Quyết định 2835/QĐ-UBND

Quyết định 2835/QĐ-UBND năm 2011 về Đề án Đào tạo cán bộ, công, viên chức có trình độ sau đại học giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 2835/QĐ-UBND Đề án Đào tạo cán bộ, công, viên chức


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2835/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 07 tháng 9 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÓ TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2011-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 30/6/2011 của Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác cán bộ giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh tại Tờ trình số 638/TTr-SNV ngày 25 tháng 8 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Đào tạo cán bộ, công chức, viên chức có trình độ sau đại học giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Phước Thanh

 

ĐỀ ÁN

ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÓ TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2011-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2835/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là CB, CC) nói chung, đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đội ngũ chuyên gia đầu ngành có trình độ sau đại học là nhu cầu cần thiết, cấp bách để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu có năng lực đề xuất, xây dựng các chính sách phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xuất phát từ mục đích và yêu cầu nêu trên, việc ban hành Đề án “Đào tạo CB, CC có trình độ sau đại học giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020” là rất cần thiết.

Căn cứ xây dựng Đề án:

1. Kết luận số 37-KL/TW ngày 02/02/2009 Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020;

2. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

3. Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015;

4. Thông báo số 165-TB/TW ngày 27/6/2008 của Bộ Chính trị về Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (gọi tắt là Đề án 165);

5. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX;

6. Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 30/6/2011 của Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác cán bộ giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

Phần I

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CB,CC CÓ TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC VÀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CỦA TỈNH THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CB, CC CÓ TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC (PHỤ LỤC SỐ 01 ĐÍNH KÈM)

Tính đến ngày 31/12/2010, trong tổng số 33.684 CB, CC của tỉnh có 663 người có trình độ đào tạo sau đại học, chiếm tỷ lệ 1,97%. Trong đó, có 16 tiến sĩ, 402 thạc sĩ, 08 bác sĩ chuyên khoa II, 230 bác sĩ chuyên khoa I và 07 bác sĩ nội trú.

Chia theo lĩnh vực công tác, có 2,71% CB, CC công tác trong các cơ quan thuộc khối Đảng; 97,29% công tác trong tác cơ quan nhà nước (trong đó, 17,21% công chức và 82,79% viên chức).

I. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

Để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều giải pháp, trong đó, đã xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút nhằm động viên, khuyến khích CB, CC đi học, cụ thể đã ban hành Quyết định số 14/2010/QĐ-UBND ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo CB, CC; Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND ngày 27/10/2008 ban hành Quy định về cơ chế, chính sách và công tác quản lý đối với người được cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài; Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND ngày 02/4/2008 Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ luân chuyển và thu hút cán bộ.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

1. Ưu điểm: Trong những năm qua, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo, thu hút cán bộ có trình độ sau đại học và tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và hỗ trợ kinh phí cho CB, CC đi học, nhờ đó, số lượng CB, CC có trình độ đào tạo sau đại học ngày càng tăng (năm 2010 tăng 60,15% so với cuối năm 2006 (cuối năm 2006 có 414 người)).

Chuyên ngành đào tạo và thu hút cán bộ sau đại học được UBND tỉnh ban hành làm cơ sở cho các địa phương, đơn vị xây dựng quy hoạch, tuyển chọn cử CB, CC đi học các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và đưa công tác quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học dần đi vào nền nếp.

2. Tồn tại: Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ và công tác đào tạo sau đại học còn một số tồn tại, cụ thể:

a) Đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số CB, CC của tỉnh, nhất là người có trình độ tiến sĩ.

b) Về lĩnh vực công tác, phần lớn tập trung ở lĩnh vực y tế và giáo dục (chiếm tỷ lệ 75,26%). Điều này đòi hỏi trong thời gian đến cần có sự sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ sau đại học cho phù hợp hơn và ưu tiên tập trung đào tạo, thu hút cán bộ sau đại học làm việc trong các lĩnh vực hành chính, sự nghiệp khác.

c) Mặc dù danh mục chuyên ngành đào tạo đã được tỉnh ban hành nhưng thực trạng cơ cấu chuyên ngành đào tạo của đội ngũ CB, CC có trình độ sau đại học vẫn còn nhiều bất hợp lý, có chuyên ngành đào tạo quá nhiều, có chuyên ngành còn ít hoặc chưa có cán bộ có trình độ sau đại học như các chuyên ngành kinh tế, luật, khoa học công nghệ, kiến trúc, xây dựng, cầu đường, hành chính công, nông lâm, thủy sản, công tác xây dựng Đảng...

d) Việc bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo chưa được quan tâm đúng mức, chưa có khảo sát, đánh giá hiệu quả công tác của CB, CC sau khi được đào tạo so với trước đây. Một số địa phương, đơn vị chưa chú trọng tạo môi trường và điều kiện làm việc để CB, CC phát huy năng lực chuyên môn đã được đào tạo.

đ) Công tác đào tạo sau đại học ở nước ngoài và đào tạo tạo nguồn cán bộ có trình độ sau đại học từ sinh viên tốt nghiệp đại học ở các trường đại học công lập để về công tác tại tỉnh chưa được quan tâm triển khai thực hiện.

3. Nguyên nhân của những tồn tại:

a) Công tác quy hoạch đào tạo sau đại học trong và ngoài nước chưa được các địa phương, đơn vị quan tâm đúng mức.

b) Chưa quan tâm đầu tư đào tạo ngoại ngữ và công tác tư vấn du học cho những người trong diện quy hoạch đào tạo sau đại học ở nước ngoài. CB, CC chưa có quyết tâm cao trong học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của các cơ sở đào tạo ở nước ngoài, chưa chủ động tìm nguồn học bổng du học từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

c) Một bộ phận cán bộ công chức đi học mang tính tự phát, không theo quy hoạch. Chuyên ngành đào tạo không phù hợp với ngành học đã được đào tạo ở bậc đại học hoặc không đúng với vị trí công việc đang đảm nhận.

4. Bài học kinh nghiệm: Từ thực tiễn triển khai thực hiện công tác đào tạo sau đại học trong thời gian qua có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

a) Một là, công tác đào tạo sau đại học phải được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và của các cấp ủy đảng, chính quyền từ khâu tuyển chọn đưa vào quy hoạch, cử đi học đến quá trình đào tạo trong nhà trường và bố trí sử dụng sau đào tạo.

b) Hai là, phải làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo chuẩn bị nguồn cán bộ đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn đi học sau đại học ở nước ngoài, nhất là đào tạo ngoại ngữ cho CB, CC trong quy hoạch đào tạo sau đại học ở nước ngoài.

c) Ba là, đào tạo phải gắn với sử dụng và quan tâm tạo môi trường làm việc để CB, CC áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác.

Phần II

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH, QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC CỬ ĐI HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: là đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Đến năm 2015: cử ít nhất 550 CB, CC đi đào tạo sau đại học (bao gồm các trình độ: tiến sĩ; thạc sĩ; bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa II, chuyên khoa I; bác sĩ nội trú) ở trong và ngoài nước.

Được phân theo lĩnh vực công tác cụ thể như sau:

- Đào tạo ít nhất 300 thạc sĩ, tiến sĩ cho các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập của đảng, của nhà nước thuộc các lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao, kinh tế, khoa học kỹ thuật ... Trong đó:

+ Cử ít nhất 100 CB, CC đi học sau đại học theo Đề án 165 và từ nguồn ngân sách tỉnh.

+ Cử ít nhất 200 CB, CC đi học sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong nước.

- Cử ít nhất 250 viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế đi học sau đại học ở trong và ngoài nước. Khuyến khích các trường đại học, cao đẳng của tỉnh cử viên chức đi học sau đại học ở nước ngoài theo Đề án 322, Đề án 911 của Chính phủ.

b) Định hướng mục tiêu đến năm 2020: có 15% CB, CC cấp tỉnh; 8% CB, CC cấp huyện có trình độ đào tạo sau đại học.

II. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN CỬ ĐI ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC HƯỞNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CỦA UBND TỈNH

1. Đối tượng

a) Cán bộ, công chức theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức công tác trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách tỉnh Quảng Nam;

b) Viên chức theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách tỉnh Quảng Nam.

c) Sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy trường công lập xếp loại giỏi tiếp tục đi học sau đại học; người tốt nghiệp thạc sĩ xếp loại khá, giỏi (có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy trường công lập xếp loại khá trở lên) tiếp tục đi nghiên cứu sinh tiến sĩ.

2. Điều kiện

a) Cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước hưởng cơ chế, chính sách của tỉnh nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây (các điều kiện này không áp dụng đối với cán bộ, công chức đi học sau đại học tự chi trả các khoản kinh phí học tập và học ngoài giờ hành chính; viên chức được thủ trưởng đơn vị sự nghiệp cử đi học sau đại học do đơn vị chi trả kinh phí hoặc cá nhân tự chi trả kinh phí học tập)

- Đối tượng quy định tại điểm a và b khoản 1 mục này

+ Nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực có trình độ sau đại học của cơ quan, đơn vị.

+ Có thời gian công tác từ đủ 5 năm trở lên tính đến thời điểm cử đi đào tạo. Sau 3 (ba) năm công tác nếu 2 (hai) năm liền đạt danh hiệu từ Chiến sỹ thi đua cơ sở trở lên.

+ Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm, nằm trong danh mục các ngành tỉnh có nhu cầu đào tạo cán bộ sau đại học phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội được UBND tỉnh ban hành.

+ Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy (nếu hệ đào tạo tại chức, chuyên tu thì phải xếp loại khá, giỏi. Riêng đối với CB, CC là người dân tộc thiểu số hoặc là CB, CC cấp xã thì bằng tốt nghiệp loại trung bình) chuyên ngành đào tạo phù hợp hoặc gần với chuyên ngành đào tạo sau đại học.

+ Đối với người được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu tuổi đời không quá 40 tuổi tính từ thời điểm cử đi đào tạo. Trường hợp cử đi học sau đại học từ lần thứ 2 trở đi, tuổi đời không quá 45 tuổi tính từ thời điểm cử đi đào tạo.

+ Có cam kết thực hiện nhiệm vụ công vụ tại tỉnh Quảng Nam sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo (nhưng không dưới 5 năm).

+ Có ít nhất 03 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức tổ chức kỷ luật; có triển vọng trở thành cán bộ quản lý, chuyên gia, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi.

- Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 mục này

+ Có tuổi đời không quá 30 tuổi; có lý lịch chính trị rõ ràng; có hộ khẩu thường trú hoặc có cha, mẹ đang công tác, sinh sống, làm việc tại Quảng Nam.

+ Chuyên ngành đào tạo sau đại học phù hợp với chuyên ngành học ở bậc đại học và nằm trong danh mục các ngành tỉnh có nhu cầu đào tạo cán bộ sau đại học phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội được UBND tỉnh ban hành.

+ Có cam kết về công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Quảng Nam sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo (nhưng không dưới 5 năm).

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, bản thân và gia đình chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

b) Cử đi đào tạo sau đại học ở nước ngoài: ngoài các điều kiện quy định tại điểm a khoản này, người được cử đi đào tạo sau đại học ở nước ngoài phải thỏa mãn điều kiện sau:

- Có thành tích tốt trong công tác, học tập, nghiên cứu;

- Có năng lực chuyên môn và triển vọng trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi;

- Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan thuộc tỉnh Quảng Nam sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 04 lần thời gian đào tạo (nhưng không dưới 7 năm).

- Chấp hành sự bố trí, phân công công tác của cơ quan có thẩm quyền quản lý CB, CC sau khi tốt nghiệp.

- Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu của cơ sở đào tạo ở nước ngoài.

- Chuyên ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực, chuyên ngành sau:

Lĩnh vực khoa học quản lý: Hành chính công; Quản lý đô thị; Quản lý dự án, xây dựng, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng; Quản lý đất đai; Quản lý kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh và dịch vụ du lịch; Quan hệ quốc tế.

Lĩnh vực khoa học kỹ thuật: Công nghệ thông tin (bao gồm viễn thông và tin học); Công nghệ sinh học, môi trường; Kỹ thuật nuôi trồng, khai thác, chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản; Bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y; Xây dựng (dân dụng, thuỷ lợi), cầu đường, giao thông công chính, cấp thoát nước; Kiến trúc, quy hoạch đô thị; Các ngành y, dược;

Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Bảo tồn, tôn tạo di sản, di tích văn hoá; Báo chí, khảo cổ; Luật pháp quốc tế, luật kinh tế; Công tác xây dựng Đảng.

- Về văn bằng:

+ Đối với đào tạo tiến sĩ: có bằng tốt nghiệp trường đại học công lập hệ chính quy xếp loại khá, giỏi; bằng thạc sĩ chuyên ngành đào tạo phù hợp với đề tài nghiên cứu sinh.

+ Đối với đào tạo thạc sĩ:

Đối tượng quy định tại điểm a và b khoản 1 mục này có bằng tốt nghiệp trường đại học công lập hệ chính quy xếp loại khá, giỏi, có chuyên ngành đào tạo phù hợp hoặc gần với chuyên ngành đào tạo sau đại học.

Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 mục này có bằng tốt nghiệp trường đại học công lập hệ chính quy xếp loại giỏi, xuất sắc, chuyên ngành đào tạo phù hợp với chuyên ngành đào tạo sau đại học.

III. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐI HỌC

1. Đi học sau đại học ở trong nước: thực hiện theo quy định hiện hành của UBND tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng CB, CC.

2. Đi học sau đại học ở nước ngoài:

Tùy theo đối tượng, được hỗ trợ kinh phí đi học như sau:

a) Người được cử đi học tập trung toàn khóa ở nước ngoài phải tự túc toàn bộ kinh phí đi học thì được hỗ trợ:

Hỗ trợ 100% học phí và các chi phí bắt buộc phải nộp cho cơ sở đào tạo; tiền sinh hoạt phí hằng tháng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05/12/2007 của liên bộ Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Ngoại giao hướng dẫn chế độ cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; bảo hiểm y tế tối thiểu bắt buộc trong thời gian đào tạo ở nước ngoài; làm thủ tục xuất, nhập cảnh (hộ chiếu, visa); tiền vé máy bay hoặc tiền tàu, xe đi từ Việt Nam đến nơi học tập và ngược lại (một lượt đi và về cho cả khoá học); phí chuyển và nhận tiền qua ngân hàng (nếu có); dịch vụ phải trả cho tổ chức thực hiện dịch vụ du học có liên quan.

Những người chưa đủ điều kiện về ngoại ngữ thì sẽ được học khóa đào tạo tập trung từ 2 đến 6 tháng để đạt yêu cầu ngoại ngữ của cơ sở đào tạo ở nước ngoài.

b) Người được cử đi học tập trung toàn khóa ở nước ngoài và được các tổ chức, cá nhân tài trợ một phần kinh phí thì phần kinh phí còn lại được hỗ trợ theo điểm a khoản này.

c) Người được cử đi học tập trung toàn khóa ở nước ngoài và được các tổ chức, cá nhân tài trợ 100% học bổng thì được hỗ trợ 20% tiền sinh hoạt phí hằng tháng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG (không áp dụng đối với CB, CC đi học theo Đề án 165).

d) Người được cử đi học theo phương thức đào tạo ở nước ngoài kết hợp một phần thời gian học tập trung ở trong nước: trong thời gian học ở trong nước nếu không được học bổng đài thọ thì được hưởng cơ chế, chính sách đào tạo sau đại học ở trong nước theo quy định hiện hành của UBND tỉnh. Thời gian đi học ở nước ngoài, tùy theo đối tượng, được thanh toán theo quy định tại điểm a hoặc b hoặc c khoản này (không thanh toán tiền hỗ trợ làm và bảo vệ luận văn tốt nghiệp).

Các khoản kinh phí nêu trên, trong thời gian học, người đi học được tạm ứng; thanh toán sau khi kết thúc khóa đào tạo về nhận công tác tại tỉnh Quảng Nam.

Riêng đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 mục II, ngoài các khoản kinh phí hỗ trợ đi học, được hỗ trợ tiền để mua đất làm nhà ở là 70.000.000đồng/người.

IV. QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ VÀ ĐỀN BÙ CHI PHÍ ĐÀO TẠO

1. Quyền lợi

a) Sau khi hoàn thành khoá đào tạo được phân công, bố trí công tác phù hợp.

b) Đối tượng quy định tại điểm a và b khoản 1 mục II được hưởng các quyền lợi của CB, CC đi học theo quy định hiện hành của nhà nước.

c) Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 mục II được địa phương, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng công chức, viên chức ưu tiên xem xét đề nghị dự tuyển vào công chức, viên chức. Hình thức tuyển dụng thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước về tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức, viên chức nhà nước.

2. Nghĩa vụ của người được cử đi đào tạo

a) Thực hiện đúng cam kết, hợp đồng đào tạo.

b) Chấp hành sự phân công công tác của cơ quan quản lý sau khi kết thúc khóa đào tạo.

c) Báo cáo đúng thời gian quy định của UBND tỉnh về tình hình, kết quả học tập cho cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng CB, CC.

d) Riêng đối với người được cử đi học sau đại học ở nước ngoài

- Chấp hành nghiêm pháp luật của nhà nước Việt Nam và của quốc gia, vùng lãnh thổ được gửi đến đào tạo; trong thời gian học tập ở nước ngoài, chấp hành sự quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại; thực hiện đầy đủ quy chế công tác quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Sau mỗi học kỳ và kết thúc năm học phải báo cáo bằng văn bản kết quả học tập, nghiên cứu, tình hình sinh hoạt cho cơ quan quản lý CB, CC (Ban Tổ chức Tỉnh ủy nếu CB, CC thuộc khối Đảng, qua Sở Nội vụ nếu CB, CC thuộc khối nhà nước và sinh viên đào tạo nguồn cán bộ) và cho thủ trưởng đơn vị công tác để theo dõi.

- Sau khi hoàn thành khoá đào tạo phải về nước đúng thời hạn theo quy định. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc khoá học phải đến và báo cáo bằng văn bản kết quả học tập, nghiên cứu, sinh hoạt toàn khoá học cho cơ quan quản lý CB, CC và cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi công tác.

3. Đền bù chi phí đào tạo:

a) Đền bù 100% chi phí đào tạo trong các trường hợp: tự ý không tham gia khóa đào tạo khi đã làm đầy đủ thủ tục nhập học và đã được cơ quan cấp kinh phí đào tạo; tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc thôi việc trong thời gian được cử đi học; vi phạm nội quy học tập của cơ sở đào tạo hoặc vi phạm pháp luật của nước sở tại phải chấm dứt việc học tập (trường hợp đi học sau đại học ở nước ngoài).

b)Đối với đào tạo sau đại học ở trong nước:

- Đền bù 50% chi phí đào tạo trong các trường hợp: tham gia khóa học đầy đủ thời gian theo quy định nhưng không được cấp văn bằng (có xác nhận của cơ sở đào tạo) do nguyên nhân chủ quan.

- CB, CC đã hoàn thành khóa học và được cấp bằng tốt nghiệp nhưng không về công tác tại Quảng Nam, bỏ việc, thôi việc, bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc chuyển công tác khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết phục vụ tại tỉnh Quảng Nam sau khi kết thúc khóa đào tạo thì được tính theo công thức sau:

S = F/T1 x (T1-T2)

Trong đó:

+ S là chi phí đền bù;

+ F là tổng chi phí của khóa học;

+ T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;

+ T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.

Ví dụ: Anh A được cơ quan cử đi đào tạo thạc sỹ 3 năm (= 36 tháng), chi phí hết 30 triệu đồng. Sau khi tốt nghiệp, anh A phục vụ cho cơ quan được 3 năm (= 36 tháng). Sau đó, anh A tự ý bỏ việc. Chi phí đào tạo mà anh A phải đền bù là:

S = x (108 tháng – 36 tháng) = 20.000.000 đồng

Trường hợp anh A sau khi hoàn thành khóa đào tạo mà thôi việc ngay hoặc đang học mà tự ý thôi việc thì anh A phải đền bù toàn bộ chi phí đào tạo là 30 triệu đồng.

c) Đối với đào tạo sau đại học ở nước ngoài: đền bù gấp 2 lần chi phí đào tạo trong các trường hợp:

- Kết thúc khóa đào tạo không về công tác tại cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Quảng Nam như đã cam kết hoặc không chấp hành quyết định phân công công tác của cơ quan quản lý CB, CC của tỉnh.

- Bỏ việc, thôi việc, bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc chuyển công tác ra ngoài cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Quảng Nam khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết phục vụ tại tỉnh Quảng Nam.

Phần III

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP

1. Về quy hoạch, kế hoạch đào tạo: các địa phương, đơn vị căn cứ quy hoạch xây dựng đội ngũ CB, CC, xây dựng quy hoạch đào tạo sau đại học giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 của địa phương, đơn vị mình.

UBND tỉnh ban hành danh mục các chuyên ngành đào tạo sau đại học giai đoạn 2011-2015 thay cho Quyết định số 3141/QĐ-UBND ngày 25/9/2008 ban hành danh mục các chuyên ngành đào tạo và thu hút cán bộ có trình độ sau đại học ở trong nước giai đoạn 2008-2010 và đến năm 2015.

2. Về cơ chế, chính sách và kinh phí thực hiện Đề án

a) Rà soát cơ chế chính sách hỗ trợ đào tạo và thu hút cán bộ hiện hành của tỉnh để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với tình hình thực tế.

b) Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 120 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí đào tạo sau đại học ở trong nước là 11,5 tỷ; nước ngoài là 107,5 tỷ đồng và kinh phí triển khai thực hiện Đề án là 1 tỷ đồng.

c) Nguồn kinh phí thực hiện Đề án

- Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 mục II do ngân sách nhà nước, kinh phí của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức, của công chức và tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 mục II:

+ Trước ngày 01/01/2012: do ngân sách tỉnh, kinh phí của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng viên chức, của viên chức và tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

+ Kể từ ngày 01/01/2012: do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn kinh phí hợp pháp khác bảo đảm (theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Viên chức).

- Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 mục 2: do ngân sách tỉnh chi trả.

3. Chủ động chuẩn bị nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ và điều kiện tuyển chọn ứng viên đi học sau đại học ở nước ngoài của các Đề án 165, các Đề án 322, Đề án 199 của Thủ tướng Chính phủ và đi học sau đại học trong và ngoài nước của Đề án này.

4. Tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác, tư vấn của các trường đại học trong khu vực trong việc chọn nước, chọn trường và đào tạo ngoại ngữ trước khi cử người đi đào tạo sau đại học ở nước ngoài.

5. Các trường đại học, cao đẳng của tỉnh, các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế tích cực triển khai thực hiện Đề án 322; Đề án 199 của Chính phủ và các đề án đào tạo giáo viên trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án đào tạo sau đại học của Bộ Y tế để đào tạo đội ngũ giảng viên, giáo viên, đội ngũ bác sĩ có trình độ sau đại học trong và ngoài nước của trường và của ngành mình.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nội vụ tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ

a) Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện Đề án này;

b) Xây dựng quy hoạch đào tạo đội ngũ CB, CC có trình độ sau đại học nhằm triển khai thực hiện đạt mục tiêu đề ra;

c) Thẩm định, tuyển chọn ứng viên cử đi học sau đại học ở nước ngoài theo Đề án 165, các Đề án đào tạo sau đại học ở nước ngoài của Chính phủ và từ nguồn kinh phí đào tạo sau đại học ở nước ngoài của tỉnh trình cấp có thẩm quyền quyết định;

d) Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan chức năng quản lý, theo dõi việc học tập, sinh hoạt của cán bộ, công chức trong thời gian đi học.

đ)Tham mưu Ban Thường vụ tỉnh ủy, UBND tỉnh sắp xếp, bố trí sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học.

e) Tham mưu UBND tỉnh báo cáo sơ kết, tổng kết kết quả triển khai thực hiện Đề án vào năm 2013 và 2015.

2. Các địa phương, đơn vị

a) Xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ có trình độ sau đại học của địa phương, đơn vị mình báo cáo Ban Tổ chức Tỉnh ủy (khối Đảng và các Tổ chức chính trị xã hội); Sở Nội vụ (khối nhà nước).

b) Tạo điều kiện thuận lợi để CB, CC đi học; phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các cơ sở đào tạo quản lý CB, CC trong thời gian đào tạo tại trường.

c) Bố trí, sử dụng cán bộ có trình độ sau đại học phù hợp với chuyên ngành đào tạo và tạo môi trường làm việc thuận lợi để CB, CC phát huy năng lực chuyên môn được đào tạo.

3. Sở Tài chính:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy thẩm định kinh phí đào tạo cho các địa phương, đơn vị.

b) Tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí kịp thời; theo dõi, kiểm tra, quyết toán kinh phí theo đúng quy định.

4. Sở Ngoại vụ

Phối hợp với Công an tỉnh, các cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ trong việc giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh;

Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các cơ quan chức năng theo dõi, quản lý CB, CC đi đào tạo sau đại học ở nước ngoài./.

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Quyết định số 2835/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Nam)

tính đến ngày 31/12/2010

BẢNG TỔNG HỢP VÀ PHÂN LOẠI CB, CC CÓ TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC

1. Phân theo trình độ đào tạo

TT

Trình độ

Số lượng

Tỷ lệ

1

Tiến sĩ

16

2.41

2

Thạc sĩ

402

60.63

3

Bác sĩ chuyên khoa II

8

1.21

5

Bác sĩ chuyên khoa I

230

34.69

6

Dược sĩ chuyên khoa I

7

1.06

Tổng cộng

663

100

2. Phân theo lĩnh vực công tác

TT

Lĩnh vực

Số lượng

Tỷ lệ

Trong đó

Tiến sĩ

Thạc sĩ

BSCK II

BSCK I

DSCK I

I.

Khối Đảng

18

2.71

1

17

 

 

 

1

Công chức cấp tỉnh

4

22.22

1

3

 

 

 

2

Công chức cấp huyện

10

55.56

 

10

 

 

 

3

Viên chức (Trường Chính trị tỉnh)

4

22.22

 

4

 

 

 

II.

Khối Nhà nước

645

97.29

15

385

8

230

7

1

Công chức

111

17.21

6

85

2

15

3

1.1

Cấp tỉnh

84

75.68

6

61

2

12

3

1.2

Cấp huyện

27

24.32

 

24

 

3

 

2

Viên chức

534

82.79

9

300

6

215

4

2.1

Sự nghiệp y tế Y tế

285

53.37

1

63

5

212

4

2.2

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo

214

40.07

6

204

1

3

 

2.2.1

Các Trường THPT

53

24.77

1

52

 

 

 

2.2.2

Trường Đại học Quảng Nam

105

49.07

4

101

 

 

 

2.2.3

Trường CĐ Kinh tế-Kỹ thuật

31

14.49

 

31

 

 

 

2.2.4

Trường CĐ Y tế

17

7.94

1

12

1

3

 

2.2.5

Trường Trung cấp Nghề

8

3.74

 

8

 

 

 

2.3

Sự nghiệp khác

35

6.55

2

33

 

 

 

2.3.1

Cấp tỉnh

27

77.14

2

25

 

 

 

2.3.2

Cấp huyện

8

22.86

 

8

 

 

 

Tổng cộng

663

100

16

402

8

230

7

3. Phân theo ngành, lĩnh vực đào tạo

TT

Ngành, lĩnh vực

Số lượng

Tỷ lệ

Trong đó

Tiến sĩ

Thạc sĩ

BSCK II

BSCK I

DSCK I

1

Khoa học tự nhiên

69

10.41

1

68

 

 

 

2

Khoa học xã hội, nhân văn

57

8.60

4

53

 

 

 

3

Luật

3

0.45

 

3

 

 

 

4

Ngoại ngữ

23

3.47

 

23

 

 

 

5

Kinh tế

51

7.69

4

47

 

 

 

6

Nông, lâm, thủy sản

26

3.92

2

24

 

 

 

7

Tài nguyên, môi trường

12

1.81

1

11

 

 

 

8

Kỹ thuật, công nghệ, tin học

44

6.64

1

43

 

 

 

9

Xây dựng, cầu đường, kiến trúc

14

2.11

 

14

 

 

 

10

Giáo dục học

40

6.03

1

39

 

 

 

11

Hành chính công

4

0.60

 

4

 

 

 

12

Y học

320

48.27

2

73

8

230

7

Cộng

663

100

16

402

8

230

7

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2835/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2835/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/09/2011
Ngày hiệu lực07/09/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2835/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2835/QĐ-UBND Đề án Đào tạo cán bộ, công, viên chức


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2835/QĐ-UBND Đề án Đào tạo cán bộ, công, viên chức
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2835/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Nam
                Người kýLê Phước Thanh
                Ngày ban hành07/09/2011
                Ngày hiệu lực07/09/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 2835/QĐ-UBND Đề án Đào tạo cán bộ, công, viên chức

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 2835/QĐ-UBND Đề án Đào tạo cán bộ, công, viên chức

                  • 07/09/2011

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 07/09/2011

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực