại tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5;

2. Giấy phép AMT mức B1 cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng sau khi thực hiện công việc bảo dưỡng trên cấu trúc tàu bay, hệ thống tạo lực đẩy và các hệ thống cơ giới và điện. Năng định của nhân viên B1 còn bao gồm cả việc thay thế các khối máy điện tử yêu cầu thực hiện các công việc kiểm tra đơn giản để khẳng định trạng thái làm việc tốt của khối máy đó. Mức B1 sẽ tự động bao gồm cả các tiểu mức A tương ứng;

3. Giấy phép AMT mức B2 cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng sau khi thực hiện công việc bảo dưỡng trên các hệ thống điện, điện tử của tàu bay và công việc bảo dưỡng điện, điện tử trên các hệ thống cơ giới và hệ thống tạo lực đẩy chỉ yêu cầu thực hiện kiểm tra đơn giản (simple test) để khẳng định trạng thái làm việc tốt;

4. Giấy phép AMT mức C cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng sau khi thực hiện công việc bảo dưỡng nội trường theo kế hoạch trên tàu bay. Năng định này áp dụng cho toàn bộ một loại tàu bay cụ thể trong phạm vi năng định của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5.

(d) Người có giấy phép AMT sẽ không được thực hiện các năng định trong giấy phép, trừ khi:

(1) Tuân thủ với các yêu cầu được quy định đối với tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 ;

(2) Trong khoảng thời gian 2 năm trước đó phải có tối thiểu 6 tháng kinh nghiệm bảo dưỡng trực tiếp theo các năng định đã được cấp trong giấy phép AMT hoặc chứng minh đã đáp ứng các điều kiện để cấp giấy phép liên quan.

Ghi chú: Xem Phụ lục 1 Điều 7.353 về quyền hạn của việc huấn luyện trên loại/ công việc cụ thể và các năng định.

*YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC HÀNG KHÔNG ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY

a. Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép AMT hoặc bổ sung năng định cho giấy phép AMT phải chứng minh mức kiến thức liên quan tới năng định xin cấp và kiến thức đó phù hợp với với trách nhiệm công việc của người có giấy phép. Yêu cầu về mức kiến thức cơ bản được quy định trong Phụ lục 1 Điều 7.355

b. Mỗi người làm đơn xin cấp giấy phép hoặc năng định AMT sau khi đáp ứng các quy định áp dụng về kinh nghiệm phải đạt bài kiểm tra sát hạch lý thuyết theo các nội dung do Cục Hàng không Việt Nam tổ chức phù hợp với năng định của giấy phép AMT và các điều khoản trong Phần 4 Bộ QCATHK;

c. Người làm đơn sẽ phải đạt bài kiểm tra lý thuyết trước khi tham gia bài kiểm tra thực hành.

* YÊU CẦU VỀ KINH NGHIỆM VÀ HUẤN LUYỆN ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY

Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép hoặc năng định AMT phải có đầy đủ:

1. Chứng chỉ tốt nghiệp khoá huấn luyện phù hợp với năng định đề nghị cấp tại ATO được Cục HKVN công nhận;

2. Hồ sơ bằng chứng về kinh nghiệm bảo dưỡng được Cục HKVN chấp nhận áp dụng cho khoảng thời gian và loại công việc phù hợp với năng định đề nghị cấp.

3. Các yêu cầu về kinh nghiệm của nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay quy định tại Phụ lục 1 Điều 7.357.

* YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY

(a) Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép hoặc năng định AMT phải thể hiện khả năng để thực hiện nhiệm vụ của các chức năng được cấp sau khi thoả mãn bài kiểm tra vấn đáp và thực hành đối với năng định đề nghị cấp.

(b) Bài kiểm tra phải bao gồm các kỹ năng cơ bản của người làm đơn trong quá trình thực hành và các nội dung trong bài kiểm tra viết cho năng định đề nghị cấp.

(c) Người làm đơn đề nghị cấp năng định đối với hệ thống tạo lực đẩy phải chứng tỏ được khả năng của mình để thực hiện sửa chữa nhỏ và thực hiện thay đổi nhỏ đối với cánh quạt.

(d) Bài kiểm tra vấn đáp và thực hành đối với năng định đề nghị cấp phải do Cục HKVN hoặc tổ chức huấn luyện được Cục HKVN ủy quyền thực hiện.

* HUẤN LUYỆN VÀ PHÊ CHUẨN NĂNG ĐỊNH LOẠI TÀU BAY VÀ CÁC CÔNG VIỆC CỤ THỂ.

a. Người có giấp phép AMT mức A chỉ được phép thực hiện các công việc theo thẩm quyền được phê chuẩn trên một loại tàu bay cụ thể sau khi đã hoàn thành khóa huấn luyện các công việc cụ thể phù hợp với mức A do tổ chức bảo dưỡng phù hợp với Phần 5 hoặc Phần 9 thực hiện. Việc huấn luyện sẽ phải bao gồm cả lý thuyết và thực hành phù hợp với các công việc sẽ được phê chuẩn. Việc hoàn thành khóa học phải được chứng minh bằng kết quả kiểm tra lý thuyết và đánh giá thực hành trực tiếp thực hiện do tổ chức được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc Phần 9.

b. Nhân viên kỹ thuật có giấy phép AMT mức B1, B2 và C chỉ được thực hiện năng định trên loại tàu bay cụ thể đã được phê chuẩn trong giấy phép.

c. Năng định chỉ được cấp sau khi người đề nghị đã hoàn thành tốt khóa huấn luyện được Cục HKVN phê chuẩn hoặc thực hiện bởi tổ chức huấn luyện bảo dưỡng được Cục HKVN phê chuẩn phù hợp với Phần 9.

d. Chương trình huấn luyện chuyển loại tàu bay cho nhân viên kỹ thuật có mức B1 hoặc B2 phải bao gồm các phần lý thuyết và thực hành và bao gồm khóa học có liên quan đến các năng định đã quy định tại khoản c Điều 7.353 Chương trình huấn luyện lý thuyết và thực hành phải được Cục HKVN phê chuẩn.

đ. Chương trình huấn luyện cho nhân viên có giấy phép AMT mức C có bằng kỹ sư hàng không, chương trình huấn luyện loại tàu bay đầu tiên phải tương đương ở mức B1 hoặc B2, chương trình huấn luyện thực hành không bắt buộc.

e. Việc hoàn thành các khóa huấn luyện được quy định từ khoản b đến khoản đ Điều này phải được chứng minh bằng kết quả kiểm tra. Việc kiểm tra đối với nhân viên có giấy phép AMT mức B1, B2 và C phải được thực hiện bởi tổ chức huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 9 hoặc tổ chức huấn luyện thực hiện các khóa huấn luyện chuyển loại được phê chuẩn.

g. Đối với loại tàu bay không phải là tàu bay lớn quy định tại khoản b Điều này (có tải trọng cất cánh lớn hơn 5700 kg), người có giấy phép mức B1 và B2 được phép thực hiện các năng định của mình nếu trong giấp phép có ghi năng định đối với nhóm tàu bay phù hợp, trừ khi Cục HKVN xác định tính phức tạp của loại tàu bay liên quan cần phải được phê chuẩn riêng.

1. Năng định loại tàu bay của nhà chế tạo được cấp khi tuân thủ với các năng định loại của 2 tàu bay đại diện cho một nhóm nhà chế tạo.

2. Năng định nhóm đầy đủ sẽ được cấp sau khi tuân thủ với các yêu cầu năng định loại của 3 loại tàu bay đại diện cho một nhóm các nhà chế tạo. Tuy nhiên, năng định nhóm đầy đủ không được cấp cho nhân viên B1 trên loại tàu bay từ 2 động cơ tuốc-bin phản lực trở lên.

3. Các nhóm tàu bay bao gồm:

(i) Đối với giấy phép mức B1 hoặc C: trực thăng động cơ pit-tông hoặc trực thăng động cơ tuốc-bin; tàu bay một động cơ pit-tông – có cấu trúc kim loại; tàu bay nhiều động cơ pit-tông – cấu trúc kim loại; tàu bay một động cơ pit-tông – có cấu trúc bằng gỗ; tàu bay có nhiều động cơ pit- tông – có cấu trúc bằng gỗ; tàu bay một động cơ pit-tông – có cấu trúc thân bằng vật liệu composite; tàu bay nhiều động cơ pit-tông – có kết cấu bằng vật liệu composite; tàu bay một động cơ tuốc-bin; và tàu bay nhiều động cơ tuốc-bin;

(ii) Đối với giấy phép mức B2 và C: tàu bay và trực thăng.

h. Năng định đối với tàu bay không phải là tàu bay lớn quy định tại khoản c Điều này được cấp căn cứ vào việc hoàn thành tốt bài kiểm tra năng định loại tàu bay tương ứng mức B1, B2, C và có bằng chứng đầy đủ về kinh nghiệm thực tế có được trên loại tàu bay đó. Đối với mức C cho tàu bay không phải là tàu bay lớn của người có bằng kỹ sư tàu bay, loại tàu bay kiểm tra đầu tiên phải tương ứng mức B1 hoặc B2.

1. Bài kiểm tra năng định loại tàu bay phải bao gồm bài kiểm tra về cơ giới tàu bay đối với mức B1; bài kiểm tra về bộ môn đối với mức B2; cả hai bài kiểm tra B1 và B2 đối với mức C.

2. Bài kiểm tra phải được thực hiện bởi tổ chức huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 9 hoặc trực tiếp thực hiện bởi Cục HKVN.

3. Bài kiểm tra thực hành sẽ phải bao gồm kiểm tra các công việc đại diện cho từng nhóm công việc bảo dưỡng có liên quan đến mức và năng định đề nghị.

* YÊU CẦU KIẾN THỨC ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT

(a) Mức kiến thức cần thiết đối với giấy phép năng định loại A, B1, B2 và C:

(1) Kiến thức cơ bản cần thiết đối với năng định loại A, B1 và B2 được chỉ rõ bằng thước đo chỉ số mức (1, 2 và 3) đối với từng môn học. Giấy phép năng định loại C phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức cơ bản tương đương với năng định mức B1 hoặc B2.

(2) Kiến thức yêu cầu đối với chỉ số mức 1 được xác định như sau:

(i) Có kiến thức chung về các phần chính của môn học;

(ii) Mục đích: người làm đơn phải làm quen với các phần chính của môn học;

(iii) Người làm đơn phải đưa ra được mô tả tổng quát về môn học, sử dụng các từ ngữ thông dụng và các ví dụ minh họa;

(iv) Người làm đơn phải biết sử dụng các khái niệm đặc trưng.

(3) Kiến thức yêu cầu đối với chỉ số mức 2 được xác định như sau:

(i) Có kiến thức chung về các mặt lý thuyết và thực hành của môn học;

(ii) Có khả năng áp dụng kiến thức đã học được;

(iii) Mục đích: người làm đơn phải có khả năng hiểu được các nền tảng lý thuyết của môn học;

(iv) Người làm đơn phải đưa ra được mô tả tổng quát về môn học, sử dụng các ví dụ minh họa đặc trưng phù hợp;

(v) Người làm đơn phải biết sử dụng các công thức toán học trong mối liên hệ với các định luật vật lý để giải thích môn học;

(vi) Người làm đơn phải có khả năng đọc và hiểu được đồ họa, bản vẽ và sơ đồ mạch để mô tả môn học;

(vii) Người làm đơn phải biết áp dụng các kiến thức đã học một cách thực tế thông qua việc sử dụng các quy trình cụ thể.

(4) Kiến thức yêu cầu đối với chỉ số mức 3 được xác định như sau:

(i) Có kiến thức chi tiết về các mặt lý thuyết và thực hành của môn học;

(ii) Có khả năng tổng hợp và áp dụng các phần riêng rẽ của môn học một cách logic và đầy đủ;

(iii) Mục đích: người làm đơn phải có kiến thức lý thuyết của môn học và mối liên hệ tương tác giữa môn học này với các môn học khác;

(iv) Người làm đơn phải có khả năng mô tả chi tiết về môn học với việc sử dụng các kiến thức nền tảng của môn học và các ví dụ minh họa cụ thể;

(v) Người làm đơn phải biết sử dụng các công thức toán học có liên hệ với môn học;

(vi) Người làm đơn phải có khả năng đọc và hiểu được đồ họa, bản vẽ đơn giản và sơ đồ mạch để mô tả môn học;

(vii) Người làm đơn phải biết áp dụng các kiến thức đã học một cách thực tế thông qua việc sử dụng các hướng dẫn của nhà chế tạo;

(viii)Người làm đơn phải có khả năng đọc được kết quả từ các nguồn và dụng cụ, phương pháp đo khác nhau và áp dụng biện pháp khắc phục khi cần thiết.

(b) Các môn học: Kiến thức cần thiết đối với từng môn học cơ bản cho giấy phép AMT phải căn cứ theo bảng tham chiếu dưới đây. Các môn học áp dụng cho từng năng định sẽ được đánh dấu “×”.

Môn học

A hoặc B1 tàu bay

A hoặc B1 trực thăng

B2

Động cơ tuốc- bin

Động cơ pit- tông

Động cơ tuốc- bin

Động cơ pit- tông

Bộ môn

1. Toán

×

×

×

×

×

2. Vật lý

×

×

×

×

×

3. Điện cơ bản

×

×

×

×

×

4. Điện tử cơ bản

×

×

×

×

×

5. Hệ thống thiết bị điện tử kỹ thuật số.

×

×

×

×

×

6. Vật liệu hàng không

×

×

×

×

×

7. Thực hành bảo dưỡng

×

×

×

×

×

8. Khí động học cơ bản

×

×

×

×

×

9. Yếu tố con người

×

×

×

×

×

10. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam

×

×

×

×

×

11. Khí động học, kết cấu và các hệ thống của tàu bay động cơ pit- tông

×

×

 

 

 

12. Khí động học, kết cấu và các hệ thống của tàu bay trực thăng

 

 

×

×

 

13. Khí động học, kết cấu và các hệ thống của tàu bay

 

 

 

 

×

14. Hệ thống tạo lực đẩy.

 

 

 

 

×

15. Động cơ tuốc- bin khí.

×

 

×

 

 

16. Động cơ pit- tông

 

×

 

×

 

17. Cánh quạt

×

×

 

 

 

(c) Cục HKVN quy định các mức kiến thức cụ thể đối với từng loại năng định và các tiêu chuẩn kiểm tra.

(d) Ngoài các yêu cầu tại Điều 7.355 người làm đơn còn phải chứng tỏ các kiến thức liên quan đến năng định được cấp và phù hợp với trách nhiệm bảo dưỡng tàu bay của người có giấy phép trên các lĩnh vực sau:

(1) Quy chế và nguyên tắc đối với người có giấy phép bảo dưỡng tàu bay bao gồm cả các yêu cầu về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay quy định việc phê chuẩn và duy trì tính đủ điều kiện bay của tàu bay và tổ chức bảo dưỡng tàu bay và các quy trình bảo dưỡng tàu bay liên quan;

(2) Toán học cơ bản và các đơn vị đo, các nguyên lý cơ bản và lý thuyết vật lý và hóa học áp dụng trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay;

(3) Đặc tính và các ứng dụng vật liệu trong kết cấu tàu bay bao gồm cả nguyên lý và các chức năng của kết cấu tàu bay, kỹ thuật đinh tán, hệ thống tạo lực đẩy và các hệ thống liên quan, cơ học, chất lỏng và các nguồn điện và điện tử, thiết bị tàu bay, hệ thống hiển thị, hệ thống điều khiển, hệ thống dẫn đường trên không và hệ thống liên lạc;

(4) Các công việc yêu cầu nhằm đảm bảo tính đủ điều kiện bay của tàu bay bao gồm phương pháp và quy trình cho việc đại tu, sửa chữa, kiểm tra, thay thế hoặc sửa chữa hỏng hóc của cấu trúc tàu bay, thiết bị và các hệ thống theo các phương pháp quy định tại các tài liệu hướng dẫn liên quan và các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay áp dụng;

(5) Khả năng và giới hạn của con người đối với nhân viên kỹ thuật có giấy phép AMT.

* CÁC YÊU CẦU VỀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TẦU BAY

(a) Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép AMT phải đáp ứng các yêu cầu về kinh nghiệm như sau:

(1) Đối với năng định A hoặc tiểu năng định B1.2 và B1.4:

(i) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan nếu người làm đơn không được huấn luyện về mặt kỹ thuật liên quan đến tàu bay;

(ii) 2 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện phù hợp với nhân viên kỹ thuật có tay nghề trên các lĩnh vực kỹ thuật khác;

(iii) 1 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện tại các trung tâm huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 8.

(2) Đối với năng định B2 hoặc tiểu năng định B1.3 hoặc B1.3:

(i) 5 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan nếu người làm đơn không được huấn luyện về mặt kỹ thuật liên quan đến tàu bay;

(ii) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện được Cục HKVN cho là phù hợp với nhân viên kỹ thuật có tay nghề trên các lĩnh vực kỹ thuật khác;

(iii) 2 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện tại các trung tâm huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 8.

(3) Đối với năng định C của tàu bay lớn:

(i) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế với các loại năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 trên loại tàu bay lớn hoặc như nhân viên hỗ trợ năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc kết hợp của cả hai điều kiện trên;

(ii) 5 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế với các loại năng định B1.2, B1.4 trên loại tàu bay lớn hoặc như nhân viên hỗ trợ năng định B1.2, B1.4 của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc kết hợp của cả hai điều kiện trên.

(4) Đối với năng định C của tàu bay không phải là tàu bay lớn:

(i) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế với các loại năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 trên loại tàu bay không phải là tàu bay lớn hoặc như nhân viên hỗ trợ năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc kết hợp của cả hai điều kiện trên.

(5) Đối với năng định C của nhân viên tốt nghiệp kỹ sư tàu bay:

(i) Đối với người làm đơn có bằng kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật, từ các trường đại học hoặc các cấp học cao hơn được Cục HKVN công nhận, 3 năm kinh nghiệm trong môi trường bảo

dưỡng tàu bay dân dụng với các công việc đại diện liên quan đến bảo dưỡng tàu bay trong đó có 6 tháng theo dõi công việc bảo dưỡng nội trường.

(f) Người đề nghị bổ sung năng định giấy phép AMT phải có kinh nghiệm bảo dưỡng tối thiểu phù hợp với năng định hoặc năng định phụ đề nghị bổ sung theo bảng sau đây:

Từ

A1

A2

A3

A4

B1. 1

B1. 2

B1. 3

B1. 4

B2

Đến

A1

 

6 th.

6 th.

6 th.

2 nă m

6 th.

2 nă m

1 nă m

2 nă m

A2

6 th.

 

6 th.

6 th.

2 nă m

6 th.

2 nă m

1 nă m

2 nă m

A3

6 th.

6 th.

 

6 th.

2 nă m

1 th

2 nă m

6 th.

2 nă m

A4

6 th.

6 th.

6 th.

 

2 nă m

1 nă m

2 nă m

6 th.

2 nă m

B1. 1

Kh ôn g

6 th.

6 th.

6 th.

 

6 th

6 th.

6 th.

1 nă m

B1. 2

6 th.

Kh ôn g

6 th.

6 th.

2 nă m

 

2 nă m

6 th.

2 nă m

B1. 3

6 th.

6 th.

Kh ôn g

6 th.

6 th

6 th.

 

6 th.

1 nă m

B1. 4

6 th.

6 th.

6 th.

Kh ôn g

2 nă m

6 th.

2 nă m

 

2 nă m

B2

6 th.

6 th.

6 th.

6 th.

1 nă m

1 nă m

1 nă m

1 nă m

 

(g) Đối với năng định loại A, B1, B2 kinh nghiệm phải là công việc thực tế trong các lĩnh vực liên quan đến công việc bảo dưỡng trên tàu bay.

(h) Đối với tất cả nhân viên kỹ thuật có giấy phép, kinh nghiệm thực tế cần thiết phải có tối thiểu một năm kinh nghiệm làm việc trên tàu bay trước khi đề nghị cấp năng định lần đầu. Đối với các lần bổ sung năng định tiếp theo kinh nghiệm thực tế cần thiết không nhất thiết phải là một năm nhưng không được ít hơn 3 tháng. Kinh nghiệm thực tế yêu cầu sẽ phụ thuộc vào sự khác biệt giữa năng định đang có và năng định đề nghị bổ sung. Kinh nghiệm thực tế phải đặc trưng cho năng định đề nghị bổ sung.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QHH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QHH13 ngày 21/11/2014;

- Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số

01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 56/2018/TT-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư 193/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.

 

7. Thủ tục cấp lại Giấy phép và năng định cho nhân viên bảo dưỡng tàu bay (AMT)

7.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ TTHC:

Người làm đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên AMT/ARS phải nộp hồ sơ tối thiểu 10 ngày trước ngày hết hạn của giấy phép đã được cấp.

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên AMT/ARS trong trường hợp giấy phép bị mất, bị rách, người đề nghị phải nộp hồ sơ đến Cục HKVN tối thiểu 7 ngày làm việc.

- Giải quyết TTHC:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ, Cục HKVN có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và thực hiện việc cấp lại, gia hạn năng định phù hợp.

7.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam; hoặc

- Nộp qua hệ thống bưu chính.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần:

* Trường hợp hết hạn

- Đơn đề nghị cấp lại nêu rõ lý do;

Đơn đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn năng định nhân viên AMT/ARS bao gồm ít nhất các nội dung như sau:

1. Nội dung đề nghị (cấp lần đầu, cấp lại, gia hạn), loại giấy phép đề nghị

2. Năng định đề nghị.

3. Thông tin người đề nghị như Họ tên, địa chỉ cố định, ngày sinh, nơi sinh, Quốc tịch, giới tính, chiều cao, cân nặng, mầu tóc, địa chỉ email.

4. Thông tin giấy phép hiện đang giữ (nếu có).

5. Ngày đề nghị, chữ ký và ảnh người đề nghị.

6. Thông tin về kết quả thi và Người được ủy quyền chấm thi.

7. Các báo cáo kèm theo như báo cáo kết quả thi lý thuyết, thực hành.)

- Tài liệu duy trì kinh nghiệm với các nội dung áp dụng cho năng định của người đề nghị.

Nội dung hồ sơ chứng minh kinh nghiệm bảo dưỡng bao gồm ít nhất các nội dung sau:

1. Phần 1 Thông tin cá nhân: Họ Tên, địa chỉ cố định, ngày sinh, nơi sinh, Quốc tịch; Quá trình đào tạo.

2. Phần 2 Thông tin về quá trình công tác: Đơn vị, thời gian, vị trí làm việc, loại tầu bay đã tham gia bảo dưỡng.

3. Phần 3 Thông tin về giáo viên huấn luyện, giám sát viên bảo dưỡng.

4. Phần 4 Kinh nghiệm thực hành cơ bản.

5. Phần 5 Kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên tầu bay (OJT).

* Trường hợp Giấy phép mất, rách

- Đơn đề nghị cấp lại nêu rõ lý do;

- Bản gốc hoặc bản sao giấy phép và năng định đã được cấp (nếu có). b) Số lượng: 01 bộ

7.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

7.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục HKVN

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay - Cục HKVN

d) Cơ quan phối hợp: Không

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép và năng định nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (AMT).

7.8. Phí, lệ phí:

Phí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép nhân viên hàng không

- Sát hạch cấp lại giấy phép theo thời hạn, gia hạn, bổ sung năng định: 400.000 đ/lần

Sát hạch thực hành: 250.000 đ/lần

Sát hạch trình độ Tiếng Anh: 600.000 đ/lần

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* CÁC YÊU CẦU VÀ QUYỀN HẠN ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY

(e) Người có đủ điều kiện để cấp giấy phép AMT phải:

(1) Tối thiểu 18 tuổi;

(2) Thể hiện khả năng đọc, nói, viết và hiểu tiếng Anh qua việc đọc và giải thích các tài liệu bảo dưỡng phù hợp và viết các câu về hỏng hóc và sửa chữa khắc phục;

(3) Tuân thủ được yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm và năng lực phù hợp với năng định đề nghị cấp;

(4) Đạt các bài kiểm tra sát hạch liên quan tới năng định đề nghị cấp.

(f) Người có giấy phép AMT làm đơn đề nghị cấp năng định bổ sung phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định và trong thời hạn 24 tháng, đạt bài kiểm tra sát hạch của năng định đề nghị cấp.

(g) Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay đảm bảo tuân thủ các điều kiện của khoản d của Điều này sẽ thực hiện công việc bảo dưỡng theo các quyền hạn sau đây:

1. Giấy phép AMT mức A cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng cho các công việc bảo dưỡng ngoại trường dạng nhỏ theo kế hoạch hoặc sửa chữa các hỏng hóc đơn giản trong phạm vi công việc được ghi cụ thể trong giấy phép. Quyền hạn ký xác nhận bảo dưỡng bị hạn chế trong phạm vi các công việc mà người có Giấy phép đã trực tiếp thực hiện tại tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5;

2. Giấy phép AMT mức B1 cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng sau khi thực hiện công việc bảo dưỡng trên cấu trúc tàu bay, hệ thống tạo lực đẩy và các hệ thống cơ giới và điện. Năng định của nhân viên B1 còn bao gồm cả việc thay thế các khối máy điện tử yêu cầu thực hiện các công việc kiểm tra đơn giản để khẳng định trạng thái làm việc tốt của khối máy đó. Mức B1 sẽ tự động bao gồm cả các tiểu mức A tương ứng;

3. Giấy phép AMT mức B2 cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng sau khi thực hiện công việc bảo dưỡng trên các hệ thống điện, điện tử của tàu bay và công việc bảo dưỡng điện, điện tử trên các hệ thống cơ giới và hệ thống tạo lực đẩy chỉ yêu cầu thực hiện kiểm tra đơn giản (simple test) để khẳng định trạng thái làm việc tốt;

4. Giấy phép AMT mức C cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng sau khi thực hiện công việc bảo dưỡng nội trường theo kế hoạch trên tàu bay. Năng định này áp dụng cho toàn bộ một loại tàu bay cụ thể trong phạm vi năng định của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5.

(h) Người có giấy phép AMT sẽ không được thực hiện các năng định trong giấy phép, trừ khi:

(1) Tuân thủ với các yêu cầu được quy định đối với tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 ;

(2) Trong khoảng thời gian 2 năm trước đó phải có tối thiểu 6 tháng kinh nghiệm bảo dưỡng trực tiếp theo các năng định đã được cấp trong giấy phép AMT hoặc chứng minh đã đáp ứng các điều kiện để cấp giấy phép liên quan.

Ghi chú: Xem Phụ lục 1 Điều 7.353 về quyền hạn của việc huấn luyện trên loại/ công việc cụ thể và các năng định.

*YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC HÀNG KHÔNG ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY

a. Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép AMT hoặc bổ sung năng định cho giấy phép AMT phải chứng minh mức kiến thức liên quan tới năng định xin cấp và kiến thức đó phù hợp với với trách nhiệm công việc của người có giấy phép. Yêu cầu về mức kiến thức cơ bản được quy định trong Phụ lục 1 Điều 7.355

b. Mỗi người làm đơn xin cấp giấy phép hoặc năng định AMT sau khi đáp ứng các quy định áp dụng về kinh nghiệm phải đạt bài kiểm tra sát hạch lý thuyết theo các nội dung do Cục Hàng không Việt Nam tổ chức phù hợp với năng định của giấy phép AMT và các điều khoản trong Phần 4 Bộ QCATHK;

c. Người làm đơn sẽ phải đạt bài kiểm tra lý thuyết trước khi tham gia bài kiểm tra thực hành.

* YÊU CẦU VỀ KINH NGHIỆM VÀ HUẤN LUYỆN ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY

Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép hoặc năng định AMT phải có đầy đủ:

1. Chứng chỉ tốt nghiệp khoá huấn luyện phù hợp với năng định đề nghị cấp tại ATO được Cục HKVN công nhận;

2. Hồ sơ bằng chứng về kinh nghiệm bảo dưỡng được Cục HKVN chấp nhận áp dụng cho khoảng thời gian và loại công việc phù hợp với năng định đề nghị cấp.

3. Các yêu cầu về kinh nghiệm của nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay quy định tại Phụ lục 1 Điều 7.357.

* YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY

(e) Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép hoặc năng định AMT phải thể hiện khả năng để thực hiện nhiệm vụ của các chức năng được cấp sau khi thoả mãn bài kiểm tra vấn đáp và thực hành đối với năng định đề nghị cấp.

(f) Bài kiểm tra phải bao gồm các kỹ năng cơ bản của người làm đơn trong quá trình thực hành và các nội dung trong bài kiểm tra viết cho năng định đề nghị cấp.

(g) Người làm đơn đề nghị cấp năng định đối với hệ thống tạo lực đẩy phải chứng tỏ được khả năng của mình để thực hiện sửa chữa nhỏ và thực hiện thay đổi nhỏ đối với cánh quạt.

(h) Bài kiểm tra vấn đáp và thực hành đối với năng định đề nghị cấp phải do Cục HKVN hoặc tổ chức huấn luyện được Cục HKVN ủy quyền thực hiện.

* HUẤN LUYỆN VÀ PHÊ CHUẨN NĂNG ĐỊNH LOẠI TÀU BAY VÀ CÁC CÔNG VIỆC CỤ THỂ.

a. Người có giấp phép AMT mức A chỉ được phép thực hiện các công việc theo thẩm quyền được phê chuẩn trên một loại tàu bay cụ thể sau khi đã hoàn thành khóa huấn luyện các công việc cụ thể phù hợp với mức A do tổ chức bảo dưỡng phù hợp với Phần 5 hoặc Phần 9 thực hiện. Việc huấn luyện sẽ phải bao gồm cả lý thuyết và thực hành phù hợp với các công việc sẽ được phê chuẩn. Việc hoàn thành khóa học phải được chứng minh bằng kết quả kiểm tra lý thuyết và đánh giá thực hành trực tiếp thực hiện do tổ chức được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc Phần 9.

b. Nhân viên kỹ thuật có giấy phép AMT mức B1, B2 và C chỉ được thực hiện năng định trên loại tàu bay cụ thể đã được phê chuẩn trong giấy phép.

c. Năng định chỉ được cấp sau khi người đề nghị đã hoàn thành tốt khóa huấn luyện được Cục HKVN phê chuẩn hoặc thực hiện bởi tổ chức huấn luyện bảo dưỡng được Cục HKVN phê chuẩn phù hợp với Phần 9.

d. Chương trình huấn luyện chuyển loại tàu bay cho nhân viên kỹ thuật có mức B1 hoặc B2 phải bao gồm các phần lý thuyết và thực hành và bao gồm khóa học có liên quan đến các năng định đã quy định tại khoản c Điều 7.353 Chương trình huấn luyện lý thuyết và thực hành phải được Cục HKVN phê chuẩn.

đ. Chương trình huấn luyện cho nhân viên có giấy phép AMT mức C có bằng kỹ sư hàng không, chương trình huấn luyện loại tàu bay đầu tiên phải tương đương ở mức B1 hoặc B2, chương trình huấn luyện thực hành không bắt buộc.

e. Việc hoàn thành các khóa huấn luyện được quy định từ khoản b đến khoản đ Điều này phải được chứng minh bằng kết quả kiểm tra. Việc kiểm tra đối với nhân viên có giấy phép AMT mức B1, B2 và C phải được thực hiện bởi tổ chức huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 9 hoặc tổ chức huấn luyện thực hiện các khóa huấn luyện chuyển loại được phê chuẩn.

g. Đối với loại tàu bay không phải là tàu bay lớn quy định tại khoản b Điều này (có tải trọng cất cánh lớn hơn 5700 kg), người có giấy phép mức B1 và B2 được phép thực hiện các năng định của mình nếu trong giấp phép có ghi năng định đối với nhóm tàu bay phù hợp, trừ khi Cục HKVN xác định tính phức tạp của loại tàu bay liên quan cần phải được phê chuẩn riêng.

1. Năng định loại tàu bay của nhà chế tạo được cấp khi tuân thủ với các năng định loại của 2 tàu bay đại diện cho một nhóm nhà chế tạo.

2. Năng định nhóm đầy đủ sẽ được cấp sau khi tuân thủ với các yêu cầu năng định loại của 3 loại tàu bay đại diện cho một nhóm các nhà chế tạo. Tuy nhiên, năng định nhóm đầy đủ không được cấp cho nhân viên B1 trên loại tàu bay từ 2 động cơ tuốc-bin phản lực trở lên.

3. Các nhóm tàu bay bao gồm:

(i) Đối với giấy phép mức B1 hoặc C: trực thăng động cơ pit-tông hoặc trực thăng động cơ tuốc-bin; tàu bay một động cơ pit-tông – có cấu trúc kim loại; tàu bay nhiều động cơ pit-tông – cấu trúc kim loại; tàu bay một động cơ pit-tông – có cấu trúc bằng gỗ; tàu bay có nhiều động cơ pit- tông – có cấu trúc bằng gỗ; tàu bay một động cơ pit-tông – có cấu trúc thân bằng vật liệu composite; tàu bay nhiều động cơ pit-tông – có kết cấu bằng vật liệu composite; tàu bay một động cơ tuốc-bin; và tàu bay nhiều động cơ tuốc-bin;

(ii) Đối với giấy phép mức B2 và C: tàu bay và trực thăng.

h. Năng định đối với tàu bay không phải là tàu bay lớn quy định tại khoản c Điều này được cấp căn cứ vào việc hoàn thành tốt bài kiểm tra năng định loại tàu bay tương ứng mức B1, B2, C và có bằng chứng đầy đủ về kinh nghiệm thực tế có được trên loại tàu bay đó. Đối với mức C cho tàu bay không phải là tàu bay lớn của người có bằng kỹ sư tàu bay, loại tàu bay kiểm tra đầu tiên phải tương ứng mức B1 hoặc B2.

1. Bài kiểm tra năng định loại tàu bay phải bao gồm bài kiểm tra về cơ giới tàu bay đối với mức B1; bài kiểm tra về bộ môn đối với mức B2; cả hai bài kiểm tra B1 và B2 đối với mức C.

2. Bài kiểm tra phải được thực hiện bởi tổ chức huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 9 hoặc trực tiếp thực hiện bởi Cục HKVN.

3. Bài kiểm tra thực hành sẽ phải bao gồm kiểm tra các công việc đại diện cho từng nhóm công việc bảo dưỡng có liên quan đến mức và năng định đề nghị.

* YÊU CẦU KIẾN THỨC ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT

(b) Mức kiến thức cần thiết đối với giấy phép năng định loại A, B1, B2 và C:

(1) Kiến thức cơ bản cần thiết đối với năng định loại A, B1 và B2 được chỉ rõ bằng thước đo chỉ số mức (1, 2 và 3) đối với từng môn học. Giấy phép năng định loại C phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức cơ bản tương đương với năng định mức B1 hoặc B2.

(2) Kiến thức yêu cầu đối với chỉ số mức 1 được xác định như sau:

(i) Có kiến thức chung về các phần chính của môn học;

(ii) Mục đích: người làm đơn phải làm quen với các phần chính của môn học;

(iii) Người làm đơn phải đưa ra được mô tả tổng quát về môn học, sử dụng các từ ngữ thông dụng và các ví dụ minh họa;

(iv) Người làm đơn phải biết sử dụng các khái niệm đặc trưng.

(3) Kiến thức yêu cầu đối với chỉ số mức 2 được xác định như sau:

(i) Có kiến thức chung về các mặt lý thuyết và thực hành của môn học;

(ii) Có khả năng áp dụng kiến thức đã học được;

(iii) Mục đích: người làm đơn phải có khả năng hiểu được các nền tảng lý thuyết của môn học;

(iv) Người làm đơn phải đưa ra được mô tả tổng quát về môn học, sử dụng các ví dụ minh họa đặc trưng phù hợp;

(v) Người làm đơn phải biết sử dụng các công thức toán học trong mối liên hệ với các định luật vật lý để giải thích môn học;

(vi) Người làm đơn phải có khả năng đọc và hiểu được đồ họa, bản vẽ và sơ đồ mạch để mô tả môn học;

(vii) Người làm đơn phải biết áp dụng các kiến thức đã học một cách thực tế thông qua việc sử dụng các quy trình cụ thể.

(4) Kiến thức yêu cầu đối với chỉ số mức 3 được xác định như sau:

(i) Có kiến thức chi tiết về các mặt lý thuyết và thực hành của môn học;

(ii) Có khả năng tổng hợp và áp dụng các phần riêng rẽ của môn học một cách logic và đầy đủ;

(iii) Mục đích: người làm đơn phải có kiến thức lý thuyết của môn học và mối liên hệ tương tác giữa môn học này với các môn học khác;

(iv) Người làm đơn phải có khả năng mô tả chi tiết về môn học với việc sử dụng các kiến thức nền tảng của môn học và các ví dụ minh họa cụ thể;

(v) Người làm đơn phải biết sử dụng các công thức toán học có liên hệ với môn học;

(vi) Người làm đơn phải có khả năng đọc và hiểu được đồ họa, bản vẽ đơn giản và sơ đồ mạch để mô tả môn học;

(vii) Người làm đơn phải biết áp dụng các kiến thức đã học một cách thực tế thông qua việc sử dụng các hướng dẫn của nhà chế tạo;

(viii)Người làm đơn phải có khả năng đọc được kết quả từ các nguồn và dụng cụ, phương pháp đo khác nhau và áp dụng biện pháp khắc phục khi cần thiết.

(e) Các môn học: Kiến thức cần thiết đối với từng môn học cơ bản cho giấy phép AMT phải căn cứ theo bảng tham chiếu dưới đây. Các môn học áp dụng cho từng năng định sẽ được đánh dấu “×”.

Môn học

A hoặc B1 tàu bay

A hoặc B1 trực thăng

B2

Động cơ tuốc- bin

Động cơ pit- tông

Động cơ tuốc- bin

Động cơ pit- tông

Bộ môn

1. Toán

×

×

×

×

×

2. Vật lý

×

×

×

×

×

3. Điện cơ bản

×

×

×

×

×

4. Điện tử cơ bản

×

×

×

×

×

5. Hệ thống thiết bị điện tử kỹ thuật số.

×

×

×

×

×

6. Vật liệu hàng không

×

×

×

×

×

7. Thực hành bảo dưỡng

×

×

×

×

×

8. Khí động học cơ bản

×

×

×

×

×

9. Yếu tố con người

×

×

×

×

×

10. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam

×

×

×

×

×

11. Khí động học, kết cấu và các hệ thống của tàu bay động cơ pit-tông

×

×

 

 

 

12. Khí động học, kết cấu và các hệ thống của tàu bay trực thăng

 

 

×

×

 

13. Khí động học, kết cấu và các hệ thống của tàu bay

 

 

 

 

×

14. Hệ thống tạo lực đẩy.

 

 

 

 

×

15. Động cơ tuốc- bin khí.

×

 

×

 

 

16. Động cơ pit- tông

 

×

 

×

 

17. Cánh quạt

×

×

 

 

 

(f) Cục HKVN quy định các mức kiến thức cụ thể đối với từng loại năng định và các tiêu chuẩn kiểm tra.

(g) Ngoài các yêu cầu tại Điều 7.355 người làm đơn còn phải chứng tỏ các kiến thức liên quan đến năng định được cấp và phù hợp với trách nhiệm bảo dưỡng tàu bay của người có giấy phép trên các lĩnh vực sau:

(6) Quy chế và nguyên tắc đối với người có giấy phép bảo dưỡng tàu bay bao gồm cả các yêu cầu về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay quy định việc phê chuẩn và duy trì tính đủ điều kiện bay của tàu bay và tổ chức bảo dưỡng tàu bay và các quy trình bảo dưỡng tàu bay liên quan;

(7) Toán học cơ bản và các đơn vị đo, các nguyên lý cơ bản và lý thuyết vật lý và hóa học áp dụng trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay;

(8) Đặc tính và các ứng dụng vật liệu trong kết cấu tàu bay bao gồm cả nguyên lý và các chức năng của kết cấu tàu bay, kỹ thuật đinh tán, hệ thống tạo lực đẩy và các hệ thống liên quan, cơ học, chất lỏng và các nguồn điện và điện tử, thiết bị tàu bay, hệ thống hiển thị, hệ thống điều khiển, hệ thống dẫn đường trên không và hệ thống liên lạc;

(9) Các công việc yêu cầu nhằm đảm bảo tính đủ điều kiện bay của tàu bay bao gồm phương pháp và quy trình cho việc đại tu, sửa chữa, kiểm tra, thay thế hoặc sửa chữa hỏng hóc của cấu trúc tàu bay, thiết bị và các hệ thống theo các phương pháp quy định tại các tài liệu hướng dẫn liên quan và các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay áp dụng;

(10) Khả năng và giới hạn của con người đối với nhân viên kỹ thuật có giấy phép AMT.

* CÁC YÊU CẦU VỀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TẦU BAY

(b) Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép AMT phải đáp ứng các yêu cầu về kinh nghiệm như sau:

(1) Đối với năng định A hoặc tiểu năng định B1.2 và B1.4:

(i) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan nếu người làm đơn không được huấn luyện về mặt kỹ thuật liên quan đến tàu bay;

(ii) 2 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện phù hợp với nhân viên kỹ thuật có tay nghề trên các lĩnh vực kỹ thuật khác;

(iii) 1 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện tại các trung tâm huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 8.

(2) Đối với năng định B2 hoặc tiểu năng định B1.3 hoặc B1.3:

(i) 5 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan nếu người làm đơn không được huấn luyện về mặt kỹ thuật liên quan đến tàu bay;

(ii) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện được Cục HKVN cho là phù hợp với nhân viên kỹ thuật có tay nghề trên các lĩnh vực kỹ thuật khác;

(iii) 2 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện tại các trung tâm huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 8.

(3) Đối với năng định C của tàu bay lớn:

(i) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế với các loại năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 trên loại tàu bay lớn hoặc như nhân viên hỗ trợ năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc kết hợp của cả hai điều kiện trên;

(ii) 5 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế với các loại năng định B1.2, B1.4 trên loại tàu bay lớn hoặc như nhân viên hỗ trợ năng định B1.2, B1.4 của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc kết hợp của cả hai điều kiện trên.

(4) Đối với năng định C của tàu bay không phải là tàu bay lớn:

(i) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế với các loại năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 trên loại tàu bay không phải là tàu bay lớn hoặc như nhân viên hỗ trợ năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc kết hợp của cả hai điều kiện trên.

(5) Đối với năng định C của nhân viên tốt nghiệp kỹ sư tàu bay:

(i) Đối với người làm đơn có bằng kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật, từ các trường đại học hoặc các cấp học cao hơn được Cục HKVN công nhận, 3 năm kinh nghiệm trong môi trường bảo dưỡng tàu bay dân dụng với các công việc đại diện liên quan đến bảo dưỡng tàu bay trong đó có 6 tháng theo dõi công việc bảo dưỡng nội trường.

(c) Người đề nghị bổ sung năng định giấy phép AMT phải có kinh nghiệm bảo dưỡng tối thiểu phù hợp với năng định hoặc năng định phụ đề nghị bổ sung theo bảng sau đây:

Từ

A1

A2

A3

A4

B1.1

B1.2

B1.3

B1.4

 

Đến

A1

 

6 th.

6 th.

6 th.

2 năm

6 th.

2 năm

1 năm

2 năm

A2

6 th.

 

6 th.

6 th.

2 năm

6 th.

2 năm

1 năm

2 năm

A3

6 th.

6 th.

 

6 th.

2 năm

1 th

2 năm

6 th.

2 năm

A4

6 th.

6 th.

6 th.

 

2 năm

1 năm

2 năm

6 th.

2 năm

B1.1

Khôn g

6 th.

6 th.

6 th.

 

6 th

6 th.

6 th.

1 năm

B1.2

6 th.

Khôn g

6 th.

6 th.

2 năm

 

2 năm

6 th.

2 năm

B1.3

6 th.

6 th.

Khôn g

6 th.

6 th

6 th.

 

6 th.

1 năm

B1.4

6 th.

6 th.

6 th.

Khôn g

2 năm

6 th.

2 năm

 

2 năm

B2

6 th.

6 th.

6 th.

6 th.

1 năm

1 năm

1 năm

1 năm

 

(d) Đối với năng định loại A, B1, B2 kinh nghiệm phải là công việc thực tế trong các lĩnh vực liên quan đến công việc bảo dưỡng trên tàu bay.

(e) Đối với tất cả nhân viên kỹ thuật có giấy phép, kinh nghiệm thực tế cần thiết phải có tối thiểu một năm kinh nghiệm làm việc trên tàu bay trước khi đề nghị cấp năng định lần đầu. Đối với các lần bổ sung năng định tiếp theo kinh nghiệm thực tế cần thiết không nhất thiết phải là một năm nhưng không được ít hơn 3 tháng. Kinh nghiệm thực tế yêu cầu sẽ phụ thuộc vào sự khác biệt giữa năng định đang có và năng định đề nghị bổ sung. Kinh nghiệm thực tế phải đặc trưng cho năng định đề nghị bổ sung.

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QHH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QHH13 ngày 21/11/2014;

- Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 56/2018/TT-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư 193/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.

 

8. Thủ tục cấp Giấy phép và năng định cho nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không (ARS)

8.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ TTHC:

Người đề nghị cấp giấy phép và năng định nhân viên ARS phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục HKVN

- Giải quyết TTHC:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ, Cục HKVN có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và thực hiện việc cấp giấy phép nhân viên ARS cho những người đề nghị đáp ứng được các yêu cầu của Bộ QCATHK này.

8.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam; hoặc

- Nộp qua hệ thống bưu chính.

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép nhân viên AMT/ARS;

Đơn đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn năng định nhân viên AMT/ARS bao gồm ít nhất các nội dung như sau:

1. Nội dung đề nghị (cấp lần đầu, cấp lại, gia hạn), loại giấy phép đề nghị

2. Năng định đề nghị.

3. Thông tin người đề nghị như Họ tên, địa chỉ cố định, ngày sinh, nơi sinh, Quốc tịch, giới tính, chiều cao, cân nặng, mầu tóc, địa chỉ email.

4. Thông tin giấy phép hiện đang giữ (nếu có).

5. Ngày đề nghị, chữ ký và ảnh người đề nghị.

6. Thông tin về kết quả thi và Người được ủy quyền chấm thi.

7. Các báo cáo kèm theo như báo cáo kết quả thi lý thuyết, thực hành.)

- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc chính quyền địa phương;

- Các tài liệu chứng minh kinh nghiệm thực hành được Cục HKVN chấp thuận và loại công việc phù hợp với năng định đề nghị cấp;

Nội dung hồ sơ chứng minh kinh nghiệm bảo dưỡng bao gồm ít nhất các nội dung sau:

1. Phần 1 Thông tin cá nhân: Họ Tên, địa chỉ cố định, ngày sinh, nơi sinh, Quốc tịch; Quá trình đào tạo.

2. Phần 2 Thông tin về quá trình công tác: Đơn vị, thời gian, vị trí làm việc, loại tầu bay đã tham gia bảo dưỡng.

3. Phần 3 Thông tin về giáo viên huấn luyện, giám sát viên bảo dưỡng.

4. Phần 4 Kinh nghiệm thực hành cơ bản.

5. Phần 5 Kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên tầu bay (OJT).

- Bản sao chứng thực chứng chỉ tốt nghiệp khóa huấn luyện phù hợp với năng định đề nghị cấp tại ATO được Cục HKVN công nhận;

- Kết quả bài kiểm tra sát hạch về kiến thức, kinh nghiệm phù hợp với năng định đề nghị cấp;

b) Số lượng: 01 bộ

8.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

8.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục HKVN

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay - Cục HKVN

d) Cơ quan phối hợp: Không

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép và năng định nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không (ARS).

8.8. Phí, lệ phí:

Phí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép nhân viên hàng không

- Sát hạch cấp giấy phép lần đầu: 600.000 đ/lần

Sát hạch thực hành: 250.000 đ/lần

Sát hạch trình độ Tiếng Anh: 600.000 đ/lần

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người có đủ điều kiện để cấp giấy phép ARS phải:

(1) Tối thiểu 18 tuổi;

(2) Thể hiện khả năng đọc, nói viết và hiểu tiếng Anh qua việc đọc và giải thích các tài liệu bảo dưỡng phù hợp và viết các câu về hỏng hóc và sửa chữa khắc phục;

(3) Đạt trình độ chuyên môn để thực hiện bảo dưỡng tàu bay, khối máy lẻ tàu bay phù hợp với công việc của người đó;

(4) Làm một công việc cụ thể yêu cầu phải có trình độ chuyên môn tại một cơ sở sửa chữa tàu bay theo Phần 5 hoặc người có AOC theo Phần 12 mà theo yêu cầu trong tài liệu khai thác phải thực hiện bảo dưỡng, bảo dưỡng phòng ngừa hoặc cải tiến tàu bay được phê chuẩn với chương trình bảo dưỡng theo MCM;

(5) Được tổ chức sử dụng đề nghị và được Cục HKVN chấp nhận có đủ khả năng bảo dưỡng tàu bay hoặc khối máy lẻ phù hợp với công việc;

(6) Có một trong hai điều kiện sau:

(i) 18 tháng kinh nghiệm thực hành quy trình, việc tiến hành, phương pháp kiểm tra, tài liệu, dụng cụ, dụng cụ máy móc, và các thiết bị khác được sử dụng phổ biến trong công việc bảo dưỡng hoặc công việc đặc thù mà người đó thực hiện;

(ii) Hoàn thành khoá huấn luyện chính thức được thiết kế đặc biệt cho trình độ của công việc của người làm đơn và được Cục HKVN chấp thuận.

(7) Đạt kỳ kiểm tra sát hạch kiến thức và kỹ năng do ATO được Cục HKVN công nhận thực hiện.

*Đối với tàu bay thử nghiệm

Người có đủ điều kiện để được cấp giấy phép ARS phải:

(1) Tối thiểu 18 tuổi;

(2) Là người lắp ráp tàu bay sơ cấp của loại tàu bay phù hợp với giấy phép đề nghị cấp;

(3) Thể hiện được với Cục HKVN khả năng xác định tàu bay trong điều kiện hoạt động an toàn; và

(4) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài có quyền cư trú hợp pháp lâu dài tại Việt Nam.

Người có giấy phép ARS (lắp ráp tàu bay thử nghiệm) có thể thực hiện việc kiểm tra các điều kiện đối với tàu bay được tự lắp ráp theo các giới hạn khai thác của tàu bay đó.

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QHH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QHH13 ngày 21/11/2014;

- Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 56/2018/TT-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư 193/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.

 

9. Thủ tục Gia hạn năng định cho nhân viên bảo dưỡng tàu bay (AMT)/nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không (ARS)

9.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ TTHC: Người đề nghị gia hạn năng định nhân viên AMT/ARS phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục HKVN và phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ.

- Giải quyết TTHC: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ, Cục HKVN có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và thực hiện việc cấp lại, gia hạn năng định phù hợp.

9.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam; hoặc

- Nộp qua hệ thống bưu chính.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần:

- Đơn đề nghị gia hạn năng định nhân viên AMT/ARS; Đơn đề nghị cấp lại nêu rõ lý do;

(Đơn đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn năng định nhân viên AMT/ARS bao gồm ít nhất các nội dung như sau:

1. Nội dung đề nghị (cấp lần đầu, cấp lại, gia hạn), loại giấy phép đề nghị

2. Năng định đề nghị.

3. Thông tin người đề nghị như Họ tên, địa chỉ cố định, ngày sinh, nơi sinh, Quốc tịch, giới tính, chiều cao, cân nặng, mầu tóc, địa chỉ email.

4. Thông tin giấy phép hiện đang giữ (nếu có).

5. Ngày đề nghị, chữ ký và ảnh người đề nghị.

6. Thông tin về kết quả thi và Người được ủy quyền chấm thi.

7. Các báo cáo kèm theo như báo cáo kết quả thi lý thuyết, thực hành.)

- Kết quả kiểm tra sát hạch lý thuyết về những nội dung theo quy định;

- Tài liệu duy trì kinh nghiệm với các nội dung áp dụng cho năng định của người đề nghị.

Tài liệu duy trì kinh nghiệm với các nội dung áp dụng cho năng định của người đề nghị.

Nội dung hồ sơ chứng minh kinh nghiệm bảo dưỡng bao gồm ít nhất các nội dung sau:

1. Phần 1 Thông tin cá nhân: Họ Tên, địa chỉ cố định, ngày sinh, nơi sinh, Quốc tịch; Quá trình đào tạo.

2. Phần 2 Thông tin về quá trình công tác: Đơn vị, thời gian, vị trí làm việc, loại tầu bay đã tham gia bảo dưỡng.

3. Phần 3 Thông tin về giáo viên huấn luyện, giám sát viên bảo dưỡng.

4. Phần 4 Kinh nghiệm thực hành cơ bản.

5. Phần 5 Kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên tầu bay (OJT). b) Số lượng: 01 bộ

9.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

9.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục HKVN

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay - Cục HKVN

d) Cơ quan phối hợp: Không

9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Năng định nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (AMT); hoặc

- Năng định cho nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không (ARS) .

9.8. Phí, lệ phí:

Phí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép nhân viên hàng không

- Sát hạch cấp lại giấy phép theo thời hạn, gia hạn, bổ sung năng định: 400.000 đ/lần

- Sát hạch thực hành: 250.000 đ/lần

- Sát hạch trình độ Tiếng Anh: 600.000 đ/lần

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người có đủ điều kiện để cấp giấy phép ARS phải:

(1) Tối thiểu 18 tuổi;

(2) Thể hiện khả năng đọc, nói viết và hiểu tiếng Anh qua việc đọc và giải thích các tài liệu bảo dưỡng phù hợp và viết các câu về hỏng hóc và sửa chữa khắc phục;

(3) Đạt trình độ chuyên môn để thực hiện bảo dưỡng tàu bay, khối máy lẻ tàu bay phù hợp với công việc của người đó;

(4) Làm một công việc cụ thể yêu cầu phải có trình độ chuyên môn tại một cơ sở sửa chữa tàu bay theo Phần 5 hoặc người có AOC theo Phần 12 mà theo yêu cầu trong tài liệu khai thác phải thực hiện bảo dưỡng, bảo dưỡng phòng ngừa hoặc cải tiến tàu bay được phê chuẩn với chương trình bảo dưỡng theo MCM;

(5) Được tổ chức sử dụng đề nghị và được Cục HKVN chấp nhận có đủ khả năng bảo dưỡng tàu bay hoặc khối máy lẻ phù hợp với công việc;

(6) Có một trong hai điều kiện sau:

(i) 18 tháng kinh nghiệm thực hành quy trình, việc tiến hành, phương pháp kiểm tra, tài liệu, dụng cụ, dụng cụ máy móc, và các thiết bị khác được sử dụng phổ biến trong công việc bảo dưỡng hoặc công việc đặc thù mà người đó thực hiện;

(ii) Hoàn thành khoá huấn luyện chính thức được thiết kế đặc biệt cho trình độ của công việc của người làm đơn và được Cục HKVN chấp thuận.

(7) Đạt kỳ kiểm tra sát hạch kiến thức và kỹ năng do ATO được Cục HKVN công nhận thực hiện.

*Đối với tàu bay thử nghiệm

Người có đủ điều kiện để được cấp giấy phép ARS phải:

(1) Tối thiểu 18 tuổi;

(2) Là người lắp ráp tàu bay sơ cấp của loại tàu bay phù hợp với giấy phép đề nghị cấp;

(3) Thể hiện được với Cục HKVN khả năng xác định tàu bay trong điều kiện hoạt động an toàn; và

(4) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài có quyền cư trú hợp pháp lâu dài tại Việt Nam.

Người có giấy phép ARS (lắp ráp tàu bay thử nghiệm) có thể thực hiện việc kiểm tra các điều kiện đối với tàu bay được tự lắp ráp theo các giới hạn khai thác của tàu bay đó.

* Người có đủ điều kiện để cấp giấy phép AMT phải:

(3) Tối thiểu 18 tuổi;

(4) Thể hiện khả năng đọc, nói, viết và hiểu tiếng Anh qua việc đọc và giải thích các tài liệu bảo dưỡng phù hợp và viết các câu về hỏng hóc và sửa chữa khắc phục;

(5) Tuân thủ được yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm và năng lực phù hợp với năng định đề nghị cấp;

(6) Đạt các bài kiểm tra sát hạch liên quan tới năng định đề nghị cấp.

Người có giấy phép AMT làm đơn đề nghị cấp năng định bổ sung phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định và trong thời hạn 24 tháng, đạt bài kiểm tra sát hạch của năng định đề nghị cấp.

* CÁC YÊU CẦU VÀ QUYỀN HẠN ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY

(i) Người có đủ điều kiện để cấp giấy phép AMT phải:

(1) Tối thiểu 18 tuổi;

(2) Thể hiện khả năng đọc, nói, viết và hiểu tiếng Anh qua việc đọc và giải thích các tài liệu bảo dưỡng phù hợp và viết các câu về hỏng hóc và sửa chữa khắc phục;

(3) Tuân thủ được yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm và năng lực phù hợp với năng định đề nghị cấp;

(4) Đạt các bài kiểm tra sát hạch liên quan tới năng định đề nghị cấp.

(j) Người có giấy phép AMT làm đơn đề nghị cấp năng định bổ sung phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định và trong thời hạn 24 tháng, đạt bài kiểm tra sát hạch của năng định đề nghị cấp.

(k) Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay đảm bảo tuân thủ các điều kiện của khoản d của Điều này sẽ thực hiện công việc bảo dưỡng theo các quyền hạn sau đây:

1. Giấy phép AMT mức A cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng cho các công việc bảo dưỡng ngoại trường dạng nhỏ theo kế hoạch hoặc sửa chữa các hỏng hóc đơn giản trong phạm vi công việc được ghi cụ thể trong giấy phép. Quyền hạn ký xác nhận bảo dưỡng bị hạn chế trong phạm vi các công việc mà người có Giấy phép đã trực tiếp thực hiện tại tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5;

2. Giấy phép AMT mức B1 cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng sau khi thực hiện công việc bảo dưỡng trên cấu trúc tàu bay, hệ thống tạo lực đẩy và các hệ thống cơ giới và điện. Năng định của nhân viên B1 còn bao gồm cả việc thay thế các khối máy điện tử yêu cầu thực hiện các công việc kiểm tra đơn giản để khẳng định trạng thái làm việc tốt của khối máy đó. Mức B1 sẽ tự động bao gồm cả các tiểu mức A tương ứng;

3. Giấy phép AMT mức B2 cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng sau khi thực hiện công việc bảo dưỡng trên các hệ thống điện, điện tử của tàu bay và công việc bảo dưỡng điện, điện tử trên các hệ thống cơ giới và hệ thống tạo lực đẩy chỉ yêu cầu thực hiện kiểm tra đơn giản (simple test) để khẳng định trạng thái làm việc tốt;

4. Giấy phép AMT mức C cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng sau khi thực hiện công việc bảo dưỡng nội trường theo kế hoạch trên tàu bay. Năng định này áp dụng cho toàn bộ một loại tàu bay cụ thể trong phạm vi năng định của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5.

(l) Người có giấy phép AMT sẽ không được thực hiện các năng định trong giấy phép, trừ khi:

(1) Tuân thủ với các yêu cầu được quy định đối với tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 ;

(2) Trong khoảng thời gian 2 năm trước đó phải có tối thiểu 6 tháng kinh nghiệm bảo dưỡng trực tiếp theo các năng định đã được cấp trong giấy phép AMT hoặc chứng minh đã đáp ứng các điều kiện để cấp giấy phép liên quan.

Ghi chú: Xem Phụ lục 1 Điều 7.353 về quyền hạn của việc huấn luyện trên loại/ công việc cụ thể và các năng định.

*YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC HÀNG KHÔNG ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY

a. Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép AMT hoặc bổ sung năng định cho giấy phép AMT phải chứng minh mức kiến thức liên quan tới năng định xin cấp và kiến thức đó phù hợp với với trách nhiệm công việc của người có giấy phép. Yêu cầu về mức kiến thức cơ bản được quy định trong Phụ lục 1 Điều 7.355

b. Mỗi người làm đơn xin cấp giấy phép hoặc năng định AMT sau khi đáp ứng các quy định áp dụng về kinh nghiệm phải đạt bài kiểm tra sát hạch lý thuyết theo các nội dung do Cục Hàng không Việt Nam tổ chức phù hợp với năng định của giấy phép AMT và các điều khoản trong Phần 4 Bộ QCATHK;

c. Người làm đơn sẽ phải đạt bài kiểm tra lý thuyết trước khi tham gia bài kiểm tra thực hành.

* YÊU CẦU VỀ KINH NGHIỆM VÀ HUẤN LUYỆN ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY

Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép hoặc năng định AMT phải có đầy đủ:

1. Chứng chỉ tốt nghiệp khoá huấn luyện phù hợp với năng định đề nghị cấp tại ATO được Cục HKVN công nhận;

2. Hồ sơ bằng chứng về kinh nghiệm bảo dưỡng được Cục HKVN chấp nhận áp dụng cho khoảng thời gian và loại công việc phù hợp với năng định đề nghị cấp.

3. Các yêu cầu về kinh nghiệm của nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay quy định tại Phụ lục 1 Điều 7.357.

* YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY

(i) Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép hoặc năng định AMT phải thể hiện khả năng để thực hiện nhiệm vụ của các chức năng được cấp sau khi thoả mãn bài kiểm tra vấn đáp và thực hành đối với năng định đề nghị cấp.

(j) Bài kiểm tra phải bao gồm các kỹ năng cơ bản của người làm đơn trong quá trình thực hành và các nội dung trong bài kiểm tra viết cho năng định đề nghị cấp.

(k) Người làm đơn đề nghị cấp năng định đối với hệ thống tạo lực đẩy phải chứng tỏ được khả năng của mình để thực hiện sửa chữa nhỏ và thực hiện thay đổi nhỏ đối với cánh quạt.

(l) Bài kiểm tra vấn đáp và thực hành đối với năng định đề nghị cấp phải do Cục HKVN hoặc tổ chức huấn luyện được Cục HKVN ủy quyền thực hiện.

* HUẤN LUYỆN VÀ PHÊ CHUẨN NĂNG ĐỊNH LOẠI TÀU BAY VÀ CÁC CÔNG VIỆC CỤ THỂ.

a. Người có giấp phép AMT mức A chỉ được phép thực hiện các công việc theo thẩm quyền được phê chuẩn trên một loại tàu bay cụ thể sau khi đã hoàn thành khóa huấn luyện các công việc cụ thể phù hợp với mức A do tổ chức bảo dưỡng phù hợp với Phần 5 hoặc Phần 9 thực hiện. Việc huấn luyện sẽ phải bao gồm cả lý thuyết và thực hành phù hợp với các công việc sẽ được phê chuẩn. Việc hoàn thành khóa học phải được chứng minh bằng kết quả kiểm tra lý thuyết và đánh giá thực hành trực tiếp thực hiện do tổ chức được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc Phần 9.

b. Nhân viên kỹ thuật có giấy phép AMT mức B1, B2 và C chỉ được thực hiện năng định trên loại tàu bay cụ thể đã được phê chuẩn trong giấy phép.

c. Năng định chỉ được cấp sau khi người đề nghị đã hoàn thành tốt khóa huấn luyện được Cục HKVN phê chuẩn hoặc thực hiện bởi tổ chức huấn luyện bảo dưỡng được Cục HKVN phê chuẩn phù hợp với Phần 9.

d. Chương trình huấn luyện chuyển loại tàu bay cho nhân viên kỹ thuật có mức B1 hoặc B2 phải bao gồm các phần lý thuyết và thực hành và bao gồm khóa học có liên quan đến các năng định đã quy định tại khoản c Điều 7.353 Chương trình huấn luyện lý thuyết và thực hành phải được Cục HKVN phê chuẩn.

đ. Chương trình huấn luyện cho nhân viên có giấy phép AMT mức C có bằng kỹ sư hàng không, chương trình huấn luyện loại tàu bay đầu tiên phải tương đương ở mức B1 hoặc B2, chương trình huấn luyện thực hành không bắt buộc.

e. Việc hoàn thành các khóa huấn luyện được quy định từ khoản b đến khoản đ Điều này phải được chứng minh bằng kết quả kiểm tra. Việc kiểm tra đối với nhân viên có giấy phép AMT mức B1, B2 và C phải được thực hiện bởi tổ chức huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 9 hoặc tổ chức huấn luyện thực hiện các khóa huấn luyện chuyển loại được phê chuẩn.

g. Đối với loại tàu bay không phải là tàu bay lớn quy định tại khoản b Điều này (có tải trọng cất cánh lớn hơn 5700 kg), người có giấy phép mức B1 và B2 được phép thực hiện các năng định của mình nếu trong giấp phép có ghi năng định đối với nhóm tàu bay phù hợp, trừ khi Cục HKVN xác định tính phức tạp của loại tàu bay liên quan cần phải được phê chuẩn riêng.

1. Năng định loại tàu bay của nhà chế tạo được cấp khi tuân thủ với các năng định loại của 2 tàu bay đại diện cho một nhóm nhà chế tạo.

2. Năng định nhóm đầy đủ sẽ được cấp sau khi tuân thủ với các yêu cầu năng định loại của 3 loại tàu bay đại diện cho một nhóm các nhà chế tạo. Tuy nhiên, năng định nhóm đầy đủ không được cấp cho nhân viên B1 trên loại tàu bay từ 2 động cơ tuốc-bin phản lực trở lên.

3. Các nhóm tàu bay bao gồm:

(i) Đối với giấy phép mức B1 hoặc C: trực thăng động cơ pit-tông hoặc trực thăng động cơ tuốc-bin; tàu bay một động cơ pit-tông – có cấu trúc kim loại; tàu bay nhiều động cơ pit-tông – cấu trúc kim loại; tàu bay một động cơ pit-tông – có cấu trúc bằng gỗ; tàu bay có nhiều động cơ pit- tông – có cấu trúc bằng gỗ; tàu bay một động cơ pit-tông – có cấu trúc thân bằng vật liệu composite; tàu bay nhiều động cơ pit-tông – có kết cấu bằng vật liệu composite; tàu bay một động cơ tuốc-bin; và tàu bay nhiều động cơ tuốc-bin;

(ii) Đối với giấy phép mức B2 và C: tàu bay và trực thăng.

h. Năng định đối với tàu bay không phải là tàu bay lớn quy định tại khoản c Điều này được cấp căn cứ vào việc hoàn thành tốt bài kiểm tra năng định loại tàu bay tương ứng mức B1, B2, C và có bằng chứng đầy đủ về kinh nghiệm thực tế có được trên loại tàu bay đó. Đối với mức C cho tàu bay không phải là tàu bay lớn của người có bằng kỹ sư tàu bay, loại tàu bay kiểm tra đầu tiên phải tương ứng mức B1 hoặc B2.

1. Bài kiểm tra năng định loại tàu bay phải bao gồm bài kiểm tra về cơ giới tàu bay đối với mức B1; bài kiểm tra về bộ môn đối với mức B2; cả hai bài kiểm tra B1 và B2 đối với mức C.

2. Bài kiểm tra phải được thực hiện bởi tổ chức huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 9 hoặc trực tiếp thực hiện bởi Cục HKVN.

3. Bài kiểm tra thực hành sẽ phải bao gồm kiểm tra các công việc đại diện cho từng nhóm công việc bảo dưỡng có liên quan đến mức và năng định đề nghị.

* YÊU CẦU KIẾN THỨC ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT

(c) Mức kiến thức cần thiết đối với giấy phép năng định loại A, B1, B2 và C:

(1) Kiến thức cơ bản cần thiết đối với năng định loại A, B1 và B2 được chỉ rõ bằng thước đo chỉ số mức (1, 2 và 3) đối với từng môn học. Giấy phép năng định loại C phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức cơ bản tương đương với năng định mức B1 hoặc B2.

(2) Kiến thức yêu cầu đối với chỉ số mức 1 được xác định như sau:

(i) Có kiến thức chung về các phần chính của môn học;

(ii) Mục đích: người làm đơn phải làm quen với các phần chính của môn học;

(iii) Người làm đơn phải đưa ra được mô tả tổng quát về môn học, sử dụng các từ ngữ thông dụng và các ví dụ minh họa;

(iv) Người làm đơn phải biết sử dụng các khái niệm đặc trưng.

(3) Kiến thức yêu cầu đối với chỉ số mức 2 được xác định như sau:

(i) Có kiến thức chung về các mặt lý thuyết và thực hành của môn học;

(ii) Có khả năng áp dụng kiến thức đã học được;

(iii) Mục đích: người làm đơn phải có khả năng hiểu được các nền tảng lý thuyết của môn học;

(iv) Người làm đơn phải đưa ra được mô tả tổng quát về môn học, sử dụng các ví dụ minh họa đặc trưng phù hợp;

(v) Người làm đơn phải biết sử dụng các công thức toán học trong mối liên hệ với các định luật vật lý để giải thích môn học;

(vi) Người làm đơn phải có khả năng đọc và hiểu được đồ họa, bản vẽ và sơ đồ mạch để mô tả môn học;

(vii) Người làm đơn phải biết áp dụng các kiến thức đã học một cách thực tế thông qua việc sử dụng các quy trình cụ thể.

(4) Kiến thức yêu cầu đối với chỉ số mức 3 được xác định như sau:

(i) Có kiến thức chi tiết về các mặt lý thuyết và thực hành của môn học;

(ii) Có khả năng tổng hợp và áp dụng các phần riêng rẽ của môn học một cách logic và đầy đủ;

(iii) Mục đích: người làm đơn phải có kiến thức lý thuyết của môn học và mối liên hệ tương tác giữa môn học này với các môn học khác;

(iv) Người làm đơn phải có khả năng mô tả chi tiết về môn học với việc sử dụng các kiến thức nền tảng của môn học và các ví dụ minh họa cụ thể;

(v) Người làm đơn phải biết sử dụng các công thức toán học có liên hệ với môn học;

(vi) Người làm đơn phải có khả năng đọc và hiểu được đồ họa, bản vẽ đơn giản và sơ đồ mạch để mô tả môn học;

(vii) Người làm đơn phải biết áp dụng các kiến thức đã học một cách thực tế thông qua việc sử dụng các hướng dẫn của nhà chế tạo;

(viii)Người làm đơn phải có khả năng đọc được kết quả từ các nguồn và dụng cụ, phương pháp đo khác nhau và áp dụng biện pháp khắc phục khi cần thiết.

(h) Các môn học: Kiến thức cần thiết đối với từng môn học cơ bản cho giấy phép AMT phải căn cứ theo bảng tham chiếu dưới đây. Các môn học áp dụng cho từng năng định sẽ được đánh dấu “×”.

Môn học

A hoặc B1 tàu bay

A hoặc B1 trực thăng

B2

Động cơ tuốc- bin

Động cơ pit- tông

Động cơ tuốc- bin

Động cơ pit- tông

Bộ môn

1. Toán

×

×

×

×

×

2. Vật lý

×

×

×

×

×

3. Điện cơ bản

×

×

×

×

×

4. Điện tử cơ bản

×

×

×

×

×

5. Hệ thống thiết bị điện tử kỹ thuật số.

×

×

×

×

×

6. Vật liệu hàng không

×

×

×

×

×

7. Thực hành bảo dưỡng

×

×

×

×

×

8. Khí động học cơ bản

×

×

×

×

×

9. Yếu tố con người

×

×

×

×

×

10. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam

×

×

×

×

×

11. Khí động học, kết cấu và các hệ thống của tàu bay động cơ pit-tông

×

×

 

 

 

12. Khí động học, kết cấu và các hệ thống của tàu bay trực thăng

 

 

×

×

 

13. Khí động học, kết cấu và các hệ thống của tàu bay

 

 

 

 

×

14. Hệ thống tạo lực đẩy.

 

 

 

 

×

15. Động cơ tuốc- bin khí.

×

 

×

 

 

16. Động cơ pit- tông

 

×

 

×

 

17. Cánh quạt

×

×

 

 

 

(i) Cục HKVN quy định các mức kiến thức cụ thể đối với từng loại năng định và các tiêu chuẩn kiểm tra.

(j) Ngoài các yêu cầu tại Điều 7.355 người làm đơn còn phải chứng tỏ các kiến thức liên quan đến năng định được cấp và phù hợp với trách nhiệm bảo dưỡng tàu bay của người có giấy phép trên các lĩnh vực sau:

(11) Quy chế và nguyên tắc đối với người có giấy phép bảo dưỡng tàu bay bao gồm cả các yêu cầu về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay quy định việc phê chuẩn và duy trì tính đủ điều kiện bay của tàu bay và tổ chức bảo dưỡng tàu bay và các quy trình bảo dưỡng tàu bay liên quan;

(12) Toán học cơ bản và các đơn vị đo, các nguyên lý cơ bản và lý thuyết vật lý và hóa học áp dụng trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay;

(13) Đặc tính và các ứng dụng vật liệu trong kết cấu tàu bay bao gồm cả nguyên lý và các chức năng của kết cấu tàu bay, kỹ thuật đinh tán, hệ thống tạo lực đẩy và các hệ thống liên quan, cơ học, chất lỏng và các nguồn điện và điện tử, thiết bị tàu bay, hệ thống hiển thị, hệ thống điều khiển, hệ thống dẫn đường trên không và hệ thống liên lạc;

(14) Các công việc yêu cầu nhằm đảm bảo tính đủ điều kiện bay của tàu bay bao gồm phương pháp và quy trình cho việc đại tu, sửa chữa, kiểm tra, thay thế hoặc sửa chữa hỏng hóc của cấu trúc tàu bay, thiết bị và các hệ thống theo các phương pháp quy định tại các tài liệu hướng dẫn liên quan và các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay áp dụng;

(15) Khả năng và giới hạn của con người đối với nhân viên kỹ thuật có giấy phép AMT.

* CÁC YÊU CẦU VỀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TẦU BAY

(f) Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép AMT phải đáp ứng các yêu cầu về kinh nghiệm như sau:

(1) Đối với năng định A hoặc tiểu năng định B1.2 và B1.4:

(i) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan nếu người làm đơn không được huấn luyện về mặt kỹ thuật liên quan đến tàu bay;

(ii) 2 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện phù hợp với nhân viên kỹ thuật có tay nghề trên các lĩnh vực kỹ thuật khác;

(iii) 1 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện tại các trung tâm huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 8.

(2) Đối với năng định B2 hoặc tiểu năng định B1.3 hoặc B1.3:

(i) 5 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan nếu người làm đơn không được huấn luyện về mặt kỹ thuật liên quan đến tàu bay;

(ii) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện được Cục HKVN cho là phù hợp với nhân viên kỹ thuật có tay nghề trên các lĩnh vực kỹ thuật khác;

(iii) 2 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện tại các trung tâm huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 8.

(3) Đối với năng định C của tàu bay lớn:

(i) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế với các loại năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 trên loại tàu bay lớn hoặc như nhân viên hỗ trợ năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc kết hợp của cả hai điều kiện trên;

(ii) 5 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế với các loại năng định B1.2, B1.4 trên loại tàu bay lớn hoặc như nhân viên hỗ trợ năng định B1.2, B1.4 của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc kết hợp của cả hai điều kiện trên.

(4) Đối với năng định C của tàu bay không phải là tàu bay lớn:

(i) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế với các loại năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 trên loại tàu bay không phải là tàu bay lớn hoặc như nhân viên hỗ trợ năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc kết hợp của cả hai điều kiện trên.

(5) Đối với năng định C của nhân viên tốt nghiệp kỹ sư tàu bay:

(i) Đối với người làm đơn có bằng kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật, từ các trường đại học hoặc các cấp học cao hơn được Cục HKVN công nhận, 3 năm kinh nghiệm trong môi trường bảo dưỡng tàu bay dân dụng với các công việc đại diện liên quan đến bảo dưỡng tàu bay trong đó có 6 tháng theo dõi công việc bảo dưỡng nội trường.

(g) Người đề nghị bổ sung năng định giấy phép AMT phải có kinh nghiệm bảo dưỡng tối thiểu phù hợp với năng định hoặc năng định phụ đề nghị bổ sung theo bảng sau đây:

Từ

A1

A2

A3

A4

B1.1

B1.2

B1.3

B1.4

B2

Đến

A1

 

6 th.

6 th.

6 th.

2 năm

6 th.

2 năm

1 năm

2 năm

A2

6 th.

 

6 th.

6 th.

2 năm

6 th.

2 năm

1 năm

2 năm

A3

6 th.

6 th.

 

6 th.

2 năm

1 th

2 năm

6 th.

2 năm

A4

6 th.

6 th.

6 th.

 

2 năm

1 năm

2 năm

6 th.

2 năm

B1.1

Khôn g

6 th.

6 th.

6 th.

 

6 th

6 th.

6 th.

1 năm

B1.2

6 th.

Khôn g

6 th.

6 th.

2 năm

 

2 năm

6 th.

2 năm

B1.3

6 th.

6 th.

Khôn g

6 th.

6 th

6 th.

 

6 th.

1 năm

B1.4

6 th.

6 th.

6 th.

Khôn g

2 năm

6 th.

2 năm

 

2 năm

B2

6 th.

6 th.

6 th.

6 th.

1 năm

1 năm

1 năm

1 năm

 

(h) Đối với năng định loại A, B1, B2 kinh nghiệm phải là công việc thực tế trong các lĩnh vực liên quan đến công việc bảo dưỡng trên tàu bay.

(i) Đối với tất cả nhân viên kỹ thuật có giấy phép, kinh nghiệm thực tế cần thiết phải có tối thiểu một năm kinh nghiệm làm việc trên tàu bay trước khi đề nghị cấp năng định lần đầu. Đối với các lần bổ sung năng định tiếp theo kinh nghiệm thực tế cần thiết không nhất thiết phải là một năm nhưng không được ít hơn 3 tháng. Kinh nghiệm thực tế yêu cầu sẽ phụ thuộc vào sự khác biệt giữa năng định đang có và năng định đề nghị bổ sung. Kinh nghiệm thực tế phải đặc trưng cho năng định đề nghị bổ sung.

9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QHH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QHH13 ngày 21/11/2014;

- Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số

01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 56/2018/TT-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư 193/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.

 

10. Thủ tục cấp lại Giấy phép và năng định cho nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không (ARS)

10.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ TTHC:

Giấy phép và năng định nhân viên AMT/ARS được cấp lại trong trường hợp giấy phép được cấp hết thời hạn hiệu lực, bị mất, hư hỏng. Người đề nghị phải hoàn thành 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục HKVN và phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ. Đối với trường hợp cấp lại do hết thời hạn người làm đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên AMT/ARS phải nộp hồ sơ tối thiểu 10 ngày trước ngày hết hạn của giấy phép đã được cấp.

- Giải quyết TTHC:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ, Cục HKVN có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và thực hiện việc cấp lại, gia hạn năng định phù hợp.

10.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam; hoặc

- Nộp qua hệ thống bưu chính.

10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần:

*Trong trường hợp Giấy phép hết hạn

- Đơn đề nghị cấp lại nêu rõ lý do;

(Đơn đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn năng định nhân viên AMT/ARS bao gồm ít nhất các nội dung như sau:

1. Nội dung đề nghị (cấp lần đầu, cấp lại, gia hạn), loại giấy phép đề nghị

2. Năng định đề nghị.

3. Thông tin người đề nghị như Họ tên, địa chỉ cố định, ngày sinh, nơi sinh, Quốc tịch, giới tính, chiều cao, cân nặng, mầu tóc, địa chỉ email.

4. Thông tin giấy phép hiện đang giữ (nếu có).

5. Ngày đề nghị, chữ ký và ảnh người đề nghị.

6. Thông tin về kết quả thi và Người được ủy quyền chấm thi.

7. Các báo cáo kèm theo như báo cáo kết quả thi lý thuyết, thực hành.)

- Tài liệu duy trì kinh nghiệm với các nội dung áp dụng cho năng định của người đề nghị.

Nội dung hồ sơ chứng minh kinh nghiệm bảo dưỡng bao gồm ít nhất các nội dung sau:

1. Phần 1 Thông tin cá nhân: Họ Tên, địa chỉ cố định, ngày sinh, nơi sinh, Quốc tịch; Quá trình đào tạo.

2. Phần 2 Thông tin về quá trình công tác: Đơn vị, thời gian, vị trí làm việc, loại tầu bay đã tham gia bảo dưỡng.

3. Phần 3 Thông tin về giáo viên huấn luyện, giám sát viên bảo dưỡng.

4. Phần 4 Kinh nghiệm thực hành cơ bản.

5. Phần 5 Kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên tầu bay (OJT).

* Trong trường hợp Giấy phép mất, rách.

- Đơn đề nghị cấp lại nêu rõ lý do;

- Bản gốc hoặc bản sao giấy phép và năng định đã được cấp (nếu có). b) Số lượng: 01 bộ

10.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

10.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục HKVN

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tổ chức cán bộ - Cục HKVN

d) Cơ quan phối hợp: Không

10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép và năng định nhân viên AMT/ARS

10.8. Phí, lệ phí:

Phí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép nhân viên hàng không

- Sát hạch cấp lại giấy phép theo thời hạn, gia hạn, bổ sung năng định: 400.000 đ/lần

- Sát hạch thực hành: 250.000 đ/lần

- Sát hạch trình độ Tiếng Anh: 600.000 đ/lần

10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người làm đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên AMT/ARS phải nộp hồ sơ tối thiểu 10 ngày trước ngày hết hạn của giấy phép đã được cấp.

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên AMT/ARS trong trường hợp giấy phép bị mất, bị rách, người đề nghị phải nộp hồ sơ đến Cục HKVN tối thiểu 7 ngày làm việc.

Người có đủ điều kiện để cấp giấy phép ARS phải:

(1) Tối thiểu 18 tuổi;

(2) Thể hiện khả năng đọc, nói viết và hiểu tiếng Anh qua việc đọc và giải thích các tài liệu bảo dưỡng phù hợp và viết các câu về hỏng hóc và sửa chữa khắc phục;

(3) Đạt trình độ chuyên môn để thực hiện bảo dưỡng tàu bay, khối máy lẻ tàu bay phù hợp với công việc của người đó;

(4) Làm một công việc cụ thể yêu cầu phải có trình độ chuyên môn tại một cơ sở sửa chữa tàu bay theo Phần 5 hoặc người có AOC theo Phần 12 mà theo yêu cầu trong tài liệu khai thác phải thực hiện bảo dưỡng, bảo dưỡng phòng ngừa hoặc cải tiến tàu bay được phê chuẩn với chương trình bảo dưỡng theo MCM;

(5) Được tổ chức sử dụng đề nghị và được Cục HKVN chấp nhận có đủ khả năng bảo dưỡng tàu bay hoặc khối máy lẻ phù hợp với công việc;

(6) Có một trong hai điều kiện sau:

(i) 18 tháng kinh nghiệm thực hành quy trình, việc tiến hành, phương pháp kiểm tra, tài liệu, dụng cụ, dụng cụ máy móc, và các thiết bị khác được sử dụng phổ biến trong công việc bảo dưỡng hoặc công việc đặc thù mà người đó thực hiện;

(ii) Hoàn thành khoá huấn luyện chính thức được thiết kế đặc biệt cho trình độ của công việc của người làm đơn và được Cục HKVN chấp thuận.

(7) Đạt kỳ kiểm tra sát hạch kiến thức và kỹ năng do ATO được Cục HKVN công nhận thực hiện.

*Đối với tàu bay thử nghiệm

Người có đủ điều kiện để được cấp giấy phép ARS phải:

(1) Tối thiểu 18 tuổi;

(2) Là người lắp ráp tàu bay sơ cấp của loại tàu bay phù hợp với giấy phép đề nghị cấp;

(3) Thể hiện được với Cục HKVN khả năng xác định tàu bay trong điều kiện hoạt động an toàn; và

(4) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài có quyền cư trú hợp pháp lâu dài tại Việt Nam.

Người có giấy phép ARS (lắp ráp tàu bay thử nghiệm) có thể thực hiện việc kiểm tra các điều kiện đối với tàu bay được tự lắp ráp theo các giới hạn khai thác của tàu bay đó.

10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QHH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QHH13 ngày 21/11/2014;

- Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 56/2018/TT-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư 193/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.

 

11. Thủ tục cấp, gia hạn, công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay

11.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ TTHC:

Người đề nghị cấp, gia hạn, công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, tới Cục HKVN.

- Giải quyết TTHC:

Cục HKVN kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản cho người làm đơn nếu hồ sơ bị từ chối.

Trường hợp hồ sơ được chấp nhận, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục HKVN xem xét nội dung hồ sơ, thống nhất và thông báo chính thức kế hoạch kiểm tra tình trạng kỹ thuật tàu bay với người làm đơn đề nghị.

(a) (a) Kế hoạch kiểm tra thông báo cho người làm đơn bao gồm các nội dung:

(b) (1) Thời gian kiểm tra dự kiến;

(c) (2) Người thực hiện kiểm tra;

(d) (3) Địa điểm thực hiện kiểm tra.

Cục HKVN quyết định cấp, gia hạn, công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thông báo kế hoạch kiểm tra tình trạng kỹ thuật tàu bay.

11.2. Cách thức thực hiện:

(e) - Nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam; hoặc

(f) - Nộp qua hệ thống bưu chính.

11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần:

- Bản gốc đơn đề nghị cấp, gia hạn, công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay theo mẫu và cách thức do Cục HKVN quy định tại Phần này.

Ghi chú: việc công nhận hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay chỉ áp dụng đối với tàu bay mang đăng ký quốc tịch nước ngoài nhưng được Người khai thác bởi Người khai thác tàu bay Việt Nam dưới dạng thuê tàu bay có tổ bay.

- Bản sao Giấy chứng nhận loại của tàu bay.

- Bản sao giấy đăng ký quốc tịch tàu bay.

- Bản sao các tài liệu theo quy định tại Điều 20.033, Điều 20.035 và Điều 20.037 của Phần 20 Bộ Quy chế an toàn hàng không (cụ thể ở dưới) tương ứng với tình hình khai thác và tình trạng cụ thể của loại tàu bay liên quan.

- Đối với tàu bay đã qua sử dụng: xác nhận của Người khai thác tàu bay về việc hồ sơ tàu bay đã được kiểm tra và tàu bay ở trạng thái an toàn cho khai thác theo quy định.

* HỒ SƠ BỔ SUNG ĐỐI VỚI TÀU BAY MỚI THUỘC KIỂU LOẠI ĐÃ ĐƯỢC KHAI THÁC TRƯỚC ĐÓ TẠI VIỆT NAM

(a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu cho tàu bay, động cơ, cánh quạt, có các thông tin sau đây:

(1) Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của quốc gia xuất khẩu áp dụng đối với tàu bay, tên gọi của Giấy chứng nhận, số Giấy chứng nhận và ngày bắt đầu có hiệu lực;

(2) Các khác biệt về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của quốc gia xuất khẩu so với tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của Việt Nam. Các khác biệt này phải được nhà chức trách hàng không quốc gia xuất khẩu phê chuẩn và được Cục HKVN chấp nhận bằng văn bản;

(3) Các điều kiện đặc biệt khác quy định bởi nhà chức trách hàng không quốc gia xuất khẩu tàu bay trước khi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu.

(b) Danh mục chỉ lệnh đủ điều kiện bay áp dụng cho tàu bay gồm các nội dung sau đây:

(1) Xác nhận việc đã thực hiện các chỉ lệnh đủ điều kiện bay; phương pháp thay thế trong trường hợp áp dụng các phương pháp thay thế tương đương theo hướng dẫn của nhà chế tạo nhằm tuân thủ các yêu cầu của chỉ lệnh đủ điều kiện bay;

(2) Xác định chỉ lệnh đủ điều kiện bay phải được thực hiện theo chu kỳ lặp lại, thông tin về chu kỳ lặp lại và thời hạn thực hiện gần nhất.

(c) Danh mục các thông báo kỹ thuật, bao gồm cả thông báo kỹ thuật có tính cảnh báo, đã được thực hiện trên tàu bay, động cơ, cánh quạt và thiết bị của tàu bay.

(d) Danh mục cải tiến kỹ thuật đã được thực hiện trên tàu bay, bao gồm: (1) Cải tiến kỹ thuật thực hiện theo sự lựa chọn của Người khai thác; (2) Cải tiến kỹ thuật áp dụng cho thiết bị tàu bay.

(e) Danh mục công việc đã thực hiện với các yêu cầu bắt buộc đối với các thiết bị vô tuyến, liên lạc của tàu bay.

(f) Danh mục công việc đã thực hiện tuân thủ các khuyến cáo về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay do nhà chức trách hàng không xuất khẩu ban hành, nếu có.

(g) Danh mục các hỏng hóc cần phải được khắc phục triệt để tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu.

(h) Danh mục các thiết bị lắp trên tàu bay.

(i) Báo cáo cân tàu bay gần nhất.

(j) Báo cáo cân bằng và trọng tâm tàu bay.

(k) Danh mục các thiết bị có thọ mệnh hoặc kiểm soát theo thời gian. (l) Hồ sơ của hệ thống la bàn và điều chỉnh la bàn.

(m) Giấy chứng nhận tiếng ồn của tàu bay.

(n) Giấy chứng nhận vô tuyến của tàu bay.

* HỒ SƠ BỔ SUNG ĐỐI VỚI TÀU BAY MỚI THUỘC KIỂU LOẠI KHAI THÁC LẦN ĐẦU TẠI VIỆT NAM

Hồ sơ bổ sung đối với tàu bay thuộc kiểu loại khai thác lần đầu tại Việt Nam phải bao gồm các tài liệu cần thiết để thực hiện việc cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận loại được quy định tại Điều 21.025 Bộ Quy chế an toàn hàng không

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận loại và Giấy chứng nhận loại hạn chế phải được thực hiện theo mẫu biểu và cách thức do Cục HKVN quy định và bao gồm:

(1) Bản vẽ 3 hình chiếu của tàu bay và các thông số cơ bản ban đầu cùng với các đặc tính, giới hạn hoạt động đề xuất;

(2) Bản vẽ tổng thể, mô tả các đặc tính thiết kế, đặc tính hoạt động và các giới hạn hoạt động đề xuất của động cơ hoặc cánh quạt đó;

(3) Tài liệu sơ đồ mạch điện;

(4) Tài liệu phân tích tải điện;

(5) Báo cáo của Hội động rà soát chương trình bảo dưỡng (MRBR) của nhà chế tạo;

(6) Tài liệu chương trình bảo dưỡng (MPD), bao gồm cả chương trình kiểm soát và phòng chống rỉ sét, chương trình bảo dưỡng cấu trúc tàu bay;

(7) Danh mục thiết bị cất cánh tối thiểu chính (MMEL);

(8) Giấy chứng nhận tiếng ồn;

(9) Giấy chứng nhận vô tuyến;

(10) Một bản sao của các tài liệu sau:

(i) Tài liệu hướng dẫn khai thác bay (AFM);

(ii) Tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng tàu bay (AMM);

(iii) Tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng động cơ;

(iv) Tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng cánh quạt;

(v) Tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng động cơ phụ;

(vi) Tài liệu tra cứu thiết bị lắp trên tàu bay (IPC);

(vii) Tài liệu hướng dẫn tiêu chuẩn thực hành (Practical Standards); (viii)Tài liệu hướng dẫn sửa chữa cấu trúc tàu bay (SRM);

(ix) Danh mục các cấu trúc khung sườn chính (SSI);

(x) Tài liệu hướng dẫn quy trình xếp tải;

(xi) Tài liệu hướng dẫn cân và cân bằng tàu bay;

(xii) Tài liệu về kiểm tra không phá hủy (NDT).

* HỒ SƠ BỔ SUNG ĐỐI VỚI TÀU BAY ĐÃ QUA SỬ DỤNG

Ngoài việc cung cấp hồ sơ theo quy định tại Điều 20.033 hoặc Điều 20.035 áp dụng cho tàu bay, người làm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay phải cung cấp cho Cục HKVN các tài liệu liên quan đến toàn bộ quá trình khai thác trước đây của tàu bay, động cơ, cánh quạt và thiết bị lắp trên tàu bay, bao gồm:

1. Tổng số chu trình cất hạ cánh, tổng số giờ hoạt động và thời gian hoạt động theo lịch;

2. Chương trình bảo dưỡng tàu bay áp dụng cho công tác bảo dưỡng tàu bay trước đây, bao gồm cả các chu kỳ định kỳ trước đây và cho lần sắp tới.

(a) Thời gian hoạt động và thời gian đến hạn của thiết bị tàu bay, động cơ, cánh quạt và các bộ phận có thọ mệnh tính từ khi sản xuất.

(b) Thời gian hoạt động và thời gian đến hạn (của thiết bị tàu bay, động cơ, cánh quạt và các bộ phận của tàu bay, cần phải được bảo dưỡng lần đầu và theo các chu kỳ thời gian đã được nhà chức trách hàng không phê chuẩn, kể từ khi sản xuất và từ khi đại tu lần cuối.

(c) Hồ sơ chi tiết về các thay thế đối với các bộ phận chính của tàu bay gồm động cơ, cánh quạt, động cơ phụ, càng, các thiết bị điều khiển bay, cấu trúc khung sườn như cánh, đuôi, cánh quay của trực thăng hoặc bộ phận truyền động và chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các bộ phận thay thế mới.

(d) Hồ sơ tóm tắt của tất cả các hỏng hóc cấu trúc và nguyên nhân của hỏng hóc, bao gồm: số sơ đồ (hình chiếu thân, cánh, động cơ, cánh quạt); vị trí và kích thước; phân loại sửa chữa (sửa chữa lớn hay nhỏ); căn cứ phê chuẩn sửa chữa; mô tả sửa chữa (trạng thái vĩnh viễn, tạm thời, lặp đi lặp lại...); nếu lặp đi lặp lại thì phải nêu hạn tiếp theo; nếu tạm thời thì các giới hạn phải được nêu rõ ngày, giờ bay , số lần cất hạ cánh tại thời điểm thực hiện sửa chữa hoặc đánh giá hỏng hóc; số tham chiếu hồ sơ sửa chữa hoặc đánh giá.

(e) Báo cáo chi tiết về kết quả của chuyến bay kiểm tra tiếp nhận tàu bay (nếu có).

b) Số lượng: 01 bộ

11.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

11.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục HKVN

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay - Cục HKVN

d) Cơ quan phối hợp: Không

11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay;

Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay có giá trị hiệu lực không quá 12 tháng kể từ ngày cấp.

11.8. Phí, lệ phí:

Phí kiểm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bay cho tàu bay (tính theo trọng tải cất cánh tối đa của từng loại tàu bay): 200.000 đ/tấn

11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đề nghị cấp hoặc công nhận hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay ban hành kèm theo Phụ lục 1 Điều 20.030 Bộ Quy chế an toàn hàng không

11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Tàu bay: Đăng ký quốc tịch Việt Nam; hoặc Đăng ký quốc tịch nước ngoài nhưng khai thác theo Giấy chứng nhận Người khai thác tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam cấp.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay chỉ được cấp cho tàu bay thuộc loại tàu bay đã được Cục HKVN cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận loại tương ứng.

* ĐIỀU KIỆN VỀ MỤC ĐÍCH KHAI THÁC DỰ KIẾN

(a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay được cấp cho các loại tàu bay khác nhau phù hợp với điều kiện hoạt động và mục đích khai thác dự kiến tàu bay.

(b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay được cấp cho các loại tàu bay sau:

(1) Tàu bay thực hiện vận chuyển hành khách thương mại có thể được sử dụng cho các mục đích khác;

(2) Tàu bay thực hiện vận chuyển hàng hoá thương mại có thể được sử dụng cho các mục đích khác, trừ mục đích vận chuyển hành khách;

(3) Tàu bay sử dụng cho hoạt động hàng không chung cho mục đích thương mại và phi thương mại;

(4) Tàu bay có trọng tải cất cánh tối đa dưới 2730 kg dùng cho các mục đích khác, trừ việc vận chuyển hành khách;

(5) Các loại tàu bay có thể sử dụng cho các mục đích được giới hạn trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay, trừ việc vận chuyển hành khách.

(c) Tàu bay phải được kiểm soát trọng tâm, trọng tải theo quy định tại Phần 17.

*ĐIỀU KIỆN VỀ TRANG BỊ, THIẾT BỊ TÀU BAY

(a) Trang bị, thiết bị của tàu bay đề nghị cấp, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay quy định tại Phụ lục 8 của Phần này phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của nhà chế tạo, các tiêu chuẩn quy định tại Phần 4.

* Người làm đơn phải:

- Kê khai chính xác, đầy đủ, trung thực các nội dung của hồ sơ đề nghị cấp, công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay.

- Bố trí tàu bay và các tài liệu, hồ sơ kỹ thuật liên quan tại địa điểm và thời gian đã được thống nhất để Cục HKVN tiến hành công việc kiểm tra. Đối với tàu bay xuất xưởng, người làm đơn phải bố trí việc kiểm tra trong quá trình chế tạo, lắp ráp để xác định tàu bay tuân thủ các đặc tính cơ bản của thiết kế loại đã được phê chuẩn.

- Chỉ định người chịu trách nhiệm trực tiếp về hồ sơ, tài liệu và trong quá trình kiểm tra của Cục HKVN.

- Tiến hành các thử nghiệm, kiểm tra đối với tàu bay theo yêu cầu và dưới sự giám sát của Cục HKVN.

- Chịu mọi chi phí trong quá trình kiểm tra cấp, công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay.

- Nộp đủ lệ phí, phí theo quy định của pháp luật.

*KIỂM TRA TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT TÀU BAY

(a) Cục HKVN chỉ thực hiện việc kiểm tra tàu bay sau khi đã xem xét toàn bộ hồ sơ kỹ thuật, bảo dưỡng, khai thác của tàu bay.

(b) Nội dung kiểm tra tình trạng kỹ thuật tàu bay được thực hiện theo danh mục quy định tại Phần này.

(c) Người khai thác tàu bay có trách nhiệm duy trì cập nhật các tài liệu khai

thác, bảo dưỡng tàu bay theo quy định; cung cấp đầy đủ cho Cục Hàng không Việt Nam khi được yêu cầu. Cục Hàng không Việt Nam có thể yêu cầu người khai thác tàu bay cung cấp các thông tin hoặc giải trình trực tiếp trong quá trình kiểm tra tình trạng kỹ thuật tàu bay và thông báo cho người làm đơn các vấn đề thiếu sót phát hiện được sau quá trình kiểm tra theo mẫu được quy định tại Phần này.

(d) Mẫu báo cáo không phù hợp được quy định tại Phụ lục 1 Điều 20.045.

* KIỂM TRA TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT TÀU BAY ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BAY

(a) Căn cứ vào hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay, Cục HKVN quyết định mức độ kiểm tra tàu bay.

(b) Mức độ kiểm tra tàu bay phải được dựa trên các yếu tố sau đây:

(1) Thời gian sử dụng của tàu bay, khu vực và loại hình hoạt động, điều kiện bảo dưỡng của tàu bay;

(2) Mức độ các công việc sửa chữa, bảo dưỡng bất thường phải được tiến hành trên tàu bay kể từ lần cấp mới hoặc gia hạn lần trước như: hỏng hóc nghiêm trọng hoặc hỏng hóc lặp lại nhiều lần; hỏng hóc hoặc hư hỏng cấu trúc yêu cầu thực hiện việc sửa chữa lớn, cải tiến kỹ thuật; công việc kiểm tra sau khi hạ cánh thô hoặc hạ cánh quá tải trọng tối đa cho phép; tàu bay gặp các lực bất thường trong quá trình bay hoặc khi hoạt động trên mặt đất; hoặc sau khi phát hiện rỉ sét tại các cấu trúc khung sườn chính;

(3) Hiệu quả của công việc kiểm soát chương trình bảo dưỡng đối với tàu bay hoặc thời hạn đại tu, thay thế của các thiết bị tàu bay;

(4) Hiệu quả kiểm soát việc tuân thủ các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay hoặc các hướng dẫn đủ điều kiện bay bắt buộc như công việc kiểm tra và chỉ lệnh đủ điều kiện bay đối với tàu bay, thiết bị lắp trên tàu bay;

(5) Việc đánh giá và thực hiện khuyến cáo kỹ thuật của nhà chế tạo tàu bay, thiết bị tàu bay như: thông báo kỹ thuật, thông tin kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay;

(6) Kết quả tổng hợp của Giấy chứng nhận rà soát bảo dưỡng được thực hiện theo quy định tại Phần này.

Ghi chú: Xem Phụ lục 1 Điều 20.047 về mẫu chứng chỉ rà soát bảo dưỡng.

(c) Hồ sơ kỹ thuật, bảo dưỡng tàu bay, bao gồm lý lịch của tàu bay, động cơ, cánh quạt, lý lịch ghi chép cải tiến, sửa đổi kỹ thuật và bảo dưỡng, phải được lưu giữ bằng văn bản theo quy định của Cục HVKN. Trường hợp lưu giữ hồ sơ kỹ thuật, bảo dưỡng theo các hình thức khác như máy tính, đĩa mềm hoặc đĩa CD phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Cục HKVN.

* BAY KIỂM TRA TÀU BAY

(a) Cục HKVN có quyền yêu cầu thực hiện bay kiểm tra tàu bay hoặc chấp nhận kết quả bay kiểm tra của quốc gia xuất khẩu tàu bay khi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu.

(b) Khi được yêu cầu thực hiện bay kiểm tra, người làm đơn có trách nhiệm:

(1) Xác nhận tàu bay và động cơ tàu bay phù hợp cho mục đích bay kiểm tra; giấy xác nhận được lập thành 3 bản, 1 bản giữ trên tàu bay, một bản do người làm đơn giữ và một bản được lưu tại hồ sơ của Cục HKVN;

(2) Lập chương trình và kế hoạch bay kiểm tra đáp ứng yêu cầu của Cục HVKN trình Cục HKVN chấp thuận, bao gồm cả phương pháp giám sát của Cục HKVN;

(3) Đảm bảo các tính năng điều khiển của tàu bay phải nằm trong giới hạn cho phép; tính năng lấy độ cao phải bằng hoặc tốt hơn các đặc tính dự kiến;

(4) Người lái hoặc tổ chức thực hiện bay kiểm tra phải được Cục HKVN chấp thuận;

(5) Báo cáo Cục HKVN kết quả bay kiểm tra.

11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QHH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QHH13 ngày 21/11/2014;

- Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 56/2018/TT-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư 193/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 20.030: ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CÔNG NHẬN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BAY (CAAV/FSSD-AIR 020)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Ngày tháng năm 200

ĐƠN Đ NGHỊ CP, CÔNG NHẬN GIY CHNG NHN Đ ĐIỀU KIỆN BAY

APPLICATION FOR ISSUANCE, RECOGNITION OF CERTICATE OF AIRWORTHINESS

1. Tên ch sở hữu tàu bay: …………………………………………………………….

Name of aircraft owner

2. Địa chchủ s hữu tàu bay: ………………………………………………………….

Address of owner

3. Quốc tịch: ……………………………………………………………………………….

Nationality

4. Tên và địa chủ ca t chức đề nghị cp chng nhận: …………………………

Name and address of applicant (if other than the aicraft owner)

5. Tên và địa chỉ nhà sn xuất …………………………………………………………….

Name and address of manufacturer

6. Địa điểm và thời gian sản xuất: ……………………………………………………….

Place and year of manufacturer

7. Quốc gia thiết kế: …………………………………………………………………………

State of design

8. Quc tịch và s đăng ký: ………………………………………………………………….

Registration mark (National or Foreign)

9. Mô t tàu bay:

Description of aircraft

a) Tàu bay mới

New aircraft

b) Loại tàu bay:

Type of aircraft

c) Sxut xưng:

Manufacturer’s serial number

d) Loại động cơ:

Type of engine

e) Loại cánh quạt:

Type of propeller

Đã qua s dụng □

Used aircraft

Mẫu :

Model

Giờ/chu tnh bay từ đầu:

Flight hours/Cycles since new

S động cơ lắp tn tàu bay:

Number of engines fitted

S cánh qut lắp trên tàu bay:

Number of propellers installed

f) S lượng ghế (kể c ghế thành viên t bay):

Seating accommodation (including crew)

10. Tải trọng cất cánh ti đa ca tàu bay: ……………………………………………..

Maximum take-off mass of aircraft

11. Tàu bay s dụng vào mục đích:

Type of proposed operation

Ch hành khách □

Transport of passengers

Hàng hóa

Cargo

Hàng không chung □

General Aviation

 

Việc hàng không □

Aerial work

Tư nhân □

Private

Khai thác đc biệt □

Special operations

Tôi xin cam đoan chi tiết kê khai trên đây là trong phụ đính đều chính xác và đúng sự thật, đ nghị Cục HKVN kiểm tra cấp, công nhận giấy chng nhận đủ điu kiện bay cho tàu bay (I hereby declans that the particulars entered on this application and it’s appetdix are accurate in every respect, submitted to CAAV for the inspection and issuance, recognition of Certificate of Airworthiness).

 

 

Chữ ký người m đơn (ghi tên và chức danh)
Signature of applicant (with full name and tittle)

 

PHỤ LỤC 2 ĐIỀU 20.030: ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BAY (CAAV/FSSD-AIR-022)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BAY

APPLICATION FOR RENEWAL OF CERTICATE OF AIRWORTHINESS

1. Loại tàu bay:

Aircraft Type

S đăng quốc tch:

Registration mark

2. Chương trình bảo dưỡng được phê chuẩn:

Approve maintenance schedule Reference

3. Tàu bay s dụng vào mục đích:

Type of proposed operation

Ch hành khách □

Transport of passengers

Hàng hóa

Cargo

Hàng không chung □

General Aviation

 

Việc hàng không □

Aerial work

Tư nhân □

Private

Khai thác đc biệt □

Special operations

4. Tên và địa chủ ca t chức đề nghị cp chng nhận: …………………………

Name and address of applicant (if other than the aicraft owner)

5. Tên và địa chỉ chủ sở hữu tàu bay: ………………………………………………..

Name and address of registered owner

6. Tên và địa chỉ của tổ chức bảo dưỡng chuẩn bị tàu bay cho việc kiểm tra gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện bay/ Name and address of approved maintenance preparing aircraft for inspection in order to renew certificate of airworthiness:

7. Tải trọng cất cánh tối đa của tàu bay: ………………………………………………….

Maximum take-off mass of aircraft

8. Tng thi gian hoạt động của tàu bay (giờ bay/ chu trình): ……………………….

Total utilization of the aircraft since new (flying hours/cydes)

9. Thời gian hoạt động từ ln gia hạn trước (gibay/chu trình): ……………………

Total utilization of the aircraft since last renewal (flying hours/cydes)

Tôi xin cam đoan chi tiết kê khai trên đây và trong các phụ đính kèm theo đều chsinh xác và đúng sự thật, đề nghị Cục HKVN kiểm tra và gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện bay cho tày bay (I hereby declare that the particulars entered on this application and it’s appendix are accurate in every respect, submitted to CAAV for inspection and renew the validity of subject Certificate of Airworthiness).

 

 

Chữ ký người m đơn (ghi tên và chức danh)
Signature of applicant (with full name and tittle)

 

Chú ý: Người làm đơn đ nghị gia hạn Giấy: chứng nhận đủ điều kiện bay phi cung cp thông tin theo yêu cu ca các phụ đính ở của mu biu này/ The applicant for renewal of certificate of airworthiness shall provide the aircraft related information as required by the appendixes to this form.

 

(Các phụ đính của Mẫu biểu CAAV/FSSD-AIR 022/ Appendies to the Form CAAV/FSSD-AIR 022)

Người làm đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay phải cung cấp thông tin liên quan đến tàu bay trong vòng 12 tháng trước ngày làm đơn theo các phụ đính như sau/ The applicant for the renewal of certificate of airworthiness shall provide the information relating to the aircraft during 12 months prior to date of application in the following appendix:

Ph đính/Appendix 01: Tt cả công vic định k tàu bay (từ định kỳ dạng A tr lên) đã được thực hiện trên tàu bay bao gồm: a) Dạng định k; b) Nơi và t chức thực hiện; c) Gi bay/chu trình ca tàu bay tại thi điểm công tiệc định kỳ được thực hiện; d) S tham chiếu của phiếu định kỳ/ All scheduled inspection performed on the aircraft (scheduled inspection type "A" onward) with the details of: a) Type of inspection; b) Place and organization accomplished the inspection; c) Flying hours/ cycles at the time of inspection; d) Reference to the work pack.

Ph đính Appendix 02: Tt c các Chi lệnh đ điu kiện bay áp dụng cho tàu bay bao gm: a) S Chi lệnh đủ điu kiện bay; b) Ngun gốc ca Chi lệnh đ điu kiện bay: c) Tình trạng tuân th yêu cu ca Chi lệnh đủ điu kiện bay; d) Tham chiếu của phiếu công việc thc hiện yêu cu của Chi lệnh đủ điu kiện bay/ All mandatory airworthiness directives applicable to the aircraft with the details of: a) Reference to mandatory airworthiness directives/ Modifications; b) The origin of mandatory airworthiness directives; c) Status of compliance with mandatory airworthiness directives; d) Reference to work order to comply with mandatory airworthiness directives.

Ph đính Appendix 03: Tt cả các thông báo/ci tiến k thut tùy chn áp dng cho tàu bay bao gm: a) S thông báo, ci tiến k thuật tùy chọn; b) Nguồn gc ca thông báo/ci tiến k thuật tự chọn; c) Tình trạng thực hiện thông báo/ci tiến k thuật tùy chọn; d) Tham chiếu ca phiếu công việc thực hiện yêu cu ca thông báo k thuật, ci tiến t chn (nếu đã thực hin)/ All optional service bulletins/ modifications applicable to the aircraft with the details of: a) Reference of the optional service bulletins/ modifications; b) The origin of optional service bulletins/modifications; c) Staus of application of optional service bulletins modifications; d) Reference to work order to incorporate optional service bulletins/ modifications.

Ph đính/Appendix 04: Tt c các hỏng hóc ct trúc (trong và ngoài gii hạn ca tài liệu hưng dn sa cha kết cu- SRM) và công vic sửa cha đã đưc thực hiện trên tàu bay bao gồm: a) Mô t hng hóc: b) Nguyên nhân hng hóc; c) Giới hạn hng hóc; d) Phương án sa chữa; e) Tham chiếu ca phiếu công việc thực hiện sa cha/ All structural damages (either within or out of the limitations prescribed in structure repair manual - SSM) and schemes to repair the damages with the details of: a) Description of damage; b) Nature of damage; c) Apprived repair scheme; d) Reference to the work order to repair the damage.

Ph đính/Appendix 05: Tt c các hng hóc được phép trì hoãn đã có trên tàu bay bao gồm: a) Mô t hng hóc; b) Lý do trì hoãn; c) Ngày trì hoãn; d) Tham chiếu của tài liệu cho phép trì hoãn công việc sa cha; e) Ngày khc phục; f) Phương pháp khắc phục; g) Tham chiếu của phiên cõng tiệc, trang nht ký k thut khc phục hng hóc/ All defects had been deferred on the aircraft with the details of: a) Description of deferred defect; b) The reason to defer the defect; c) The date deferred defect was raised; d) Reference to the document approving the deferal of defect; e) Clearance date of deferred defect; f) Maintenance work to clear deferred defect; g) Reference to the work order/ technical log to clear deferred defect.

Ph đính/Appendis 06: Tt c các nhân nhưng cho việc kéo dài thi hn hng hóc trì hoãn, thay đổi kế hoch bo dưng và cho nhân viên k thuật ký xác nhận hoàn thành bo dưng áp dụng cho tàu bay bao gm: a) S nhân nhưng: b) Lý do nn nhượng: c) Tham chiếu của phê chun nhân nhượng; đ) Thời hạn áp dụng nn nhượng; e) Ngày xoa nhân nhượng; f) Tham chiếu của phiếu công việc thực hiện xóa nhân nhượng/ All concession regarding the extension of deferred defect's expiry date, variation to the scheduled inspection, one-off for certifying staff to release aircraft with the details of: a) Reference of concession; b) Reason for concession; c) Reference to the aoproval of concession; d) Validity of concession; e) Clearance date of concession, f) Reference to the work order to clear off concession.

Ph đính/Appendix 07: Danh mục của các thiết bị chính đã được thay thế, sửa chữa trên tàu bay như: phần đuôi tàu bay, cánh tàu bay, thăng bng ngang, đuôi đứng, các bánh lái (hướng, đ cao, liệng, tm gim tc, mảnh điu chỉnh), các b phận h trợ lực nâng (cánh tà trước và sau), động cơ chính, động cơ phụ, cánh quạt, hộp truyn động, cáng chính và cánh mũi bao gm: a) Lý do thay thế; b) Nơi và t chức thực hiện thay thế; c) Thi gian thay thế; d) Tham chiếu của phiếu công việc thực hiện thay thế/The list of all major component changes, repairs on the aircraft such as empanage, wing, horizontal stablizei; vertical stablizer, primary and secondary flight control surfaces (rudder, elevator, aileron, lift dumper, spoiler, trim tab), lift augmentation devices (trailing edge flap, leading edge slat), main engine, auxiliary power unit, propeller, transmittion gear box, main and nose landing gear with the details of: a) Reason for changes, Place and organisation performed changes, b) Date of change; d ) Reference to the work order/ technical log for changes.

Phụ đính/Appendix 08: Danh mục các thiết b có thọ mnh hoc phải đưc kim soát theo thời gian được lp trên tàu bao gồm: a) Tên thiết bị; b) Tng thọ mệnh; c) Thi gian sử dụng còn lại của thiết bị/ The list of life limited parts or hard time control installed on the aircraft with the derails of: a) Description of life limited part/hard time controlled item: b) Total life limit of item; c) Remaining life limit of item.

Ph đính/Appendix 09: Danh mc các thiết bi thọ mnh, kim soát theo thi gian/quay vòng đã đưc thay thế trong vòng 12 tháng với chi tiết bao gm a) Tên thiết bị; b) S quy cách; c) Số thiết bị tháo xuống; d) Số thiết bị lp lên/ The list of life limited/ time controlled/rotable components replaced in the period of last 12 months with the details including a) description of the component; b) Part number; c) Serial number on; d) Serial number off.

Phụ đính/Appendix 10: Báo cáo kết qu kim tra của các ln cp chứng ch rà soát bo dưng do t chức ni khai thác hoặc t chức bo dưng được ủy quyền thực hiện/ inspection reports following the issuance of the Certificate of Mainteance Review completed by either operator of the aircraft or by delegated maintenance organization.

 

DANH MỤC CÔNG VIỆC KIỂM TRA TÀU BAY CẤP, CÔNG NHẬN, GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BAY, ĐỦ ĐIỀU KIỆN BAY XUẤT KHẨU

I. CÁC THÔNG SỐ CHUNG

1. Thông tin về tàu bay:

Số hồ sơ của Cục HÀNG KHÔNG VIệT NAM:

Số đăng ký tàu bay:

Số xuất xưởng:

Ngày xuất xưởng:

Kiểu loại tàu bay:

Loại động cơ:

Loại cánh quạt/cánh quay:

Ngày cấp GCN Đ ĐKB lần đầu:

 

2. Người thực hiện công việc kiểm tra:

Stt

Họ tên

Chức danh

 

 

 

 

 

 

3. Đại diện của chủ sở hữu/người khai thác tàu bay:

Stt

Họ tên

Chức danh

 

 

 

 

 

 

4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay của chủ sở hữu/người khai thác tàu bay đối với tàu bay bao gồm:

Stt

Tên hồ sơ

 

 

 

 

5. Mục đích kiểm tra:

Cấp mới □ Gia hạn □ Xuất khẩu □ Mục đích khác □

(Trong trường hợp chọn ô “Mục đích khác” cần phải nêu rõ mục đích kiểm tra)

6. Địa điểm thực hiện công việc kiểm tra:

 

7. Ngày bắt đầu tiến hành:

II TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Phần 01

Các chứng ch cần thiết

Tình trạng

Ghi chú

Đạt

0.đạt

1.1

Chứng chỉ đăng ký tàu bay (bản gốc)

 

 

 

1.2

Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay (bản gốc)

 

 

 

1.3

Chứng chỉ vô tuyến (bn gốc)

 

 

 

1.4

Bảng nhận dạng tàu bay, động cơ, cánh quạt

 

 

 

Phần 02

Các tài liệu cần thiết

Tình trạng

Ghi chú

Đạt

0.đạt

2.1

Tài liệu hướng dẫn bay (AFM)

 

 

 

2 2

Danh mục thiết bị tối thiu (MEL)

 

 

 

2.3

Tài liệu tra cứu nhanh (QRH)

 

 

 

2.4

Sổ tay khai thác dành cho tổ bay (FCOM)

 

 

 

2.5

Tài liệu cân và cân bằng tàu bay

 

 

 

2.6

Các tài liệu khác theo quy định của QCHK- KT1 (SOP, quy trình phá băng, nạp/xả nhiên liệu v.v.)

 

 

 

III CHƯƠNG TRÌNH BẢO DƯỠNG

Phần 03

Các chứng chỉ cần thiết

Tình trạng

Ghi chú

Đạt

0.đạt

3.1

Chương trình bo dưng tàu bay (AMS)

 

 

 

3.2

Chương trình bo dưng động cơ khi lắp trên tàu bay và đại tu, sữa cha động cơ

 

 

 

3.3

Chương trình kim soát thiết bị có thọ mệnh kim soát theo thời gian.

 

 

 

3.4

Chương trình phòng chống sét và HIRF

 

 

 

3.5

Th nghiệm và kiểm tra hệ thống đo động, tĩnh áp và độ cao.

 

 

 

3.6

Th nghiệm và kim tra hệ thng thu phát liên lạc với điều hành bay (ATC transponder).

 

 

 

3.7

RVSM (các yêu cầu bo dưng với khai thác RVSM)

 

 

 

3.8

Các yêu cu về kim tra cấu trúc khung sườn ca tàu bay.

 

 

 

3.9

Chương trình kiểm soát và phòng chống rsét (CPCP)

 

 

 

3.10

Chương trình kim soát đánh giá ca kết cấu chịu đựng hỏng hóc (Damage Tolerance Rating Evaluation)

 

 

 

3.11

Chương trình bảo dưng hệ thống tự ghi tham số bay (DFDR)

 

 

 

3.12

Các sửa cha và thay đi lớn về cấu trúc

 

 

 

3.13

Giy chứng nhận loại b sung (nếu có)

 

 

 

3.14

Tuân th các Chi lệnh đ điều kiện bay (Đối chiếu với các Chi lệnh đ điu kiện bay do Cục HKVN ban hành và hoặc công nhận từ các nhà chức trách hàng không ca quc gia phê chuẩn Giy chứng nhận loại tàu bay)

 

 

 

3.15

Các sa cha cu trúc tạm thời (phi gắn các bn đánh giá hng hóc và phương pháp sửa cha đề xuất)

 

 

 

IV THÂN TÀU BAY -  KẾT CẤU BÊN NGOÀI VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ

Phn 04

Hạng mục kim tra

Tình trạng

Ghi chú

Đt

0t

4.1

Hệ thng động áp có phòng băng (heated)

 

 

 

4.2

Hệ thng đo tĩnh áp

 

 

 

4.3

Hệ thng đèn ct hạ cánh.

 

 

 

4.4

Hệ thống đèn chiếu sáng bên ngoài tàu bay.

 

 

 

4.5

Hệ thng đèn chng va chạm trên không (Anti-Collision lights).

 

 

 

4.6

Các ăng-ten

 

 

 

4.7

Sơn tàu bay

 

 

 

4.8

Mác, nhãn trên tàu bay.

 

 

 

4.9

Ký hiệu thoát him bên ngoài tàu bay.

 

 

 

4.10

H thng đèn chiếu sáng thoát him và đường thoát hiểm.

 

 

 

4.11

Cửa ra vào của tàu bay, cửa bung hàng, cửa thoát hiểm và các ca công tác/tiếp cận.

 

 

 

V ĐỘNG CƠ, ĐỘNG CƠ PHỤ - NẮP ĐỘNG CƠ, CÁNH QUẠT/CÁNH QUAY

Phn 05

Hạng mục kim tra

nh trạng

Ghi chú

Đt

0t

5.1

Động cơ chính (S/N)

Hrs/Cyc từ đu

 

 

 

No1:

 

 

 

 

No2:

 

 

 

 

No3:

 

 

 

 

No4:

 

 

 

 

5.2

V bọc và np động cơ.

 

 

 

5.3

Miệng hút và ng x của đng cơ.

 

 

 

5.4

Động cơ phụ (S/N)

Hrs/Cyc từ đu

 

 

 

 

 

 

 

 

5.6

Cánh quạt/cánh quay

Hrs/Cyc từ đu

 

 

 

No1:

 

 

 

 

No2:

 

 

 

 

No3:

 

 

 

 

No4:

 

 

 

 

No5:

 

 

 

 

No6:

 

 

 

 

VI THÂN TÀU BAY NỘI THẤT - THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ

Phần 06

Hạng mục kiểm tra

Tình trạng

Ghi chú

Đt

0t

6.1

Kim tra khoang thiết bị đin t

 

 

 

6.2

Nguồn điện chính/khẩn cấp ca tàu bay

 

 

 

6.3

Hệ thng tự ghi

 

 

 

6.4

Kiểm tra tổng quan tàu bay (hng hóc cu trúc, r sét, chảy dầu/mỡ, độ gá lắp chắc chn của thiết bị, áp dụng chương trình phòng chng r sét đi với khu vực thân trước và sau của tàu bay, buồng hàng, nội tht và gầm sàn tàu bay)

 

 

 

VII BUNG LÁI THIT B ĐIN T VÀ KHAI THÁC

Phn 07

Hạng mục kiểm tra

Tình trng

Ghi chú

Đạt

0.đạt

Thiết bị điều khiển bay và dẫn đường

7.1

B trí thiết bị, tm nhìn và ánh sáng trong buồng lái

 

 

 

7.2

Hiển thị EFIS và ECAM

 

 

 

7.3

Nhãn mác của thiết bị trong buồng lái

 

 

 

7.4

 

 

 

 

7.5

Hệ thống hiển thị sưởi ấm truyền cm động áp

 

 

 

7.6

Hệ thống hiển thị tốc độ bay

 

 

 

7.7

Hệ thống đo cao

 

 

 

7.8

Hệ thống đồng h đo thời gian

 

 

 

7.9

Các đng h hin thị nhiệt độ môi trường

 

 

 

7.10

Đồng hồ hin thị góc trúc ngóc và góc liệng (Gyoscopic bank indicator)

 

 

 

7.11

Đồng hồ chân trời/đo cao dự phòng

 

 

 

7.12

Đồng hồ con quay đo tốc độ khi lượn vòng

 

 

 

7.13

Đồng hồ con quay hin thị hướng bay

 

 

 

7.14

La bàn từ

 

 

 

7.15

Đồng hồ đo tốc độ lên xuống (Vertical speed)

 

 

 

7.16

Thiết bị cảnh báo tốc độ bay

 

 

 

7.17

Đồng hồ đo tốc độ bay Mach

 

 

 

7.18

Hệ thống tự động lái

 

 

 

Các thiết bị hin thị/chỉ báo động cơ

7.19

Đồng hồ hiển thị nhiệt độ khí thi động cơ

 

 

 

7.20

Đồng hồ hiển thị áp suất nhiên liệu

 

 

 

7.21

Hệ thống cnh báo áp suất nhiên liệu

 

 

 

7.22

Hệ thống hiển thị lưu lượng dầu đốt

 

 

 

7.23

Hệ thống hiển thị lượng nhiên liệu

 

 

 

7.24

Hệ thống hin thị t số nén của động cơ

 

 

 

7.25

Hệ thống hin thị lượng dầu nhờn

 

 

 

7.26

Hệ thống hin thị áp suất dầu nhờn

 

 

 

7.27

Đồng hồ hin thị nhiệt độ dầu nhờn

 

 

 

7.28

Hệ thống hiển thị/báo cháy

 

 

 

7.29

Hệ thống ch báo lượng chất lng s dụng trên tàu bay

 

 

 

7.30

Đồng h ch tốc độ vòng quay N1, N2, N3

 

 

 

7.31

Hệ thống hiển th khởi động động cơ

 

 

 

7.32

Hệ thống hin thị/báo băng và phòng băng của động cơ

 

 

 

7.33

Hệ thống hin thị tình trạng ca các lọc dầu đốt

 

 

 

7.34

Hệ thống hin thị tình trạng của các lọc dầu nhờn.

 

 

 

7.35

Hin thị hệ thống làm nóng du đt

 

 

 

7.36

Đồng hồ hiển thị vị trí hệ thống thổi ngược

 

 

 

7.37

Các đồng hồ hiển thị độ rung của động cơ

 

 

 

7.38

Các đồng hổ hiên thị mô-men xoắn (Torque)

 

 

 

7.39

Đồng hồ hin thị góc và vị trí ca cánh quạt/cánh quay

 

 

 

7.40

Hệ thống hin thị công suất động cơ

 

 

 

Thiết bị dẫn đường và điều khiển bay

7.41

Thiết bị vô tuyến

 

 

 

7.42

Thiết bị vô tuyến

 

 

 

7.43

Hệ thống điều hành/qun lý phương thức bay (FMS)

 

 

 

7.44

Hệ thống cnh báo và chống va chạm trên không

 

 

 

7.45

Hệ thống liên lạc thu phát với điu hành bay (ATC)

 

 

 

7.46

Hệ thống ra đa thời tiết

 

 

 

7.47

Hệ thống cnh báo độ cao thấp và gió cạnh

 

 

 

7.48

Hệ thống cnh báo tiếp cận gn địa hình và sai lch đường tiếp cận

 

 

 

7.49

Hệ thng/thiết bị cnh báo độ cao

 

 

 

7.50

Thiết bị đo độ cao vô tuyến

 

 

 

7.51

Hệ thống cnh báo trong giai đoạn cất cánh

 

 

 

7.52

Hệ thống cnh báo âm thanh đi với hệ thống càng

 

 

 

7.53

Hệ thống/thiết bị cảnh báo tốc độ

 

 

 

7.54

Khả năng thực hiện RNP-10

 

 

 

VIII BUỒNG LÁI BẢO DƯỠNG VÀ KHAI THÁC

Phn 08

Hạng mục kiểm tra

Tình trạng

Ghi chú

Đạt

0.đạt

Các yêu cầu đối với buồng lái

8.1

Công việc kiểm tra buồng lái

 

 

 

8.2

Các vật liệu trong buồng lái và khả năng chống cháy ca vật liệu

 

 

 

8.3

Lối thoát hiểm ca t bay

 

 

 

8.4

Thiết bị khẩn cấp trên buồng lái

 

 

 

8.5

Hộp cứu thương

 

 

 

8.6

Bình cu hỏa xách tay cho t bay

 

 

 

8.7

Thiết bị đm bo kh năng hô hấp của t bay khi có khói, khí độc hại (PBE)

 

 

 

8.8

Hệ thống cung cấp ô xy cho t bay

 

 

 

8.9

Dây và đai bảo him ca t bay

 

 

 

8.10

Ghế phụ trên buồng lái (third observer)

 

 

 

8.11

Nhãn, mác trên buồng lái

 

 

 

8.12

Gạt kính buồng lái

 

 

 

8.13

Cửa khoang buồng lái

 

 

 

8.14

Bn tóm tắt hướng dẫn an toàn cho hành khách

 

 

 

8.15

Nhãn mác trong buồng vệ sinh

 

 

 

8.16

Khu vực bề mặt sàn tàu bay

 

 

 

8.17

Các thùng đựng rác và chất thi

 

 

 

8.18

Hệ thống thông thoáng

 

 

 

8.19

Khoang và các hộc đựng hành lý ca hành khách

 

 

 

IX NI THT KHOANG HÀNH KHÁCH BẢO DƯỠNG/KHAI THÁC

Phần 09

Hạng mục kiểm tra

Tình trng

Ghi chú

Đạt

0.đạt

Yêu cầu về cabin

9.1

Kh năng và phương thức sp xếp hành lý trong khoang khách

 

 

 

9.2

Khu vực bếp và phục vụ hành khách

 

 

 

9.3

Hộc xếp hành lý trong khoang khách

 

 

 

9.4

Sắp xếp và c định các vật nặng trong khoang khách và bung lái

 

 

 

9.5

Các thiết bị khn cấp

 

 

 

9.6

Bình cửu hỏa xách tay trong khoang khách

 

 

 

9.7

Bình cứu hỏa xách tay trong buồng hàng (đối với buồng hàng loại E)

 

 

 

9.8

Bình cứu hỏa trong khoang khu vực bếp, phục vụ xuất ăn

 

 

 

9.9

Thiết bị sơ cứu và thiết bị y tế khn cấp và găng tay bo hộ

 

 

 

9.10

Hệ thống thoát him

 

 

 

9.11

Phương tiện thoát hiểm

 

 

 

9.12

Hệ thống ch báo thoát hiểm trong khoang khách

 

 

 

9.13

Tay nắm điu khin các cửa thoát hiểm

 

 

 

9.14

Đường tiếp cận các ca thoát him

 

 

 

9.15

Các ca thoát him ngang mặt sàn

 

 

 

9.16

Các cửa thoát him phần đuôi (nếu có)

 

 

 

Thiết bị khẩn cấp đối với hoạt động bay qua biển hoặc các vùng không dân cư

9.17

Áo phao cứu hộ

 

 

 

9.18

Thuyền phao cu hộ

 

 

 

9.19

Thiết bị báo tín hiệu cứu hộ (Pyrotechnic)

 

 

 

9.20

Bộ h trợ cứu sinh (survival kit)

 

 

 

9.21

Nội thất kh năng chng cháy ca vật liệu sử dụng trong khoang khách

 

 

 

9.22

Ghế hành khách, đai và dây an toàn

 

 

 

9.23

Ghế cho tiếp viên, đai và dây an toàn

 

 

 

9.24

Vật liệu nội thất trong khoang hành khách

 

 

 

9.25

Tín hiệu không hút thuốc

 

 

 

9.26

n hiu thắt dây an toàn

 

 

 

9.27

Các cửa ra vào nh khách và ca phục vụ

 

 

 

9.28

Nhãn, mác tại các cửa ca mục 9.27

 

 

 

9.29

Các nhãn, mác khác theo quy định

 

 

 

Thiết b khn cấp

9.30

Hệ thống giải trí trong khoang hành khách

 

 

 

9.31

Hệ thống cu hỏa trong buồng vệ sinh

 

 

 

9.32

Loa phóng thanh

 

 

 

9.33

Hoạt động ca hệ thống đèn chiếu sáng khẩn cấp, thoát hiểm

 

 

 

9.34

Hoạt động ca hệ thống đèn chiếu sáng bên ngoài cửa khn cấp, đường thoát hiểm

 

 

 

9.35

Đèn pin chiếu sáng khn cấp

 

 

 

9.36

Hệ thống thông báo hành khách (Pax. Addressing)

 

 

 

9.37

Hệ thống thông thoại nội bộ giữa các thành viên t bay

 

 

 

9.38

Thiết bị phát tín hiệu định vị khn cấp (ELT)

 

 

 

9.39

Các cầu chì bo vệ

 

 

 

9.40

Các nguồn điện khẩn cấp

 

 

 

X- BUỒNG HÀNG

Phn 10

Hạng mục kiểm tra

Tình trạng

Ghi chú

Đạt

0.đạt

10.1

Kim tra buồng hàng theo yêu cầu đối với từng loại bung hàng

 

 

 

10.2

Nhãn, mác của buồng hàng

 

 

 

10.3

Hệ thống phát hiện/ báo cháy buồng hàng

 

 

 

10.4

Hệ thống dập cháy bung hàng

 

 

 

10.5

Hệ thống sp xếp tải của bung hàng

 

 

 

10.6

Ca các buồng hàng

 

 

 

XI- CÁC YÊU CU KHÁC

Phần 11

Các yêu cầu kiểm tra khác

Tình trạng

Ghi chú

Đạt

0.đạt

11.1

Công việc thực hiện bảo dưng tàu bay theo chương trình bo dưng đã được phê chun

 

 

 

11.2

Công việc thay thế các thiết bị chính trên tàu bay

 

 

 

11.3

Sửa chữa hng hóc cấu trúc khung sườn tàu bay

 

 

 

XII. CẤU HÌNH TÀU BAY ĐỂ KIỂM TRA:

1. Tàu bay phi được cung cấp các nguồn điện cần thiết cho việc thực hiện công việc kim tra và thử nghiệm khả năng làm việc của các hệ thng và thiết bị theo yêu cầu của giám sát viên tiêu chun đ điều kiện bay;

2. Tất c cửa buồng càng, buồng hàng phải vị trí mở. Các cửa của khoang thiết bị, khoang công tác được m khi có yêu cu:

3. Tất c nắp và v bọc ca động cơ chính, động cơ phụ phải được m;

4. Cánh tà trước, cánh tà sau phi vị trí thả toàn bộ cho công việc kim tra.

Ngày kết thúc kiểm tra:

Kết luận:

 

Đại diện Cục HKVN

Đại diện nhà khai thác

 

Ghi chú:

(b) Danh mục công việc này sau khi kết thúc phải được lưu giữ cùng Đơn đề nghị cấp/gia hạn Giấy chứng nhận đ điều kiện bay (Mu CAAV/FSSD-020/ hoặc CAAV/FSSD-022 cùng các phụ đính) trong vòng 24 tháng.

(c) Phn ghi chú của các danh mục công việc kim tra sẽ ghi tham chiếu ca báo cáo không phù hợp (nếu có) theo mẫu: CAAV/TSSD-030

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 20.055: GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BAY (CAAV/FSSD-AIR 021)

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG KHÔNG VẬN TẢI
MINISTRY OF TRANSPORT
CIVIL AVIATION AUTHORITY OF VIETNAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness

---------------

Số/Number ref:

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BAY

CERTIFICATE OF AIRWORTHINESS

Quốc tịch và du hiệu đăng

Nationality and Registration Mark

Nhà sn xuất và Kiểu loại tàu bay

Manufacturer and manufacturer's designation of Aircraft

S xuất xưởng

Aircraft S/N

Loại tàu bay:

Categories:

Chở kch, chở hàng

Passenger and Cargo

 

Giấy chứng nhận này được cp phù hợp với Công ước Quốc tế về Hàng không dân đụng ngày 07 tháng 12 năm 1944 và Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Tàu bay mang du hiệu đăng ký nói trên có giá trị s dụng trong điều kiện khai thác và bo dưỡng phù hợp với các tiêu chun kỹ thuật hiện hành.

This Certificate of Airworthiness is issued pursuant to the Convention on International Civil Aviation dated 07 December 1944, and the Law on Civil Aviation of Vietnam in respect of above mentioned aircraft which is considered to be airworthy when maintained and operated in accordance with the foregoing; and the pertinent operating limitation.

Ngày cp / Date of issue:

Ngày cp lại / Date of re-issue:

Có giá trị đến / Valid-until:

CỤC TRƯỞNG
DIRECTOR GENERAL

 

PHỤ LỤC 2 ĐIỀU 20.055: CÔNG NHẬN HIỆU LỰC GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BAY (CAAV/FSSD-AIR 023)

CÔNG NHẬN HIỆU LỰC GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BAY

RECOGNITION OF CERTIFICATE OF AIRWORTHINESS

Số tham chiếu GAAV:

CAAV Reference

Bn gc Giy chng nhận đ điều kiện bay:

Original Certificate of Airworthiness Reference

Quốc gia cấp:

Issued by

Giấy công nhận hiệu lực này xác nhận

This recognition is to certify that

Tàu bay:

The Aircraft

S xuất xưởng:

Manufacturer Serial Number

S đăng ký quốc tịch:

Nationally and Registration Mark

Đã được kim tra theo tiêu chuẩn đủ điều kiện bay ca Việt Nam và hoàn toàn phù hợp/Has been thoroughly inspected in accordance with Vietnam Airworthiness requirement and considered airworthy.

 

Ngày cấp:

Date of Issue

Hiệu lực đến:

Expiry date

CỤC TRƯỞNG CỤC HKVN
DIRECTOR GENERAL OF CAAV

 

12. Thủ tục cấp Giấy phép, năng định cho người lái tàu bay

12.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ TTHC:

Người đề nghị cấp, công nhận giấy phép và năng định người lái tàu bay phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục HKVN.

- Giải quyết TTHC:

Trong thời hạn 25 ngày, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ, Cục HKVN có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và thực hiện việc cấp giấy phép người lái tàu bay cho những người đề nghị đáp ứng được các yêu cầu của Bộ QCATHK.

12.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam; hoặc

- Nộp qua hệ thống bưu chính.

12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép người lái tàu bay theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Điều 7.110 của Bộ quy chế an toàn hàng không;

- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc chính quyền địa phương;

- Giấy chứng nhận sức khoẻ phù hợp với quy định của Bộ Y tế và Phần 8 Bộ quy chế an toàn hàng không;

- Sổ ghi giờ bay huấn luyện và xác nhận của giáo viên xác nhận người đó đã sẵn sàng cho kiểm tra sát hạch thực hành;

- Kết quả bài kiểm tra sát hạch trên chủng loại, hạng, loại tàu bay phù hợp với năng định đề nghị cấp;

- Bản sao chứng chỉ đủ trình độ ngôn ngữ tiếng Anh tối thiểu mức 4 theo quy định tại Phụ ước 1 của Công ước về hàng không dân dụng quốc tế của cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh cho nhân viên hàng không được Cục HKVN cấp hoặc công nhận.

b) Số lượng: 01 bộ

12.4. Thời hạn giải quyết: 25 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

12.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

12.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục HKVN

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay- Cục HKVN

d) Cơ quan phối hợp: Không

12.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép, năng định người lái tàu bay

12.8. Phí, lệ phí: Phí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép nhân viên hang không

1

Sát hạch cấp giấy phép, năng định cho thành viên tổ lái (người lái tàu bay, giáo viên huấn luyện bay, cơ giới trên không, dẫn đường trên không,...) và học viên bay

 

 

1.1

Sát hạch lý thuyết (năng định chuyên môn, cấp phép đặc biệt,...)

 

 

 

- Sát hạch cấp giấy phép lần đầu

Lần

600.000

 

- Sách hạch cấp lại giấy phép theo thời hạn, gia hạn, bổ sung năng định

Lần

400.000

1.2

Sát hạch thực hành

Lần

1.700.000

12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đề nghị cấp, công nhận, gia hạn/phục hồi Giấy phép/năng định người lái tàu bay ban hành kèm theo Phụ lục 3 Điều 7.110 Phần 7 Bộ Quy chế an toàn

12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC HÀNG KHÔNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI MÁY BAY TỔ LÁI NHIỀU THÀNH VIÊN

(a) Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép lái tàu bay tổ lái nhiều thành viên phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Kiến thức lý thuyết ở mức giấy phép người lái tàu bay vận tải hàng không quy định tại Điều 7. 215;

2. Huấn luyện bay bằng mắt và bằng thiết bị;

3. Huấn luyện phối hợp tổ lái nhiều thành viên đối với khai thác máy bay nhiều động cơ;

4. Huấn luyện năng định loại tàu bay.

(b) Học viên khóa huấn luyện Tổ lái nhiều thành viên (MPL) không hoàn thành khóa huấn luyện MPL có thể đề nghị được kiểm tra kiến thức lý thuyết và thực hành để cấp giấy phép với mức độ quyền hạn thấp hơn như CPL, PPL và năng định bay bằng thiết bị (IR) nếu đáp ứng các quy định tương ứng tại Chương F Phần này.

* YÊU CẦU ĐỐI VỚI NĂNG ĐỊNH BAY BẰNG THIẾT BỊ

(a) Người làm đơn đề nghị năng định bay bằng thiết bị phải:

1. Có giấy phép lái tàu bay với năng định loại và hạng tàu bay đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị;

2. Phải thể hiện được trình độ thông thạo tiếng Anh tối thiểu ở Mức 4;

3. Có giấy chứng nhận sức khỏe loại 1;

4. Có sổ ghi giờ bay huấn luyện và xác nhận của giáo viên xác nhận người đó đã sẵn sàng cho kiểm tra sát hạch thực hành;

5. Đạt bài kiểm tra sát hạch kiến thức hàng không, trừ khi người đó đã có năng định bay bằng thiết bị của chủng loại tàu bay khác;

6. Đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành:

i. Trên chủng loại, hạng, loại tàu bay phù hợp với năng định đề nghị cấp;

ii. Trên buồng lái giả định hoặc thiết bị huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với năng định đề nghị cấp.

(b) Kiến thức hàng không: Người làm đơn đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị phải được huấn luyện và được thể hiện trên hồ sơ huấn luyện khoá học huấn luyện mặt đất do giáo viên được phép thực hiện các nội dung huấn luyện về kiến thức hàng không áp dụng đối với năng định bay bằng thiết bị.

Ghi chú: xem Phụ lục 1 Điều 7.113 về quy định kiến thức hàng không.

(c) Kỹ năng bay: Người làm đơn đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị phải được huấn luyện và được thể hiện trên hồ sơ huấn luyện khoá huấn luyện bởi giáo viên được phép thực hiện huấn luyện trên tàu bay hoặc trên thiết bị huấn luyện mô phỏng theo quy định của khoản (e).

Ghi chú: xem Phụ lục 2 Điều 7.113 về quy định kỹ năng bay.

(d) Kinh nghiệm hàng không: Người làm đơn đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị phải được thể hiện trên hồ sơ huấn luyện có ít nhất 40 giờ bay bằng thiết bị trên tàu bay và đáp ứng các yêu cầu khác về kinh nghiệm hàng không theo quy định.

Ghi chú: xem Phụ lục 3 Điều 7.113 về quy định kinh nghiệm hang không.

(e) Sử dụng buồng lái mô phỏng hoặc thiết bị huấn luyện giả định được phê chuẩn: thời gian tối đa được tính đối với việc huấn luyện năng định bay bằng thiết bị bởi giáo viên được phép tiến hành trên buồng lái mô phỏng hoặc thiết bị huấn luyện giả định được phê chuẩn là:

(1) 20 giờ; hoặc

(2) 30 giờ nếu được hoàn thiện theo chương trình huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 9.

(f) Người làm đơn phải tích lũy được không ít hơn 10 giờ bay thiết bị quy định tại khoản i của Điều này khi được giáo viên hướng dẫn được ủy quyền hướng dẫn bay kèm năng định thiết bị trên loại tàu bay đề nghị cấp năng định. Giáo viên hướng dẫn bay phải đảm bảo người làm đơn phải có kinh nghiệm khai thác theo quy định ít nhất trong các lĩnh vực sau:

1. Các phương thức trước chuyến bay bao gồm việc sử dụng tài liệu hướng dẫn bay hoặc các tài liệu tương đương và các tài liệu về dịch vụ không lưu phù hợp trong việc chuẩn bị kế hoạch bay bằng thiết bị;

2. Kiểm tra trước chuyến bay, sử dụng các danh mục kiểm tra, kiểm tra trước khi cất cánh và taxi;

3. Các phương thức khai thác quy tắc bay bằng thiết bị trong điều kiện bình thường, bất thường và khẩn nguy bao gồm ít nhất:

i. Chuyển sang bay bằng thiết bị khi cất cánh;

ii. Khởi hành và kết thúc chuyến bay bằng thiết bị tiêu chuẩn;

iii. Các phương thức bay bằng thiết bị trong chuyến bay;

iv. Các phương thức bay chờ;

v. Các phương thức tiếp cận bằng thiết bị ở độ cao tối thiểu theo quy định;

vi. Các phương thức tiếp cận hụt;

vii. Hạ cánh với các phương thức tiếp cận bằng thiết bị;

viii. Các phương thức trong chuyến bay và các tính năng bay đặc biệt.

(g) Nếu được cấp năng định thiết bị trên tàu bay nhiều động cơ, người làm đơn phải được huấn luyện bay kèm thiết bị trên máy bay nhiều động cơ phù hợp do giáo viên huấn luyện bay được ủy quyền huấn luyện. Giáo viên huấn luyện bay phải đảm bảo người làm đơn có kinh nghiệm khai thác tàu bay với khả năng bay bằng thiết bị phù hợp với một động cơ không hoạt động hoặc giả định không hoạt động.

(h) Người làm đơn đề nghị phải chứng tỏ được khả năng bay bằng thiết bị với các phương thức được quy định tại khoản d và e Điều này ở mức kỹ năng phù hợp với quyền hạn được cấp cho người có năng định bay bằng thiết bị và về:

1. Nhận biết và quản lý đe dọa và rủi ro;

2. Khai thác tàu bay theo năng định đề nghị cấp trong giới hạn cho phép;

3. Hoàn thành tất cả các phương thức thành thạo và chính xác;

4. Có kỹ năng phối hợp tốt;

5. Có kiến thức về hàng không tốt;

6. Duy trì kiểm soát tàu bay và đảm bảo thực hiện các quy trình hiệu quả.

(i) Người làm đơn đề nghị phải chứng tỏ khả năng khai thác tàu bay nhiều động cơ với năng định bay bằng thiết bị phù hợp khi một động cơ không hoạt động hoặc giả định không hoạt động nếu được cấp năng định thiết bị khai thác trên tàu bay đó.

* NĂNG ĐỊNH CHỦNG LOẠI TÀU BAY

(a) Người lái tàu bay đề nghị cấp năng định chủng loại tàu bay:

(1) Phải được huấn luyện theo quy định và đạt được kinh nghiệm hàng không quy định tại Phần này đối với chủng loại tàu bay hoặc năng định hạng và loại tàu bay;

(2) Có xác nhận trong sổ ghi giờ bay hoặc hồ sơ huấn luyện bởi giáo viên được phép xác nhận việc đáp ứng được các yêu cầu phù hợp với giấy phép cho chủng loại tàu bay và các năng định hạng hoặc loại tàu bay về các nội dung:

(i) Kiến thức hàng không;

(ii) Các nội dung về khai thác.

(3) Phải đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành đối với giấy phép cho chủng loại tàu bay và các năng định hạng hoặc loại tàu bay;

(4) Không cần kiểm tra sát hạch lý thuyết bổ sung nếu người làm đơn đã có năng định máy bay, tàu bay cánh quay, thiết bị dùng lực nâng, khí cầu có điều khiển trong giấy phép.

* NĂNG ĐỊNH HẠNG TÀU BAY

(a) Người lái tàu bay đề nghị cấp năng định hạng tàu bay:

(1) Có xác nhận trong sổ ghi giờ bay hoặc hồ sơ huấn luyện bởi giáo viên được phép xác nhận việc đáp ứng các yêu cầu phù hợp với giấy phép cho năng định hạng tàu bay đề nghị cấp về:

(i) Kiến thức hàng không;

(ii) Các nội dung về khai thác;

(2) Phải đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành đối với giấy phép cho năng định hạng tàu bay đề nghị cấp;

(3) Không cần đáp ứng các yêu cầu về huấn luyện quy định trong Phần này đối với năng định hạng tàu bay đề nghị cấp;

(4) Không cần kiểm tra sát hạch lý thuyết bổ sung nếu người làm đơn đã có năng định máy bay, tàu bay cánh quay, thiết bị dùng lực nâng, khí cầu có điều khiển trong giấy phép.

* NĂNG ĐỊNH LOẠI TÀU BAY

(a) Ngoại trừ khi được quy định cụ thể trong điều này, người lái tàu bay đề nghị cấp mới hoặc bổ sung năng định loại tàu bay đồng thời với năng định chủng loại hoặc năng định hạng tàu bay phải:

(1) Có hoặc cùng lúc đạt được năng định bay bằng thiết bị phù hợp với năng định chủng loại hoặc năng định loại tàu bay;

(2) Có được kinh nghiệm trên tàu bay hoặc buồng lái giả định và được xác nhận trong sổ ghi giờ bay hoặc hồ sơ huấn luyện cho thấy người đó đã đáp ứng được các yêu cầu phù hợp với giấy phép cho năng định hạng tàu bay đề nghị cấp về:

(i) Các phương thức bay bình thường trong các giai đoạn của chuyến bay;

(ii) Các phương thức bất thường và khẩn nguy liên quan đến hỏng hóc hoặc hoạt động sai chức năng của trang thiết bị, như là động cơ, các hệ thống và khung sườn;

(iii) Phương thức sử dụng thiết bị bao gồm phương thức tiếp cận bằng thiết bị, tiếp cận hụt và hạ cánh dưới điều kiện bình thường, bất thường và khẩn nguy, bao gồm cả tình huống giả định hỏng động cơ;

(iv) Phương thức đối với tổ lái mất khả năng làm việc và phối hợp tổ bay bao gồm việc phân công nhiệm vụ thành viên tổ lái; phối hợp tổ bay và sử dụng danh mục kiểm tra; nội dung huấn luyện MCC nêu tại Phụ lục Điều 7.120;

(3) Phải đạt bài kiểm tra sát hạch đối với giấy phép cho năng định hạng tàu bay đề nghị cấp, thể hiện kỹ năng và kiến thức cần thiết yêu cầu đối với khai thác an toàn tàu bay liên quan đến với nhiệm vụ người chỉ huy tàu bay và lái phụ đối với loại tàu bay áp dụng;

(4) Ngoại trừ quy định tại khoản (e), phải thực hiện bài kiểm tra sát hạch kỹ năng trong điều kiện bay bằng thiết bị;

(5) Không cần kiểm tra kiến thức lý thuyết trong trường hợp người làm đơn có năng định máy bay, tàu bay cánh quay, tàu bay cất hạ cánh thẳng đứng, khí cầu có điều khiển trong giấy phép;

(6) Trong trường hợp làm việc cho Người khai thác tàu bay có AOC, người lái phải:

(i) Đáp ứng các yêu cầu của các điểm (1), (4) và (5) của Điều này cho loại tàu bay đề nghị cấp năng định;

(ii) Có xác nhận của trong hồ sơ huấn luyện rằng người làm đơn đã hoàn thành khoá huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với năng định loại tàu bay đề nghị cấp tại cơ sở huấn luyện được phê chuẩn.

(b) Người làm đơn đề nghị cấp năng định loại không cung cấp được tàu bay đáp ứng các cơ động và phương thức bay bằng thiết bị theo các quy định cho kiểm tra sát hạch thực hành có thể:

(1) Được cấp năng định loại tàu bay với giới hạn “chỉ bay bằng mắt”;

(2) Để bỏ giới hạn này, phải chứng tỏ được sự thuân thủ các quy định tại Phần này cho mỗi loại tàu bay.

(c) Cục HKVN cấp năng định loại tàu bay với giới hạn “chỉ bay bằng mắt” khi tàu bay không có trang thiết bị để người làm đơn thể hiện khả năng bay bằng thiết bị.

(d) Người làm đơn đề nghị cấp năng định loại máy bay nhiều động cơ, có một vị trí lái có thể đáp ứng các quy định của khoản (b) trên loại tàu bay tương tự có nhiều động cơ và nhiều vị trí lái.

(e) Người làm đơn đề nghị cấp năng định loại máy bay một động cơ, có một vị trí lái có thể đáp ứng các quy định của khoản (b) trên loại tàu bay tương tự có một động cơ và nhiều vị trí lái.

(f) Trừ khi Cục Hàng không Việt Nam có quy định cụ thể về các mục kiểm tra cụ thể phải thực hiện, giáo viên thực hiện kiểm tra kỹ năng của Cục Hàng không Việt Nam có thể nhân nhượng một số mục kiểm tra mà Cục Hàng không Việt Nam cho phép.

* YÊU CẦU CHO PHÉP NGƯỜI LÁI KHAI THÁC CAT II VÀ III

(a) Quy định chung: Người làm đơn đề nghị cấp phép phi công khai thác CAT II và III phải:

(1) Có giấy phép lái tàu bay với năng định bay bằng thiết bị hoặc ATPL;

(2) Có năng định chủng loại, hạng hoặc loại tàu bay phù hợp với phép đề nghị cấp;

(3) Hoàn thành các yêu cầu về kiểm tra sát hạch thực hành.

(b) Yêu cầu về kinh nghiệm: Người làm đơn đề nghị cấp phép phi công khai thác CAT II và III phải có ít nhất:

(1) 50 giờ bay đêm với chức năng PIC;

(2) 75 giờ bay thiết bị theo điều kiện bay thiết bị thực tế hoặc giả định mà không được tính quá:

(i) 25 giờ bay với điều kiện bay thiết bị giả định trên buồng lái mô phỏng hoặc thiết bị huấn luyện bay mô phỏng;

(ii) 40 giờ bay thiết bị nếu hoàn thành khoá học được phê chuẩn do ATO được phân loại phù hợp thực hiện.

(3) 250 giờ bay đường dài với chức năng PIC.

(c) Việc đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành cấp phép khai thác CAT II hoặc III có giá trị trong thời hạn 12 tháng cho việc phục hồi phép đó trên loại tàu bay tương ứng.

(d) Nếu người có phép khai thác CAT II hoặc III thực hiện bài kiểm tra sát hạch thực hành để gia hạn trong tháng trước khi hết hạn, thì việc đạt bài kiểm tra sẽ được tính vào tháng hết hạn.

Ghi chú 1: Xem Phụ lục 1 Điều 7.123 về quy định bổ sung liên quan đến khai thác CAT II và III.

Ghi chú 2: Xem Phụ lục 2 Điều 7.123 về quy định bổ sung liên quan đến khai thác CAT II và III.

Ghi chú 3: Xem Phụ lục 3 Điều 7.123 về quy định bổ sung liên quan đến khai thác CAT II và CAT III.

Ghi chú 4: Xem Phụ lục 4 Điều 7.123 các yêu cầu chung đối với phê chuẩn người lái khai thac CAT II và CAT III.

*XÁC NHẬN KHẢ NĂNG LIÊN LẠC VÔ TUYẾN CỦA THÀNH VIÊN TỔ LÁI

(a) Quy định chung: Thành viên tổ lái phải có đủ điều kiện liên lạc vô tuyến điện xác nhận trên giấy phép lái tàu bay hoặc cơ giới trên không.

(b) Điều kiện: thành viên tổ lái phải:

(1) Ít nhất 16 tuổi;

(2) Có khả năng đọc, viết và nói ở mức 4 về thông thạo ngôn ngữ;

(3) Hoàn thành khoá huấn luyện mặt đất về các yêu cầu liên lạc vô tuyến điện cho loại giấy phép cụ thể do giáo viên được cấp giấy phép huấn luyện;

(4) Thể hiện được kỹ năng kỹ thuật về sử dụng thiết bị liên lạc vô tuyến điện trong khi bay có sự giám sát của giáo viên được cấp giấy phép;

(5) Được giáo viên giám sát xác nhận trong hồ sơ huấn luyện đạt yêu cầu;

(6) Xuất trình các xác nhận và hồ sơ huấn luyện phù hợp để cấp xác nhận trong giấy phép của thành viên tổ lái về quyền thực hiện liên lạc vô tuyến điện trong khi bay.

(c) Nội dung xác nhận: Nếu được xác nhận, nội dung phải thể hiện Thành viên tổ lái có đủ điều kiện liên lạc vô tuyến điện.

(d) Quyền hạn: Thành viên tổ lái được xác nhận có đủ điều kiện liên lạc vô tuyến điện có quyền sử dụng thiết bị vô tuyến điện lắp trên tàu bay hoặc dưới mặt đất để liên lạc với:

1. Các thiết bị không lưu;

2. Các thiết bị thông tin hàng không;

3. Các trạm liên lạc hàng không dưới mặt đất và tàu bay khác.

12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QHH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QHH13 ngày 21/11/2014;

- Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 56/2018/TT-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư số 21/2017/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT- BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay và Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư 193/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.

 

PHỤ LỤC 3 ĐIỀU 7.110: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CÔNG NHẬN, GIA HẠN/PHỤC HỒI GIẤY PHÉP VÀ NĂNG ĐỊNH NGƯỜI LÁI TÀU BAY

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 7.113: CÁC YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC NĂNG ĐỊNH THIẾT BỊ

(a) Ngoài các qui định tại Điều 7.113, người đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị phải được huấn luyện mặt đất do giáo viên được Cục HKVN bổ nhiệm hướng dẫn về các lĩnh vực kiến thức hàng không áp dụng với năng định bay bằng thiết bị, sau đây:

(1) Các qui tắc và qui định liên quan đến IFR; liên quan đến thực hành và các qui tắc dịch vụ không lưu;

(2) Việc sử dụng, các hạn chế và trạng thái hoạt động tốt của thiết bị điện tử và các thiết bị cần thiết để kiểm soát và dẫn đường máy bay và trực thăng theo IFR và trong điều kiện khí tượng bay bằng thiết bị; cách sử dụng và các hạn chế của lái tự động;

(3) Các sai số của la bàn, lượn vòng và gia tốc; các hạn chế trong khai thác và thiết bị con quay hồi chuyển và các hiệu ứng tiến động; thực hành và các qui trình trong trường hợp sai khi bay bằng thiết bị;

(4) Chuẩn bị và kiểm tra trước khi bay phù hợp với bay theo IFR;

(5) Kế hoạch bay; chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch bay dịch vụ không lưu theo IFR; qui trình đặt lại đồng hồ đo;

(6) Tính năng con người liên quan đến bay bằng thiết bị trên máy bay hoặc trực thăng;

(7) Sự suy xét và đưa ra quyết định;

(8) Chương trình phối hợp tổ bay, bao gồm liên lạc và hợp tác của tổ bay;

(9) Việc áp dụng thông tin khí tượng hàng không; đọc, hiểu và sử dụng các báo cáo, bảng biểu và các bản dự báo khí tượng; mã cài đặt và chữ viết tắt; qui trình thu nhận thông tin khí tượng; đồng hồ đo;

(10) Nhận và sử dụng các báo cáo, dự báo khí tượng và các xu hướng thời tiết dựa trên các thông tin đó;

(11) Quan sát các điều kiện thời tiết.

(12) Nguyên nhân, nhân biết và ảnh hưởng của động cơ, cánh quạt hoặc rotor và khung bị đóng băng; qui trình thẩm thấu bề mặt tiết diện; tránh thời tiết xấu;

(13) Nhận biết tình huống thời tiết xấu và tránh gió cạnh;

(14) Thực hành dẫn đường sử dụng hỗ trợ của đài dẫn đường;

(15) Sử dụng hệ thống dẫn đường trong các giai đoạn của chuyến bay: khởi hành, trong khi bay, tiếp cận và hạ cánh; nhận biết hỗ trợ của đài dẫn đường;

(16) Dịch và sử dụng các tài liệu như AIP, NOTAM, các mã cài đặt và chữ viết tắt hàng không; các bảng biểu qui trình bay bằng thiết bị khi khởi hành, trong khi bay, hạ độ cao và tiếp cận;

(17) Các qui trình khẩn nguy và đề phòng, thực hành an toàn với sự hỗ trợ bay theo IFR;

(18) Các qui trình điện đài và sắp xếp từ ngữ áp dụng khi khai thác tàu bay theo IFR; xử lý trong trường hợp liên lạc nhầm;

(19) Các thông tin phù hợp trong tài liệu hướng dẫn do Cục HKVN công bố áp dụng đối với khai thác bay theo IFR;

(20) Hệ thống và qui trình KSKL đối với khai thác bay bằng thiết bị;

(21) Dẫn đường IFR và tiếp cận sử dụng hệ thống dẫn đường;

(22) Sử dụng IFR trong khi bay và qui trình tiếp cận bằng thiết bị;

(23) Khai thác an toàn và hiệu quả tàu bay theo qui tắc và điều kiện bay bằng thiết bị.

 

PHỤ LỤC 2 ĐIỀU 7.113: CÁC YÊU CẦU HƯỚNG DẪN BAY CẤP NĂNG ĐỊNH THIẾT BỊ

(a) Ngoài các qui định của Điều 7.113, người đề nghị cấp năng định thiết bị phải được giáo viên hướng dẫn do Cục HKVN bổ nhiệm huấn luyện trên tàu bay có ghi giờ bay, hoặc trên buồng lái mô phỏng hoặc các thiết bị huấn luyện bay được Cục HKVN phê chuẩn bao gồm các giai đoạn huấn luyện sau:

(1) Các thủ tục trước khi bay gồm có sử dụng tài liệu hướng dẫn bay hoặc các tài liệu tương đương, và tài liệu về dịch vụ không lưu phù hợp khi chuẩn bị kế hoạch bay IFR;

(2) Kiểm tra trước khi bay, sử dụng danh mục kiểm tra, lăn và kiểm tra trước khi cất cánh;

(3) Các phương thức và thao tác khai thác IFR trong điều kiện bình thường, bất thường và khẩn nguy gồm có ít nhất là:

(i) Chuyển sang bay bằng thiết bị khi cất cánh;

(ii) Khởi hành và hạ cánh bằng thiết bị tiêu chuẩn;

(iii) Các phương thức IFR trong khi bay;

(iv) Giữ nguyên các phương thức bay;

(v) Tiếp cận bằng thiết bị tới tiêu chuẩn tối thiểu theo qui định;

(vi) Các phương thức tiếp cận hụt;

(vii) Hạ cánh sau khi tiếp cận bằng thiết bị

(viii) Các thao tác trong khi bay và các tính năng bay đặc biệt.

(4) Các phương thức và kiểm soát tĩnh không;

(5) Bay bằng thiết bị;

(6) Hệ thống dẫn đường;

(7) Các phương thức tiếp cận bằng thiết bị;

(8) Khai thác khẩn nguy; và

(9) Các phương thức sau chuyến bay.

(b) Ngoài ra, đối với máy bay nhiều động cơ:

(1) Áp dụng tất cả các qui định trong điểm (3) khoản (a) của Phụ lục này; và

(2) Khai thác máy bay hoặc trực thăng chủ yếu bằng thiết bị với một động cơ không hoạt động hoặc giả định không hoạt động.

 

PHỤ LỤC 3 ĐIỀU 7.113: CÁC YÊU CẦU VỀ KINH NGHIỆM CẤP NĂNG ĐỊNH THIẾT BỊ

(a) Ngoài các qui định trong Điều 7.113, người đề nghị cấp năng định thiết bị phải có số giờ bay sau đây ghi trong nhật ký bay:

(1) Ít nhất là 50 giờ bay đường dài ở vị trí Người chỉ huy tàu bay, trong đó ít nhất là 10 giờ bay trên loại tàu bay đề nghị cấp năng định;

(2) Có tổng giờ bay là 40 giờ bay thiết bị thật hoặc thiết bị mô phỏng các giai đoạn khai thác theo các qui định tại Mục I của Chương F, bao gồm:

(i) Ít nhất là 10 giờ huấn luyện bay bằng thiết bị dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn bay do Cục HKVN bổ nhiệm trên loại tàu bay đề nghị cấp năng định;

(ii) Ít nhất là 3 giờ huấn luyện thiết bị phù hợp với năng định đề nghị cấp dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn bay do Cục HKVN bổ nhiệm khi chuẩn bị kiểm tra thực hành trong thời hạn 60 ngày trước ngày kiểm tra;

(b) Huấn luyện thiết bị theo qui tắc bay đường dài trên loại tàu bay ít nhất là một chuyến bay đường dài theo IFR bao gồm:

(1) Khoảng cách theo đường hàng không hoặc hành trình theo chỉ dẫn của ATC ít nhất:

(i) Đối với năng định thiết bị - máy bay: 250 dặm; hoặc

(ii) Đối với năng định thiết bị - trực thăng: 100 dặm; và

(2) Tiếp cận thiết bị tại mỗi sân bay; và

(3) Ba loại tiếp cận khác nhau sử dụng hệ thống dẫn đường.

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 7.120: NỘI DUNG HUẤN LUYỆN CHO TỔ LÁI NHIỀU THÀNH VIÊN

a. Mục tiêu của khóa huấn luyện là để người lái thành thạo trong công tác phối hợp tổ lái nhiều thành viên (MCC) để khai thác an toàn trên các máy bay nhiều động cơ nhiều người lái theo quy tắc bay bằng thiết bị và đảm bảo rằng:

1. Lái chính thực hiện các chức năng quản lý và đưa ra quyết định cho dù anh ta là phi công bay hay là phi công không bay.

2. Các nhiệm vụ của phi công bay và phi công không bay được quy định rõ ràng và phân công theo cách phi công bay có thể hướng sự chú ý của anh ta vào việc vận hành và kiểm soát tàu bay.

3. Có sự phối hợp hiệu quả một cách có trật tự phù hợp khi gặp phải các tình huống bình thường, bất thường và khẩn nguy.

4. Sự giám sát, thông tin và hỗ trợ qua lại lẫn nhau luôn luôn được đảm bảo.

b. Các giáo viên huấn luyện Phối hợp tổ lái nhiều thành viên phải rất thành thạo với vấn đề nhân tố con người và quản lý nguồn nhân lực tổ bay. Họ phải được cập nhật với sự phát triển mới nhất của việc huấn luyện nhân tố con người và các kỹ năng CRM.

c. Giáo trình huấn luyện kiến thức lý thuyết được xây dựng theo quy định của Cục HKVN.

d. Giáo trình huấn luyện bay được quy định tại Hướng dẫn 07-016 (AC 07-016) của Cục HKVN.

đ. Khi kết thúc khóa học, người đề nghị có thể được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học.

e. Người có Giấy chứng nhận đã hoàn thành huấn luyện MCC về trực thăng sẽ được miễn trừ qui định hoàn thành chương trình kiến thức lý thuyết qui định tại Hướng dẫn 07-016 (AC 07-016) của Cục HKVN.

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 7.123: CÁC YÊU CẦU CHUNG VỀ CHO PHÉP KHAI THÁC CATII HOẶC CATIII

(a) Người đề nghị cho phép khai thác CATII hoặc CATIII phải qua kiểm tra thựchành để:

(1) Cấp hoặc gia hạn cho phép khai thác CATII hoặc CATIII;

(2) Bổ sung tàu bay loại khác vào cho phép khai thác CATII hoặc CATIII.

(b) Để được kiểm tra thực hành cấp phép theo qui định của mục này, người đề nghị phải:

(1) Đáp ứng các yêu cầu đã nêu; và

(2) Nếu người đề nghị cấp không qua được bài kiểm tra thực hành trong vòng 12 tháng trước tháng kiểm tra:

(i) Đáp ứng được các yêu cầu đã nêu; và

(ii) Thực hiện ít nhất 6 lần tiếp cận ILS trong vòng 6 tháng trước tháng kiểm tra trong số đó ít nhất 3 lần phải được thực hiện không sử dụng coupler tiếp cận.

(c) Người đề nghị phải hoàn thành tiếp cận theo qui định:

(1) Dưới điều kiện bay bằng thiết bị thật hoặc mô phỏng;

(2) Taị độ cao quyết định tối thiểu để tiếp cận ILS trên loại tàu bay sử dụng để kiểm tra thực hành trừ khi việc tiếp cận không được thực hiện tại độ cao quyết định cho phép khai thác CATII;

(3) Khai thác CATII chỉ được cho phép tại độ cao quyết định nếu được tiến hành trong buồng lái mô phỏng hoặc thiết bị huấn luyện bay mô phỏng được phê chuẩn; và

(4) Trên tàu bay cùng loại và hạng, áp dụng, như tàu bay hoặc buồng lái mô phỏng được phê chuẩn dùng để thực hiện kiểm tra thực hành:

(i) Đại diện tàu bay cùng loại và hạng áp dụng như tàu bay đề nghị cho phép phê chuẩn; và

(ii) Được cấp phê chuẩn phù hợp với khoá huấn luyện được phê chuẩn

do Trung tâm huấn luyện bay tiến hành.

(d) Thời gian bay đạt được đáp ứng các qui định có thể được sử dụng.

 

PHỤ LỤC 2 ĐIỀU 7.123: KIỂM TRA VẤN ĐÁP TRONG KHI THỰC HÀNH CATII HOẶC CATIII

(a) Trong khi kiểm tra thực hành, người đề nghị phải chứng tỏ các yêu cầu về kiến thức tại Bảng 1 -7.123 qua các câu hỏi vấn đáp.

(b) Thanh tra bay và giáo viên kiểm tra bay có thể hỏi vấn đáp bất kỳ lúc nào trong khi kiểm tra thực hành.

BẢNG 1 - 7.123 CHỨNG TỎ CÁC KIẾN THỨC HÀNG KHÔNG

CAT II

CAT III

1. Độ dài theo yêu cầu để hạ cánh

X

X

2. Sử dụng và hạn chế của tầm nhìn trên đường CHC, bao gồm xác định việc kiểm soát RVR và thiết bị đo theo qui định

X

X

3. Các đặc tính và hạn chế của ILS và hệ thống chiếu sáng đường băng

X

X

4. Các đặc tính và hạn chế của hệ thống chỉ dẫn bay, cài tiếp cận tự động (bao gồm chia loại trục nếu được trang bị), hệ thống tay ga tự động (nếu trang bị), và thiết bị khác yêu cầu đối với CATII, CATIII

X

X

5. Hệ thống cảnh báo hỏng thiết bị và trang thiết bị

X

X

6. Sử dụng các điểm mốc thực tế nếu có hoặc các giới hạn và độ cao mà ở đó thông thường có thể cảm nhận được với số liệu tầm nhìn đường cất hạ cánh (RVR) bị giảm

X

X

7. Thứ tự các điểm mốc quan sát thực tế trong quá trình tiếp cận trong điều kiện tầm nhìn bằng hoặc cao hơn điều kiện hạ cánh tối thiểu.

X

X

8. Địa tiêu trong điều kiện thời tiết tối thiểu

X

X

9. Nhận dạng độ cao quyết định hoặc độ cao được cảnh báo nếu áp dụng, sử dụng đồng hồ đo độ cao vô tuyến

X

X

10. Các phương thức tiếp cận hụt và các kỹ thuật sử dụng thiết bị hiển thị trạng thái tàu bay theo chế độ tính toán hoặc cố định.

X

X

11. Các phưong thức và kỹ thuật liên quan đến chuyển từ bay thiết bị sang bay bằng mắt trong tiếp cận cuối cùng khi giảm RVR

X

X

12. Nhận biết và có hành động chính xác đối với những hỏng hóc lớn trước và sau khi đạt độ cao quyết định hoặc độ cao cảnh bảo giới hạn, nếu áp dụng

X

X

13. Nhận biết các giới hạn của vị trí chấp nhận được đối với tàu bay và đường bay khi tiếp cận, bay bằng, và nếu áp dụng, xả đà

 

X

14. Nhận biết và có phản ứng đối với hỏng hóc hệ thống trên không và dưới mặt đất hoặc tình trạng bất thường, đặc biệt sau khi qua độ cao quyết định hoặc độ cao cảnh báo, nếu áp dụng

 

X

15. Sự hỏng hóc không mong muốn đối với các điều kiện ít hơn RVR tối thiểu trong tiếp cận, bay bằng và xả đà

 

X

16. Thực hiện nhiệm vụ của F/O trong khai thác CATII, CATIII, trừ khi tàu bay đề nghị cấp năng định không yêu cầu F/O

X

X

17. Các ảnh hưởng của gió cắt theo phương thẳng đứng và nằm ngang

X

X

 

PHỤ LỤC 3 ĐIỀU 7.123: KIỂM TRA BAY THỰC HÀNH CAT II VÀ CAT III

(a) Bài kiểm tra bay thực hành phải được tiến hành trên tàu bay cùng loại và hạng áp dụng như tàu bay đề nghị cho phép hoặc trên buồng lái giả định được phê chuẩn:

(1) Đại diện tàu bay cùng loại và hạng áp dụng như tàu bay đề nghị cho phép phê chuẩn; và

(2) Được cấp phê chuẩn phù hợp với khoá huấn luyện được phê chuẩn do ATO tiến hành.

(b) Tất cả các lần tiếp cận được thực hiện trong khi bay phải sử dụng hệ thống hướng dẫn kiểm soát được phê chuẩn, ngoại trừ các qui định như đã nói trong bảng của mục này.

(c) Đối với việc cấp phép cho tàu bay yêu cầu năng định loại, người đề nghị phải qua kiểm tra thực hành với F/O có năng định loại tàu bay cho phép thực hiện

(d) Thanh tra bay và giáo viên kiểm tra bay có thể hỏi vấn đáp bất kỳ lúc nào trong khi kiểm tra thực hành.

(e) Các bài kiểm tra thực hành phải gồm có các thao tác và phương thức theo qui định:

(1) Trong điều kiện bay bằng thiết bị thật hoặc mô phỏng thể hiện các điều kiện thời tiết tối thiểu cho tiếp cận, hạ cánh và xả đà trong suốt bài kiểm tra thực hành;

(2) Tại độ cao tối thiểu đối với loại hoặc tiếp cận ILS của loại tàu bay kiểm tra thực hành.

Ghi chú: Nếu bài kiểm tra thực hành được tiến hành trên tàu bay, giáo viên kiểm tra có thể giới hạn độ cao tối thiểu cao hơn phù hợp với điều kiện kiểm tra.

BẢNG 2 - 7.123 CÁC YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG

CAT II

CAT III

1. Tiếp cận có cài ILS (chuyển sang hạ cánh)

X

X

2. Tiếp cận có cài ILS (chuyển sang tiếp cận hụt)

X

X

3. Tiếp cận ILS bằng tay, sử dụng chỉ huy hướng bay

X

 

4. Hạ cánh và xả đà tự động bình thường

 

X

5. Hạ cánh tự động bình thường với xả đà bằng tay (IIIb) sau khi hỏng mode xả đà tại điểm tiếp cận

 

X

6. Hạ cánh bình thường bằng tay

X

 

7. Tíêp cận hụt

X

X

8. Tiếp cận hụt với một động cơ không hoạt động (nếu tàu bay vẫn có khả năng hoạt động)

X

X

 

PHỤ LỤC 4 ĐIỀU 7.123: CÁC YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI PHÊ CHUẨN NGƯỜI LÁI KHAI THÁC CATII VÀ CATIII

(a) Cục HKVN phê chuẩn khai thác CATII và CATIII cho người lái như một phần của năng định thiết bị hoặc giấy phép lái máy bay vận tải hàng không.

Phê chuẩn CAT II và III sẽ bao gồm các hạn chế sau đây:

(1) Đối với khai thác CATII, 1,600 bộ (ft) RVR và 150 bộ (ft) độ cao quyết định; và

(2) Đối với khai thác CATIII, theo qui định trong tài liệu cho phép.

(b) Để xóa bỏ các hạn chế đối với việc cho phép khai thác CATII III:

(1) Người được Cục HKVN cho phép khai thác CATII có thể xóa bỏ hạn chế bằng cách chứng minh được là bắt đầu từ 6 tháng trước đến khi hạ cánh trong các điều kiện khai thác bằng thiết bị mô phỏng hoặc thiết bị thật, Người khai thác loại hình này thực hiện 3 lần tiếp cận ILS CATII với độ cao quyết định là 150 ft; hoặc

(2) Người được Cục HKVN cho phép khai thác CATIII có thể xóa bỏ hạn chế bằng cách chứng tỏ đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm theo qui định.

(c) Người được phép hoặc người đề nghị cho phép khai thác CATII, CATIII có thể sử dụng buồng lái giả định hoặc thiết bị huấn luyện mô phỏng nếu được Cục HKVN phê chuẩn đáp ứng được các yêu cầu về kinh nghiệm theo qui định hoặc về kiểm tra thực hành theo qui định của Phần này về cho phép khai thác CATII, CATIII như áp dụng.

 

CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI CỦA TỔ LÁI NHIỀU THÀNH VIÊN

1. 4 Huấn luyện

a. Huấn luyện bay phải bao gồm tối thiểu 240 giờ bay, trong đó có số giờ là người lái bay và người lái không bay trên các chuyến bay mô phỏng và chuyến bay thực tế gồm có 4 giai đoạn huấn luyện dưới đây:

1. Giai đoạn 1: kỹ năng bay cơ bản là giai đoạn huấn luyện bay một người lái cơ bản trên tàu bay.

2. Giai đoạn 2: cơ bản là giai đoạn giới thiệu khai thác trong môi trường nhiều thành viên và bay bằng thiết bị.

3. Giai đoạn 3: trung cấp là giai đoạn huấn luyện khai thác trong môi trường tổ lái nhiều thành viên trên máy bay tua bin nhiều động cơ được cấp giấy chứng nhận máy bay có tính năng cao theo qui định hiện hành.

4. Giai đoạn 4: nâng cao là giai đoạn huấn luyện năng định loại trong môi trường được định hướng theo hãng hàng không. Kinh nghiệm bay trên các chuyến bay thực tế phải bao gồm yêu cầu về kinh nghiệm theo qui định, huấn luyện phục hồi tình trạng tàu bay, bay đêm, bay bằng thiết bị và kinh nghiệm bay yêu cầu có liên quan đến người lái.

b. Các nội dung quy định về huấn luyện phối hợp tổ lái nhiều thành viên quy định trong Phần 7 này không kết hợp với các giai đoạn liên quan nói trên.

c. Huấn luyện trên chuyến bay không đối xứng phải được thực hiện trên máy bay thật hoặc trên thiết bị huấn luyện mô phỏng.

d. Mỗi giai đoạn huấn luyện theo giáo trình huấn luyện bay phải được huấn luyện kiến thức cơ bản và các giai đoạn huấn luyện thực hành.

đ. Khóa huấn luyện phải bao gồm quá trình đánh giá liên tục giáo trình huấn luyện và học viên. Việc đánh giá phải đảm bảo:

1. Kỹ năng và sự đánh giá liên quan đến nhiệm vụ của lái phụ trên máy bay nhiều động cơ;

2. Các học viên đạt được kỹ năng cần thiết theo quá trình và đạt yêu cầu.

e. Khóa huấn luyện phải bao gồm ít nhất 12 lần cất hạ cánh để đảm bảo đủ kỹ năng. Những lần cất hạ cánh này phải được thực hiện dưới dự giám sát của giáo viên trên loại máy bay sẽ được cấp năng định.

2. 5 Mức đánh giá:

a. Người đề nghị cấp giấy phép tổ lái nhiều thành viên phải đáp ứng được năng lực ở 9 mức được quy định tại khoản 3 Điều này, ở mức năng lực nâng cao yêu cầu khai thác và tương tác ở vị trí lái phụ trên máy bay tua bin nhiều động cơ theo qui tắc bay bằng mắt và bay bằng thiết bị. Việc đánh giá phải khẳng định khả năng kiểm soát máy bay hoặc tình huống được duy trì liên tục, đảm bảo kết quả tốt về phương thức khai thác hoặc các chuyển động của máy bay. Người đề nghị cấp giấy phép tổ lái nhiều thành viên phải chứng tỏ được mức kiến thức chắc chắn, kỹ năng và thái độ đảm bảo khai thác an toàn trên loại máy bay đang khai thác phù hợp với tiêu chí về giấy phép tổ lái nhiều thành viên.

3. Các giai đoạn huấn luyện

(a) Chín giai đoạn huấn luyện mà người đề nghị phải thực hiện như sau:

(1) Áp dụng các qui tắc quản lý đe doạ và rủi ro (TEM);

(2) Thực hiện khai thác máy bay trên mặt đất;

(3) Thực hiện cất cánh;

(4) Thực hiện lấy độ cao;

(5) Thực hiện bay bằng;

(6) Thực hiện hạ độ cao;

(7) Thực hiện tiếp cận;

(8) Thực hiện hạ cánh; và

(9) Thực hiện sau khi hạ cánh và khai thác máy bay sau chuyến bay;

(10) Các giai đoạn huấn luyện được phân chia nhỏ tới các chi tiết cấu thành mà các yêu cầu về tính năng đã được xác định cụ thể. Các giai đoạn huấn luyện và các yêu cầu về tính năng cụ thể do Cục HKVN quy định.

(b) Đơn đề nghị cấp phê chuẩn các qui tắc quản lý đe doạ và rủi ro là một giai đoạn huấn luyện đặc thù được hợp nhất với mỗi giai đoạn huấn luyện khác cho các mục đích huấn luyện và kiểm tra.

4. Thiết bị huấn luyện mô phỏng

(a) Các thiết bị huấn luyện bay mô phỏng được sử dụng để tích luỹ kinh nghiệm cho người lái đề nghị cấp giấy phép tổ lái nhiều thành viên phải được Cục HKVN phê chuẩn.

(b) Các thiết bị huấn luyện mô phỏng được phân loại như sau:

(1) Loại 1: Huấn luyện từ xa (E-training) và các thiết bị mô phỏng công việc (part tasking devices) do Cục HKVN phê chuẩn có các đặc tính sau:

(i) Liên quan đến các phụ kiện khác với các phụ kiện thường liên quan tới máy tính bàn như bộ điều khiển đúp của cần tay ga, cần điều khiển máy bay hoặc bàn phím của FMS;

(ii) Liên quan đến hoạt động tâm lý lượng học khi áp dụng lực và thời gian phản hồi thích hợp.

(2) Loại 2: Thiết bị mô phỏng bay đại diện cho loại tàu bay lắp động cơ tuốc-bin được phê chuẩn cho tổ bay hai thành viên và có hệ thống bay ban ngày bằng mắt tăng cường và có trang bị hệ thống tự động lái.

(i) Yêu cầu này có thể được đáp ứng bằng thiết bị huấn luyện mô phỏng bay được trang bị bay ban ngày bằng mắt;

(ii) Phải đáp ứng, ở mức tối thiểu, các tính năng tương đương với quy định của FAA đối với FTD mức 5 hoặc JAA FNPT II MCC.

(3) Loại 3: Thiết bị mô phỏng bay đại diện cho loại tàu bay lắp nhiều động cơ tuốc-bin được phê chuẩn cho tổ bay hai thành viên và có hệ thống bay ban ngày bằng mắt tăng cường và có trang bị hệ thống tự động lái.

(i) Yêu cầu này có thể được đáp ứng bằng thiết bị huấn luyện mô phỏng bay được trang bị bay ban ngày bằng mắt;

(ii) Phải đáp ứng, ở mức tối thiểu, các tính năng tương đương như thiết bị mô phỏng bay mức B được quy định tại JAR-STD 1A hiện hành; và tại FAA AC120-40B hiện hành, bao gồm cả phương pháp áp dụng thay thế (alternative mean of compliance) cho phép tại AC120-40B;

(iii) Một số buồng tập mô phỏng bay đầy đủ (full flight simulator) mức A đã được đánh giá trước đây mà đã được phê chuẩn để sử dụng cho việc huấn luyện và kiểm tra thao tác bay vẫn có thể được sử dụng.

(4) Loại 4: Thiết bị mô phỏng bay hoàn toàn tương đương với thiết bị mô phỏng mức D và C có trang bị hệ thống bay ban ngày bằng mắt tăng cường.

Ghi chú: Yêu cầu này có thể được đáp ứng bởi thiết bị mô phỏng bay đáp ứng, tối thiểu, các tính năng tương đương quy định cho buồng tập mô phỏng bay mức C và D được quy định tại JAR-STD 1A hiện hành và tại FAA AC120-40B hiện hành, bao gồm cả phương pháp áp dụng thay thế cho phép tại AC120-40B.

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 7.215: CÁC YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI ĐỀ NGHỊ CẤP ATPL

(a) Đối với cả trực thăng và máy bay: Ngoài các qui định tại Điều 7.215, người đề nghị cấp ATPL phải chứng tỏ mức kiến thức phù hợp với quyền được cấp của người có ATPL (máy bay hoặc trực thăng), ít nhất là trong các môn học sau đây:

(1) Các qui định và qui tắc liên quan đến ATPL: các qui tắc về không phận; thực hành và các phương thức dịch vụ không lưu phù hợp;

(2) Các thiết bị bay: các hỏng hóc của la bàn, nút và gia tốc; thiết bị con quay, các giới hạn trong khai thác và hiệu ứng chuyển động chậm của một vật thể quay xung quanh một trục; thực hành và các phương thức khi các thiết bị bay thực hiện sai chức năng;

(3) Kế hoạch bay khai thác trước chuyến bay và trong chuyến bay; chuẩn bị và ghi đủ vào kế hoạch bay không lưu; các phương thức cung cấp dịch vụ không lưu phù hợp; qui trình đặt đồng hồ đo độ cao;

(4) Năng lực con người liên quan đến vận tải hàng không;

(5) Dịch và áp dụng các báo cáo khí tượng hàng không, các biểu đồ và dự báo khí tượng; mã và các chữ viết tắt; sử dụng và các qui trình nắm bắt các thông tin khí tượng, trước và trong chuyến bay; đo độ cao;

(6) Khí tượng hàng không; khí hậu các vùng liên quan trên phương diện các yếu tố có ảnh hưởng đến hàng không; sự thay đổi của hệ thống áp suất; cấu trúc dải không khí, nguồn gốc và các đặc điểm của hiện tượng thời tiết đặc biệt ảnh hưởng đến các điều kiện cất cánh, trong khi bay và hạ cánh;

(7) Các nguyên nhân, nhận biết và ảnh hưởng của việc đóng băng trên động cơ và thân tàu bay; quy trình xuyên qua vùng/dải không khí; tránh khu vực thời tiết xấu;

(8) Không lưu, bao gồm sử dụng các biểu đồ hàng không, hỗ trợ dẫn đường bằng đài dẫn đường và hệ thống dẫn đường khu vực, các yêu cầu về dẫn đường đặc thù đối với các chuyến bay tầm xa.

(9) Sử dụng, chính xác và tin cậy hệ thống dẫn đường sử dụng trong các giai đoạn khởi hành, trong khi bay, tiếp cận và hạ cánh; nhận biết hỗ trợ dẫn đường của đài dẫn đường;

(10) Các qui tắc và đặc tính của hệ thống dẫn đường địa tiêu lắp trên tàu bay và khai thác thiết bị cất cánh; mã và viết tắt, và các sơ đồ phương thức khai thác bằng thiết bị trong khởi hành, trong khi bay, hạ độ cao và tiếp cận;

(11) Các phương thức khẩn nguy và đề phòng khẩn nguy; thực hành an toàn gắn liền với bay theo IFR;

(12) Các phương thức khai thác vận chuyển hàng hoá và hàng nguy hiểm;

(13) Các yêu cầu và thực hành đối với giảng bình an toàn cho hành khách, bao gồm việc đề phòng khi lấy hành khách lên tàu bay và cho hành khách xuống tàu bay;

(14) Các phương thức liên lạc vô tuyến điện và khẩu lệnh hành động trong trường hợp hỏng hệ thống liên lạc;

(15) Dịch và sử dụng tài liệu hàng không như AIP, NOTAM, các code hàng không và từ viết tắt, sơ đồ phương thức bay bằng thiết bị để khởi hành, trong chuyến bay, giảm độ cao và tiếp cận;

(b) Các lĩnh vực kiến thức bổ sung về hàng không: Người đề nghị phải chứng tỏ được mức kiến thức phù hợp với năng định được cấp trong ATPL (máy bay hoặc trực thăng), ít nhất là các môn sau đây:

(1) Các đặc tính chung và giới hạn của hệ thống điện, thủy lực, áp suất và các hệ thống khác của tàu bay; các hệ thống điều khiển, bao gồm lái tự động và tăng sự ổn định của tàu bay;

(2) Các qui tắc khai thác, làm chủ các phương thức và các hạn chế trong khai thác động cơ tàu bay; các ảnh hưởng của điều kiện khí quyển lên tính năng động cơ; các thông tin về khai thác có liên quan từ tài liệu hướng dẫn bay và tài liệu thích hợp khác;

(3) Các phương thức khai thác và các hạn chế của máy bay; các ảnh hưởng của điều kiện khí quyển lên tính năng động cơ;

(4) Sử dụng và kiểm tra khả năng hoạt động của thiết bị và các hệ thống của máy bay phù hợp;

(5) Các qui trình bảo dưỡng khung, hệ thống và động cơ của máy bay phù hợp;

(6) Các ảnh hưởng của việc chất tải và phân phối trọng tải trên tàu bay, các đặc tính và tính năng bay; cách tính trọng tải và cân bằng;

(7) Sử dụng và thực hành cất cánh, hạ cánh và các dữ liệu về tính năng khác, bao gồm các phương thức kiểm soát đường dài;

(8) Thực hành khí tượng, bao gồm dịch và sử dụng báo cáo thời tiết, sơ đồ và dự báo thời tiết; luồng khí phản lực;

(9) Sử dụng, hạn chế và khả năng hoạt động của hệ thống điện điện tử và thiết bị cần thiết để điều khiển và dẫn đường máy bay;

(10) Các qui tắc bay liên quan đến máy bay; khí động học cận âm; các giới hạn cơ động cho phép; đặc tính thiết kế của cánh; hiệu ứng bổ trợ lực nâng và lực cản của các thiết bị; mối liên hệ giữa lực nâng, lực cản và lực đẩy tại các vận tốc và cấu hình của tàu bay khác nhau.

(c) Các lĩnh vực kiến thức bổ sung về trực thăng: Người đề nghị phải chứng tỏ được mức kiến thức phù hợp với năng định được cấp trong ATPL, ít nhất là các môn sau đây:

(1) Các đặc tính chung và giới hạn của hệ thống điện, thủy lực, áp suất và các hệ thống khác của tàu bay; các hệ thống điều khiển, bao gồm lái tự động và tăng sự ổn định của trực thăng;

(2) Các qui tắc khai thác, làm chủ các phương thức và các hạn chế trong khai thác động cơ tàu bay; các ảnh hưởng của điều kiện khí quyển lên tính năng động cơ; các thông tin về khai thác có liên quan từ tài liệu hướng dẫn bay và tài liệu thích hợp khác;

(3) Các phương thức khai thác và các hạn chế của trực thăng; các ảnh hưởng của điều kiện khí quyển lên tính năng động cơ;

(4) Sử dụng và kiểm tra khả năng hoạt động của thiết bị và các hệ thống của máy bay phù hợp;

(5) Các qui trình bảo dưỡng khung, hệ thống và động cơ của trực thăng phù hợp;

(6) Các ảnh hưởng của việc chất tải và phân phối trọng tải trên trực thăng, các đặc tính và tính năng bay; cách tính trọng tải và cân bằng;

(7) Sử dụng và thực hành cất cánh, hạ cánh và các dữ liệu về tính năng khác bao gồm các phương thức kiểm soát bay đường dài;

(8) Các nguyên nhân, nhận biết và ảnh hưởng của động cơ, khung và đóng băng cánh quay; tránh khu vực thời tiết xấu;

(9) Sử dụng, hạn chế và khả năng hoạt động của avionics và các thiết bị cần thiết đối với việc kiểm soát và dẫn đường trực thăng;

(10) Các phương thức khẩn nguy và đề phòng;

(11) Các phương thức khai thác vận chuyển hàng hoá, bao gồm cả hàng treo ngoài và hàng nguy hiểm;

(12) Các yêu cầu và thực hành đối với giảng bình an toàn cho hành khách, bao gồm việc đề phòng khi lên tàu bay và rời khỏi trực thăng;

(13) Các qui tắc bay liên quan đến trực thăng;

(14) Các phương thức liên lạc điện đài và sắp xếp từ ngữ áp dụng cho khai thác VFR; hành động trong trường hợp hỏng hệ thống liên lạc.

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 7.217: CÁC YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG BAY ĐỐI VỚI ATPL

(a) Ngoài các qui định tại Điều 7.217, người đề nghị phải chứng tỏ được khả năng thực hiện các phương thức và các thao tác do Cục HKVN qui định, với tư cách là người chỉ huy tàu bay trên máy bay nhiều động cơ yêu cầu khai thác cùng lái phụ, ít nhất bao gồm:

(1) Các thủ tục trước khi bay, gồm có chuẩn bị kế hoạch khai thác bay và thực hiện đầy đủ kế hoạch bay không lưu;

(2) Các phương thức bay và các thao tác bình thường trong các giai đoạn của chuyến bay;

(3) Các phương thức và các thao tác đối với khai thác IFR trong điều kiện bình thường, bất thường và khẩn nguy gồm có hỏng động cơ mô phỏng và bao gồm ít nhất các yếu tố sau:

(i) Chuyển sang bay bằng thiết bị khi cất cánh;

(ii) Khởi hành và đến bằng thiết bị tiêu chuẩn;

(iii) Các phương thức IFR và không lưu trong chuyến bay;

(iv) Các phương thức chờ;

(v) Tiếp cận bằng thiết bị đến mức tối thiểu theo qui định;

(vi) Các phương thức tiếp cận hụt;

(vii) Hạ cánh sau khi tiếp cận bằng thiết bị;

(4) Các phương thức khai thác bất thường và khẩn nguy và các thao tác liên quan đến hỏng hóc và sai chức năng thiết bị ví dụ như động cơ, hệ thống và khung sườn; và

(5) Các cách xử lý đối với sự mất khả năng làm việc và hợp tác của tổ bay, bao gồm chỉ định nhiệm vụ cho người lái, hợp tác của tổ bay và sử dụng danh mục kiểm tra.

(b) Đối với loại và hạng tàu bay khác, người đề nghị phải chứng tỏ khả năng thực hiện các phương thức và các thao tác của khoản (a) với tư cách là người chỉ huy tàu bay, ngoại trừ điểm (5), khoản (a) theo qui định trong các tiêu chuẩn về kiểm tra thực hành.

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 7.220: KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI ĐỀ NGHỊ CẤP ATPL

(a) Ngoài các yêu cầu tại Điều 7.220 và, người đề nghị cấp ATPL phải có ít nhất kinh nghiệm đối với loại tàu bay đó được liệt kê trong bảng dưới đây:

Ghi chú 1: Trong bảng dưới đây, các chữ viết tắt chỉ loại hoặc/ và hạng tàu bay như sau: A= Máy bay; RH= Tàu bay động cơ Rotor-Trực thăng; RG= Tàu bay động cơ Rotor- Gyroplane; G= Tầu lượn; LA=Airship; FB= Kinh khí cầu (Free Balloon)

Ghi chú 2: TR= Chuyển từ A sang Rotocraft; TG= Chuyển từ A sang G; TA= Chuyển từ A hoặc R sang Airship; TP= Chuyển từ A sang PL.

BẢNG 1 – 7.200 KINH NGHIỆM CỤ THỂ

A

TR

TG

RH

PL

G

TL A

LA

FB

GIỜ BAY TỐI THIỂU

(1) Người lái – Trên hạng tàu bay

1500

 

 

1000

 

 

 

 

 

(2) Người lái – Bay đường dài

200

 

 

200

 

 

 

 

 

(3) Người lái – Đêm

100

 

 

100

 

 

 

 

 

(4) Người lái – Đêm trên tàu bay

 

 

 

15

 

 

 

 

 

(5) Người lái – Thiết bị (Trên tàu bay hoặc trên SIM)

75

 

 

75

 

 

 

 

 

(6) Người lái – Thiết bị (Trên tàu bay hoặc trên SIM)

 

 

 

25

 

 

 

 

 

(7) Người lái – Thiết bị (Thời gian bay Tối đa trên SIM)

25

 

 

25

 

 

 

 

 

(8) Người lái – Thiết bị (Thời gian bay tối đa trên SIM) trên hạng tàu bay trong khoá học

50

 

 

50

 

 

 

 

 

(9) Người chỉ huy tàu bay – Loại tàu bay (hoặc Người chỉ huy tàu bay) dưới sự giám sát của giáo viên kiểm tra loại tàu bay (TRE).

250

 

 

35

 

 

 

 

 

(10) Chuẩn bị cho kiểm tra thực hành bay (trước 60 ngày)

3

 

 

3

 

 

 

 

 

(b) Người lái đã thực hiện ít nhất 20 lần cất hạ cánh đêm đến khi dừng lại hẳn, được phép tính một lần cất hạ cánh đêm đến khi dừng lại hẳn bằng 1 giờ bay đêm để đáp ứng yêu cầu về thời gian bay đêm qui định trong bảng này nhưng không được tính quá 25h.

(c) Người đề nghị CPL có thể tính thời gian F/O sau đây hoặc thời gian làm cơ giới trên không đạt 1500h trong tổng số giờ bay với tư cách là người lái theo qui định của khoản (a) của Điều này:

(1) Thời gian F/O đạt được trên tàu bay:

(i) Yêu cầu có hơn một người lái theo qui định của tài liệu hướng dẫn bay hoặc Giấy chứng nhận loại tàu bay; hoặc

(ii) Tham gia vào khai thác theo qui định của Phần 12 yêu cầu đối với F/O;

(2) Thời gian làm cơ giới trên không đạt được:

(i) Trên máy bay yêu cầu có cơ giới trên không theo qui định của tài liệu hướng dẫn bay hoặc Giấy chứng nhận loại tàu bay;

(ii) Khi tham gia vào khai thác theo qui định của Phần 12 yêu cầu đối với cơ giới trên không;

(iii) Khi người lái đang tham dự chương trình huấn luyện được phê chuẩn theo Phần 12; và

(iv) Không quá 1h đối với mỗi 3h làm cơ giới trên không trong tổng số thời gian được tính không quá 500h.

 

13. Thủ tục cấp lại Giấy phép, năng định cho người lái tàu bay

13.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ TTHC:

Người đề nghị cấp lại giấy phép và năng định người lái tàu bay phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục HKVN.

- Giải quyết TTHC:

Người làm đơn đề nghị cấp lại giấy phép người lái tàu bay phải nộp hồ sơ tối thiểu 20 ngày trước ngày hết hạn của giấy phép đã được cấp.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ, Cục HKVN có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và thực hiện việc cấp giấy phép người lái tàu bay cho những người đề nghị đáp ứng được các yêu cầu của Bộ QCATHK.

13.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam; hoặc

- Nộp qua hệ thống bưu chính.

13.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần:

*Trường hợp sửa đổi

- Đơn đề nghị cấp lại nêu rõ lý do;

- Giấy chứng nhận sức khoẻ phù hợp với quy định của Bộ Y tế và Phần 8 Bộ quy chế an toàn hàng không còn hiệu lực;

- Kết quả kiểm tra sát hạch trình độ, kinh nghiệm trên chủng loại, hạng, loại tàu bay phù hợp với năng định đề nghị cấp;

- Bản sao chứng chỉ đủ trình độ ngôn ngữ tiếng Anh tối thiểu mức 4 theo quy định tại Phụ ước 1 của Công ước về hàng không dân dụng quốc tế của cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh cho nhân viên hàng không được Cục HKVN cấp hoặc công nhận còn hiệu lực.Kết quả kiểm tra sát hạch trình độ, kinh nghiệm trên chủng loại, hạng, loại tàu bay phù hợp với năng định đề nghị cấp;

*Trường hợp Giấy phép mất, rách, hỏng

- Đơn đề nghị cấp lại nêu rõ lý do;

- Bản gốc hoặc bản sao giấy phép và năng định đã được cấp (nếu có). b) Số lượng: 01 bộ

13.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

13.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

13.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục HKVN

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay- Cục HKVN

d) Cơ quan phối hợp: Không

13.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép, năng định người lái tàu bay

13.8. Phí, lệ phí:

Phí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép nhân viên hàng không

1

Sát hạch cấp giấy phép, năng định cho thành viên tổ lái (người lái tàu bay, giáo viên huấn luyện bay, cơ giới trên không, dẫn đường trên không,...) và học viên bay

 

 

1.1

Sát hạch lý thuyết (năng định chuyên môn, cấp phép đặc biệt,...)

 

 

 

- Sách hạch cấp lại giấy phép theo thời hạn, gia hạn, bổ sung năng định

Lần

400.000

1.2

Sát hạch thực hành

Lần

1.700.000

13.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đề nghị cấp, công nhận, gia hạn/phục hồi Giấy phép/năng định người lái tàu bay ban hành kèm theo Phụ lục 3 Điều 7.110 Phần 7 Bộ Quy chế an toàn

13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC HÀNG KHÔNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI MÁY BAY TỔ LÁI NHIỀU THÀNH VIÊN

(a) Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép lái tàu bay tổ lái nhiều thành viên phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Kiến thức lý thuyết ở mức giấy phép người lái tàu bay vận tải hàng không quy định tại Điều 7. 215;

2. Huấn luyện bay bằng mắt và bằng thiết bị;

3. Huấn luyện phối hợp tổ lái nhiều thành viên đối với khai thác máy bay nhiều động cơ;

4. Huấn luyện năng định loại tàu bay.

(b) Học viên khóa huấn luyện Tổ lái nhiều thành viên (MPL) không hoàn thành khóa huấn luyện MPL có thể đề nghị được kiểm tra kiến thức lý thuyết và thực hành để cấp giấy phép với mức độ quyền hạn thấp hơn như CPL, PPL và năng định bay bằng thiết bị (IR) nếu đáp ứng các quy định tương ứng tại Chương F Phần này.

* YÊU CẦU ĐỐI VỚI NĂNG ĐỊNH BAY BẰNG THIẾT BỊ

(a) Người làm đơn đề nghị năng định bay bằng thiết bị phải:

1. Có giấy phép lái tàu bay với năng định loại và hạng tàu bay đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị;

2. Phải thể hiện được trình độ thông thạo tiếng Anh tối thiểu ở Mức 4;

3. Có giấy chứng nhận sức khỏe loại 1;

4. Có sổ ghi giờ bay huấn luyện và xác nhận của giáo viên xác nhận người đó đã sẵn sàng cho kiểm tra sát hạch thực hành;

5. Đạt bài kiểm tra sát hạch kiến thức hàng không, trừ khi người đó đã có năng định bay bằng thiết bị của chủng loại tàu bay khác;

6. Đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành:

i. Trên chủng loại, hạng, loại tàu bay phù hợp với năng định đề nghị cấp;

ii. Trên buồng lái giả định hoặc thiết bị huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với năng định đề nghị cấp.

(b) Kiến thức hàng không: Người làm đơn đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị phải được huấn luyện và được thể hiện trên hồ sơ huấn luyện khoá học huấn luyện mặt đất do giáo viên được phép thực hiện các nội dung huấn luyện về kiến thức hàng không áp dụng đối với năng định bay bằng thiết bị.

Ghi chú: xem Phụ lục 1 Điều 7.113 về quy định kiến thức hàng không.

(c) Kỹ năng bay: Người làm đơn đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị phải được huấn luyện và được thể hiện trên hồ sơ huấn luyện khoá huấn luyện bởi giáo viên được phép thực hiện huấn luyện trên tàu bay hoặc trên thiết bị huấn luyện mô phỏng theo quy định của khoản (e).

Ghi chú: xem Phụ lục 2 Điều 7.113 về quy định kỹ năng bay.

(d) Kinh nghiệm hàng không: Người làm đơn đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị phải được thể hiện trên hồ sơ huấn luyện có ít nhất 40 giờ bay bằng thiết bị trên tàu bay và đáp ứng các yêu cầu khác về kinh nghiệm hàng không theo quy định.

Ghi chú: xem Phụ lục 3 Điều 7.113 về quy định kinh nghiệm hang không.

(e) Sử dụng buồng lái mô phỏng hoặc thiết bị huấn luyện giả định được phê chuẩn: thời gian tối đa được tính đối với việc huấn luyện năng định bay bằng thiết bị bởi giáo viên được phép tiến hành trên buồng lái mô phỏng hoặc thiết bị huấn luyện giả định được phê chuẩn là:

(1) 20 giờ; hoặc

(2) 30 giờ nếu được hoàn thiện theo chương trình huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 9.

(f) Người làm đơn phải tích lũy được không ít hơn 10 giờ bay thiết bị quy định tại khoản i của Điều này khi được giáo viên hướng dẫn được ủy quyền hướng dẫn bay kèm năng định thiết bị trên loại tàu bay đề nghị cấp năng định. Giáo viên hướng dẫn bay phải đảm bảo người làm đơn phải có kinh nghiệm khai thác theo quy định ít nhất trong các lĩnh vực sau:

1. Các phương thức trước chuyến bay bao gồm việc sử dụng tài liệu hướng dẫn bay hoặc các tài liệu tương đương và các tài liệu về dịch vụ không lưu phù hợp trong việc chuẩn bị kế hoạch bay bằng thiết bị;

2. Kiểm tra trước chuyến bay, sử dụng các danh mục kiểm tra, kiểm tra trước khi cất cánh và taxi;

3. Các phương thức khai thác quy tắc bay bằng thiết bị trong điều kiện bình thường, bất thường và khẩn nguy bao gồm ít nhất:

i. Chuyển sang bay bằng thiết bị khi cất cánh;

ii. Khởi hành và kết thúc chuyến bay bằng thiết bị tiêu chuẩn;

iii. Các phương thức bay bằng thiết bị trong chuyến bay;

iv. Các phương thức bay chờ;

v. Các phương thức tiếp cận bằng thiết bị ở độ cao tối thiểu theo quy định;

vi. Các phương thức tiếp cận hụt;

vii. Hạ cánh với các phương thức tiếp cận bằng thiết bị;

viii. Các phương thức trong chuyến bay và các tính năng bay đặc biệt.

(g) Nếu được cấp năng định thiết bị trên tàu bay nhiều động cơ, người làm đơn phải được huấn luyện bay kèm thiết bị trên máy bay nhiều động cơ phù hợp do giáo viên huấn luyện bay được ủy quyền huấn luyện. Giáo viên huấn luyện bay phải đảm bảo người làm đơn có kinh nghiệm khai thác tàu bay với khả năng bay bằng thiết bị phù hợp với một động cơ không hoạt động hoặc giả định không hoạt động.

(h) Người làm đơn đề nghị phải chứng tỏ được khả năng bay bằng thiết bị với các phương thức được quy định tại khoản d và e Điều này ở mức kỹ năng phù hợp với quyền hạn được cấp cho người có năng định bay bằng thiết bị và về:

1. Nhận biết và quản lý đe dọa và rủi ro;

2. Khai thác tàu bay theo năng định đề nghị cấp trong giới hạn cho phép;

3. Hoàn thành tất cả các phương thức thành thạo và chính xác;

4. Có kỹ năng phối hợp tốt;

5. Có kiến thức về hàng không tốt;

6. Duy trì kiểm soát tàu bay và đảm bảo thực hiện các quy trình hiệu quả.

(i) Người làm đơn đề nghị phải chứng tỏ khả năng khai thác tàu bay nhiều động cơ với năng định bay bằng thiết bị phù hợp khi một động cơ không hoạt động hoặc giả định không hoạt động nếu được cấp năng định thiết bị khai thác trên tàu bay đó.

* NĂNG ĐỊNH CHỦNG LOẠI TÀU BAY

(a) Người lái tàu bay đề nghị cấp năng định chủng loại tàu bay:

(1) Phải được huấn luyện theo quy định và đạt được kinh nghiệm hàng không quy định tại Phần này đối với chủng loại tàu bay hoặc năng định hạng và loại tàu bay;

(2) Có xác nhận trong sổ ghi giờ bay hoặc hồ sơ huấn luyện bởi giáo viên được phép xác nhận việc đáp ứng được các yêu cầu phù hợp với giấy phép cho chủng loại tàu bay và các năng định hạng hoặc loại tàu bay về các nội dung:

(i) Kiến thức hàng không;

(ii) Các nội dung về khai thác.

(3) Phải đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành đối với giấy phép cho chủng loại tàu bay và các năng định hạng hoặc loại tàu bay;

(4) Không cần kiểm tra sát hạch lý thuyết bổ sung nếu người làm đơn đã có năng định máy bay, tàu bay cánh quay, thiết bị dùng lực nâng, khí cầu có điều khiển trong giấy phép.

* NĂNG ĐỊNH HẠNG TÀU BAY

(a) Người lái tàu bay đề nghị cấp năng định hạng tàu bay:

(1) Có xác nhận trong sổ ghi giờ bay hoặc hồ sơ huấn luyện bởi giáo viên được phép xác nhận việc đáp ứng các yêu cầu phù hợp với giấy phép cho năng định hạng tàu bay đề nghị cấp về:

(i) Kiến thức hàng không;

(ii) Các nội dung về khai thác;

(2) Phải đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành đối với giấy phép cho năng định hạng tàu bay đề nghị cấp;

(3) Không cần đáp ứng các yêu cầu về huấn luyện quy định trong Phần này đối với năng định hạng tàu bay đề nghị cấp;

(4) Không cần kiểm tra sát hạch lý thuyết bổ sung nếu người làm đơn đã có năng định máy bay, tàu bay cánh quay, thiết bị dùng lực nâng, khí cầu có điều khiển trong giấy phép.

* NĂNG ĐỊNH LOẠI TÀU BAY

(a) Ngoại trừ khi được quy định cụ thể trong điều này, người lái tàu bay đề nghị cấp mới hoặc bổ sung năng định loại tàu bay đồng thời với năng định chủng loại hoặc năng định hạng tàu bay phải:

(1) Có hoặc cùng lúc đạt được năng định bay bằng thiết bị phù hợp với năng định chủng loại hoặc năng định loại tàu bay;

(2) Có được kinh nghiệm trên tàu bay hoặc buồng lái giả định và được xác nhận trong sổ ghi giờ bay hoặc hồ sơ huấn luyện cho thấy người đó đã đáp ứng được các yêu cầu phù hợp với giấy phép cho năng định hạng tàu bay đề nghị cấp về:

(i) Các phương thức bay bình thường trong các giai đoạn của chuyến bay;

(ii) Các phương thức bất thường và khẩn nguy liên quan đến hỏng hóc hoặc hoạt động sai chức năng của trang thiết bị, như là động cơ, các hệ thống và khung sườn;

(iii) Phương thức sử dụng thiết bị bao gồm phương thức tiếp cận bằng thiết bị, tiếp cận hụt và hạ cánh dưới điều kiện bình thường, bất thường và khẩn nguy, bao gồm cả tình huống giả định hỏng động cơ;

(iv) Phương thức đối với tổ lái mất khả năng làm việc và phối hợp tổ bay bao gồm việc phân công nhiệm vụ thành viên tổ lái; phối hợp tổ bay và sử dụng danh mục kiểm tra; nội dung huấn luyện MCC nêu tại Phụ lục Điều 7.120;

(3) Phải đạt bài kiểm tra sát hạch đối với giấy phép cho năng định hạng tàu bay đề nghị cấp, thể hiện kỹ năng và kiến thức cần thiết yêu cầu đối với khai thác an toàn tàu bay liên quan đến với nhiệm vụ người chỉ huy tàu bay và lái phụ đối với loại tàu bay áp dụng;

(4) Ngoại trừ quy định tại khoản (e), phải thực hiện bài kiểm tra sát hạch kỹ năng trong điều kiện bay bằng thiết bị;

(5) Không cần kiểm tra kiến thức lý thuyết trong trường hợp người làm đơn có năng định máy bay, tàu bay cánh quay, tàu bay cất hạ cánh thẳng đứng, khí cầu có điều khiển trong giấy phép;

(6) Trong trường hợp làm việc cho Người khai thác tàu bay có AOC, người lái phải:

(i) Đáp ứng các yêu cầu của các điểm (1), (4) và (5) của Điều này cho loại tàu bay đề nghị cấp năng định;

(ii) Có xác nhận của trong hồ sơ huấn luyện rằng người làm đơn đã hoàn thành khoá huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với năng định loại tàu bay đề nghị cấp tại cơ sở huấn luyện được phê chuẩn.

(b) Người làm đơn đề nghị cấp năng định loại không cung cấp được tàu bay đáp ứng các cơ động và phương thức bay bằng thiết bị theo các quy định cho kiểm tra sát hạch thực hành có thể:

(1) Được cấp năng định loại tàu bay với giới hạn “chỉ bay bằng mắt”;

(2) Để bỏ giới hạn này, phải chứng tỏ được sự thuân thủ các quy định tại Phần này cho mỗi loại tàu bay.

(c) Cục HKVN cấp năng định loại tàu bay với giới hạn “chỉ bay bằng mắt” khi tàu bay không có trang thiết bị để người làm đơn thể hiện khả năng bay bằng thiết bị.

(d) Người làm đơn đề nghị cấp năng định loại máy bay nhiều động cơ, có một vị trí lái có thể đáp ứng các quy định của khoản (b) trên loại tàu bay tương tự có nhiều động cơ và nhiều vị trí lái.

(e) Người làm đơn đề nghị cấp năng định loại máy bay một động cơ, có một vị trí lái có thể đáp ứng các quy định của khoản (b) trên loại tàu bay tương tự có một động cơ và nhiều vị trí lái.

(f) Trừ khi Cục Hàng không Việt Nam có quy định cụ thể về các mục kiểm tra cụ thể phải thực hiện, giáo viên thực hiện kiểm tra kỹ năng của Cục Hàng không Việt Nam có thể nhân nhượng một số mục kiểm tra mà Cục Hàng không Việt Nam cho phép.

* YÊU CẦU CHO PHÉP NGƯỜI LÁI KHAI THÁC CAT II VÀ III

(a) Quy định chung: Người làm đơn đề nghị cấp phép phi công khai thác CAT II và III phải:

(1) Có giấy phép lái tàu bay với năng định bay bằng thiết bị hoặc ATPL;

(2) Có năng định chủng loại, hạng hoặc loại tàu bay phù hợp với phép đề nghị cấp;

(3) Hoàn thành các yêu cầu về kiểm tra sát hạch thực hành.

(b) Yêu cầu về kinh nghiệm: Người làm đơn đề nghị cấp phép phi công khai thác CAT II và III phải có ít nhất:

(1) 50 giờ bay đêm với chức năng PIC;

(2) 75 giờ bay thiết bị theo điều kiện bay thiết bị thực tế hoặc giả định mà không được tính quá:

(i) 25 giờ bay với điều kiện bay thiết bị giả định trên buồng lái mô phỏng hoặc thiết bị huấn luyện bay mô phỏng;

(ii) 40 giờ bay thiết bị nếu hoàn thành khoá học được phê chuẩn do ATO được phân loại phù hợp thực hiện.

(3) 250 giờ bay đường dài với chức năng PIC.

(c) Việc đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành cấp phép khai thác CAT II hoặc III có giá trị trong thời hạn 12 tháng cho việc phục hồi phép đó trên loại tàu bay tương ứng.

(d) Nếu người có phép khai thác CAT II hoặc III thực hiện bài kiểm tra sát hạch thực hành để gia hạn trong tháng trước khi hết hạn, thì việc đạt bài kiểm tra sẽ được tính vào tháng hết hạn.

Ghi chú 1: Xem Phụ lục 1 Điều 7.123 về quy định bổ sung liên quan đến khai thác CAT II và III.

Ghi chú 2: Xem Phụ lục 2 Điều 7.123 về quy định bổ sung liên quan đến khai thác CAT II và III.

Ghi chú 3: Xem Phụ lục 3 Điều 7.123 về quy định bổ sung liên quan đến khai thác CAT II và CAT III.

Ghi chú 4: Xem Phụ lục 4 Điều 7.123 các yêu cầu chung đối với phê chuẩn người lái khai thac CAT II và CAT III.

*XÁC NHẬN KHẢ NĂNG LIÊN LẠC VÔ TUYẾN CỦA THÀNH VIÊN TỔ LÁI

(a) Quy định chung: Thành viên tổ lái phải có đủ điều kiện liên lạc vô tuyến điện xác nhận trên giấy phép lái tàu bay hoặc cơ giới trên không.

(b) Điều kiện: thành viên tổ lái phải:

(1) Ít nhất 16 tuổi;

(2) Có khả năng đọc, viết và nói ở mức 4 về thông thạo ngôn ngữ;

(3) Hoàn thành khoá huấn luyện mặt đất về các yêu cầu liên lạc vô tuyến điện cho loại giấy phép cụ thể do giáo viên được cấp giấy phép huấn luyện;

(4) Thể hiện được kỹ năng kỹ thuật về sử dụng thiết bị liên lạc vô tuyến điện trong khi bay có sự giám sát của giáo viên được cấp giấy phép;

(5) Được giáo viên giám sát xác nhận trong hồ sơ huấn luyện đạt yêu cầu;

(6) Xuất trình các xác nhận và hồ sơ huấn luyện phù hợp để cấp xác nhận trong giấy phép của thành viên tổ lái về quyền thực hiện liên lạc vô tuyến điện trong khi bay.

(c) Nội dung xác nhận: Nếu được xác nhận, nội dung phải thể hiện Thành viên tổ lái có đủ điều kiện liên lạc vô tuyến điện.

(d) Quyền hạn: Thành viên tổ lái được xác nhận có đủ điều kiện liên lạc vô tuyến điện có quyền sử dụng thiết bị vô tuyến điện lắp trên tàu bay hoặc dưới mặt đất để liên lạc với:

1. Các thiết bị không lưu;

2. Các thiết bị thông tin hàng không;

3. Các trạm liên lạc hàng không dưới mặt đất và tàu bay khác.

13.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QHH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QHH13 ngày 21/11/2014;

- Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 56/2018/TT-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư số 21/2017/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT- BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay và Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư 193/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.

 

PHỤ LỤC 3 ĐIỀU 7.110: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CÔNG NHẬN, GIA HẠN/PHỤC HỒI GIẤY PHÉP VÀ NĂNG ĐỊNH NGƯỜI LÁI TÀU BAY

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 7.113: CÁC YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC NĂNG ĐỊNH THIẾT BỊ

(a) Ngoài các qui định tại Điều 7.113, người đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị phải được huấn luyện mặt đất do giáo viên được Cục HKVN bổ nhiệm hướng dẫn về các lĩnh vực kiến thức hàng không áp dụng với năng định bay bằng thiết bị, sau đây:

(1) Các qui tắc và qui định liên quan đến IFR; liên quan đến thực hành và các qui tắc dịch vụ không lưu;

(2) Việc sử dụng, các hạn chế và trạng thái hoạt động tốt của thiết bị điện tử và các thiết bị cần thiết để kiểm soát và dẫn đường máy bay và trực thăng theo IFR và trong điều kiện khí tượng bay bằng thiết bị; cách sử dụng và các hạn chế của lái tự động;

(3) Các sai số của la bàn, lượn vòng và gia tốc; các hạn chế trong khai thác và thiết bị con quay hồi chuyển và các hiệu ứng tiến động; thực hành và các qui trình trong trường hợp sai khi bay bằng thiết bị;

(4) Chuẩn bị và kiểm tra trước khi bay phù hợp với bay theo IFR;

(5) Kế hoạch bay; chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch bay dịch vụ không lưu theo IFR; qui trình đặt lại đồng hồ đo;

(6) Tính năng con người liên quan đến bay bằng thiết bị trên máy bay hoặc trực thăng;

(7) Sự suy xét và đưa ra quyết định;

(8) Chương trình phối hợp tổ bay, bao gồm liên lạc và hợp tác của tổ bay;

(9) Việc áp dụng thông tin khí tượng hàng không; đọc, hiểu và sử dụng các báo cáo, bảng biểu và các bản dự báo khí tượng; mã cài đặt và chữ viết tắt; qui trình thu nhận thông tin khí tượng; đồng hồ đo;

(10) Nhận và sử dụng các báo cáo, dự báo khí tượng và các xu hướng thời tiết dựa trên các thông tin đó;

(11) Quan sát các điều kiện thời tiết.

(12) Nguyên nhân, nhân biết và ảnh hưởng của động cơ, cánh quạt hoặc rotor và khung bị đóng băng; qui trình thẩm thấu bề mặt tiết diện; tránh thời tiết xấu;

(13) Nhận biết tình huống thời tiết xấu và tránh gió cạnh;

(14) Thực hành dẫn đường sử dụng hỗ trợ của đài dẫn đường;

(15) Sử dụng hệ thống dẫn đường trong các giai đoạn của chuyến bay: khởi hành, trong khi bay, tiếp cận và hạ cánh; nhận biết hỗ trợ của đài dẫn đường;

(16) Dịch và sử dụng các tài liệu như AIP, NOTAM, các mã cài đặt và chữ viết tắt hàng không; các bảng biểu qui trình bay bằng thiết bị khi khởi hành, trong khi bay, hạ độ cao và tiếp cận;

(17) Các qui trình khẩn nguy và đề phòng, thực hành an toàn với sự hỗ trợ bay theo IFR;

(18) Các qui trình điện đài và sắp xếp từ ngữ áp dụng khi khai thác tàu bay theo IFR; xử lý trong trường hợp liên lạc nhầm;

(19) Các thông tin phù hợp trong tài liệu hướng dẫn do Cục HKVN công bố áp dụng đối với khai thác bay theo IFR;

(20) Hệ thống và qui trình KSKL đối với khai thác bay bằng thiết bị;

(21) Dẫn đường IFR và tiếp cận sử dụng hệ thống dẫn đường;

(22) Sử dụng IFR trong khi bay và qui trình tiếp cận bằng thiết bị;

(23) Khai thác an toàn và hiệu quả tàu bay theo qui tắc và điều kiện bay bằng thiết bị.

 

PHỤ LỤC 2 ĐIỀU 7.113: CÁC YÊU CẦU HƯỚNG DẪN BAY CẤP NĂNG ĐỊNH THIẾT BỊ

(a) Ngoài các qui định của Điều 7.113, người đề nghị cấp năng định thiết bị phải được giáo viên hướng dẫn do Cục HKVN bổ nhiệm huấn luyện trên tàu bay có ghi giờ bay, hoặc trên buồng lái mô phỏng hoặc các thiết bị huấn luyện bay được Cục HKVN phê chuẩn bao gồm các giai đoạn huấn luyện sau:

(1) Các thủ tục trước khi bay gồm có sử dụng tài liệu hướng dẫn bay hoặc các tài liệu tương đương, và tài liệu về dịch vụ không lưu phù hợp khi chuẩn bị kế hoạch bay IFR;

(2) Kiểm tra trước khi bay, sử dụng danh mục kiểm tra, lăn và kiểm tra trước khi cất cánh;

(3) Các phương thức và thao tác khai thác IFR trong điều kiện bình thường, bất thường và khẩn nguy gồm có ít nhất là:

(i) Chuyển sang bay bằng thiết bị khi cất cánh;

(ii) Khởi hành và hạ cánh bằng thiết bị tiêu chuẩn;

(iii) Các phương thức IFR trong khi bay;

(iv) Giữ nguyên các phương thức bay;

(v) Tiếp cận bằng thiết bị tới tiêu chuẩn tối thiểu theo qui định;

(vi) Các phương thức tiếp cận hụt;

(vii) Hạ cánh sau khi tiếp cận bằng thiết bị

(viii) Các thao tác trong khi bay và các tính năng bay đặc biệt.

(4) Các phương thức và kiểm soát tĩnh không;

(5) Bay bằng thiết bị;

(6) Hệ thống dẫn đường;

(7) Các phương thức tiếp cận bằng thiết bị;

(8) Khai thác khẩn nguy; và

(9) Các phương thức sau chuyến bay.

(b) Ngoài ra, đối với máy bay nhiều động cơ:

(1) Áp dụng tất cả các qui định trong điểm (3) khoản (a) của Phụ lục này; và

(2) Khai thác máy bay hoặc trực thăng chủ yếu bằng thiết bị với một động cơ không hoạt động hoặc giả định không hoạt động.

 

PHỤ LỤC 3 ĐIỀU 7.113: CÁC YÊU CẦU VỀ KINH NGHIỆM CẤP NĂNG ĐỊNH THIẾT BỊ

(a) Ngoài các qui định trong Điều 7.113, người đề nghị cấp năng định thiết bị phải có số giờ bay sau đây ghi trong nhật ký bay:

(1) Ít nhất là 50 giờ bay đường dài ở vị trí Người chỉ huy tàu bay, trong đó ít nhất là 10 giờ bay trên loại tàu bay đề nghị cấp năng định;

(2) Có tổng giờ bay là 40 giờ bay thiết bị thật hoặc thiết bị mô phỏng các giai đoạn khai thác theo các qui định tại Mục I của Chương F, bao gồm:

(i) Ít nhất là 10 giờ huấn luyện bay bằng thiết bị dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn bay do Cục HKVN bổ nhiệm trên loại tàu bay đề nghị cấp năng định;

(ii) Ít nhất là 3 giờ huấn luyện thiết bị phù hợp với năng định đề nghị cấp dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn bay do Cục HKVN bổ nhiệm khi chuẩn bị kiểm tra thực hành trong thời hạn 60 ngày trước ngày kiểm tra;

(b) Huấn luyện thiết bị theo qui tắc bay đường dài trên loại tàu bay ít nhất là một chuyến bay đường dài theo IFR bao gồm:

(1) Khoảng cách theo đường hàng không hoặc hành trình theo chỉ dẫn của ATC ít nhất:

(i) Đối với năng định thiết bị - máy bay: 250 dặm; hoặc

(ii) Đối với năng định thiết bị - trực thăng: 100 dặm; và

(2) Tiếp cận thiết bị tại mỗi sân bay; và

(3) Ba loại tiếp cận khác nhau sử dụng hệ thống dẫn đường.

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 7.120: NỘI DUNG HUẤN LUYỆN CHO TỔ LÁI NHIỀU THÀNH VIÊN

a. Mục tiêu của khóa huấn luyện là để người lái thành thạo trong công tác phối hợp tổ lái nhiều thành viên (MCC) để khai thác an toàn trên các máy bay nhiều động cơ nhiều người lái theo quy tắc bay bằng thiết bị và đảm bảo rằng:

1. Lái chính thực hiện các chức năng quản lý và đưa ra quyết định cho dù anh ta là phi công bay hay là phi công không bay.

2. Các nhiệm vụ của phi công bay và phi công không bay được quy định rõ ràng và phân công theo cách phi công bay có thể hướng sự chú ý của anh ta vào việc vận hành và kiểm soát tàu bay.

3. Có sự phối hợp hiệu quả một cách có trật tự phù hợp khi gặp phải các tình huống bình thường, bất thường và khẩn nguy.

4. Sự giám sát, thông tin và hỗ trợ qua lại lẫn nhau luôn luôn được đảm bảo.

b. Các giáo viên huấn luyện Phối hợp tổ lái nhiều thành viên phải rất thành thạo với vấn đề nhân tố con người và quản lý nguồn nhân lực tổ bay. Họ phải được cập nhật với sự phát triển mới nhất của việc huấn luyện nhân tố con người và các kỹ năng CRM.

c. Giáo trình huấn luyện kiến thức lý thuyết được xây dựng theo quy định của Cục HKVN.

d. Giáo trình huấn luyện bay được quy định tại Hướng dẫn 07-016 (AC 07-016)của Cục HKVN.

đ. Khi kết thúc khóa học, người đề nghị có thể được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học.

e. Người có Giấy chứng nhận đã hoàn thành huấn luyện MCC về trực thăng sẽ được miễn trừ qui định hoàn thành chương trình kiến thức lý thuyết qui định tại Hướng dẫn 07-016 (AC 07-016) của Cục HKVN.

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 7.123: CÁC YÊU CẦU CHUNG VỀ CHO PHÉP KHAI THÁC CATII HOẶC CATIII

(a) Người đề nghị cho phép khai thác CATII hoặc CATIII phải qua kiểm tra thực hành để:

(1) Cấp hoặc gia hạn cho phép khai thác CATII hoặc CATIII;

(2) Bổ sung tàu bay loại khác vào cho phép khai thác CATII hoặc CATIII.

(b) Để được kiểm tra thực hành cấp phép theo qui định của mục này, người đề nghị phải:

(1) Đáp ứng các yêu cầu đã nêu; và

(2) Nếu người đề nghị cấp không qua được bài kiểm tra thực hành trong vòng 12 tháng trước tháng kiểm tra:

(i) Đáp ứng được các yêu cầu đã nêu; và

(ii) Thực hiện ít nhất 6 lần tiếp cận ILS trong vòng 6 tháng trước tháng kiểm tra trong số đó ít nhất 3 lần phải được thực hiện không sử dụng coupler tiếp cận.

(c) Người đề nghị phải hoàn thành tiếp cận theo qui định:

(1) Dưới điều kiện bay bằng thiết bị thật hoặc mô phỏng;

(2) Taị độ cao quyết định tối thiểu để tiếp cận ILS trên loại tàu bay sử dụng để kiểm tra thực hành trừ khi việc tiếp cận không được thực hiện tại độ cao quyết định cho phép khai thác CATII;

(3) Khai thác CATII chỉ được cho phép tại độ cao quyết định nếu được tiến hành trong buồng lái mô phỏng hoặc thiết bị huấn luyện bay mô phỏng được phê chuẩn; và

(4) Trên tàu bay cùng loại và hạng, áp dụng, như tàu bay hoặc buồng lái mô phỏng được phê chuẩn dùng để thực hiện kiểm tra thực hành:

(i) Đại diện tàu bay cùng loại và hạng áp dụng như tàu bay đề nghị cho phép phê chuẩn; và

(ii) Được cấp phê chuẩn phù hợp với khoá huấn luyện được phê chuẩn do Trung tâm huấn luyện bay tiến hành.

(d) Thời gian bay đạt được đáp ứng các qui định có thể được sử dụng.

 

PHỤ LỤC 2 ĐIỀU 7.123: KIỂM TRA VẤN ĐÁP TRONG KHI THỰC HÀNH CATII HOẶC CATIII

(a) Trong khi kiểm tra thực hành, người đề nghị phải chứng tỏ các yêu cầu về kiến thức tại Bảng 1 -7.123 qua các câu hỏi vấn đáp.

(b) Thanh tra bay và giáo viên kiểm tra bay có thể hỏi vấn đáp bất kỳ lúc nào trong khi kiểm tra thực hành.

BẢNG 1 - 7.123 CHỨNG TỎ CÁC KIẾN THỨC HÀNG KHÔNG

CAT II

CAT III

1. Độ dài theo yêu cầu để hạ cánh

X

X

2. Sử dụng và hạn chế của tầm nhìn trên đường CHC, bao gồm xác định việc kiểm soát RVR và thiết bị đo theo qui định

X

X

3. Các đặc tính và hạn chế của ILS và hệ thống chiếu sáng đường băng

X

X

4. Các đặc tính và hạn chế của hệ thống chỉ dẫn bay, cài tiếp cận tự động (bao gồm chia loại trục nếu được trang bị), hệ thống tay ga tự động (nếu trang bị), và thiết bị khác yêu cầu đối với CATII, CATIII

X

X

5. Hệ thống cảnh báo hỏng thiết bị và trang thiết bị

X

X

6. Sử dụng các điểm mốc thực tế nếu có hoặc các giới hạn và độ cao mà ở đó thông thường có thể cảm nhận được với số liệu tầm nhìn đường cất hạ cánh (RVR) bị giảm

X

X

7. Thứ tự các điểm mốc quan sát thực tế trong quá trình tiếp cận trong điều kiện tầm nhìn bằng hoặc cao hơn điều kiện hạ cánh tối thiểu.

X

X

8. Địa tiêu trong điều kiện thời tiết tối thiểu

X

X

9. Nhận dạng độ cao quyết định hoặc độ cao được cảnh báo nếu áp dụng, sử dụng đồng hồ đo độ cao vô tuyến

X

X

10. Các phương thức tiếp cận hụt và các kỹ thuật sử dụng thiết bị hiển thị trạng thái tàu bay theo chế độ tính toán hoặc cố định.

X

X

11. Các phưong thức và kỹ thuật liên quan đến chuyển từ bay thiết bị sang bay bằng mắt trong tiếp cận cuối cùng khi giảm RVR

X

X

12. Nhận biết và có hành động chính xác đối với những hỏng hóc lớn trước và sau khi đạt độ cao quyết định hoặc độ cao cảnh bảo giới hạn, nếu áp dụng

X

X

13. Nhận biết các giới hạn của vị trí chấp nhận được đối với tàu bay và đường bay khi tiếp cận, bay bằng, và nếu áp dụng, xả đà

 

X

14. Nhận biết và có phản ứng đối với hỏng hóc hệ thống trên không và dưới mặt đất hoặc tình trạng bất thường, đặc biệt sau khi qua độ cao quyết định hoặc độ cao cảnh báo, nếu áp dụng

 

X

15. Sự hỏng hóc không mong muốn đối với các điều kiện ít hơn RVR tối thiểu trong tiếp cận, bay bằng và xả đà

 

X

16. Thực hiện nhiệm vụ của F/O trong khai thác CATII, CATIII, trừ khi tàu bay đề nghị cấp năng định không yêu cầu F/O

X

X

17. Các ảnh hưởng của gió cắt theo phương thẳng đứng và nằm ngang

X

X

PHỤ LỤC 3 ĐIỀU 7.123: KIỂM TRA BAY THỰC HÀNH CAT II VÀ CAT III

(a) Bài kiểm tra bay thực hành phải được tiến hành trên tàu bay cùng loại và hạng áp dụng như tàu bay đề nghị cho phép hoặc trên buồng lái giả định được phê chuẩn:

(1) Đại diện tàu bay cùng loại và hạng áp dụng như tàu bay đề nghị cho phép phê chuẩn; và

(2) Được cấp phê chuẩn phù hợp với khoá huấn luyện được phê chuẩn do ATO tiến hành.

(b) Tất cả các lần tiếp cận được thực hiện trong khi bay phải sử dụng hệ thống hướng dẫn kiểm soát được phê chuẩn, ngoại trừ các qui định như đã nói trong bảng của mục này.

(c) Đối với việc cấp phép cho tàu bay yêu cầu năng định loại, người đề nghị phải qua kiểm tra thực hành với F/O có năng định loại tàu bay cho phép thực hiện

(d) Thanh tra bay và giáo viên kiểm tra bay có thể hỏi vấn đáp bất kỳ lúc nào trong khi kiểm tra thực hành.

(e) Các bài kiểm tra thực hành phải gồm có các thao tác và phương thức theo qui định:

(1) Trong điều kiện bay bằng thiết bị thật hoặc mô phỏng thể hiện các điều kiện thời tiết tối thiểu cho tiếp cận, hạ cánh và xả đà trong suốt bài kiểm tra thực hành;

(2) Tại độ cao tối thiểu đối với loại hoặc tiếp cận ILS của loại tàu bay kiểm tra thực hành.

Ghi chú: Nếu bài kiểm tra thực hành được tiến hành trên tàu bay, giáo viên kiểm tra có thể giới hạn độ cao tối thiểu cao hơn phù hợp với điều kiện kiểm tra.

BẢNG 2 - 7.123 CÁC YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG

CAT II

CAT III

1. Tiếp cận có cài ILS (chuyển sang hạ cánh)

X

X

2. Tiếp cận có cài ILS (chuyển sang tiếp cận hụt)

X

X

3. Tiếp cận ILS bằng tay, sử dụng chỉ huy hướng bay

X

 

4. Hạ cánh và xả đà tự động bình thường

 

X

5. Hạ cánh tự động bình thường với xả đà bằng tay (IIIb) sau khi hỏng mode xả đà tại điểm tiếp cận

 

X

6. Hạ cánh bình thường bằng tay

X

 

7. Tíêp cận hụt

X

X

8. Tiếp cận hụt với một động cơ không hoạt động (nếu tàu bay vẫn có khả năng hoạt động)

X

X

PHỤ LỤC 4 ĐIỀU 7.123: CÁC YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI PHÊ CHUẨN NGƯỜI LÁI KHAI THÁC CATII VÀ CATIII

(a) Cục HKVN phê chuẩn khai thác CATII và CATIII cho người lái như một phần của năng định thiết bị hoặc giấy phép lái máy bay vận tải hàng không. Phê chuẩn CAT II và III sẽ bao gồm các hạn chế sau đây:

(1) Đối với khai thác CATII, 1,600 bộ (ft) RVR và 150 bộ (ft) độ cao quyết định; và

(2) Đối với khai thác CATIII, theo qui định trong tài liệu cho phép.

(b) Để xóa bỏ các hạn chế đối với việc cho phép khai thác CATII III:

(1) Người được Cục HKVN cho phép khai thác CATII có thể xóa bỏ hạn chế bằng cách chứng minh được là bắt đầu từ 6 tháng trước đến khi hạ cánh trong các điều kiện khai thác bằng thiết bị mô phỏng hoặc thiết bị thật, Người khai thác loại hình này thực hiện 3 lần tiếp cận ILS CATII với độ cao quyết định là 150 ft; hoặc

(2) Người được Cục HKVN cho phép khai thác CATIII có thể xóa bỏ hạn chế bằng cách chứng tỏ đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm theo qui định.

(c) Người được phép hoặc người đề nghị cho phép khai thác CATII, CATIII có thể sử dụng buồng lái giả định hoặc thiết bị huấn luyện mô phỏng nếu được Cục HKVN phê chuẩn đáp ứng được các yêu cầu về kinh nghiệm theo qui định hoặc về kiểm tra thực hành theo qui định của Phần này về cho phép khai thác CATII, CATIII như áp dụng.

CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI CỦA TỔ LÁI NHIỀU THÀNH VIÊN

1. Huấn luyện

a. Huấn luyện bay phải bao gồm tối thiểu 240 giờ bay, trong đó có số giờ là người lái bay và người lái không bay trên các chuyến bay mô phỏng và chuyến bay thực tế gồm có 4 giai đoạn huấn luyện dưới đây:

1. Giai đoạn 1: kỹ năng bay cơ bản là giai đoạn huấn luyện bay một người lái cơ bản trên tàu bay.

2. Giai đoạn 2: cơ bản là giai đoạn giới thiệu khai thác trong môi trường nhiều thành viên và bay bằng thiết bị.

3. Giai đoạn 3: trung cấp là giai đoạn huấn luyện khai thác trong môi trường tổ lái nhiều thành viên trên máy bay tua bin nhiều động cơ được cấp giấy chứng nhận máy bay có tính năng cao theo qui định hiện hành.

4. Giai đoạn 4: nâng cao là giai đoạn huấn luyện năng định loại trong môi trường được định hướng theo hãng hàng không. Kinh nghiệm bay trên các chuyến bay thực tế phải bao gồm yêu cầu về kinh nghiệm theo qui định, huấn luyện phục hồi tình trạng tàu bay, bay đêm, bay bằng thiết bị và kinh nghiệm bay yêu cầu có liên quan đến người lái.

b. Các nội dung quy định về huấn luyện phối hợp tổ lái nhiều thành viên quy định trong Phần 7 này không kết hợp với các giai đoạn liên quan nói trên.

c. Huấn luyện trên chuyến bay không đối xứng phải được thực hiện trên máy bay thật hoặc trên thiết bị huấn luyện mô phỏng.

d. Mỗi giai đoạn huấn luyện theo giáo trình huấn luyện bay phải được huấn luyện kiến thức cơ bản và các giai đoạn huấn luyện thực hành.

đ. Khóa huấn luyện phải bao gồm quá trình đánh giá liên tục giáo trình huấn luyện và học viên. Việc đánh giá phải đảm bảo:

1. Kỹ năng và sự đánh giá liên quan đến nhiệm vụ của lái phụ trên máy bay nhiều động cơ;

2. Các học viên đạt được kỹ năng cần thiết theo quá trình và đạt yêu cầu.

e. Khóa huấn luyện phải bao gồm ít nhất 12 lần cất hạ cánh để đảm bảo đủ kỹ năng. Những lần cất hạ cánh này phải được thực hiện dưới dự giám sát của giáo viên trên loại máy bay sẽ được cấp năng định.

2. Mức đánh giá:

a. Người đề nghị cấp giấy phép tổ lái nhiều thành viên phải đáp ứng được năng lực ở 9 mức được quy định tại khoản 3 Điều này, ở mức năng lực nâng cao yêu cầu khai thác và tương tác ở vị trí lái phụ trên máy bay tua bin nhiều động cơ theo qui tắc bay bằng mắt và bay bằng thiết bị. Việc đánh giá phải khẳng định khả năng kiểm soát máy bay hoặc tình huống được duy trì liên tục, đảm bảo kết quả tốt về phương thức khai thác hoặc các chuyển động của máy bay. Người đề nghị cấp giấy phép tổ lái nhiều thành viên phải chứng tỏ được mức kiến thức chắc chắn, kỹ năng và thái độ đảm bảo khai thác an toàn trên loại máy bay đang khai thác phù hợp với tiêu chí về giấy phép tổ lái nhiều thành viên.

3. Các giai đoạn huấn luyện

(a) Chín giai đoạn huấn luyện mà người đề nghị phải thực hiện như sau:

(1) Áp dụng các qui tắc quản lý đe doạ và rủi ro (TEM);

(2) Thực hiện khai thác máy bay trên mặt đất;

(3) Thực hiện cất cánh;

(4) Thực hiện lấy độ cao;

(5) Thực hiện bay bằng;

(6) Thực hiện hạ độ cao;

(7) Thực hiện tiếp cận;

(8) Thực hiện hạ cánh; và

(9) Thực hiện sau khi hạ cánh và khai thác máy bay sau chuyến bay;

(10) Các giai đoạn huấn luyện được phân chia nhỏ tới các chi tiết cấu thành mà các yêu cầu về tính năng đã được xác định cụ thể. Các giai đoạn huấn luyện và các yêu cầu về tính năng cụ thể do Cục HKVN quy định.

(b) Đơn đề nghị cấp phê chuẩn các qui tắc quản lý đe doạ và rủi ro là một giai đoạn huấn luyện đặc thù được hợp nhất với mỗi giai đoạn huấn luyện khác cho các mục đích huấn luyện và kiểm tra.

4. Thiết bị huấn luyện mô phỏng

(a) Các thiết bị huấn luyện bay mô phỏng được sử dụng để tích luỹ kinh nghiệm cho người lái đề nghị cấp giấy phép tổ lái nhiều thành viên phải được Cục HKVN phê chuẩn.

(b) Các thiết bị huấn luyện mô phỏng được phân loại như sau:

(1) Loại 1: Huấn luyện từ xa (E-training) và các thiết bị mô phỏng công việc (part tasking devices) do Cục HKVN phê chuẩn có các đặc tính sau:

(i) Liên quan đến các phụ kiện khác với các phụ kiện thường liên quan tới máy tính bàn như bộ điều khiển đúp của cần tay ga, cần điều khiển máy bay hoặc bàn phím của FMS;

(ii) Liên quan đến hoạt động tâm lý lượng học khi áp dụng lực và thời gian phản hồi thích hợp.

(2) Loại 2: Thiết bị mô phỏng bay đại diện cho loại tàu bay lắp động cơ tuốc-bin được phê chuẩn cho tổ bay hai thành viên và có hệ thống bay ban ngày bằng mắt tăng cường và có trang bị hệ thống tự động lái.

(i) Yêu cầu này có thể được đáp ứng bằng thiết bị huấn luyện mô phỏng bay được trang bị bay ban ngày bằng mắt;

(ii) Phải đáp ứng, ở mức tối thiểu, các tính năng tương đương với quy định của FAA đối với FTD mức 5 hoặc JAA FNPT II MCC.

(3) Loại 3: Thiết bị mô phỏng bay đại diện cho loại tàu bay lắp nhiều động cơ tuốc-bin được phê chuẩn cho tổ bay hai thành viên và có hệ thống bay ban ngày bằng mắt tăng cường và có trang bị hệ thống tự động lái.

(i) Yêu cầu này có thể được đáp ứng bằng thiết bị huấn luyện mô phỏng bay được trang bị bay ban ngày bằng mắt;

(ii) Phải đáp ứng, ở mức tối thiểu, các tính năng tương đương như thiết bị mô phỏng bay mức B được quy định tại JAR-STD 1A hiện hành; và tại FAA AC120-40B hiện hành, bao gồm cả phương pháp áp dụng thay thế (alternative mean of compliance) cho phép tại AC120-40B;

(iii) Một số buồng tập mô phỏng bay đầy đủ (full flight simulator) mức A đã được đánh giá trước đây mà đã được phê chuẩn để sử dụng cho việc huấn luyện và kiểm tra thao tác bay vẫn có thể được sử dụng.

(4) Loại 4: Thiết bị mô phỏng bay hoàn toàn tương đương với thiết bị mô phỏng mức D và C có trang bị hệ thống bay ban ngày bằng mắt tăng cường.

Ghi chú: Yêu cầu này có thể được đáp ứng bởi thiết bị mô phỏng bay đáp ứng, tối thiểu, các tính năng tương đương quy định cho buồng tập mô phỏng bay mức C và D được quy định tại JAR-STD 1A hiện hành và tại FAA AC120-40B hiện hành, bao gồm cả phương pháp áp dụng thay thế cho phép tại AC120-40B.

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 7.215: CÁC YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI ĐỀ NGHỊ CẤP ATPL

(a) Đối với cả trực thăng và máy bay: Ngoài các qui định tại Điều 7.215, người đề nghị cấp ATPL phải chứng tỏ mức kiến thức phù hợp với quyền được cấp của người có ATPL (máy bay hoặc trực thăng), ít nhất là trong các môn học sau đây:

(1) Các qui định và qui tắc liên quan đến ATPL: các qui tắc về không phận; thực hành và các phương thức dịch vụ không lưu phù hợp;

(2) Các thiết bị bay: các hỏng hóc của la bàn, nút và gia tốc; thiết bị con quay, các giới hạn trong khai thác và hiệu ứng chuyển động chậm của một vật thể quay xung quanh một trục; thực hành và các phương thức khi các thiết bị bay thực hiện sai chức năng;

(3) Kế hoạch bay khai thác trước chuyến bay và trong chuyến bay; chuẩn bị và ghi đủ vào kế hoạch bay không lưu; các phương thức cung cấp dịch vụ không lưu phù hợp; qui trình đặt đồng hồ đo độ cao;

(4) Năng lực con người liên quan đến vận tải hàng không;

(5) Dịch và áp dụng các báo cáo khí tượng hàng không, các biểu đồ và dự báo khí tượng; mã và các chữ viết tắt; sử dụng và các qui trình nắm bắt các thông tin khí tượng, trước và trong chuyến bay; đo độ cao;

(6) Khí tượng hàng không; khí hậu các vùng liên quan trên phương diện các yếu tố có ảnh hưởng đến hàng không; sự thay đổi của hệ thống áp suất; cấu trúc dải không khí, nguồn gốc và các đặc điểm của hiện tượng thời tiết đặc biệt ảnh hưởng đến các điều kiện cất cánh, trong khi bay và hạ cánh;

(7) Các nguyên nhân, nhận biết và ảnh hưởng của việc đóng băng trên động cơ và thân tàu bay; quy trình xuyên qua vùng/dải không khí; tránh khu vực thời tiết xấu;

(8) Không lưu, bao gồm sử dụng các biểu đồ hàng không, hỗ trợ dẫn đường bằng đài dẫn đường và hệ thống dẫn đường khu vực, các yêu cầu về dẫn đường đặc thù đối với các chuyến bay tầm xa.

(9) Sử dụng, chính xác và tin cậy hệ thống dẫn đường sử dụng trong các giai đoạn khởi hành, trong khi bay, tiếp cận và hạ cánh; nhận biết hỗ trợ dẫn đường của đài dẫn đường;

(10) Các qui tắc và đặc tính của hệ thống dẫn đường địa tiêu lắp trên tàu bay và khai thác thiết bị cất cánh; mã và viết tắt, và các sơ đồ phương thức khai thác bằng thiết bị trong khởi hành, trong khi bay, hạ độ cao và tiếp cận;

(11) Các phương thức khẩn nguy và đề phòng khẩn nguy; thực hành an toàn gắn liền với bay theo IFR;

(12) Các phương thức khai thác vận chuyển hàng hoá và hàng nguy hiểm;

(13) Các yêu cầu và thực hành đối với giảng bình an toàn cho hành khách, bao gồm việc đề phòng khi lấy hành khách lên tàu bay và cho hành khách xuống tàu bay;

(14) Các phương thức liên lạc vô tuyến điện và khẩu lệnh hành động trong trường hợp hỏng hệ thống liên lạc;

(15) Dịch và sử dụng tài liệu hàng không như AIP, NOTAM, các code hàng không và từ viết tắt, sơ đồ phương thức bay bằng thiết bị để khởi hành, trong chuyến bay, giảm độ cao và tiếp cận;

(b) Các lĩnh vực kiến thức bổ sung về hàng không: Người đề nghị phải chứng tỏ được mức kiến thức phù hợp với năng định được cấp trong ATPL (máy bay hoặc trực thăng), ít nhất là các môn sau đây:

(1) Các đặc tính chung và giới hạn của hệ thống điện, thủy lực, áp suất và các hệ thống khác của tàu bay; các hệ thống điều khiển, bao gồm lái tự động và tăng sự ổn định của tàu bay;

(2) Các qui tắc khai thác, làm chủ các phương thức và các hạn chế trong khai thác động cơ tàu bay; các ảnh hưởng của điều kiện khí quyển lên tính năng động cơ; các thông tin về khai thác có liên quan từ tài liệu hướng dẫn bay và tài liệu thích hợp khác;

(3) Các phương thức khai thác và các hạn chế của máy bay; các ảnh hưởng của điều kiện khí quyển lên tính năng động cơ;

(4) Sử dụng và kiểm tra khả năng hoạt động của thiết bị và các hệ thống của máy bay phù hợp;

(5) Các qui trình bảo dưỡng khung, hệ thống và động cơ của máy bay phù hợp;

(6) Các ảnh hưởng của việc chất tải và phân phối trọng tải trên tàu bay, các đặc tính và tính năng bay; cách tính trọng tải và cân bằng;

(7) Sử dụng và thực hành cất cánh, hạ cánh và các dữ liệu về tính năng khác, bao gồm các phương thức kiểm soát đường dài;

(8) Thực hành khí tượng, bao gồm dịch và sử dụng báo cáo thời tiết, sơ đồ và dự báo thời tiết; luồng khí phản lực;

(9) Sử dụng, hạn chế và khả năng hoạt động của hệ thống điện điện tử và thiết bị cần thiết để điều khiển và dẫn đường máy bay;

(10) Các qui tắc bay liên quan đến máy bay; khí động học cận âm; các giới hạn cơ động cho phép; đặc tính thiết kế của cánh; hiệu ứng bổ trợ lực nâng và lực cản của các thiết bị; mối liên hệ giữa lực nâng, lực cản và lực đẩy tại các vận tốc và cấu hình của tàu bay khác nhau.

(c) Các lĩnh vực kiến thức bổ sung về trực thăng: Người đề nghị phải chứng tỏ được mức kiến thức phù hợp với năng định được cấp trong ATPL, ít nhất là các môn sau đây:

(1) Các đặc tính chung và giới hạn của hệ thống điện, thủy lực, áp suất và các hệ thống khác của tàu bay; các hệ thống điều khiển, bao gồm lái tự động và tăng sự ổn định của trực thăng;

(2) Các qui tắc khai thác, làm chủ các phương thức và các hạn chế trong khai thác động cơ tàu bay; các ảnh hưởng của điều kiện khí quyển lên tính năng động cơ; các thông tin về khai thác có liên quan từ tài liệu hướng dẫn bay và tài liệu thích hợp khác;

(3) Các phương thức khai thác và các hạn chế của trực thăng; các ảnh hưởng của điều kiện khí quyển lên tính năng động cơ;

(4) Sử dụng và kiểm tra khả năng hoạt động của thiết bị và các hệ thống của máy bay phù hợp;

(5) Các qui trình bảo dưỡng khung, hệ thống và động cơ của trực thăng phù hợp;

(6) Các ảnh hưởng của việc chất tải và phân phối trọng tải trên trực thăng, các đặc tính và tính năng bay; cách tính trọng tải và cân bằng;

(7) Sử dụng và thực hành cất cánh, hạ cánh và các dữ liệu về tính năng khác bao gồm các phương thức kiểm soát bay đường dài;

(8) Các nguyên nhân, nhận biết và ảnh hưởng của động cơ, khung và đóng băng cánh quay; tránh khu vực thời tiết xấu;

(9) Sử dụng, hạn chế và khả năng hoạt động của avionics và các thiết bị cần thiết đối với việc kiểm soát và dẫn đường trực thăng;

(10) Các phương thức khẩn nguy và đề phòng;

(11) Các phương thức khai thác vận chuyển hàng hoá, bao gồm cả hàng treo ngoài và hàng nguy hiểm;

(12) Các yêu cầu và thực hành đối với giảng bình an toàn cho hành khách, bao gồm việc đề phòng khi lên tàu bay và rời khỏi trực thăng;

(13) Các qui tắc bay liên quan đến trực thăng;

(14) Các phương thức liên lạc điện đài và sắp xếp từ ngữ áp dụng cho khai thác VFR; hành động trong trường hợp hỏng hệ thống liên lạc.

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 7.217: CÁC YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG BAY ĐỐI VỚI ATPL

(a) Ngoài các qui định tại Điều 7.217, người đề nghị phải chứng tỏ được khả năng thực hiện các phương thức và các thao tác do Cục HKVN qui định, với tư cách là người chỉ huy tàu bay trên máy bay nhiều động cơ yêu cầu khai thác cùng lái phụ, ít nhất bao gồm:

(1) Các thủ tục trước khi bay, gồm có chuẩn bị kế hoạch khai thác bay và thực hiện đầy đủ kế hoạch bay không lưu;

(2) Các phương thức bay và các thao tác bình thường trong các giai đoạn của chuyến bay;

(3) Các phương thức và các thao tác đối với khai thác IFR trong điều kiện bình thường, bất thường và khẩn nguy gồm có hỏng động cơ mô phỏng và bao gồm ít nhất các yếu tố sau:

(i) Chuyển sang bay bằng thiết bị khi cất cánh;

(ii) Khởi hành và đến bằng thiết bị tiêu chuẩn;

(iii) Các phương thức IFR và không lưu trong chuyến bay;

(iv) Các phương thức chờ;

(v) Tiếp cận bằng thiết bị đến mức tối thiểu theo qui định;

(vi) Các phương thức tiếp cận hụt;

(vii) Hạ cánh sau khi tiếp cận bằng thiết bị;

(4) Các phương thức khai thác bất thường và khẩn nguy và các thao tác liên quan đến hỏng hóc và sai chức năng thiết bị ví dụ như động cơ, hệ thống và khung sườn; và

(5) Các cách xử lý đối với sự mất khả năng làm việc và hợp tác của tổ bay, bao gồm chỉ định nhiệm vụ cho người lái, hợp tác của tổ bay và sử dụng danh mục kiểm tra.

(b) Đối với loại và hạng tàu bay khác, người đề nghị phải chứng tỏ khả năng thực hiện các phương thức và các thao tác của khoản (a) với tư cách là người chỉ huy tàu bay, ngoại trừ điểm (5), khoản (a) theo qui định trong các tiêu chuẩn về kiểm tra thực hành.

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 7.220: KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI ĐỀ NGHỊ CẤP ATPL

(a) Ngoài các yêu cầu tại Điều 7.220 và, người đề nghị cấp ATPL phải có ít nhất kinh nghiệm đối với loại tàu bay đó được liệt kê trong bảng dưới đây:

Ghi chú 1: Trong bảng dưới đây, các chữ viết tắt chỉ loại hoặc/ và hạng tàu bay như sau: A= Máy bay; RH= Tàu bay động cơ Rotor-Trực thăng; RG= Tàu bay động cơ Rotor- Gyroplane; G= Tầu lượn; LA=Airship; FB= Kinh khí cầu (Free Balloon)

Ghi chú 2: TR= Chuyển từ A sang Rotocraft; TG= Chuyển từ A sang G; TA= Chuyển từ A hoặc R sang Airship; TP= Chuyển từ A sang PL.

BẢNG 1 – 7.200

KINH NGHIỆM CỤ THỂ

A

TR

TG

RH

PL

G

TL A

LA

FB

GIỜ BAY TỐI THIỂU

(1) Người lái – Trên hạng tàu bay

1500

 

 

1000

 

 

 

 

 

(2) Người lái – Bay đường dài

200

 

 

200

 

 

 

 

 

(3) Người lái – Đêm

100

 

 

100

 

 

 

 

 

(4) Người lái – Đêm trên tàu bay

 

 

 

15

 

 

 

 

 

(5) Người lái – Thiết bị (Trên tàu bay hoặc trên SIM)

75

 

 

75

 

 

 

 

 

(6) Người lái – Thiết bị (Trên tàu bay hoặc trên SIM)

 

 

 

25

 

 

 

 

 

(7) Người lái – Thiết bị (Thời gian bay tối đa trên SIM)

25

 

 

25

 

 

 

 

 

(8) Người lái – Thiết bị (Thời gian bay tối đa trên SIM) trên hạng tàu bay trong khoá học

50

 

 

50

 

 

 

 

 

(9) Người chỉ huy tàu bay – Loại tàu bay (hoặc Người chỉ huy tàu bay) dưới sự giám sát của giáo viên kiểm tra loại tàu bay (TRE).

250

 

 

35

 

 

 

 

 

(10) Chuẩn bị cho kiểm tra thực hành bay (trước 60 ngày)

3

 

 

3

 

 

 

 

 

(b) Người lái đã thực hiện ít nhất 20 lần cất hạ cánh đêm đến khi dừng lại hẳn, được phép tính một lần cất hạ cánh đêm đến khi dừng lại hẳn bằng 1 giờ bay đêm để đáp ứng yêu cầu về thời gian bay đêm qui định trong bảng này nhưng không được tính quá 25h.

(c) Người đề nghị CPL có thể tính thời gian F/O sau đây hoặc thời gian làm cơ giới trên không đạt 1500h trong tổng số giờ bay với tư cách là người lái theo qui định của khoản (a) của Điều này:

(1) Thời gian F/O đạt được trên tàu bay:

(i) Yêu cầu có hơn một người lái theo qui định của tài liệu hướng dẫn bay hoặc Giấy chứng nhận loại tàu bay; hoặc

(ii) Tham gia vào khai thác theo qui định của Phần 12 yêu cầu đối với F/O;

(2) Thời gian làm cơ giới trên không đạt được:

(i) Trên máy bay yêu cầu có cơ giới trên không theo qui định của tài liệu hướng dẫn bay hoặc Giấy chứng nhận loại tàu bay;

(ii) Khi tham gia vào khai thác theo qui định của Phần 12 yêu cầu đối với cơ giới trên không;

(iii) Khi người lái đang tham dự chương trình huấn luyện được phê chuẩn theo Phần 12; và

(iv) Không quá 1h đối với mỗi 3h làm cơ giới trên không trong tổng số thời gian được tính không quá 500h.

 

14. Thủ tục Gia hạn năng định cho người lái tàu bay

14.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ TTHC:

Người đề nghị gia hạn năng định – thành viên tổ lái phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục HKVN và phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ.

- Giải quyết TTHC:

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ, Cục HKVN có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và thực hiện việc gia hạn năng định phù hợp.

14.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam; hoặc

- Nộp qua hệ thống bưu chính.

14.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần:

- Đơn đề nghị gia hạn năng định – thành viên tổ lái (theo Phụ lục 3 Điều 7.110);

- Giấy chứng nhận sức khỏe còn hiệu lực kèm theo bản chính để đối chiếu;

- Bản sao giấy phép lái tàu bay còn hiệu lực kèm theo bản chính để đối chiếu;

- Kết quả kiểm tra sát hạch lý thuyết về những nội dung theo quy định;

- Kết quả kiểm tra sát hạch thực hành với các nội dung khai thác áp dụng cho năng định chủng loại tàu bay và năng định hạng tàu bay phù hợp của người đề nghị.

b) Số lượng: 01 bộ

14.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

14.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

14.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục HKVN

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay- Cục HKVN

d) Cơ quan phối hợp: Không

14.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Năng định người lái tàu bay

14.8. Phí, lệ phí:

Phí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép nhân viên hàng không

1

Sát hạch cấp giấy phép, năng định cho thành viên tổ lái (người lái tàu bay, giáo viên huấn luyện bay, cơ giới trên không, dẫn đường trên không,...) và học viên bay

 

 

1.1

Sát hạch lý thuyết (năng định chuyên môn, cấp phép đặc biệt,...)

 

 

 

- Sách hạch cấp lại giấy phép theo thời hạn, gia hạn, bổ sung năng định

Lần

400.000

1.2

Sát hạch thực hành

Lần

1.700.000

14.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đề nghị cấp, công nhận, gia hạn/phục hồi Giấy phép/năng định người lái tàu bay ban hành kèm theo Phụ lục 3 Điều 7.110 Phần 7 Bộ Quy chế an toàn

14.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC HÀNG KHÔNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI MÁY BAY TỔ LÁI NHIỀU THÀNH VIÊN

(c) Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép lái tàu bay tổ lái nhiều thành viên phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Kiến thức lý thuyết ở mức giấy phép người lái tàu bay vận tải hàng không quy định tại Điều 7. 215;

2. Huấn luyện bay bằng mắt và bằng thiết bị;

3. Huấn luyện phối hợp tổ lái nhiều thành viên đối với khai thác máy bay nhiều động cơ;

4. Huấn luyện năng định loại tàu bay.

(d) Học viên khóa huấn luyện Tổ lái nhiều thành viên (MPL) không hoàn thành khóa huấn luyện MPL có thể đề nghị được kiểm tra kiến thức lý thuyết và thực hành để cấp giấy phép với mức độ quyền hạn thấp hơn như CPL, PPL và năng định bay bằng thiết bị (IR) nếu đáp ứng các quy định tương ứng tại Chương F Phần này.

* YÊU CẦU ĐỐI VỚI NĂNG ĐỊNH BAY BẰNG THIẾT BỊ

(f) Người làm đơn đề nghị năng định bay bằng thiết bị phải:

1. Có giấy phép lái tàu bay với năng định loại và hạng tàu bay đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị;

2. Phải thể hiện được trình độ thông thạo tiếng Anh tối thiểu ở Mức 4;

3. Có giấy chứng nhận sức khỏe loại 1;

4. Có sổ ghi giờ bay huấn luyện và xác nhận của giáo viên xác nhận người đó đã sẵn sàng cho kiểm tra sát hạch thực hành;

5. Đạt bài kiểm tra sát hạch kiến thức hàng không, trừ khi người đó đã có năng định bay bằng thiết bị của chủng loại tàu bay khác;

6. Đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành:

i. Trên chủng loại, hạng, loại tàu bay phù hợp với năng định đề nghị cấp;

ii. Trên buồng lái giả định hoặc thiết bị huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với năng định đề nghị cấp.

(g) Kiến thức hàng không: Người làm đơn đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị phải được huấn luyện và được thể hiện trên hồ sơ huấn luyện khoá học huấn luyện mặt đất do giáo viên được phép thực hiện các nội dung huấn luyện về kiến thức hàng không áp dụng đối với năng định bay bằng thiết bị.

Ghi chú: xem Phụ lục 1 Điều 7.113 về quy định kiến thức hàng không.

(h) Kỹ năng bay: Người làm đơn đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị phải được huấn luyện và được thể hiện trên hồ sơ huấn luyện khoá huấn luyện bởi giáo viên được phép thực hiện huấn luyện trên tàu bay hoặc trên thiết bị huấn luyện mô phỏng theo quy định của khoản (e).

Ghi chú: xem Phụ lục 2 Điều 7.113 về quy định kỹ năng bay.

(i) Kinh nghiệm hàng không: Người làm đơn đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị phải được thể hiện trên hồ sơ huấn luyện có ít nhất 40 giờ bay bằng thiết bị trên tàu bay và đáp ứng các yêu cầu khác về kinh nghiệm hàng không theo quy định.

Ghi chú: xem Phụ lục 3 Điều 7.113 về quy định kinh nghiệm hang không.

(j) Sử dụng buồng lái mô phỏng hoặc thiết bị huấn luyện giả định được phê chuẩn: thời gian tối đa được tính đối với việc huấn luyện năng định bay bằng thiết bị bởi giáo viên được phép tiến hành trên buồng lái mô phỏng hoặc thiết bị huấn luyện giả định được phê chuẩn là:

(1) 20 giờ; hoặc

(2) 30 giờ nếu được hoàn thiện theo chương trình huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 9.

(f) Người làm đơn phải tích lũy được không ít hơn 10 giờ bay thiết bị quy định tại khoản i của Điều này khi được giáo viên hướng dẫn được ủy quyền hướng dẫn bay kèm năng định thiết bị trên loại tàu bay đề nghị cấp năng định.

Giáo viên hướng dẫn bay phải đảm bảo người làm đơn phải có kinh nghiệm khai thác theo quy định ít nhất trong các lĩnh vực sau:

1. Các phương thức trước chuyến bay bao gồm việc sử dụng tài liệu hướng dẫn bay hoặc các tài liệu tương đương và các tài liệu về dịch vụ không lưu phù hợp trong việc chuẩn bị kế hoạch bay bằng thiết bị;

2. Kiểm tra trước chuyến bay, sử dụng các danh mục kiểm tra, kiểm tra trước khi cất cánh và taxi;

3. Các phương thức khai thác quy tắc bay bằng thiết bị trong điều kiện bình thường, bất thường và khẩn nguy bao gồm ít nhất:

i. Chuyển sang bay bằng thiết bị khi cất cánh;

ii. Khởi hành và kết thúc chuyến bay bằng thiết bị tiêu chuẩn;

iii. Các phương thức bay bằng thiết bị trong chuyến bay;

iv. Các phương thức bay chờ;

v. Các phương thức tiếp cận bằng thiết bị ở độ cao tối thiểu theo quy định;

vi. Các phương thức tiếp cận hụt;

vii. Hạ cánh với các phương thức tiếp cận bằng thiết bị;

viii. Các phương thức trong chuyến bay và các tính năng bay đặc biệt.

(g) Nếu được cấp năng định thiết bị trên tàu bay nhiều động cơ, người làm đơn phải được huấn luyện bay kèm thiết bị trên máy bay nhiều động cơ phù hợp do giáo viên huấn luyện bay được ủy quyền huấn luyện. Giáo viên huấn luyện bay phải đảm bảo người làm đơn có kinh nghiệm khai thác tàu bay với khả năng bay bằng thiết bị phù hợp với một động cơ không hoạt động hoặc giả định không hoạt động.

(h) Người làm đơn đề nghị phải chứng tỏ được khả năng bay bằng thiết bị với các phương thức được quy định tại khoản d và e Điều này ở mức kỹ năng phù hợp với quyền hạn được cấp cho người có năng định bay bằng thiết bị và về:

1. Nhận biết và quản lý đe dọa và rủi ro;

2. Khai thác tàu bay theo năng định đề nghị cấp trong giới hạn cho phép;

3. Hoàn thành tất cả các phương thức thành thạo và chính xác;

4. Có kỹ năng phối hợp tốt;

5. Có kiến thức về hàng không tốt;

6. Duy trì kiểm soát tàu bay và đảm bảo thực hiện các quy trình hiệu quả.

(i) Người làm đơn đề nghị phải chứng tỏ khả năng khai thác tàu bay nhiều động cơ với năng định bay bằng thiết bị phù hợp khi một động cơ không hoạt động hoặc giả định không hoạt động nếu được cấp năng định thiết bị khai thác trên tàu bay đó.

* NĂNG ĐỊNH CHỦNG LOẠI TÀU BAY

(b) Người lái tàu bay đề nghị cấp năng định chủng loại tàu bay:

(1) Phải được huấn luyện theo quy định và đạt được kinh nghiệm hàng không quy định tại Phần này đối với chủng loại tàu bay hoặc năng định hạng và loại tàu bay;

(2) Có xác nhận trong sổ ghi giờ bay hoặc hồ sơ huấn luyện bởi giáo viên được phép xác nhận việc đáp ứng được các yêu cầu phù hợp với giấy phép cho chủng loại tàu bay và các năng định hạng hoặc loại tàu bay về các nội dung:

(i) Kiến thức hàng không;

(ii) Các nội dung về khai thác.

(3) Phải đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành đối với giấy phép cho chủng loại tàu bay và các năng định hạng hoặc loại tàu bay;

(4) Không cần kiểm tra sát hạch lý thuyết bổ sung nếu người làm đơn đã có năng định máy bay, tàu bay cánh quay, thiết bị dùng lực nâng, khí cầu có điều khiển trong giấy phép.

* NĂNG ĐỊNH HẠNG TÀU BAY

(b) Người lái tàu bay đề nghị cấp năng định hạng tàu bay:

(1) Có xác nhận trong sổ ghi giờ bay hoặc hồ sơ huấn luyện bởi giáo viên được phép xác nhận việc đáp ứng các yêu cầu phù hợp với giấy phép cho năng định hạng tàu bay đề nghị cấp về:

(i) Kiến thức hàng không;

(ii) Các nội dung về khai thác;

(2) Phải đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành đối với giấy phép cho năng định hạng tàu bay đề nghị cấp;

(3) Không cần đáp ứng các yêu cầu về huấn luyện quy định trong Phần này đối với năng định hạng tàu bay đề nghị cấp;

(4) Không cần kiểm tra sát hạch lý thuyết bổ sung nếu người làm đơn đã có năng định máy bay, tàu bay cánh quay, thiết bị dùng lực nâng, khí cầu có điều khiển trong giấy phép.

* NĂNG ĐỊNH LOẠI TÀU BAY

(g) Ngoại trừ khi được quy định cụ thể trong điều này, người lái tàu bay đề nghị cấp mới hoặc bổ sung năng định loại tàu bay đồng thời với năng định chủng loại hoặc năng định hạng tàu bay phải:

(1) Có hoặc cùng lúc đạt được năng định bay bằng thiết bị phù hợp với năng định chủng loại hoặc năng định loại tàu bay;

(2) Có được kinh nghiệm trên tàu bay hoặc buồng lái giả định và được xác nhận trong sổ ghi giờ bay hoặc hồ sơ huấn luyện cho thấy người đó đã đáp ứng được các yêu cầu phù hợp với giấy phép cho năng định hạng tàu bay đề nghị cấp về:

(i) Các phương thức bay bình thường trong các giai đoạn của chuyến bay;

(ii) Các phương thức bất thường và khẩn nguy liên quan đến hỏng hóc hoặc hoạt động sai chức năng của trang thiết bị, như là động cơ, các hệ thống và khung sườn;

(iii) Phương thức sử dụng thiết bị bao gồm phương thức tiếp cận bằng thiết bị, tiếp cận hụt và hạ cánh dưới điều kiện bình thường, bất thường và khẩn nguy, bao gồm cả tình huống giả định hỏng động cơ;

(iv) Phương thức đối với tổ lái mất khả năng làm việc và phối hợp tổ bay bao gồm việc phân công nhiệm vụ thành viên tổ lái; phối hợp tổ bay và sử dụng danh mục kiểm tra; nội dung huấn luyện MCC nêu tại Phụ lục Điều 7.120;

(3) Phải đạt bài kiểm tra sát hạch đối với giấy phép cho năng định hạng tàu bay đề nghị cấp, thể hiện kỹ năng và kiến thức cần thiết yêu cầu đối với khai thác an toàn tàu bay liên quan đến với nhiệm vụ người chỉ huy tàu bay và lái phụ đối với loại tàu bay áp dụng;

(4) Ngoại trừ quy định tại khoản (e), phải thực hiện bài kiểm tra sát hạch kỹ năng trong điều kiện bay bằng thiết bị;

(5) Không cần kiểm tra kiến thức lý thuyết trong trường hợp người làm đơn có năng định máy bay, tàu bay cánh quay, tàu bay cất hạ cánh thẳng đứng, khí cầu có điều khiển trong giấy phép;

(6) Trong trường hợp làm việc cho Người khai thác tàu bay có AOC, người lái phải:

(i) Đáp ứng các yêu cầu của các điểm (1), (4) và (5) của Điều này cho loại tàu bay đề nghị cấp năng định;

(ii) Có xác nhận của trong hồ sơ huấn luyện rằng người làm đơn đã hoàn thành khoá huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với năng định loại tàu bay đề nghị cấp tại cơ sở huấn luyện được phê chuẩn.

(h) Người làm đơn đề nghị cấp năng định loại không cung cấp được tàu bay đáp ứng các cơ động và phương thức bay bằng thiết bị theo các quy định cho kiểm tra sát hạch thực hành có thể:

(1) Được cấp năng định loại tàu bay với giới hạn “chỉ bay bằng mắt”;

(2) Để bỏ giới hạn này, phải chứng tỏ được sự thuân thủ các quy định tại Phần này cho mỗi loại tàu bay.

(i) Cục HKVN cấp năng định loại tàu bay với giới hạn “chỉ bay bằng mắt” khi tàu bay không có trang thiết bị để người làm đơn thể hiện khả năng bay bằng thiết bị.

(j) Người làm đơn đề nghị cấp năng định loại máy bay nhiều động cơ, có một vị trí lái có thể đáp ứng các quy định của khoản (b) trên loại tàu bay tương tự có nhiều động cơ và nhiều vị trí lái.

(k) Người làm đơn đề nghị cấp năng định loại máy bay một động cơ, có một vị trí lái có thể đáp ứng các quy định của khoản (b) trên loại tàu bay tương tự có một động cơ và nhiều vị trí lái.

(l) Trừ khi Cục Hàng không Việt Nam có quy định cụ thể về các mục kiểm tra cụ thể phải thực hiện, giáo viên thực hiện kiểm tra kỹ năng của Cục Hàng không Việt Nam có thể nhân nhượng một số mục kiểm tra mà Cục Hàng không Việt Nam cho phép.

* YÊU CẦU CHO PHÉP NGƯỜI LÁI KHAI THÁC CAT II VÀ III

(e) Quy định chung: Người làm đơn đề nghị cấp phép phi công khai thác CAT II và III phải:

(1) Có giấy phép lái tàu bay với năng định bay bằng thiết bị hoặc ATPL;

(2) Có năng định chủng loại, hạng hoặc loại tàu bay phù hợp với phép đề nghị cấp;

(3) Hoàn thành các yêu cầu về kiểm tra sát hạch thực hành.

(f) Yêu cầu về kinh nghiệm: Người làm đơn đề nghị cấp phép phi công khai thác CAT II và III phải có ít nhất:

(1) 50 giờ bay đêm với chức năng PIC;

(2) 75 giờ bay thiết bị theo điều kiện bay thiết bị thực tế hoặc giả định mà không được tính quá:

(i) 25 giờ bay với điều kiện bay thiết bị giả định trên buồng lái mô phỏng hoặc thiết bị huấn luyện bay mô phỏng;

(ii) 40 giờ bay thiết bị nếu hoàn thành khoá học được phê chuẩn do ATO được phân loại phù hợp thực hiện.

(3) 250 giờ bay đường dài với chức năng PIC.

(g) Việc đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành cấp phép khai thác CAT II hoặc III có giá trị trong thời hạn 12 tháng cho việc phục hồi phép đó trên loại tàu bay tương ứng.

(h) Nếu người có phép khai thác CAT II hoặc III thực hiện bài kiểm tra sát hạch thực hành để gia hạn trong tháng trước khi hết hạn, thì việc đạt bài kiểm tra sẽ được tính vào tháng hết hạn.

Ghi chú 1: Xem Phụ lục 1 Điều 7.123 về quy định bổ sung liên quan đến khai thác CAT II và III.

Ghi chú 2: Xem Phụ lục 2 Điều 7.123 về quy định bổ sung liên quan đến khai thác CAT II và III.

Ghi chú 3: Xem Phụ lục 3 Điều 7.123 về quy định bổ sung liên quan đến khai thác CAT II và CAT III.

Ghi chú 4: Xem Phụ lục 4 Điều 7.123 các yêu cầu chung đối với phê chuẩn người lái khai thac CAT II và CAT III.

*XÁC NHẬN KHẢ NĂNG LIÊN LẠC VÔ TUYẾN CỦA THÀNH VIÊN TỔ LÁI

(c) Quy định chung: Thành viên tổ lái phải có đủ điều kiện liên lạc vô tuyến điện xác nhận trên giấy phép lái tàu bay hoặc cơ giới trên không.

(d) Điều kiện: thành viên tổ lái phải:

(1) Ít nhất 16 tuổi;

(2) Có khả năng đọc, viết và nói ở mức 4 về thông thạo ngôn ngữ;

(3) Hoàn thành khoá huấn luyện mặt đất về các yêu cầu liên lạc vô tuyến điện cho loại giấy phép cụ thể do giáo viên được cấp giấy phép huấn luyện;

(4) Thể hiện được kỹ năng kỹ thuật về sử dụng thiết bị liên lạc vô tuyến điện trong khi bay có sự giám sát của giáo viên được cấp giấy phép;

(5) Được giáo viên giám sát xác nhận trong hồ sơ huấn luyện đạt yêu cầu;

(6) Xuất trình các xác nhận và hồ sơ huấn luyện phù hợp để cấp xác nhận trong giấy phép của thành viên tổ lái về quyền thực hiện liên lạc vô tuyến điện trong khi bay.

(c) Nội dung xác nhận: Nếu được xác nhận, nội dung phải thể hiện Thành viên tổ lái có đủ điều kiện liên lạc vô tuyến điện.

(d) Quyền hạn: Thành viên tổ lái được xác nhận có đủ điều kiện liên lạc vô tuyến điện có quyền sử dụng thiết bị vô tuyến điện lắp trên tàu bay hoặc dưới mặt đất để liên lạc với:

1. Các thiết bị không lưu;

2. Các thiết bị thông tin hàng không;

3. Các trạm liên lạc hàng không dưới mặt đất và tàu bay khác.

14.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QHH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QHH13 ngày 21/11/2014;

- Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 56/2018/TT-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư số 21/2017/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT- BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay và Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư 193/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.

 

PHỤ LỤC 3 ĐIỀU 7.110: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CÔNG NHẬN, GIA HẠN/PHỤC HỒI GIẤY PHÉP VÀ NĂNG ĐỊNH NGƯỜI LÁI TÀU BAY

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 7.113: CÁC YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC NĂNG ĐỊNH THIẾT BỊ

(b) Ngoài các qui định tại Điều 7.113, người đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị phải được huấn luyện mặt đất do giáo viên được Cục HKVN bổ nhiệm hướng dẫn về các lĩnh vực kiến thức hàng không áp dụng với năng định bay bằng thiết bị, sau đây:

(1) Các qui tắc và qui định liên quan đến IFR; liên quan đến thực hành và các qui tắc dịch vụ không lưu;

(2) Việc sử dụng, các hạn chế và trạng thái hoạt động tốt của thiết bị điện tử và các thiết bị cần thiết để kiểm soát và dẫn đường máy bay và trực thăng theo IFR và trong điều kiện khí tượng bay bằng thiết bị; cách sử dụng và các hạn chế của lái tự động;

(3) Các sai số của la bàn, lượn vòng và gia tốc; các hạn chế trong khai thác và thiết bị con quay hồi chuyển và các hiệu ứng tiến động; thực hành và các qui trình trong trường hợp sai khi bay bằng thiết bị;

(4) Chuẩn bị và kiểm tra trước khi bay phù hợp với bay theo IFR;

(5) Kế hoạch bay; chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch bay dịch vụ không lưu theo IFR; qui trình đặt lại đồng hồ đo;

(6) Tính năng con người liên quan đến bay bằng thiết bị trên máy bay hoặc trực thăng;

(7) Sự suy xét và đưa ra quyết định;

(8) Chương trình phối hợp tổ bay, bao gồm liên lạc và hợp tác của tổ bay;

(9) Việc áp dụng thông tin khí tượng hàng không; đọc, hiểu và sử dụng các báo cáo, bảng biểu và các bản dự báo khí tượng; mã cài đặt và chữ viết tắt; qui trình thu nhận thông tin khí tượng; đồng hồ đo;

(10) Nhận và sử dụng các báo cáo, dự báo khí tượng và các xu hướng thời tiết dựa trên các thông tin đó;

(11) Quan sát các điều kiện thời tiết.

(12) Nguyên nhân, nhân biết và ảnh hưởng của động cơ, cánh quạt hoặc rotor và khung bị đóng băng; qui trình thẩm thấu bề mặt tiết diện; tránh thời tiết xấu;

(13) Nhận biết tình huống thời tiết xấu và tránh gió cạnh;

(14) Thực hành dẫn đường sử dụng hỗ trợ của đài dẫn đường;

(15) Sử dụng hệ thống dẫn đường trong các giai đoạn của chuyến bay: khởi hành, trong khi bay, tiếp cận và hạ cánh; nhận biết hỗ trợ của đài dẫn đường;

(16) Dịch và sử dụng các tài liệu như AIP, NOTAM, các mã cài đặt và chữ viết tắt hàng không; các bảng biểu qui trình bay bằng thiết bị khi khởi hành, trong khi bay, hạ độ cao và tiếp cận;

(17) Các qui trình khẩn nguy và đề phòng, thực hành an toàn với sự hỗ trợ bay theo IFR;

(18) Các qui trình điện đài và sắp xếp từ ngữ áp dụng khi khai thác tàu bay theo IFR; xử lý trong trường hợp liên lạc nhầm;

(19) Các thông tin phù hợp trong tài liệu hướng dẫn do Cục HKVN công bố áp dụng đối với khai thác bay theo IFR;

(20) Hệ thống và qui trình KSKL đối với khai thác bay bằng thiết bị;

(21) Dẫn đường IFR và tiếp cận sử dụng hệ thống dẫn đường;

(22) Sử dụng IFR trong khi bay và qui trình tiếp cận bằng thiết bị;

(23) Khai thác an toàn và hiệu quả tàu bay theo qui tắc và điều kiện bay bằng thiết bị.

 

PHỤ LỤC 2 ĐIỀU 7.113: CÁC YÊU CẦU HƯỚNG DẪN BAY CẤP NĂNG ĐỊNH THIẾT BỊ

(c) Ngoài các qui định của Điều 7.113, người đề nghị cấp năng định thiết bị phải được giáo viên hướng dẫn do Cục HKVN bổ nhiệm huấn luyện trên tàu bay có ghi giờ bay, hoặc trên buồng lái mô phỏng hoặc các thiết bị huấn luyện bay được Cục HKVN phê chuẩn bao gồm các giai đoạn huấn luyện sau:

(1) Các thủ tục trước khi bay gồm có sử dụng tài liệu hướng dẫn bay hoặc các tài liệu tương đương, và tài liệu về dịch vụ không lưu phù hợp khi chuẩn bị kế hoạch bay IFR;

(2) Kiểm tra trước khi bay, sử dụng danh mục kiểm tra, lăn và kiểm tra trước khi cất cánh;

(3) Các phương thức và thao tác khai thác IFR trong điều kiện bình thường, bất thường và khẩn nguy gồm có ít nhất là:

(i) Chuyển sang bay bằng thiết bị khi cất cánh;

(ii) Khởi hành và hạ cánh bằng thiết bị tiêu chuẩn;

(iii) Các phương thức IFR trong khi bay;

(iv) Giữ nguyên các phương thức bay;

(v) Tiếp cận bằng thiết bị tới tiêu chuẩn tối thiểu theo qui định;

(vi) Các phương thức tiếp cận hụt;

(vii) Hạ cánh sau khi tiếp cận bằng thiết bị

(viii) Các thao tác trong khi bay và các tính năng bay đặc biệt.

(4) Các phương thức và kiểm soát tĩnh không;

(5) Bay bằng thiết bị;

(6) Hệ thống dẫn đường;

(7) Các phương thức tiếp cận bằng thiết bị;

(8) Khai thác khẩn nguy; và

(9) Các phương thức sau chuyến bay.

(d) Ngoài ra, đối với máy bay nhiều động cơ:

(1) Áp dụng tất cả các qui định trong điểm (3) khoản (a) của Phụ lục này; và

(2) Khai thác máy bay hoặc trực thăng chủ yếu bằng thiết bị với một động cơ không hoạt động hoặc giả định không hoạt động.

 

PHỤ LỤC 3 ĐIỀU 7.113: CÁC YÊU CẦU VỀ KINH NGHIỆM CẤP NĂNG ĐỊNH THIẾT BỊ

(c) Ngoài các qui định trong Điều 7.113, người đề nghị cấp năng định thiết bị phải có số giờ bay sau đây ghi trong nhật ký bay:

(1) Ít nhất là 50 giờ bay đường dài ở vị trí Người chỉ huy tàu bay, trong đó ít nhất là 10 giờ bay trên loại tàu bay đề nghị cấp năng định;

(2) Có tổng giờ bay là 40 giờ bay thiết bị thật hoặc thiết bị mô phỏng các giai đoạn khai thác theo các qui định tại Mục I của Chương F, bao gồm:

(i) Ít nhất là 10 giờ huấn luyện bay bằng thiết bị dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn bay do Cục HKVN bổ nhiệm trên loại tàu bay đề nghị cấp năng định;

(ii) Ít nhất là 3 giờ huấn luyện thiết bị phù hợp với năng định đề nghị cấp dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn bay do Cục HKVN bổ nhiệm khi chuẩn bị kiểm tra thực hành trong thời hạn 60 ngày trước ngày kiểm tra;

(d) Huấn luyện thiết bị theo qui tắc bay đường dài trên loại tàu bay ít nhất là một chuyến bay đường dài theo IFR bao gồm:

(1) Khoảng cách theo đường hàng không hoặc hành trình theo chỉ dẫn của ATC ít nhất:

(i) Đối với năng định thiết bị - máy bay: 250 dặm; hoặc

(ii) Đối với năng định thiết bị - trực thăng: 100 dặm; và

(2) Tiếp cận thiết bị tại mỗi sân bay; và

(3) Ba loại tiếp cận khác nhau sử dụng hệ thống dẫn đường.

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 7.120: NỘI DUNG HUẤN LUYỆN CHO TỔ LÁI NHIỀU THÀNH VIÊN

e. Mục tiêu của khóa huấn luyện là để người lái thành thạo trong công tác phối hợp tổ lái nhiều thành viên (MCC) để khai thác an toàn trên các máy bay nhiều động cơ nhiều người lái theo quy tắc bay bằng thiết bị và đảm bảo rằng:

5. Lái chính thực hiện các chức năng quản lý và đưa ra quyết định cho dù anh ta là phi công bay hay là phi công không bay.

6. Các nhiệm vụ của phi công bay và phi công không bay được quy định rõ ràng và phân công theo cách phi công bay có thể hướng sự chú ý của anh ta vào việc vận hành và kiểm soát tàu bay.

7. Có sự phối hợp hiệu quả một cách có trật tự phù hợp khi gặp phải các tình huống bình thường, bất thường và khẩn nguy.

8. Sự giám sát, thông tin và hỗ trợ qua lại lẫn nhau luôn luôn được đảm bảo.

f. Các giáo viên huấn luyện Phối hợp tổ lái nhiều thành viên phải rất thành thạo với vấn đề nhân tố con người và quản lý nguồn nhân lực tổ bay. Họ phải được cập nhật với sự phát triển mới nhất của việc huấn luyện nhân tố con người và các kỹ năng CRM.

g. Giáo trình huấn luyện kiến thức lý thuyết được xây dựng theo quy định của Cục HKVN.

h. Giáo trình huấn luyện bay được quy định tại Hướng dẫn 07-016 (AC 07-016) của Cục HKVN.

đ. Khi kết thúc khóa học, người đề nghị có thể được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học.

e. Người có Giấy chứng nhận đã hoàn thành huấn luyện MCC về trực thăng sẽ được miễn trừ qui định hoàn thành chương trình kiến thức lý thuyết qui định tại Hướng dẫn 07-016 (AC 07-016) của Cục HKVN.

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 7.123: CÁC YÊU CẦU CHUNG VỀ CHO PHÉP KHAI THÁC CATII HOẶC CATIII

(e) Người đề nghị cho phép khai thác CATII hoặc CATIII phải qua kiểm tra thực hành để:

(1) Cấp hoặc gia hạn cho phép khai thác CATII hoặc CATIII;

(2) Bổ sung tàu bay loại khác vào cho phép khai thác CATII hoặc CATIII.

(f) Để được kiểm tra thực hành cấp phép theo qui định của mục này, người đề nghị phải:

(1) Đáp ứng các yêu cầu đã nêu; và

(2) Nếu người đề nghị cấp không qua được bài kiểm tra thực hành trong vòng 12 tháng trước tháng kiểm tra:

(i) Đáp ứng được các yêu cầu đã nêu; và

(ii) Thực hiện ít nhất 6 lần tiếp cận ILS trong vòng 6 tháng trước tháng kiểm tra trong số đó ít nhất 3 lần phải được thực hiện không sử dụng coupler tiếp cận.

(g) Người đề nghị phải hoàn thành tiếp cận theo qui định:

(1) Dưới điều kiện bay bằng thiết bị thật hoặc mô phỏng;

(2) Taị độ cao quyết định tối thiểu để tiếp cận ILS trên loại tàu bay sử dụng để kiểm tra thực hành trừ khi việc tiếp cận không được thực hiện tại độ cao quyết định cho phép khai thác CATII;

(3) Khai thác CATII chỉ được cho phép tại độ cao quyết định nếu được tiến hành trong buồng lái mô phỏng hoặc thiết bị huấn luyện bay mô phỏng được phê chuẩn; và

(4) Trên tàu bay cùng loại và hạng, áp dụng, như tàu bay hoặc buồng lái mô phỏng được phê chuẩn dùng để thực hiện kiểm tra thực hành:

(i) Đại diện tàu bay cùng loại và hạng áp dụng như tàu bay đề nghị cho phép phê chuẩn; và

(ii) Được cấp phê chuẩn phù hợp với khoá huấn luyện được phê chuẩn do Trung tâm huấn luyện bay tiến hành.

(h) Thời gian bay đạt được đáp ứng các qui định có thể được sử dụng.

 

PHỤ LỤC 2 ĐIỀU 7.123: KIỂM TRA VẤN ĐÁP TRONG KHI THỰC HÀNH CATII HOẶC CATIII

(c) Trong khi kiểm tra thực hành, người đề nghị phải chứng tỏ các yêu cầu về kiến thức tại Bảng 1 -7.123 qua các câu hỏi vấn đáp.

(d) Thanh tra bay và giáo viên kiểm tra bay có thể hỏi vấn đáp bất kỳ lúc nào trong khi kiểm tra thực hành.

BẢNG 1 - 7.123 CHỨNG TỎ CÁC KIẾN THỨC HÀNG KHÔNG

CAT II

CAT III

1. Độ dài theo yêu cầu để hạ cánh

X

X

2. Sử dụng và hạn chế của tầm nhìn trên đường CHC, bao gồm xác định việc kiểm soát RVR và thiết bị đo theo qui định

X

X

3. Các đặc tính và hạn chế của ILS và hệ thống chiếu sáng đường băng

X

X

4. Các đặc tính và hạn chế của hệ thống chỉ dẫn bay, cài tiếp cận tự động (bao gồm chia loại trục nếu được trang bị), hệ thống tay ga tự động (nếu trang bị), và thiết bị khác yêu cầu đối với CATII, CATIII

X

X

5. Hệ thống cảnh báo hỏng thiết bị và trang thiết bị

X

X

6. Sử dụng các điểm mốc thực tế nếu có hoặc các giới hạn và độ cao mà ở đó thông thường có thể cảm nhận được với số liệu tầm nhìn đường cất hạ cánh (RVR) bị giảm

X

X

7. Thứ tự các điểm mốc quan sát thực tế trong quá trình tiếp cận trong điều kiện tầm nhìn bằng hoặc cao hơn điều kiện hạ cánh tối thiểu.

X

X

8. Địa tiêu trong điều kiện thời tiết tối thiểu

X

X

9. Nhận dạng độ cao quyết định hoặc độ cao được cảnh báo nếu áp dụng, sử dụng đồng hồ đo độ cao vô tuyến

X

X

10. Các phương thức tiếp cận hụt và các kỹ thuật sử dụng thiết bị hiển thị trạng thái tàu bay theo chế độ tính toán hoặc cố định.

X

X

11. Các phưong thức và kỹ thuật liên quan đến chuyển từ bay thiết bị sang bay bằng mắt trong tiếp cận cuối cùng khi giảm RVR

X

X

12. Nhận biết và có hành động chính xác đối với những hỏng hóc lớn trước và sau khi đạt độ cao quyết định hoặc độ cao cảnh bảo giới hạn, nếu áp dụng

X

X

13. Nhận biết các giới hạn của vị trí chấp nhận được đối với tàu bay và đường bay khi tiếp cận, bay bằng, và nếu áp dụng, xả đà

 

X

14. Nhận biết và có phản ứng đối với hỏng hóc hệ thống trên không và dưới mặt đất hoặc tình trạng bất thường, đặc biệt sau khi qua độ cao quyết định hoặc độ cao cảnh báo, nếu áp dụng

 

X

15. Sự hỏng hóc không mong muốn đối với các điều kiện ít hơn RVR tối thiểu trong tiếp cận, bay bằng và xả đà

 

X

16. Thực hiện nhiệm vụ của F/O trong khai thác CATII, CATIII, trừ khi tàu bay đề nghị cấp năng định không yêu cầu F/O

X

X

17. Các ảnh hưởng của gió cắt theo phương thẳng đứng và nằm ngang

X

X

 

PHỤ LỤC 3 ĐIỀU 7.123: KIỂM TRA BAY THỰC HÀNH CAT II VÀ CAT III

(f) Bài kiểm tra bay thực hành phải được tiến hành trên tàu bay cùng loại và hạng áp dụng như tàu bay đề nghị cho phép hoặc trên buồng lái giả định được phê chuẩn:

(1) Đại diện tàu bay cùng loại và hạng áp dụng như tàu bay đề nghị cho phép phê chuẩn; và

(2) Được cấp phê chuẩn phù hợp với khoá huấn luyện được phê chuẩn do ATO tiến hành.

(g) Tất cả các lần tiếp cận được thực hiện trong khi bay phải sử dụng hệ thống hướng dẫn kiểm soát được phê chuẩn, ngoại trừ các qui định như đã nói trong bảng của mục này.

(h) Đối với việc cấp phép cho tàu bay yêu cầu năng định loại, người đề nghị phải qua kiểm tra thực hành với F/O có năng định loại tàu bay cho phép thực hiện

(i) Thanh tra bay và giáo viên kiểm tra bay có thể hỏi vấn đáp bất kỳ lúc nào trong khi kiểm tra thực hành.

(j) Các bài kiểm tra thực hành phải gồm có các thao tác và phương thức theo qui định:

(1) Trong điều kiện bay bằng thiết bị thật hoặc mô phỏng thể hiện các điều kiện thời tiết tối thiểu cho tiếp cận, hạ cánh và xả đà trong suốt bài kiểm tra thực hành;

(2) Tại độ cao tối thiểu đối với loại hoặc tiếp cận ILS của loại tàu bay kiểm tra thực hành.

Ghi chú: Nếu bài kiểm tra thực hành được tiến hành trên tàu bay, giáo viên kiểm tra có thể giới hạn độ cao tối thiểu cao hơn phù hợp với điều kiện kiểm tra.

BẢNG 2 - 7.123 CÁC YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG

CAT II

CAT III

1. Tiếp cận có cài ILS (chuyển sang hạ cánh)

X

X

2. Tiếp cận có cài ILS (chuyển sang tiếp cận hụt)

X

X

3. Tiếp cận ILS bằng tay, sử dụng chỉ huy hướng bay

X

 

4. Hạ cánh và xả đà tự động bình thường

 

X

5. Hạ cánh tự động bình thường với xả đà bằng tay (IIIb) sau khi hỏng mode xả đà tại điểm tiếp cận

 

X

6. Hạ cánh bình thường bằng tay

X

 

7. Tíêp cận hụt

X

X

8. Tiếp cận hụt với một động cơ không hoạt động (nếu tàu bay vẫn có khả năng hoạt động)

X

X

 

PHỤ LỤC 4 ĐIỀU 7.123: CÁC YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI PHÊ CHUẨN NGƯỜI LÁI KHAI THÁC CATII VÀ CATIII

(d) Cục HKVN phê chuẩn khai thác CATII và CATIII cho người lái như một phần của năng định thiết bị hoặc giấy phép lái máy bay vận tải hàng không. Phê chuẩn CAT II và III sẽ bao gồm các hạn chế sau đây:

(1) Đối với khai thác CATII, 1,600 bộ (ft) RVR và 150 bộ (ft) độ cao quyết định; và

(2) Đối với khai thác CATIII, theo qui định trong tài liệu cho phép.

(e) Để xóa bỏ các hạn chế đối với việc cho phép khai thác CATII III:

(1) Người được Cục HKVN cho phép khai thác CATII có thể xóa bỏ hạn chế bằng cách chứng minh được là bắt đầu từ 6 tháng trước đến khi hạ cánh trong các điều kiện khai thác bằng thiết bị mô phỏng hoặc thiết bị thật, Người khai thác loại hình này thực hiện 3 lần tiếp cận ILS CATII với độ cao quyết định là 150 ft; hoặc

(2) Người được Cục HKVN cho phép khai thác CATIII có thể xóa bỏ hạn chế bằng cách chứng tỏ đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm theo qui định.

(f) Người được phép hoặc người đề nghị cho phép khai thác CATII, CATIII có thể sử dụng buồng lái giả định hoặc thiết bị huấn luyện mô phỏng nếu được Cục HKVN phê chuẩn đáp ứng được các yêu cầu về kinh nghiệm theo qui định hoặc về kiểm tra thực hành theo qui định của Phần này về cho phép khai thác CATII, CATIII như áp dụng.

CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI CỦA TỔ LÁI NHIỀU THÀNH VIÊN

1. Huấn luyện

a. Huấn luyện bay phải bao gồm tối thiểu 240 giờ bay, trong đó có số giờ là người lái bay và người lái không bay trên các chuyến bay mô phỏng và chuyến bay thực tế gồm có 4 giai đoạn huấn luyện dưới đây:

1. Giai đoạn 1: kỹ năng bay cơ bản là giai đoạn huấn luyện bay một người lái cơ bản trên tàu bay.

2. Giai đoạn 2: cơ bản là giai đoạn giới thiệu khai thác trong môi trường nhiều thành viên và bay bằng thiết bị.

3. Giai đoạn 3: trung cấp là giai đoạn huấn luyện khai thác trong môi trường tổ lái nhiều thành viên trên máy bay tua bin nhiều động cơ được cấp giấy chứng nhận máy bay có tính năng cao theo qui định hiện hành.

4. Giai đoạn 4: nâng cao là giai đoạn huấn luyện năng định loại trong môi trường được định hướng theo hãng hàng không. Kinh nghiệm bay trên các chuyến bay thực tế phải bao gồm yêu cầu về kinh nghiệm theo qui định, huấn luyện phục hồi tình trạng tàu bay, bay đêm, bay bằng thiết bị và kinh nghiệm bay yêu cầu có liên quan đến người lái.

b. Các nội dung quy định về huấn luyện phối hợp tổ lái nhiều thành viên quy định trong Phần 7 này không kết hợp với các giai đoạn liên quan nói trên.

c. Huấn luyện trên chuyến bay không đối xứng phải được thực hiện trên máy bay thật hoặc trên thiết bị huấn luyện mô phỏng.

d. Mỗi giai đoạn huấn luyện theo giáo trình huấn luyện bay phải được huấn luyện kiến thức cơ bản và các giai đoạn huấn luyện thực hành.

đ. Khóa huấn luyện phải bao gồm quá trình đánh giá liên tục giáo trình huấn luyện và học viên. Việc đánh giá phải đảm bảo:

1. Kỹ năng và sự đánh giá liên quan đến nhiệm vụ của lái phụ trên máy bay nhiều động cơ;

2. Các học viên đạt được kỹ năng cần thiết theo quá trình và đạt yêu cầu.

e. Khóa huấn luyện phải bao gồm ít nhất 12 lần cất hạ cánh để đảm bảo đủ kỹ năng. Những lần cất hạ cánh này phải được thực hiện dưới dự giám sát của giáo viên trên loại máy bay sẽ được cấp năng định.

2. Mức đánh giá:

a. Người đề nghị cấp giấy phép tổ lái nhiều thành viên phải đáp ứng được năng lực ở 9 mức được quy định tại khoản 3 Điều này, ở mức năng lực nâng cao yêu cầu khai thác và tương tác ở vị trí lái phụ trên máy bay tua bin nhiều động cơ theo qui tắc bay bằng mắt và bay bằng thiết bị. Việc đánh giá phải khẳng định khả năng kiểm soát máy bay hoặc tình huống được duy trì liên tục, đảm bảo kết quả tốt về phương thức khai thác hoặc các chuyển động của máy bay. Người đề nghị cấp giấy phép tổ lái nhiều thành viên phải chứng tỏ được mức kiến thức chắc chắn, kỹ năng và thái độ đảm bảo khai thác an toàn trên loại máy bay đang khai thác phù hợp với tiêu chí về giấy phép tổ lái nhiều thành viên.

3. Các giai đoạn huấn luyện

(c) Chín giai đoạn huấn luyện mà người đề nghị phải thực hiện như sau:

(1) Áp dụng các qui tắc quản lý đe doạ và rủi ro (TEM);

(2) Thực hiện khai thác máy bay trên mặt đất;

(3) Thực hiện cất cánh;

(4) Thực hiện lấy độ cao;

(5) Thực hiện bay bằng;

(6) Thực hiện hạ độ cao;

(7) Thực hiện tiếp cận;

(8) Thực hiện hạ cánh; và

(9) Thực hiện sau khi hạ cánh và khai thác máy bay sau chuyến bay;

(10) Các giai đoạn huấn luyện được phân chia nhỏ tới các chi tiết cấu thành mà các yêu cầu về tính năng đã được xác định cụ thể. Các giai đoạn huấn luyện và các yêu cầu về tính năng cụ thể do Cục HKVN quy định.

(d) Đơn đề nghị cấp phê chuẩn các qui tắc quản lý đe doạ và rủi ro là một giai đoạn huấn luyện đặc thù được hợp nhất với mỗi giai đoạn huấn luyện khác cho các mục đích huấn luyện và kiểm tra.

4. Thiết bị huấn luyện mô phỏng

(c) Các thiết bị huấn luyện bay mô phỏng được sử dụng để tích luỹ kinh nghiệm cho người lái đề nghị cấp giấy phép tổ lái nhiều thành viên phải được Cục HKVN phê chuẩn.

(d) Các thiết bị huấn luyện mô phỏng được phân loại như sau:

(1) Loại 1: Huấn luyện từ xa (E-training) và các thiết bị mô phỏng công việc (part tasking devices) do Cục HKVN phê chuẩn có các đặc tính sau:

(i) Liên quan đến các phụ kiện khác với các phụ kiện thường liên quan tới máy tính bàn như bộ điều khiển đúp của cần tay ga, cần điều khiển máy bay hoặc bàn phím của FMS;

(ii) Liên quan đến hoạt động tâm lý lượng học khi áp dụng lực và thời gian phản hồi thích hợp.

(2) Loại 2: Thiết bị mô phỏng bay đại diện cho loại tàu bay lắp động cơ tuốc-bin được phê chuẩn cho tổ bay hai thành viên và có hệ thống bay ban ngày bằng mắt tăng cường và có trang bị hệ thống tự động lái.

(i) Yêu cầu này có thể được đáp ứng bằng thiết bị huấn luyện mô phỏng bay được trang bị bay ban ngày bằng mắt;

(ii) Phải đáp ứng, ở mức tối thiểu, các tính năng tương đương với quy định của FAA đối với FTD mức 5 hoặc JAA FNPT II MCC.

(3) Loại 3: Thiết bị mô phỏng bay đại diện cho loại tàu bay lắp nhiều động cơ tuốc-bin được phê chuẩn cho tổ bay hai thành viên và có hệ thống bay ban ngày bằng mắt tăng cường và có trang bị hệ thống tự động lái.

(i) Yêu cầu này có thể được đáp ứng bằng thiết bị huấn luyện mô phỏng bay được trang bị bay ban ngày bằng mắt;

(ii) Phải đáp ứng, ở mức tối thiểu, các tính năng tương đương như thiết bị mô phỏng bay mức B được quy định tại JAR-STD 1A hiện hành; và tại FAA AC120-40B hiện hành, bao gồm cả phương pháp áp dụng thay thế (alternative mean of compliance) cho phép tại AC120-40B;

(iii) Một số buồng tập mô phỏng bay đầy đủ (full flight simulator) mức A đã được đánh giá trước đây mà đã được phê chuẩn để sử dụng cho việc huấn luyện và kiểm tra thao tác bay vẫn có thể được sử dụng.

(4) Loại 4: Thiết bị mô phỏng bay hoàn toàn tương đương với thiết bị mô phỏng mức D và C có trang bị hệ thống bay ban ngày bằng mắt tăng cường.

Ghi chú: Yêu cầu này có thể được đáp ứng bởi thiết bị mô phỏng bay đáp ứng, tối thiểu, các tính năng tương đương quy định cho buồng tập mô phỏng bay mức C và D được quy định tại JAR-STD 1A hiện hành và tại FAA AC120-40B hiện hành, bao gồm cả phương pháp áp dụng thay thế cho phép tại AC120-40B.

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 7.215: CÁC YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI ĐỀ NGHỊ CẤP ATPL

(d) Đối với cả trực thăng và máy bay: Ngoài các qui định tại Điều 7.215, người đề nghị cấp ATPL phải chứng tỏ mức kiến thức phù hợp với quyền được cấp của người có ATPL (máy bay hoặc trực thăng), ít nhất là trong các môn học sau đây:

(1) Các qui định và qui tắc liên quan đến ATPL: các qui tắc về không phận; thực hành và các phương thức dịch vụ không lưu phù hợp;

(2) Các thiết bị bay: các hỏng hóc của la bàn, nút và gia tốc; thiết bị con quay, các giới hạn trong khai thác và hiệu ứng chuyển động chậm của một vật thể quay xung quanh một trục; thực hành và các phương thức khi các thiết bị bay thực hiện sai chức năng;

(3) Kế hoạch bay khai thác trước chuyến bay và trong chuyến bay; chuẩn bị và ghi đủ vào kế hoạch bay không lưu; các phương thức cung cấp dịch vụ không lưu phù hợp; qui trình đặt đồng hồ đo độ cao;

(4) Năng lực con người liên quan đến vận tải hàng không;

(5) Dịch và áp dụng các báo cáo khí tượng hàng không, các biểu đồ và dự báo khí tượng; mã và các chữ viết tắt; sử dụng và các qui trình nắm bắt các thông tin khí tượng, trước và trong chuyến bay; đo độ cao;

(6) Khí tượng hàng không; khí hậu các vùng liên quan trên phương diện các yếu tố có ảnh hưởng đến hàng không; sự thay đổi của hệ thống áp suất; cấu trúc dải không khí, nguồn gốc và các đặc điểm của hiện tượng thời tiết đặc biệt ảnh hưởng đến các điều kiện cất cánh, trong khi bay và hạ cánh;

(7) Các nguyên nhân, nhận biết và ảnh hưởng của việc đóng băng trên động cơ và thân tàu bay; quy trình xuyên qua vùng/dải không khí; tránh khu vực thời tiết xấu;

(8) Không lưu, bao gồm sử dụng các biểu đồ hàng không, hỗ trợ dẫn đường bằng đài dẫn đường và hệ thống dẫn đường khu vực, các yêu cầu về dẫn đường đặc thù đối với các chuyến bay tầm xa.

(9) Sử dụng, chính xác và tin cậy hệ thống dẫn đường sử dụng trong các giai đoạn khởi hành, trong khi bay, tiếp cận và hạ cánh; nhận biết hỗ trợ dẫn đường của đài dẫn đường;

(10) Các qui tắc và đặc tính của hệ thống dẫn đường địa tiêu lắp trên tàu bay và khai thác thiết bị cất cánh; mã và viết tắt, và các sơ đồ phương thức khai thác bằng thiết bị trong khởi hành, trong khi bay, hạ độ cao và tiếp cận;

(11) Các phương thức khẩn nguy và đề phòng khẩn nguy; thực hành an toàn gắn liền với bay theo IFR;

(12) Các phương thức khai thác vận chuyển hàng hoá và hàng nguy hiểm;

(13) Các yêu cầu và thực hành đối với giảng bình an toàn cho hành khách, bao gồm việc đề phòng khi lấy hành khách lên tàu bay và cho hành khách xuống tàu bay;

(14) Các phương thức liên lạc vô tuyến điện và khẩu lệnh hành động trong trường hợp hỏng hệ thống liên lạc;

(15) Dịch và sử dụng tài liệu hàng không như AIP, NOTAM, các code hàng không và từ viết tắt, sơ đồ phương thức bay bằng thiết bị để khởi hành, trong chuyến bay, giảm độ cao và tiếp cận;

(e) Các lĩnh vực kiến thức bổ sung về hàng không: Người đề nghị phải chứng tỏ được mức kiến thức phù hợp với năng định được cấp trong ATPL (máy bay hoặc trực thăng), ít nhất là các môn sau đây:

(1) Các đặc tính chung và giới hạn của hệ thống điện, thủy lực, áp suất và các hệ thống khác của tàu bay; các hệ thống điều khiển, bao gồm lái tự động và tăng sự ổn định của tàu bay;

(2) Các qui tắc khai thác, làm chủ các phương thức và các hạn chế trong khai thác động cơ tàu bay; các ảnh hưởng của điều kiện khí quyển lên tính năng động cơ; các thông tin về khai thác có liên quan từ tài liệu hướng dẫn bay và tài liệu thích hợp khác;

(3) Các phương thức khai thác và các hạn chế của máy bay; các ảnh hưởng của điều kiện khí quyển lên tính năng động cơ;

(4) Sử dụng và kiểm tra khả năng hoạt động của thiết bị và các hệ thống của máy bay phù hợp;

(5) Các qui trình bảo dưỡng khung, hệ thống và động cơ của máy bay phù hợp;

(6) Các ảnh hưởng của việc chất tải và phân phối trọng tải trên tàu bay, các đặc tính và tính năng bay; cách tính trọng tải và cân bằng;

(7) Sử dụng và thực hành cất cánh, hạ cánh và các dữ liệu về tính năng khác, bao gồm các phương thức kiểm soát đường dài;

(8) Thực hành khí tượng, bao gồm dịch và sử dụng báo cáo thời tiết, sơ đồ và dự báo thời tiết; luồng khí phản lực;

(9) Sử dụng, hạn chế và khả năng hoạt động của hệ thống điện điện tử và thiết bị cần thiết để điều khiển và dẫn đường máy bay;

(10) Các qui tắc bay liên quan đến máy bay; khí động học cận âm; các giới hạn cơ động cho phép; đặc tính thiết kế của cánh; hiệu ứng bổ trợ lực nâng và lực cản của các thiết bị; mối liên hệ giữa lực nâng, lực cản và lực đẩy tại các vận tốc và cấu hình của tàu bay khác nhau.

(f) Các lĩnh vực kiến thức bổ sung về trực thăng: Người đề nghị phải chứng tỏ được mức kiến thức phù hợp với năng định được cấp trong ATPL, ít nhất là các môn sau đây:

(1) Các đặc tính chung và giới hạn của hệ thống điện, thủy lực, áp suất và các hệ thống khác của tàu bay; các hệ thống điều khiển, bao gồm lái tự động và tăng sự ổn định của trực thăng;

(2) Các qui tắc khai thác, làm chủ các phương thức và các hạn chế trong khai thác động cơ tàu bay; các ảnh hưởng của điều kiện khí quyển lên tính năng động cơ; các thông tin về khai thác có liên quan từ tài liệu hướng dẫn bay và tài liệu thích hợp khác;

(3) Các phương thức khai thác và các hạn chế của trực thăng; các ảnh hưởng của điều kiện khí quyển lên tính năng động cơ;

(4) Sử dụng và kiểm tra khả năng hoạt động của thiết bị và các hệ thống của máy bay phù hợp;

(5) Các qui trình bảo dưỡng khung, hệ thống và động cơ của trực thăng phù hợp;

(6) Các ảnh hưởng của việc chất tải và phân phối trọng tải trên trực thăng, các đặc tính và tính năng bay; cách tính trọng tải và cân bằng;

(7) Sử dụng và thực hành cất cánh, hạ cánh và các dữ liệu về tính năng khác bao gồm các phương thức kiểm soát bay đường dài;

(8) Các nguyên nhân, nhận biết và ảnh hưởng của động cơ, khung và đóng băng cánh quay; tránh khu vực thời tiết xấu;

(9) Sử dụng, hạn chế và khả năng hoạt động của avionics và các thiết bị cần thiết đối với việc kiểm soát và dẫn đường trực thăng;

(10) Các phương thức khẩn nguy và đề phòng;

(11) Các phương thức khai thác vận chuyển hàng hoá, bao gồm cả hàng treo ngoài và hàng nguy hiểm;

(12) Các yêu cầu và thực hành đối với giảng bình an toàn cho hành khách, bao gồm việc đề phòng khi lên tàu bay và rời khỏi trực thăng;

(13) Các qui tắc bay liên quan đến trực thăng;

(14) Các phương thức liên lạc điện đài và sắp xếp từ ngữ áp dụng cho khai thác VFR; hành động trong trường hợp hỏng hệ thống liên lạc.

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 7.217: CÁC YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG BAY ĐỐI VỚI ATPL

(c) Ngoài các qui định tại Điều 7.217, người đề nghị phải chứng tỏ được khả năng thực hiện các phương thức và các thao tác do Cục HKVN qui định, với tư cách là người chỉ huy tàu bay trên máy bay nhiều động cơ yêu cầu khai thác cùng lái phụ, ít nhất bao gồm:

(1) Các thủ tục trước khi bay, gồm có chuẩn bị kế hoạch khai thác bay và thực hiện đầy đủ kế hoạch bay không lưu;

(2) Các phương thức bay và các thao tác bình thường trong các giai đoạn của chuyến bay;

(3) Các phương thức và các thao tác đối với khai thác IFR trong điều kiện bình thường, bất thường và khẩn nguy gồm có hỏng động cơ mô phỏng và bao gồm ít nhất các yếu tố sau:

(i) Chuyển sang bay bằng thiết bị khi cất cánh;

(ii) Khởi hành và đến bằng thiết bị tiêu chuẩn;

(iii) Các phương thức IFR và không lưu trong chuyến bay;

(iv) Các phương thức chờ;

(v) Tiếp cận bằng thiết bị đến mức tối thiểu theo qui định;

(vi) Các phương thức tiếp cận hụt;

(vii) Hạ cánh sau khi tiếp cận bằng thiết bị;

(4) Các phương thức khai thác bất thường và khẩn nguy và các thao tác liên quan đến hỏng hóc và sai chức năng thiết bị ví dụ như động cơ, hệ thống và khung sườn; và

(5) Các cách xử lý đối với sự mất khả năng làm việc và hợp tác của tổ bay, bao gồm chỉ định nhiệm vụ cho người lái, hợp tác của tổ bay và sử dụng danh mục kiểm tra.

(d) Đối với loại và hạng tàu bay khác, người đề nghị phải chứng tỏ khả năng thực hiện các phương thức và các thao tác của khoản (a) với tư cách là người chỉ huy tàu bay, ngoại trừ điểm (5), khoản (a) theo qui định trong các tiêu chuẩn về kiểm tra thực hành.

 

PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 7.220: KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI ĐỀ NGHỊ CẤP ATPL

(d) Ngoài các yêu cầu tại Điều 7.220 và, người đề nghị cấp ATPL phải có ít nhất kinh nghiệm đối với loại tàu bay đó được liệt kê trong bảng dưới đây:

Ghi chú 1: Trong bảng dưới đây, các chữ viết tắt chỉ loại hoặc/ và hạng tàu bay như sau: A= Máy bay; RH= Tàu bay động cơ Rotor-Trực thăng; RG= Tàu bay động cơ Rotor- Gyroplane; G= Tầu lượn; LA=Airship; FB= Kinh khí cầu (Free Balloon)

Ghi chú 2: TR= Chuyển từ A sang Rotocraft; TG= Chuyển từ A sang G; TA= Chuyển từ A hoặc R sang Airship; TP= Chuyển từ A sang PL.

BẢNG 1 – 7.200 KINH NGHIỆM CỤ THỂ

A

TR

TG

RH

PL

G

TL A

LA

FB

GIỜ BAY TỐI THIỂU

(1) Người lái – Trên hạng tàu bay

1500

 

 

1000

 

 

 

 

 

(2) Người lái – Bay đường dài

200

 

 

200

 

 

 

 

 

(3) Người lái – Đêm

100

 

 

100

 

 

 

 

 

(4) Người lái – Đêm trên tàu bay

 

 

 

15

 

 

 

 

 

(5) Người lái – Thiết bị (Trên tàu bay hoặc trên SIM)

75

 

 

75

 

 

 

 

 

(6) Người lái – Thiết bị (Trên tàu bay hoặc trên SIM)

 

 

 

25

 

 

 

 

 

(7) Người lái – Thiết bị (Thời gian bay Tối đa trên SIM)

25

 

 

25

 

 

 

 

 

(8) Người lái – Thiết bị (Thời gian bay tối đa trên SIM) trên hạng tàu bay trong khoá học

50

 

 

50

 

 

 

 

 

(9) Người chỉ huy tàu bay – Loại tàu bay (hoặc Người chỉ huy tàu bay) dưới sự giám sát của giáo viên kiểm tra loại tàu bay (TRE).

250

 

 

35

 

 

 

 

 

(10) Chuẩn bị cho kiểm tra thực hành bay (trước 60 ngày)

3

 

 

3

 

 

 

 

 

(e) Người lái đã thực hiện ít nhất 20 lần cất hạ cánh đêm đến khi dừng lại hẳn, được phép tính một lần cất hạ cánh đêm đến khi dừng lại hẳn bằng 1 giờ bay đêm để đáp ứng yêu cầu về thời gian bay đêm qui định trong bảng này nhưng không được tính quá 25h.

(f) Người đề nghị CPL có thể tính thời gian F/O sau đây hoặc thời gian làm cơ giới trên không đạt 1500h trong tổng số giờ bay với tư cách là người lái theo qui định của khoản (a) của Điều này:

(1) Thời gian F/O đạt được trên tàu bay:

(i) Yêu cầu có hơn một người lái theo qui định của tài liệu hướng dẫn bay hoặc Giấy chứng nhận loại tàu bay; hoặc

(ii) Tham gia vào khai thác theo qui định của Phần 12 yêu cầu đối với F/O;

(2) Thời gian làm cơ giới trên không đạt được:

(i) Trên máy bay yêu cầu có cơ giới trên không theo qui định của tài liệu hướng dẫn bay hoặc Giấy chứng nhận loại tàu bay;

(ii) Khi tham gia vào khai thác theo qui định của Phần 12 yêu cầu đối với cơ giới trên không;

(iii) Khi người lái đang tham dự chương trình huấn luyện được phê chuẩn theo Phần 12; và

(iv) Không quá 1h đối với mỗi 3h làm cơ giới trên không trong tổng số thời gian được tính không quá 500h.



(1) Đối với đề nghị phê duyệt, chấp thuận Chương trình an ninh phải giải trình về sự tuân thủ với các quy định của Thông tư và pháp luật hiện hành và tính khả thi của các quy định trong Chương trình, Quy chế an ninh hàng không. Đối với đề nghị cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải giải trình cụ thể lý do đề nghị cấp thẻ, giấy phép.

Regarding submitting the ASP for approval, justification is how the ASP complied with this NCASP and relevant regulations and the feasibility of the ASP. Regarding the request of security permit, justification is the details of the need to have security permit and writing by rule.

(2) Đối với đề nghị phê duyệt, chấp thuận Chương trình an ninh phải giải trình về sự tuân thủ với các quy định của Thông tư và pháp luật hiện hành và tính khả thi của các quy định trong Chương trình, Quy chế an ninh hàng không. Đối với đề nghị cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải giải trình cụ thể lý do đề nghị cấp thẻ, giấy phép.

Regarding submitting the ASP for approval, justification is how the ASP complied with this NCASP and relevant regulations and the feasibility of the ASP. Regarding the request of security permit, justification is the details of the need to have security permitand writing by rule.

(3) Đối với đề nghị phê duyệt, chấp thuận Chương trình an ninh phải giải trình về sự tuân thủ với các quy định của Thông tư và pháp luật hiện hành và tính khả thi của các quy định trong Chương trình, Quy chế an ninh hàng không. Đối với đề nghị cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải giải trình cụ thể lý do đề nghị cấp thẻ, giấy phép.

Regarding submitting the ASP for approval, justification is how the ASP complied with this NCASP and relevant regulations and the feasibility of the ASP. Regarding the request of security permit, justification is the details of the need to have security permitand writing by rule.

4 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Mục 15 Phụ lục 7 sửa đổi, bổ sung một số điều của Phần 7 Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2021.

5 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Mục 15 Phụ lục 7 sửa đổi, bổ sung một số điều của Phần 7 Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2021.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 280/QĐ-BGTVT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu280/QĐ-BGTVT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/02/2021
Ngày hiệu lực15/03/2021
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Giao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật3 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 280/QĐ-BGTVT

Lược đồ Quyết định 280/QĐ-BGTVT 2021 thủ tục hành chính lĩnh vực hàng không thuộc Bộ Giao thông vận tải


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 280/QĐ-BGTVT 2021 thủ tục hành chính lĩnh vực hàng không thuộc Bộ Giao thông vận tải
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu280/QĐ-BGTVT
                Cơ quan ban hànhBộ Giao thông vận tải
                Người kýLê Anh Tuấn
                Ngày ban hành22/02/2021
                Ngày hiệu lực15/03/2021
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Giao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật3 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Quyết định 280/QĐ-BGTVT 2021 thủ tục hành chính lĩnh vực hàng không thuộc Bộ Giao thông vận tải

                            Lịch sử hiệu lực Quyết định 280/QĐ-BGTVT 2021 thủ tục hành chính lĩnh vực hàng không thuộc Bộ Giao thông vận tải

                            • 22/02/2021

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 15/03/2021

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực