Quyết định 2834/QĐ-UBND

Quyết định 2834/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Nội dung toàn văn Quyết định 2834/QĐ-UBND thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em Bà Rịa-Vũng Tàu


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2834/QĐ-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 24 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THÚC ĐẨY QUYỀN THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC VẤN ĐỀ VỀ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, ngày 15/6/2004;

Căn cứ Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em;

Căn cứ Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 03/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 555/TTr-LĐTBXH ngày 06/11/2015 về việc ban hành Kế hoạch thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Điều 2. Giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở: Lao động-Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; “b/c”
- Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em; “b/c”

- TTr. TU, TTr. HĐND Tỉnh; “b/c”
-
Chủ tịch và các PCT UBND tnh
-
UBMTTQ Tnh và các đoàn thể;
- Thành viên UBN
D Tnh;
- Các Ban thuộc HĐND Tỉnh;
- Đài Phát thanh truyền hình, Báo BR-VT;
- L
ưu VT-TH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Dũng

 

KẾ HOẠCH

THÚC ĐẨY QUYỀN THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC VẤN ĐỀ VỀ TRẺ EM TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành k
èm theo Quyết định số: 2834/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)

Quyền tham gia của trẻ em là một trong bốn nhóm quyền quan trọng của trẻ em được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (sống còn, phát triển, bảo vệ và tham gia).

Thực hiện quyền tham gia của trẻ em là thực hiện quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điu 37, thực hiện một số quyền của trẻ em theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Công ước của Liên hp quốc về quyền trẻ em. Vì vậy cần thiết phải xây dựng Kế hoạch thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em tại địa phương:

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI CHƯƠNG TRÌNH:

1. Đối tượng: Trẻ em từ 6 tuổi trở lên; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quyền của trẻ em.

2. Phạm vi của chương trình: Các huyện, thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

3. Thi gian: Từ năm 2016 - 2020.

II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

1. Mục tiêu tổng quát:

Tạo môi trường thuận lợi và nâng cao năng lực cho trẻ em trong việc thực hiện quyền tham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ em theo quy định của pháp luật và Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.

2. Các mục tiêu cụ thể:

- 100% pháp luật, chính sách về trẻ em ở cấp tỉnh, cấp huyện được tham vấn ý kiến trẻ em;

- 90% các quyết định có liên quan đến trẻ em trong nhà trường được tham vấn ý kiến trẻ em;

- 90% các quyết định có liên quan đến trẻ em trong cộng đồng, xã hội được tham vn ý kiến trẻ em;

- 100% các huyện, thành phố triển khai thực hiện ít nhất 02 mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

1. Nâng cao nhận thức cho các cp chính quyền, các tổ chức, cá nhân về ý nghĩa, sự cần thiết về quyền tham gia của trẻ em, giúp cho trẻ em chủ động, sáng tạo, tự tin trong cuộc sng, trở thành chủ nhân tương lai của đt nước. Nâng cao năng lực về quản lý nhà nước, kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em cho các cp chính quyn, các tchức, cá nhân;

2. Các cơ quan nhà nước khi xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách có liên quan đến trẻ em; nhà trường, cộng đồng, xã hội khi xây dựng và thực hiện quyết định, kế hoạch, hoạt động có liên quan đến trẻ em phải tổ chức tham vấn, lấy ý kiến của trẻ em bằng các hình thức phù hợp;

3. Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực của xã hội, cộng đồng và doanh nghiệp để thực hiện Chương trình; khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nguồn lực để tổ chức các hoạt động, các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em;

4. Mở rộng quan hệ với các tỉnh bạn về thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em nhằm học tập các kinh nghiệm, mô hình hiệu quả từ các tnh bạn. Chủ động tham gia và đăng cai tổ chức các sự kiện về quyền tham gia của trẻ em như diễn đàn, liên hoan gặp mặt trẻ em v.v...

A. Các hoạt động cụ th:

1. Dự án 1: Truyền thông, nâng cao nhận thức và kỹ năng thc hiện quyn tham gia của trẻ em.

a) Mục tiêu tng quát: Nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em cho các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em.

b) Mục tiêu cụ thể:

- 90% cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hiểu biết và kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- 70% cán bộ chính quyền các cấp tại địa bàn thí điểm có hiểu biết và kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- 90% cán bộ Đoàn, phụ trách Đội, giáo viên tại địa bàn thí điểm có hiểu biết và kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- 70% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em tại địa bàn thí điểm có hiểu biết và kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

c) Đối tượng: Các cơ quan, tổ chức, người dân, cha mẹ, người chăm sóc trẻ, trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

d) Nội dung hoạt động:

- Nghiên cứu, xây dựng và định hướng công tác truyền thông, các sản phm truyn thông v quyn tham gia của trẻ em trên các phương tiện truyn thông đại chúng, thông tin ở cơ sở và các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của xã hội vquyền tham gia của trẻ em; tạo điều kiện cho trẻ em tham gia xây dựng tài liệu truyền thông.

- Lồng ghép nội dung truyền thông của Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các chương trình chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở các cấp, các ngành.

- Hàng năm tổ chức các chiến dịch truyền thông trong Tháng hành động vì trẻ em nhằm thay đổi nhận thức và vận động sự tham gia của toàn xã hội ủng hộ việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục về thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trên báo in, tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo điện tử.

- Tổ chức truyền thông cho các cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường về quyền tham gia của trẻ em; truyền thông tại cộng đồng; tại các nhà văn hóa thôn, ấp, xã/phường, tại các dịch vụ tư vấn nhằm thay đổi nhận thức cho trẻ em, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cán bộ Đoàn, Đội, cha mẹ về quyền tham gia của trẻ em, chú trọng truyền thông kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ trẻ em. Đẩy mạnh truyền thông về quyền tham gia của trẻ em, cam kết, tập huấn, trao đổi biểu dương những tấm gương điển hình về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Theo dõi, đánh giá kết quả các hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng, truyền thông trong gia đình, nhà trường, định kỳ đánh giá tác động của hoạt động truyền thông đối với trẻ em, người lớn tại địa bàn thực hiện.

e) Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện:

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh - Truyền hình, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

2. Dự án 2: Nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

a) Mục tiêu:

Nâng cao năng lực trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách về bảo đảm quyền tham gia của trẻ em cho các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em, chú trọng đối tượng cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, giáo viên, cán bộ Đoàn, Đội, cha mẹ và trẻ em; xây dựng quy trình, tiêu chuẩn, tài liệu hướng dẫn thực hiện và nâng cao năng lực theo dõi, đánh giá việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

b) Chỉ tiêu:

- 90% cán bộ quản lý nhà nước về trẻ em, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ tỉnh đến cấp xã được nâng cao năng lực về quản lý nhà nước và tchức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, mô hình về quyền tham gia của trẻ em.

- 90% cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cấp xã và cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn xóm, cụm dân cư được nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- 50% cán bộ Đoàn, Đội, giáo viên tại các địa bàn thí điểm được tập huấn, nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- 50% cha mẹ, trẻ em tại địa bàn thí điểm được tập huấn, trang bị kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

c) Đối tượng: Đội ngũ cán bộ và cng tác viên làm công tác bo vệ, chăm sóc trẻ em, giáo viên, cán bộ Đoàn, Đội, cha mẹ, trẻ em.

d) Nội dung hoạt động:

Hoạt động 1. Xây dng văn bản, chính sách và tài liệu hướng dẫn thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- Rà soát, các văn bản pháp luật, chính sách có liên quan đến quyền tham gia của trẻ em. Nghiên cứu, xây dựng văn bản, quy chế phối hợp giữa các Sở, ngành, tổ chức ở cấp tỉnh và địa phương trong việc thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.

- Xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện quyền tham gia của trẻ em, cụ thể về các nguyên tắc, hình thức, nội dung hoạt động, quy trình thực hiện, trách nhiệm của quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

Hoạt động 2. Theo dõi, đánh giá thực hiện quyền tham gia của trẻ em

- Hướng dẫn về cáo tiêu chí giám sát, đánh giá thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và tổ chức xã hội (sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dng các tiêu chí).

- Tổ chức các khảo sát, đánh giá việc thực hiện các quyền tham gia của trẻ em, việc xây dựng và thực hiện các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.

+ Khảo sát, nghiên cứu về tình hình thực hiện quyền tham gia của trẻ em bao gồm: quyền được tiếp cận thông tin, lắng nghe, bày tỏ ý kiến, được xem xét phản hồi trong môi trường gia đình, nhà trường, cộng đồng và các địa bàn dự kiến thực hiện các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.

+ Khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện quyền tham gia của trẻ em trên các kênh thông tin đại chúng và mạng xã hội.

+ Khảo sát, đánh giá việc lắng nghe, xem xét phản hồi ý kiến của trẻ em của các cơ quan xây dựng pháp luật, chính sách.

- In ấn tài liệu và cung cấp thông tin, dữ liệu về tình hình thực hin quyền tham gia của trẻ em.

- Tổ chức các đt kiểm tra, đánh giá và hỗ trợ cho cán bộ chuyên trách ở các địa phương trong việc thu thập, cập nhật thông tin về quyền tham gia của trẻ em.

Hoạt động 3. Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- Tổ chức tập huấn và bồi dưỡng kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về quyền trẻ em và quyền tham gia của trẻ em, về các văn bản quản lý nhà nước hướng dẫn thực hiện quyền tham gia của trẻ em, các hình thức, nguyên tắc, trách nhiệm, quy trình, tiêu chuẩn, kỹ năng làm việc với trẻ em... cho đội ngũ cán bộ các cấp và cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; kiến thức và các kỹ năng thúc đẩy quyền tham gia cho trẻ em, cha mẹ, giáo viên, cán bộ Đoàn, Đội.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn, bồi dưỡng đối với các đối tượng được đào tạo, tập huấn.

đ) Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện:

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

3. Dự án 3: Xây dựng và thực hiện các mô hình thúc đy quyền tham gia của trẻ em, gm các mô hình sau:

a) Diễn đàn trẻ em:

Diễn đàn trẻ em là hoạt động để trẻ em nói lên ý kiến, nguyện vọng của trẻ em hoặc để các quan, tổ chức lấy ý kiến của trẻ em về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

- Mục tiêu: Diễn đàn trẻ em cấp huyện tổ chức 1 lần/năm, diễn đàn trẻ em cấp tỉnh 1 lần/năm.

- Đối tượng: Trẻ em từ 6 tuổi trở lên, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cán bộ Đoàn, Đội, giáo viên.

- Nội dung hoạt động:

+ Trẻ em tham gia các trò chơi, giao lưu văn nghệ, tham quan; trẻ em thảo luận nhóm đ đưa ra các khuyến nghị, thông điệp, tr em tham gia giao lưu với đại diện của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội.

+ Truyền thông về Diễn đàn trẻ em và các thông điệp, khuyến nghị của trẻ em, tổng kết, hội nghị, hội thảo đánh giá tình hình thực hiện các Diễn đàn trẻ em.

- Cơ quan ch trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hp: Sở Giáo dục-Đào tạo, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh.

b) Thăm dò ý kiến trẻ em:

Thăm dò ý kiến trẻ em là hình thức tham vấn ý kiến trẻ em thông qua hội nghị, hội thảo, tọa đàm, phiếu hỏi, điện thoại di động, tổng đài tư vn, internet và các hình thức phù hợp khác.

- Mục tiêu: Ít nhất 2 huyện, thành phố trong quá trình xây dựng pháp luật, chính sách có liên quan đến trẻ em tổ chức thăm dò ý kiến trẻ em.

- Đối tượng: Trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

- Nội dung:

+ Xây dựng kế hoạch, bộ công cụ thăm dò ý kiến trẻ em.

+ Tiến hành thăm dò ý kiến trẻ em qua các kênh: Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em, tin nhắn điện thoại di động, các website, báo chí, phiếu hỏi.

+ Nội dung thăm dò ý kiến trẻ em: các văn bản luật pháp, chính sách liên quan đến trẻ em, môi trường giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, phòng chống tai nạn thương tích, hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em.

+ Tổng hợp, xử lý số liệu, viết báo cáo, hội thảo công bố kết quả thăm dò ý kiến.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hp: Sở Giáo dục-Đào tạo; Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Sở Y tế; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh.

c) Hội đồng trẻ em:

Hội đồng trẻ em là nhóm đại diện cho trẻ em để định kỳ bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, trao đổi, đối thoại với đại diện Hội đồng nhân dân các cấp về các vấn đề liên quan đến trẻ em tại địa phương.

- Mục tiêu: Ít nhất có 01 huyện, thành phố thành lập và tổ chức hoạt động Hội đồng trẻ em.

- Đối tượng: Trẻ em từ 6 tuổi trở lên; lựa chọn các em từ tổ chức Đoàn, Đội.

- Nội dung hoạt động.

+ Tổ chức Hội đồng trẻ em cấp tỉnh:

√ Xây dựng kế hoạch, bình chọn trẻ em tham gia, thiết kế nội dung hoạt động của Hội đồng trẻ em.

√ Thành lập Hội đồng trẻ em, trẻ em tổ chức bình bầu Hội đồng trẻ em căn cứ các tiêu chí do trẻ em đề xuất với sự hỗ trợ của người lớn.

√ Tổ chức các hoạt động của Hội đồng trẻ em và định kỳ hp Hội đồng trẻ em về các vn đề liên quan đến trẻ em.

√ Tổng hợp những ý kiến đề xuất, kiến nghị của Hội đồng trẻ em gửi đến lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh, trung ương để xem xét, phản hồi.

- Cơ quan chủ trì: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục-Đào tạo; Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Sở Tư pháp.

d) Câu lạc bộ quyền tham gia trẻ em:

Câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em là tổ chức được thành lập trên cơ sở tham gia tự nguyện của trẻ em, do trẻ em chủ động xây dựng và triển khai các hoạt động liên quan đến quyền và bn phận của trẻ em.

- Mục tiêu: Mỗi huyện, thành phố và mỗi trường THCS trong toàn tỉnh có ít nhất một câu lạc bộ quyền tham gia trẻ em được thành lập, tổ chức hoạt động tại nhà trường và cộng đồng.

- Đối tượng: Trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

- Nội dung hoạt động:

+ Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, ghi nhật ký và lập báo cáo sinh hoạt câu lạc bộ.

+ Tổ chức điều hành hoạt động câu lạc bộ, giao lưu, liên hoan các câu lạc bộ; hội nghị, tổng kết, đánh giá, đúc kết, rút kinh nghiệm về triển khai mô hình

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hp: Sở Giáo dục-Đào tạo; Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh.

e) Các chương trình hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện:

Các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện là những đề xuất, sáng kiến của trẻ em nhằm giải quyết các nhu cầu của trẻ em, cộng đồng và xã hội. Những chương trình, hoạt động này do trẻ em đề xuất, xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện với sự hướng dẫn của các cơ quan, tổ chức có chức năng nhiệm vụ nhằm đáp ứng các quyền tham gia của trẻ em theo quy định của pháp luật.

- Mục tiêu: Mỗi huyện có ít nhất 01 chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện tại nhà trường và cộng đồng.

- Nội dung:

+ Xây dựng kế hoạch, lựa chọn địa bàn thực hiện hình.

+ Lựa chọn thành viên tham gia mạng lưới hỗ trợ trẻ tại cấp xã: là cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cán bộ Đoàn, Đội, giáo viên, tổng phụ trách của các địa bàn thí điểm; thành lập nhóm trẻ nòng cốt.

+ Nhóm trẻ nòng cốt thực hiện chương trình, hoạt động với sự giám sát, hỗ trợ của mạng lưi hỗ trợ trẻ em: khảo sát ban đầu, phát triển khung logic và kế hoạch can thiệp, kế hoạch giám sát; tổ chức hội thảo thông qua chương trình, hoạt động do trem khởi xướng, hội thảo đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện, giám sát các chương trình, hoạt động.

+ Mạng lưới hỗ trợ trẻ báo cáo đánh giá kết quả thực hiện với các cơ quan cấp tỉnh và Trung ương.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội

- Cơ quan phi hợp: Sở Giáo dục-Đào tạo, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh.

IV. HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

1. Chương trình sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, gia đình, nhà trường và trẻ em về thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em. Tạo cơ hội, điều kiện để trẻ em được nói lên tiếng nói của mình, được người lớn hiểu, chia sẻ với trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ em.

2. Chương trình góp phần quan trọng vào việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng tốt hơn trong tương lai, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm chi phí xã hội trong việc chi tiêu xử lý các vấn đề xã hội có liên quan đến trẻ em; góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập và tạo nền tảng cho phát triển bền vững.

3. Chương trình thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, môi trường pháp lý và hành chính thuận lợi, tạo cơ sở pháp lý và cơ chế phối hợp liên ngành, liên cấp đồng bộ, hiệu quả.

4. Chương trình được thực hiện tốt sẽ góp phần duy trì và phát huy những kết quả của các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục cho trẻ em.

V. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Bố trí cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp và đội ngũ cộng tác viên khu phố, thôn, ấp có cơ chế hoạt động và chính sách phù hợp cho đội ngũ cộng tác viên.

2. Bố trí kinh phí cho việc thực hiện Chương trình.

3. Các Sở, ban, ngành chủ trì từng hoạt động có cơ chế phối hp với các Sở, ban, ngành, các tổ chức có liên quan trên cơ sở các hợp đng trách nhiệm.

VI. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. SLao động-Thương binh và Xã hội:

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao phối hp với, UB Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Y tế, Sở Giáo dục-Đào tạo, Sở Kế hoạch-Đầu tư; Sở Tài chính, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, các cơ quan và tổ chức có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động của Chương trình;

- Tổ chức thực hiện các dự án đã được phân công trong chương trình theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì quản lý và tổ chức thực hiện dã được phân công trong Chương trình theo quy định hiện hành;

- Đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông về chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về quyền tham gia của trẻ em;

- Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình và định kỳ báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc các sở, ngành, địa phương tổ chức tham vn ý kiến trẻ em khi xây dựng pháp luật, chính sách, chương trình, đ án có liên quan đến trẻ em;

- Tổ chức tổng kết việc thực hiện Chương trình vào cuối năm 2020.

2. SKế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành liên quan:

- Đưa các mục tiêu của các dự án thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm địa phương;

- Hướng dẫn việc đưa các mục tiêu vào việc xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu trong chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của ngành, địa phương.

3. SGiáo dục - Đào tạo:

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh thực hiện các nhiệm vụ như sau:

- Triển khai bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ phụ trách đoàn, đội trong trường học vviệc xây dựng và áp dụng phương pháp giáo dục gắn liền với sự tham gia của trẻ em;

- Lồng ghép các nội dung có sự tham gia của trẻ em vào các môn học chính khóa, hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoại khóa phù hp với cấp học, trình độ đào tạo và năng lực, sự phát trin của trẻ em.

4. Sở Văn hóa - Ththao và Du lịch:

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất chính sách thúc đẩy các hoạt động tham gia của trẻ em trong gia đình.

5. STài chính:

- Thẩm định và đề xuất kinh phí thực hiện Kế hoạch đã được ngân sách bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước;

- Thanh, kim tra việc sử dụng kinh phí theo quy định hiện hành.

6. Các sở ngành liên quan: Sở Y tế, Sở Tư pháp, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

- Có trách nhiệm đưa các mục tiêu, nội dung của Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em vào công tác hàng năm, 5 năm của Sở; ngành; chỉ đạo tổ chức thực hiện ở các cấp;

- Trong quá trình xây dựng pháp luật, chính sách có liên quan đến trẻ em phải có hình thức tham vấn ý kiến trẻ em phù hợp và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo chức năng nhiệm vụ được phân công.

7. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tquốc Việt Nam tnh:

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Chương trình; thúc đẩy công tác truyền thông về quyền tham gia của trẻ em; tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về quyn tham gia của trẻ em.

Các Sở, ngành được phân công trong Kế hoạch, hàng năm phải xây dựng kế hoạch hoạt động riêng của ngành mình và định kỳ 6 tháng, năm báo cáo kết quả triển khai hoạt động về cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội - cơ quan thường trực của Kế hoạch.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm:

- Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và các Sở, Ngành chức năng;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động hàng năm về thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em; lồng ghép việc thực hiện Chương trình vi các chương trình khác có liên quan trên địa bàn;

- Chỉ đo các cơ quan, tổ chức khi xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách, chương trình, đề án phải tham vấn ý kiến trẻ em;

- Bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện Chương trình;

- Kiểm tra việc thực hiện Chương trình tại địa phương và thực hiện chế độ báo cáo hàng năm về kết quả triển khai Chương trình gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động-thương binh xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN (giai đoạn 2016-2020):

1. Kinh phí dự kiến thực hiện Chương trình:

Kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm: Ngân sách Nhà nước được b trí trong kinh phí của các Sở, ngành; huy động từ các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài; hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Sở Tài chính bố trí ngân sách nhà nước hàng năm thực hiện theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước./.

 

DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÚC ĐẨY QUYỀN THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC VẤN ĐỀ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2016-2020

STT

Nội dung

Ước thực hin năm 2016

Ước thực hin năm 2017

Ước thực hin năm 2018

Ước thực hin năm 2019

Ước thực hin năm 2020

Tng cộng 2016 - 2020

I

D án 1: Truyn thông, nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hiện quyền tham gia của tr em

280,000,000

280,000,000

120,000,000

120,000,000

150,000,000

950,000,000

1

Ký liên tịch với Đài PT-TH và các ngành liên quan đ tchức các hoạt động tuyên truyền

200,000,000

200,000,000

100,000,000

100,000,000

100,000,000

700,000,000

2

In các ấn phẩm nhằm truyền thông về Chương trình

50,000,000

30,000,000

-

-

-

80,000,000

3

Tchức hội nghị, hội thảo nhân rộng mô hình

30,000,000

50,000,000

20,000,000

20,000,000

50,000,000

170,000,000

II

Dự án 2: Nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia ca tr em

170,000,000

190,000,000

110,000,000

110,000,000

110,000,000

690,000,000

1

Tập hun trin khai thực hiện cho cán bộ tnh, huyện, xã, giáo viên các trưng THCS và Cộng tác viên

80,000,000

100,000,000

20,000,000

20,000,000

20,000,000

240,000,000

2

Hỗ trợ hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát

90,000,000

90,000,000

90,000,000

90,000,000

90,000,000

450,000,000

III

Dự án 3: Xây dựng và thực hiện các mô hình thúc đy quyền tham gia của trẻ em

370,000,000

370,000,000

300,000,000

300,000,000

340,000,000

1,680,000,000

1

Diễn đàn trẻ em (Mỗi năm cấp tnh và huyện tổ chức 1 lần)

100,000,000

100,000,000

100,000,000

100,000,000

100,000,000

500,000,000

2

Thăm dò ý kiến trem (in phiếu và bồi dưỡng thăm dò)

30,000,000

30,000,000

30,000,000

30,000,000

30,000,000

150,000,000

3

Hội đồng trẻ em (mỗi xã 1 Hội đồng tr em)

170,000,000

170,000,000

170,000,000

170,000,000

170,000,000

850,000,000

4

Câu lạc bộ quyền tham gia trẻ em (mỗi trường THCS 1 CLB)

70,000,000

70,000,000

-

-

40,000,000

180,000,000

 

Tổng cộng

820,000,000

840,000,000

530,000,000

530,000,000

600,000,000

3,320,000,000

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2834/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2834/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành24/11/2015
Ngày hiệu lực24/11/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Quyền dân sự
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2834/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2834/QĐ-UBND thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em Bà Rịa-Vũng Tàu


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2834/QĐ-UBND thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em Bà Rịa-Vũng Tàu
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2834/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
                Người kýLê Thanh Dũng
                Ngày ban hành24/11/2015
                Ngày hiệu lực24/11/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Quyền dân sự
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật4 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 2834/QĐ-UBND thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em Bà Rịa-Vũng Tàu

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 2834/QĐ-UBND thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em Bà Rịa-Vũng Tàu

                      • 24/11/2015

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 24/11/2015

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực