Quyết định 2888/QĐ-BCT

Quyết định 2888/QĐ-BCT năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ giai đoạn đến năm 2015, có xét đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 2888/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ giai đoạn đến 2015 xét đến 2025


BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 2888/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐỒNG BỘ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020;
Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và Danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, Danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015;
Thực hiện công văn số 2959/VPCP-KTN ngày 24 tháng 4 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ giai đoạn đến năm 2015, có xét đến năm 2025;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ giai đoạn đến năm 2015, có xét đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ phù hợp với Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam, ưu tiên trước hết cho phát triển các ngành điện, xi măng, alumina-nhôm và tham gia chế tạo thiết bị cấp, thoát nước.

b) Phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ ổn định, bền vững, với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường;

c) Gắn kết chặt chẽ việc phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các địa phương với phát triển công nghiệp quốc phòng.

2. Mục tiêu phát triển

a) Đến năm 2025 đủ năng lực chế tạo đến 80% số lượng thiết bị đồng bộ của các phân ngành thủy điện, nhiệt điện, xi măng và alumina-nhôm;

b) Đến năm 2025 các dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất trong nước đạt chất lượng và tính hiện đại về công nghệ tương đương với các dây chuyền tiên tiến trong khu vực với giá cạnh tranh;

c) Tham gia xuất khẩu thiết bị đồng bộ trên cơ sở tận dụng lợi thế về vị trí địa lý và phân công hợp tác quốc tế trong quá trình nhận chuyển giao công nghệ. Phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu thiết bị đồng bộ đạt khoảng 2,5 tỷ USD giai đoạn đến năm 2015, khoảng 10 tỷ USD giai đoạn 2016-2025.

3. Định hướng phát triển

a) Về tư vấn thiết kế: phát triển các tổ chức tư vấn trên cơ sở kết hợp lực lượng tư vấn chuyên ngành với tư vấn công nghệ chế tạo, có khả năng thực hiện toàn bộ công việc tư vấn thiết kế và quản lý dự án. Xây dựng một số viện nghiên cứu có khả năng đảm nhận công việc tổng thầu thiết kế trong một số chuyên ngành;

b) Về đầu tư: ở miền Bắc đầu tư chế tạo thiết bị đồng bộ cho ngành xi măng, nhiệt điện, thủy điện, miền Trung đầu tư chế tạo thiết bị đồng bộ cho ngành alumina-nhôm, thủy điện và một số thiết bị cho điện hạt nhân, nhiệt điện và lọc hóa dầu; miền Nam đầu tư vào chế tạo thiết bị đồng bộ cho ngành hóa dầu, nhiệt điện. Đầu tư mới và đầu tư chiều sâu với công nghệ tiên tiến để chế tạo thiết bị đồng bộ đáp ứng khoảng 35% nhu cầu nội địa vào năm 2015; 80% nhu cầu vào năm 2025;

c) Về tự động hóa: nâng cao năng lực của các đơn vị trong nước để từng bước ứng dụng và làm chủ công nghệ điều khiển, tự động hóa trong việc chế tạo các dây chuyền thiết bị đồng bộ tại Việt Nam;

d) Phát triển cơ sở sản xuất nguyên liệu: tập trung đầu tư đảm bảo cung cấp đủ về chủng loại và số lượng một số nguyên liệu chính cho ngành sản xuất thiết bị đồng bộ với giá thành cạnh tranh;

đ) Phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho chế tạo các dây chuyền thiết bị đồng bộ tại Việt Nam. Phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ nội địa hóa đến 80% về giá trị các dây chuyền thiết bị đồng bộ do trong nước chế tạo.

4. Quy hoạch phát triển

a) Về tư vấn thiết kế: đến năm 2025 các đơn vị tư vấn thiết kế trong nước làm chủ công nghệ, thiết kế chế tạo cho các dây chuyền thiết bị đồng bộ của các ngành thủy điện, nhiệt điện, xi măng, alumina-nhôm;

b) Quy hoạch phát triển sản phẩm và các dự án đầu tư:

- Đến 2025 đáp ứng đến 80% nhu cầu trong nước về số lượng thiết bị đồng bộ, làm chủ công nghệ, thiết kế chế tạo thiết bị đồng bộ cho các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng và alumina-nhôm; 60% nhu cầu về số lượng thiết bị tiêu chuẩn; 100% nhu cầu về số lượng các thiết bị phi tiêu chuẩn và kết cấu thép.

- Tập trung sản xuất các sản phẩm chủ yếu trong dây chuyền thiết bị đồng bộ của các ngành thủy điện, nhiệt điện, xi măng và alumina-nhôm:

+ Ngành thủy điện sản xuất các sản phẩm: Tuabin thủy điện; Máy phát thủy điện; Hệ thống điều khiển tự động; Trạm máy biến áp công suất lớn; Thiết bị cơ khí thủy công; Cầu trục chân dê và trung gian đến 500T; Cầu trục gian máy sức nâng đến 800 T; Hệ thống thiết bị làm mát.

+ Ngành nhiệt điện sản xuất các sản phẩm: Máy rải liệu; Máy dỡ liệu; Lò hơi; Máy nghiền than; Máy phát; Tuabin; Hệ thống điều khiển tự động; Cầu trục các loại; Lọc bụi tĩnh điện; Hệ thống khử lưu huỳnh; Hệ thống vận chuyển;

+ Ngành xi măng sản xuất các sản phẩm: Máy nghiền các loại; Lọc bụi tĩnh điện; Lọc bụi túi các loại; Hệ thống vận chuyển các loại; Hệ thống điều khiển tự động.

+ Ngành alumina-nhôm sản xuất: Máy sàng; Máy rửa; Máy nghiền đập; Máy vận chuyển các loại; Máy rải liệu, dỡ liệu; Máy đóng bao; Thiết bị kết tinh; Thiết bị hòa tách.

Quy hoạch các sản phẩm thiết bị đồng bộ chủ yếu (theo khối lượng) cho 4 phân ngành: thủy điện, nhiệt điện, xi măng và alumina-nhôm được trình bày ở Phụ lục 1;

- Quy hoạch các dự án đầu tư sản xuất thiết bị đồng bộ đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 được trình bày ở Phụ lục 2. Trong đó: giai đoạn đến năm 2015 tổng vốn đầu tư cho các dự án đầu tư sản xuất thiết bị đồng bộ là khoảng 700 triệu USD. Giai đoạn 2016 – 2025 tổng vốn đầu tư cho các dự án khoảng 300 triệu USD. Nguồn vốn gồm vốn FDI, vốn thu được do phát hành cổ phiếu, vốn tín dụng;

c) Về tự động hóa:

- Đến năm 2010 các đơn vị trong nước nghiên cứu, thực hiện tích hợp các phần tử tự động hóa trên cơ sở tiếp nhận thiết kế, công nghệ của nước ngoài.

- Đến năm 2015 các đơn vị trong nước làm chủ việc thiết kế phần mềm, tích hợp hệ thống điều khiển, chuẩn đoán giám sát;

- Đến năm 2025 trong nước làm chủ việc áp dụng công nghệ điều khiển trong việc chế tạo các dây chuyền thiết bị đồng bộ.

d) Phát triển các cơ sở sản xuất nguyên vật liệu: đến năm 2025 các cơ sở sản xuất trong nước đáp ứng trên 80% nhu cầu nguyên vật liệu để chế tạo thiết bị đồng bộ cho các ngành thủy điện, nhiệt điện, xi măng và alumina-nhôm tại Việt Nam;

đ) Phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ: đến năm 2025 trong nước đáp ứng trên 80% nhu cầu thiết bị, linh kiện, bán thành phẩm để chế tạo các dây chuyền thiết bị đồng bộ cho các ngành thủy điện, nhiệt điện, xi măng và alumina-nhôm tại Việt Nam.

5. Các giải pháp và chính sách

5.1. Các giải pháp

a) Giải pháp về thị trường

- Áp dụng các quy định phi thuế quan ở mức cao nhất (phù hợp với các cam kết WTO) nhằm bảo hộ hợp lý thị trường cho các doanh nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ trong nước;

- Tạo thị trường trong nước thông qua cơ chế chỉ định thầu chế tạo thiết bị đồng bộ một số dự án cho Tổ hợp liên danh nhà thầu trong nước, đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh hợp lý.

b) Giải pháp về đầu tư

- Đẩy mạnh việc thực hiện đầu tư các dự án trong danh mục quy hoạch, định kỳ rà soát điều chỉnh một số dự án cho phù hợp với thực tế;

- Chủ động đầu tư theo vùng, miền để tạo năng lực cơ bản chế tạo thiết bị đồng bộ: năng lực tạo phôi và chế tạo các chi tiết máy có kích thước lớn, năng lực gia công đạt độ chính xác cao;

- Khuyến khích các doanh nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ trong nước đầu tư vào các khu công nghiệp, tập trung vào các vị trí gần cảng nước sâu, có đường, cầu chịu tải trọng lớn và có không gian thích hợp cho các nhà máy cơ khí nặng. Kết hợp chuyển dịch với đầu tư chiều sâu, nâng cấp, đồng bộ và hiện đại hóa các máy móc, thiết bị.

c) Giải pháp về khoa học và công nghệ

- Xây dựng, ban hành và áp dụng đồng bộ và các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật cho các loại hàng hóa, các nguyên vật liệu và chi tiết tiêu chuẩn phục vụ cho ngành sản xuất thiết bị đồng bộ, các tiêu chuẩn về tiêu hao năng lượng và bảo vệ môi trường phù hợp với năng lực các nhà chế tạo Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế;

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chế tạo thiết bị đồng bộ. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế chế tạo các sản phẩm thiết bị đồng bộ có ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn ngành, có khả năng nhân rộng, cạnh tranh và tham gia xuất khẩu.

d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Đa dạng hóa chương trình và hình thức đào tạo của các trường nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ cả về số lượng và chất lượng;

- Tăng cường cử đi đào tạo, thực tập ở nước ngoài về tư vấn, thiết kế các thiết bị trong các dây chuyền thiết bị đồng bộ, về tự động hóa và chức danh kỹ sư trưởng, tổng công trình sư, giám đốc dự án;

- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ sư trưởng, tổng công trình sư và các chế độ chính sách kèm theo. Tăng cường thu hút lao động chất lượng cao nước ngoài làm việc lâu dài tại các doanh nghiệp trong nước.

đ) Giải pháp trợ giúp

Tăng cường vai trò và hoạt động của các hiệp hội ngành hàng để củng cố quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm kiếm phân tích các thông tin về thị trường, về công nghệ mới và thu hút đầu tư.

5.2. Các chính sách

Các dự án sản xuất thiết bị đồng bộ được ưu tiên xem xét, áp dụng các cơ chế ưu đãi theo Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ để phát triển các sản phẩm cơ khí trọng điểm và các chính sách ưu đãi có liên quan hiện hành.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm công bố Quy hoạch, chỉ định và kiểm tra việc phát triển ngành chế tạo thiết bị đồng bộ theo Quy hoạch được duyệt;

2. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Xây dựng; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Giáo dục và Đào tạo; Quốc phòng theo chức năng của mình, phối hợp với Bộ Công Thương cụ thể hóa cơ chế, chính sách phát triển ngành chế tạo thiết bị đồng bộ nêu trong Quyết định này để triển khai thực hiện Quy hoạch.

3. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở Quy hoạch được duyệt, có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án, chương trình phát triển của ngành chế tạo thiết bị đồng bộ được thực hiện đồng bộ và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Các Hiệp hội ngành nghề phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức phổ biến Quy hoạch bằng các hình thức: tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp ngành chế tạo thiết bị đồng bộ trong cả nước để có định hướng và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với Quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng; các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Hiệp hội Công nghiệp kỹ thuật điện Việt Nam;
- Website Bộ Công Thương;
- Các Vụ, Cục, Viện CL thuộc Bộ CT;
- Lưu VT, CNNg (5 bản).

BỘ TRƯỞNG




Vũ Huy Hoàng

 

PHỤ LỤC 1

QUY HOẠCH SẢN PHẨM CHỦ YẾU
(Kèm theo Quyết định số 2888/QĐ-BCT ngày 08 tháng 6 năm 2009)

Ngành thủy điện
(cho nhà máy công suất nhỏ và vừa)

Tên thiết bị

Đơn vị

Đến năm 2015

2016-2025

Tuabin thủy điện

cái

50

100

Máy phát thủy điện

cái

50

100

Hệ thống điều khiển tự động

cái

150

42

Trạm máy biến áp công suất lớn

cái

80

42

Thiết bị cơ khí thủy công

Hệ thống

116

42

Cần trục chân đê và trung gian đến 500T

cái

300

130

Cần trục gian máy sức nâng đến 800T

cái

116

42

Hệ thống thiết bị làm mát

cái

116

42

Ngành nhiệt điện
(cho nhà máy công suất 100-600MW)

Tên thiết bị

Đơn vị

Đến năm 2015

2016-2025

Máy rải liệu

cái

30

97

Máy dỡ liệu

cái

30

97

Lò hơi

cái

3

97

Máy nghiền than

cái

15

121

Máy phát

cái

10

97

Tuabin

cái

10

97

Hệ thống điều khiển tự động

Hệ thống

10

121

Cần trục các loại

cái

120

1200

Lọc bụi tĩnh điện

cái

30

121

Hệ thống khử lưu huỳnh

cái

30

121

Hệ thống vận chuyển

cái

800

1500

Ngành xi măng
(cho dây chuyền 1,4 triệu tấn/năm)

Tên thiết bị

Đơn vị

Đến năm 2015

2016-2025

Máy nghiền các loại (nghiền liệu công suất 175 tấn/giờ, nghiền than 15-20 tấn/giờ, nghiền xi măng 150 tấn/giờ …)

cái

100

100

Lọc bụi tĩnh điện

(Q:315.000, 480.000 m3/giờ)

cái

32

32

Lọc bụi túi các loại

cái

600

600

Hệ thống vận chuyển các loại

cái

400

400

Hệ thống điều khiển tự động

Hệ thống

16

16

Ngành Alumina-nhôm
(cho dây chuyền 100 – 600 ngàn tấn/năm)

Tên thiết bị

Đơn vị

Đến năm 2015

2016-2025

Máy sàng (200 tấn/giờ)

cái

128

176

Máy rửa (200 tấn/giờ)

cái

64

88

Máy nghiền đập các loại (200 tấn/giờ)

cái

100

180

Máy vận chuyển các loại (800 tấn/giờ)

cái

376

518

Máy rải liệu, dỡ liệu (800 tấn/giờ)

cái

16

22

Máy đóng bao (100 tấn/giờ)

cái

28

40

Thiết bị kết tinh (Φ 14 x 32m)

cái

168

231

Thiết bị hòa tách Φ4x24m, P 7kg/cm2

cái

96

132

Cầu trục các loại (5-50 tấn)

cái

100

150

Máy khuấy các loại (2-20 kW)

cái

480

660

Thiết trao đổi nhiệt (dạng ống và tấm)

cái

320

440

Thiết bị cô đặc (240 tấn/giờ)

 

264

363

Thiết bị nung (900 tấn/ngày)

cái

8

12

Bơm các loại (50-800m3/giờ)

cái

2400

3300

Van các loại (Φ 20-400)

cái

4800

6600

Nhà máy điện chạy than 30 MW

cái

8

12

Hệ thống điều khiển DCS

Hệ thống

5

10

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 2888/QĐ-BCT ngày 08 tháng 6 năm 2009)

TT

Tên dự án

Công suất (tấn/năm)

Tổng mức đầu tư (triệu USD)

Địa điểm đầu tư

Thời gian dự kiến

Tới 2015

2016-2025

1

Nhà máy cơ khí nặng số 1

30.000

Đầu tư mới

210

170

Hải Phòng, Quảng Ninh

2009-2016

2

Nhà máy cơ khí do HAMECO chuyển dịch

20.000

45

 

Bắc Ninh

2009-2012

3

Nhà máy kết cấu thép (2 nhà máy sản lượng 10.000 – 30.000 tấn/năm)

10.000 – 30.000

Đầu tư mở rộng

15

 

Miền Bắc

2009-2012

4

Nhà máy kết cấu thép (2 nhà máy sản lượng 10.000 – 30.000 tấn/năm)

10.000 – 30.000

Đầu tư mở rộng

15

 

Miền Nam

2009-2011

5

Nhà máy kết cấu thép (2 nhà máy 5.000 – 10.000 tấn/năm)

5.000 – 10.000

Đầu tư mới

10

 

Miền Trung

2009-2013

6

Nhà máy kết cấu thép công suất nhỏ (5-7 nhà máy 2000.5000 tấn/năm)

2.000-5.000

Đầu tư mới

5

10

Các miền

2010-2018

7

Nhà máy chế tạo máy biến áp (02 nhà máy sản lượng 100-200 máy/năm)

10.000

Đầu tư mở rộng

40

 

Hà Nội, Bắc Ninh

2008-2012

8

Nhà máy chế tạo bơm, quạt

15.000

Đầu tư mở rộng

20

 

Hải Dương

2010-2015

9

Nhà máy chế tạo van

10.000

Đầu tư mới

20

 

Hải Dương

2010-2015

10

Nhà máy chế tạo quạt công nghiệp

7.000

Đầu tư mới

15

 

Hưng Yên, Hà Nội

2010-2015

11

Nhà máy chế tạo xích công nghiệp

2.000

Đầu tư mở rộng

15

 

Đông Anh

Hà Nội

2012-2015

12

Nhà máy chế tạo bu lông, đai ốc

3.000

Đầu tư mở rộng

15

 

Hà Nội

2010-2012

13

Nhà máy chế tạo động cơ điện

2.000

Đầu tư mở rộng

25

 

Hà Nội

2010-2015

14

Nhà máy chế tạo hộp giảm tốc

2.000

Đầu tư mở rộng

20

 

Hải Phòng

2010-2015

15

Nhà máy chế tạo thiết bị thủy lực

2.000

Đầu tư mới

20

 

Hà Nội

2012-2015

16

Nhà máy chế tạo vòng bi, khớp nối, phanh …

1.000

Đầu tư mới

20

 

Thanh Hóa, Nghệ An

2012-2015

17

Nhà máy cơ khí nặng số 3

30.000

Đầu tư mới

250

 

Dung Quất

2008-2012

19

Nhà máy kết cấu thép (2-3 nhà máy)

30.000-50.000

Đầu tư mới

 

45

Miền Bắc

2018-2023

20

Nhà máy kết cấu thép (2-3 nhà máy)

30.000-50.000

Đầu tư mới

 

45

Miền Nam

1017-2022

21

Nhà máy (kết cấu thép (2 nhà máy)

20.000-30.000

Đầu tư mới

 

30

Miền Trung

2020-2025

Vốn đầu tư các giai đoạn (Tr.USD)

700

300

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2888/QĐ-BCT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2888/QĐ-BCT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/06/2009
Ngày hiệu lực08/06/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Đầu tư
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2888/QĐ-BCT

Lược đồ Quyết định 2888/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ giai đoạn đến 2015 xét đến 2025


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2888/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ giai đoạn đến 2015 xét đến 2025
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2888/QĐ-BCT
                Cơ quan ban hànhBộ Công thương
                Người kýVũ Huy Hoàng
                Ngày ban hành08/06/2009
                Ngày hiệu lực08/06/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Đầu tư
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 2888/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ giai đoạn đến 2015 xét đến 2025

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 2888/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ giai đoạn đến 2015 xét đến 2025

                        • 08/06/2009

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 08/06/2009

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực