Nội dung toàn văn Quyết định 2894/QĐ-UBND 2017 thực hiện 622/QĐ-TTg Chương trình nghị sự 2030 Hải Phòng
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2894/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 30 tháng 10 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 622/QĐ-TTG NGÀY 10/5/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
QUYẾT ĐỊNH SỐ 622/QĐ-TTG NGÀY 10/5/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2894/QĐ-UBND ngày 30/10/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Căn cứ Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (sau đây gọi tắt là Kế hoạch hành động) như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
Triển khai và cụ thể hóa những nội dung của Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, làm cơ sở để các Sở, Ban, Ngành, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững theo chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam.
2. Yêu cầu:
- Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển của thành phố, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
- Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư và mỗi người dân thành phố.
- Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò chủ thể nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững. Tạo điều kiện để mọi người có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận nguồn lực chung và được tham gia đóng góp nhằm đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.
II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU.
1. Các nhiệm vụ chủ yếu thực hiện trong giai đoạn 2017 - 2020
- Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về các mục tiêu phát triển bền vững và Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Từng bước đưa nội dung giáo dục phát triển bền vững, các mục tiêu phát triển bền vững vào giảng dạy trong các trường phổ thông các cấp.
- Nâng cao năng lực cho các Sở, Ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện, lồng ghép, giám sát, đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững.
- Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác thống kê để đảm bảo việc giám sát, đánh giá, báo cáo các mục tiêu phát triển bền vững.
- Lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, các chương trình, dự án, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các Sở, ngành, địa phương, đơn vị. Đến năm 2020, lồng ghép đầy đủ các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam vào nội dung Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2025, các quy hoạch phát triển của các ngành và địa phương giai đoạn 2021 - 2030.
- Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước theo các mục tiêu phát triển bền vững ở mọi lĩnh vực, chú trọng đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo, hoạch định chính sách.
- Giám sát, đánh giá, báo cáo thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Chậm nhất ngày 15 tháng 11 hàng năm (từ năm 2018 trở đi), các Sở, Ngành, địa phương báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch hành động gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố. Đến năm 2020, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2017 - 2020 Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
2. Các nhiệm vụ chủ yếu thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2030
- Triển khai toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch hành động để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.
- Tăng cường huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, tập trung nguồn lực nhằm giải quyết những vướng mắc, các lĩnh vực gặp khó khăn trong quá trình thực hiện Kế hoạch hành động.
- Hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu các mục tiêu phát triển bền vững, cơ chế thu thập thông tin dữ liệu phục vụ giám sát, đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững; vận hành hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu về các mục tiêu phát triển bền vững; công khai thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững để chia sẻ với các bên liên quan nhằm khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu này và để phục vụ công tác hoạch định chính sách.
- Tiếp tục tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao ở mọi lĩnh vực để phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước theo các mục tiêu phát triển bền vững, chú trọng đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo, hoạch định chính sách.
- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Chú trọng phát triển công nghệ môi trường, công nghệ sạch, công nghệ năng lượng mới.
- Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác giám sát, đánh giá, báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Đến năm 2025, thực hiện đánh giá giữa kỳ giai đoạn 2021 - 2030 kết quả thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Đến năm 2030, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững kết hợp với đánh giá kết quả thực hiện Báo cáo Việt Nam 2035 và chuẩn bị xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ tiếp theo.
(Chi tiết danh mục nhiệm vụ, đề án, chương trình triển khai Kế hoạch hành động này tại Phụ lục kèm theo).
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Nâng cao nhận thức, hành động của toàn xã hội về phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
2. Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các Sở, Ban, Ngành, địa phương, các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư, các đối tác phát triển trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
3. Tăng cường vai trò của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng và các tổ chức thành viên trong việc giám sát thực hiện và phản biện xã hội trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
4. Tăng cường và huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước để triển khai thực hiện Kế hoạch hành động này.
5. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp giữa các cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp, các tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và sự phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành, địa phương trong triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững để bảo đảm tính tích hợp và lồng ghép của các mục tiêu.
6. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh công khai, minh bạch trong sử dụng ngân sách nhà nước, trong phân bổ nguồn lực.
7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
8. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ của quốc tế cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ:
1. Nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn huy động khác từ doanh nghiệp, cộng đồng, nguồn viện trợ…
2. Căn cứ Kế hoạch hành động được phê duyệt, các Sở, ngành, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở xác định và bố trí kinh phí; đồng thời có trách nhiệm chủ động huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực để thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật hiện hành.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp hướng dẫn các Ban, ngành, đoàn thể, các quận, huyện, các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức quán triệt, thông tin tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa và các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ tới các cấp, các ngành, các đơn vị và nhân dân toàn thành phố.
2. Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch hành động này; chủ động tham gia phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, địa phương liên quan trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được phân công. Lồng ghép và triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của ngành, địa phương; Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, công chức về phát triển bền vững và Kế hoạch hành động; Định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hàng năm gửi báo cáo đánh giá kết quả thực hiện về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp chủ động tham gia triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch hành động này theo phạm vi chức năng, hoạt động của mình.
4. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, phối hợp với các Sở, Ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, định kỳ hàng năm (từ năm 2018) báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các Sở, Ngành, địa phương chủ động có kế hoạch triển khai bám sát nội dung Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ, Ngành chủ quản, bảo đảm không sót việc. Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi nội dung các nhiệm vụ liên quan theo Kế hoạch hành động này, các Sở, Ngành, địa phương gửi văn bản đề xuất về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 622/QĐ-TTG NGÀY 10/5/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ).
TT | Tên cơ quan, đơn vị | Phụ lục |
1 | Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng | 01 |
2 | Công an thành phố | 02 |
3 | Sở Công Thương | 03 |
4 | Sở Du lịch | 04 |
5 | Sở Giáo dục và Đào tạo | 05 |
6 | Sở Giao thông Vận tải | 06 |
7 | Sở Khoa học và Công nghệ | 07 |
8 | Sở Kế hoạch và Đầu tư | 08 |
9 | Sở Lao động – Thương binh và Xã hội | 09 |
10 | Sở Ngoại vụ | 10 |
11 | Sở Nội vụ | 11 |
12 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 12 |
13 | Sở Tài chính | 13 |
14 | Sở Tài nguyên và Môi trường | 14 |
15 | Sở Thông tin và Truyền thông | 15 |
16 | Sở Tư pháp | 16 |
17 | Sở Văn hóa và Thể thao | 17 |
18 | Sở Xây dựng | 18 |
19 | Sở Y tế | 19 |
20 | Thanh tra thành phố | 20 |
PHỤ LỤC 01
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng chủ trì thực hiện các mục tiêu: 1.3.b, 3.8.b, 16.5.c, 16.7.b trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 1.3: Đến năm 2030, bảo đảm tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và người dễ bị tổn thương, có quyền bình đẳng đối với các nguồn lực kinh tế, tiếp cận các dịch vụ cơ bản, quyền sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên, quyền sở hữu và kiểm soát các dạng tài sản khác, công nghệ mới phù hợp và các dịch vụ tài chính, bao gồm tài chính vi mô | ||
| Mục tiêu 1.3.b: |
|
|
1.1 | Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, đồng thời huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, cơ quan truyền thông để tuyên truyền về quyền bình đẳng của người dân trong tiếp cận đối với các nguồn lực kinh tế và các dịch vụ cơ bản, quyền sở hữu và kiểm soát các dạng tài sản khác theo quy định của pháp luật. | Các Sở, Ngành thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng; Báo Hải Phòng; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Các đơn vị có liên quan | 2017-2020 và 2021-2030 |
1.2 | Đẩy mạnh các phong trào thi đua sản xuất giỏi, kinh doanh giỏi. Tích cực vận động xây dựng “Quỹ vì người nghèo” nhằm hỗ trợ các hộ nghèo về nhà ở, giống, nguồn vốn phát triển sản xuất, giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững. | ||
1.3 | Tăng cường giám sát và vận động người dân tham gia giám sát việc thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước. Kiến nghị xử lý các trường hợp có vi phạm. | ||
2 | Mục tiêu 3.8: Đến năm 2030, giảm đáng kể số ca mắc bệnh và tử vong do các hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất | ||
| Mục tiêu 3.8.b: |
|
|
2.1 | Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng các mô hình điểm tại các khu dân cư về bảo vệ môi trường gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. | Các Sở, Ngành thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng; Báo Hải Phòng; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Các đơn vị có liên quan | 2017-2020 và 2021-2030 |
2.2 | Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức giám sát và vận động nhân dân giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Kiến nghị xử lý các trường hợp có vi phạm. | ||
3 | Mục tiêu 16.5: Giảm đáng kể mọi loại hình tham nhũng và hối lộ | ||
| Mục tiêu 16.5.c: |
| 2017-2020 và 2021-2030 |
3.1 | Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tổ chức giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Vận động nhân dân giám sát cán bộ, công chức thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn. | Các Sở, Ngành thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng; Báo Hải Phòng; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Các đơn vị có liên quan. | |
3.2 | Thực hiện công tác tiếp dân, tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. | ||
3.3 | Phát huy vai trò của các đoàn thể, nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. | ||
4 | Mục tiêu 16.7: Đảm bảo quá trình ra quyết định mang tính phản hồi, bao trùm, có sự tham gia của người dân và mang tính đại diện ở tất cả các cấp | ||
| Mục tiêu 16.7.b: |
| 2017-2020 và 2021-2030 |
4.1 | Tăng cường vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức khác trong việc tham gia vào quá trình ra quyết định ở tất cả các cấp. | Các tổ chức thành viên của Mặt trận; Các cơ quan, tổ chức có liên quan. |
PHỤ LỤC 02
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: CÔNG AN THÀNH PHỐ.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Công an thành phố chủ trì thực hiện các mục tiêu: 3.5.c, 10.6, 16.1, 16.2.b, 16.4, 16.8 trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Công an thành phố chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 3.5: Đến năm 2030, hàng năm tiếp tục kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí, số vụ, số người chết và số người bị thương. | ||
| Mục tiêu 3.5.c: | ||
1.1 | Tăng cường phối hợp trong công tác tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đi đối với xử lý vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, xây dựng ý thức tự giác chấp hành luật của người tham gia giao thông. | Các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông; Đài PTTH Hải Phòng; Báo Hải Phòng; UBND các quận, huyện; Các tổ chức chính trị - xã hội. | 2017-2020 và 2021-2030 |
1.2 | Nâng cao năng lực, hiệu quả và trách nhiệm của lực lượng thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông. | ||
2 | Mục tiêu 10.6: Tạo thuận lợi cho việc di cư và di chuyển của người dân một cách có trật tự, an toàn, thường xuyên và trách nhiệm, bao gồm cả việc thực hiện các chính sách di cư có kế hoạch và được quản lý tốt . | ||
2.1 | Triển khai tập huấn, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật hiện hành liên quan tới các quy định về xuất nhập cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và theo dõi cư trú. | Các Sở: Ngoại vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp; UBND các quận, huyện | 2017-2020
|
2.2 | Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật về cư trú, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. | ||
3 | Mục tiêu 16.1: Giảm đáng kể tất cả các hình thức bạo lực và tỷ lệ tử vong liên quan đến bạo lực ở mọi nơi. | ||
3.1 | Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để phòng ngừa các hình thức bạo lực. Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực. | Các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa và Thể thao, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông; Tòa án nhân dân thành phố; Viện kiểm sát nhân dân thành phố; Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố; Đài PTTH Hải Phòng; UBND các quận, huyện; Các tổ chức chính trị - xã hội. | 2017-2020 |
3.2 | Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020. | ||
3.3 | Tăng cường phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc phòng chống bạo lực học đường; xử lý nghiêm minh, kịp thời nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng bạo lực học đường. | ||
4 | Mục tiêu 16.2.b: Phòng ngừa và giảm đáng kể tình trạng xâm hại, bóc lột, mua bán và tất cả các hình thức bạo lực và tra tấn trẻ em và người chưa thành niên. | ||
4.1 | Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020. | Các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Du lịch, Văn hóa và Thể thao, Giáo dục và Đào tạo, Ngoại vụ, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông; Tòa án nhân dân thành phố; Viện Kiểm sát nhân dân thành phố; Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố; Đài PTTH Hải Phòng; UBND các quận, huyện; Các tổ chức chính trị - xã hội. | 2017-2020 |
4.2 | Phối hợp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước và tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người. | ||
4.3 | Phối hợp xử lý nghiêm, đưa ra truy tố và xét xử công khai các hành hành vi xâm hại, mua bán trẻ em và các vụ án mua bán người. | ||
4.4 | Phối hợp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về phòng, chống mua bán người. | ||
5 | Mục tiêu 16.4: Đến năm 2030, giảm đáng kể các dòng vũ khí và tài chính trái phép; tăng cường phục hồi và hoàn trả tài sản bị đánh cắp, đấu tranh với tất cả các loại hình tội phạm có tổ chức. | ||
5.1 | Tham gia góp ý hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm; phòng, chống vi phạm pháp luật, các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia theo chỉ đạo của các bộ, ngành liên quan. Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới, trên biển. | Các Sở: Tư pháp, Ngoại vụ, Thông tin và Truyền thông; Bộ Chỉ huy quân sự thành phố; Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Hải Phòng; Tòa án nhân dân thành phố; Viện Kiểm sát nhân dân thành phố; Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Hải Phòng; Thanh tra thành phố; Đài PTTH Hải Phòng; Báo Hải Phòng; UBND các quận, huyện; Các tổ chức chính trị - xã hội. | 2017-2020 và 2021-2030 |
5.2 | Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho các lực lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự và lực lượng trinh sát. | ||
5.3 | Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa giáo dục, cải tạo người phạm tội. | ||
5.4 | Phối hợp đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm ngăn chặn bạo lực, chống khủng bố và tội phạm . | ||
6 | Mục tiêu 16.8: Đến năm 2030, cấp nhận dạng pháp lý cho tất cả mọi người, gồm cả đăng ký khai sinh. | ||
6.1 | Tổ chức thi hành Luật Căn cước công dân, Luật Hộ tịch và văn bản hướng dẫn thi hành; đảm bảo thực hiện tốt nhất quyền con người, quyền công dân đặc biệt trú trọng đến những vùng sâu, vùng xa, những đối tượng nhập cư đảm bảo người dân nhận thức được quyền và trách nhiệm của mình trong công tác đăng ký hộ tịch và cấp Căn cước công dân. | Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng; Báo Hải Phòng; Sở Thông tin truyền thông; Sở Tư pháp; UBND các quận, huyện; UBND cấp xã. | 2017-2020 và 2021-2030 |
PHỤ LỤC 03
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: SỞ CÔNG THƯƠNG.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Sở Công Thương chủ trì thực hiện các mục tiêu: 7.1, 7.2, 7.3, 9.2, 9.3.b, 12.1, 12.2.b, 12.4.a, 17.2 trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Sở Công Thương chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 7.1: Đến năm 2020, cơ bản 100% hộ gia đình được tiếp cận với điện; đến năm 2025 đạt 100%; đến năm 2030 đảm bảo tiếp cận toàn dân đối với các dịch vụ năng lượng trong khả năng chi trả, đáng tin cậy và hiện đại. | ||
1.1 | Tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2025 có xét đến 2035. | Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng; Các Sở, ban, ngành thành phố; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
1.2 | Triển khai thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020. | Trung tâm tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn; Các Sở, ban, ngành thành phố; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 |
2 | Mục tiêu 7.2: Đến năm 2030, tăng đáng kể tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của quốc gia. | ||
2.1 | Lập Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2020 tầm nhìn 2030. | Viện Năng lượng | 2017-2020 |
2.2 | Điều tra khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp. | Trung tâm tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn; Các doanh nghiệp. | |
2.3 | Xây dựng Trạm phát điện mặt trời tại thị trấn Cát Bà - Cát Hải | Trung tâm tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn; UBND huyện Cát Hải. | |
2.4 | Xây dựng mô hình ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong hộ gia đình và doanh nghiệp. | Trung tâm tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn; Các hộ gia đình, doanh nghiệp | 2018-2030 |
3 | Mục tiêu 7.3: Đến năm 2030, tăng gấp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng; giảm tiêu thụ điện 10% so với kịch bản cơ sở | ||
3.1 | Xây dựng mô hình sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp. | Trung tâm tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn, các doanh nghiệp. | 2017- 2020 và 2021-2030 |
3.2 | Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất và sinh hoạt. | UBND các quận, huyện | |
4 | Mục tiêu 9.2: Đến năm 2030, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững; nâng cấp kết cấu hạ tầng và các ngành công nghiệp hỗ trợ hướng tới sự bền vững, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực và áp dụng công nghệ, quy trình sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; tăng đáng kể tỷ lệ việc làm và tổng sản phẩm quốc nội của ngành công nghiệp. | ||
4.1 | Triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành công nghiệp thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. | Các Sở, ban, ngành thành phố; UBND các quận, huyện. | 2017- 2020 và 2021-2030 |
4.2 | Tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. | ||
4.3 | Xây dựng Đề án Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2030. | ||
5 | Mục tiêu 9.3: Tăng khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối với các dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả dịch vụ tín dụng trong khả năng chi trả; tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào thị trường và chuỗi giá trị | ||
| Mục tiêu 9.3.b: | ||
5.1 | Nâng cao khả năng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng trong chuỗi giá trị. | Các doanh nghiệp vừa và nhỏ | 2017- 2020 |
6 | Mục tiêu 12.1: Thực hiện Khung chương trình 10 năm về sản xuất và tiêu dùng bền vững theo cam kết quốc tế. | ||
6.1 | Triển khai thực hiện các Chương trình phát triển thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của thành phố. | Trung tâm Thương mại điện tử. | 2017- 2020 và 2021 - 2030 |
6.2 | Triển khai thực hiện các Chương trình xúc tiến thương mại nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường như: Tổ chức Hội chợ triển lãm, đưa hàng Việt về nông thôn, Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm, triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. | Các Sở, Ban, Ngành thành phố, đơn vị liên quan. | 2017- 2020 và 2021 - 2030 |
6.3 | Xây dựng hệ thống phân phối và phát triển cụm liên hoàn kết nối sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ nông sản gắn với thị trường. Xây dựng hệ thống cung ứng sản phẩm, an toàn thực phẩm và chợ đầu mối.... Lồng ghép triển khai thực hiện đề án bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. | ||
6.4 | Triển khai thực hiện Ngày quyền người tiêu dùng Việt Nam trên địa bàn thành phố nhằm thay đổi hành vi tiêu dùng, thực hiện lối sống bền vững. | ||
7 | Mục tiêu 12.2: Đến năm 2030, đạt được quản lý bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản | ||
| Mục tiêu 12.2.b: | ||
7.1 | Tổ chức hội thảo tuyên truyền về sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng đến các doanh nghiệp. | Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp | 2017- 2020 và 2021-2030 |
8 | Mục tiêu 12.4: Đến năm 2020, đạt quản lý tốt vòng đời của các loại hóa chất và chất thải theo các cam kết quốc tế đã ký kết, nhằm giảm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và tác động có hại đến sức khỏe con người và môi trường | ||
| Mục tiêu 12.4.a: | ||
8.1 | Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực hóa chất; Thực hiện nghiêm chế độ đăng ký hoạt động hóa chất, đặc biệt là đối với hóa chất độc hại; Xây dựng năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn Thành phố; Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất của người lao động tại cơ sở hóa chất và cán bộ quản lý Nhà nước. | Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp | 2017- 2020 và 2021 – 2030
|
8.2 | Thực hiện lồng ghép với Đề án Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 754/QĐ-TTg ngày 31/5/2017. | ||
9 | Mục tiêu 17.2: Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng trong xuất khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 10%/năm | ||
9.1 | Triển khai thực hiện đề án phát triển xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. | Các Sở, ban, ngành thành phố; các đơn vị liên quan. | 2017- 2020 và 2021 - 2030 |
PHỤ LỤC 04
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: SỞ DU LỊCH.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Sở Du lịch chủ trì thực hiện mục tiêu: 8.9 trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Sở Du lịch chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 8.9: Đến năm 2030 phát triển du lịch bền vững, tạo việc làm, tạo sản phẩm và dịch vụ lu lịch có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới; thúc đẩy quảng bá văn hóa và sản phẩm địa phương. | ||
1.1 | Xây dựng bộ ấn phẩm Du lịch Hải Phòng. | Các Sở, Ban, Ngành, đơn vị liên quan | 2017 -2018 |
1.2 | Đề án nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Cát Hải, thành phố hải Phòng. | UBND huyện Cát Hải, các Sở, Ngành, địa phương liên quan | 2018 -2019 |
1.3 | Đề án “Giải pháp đảm bảo khai thác, bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch để phát triển bền vững” | Các Sở, Ban, Ngành, đơn vị liên quan | 2019 |
1.4 | Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2025. | Hiệp hội Du lịch Hải Phòng, Các Sở, Ban, Ngành, đơn vị liên quan. | 2020 |
1.5 | Tham gia giới thiệu hình ảnh, mảnh đất, con người Hải Phòng tại các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế. | Hiệp hội Du lịch Hải Phòng, Các công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố. | 2017 - 2020 và 2021 - 2030 |
1.6 | Triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/12/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. | Các Sở, Ban, Ngành, đơn vị liên quan. Các Sở, Ban, Ngành, đơn vị liên quan. | 2017 - 2020 và 2021 – 2030 2017 - 2020 và 2021 - 2030 |
1.7 | Chương trình nâng cao năng lực quản lý cơ sở lưu trú và hoạt động lữ hành trên địa bàn Hải Phòng. |
PHỤ LỤC 05
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện các mục tiêu: 3.5.a, 4.1, 4.2, 4.3.a, 4.5.a, 4.6, 4.7, 4.8, 13.3.b trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 4.1: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai hoàn thành giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở miễn phí, công bằng, có chất lượng. | ||
1.1 | Xây dựng Quy hoạch tổng thể giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện. | 2017- 2020 và 2020- 2030 |
1.2 | Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, giám sát kết qủa thực hiện để kịp thời có điều chỉnh tương ứng. | UBND các quận, huyện | |
1.3 | Huy động và có cơ chế hiệu quả hỗ trợ người dân đưa con trong độ tuổi đến trường, đặc biệt là ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, huyện đảo. Thực hiện giáo dục hòa nhập, giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện. | |
1.4 | Nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và trung học cơ sở và tăng cường công tác quản lý chất lượng giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Giảm sự bất bình đẳng và chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các địa phương. | UBND các quận, huyện | |
1.5 | Đảm bảo ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục được tập trung ưu tiên cho giáo dục phổ cập, giáo dục ở những vùng đặc biệt khó khăn, huyện đảo và các đối tượng chính sách xã hội. | Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; UBND các quận, huyện. | |
1.6 | Thực hiện giám sát xã hội với chất lượng và hiệu quả giáo dục. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện; Các tổ chức chính trị xã hội | |
2 | Mục tiêu 4.2: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai được tiếp cận với phát triển, chăm sóc giai đoạn trẻ thơ và giáo dục mầm non có chất lượng để sẵn sàng bước vào cấp tiểu học | ||
2.1 | Xây dựng đề án huy động nguồn lực cho phát triển hệ thống giáo dục mầm non thông qua tăng cường lực lượng giáo viên được đào tạo, phát huy vai trò của khu vực tư nhân trong cung ứng dịch vụ giáo dục mầm non; huy động các thành phần kinh tế đầu tư hệ thống nhà trẻ, trường mầm non. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện. | 2017- 2020 và 2020- 2030 |
2.2 | Nâng cao nhận thức cộng đồng, nhất là đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, huyện đảo, các hộ nghèo về sự cần thiết đối với phát triển toàn diện sức khỏe và trí tuệ của trẻ từ giai đoạn trẻ thơ. | ||
2.3 | Có chính sách hỗ trợ thích hợp để bảo đảm các trẻ em nghèo, nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có điều kiện tiếp cận dịch vụ chăm sóc giai đoạn trẻ thơ và giáo dục mầm non. | ||
2.4 | Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. | 2017 -2020 | |
2.5 | Triển khai Kế hoạch số 2649/KH-UBND ngày 14/11/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. | Các Sở, Ban, Ngành; Các đơn vị có liên quan. | |
3 | Mục tiêu 4.3: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng cho tất cả nam và nữ đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có chất lượng và trong khả năng chi trả | ||
| Mục tiêu 4.3.a: | ||
3.1 | Tiếp tục tuyền truyền nâng cao nhập thức về công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh ở trong và ngoài nhà trường. Cung cấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và đất nước, nhu cầu của thị trường lao động, nhằm hướng các hoạt động giáo dục hướng nghiệp đáp ứng thị trường lao động, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện. | 2017- 2020 và 2020- 2030 |
3.2 | Tiếp tục tham mưu với thành phố thực hiện thí điểm triển khai mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương; tăng cường huy động các nguồn lực tài chính và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động dạy học/giáo dục trong nhà trường theo hướng thực học, lý thuyết gắn với thực hành và thực tiễn, đảm bảo giáo dục cơ bản ở THCS, phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp và phân luồng đạt hiệu quả. | ||
4 | Mục tiêu 4.5: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận bình đẳng trong giáo dục và đào tạo, đào tạo nghề nghiệp cho những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả những người khuyết tật, người dân tộc và trẻ em trong những hoàn cảnh dễ bị tổn thương | ||
| Mục tiêu 4.5.a: | ||
4.1 | Xây dựng các chính sách phù hợp bảo đảm hỗ trợ những người dễ tổn thưởng có điều kiện tiếp cận dịch vụ giáo dục và đào tạo. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện; Các tổ chức chính trị xã hội | 2017- 2020 và 2020- 2030 |
4.2 | Tăng cường trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong việc hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. | ||
5 | Mục tiêu 4.6: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả thanh niên và phần lớn người trưởng thành, cả nam giới và nữ giới, biết đọc, viết | ||
5.1 | Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện; Các tổ chức chính trị xã hội | 2017- 2020 và 2020- 2030 |
5.2 | Củng cố, phát triển bền vững các trung tâm học tập cộng đồng; tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng; mở rộng địa bàn hoạt động đến các thôn, cụm dân cư; đa dạng hóa nội dung giáo dục; phấn đấu tăng số lượng trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả; phát triển mô hình trung tâm học tập cộng đồng kết hợp với trung tâm văn hóa thể thao xã hoạt động có hiệu quả. | ||
5.3 | Hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho người học thuộc đối tượng chính sách, phụ nữ theo địa bàn, đặc biệt là các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. | ||
6 | Mục tiêu 4.7: Đến năm 2030, bảo đảm rằng tất cả những người học được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững | ||
6.1 | Duy trì lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững và lối sống bền vững, quyền con người, bình đẳng giới, ngăn chặn và chống bạo lực, công dân toàn cầu và tôn trọng sự đa dạng văn hóa trong nội dung chương trình giảng dạy ở tất cả các câp học. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện; Các tổ chức chính trị xã hội | 2017- 2020 và 2020- 2030 |
6.2 | Đổi mới chương trình và cách thức lồng ghép các nội dung trong chương trình giáo dục các cấp. | ||
6.3 | Tăng cường nội dung có tính thực tiễn, tình huống và sử dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, có sự tham gia của người học. | ||
6.4 | Tăng cường cung giáo viên có trình độ, thông qua hợp tác quốc tế về đào tạo giáo viên tại các quốc gia đang phát triển. | ||
6.5 | Triển khai thí điểm mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương. | ||
7 | Mục tiêu 4.8: Xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục thân thiện với trẻ em, người khuyết tật và bình đẳng giới và cung cấp môi trường học tập an toàn, không bạo lực, toàn diện và hiệu quả cho tất cả mọi người | ||
7.1 | Rà soát, hoàn thiện và xây dựng hệ thống các tiêu chí/tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng giáo dục thân thiện với trẻ em, người khuyết tật và bình đẳng giới tương ứng với các tiêu chí của Liên Hợp Quốc. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện; Các tổ chức chính trị xã hội | 2017- 2020 và 2020- 2030 |
7.2 | Bảo đảm các cơ sở giáo dục xây mới đáp ứng các tiêu chí thân thiện với trẻ em, bao gồm cả trẻ khuyết tật; đồng thời sửa chữa, nâng cấp các cơ sở giáo dục đang hoạt động để đáp ứng tiêu chí đề ra. | ||
7.3 | Lồng ghép mục tiêu về cơ sở giáo dục thân thiện với trẻ em vào chiến lược giáo dục | ||
7.4 | Huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho việc xây dựng và nâng các cơ sở giáo dục. | ||
7.5 | Xây dựng kho bài giảng E - Learning trực tuyến để đáp ứng nhu cầu tự học. |
| |
8 | Mục tiêu 13.3: Giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực và thể chế trong cảnh báo sớm, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. | ||
| Mục tiêu 13.3.b: | ||
8.1 | Đưa kiến thức cơ bản về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào trong các chương trình, bậc giáo dục, đào tạo các cấp; xây dựng các chương trình đạo tạo; phát triển và có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các chuyên ngành liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện; | 2017- 2020 và 2020- 2030 |
8.2 | Thực hiện sáng kiến trường học an toàn, các hoạt động phòng, chống thiên tai -ứng phó với biến đổi khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm. | ||
9 | Mục tiêu 3.5: Đến năm 2030, hàng năm tiếp tục kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí, số vụ, số người chết và số người bị thương. | ||
| Mục tiêu 3.5.a: | ||
9.1 | Giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong trường học tại tất cả các cấp trên địa bàn thành phố. Phát triển văn hóa giao thông trong cộng đồng. | Ban An toàn giao thông thành phố; Sở Giao thông Vận tải; Báo đài, truyền hình Hải Phòng; Các đơn vị có liên quan.. | Hàng năm |
PHỤ LỤC 06
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Sở Giao thông Vận tải chủ trì thực hiện các mục tiêu: 3.5.a, 3.5.b, 9.1, 11.2 trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Sở Giao thông Vận tải chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 3.5: Đến năm 2030, hàng năm tiếp tục kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí, số vụ, số người chết và số người bị thương. | ||
1.1 | Mục tiêu 3.5.a: Triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đã được xác định trong Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm kiềm chế, từng bước giảm số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ giai đoạn 2016 -2020. | ||
1.1.1 | Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thức của cộng đồng khi tham gia giao thông. | Ban An toàn giao thông thành phố; Sở Tài chính, Báo đài, truyền hình Hải Phòng; Các đơn vị có liên quan. | Hàng năm |
1.1.2 | Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. | Các đơn vị có liên quan | |
1.1.2.1 | Hoàn thiện thể chế, chính sách trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông. | ||
1.1.2.2 | Bảo đảm phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. | ||
1.1.3 | Đầu tư, nâng cấp, cải tạo và tăng cường điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Xóa bỏ các điểm đen tai nạn giao thông đường bộ; Phát triển hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em; Giảm ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn | Các Sở: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính; Các đơn vị có liên quan. | |
1.1.4 | Tăng cường kiểm tra, thanh tra tại các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ và trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ trên địa bàn thành phố | Các đơn vị có liên quan | |
1.2 | Mục tiêu 3.5.b.: Huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông, sử dụng công nghệ tiên tiến trong kiểm soát, quản lý hệ thống giao thông đường bộ. | ||
1.2.1 | Đề xuất danh mục các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông có trọng tâm, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. | Các Sở: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính; Các đơn vị có liên quan. | 2017- 2020 |
1.2.2 | Xây dựng hệ thống giao thông thông minh trên địa bàn thành phố. | Các Sở: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính; Công an Thành phố; Các đơn vị có liên quan. | |
1.3 | Mục tiêu 3.5.b: Phát triển mạnh mạng lưới giao thông công cộng. | ||
1.3.1 | Hoàn thành xây dựng Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 | Các đơn vị có liên quan |
|
1.3.2 | Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 20/7/2012 của Hội đồng nhân dân về nhiệm vụ, giải pháp phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2016; định hướng đến 2020 và Quyết định số 1703/QĐ-UBND ngày 10/10/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐND . | 2017- 2020 | |
1.3.3 | Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. | 2017- 2020 và 2021 - 2030 | |
2 | Mục tiêu 9.1: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, chất lượng, đáng tin cậy, có khả năng chống chịu và bền vững, bao gồm cả cơ sở hạ tầng liên vùng và biên giới để hỗ trợ phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân với mục tiêu tiếp cận công bằng và trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người | ||
2.1 | Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. (Hoàn thành xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, quy hoạch trong lĩnh vực giao thông vận tải, gồm: Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển hệ thống dịch vụ logistic thành phố Hải Phòng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa thành phố Hải Phòng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe trên địa bàn Thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án tổ chức phân luồng vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh trong khu vực thành phố Hải Phòng; Đề án kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, điều tiết hợp lý các phương thức vận tải vào trung tâm thành phố và thí điểm cung cấp dịch vụ xe đạp công cộng tại một số khu vực trên địa bàn thành phố Hải Phòng.) | Các đơn vị có liên quan | 2017- 2020 và 2021 - 2030 |
2.2 | Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn. | Các đơn vị có liên quan | Theo tiến độ từng dự án cụ thể. |
2.2.1 | Đường thủy: Tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc triển khai xây dựng cảng Cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (hoàn thành giai đoạn khởi động trong giai đoạn 2017-2020); Phối hợp với các cảng cải tạo, nâng cao năng lực cho hệ thống các cảng: cảng Chùa Vẽ, Đình Vũ; Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện nạo vét đảm bảo luồng các tuyến sông. | 2017- 2020 và 2021 - 2030 | |
2.2.2 | Đường sắt: Tiếp tục đề xuất với Bộ Giao thông vận tải để đầu tư các tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, tuyến đường sắt vùng Duyên hải Bắc bộ. Trước mắt xem xét để đầu tư cho tuyến đường sắt từ ga Dụ Nghĩa đến Đình Vũ (đã được thống nhất hướng tuyến); | 2017- 2020 và 2021 - 2030 | |
2.2.3 | Hàng không: Phối hợp với các Sở, ngành tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai xây dựng nhà ga hành khách số 2 tại Cảng hàng không quốc tế Cát Bi. | 2017- 2020 | |
2.2.4 | Đường bộ: Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm phát triển hệ thống hạ tầng đối ngoại chiến lược trên địa bàn thành phố; Triển khai đầu tư xây dựng, mở rộng cải tạo nâng cấp các đường hướng tâm trục phía Bắc, trục Đông Nam – Tây Bắc, trục phía Nam các đường vành đai 1,2,3; Đầu tư cải tạo, nâng cấp các nút giao thông, xây dựng các nút giao thông khác mức, hệ thống cầu vượt, hầm qua đường cho các loại giao thông và người đi bộ. | ||
2.2.4.1 | Đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện; đường bộ ven biển; QL37, QL10...; cải tạo đường vành đai 1 (Bạch Đằng - Lê Thánh Tông - Hùng Vương) thành đường đô thị; Xây dựng tuyến đường trục đô thị Bắc Sơn - Nam Hải; đường huyện 356 trên huyện Cát Hải; nút giao cắt khác mức liên thông Nam cầu Bính, nút Ngã 5 Kiến An, nút giao thông khu vực KCN Nomura; nút giao khác mức Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đình Vũ, cầu Hoàng Văn Thụ, cầu Bạch Đằng,... | 2017- 2020 | |
2.2.4.2 | Cải tạo đường vành đai 2,3; Tiếp tục đề xuất xây dựng 11 nút giao thông lập thể còn lại trong 18 nút cần phải xây dựng; Đầu tư cầu Nguyễn Trãi, cầu Vũ Yên...; Tiếp tục triển khai lập kế hoạch và thực hiện đầu tư xây dựng các bến xe liên tỉnh tại các hướng Nam, Đông, Tây. | Các đơn vị có liên quan. | 2017- 2020 và 2021 - 2030 |
2.3 | Phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. | Các đơn vị có liên quan. | Theo kế hoạch hàng năm |
2.4 | Coi trọng công tác bảo trì, áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo hiệu quả, bền vững trong khai thác kết cấu hạ tầng giao thông hiện có. | Hàng năm | |
2.4.1 | Đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sẽ tập trung vào các các nội dung như: Tăng cường ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới để tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí quản lý, khai thác và bảo trì đường bộ; ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác quản lý nhà nước lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ và quản lý bảo trì hệ thống đường bộ; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chuyên ngành đường bộ; xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật về công tác thiết kế, thi công, bảo trì công trình đường bộ; tổ chức tiếp nhận và sử dụng tốt các hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế... | 2017- 2020 | |
2.4.2 | Tiếp tục ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, bền vững, thân thiện môi trường; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ quản lý và khai thác có hiệu quả, an toàn, bền vững hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, giảm thiểu tai nạn; ưu tiên phát triển ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ điều hành, tổ chức giao thông chống ùn tắc giao thông; ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp, điện tử trong giao thông vận tải; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển vận tải. | 2017- 2020 và 2021 - 2030 | |
2.5 | Nâng cao năng lực vận tải đảm bảo giao thông được thông suốt, an toàn. |
| |
2.5.1 | Xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn thành phố (hỗ trợ về thuế, thủ tục đầu tư, vốn,…) phù hợp với các quy định của pháp luật. | Hàng năm | |
2.5.2 | Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, đáp ứng nhu cầu vận tải | Hàng năm | |
2.6 | Giải quyết cơ bản tình trạng ách tắc giao thông tại đô thị. |
| |
2.6.1 | Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình giao thông chống ùn tắc trong nội đô (Triển khai đầu tư xây dựng, mở rộng cải tạo nâng cấp các đường hướng tâm trục phía Bắc, trục Đông Nam – Tây Bắc, trục phía Nam các đường vành đai 1,2,3; Đầu tư cải tạo, nâng cấp các nút giao thông, xây dựng các nút giao thông khác mức, hệ thống cầu vượt, hầm qua đường cho các loại giao thông và người đi bộ; Triển khai lập kế hoạch và thực hiện đầu tư xây dựng các bến xe liên tỉnh tại các hướng Nam, Đông, Tây,…) | Theo tiến độ từng dự án cụ thể. | |
2.6.2 | Kiểm soát trật tự, lòng đường vỉa hè; kiên quyết xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. | UBND các quận, huyện; Các đơn vị có liên quan. | Hàng năm |
3 | Mục tiêu 11.2: Đến năm 2030, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với hệ thống giao thông an toàn, trong khả năng chi trả, thuận tiện và bền vững; cải thiện an toàn giao thông, mở rộng giao thông công cộng với chú ý đặc biệt tới nhu cầu của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi. | ||
3.1 | Thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến 2030; Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 (Thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra tại mục 1) | Các đơn vị có liên quan. |
|
3.2 | Phát triển hợp lý dịch vụ vận tải gom khách tại các khu vực xe buýt không thể tiếp cận; nâng cao chất lượng và an toàn giao thông; cải thiện điều kiện phục vụ của vận tải công cộng thích hợp đối với người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em (Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030) | Theo lộ trình của quy hoạch | |
3.3 | Đầu tư phát triển hệ thống giao thông có chú ý đến điều kiện của người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em; thực hiện chính sách miễn giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng đối với người khuyết tật, trẻ em theo quy định (Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030) | ||
3.4 | Thúc đẩy cải tạo và nâng cấp sửa chữa các đường dẫn nhà ga, bến xe, bến đỗ, công trình vệ sinh, phương tiện giao thông để người khuyết tật tiếp cận: Hỗ trợ và bố trí vốn hàng năm cho công tác duy tu, bảo dưỡng cũng như đầu tư nâng cấp các công trình. | Hàng năm | |
3.5 | Đánh giá và nhân rộng các tuyến mẫu xe vận tải công cộng có khả năng tiếp cận đối với người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em. (Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030). | Theo lộ trình của quy hoạch | |
3.6 | Tuyên truyền cho đội ngũ lái xe, phụ xe về việc hỗ trợ hành khách là người khuyết tật. | Hàng năm | |
3.7 | Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về giao thông tiếp cận; bảo đảm tất cả các công trình, dự án giao thông công cộng tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn tiếp cận cho người khuyết tật. |
PHỤ LỤC 07
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện mục tiêu: 9.4, 6.4, 12.5.a trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 9.4: Tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực công nghệ của các ngành công nghiệp; khuyến khích sáng chế phát minh; đến năm 2030 tăng đáng kể tỷ lệ người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai; tăng đầu tư cho nghiên cứu và triển khai | ||
1.1 | Triển khai Chiến lược phát triển Khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030. | Các Sở, Ban, Ngành, địa phương, đơn vị có liên quan | 2017- 2020 |
1.2 | Triển khai thực hiện Kế hoạch hoạt động giai đoạn 2016-2020 của 06 chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có mục tiêu và 05 chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm thành phố Hải Phòng đến năm 2020. | ||
1.3 | Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ; Áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa chủ lực, trọng điểm; Phát triển tài sản trí tuệ. | 2017- 2020 và 2021 - 2030 | |
1.4 | Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, chuyển giao công nghệ thông qua các dự án ứng dụng, dự án sản xuất thử nghiệm, các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ, làm chủ, thích nghi công nghệ nhập hiện đại. | Các Sở, Ngành, doanh nghiệp | |
1.5 | Xây dựng và triển khai Kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập tổ chức nghiên cứu và phát triển trực thuộc. | 2017- 2020 | |
1.6 | Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển nhân lực khoa học và công nghệ của thành phố đến năm 2020. | Các Sở, Ngành; Các Trường ĐH; Các tổ chức KH&CN | |
1.7 | Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao và chuyên gia khoa học và công nghệ ở nước ngoài. | 2017-2020 và 2021 - 2030 | |
1.8 | Triển khai Kế hoạch phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Hải Phòng đến năm 2030. | Các Sở, Ngành, đơn vị có liên quan | |
1.9 | Xây dựng và tổ chức thực hiện Dự án đầu tư tăng cường năng lực Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Theo QĐ 317 của Thủ tướng Chính phủ). | Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính. | 2017- 2020 |
1.10 | Xây dựng và tổ chức thực hiện Dự án đầu tư tăng cường năng lực Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Theo QĐ 317 của Thủ tướng Chính phủ) | ||
1.11 | Xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển Khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng đến năm 2030, định hướng 2040. | Các Sở, Ban, Ngành, địa phương, đơn vị có liên quan. | 2021 - 2030 |
1.12 | Xây dựng và triển khai các chương trình Khoa học và công nghệ giai đoạn 2021 - 2030. | ||
2 | Mục tiêu 6.4: Đến năm 2030, tăng đáng kể hiệu quả sử dụng nước trong tất cả các lĩnh vực, đảm bảo nguồn cung nước sạch bền vững nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nước, giảm đáng kể số người chịu cảnh khan hiếm nước. Bảo đảm việc khai thác nước không vượt quá ngưỡng giới hạn khai thác đối với các sông, không vượt quá trữ lượng có thể khai thác đối với các tầng chứa nước. | ||
2.1 | Đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới, cải tiến, ứng dụng công nghệ tiên tiến từ công nghệ sản xuất đến công nghệ xử lý nước thải đặc biệt cần chú trọng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tái tạo, tái sử dụng nước để giảm thiểu nhu cầu khai thác trực tiếp nước ngọt. | Các Sở, Ban, Ngành, địa phương, đơn vị có liên quan. | 2017-2020 và 2021 - 2030 |
3 | Mục tiêu 12.5: Đến năm 2030, giảm đáng kể lượng chất thải phát sinh, tăng cường giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên chất thải thông qua việc phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng, thu hồi năng lượng từ xử lý chất thải. | ||
| Mục tiêu 12.5.a: |
|
|
3.1 | Đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới, cải tiến, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong: công nghệ sản xuất nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải có thể phát sinh, công nghệ xử lý chất thải nhằm tăng cường khả năng quay vòng tái sử dụng, tái chế chất thải. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
PHỤ LỤC 08
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện các mục tiêu: 8.1, 8.2, 8.3, 11.8, 17.3 trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 8.1: Tăng trưởng GRDP của thành phố giai đoạn 2017 - 2020, 2021 - 2025 và 2026 - 2030 đạt bình quân tương ứng 13,5%/ năm, 13%/ năm và 12,5%/ năm. | ||
1.1 | Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. | Các Sở, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các quận, huyện | 2017-2020 và 2021-2030 |
1.2 | Thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả nhằm nâng cao năng lực thu hút và sử dụng hiệu quả hỗ trợ quốc tế liên quan tới thương mại và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. | ||
2 | Mục tiêu 8.2: Tăng năng suất lao động thông qua đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cấp và đổi mới công nghệ, tập trung vào các ngành tạo giá trị tăng cao và sử dụng nhiều lao động . | ||
2.1 | Triển khai thực hiện Nghị quyết số 21/2013/NQ-HĐND ngày 12/02/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố về Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đối mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế thành phố Hải Phòng, đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh, bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. | Các Sở, Ban, Ngành thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
2.2 | Phát triển kinh tế tri thức; gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh; hướng dẫn đầu tư cho tăng trưởng xanh. | ||
3 | Mục tiêu 8.3: Tăng cường các chính sách hỗ trợ các hoạt động sản xuất có năng suất cao, tạo việc làm tốt và bền vững, hỗ trợ làm chủ doanh nghiệp, phát minh và sáng tạo; chính thức hóa và tăng trưởng các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, gồm cả thông qua việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính. | ||
3.1 | Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp gắn với mô hình quản trị doanh nghiệp mới. | Các Sở, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
3.2 | Tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ về việc chuyển đổi hoặc thành lập doanh nghiệp, đầu tư, sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết. | ||
4 | Mục tiêu 11.8: Hỗ trợ việc kết nối thông suốt về kinh tế, xã hội và môi trường giữa nội, ngoại thành và nông thôn thông qua việc tăng cường công tác quy hoạch phát triển quốc gia và vùng. | ||
4.1 | Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời gắn kết các nội dung của phát triển nông thôn bền vững trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương. | Các Sở, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các quận, huyện | 2017-2020 và 2021-2030 |
4.2 | Hoàn thành và triển khai Đề án Rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. | Các Sở, Ban, Ngành thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện. | |
5 | Mục tiêu 17.3: Tăng cường sự gắn kết về chính sách cho phát triển bền vững | ||
5.1 | Lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. | Các Sở, Ban, Ngành thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
5.2 | Lồng ghép các nội dung của Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030 trong quá trình xây dựng, thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển của các ngành và địa phương. |
PHỤ LỤC 09
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì thực hiện các mục tiêu: 1.1, 1.2, 4.3.b, 4.4, 4.5.b, 5.1, 5.2, 5.4, 5.7.c, 8.5, 8.6, 8.7, 8.8, 10.1, 10.4.a, 16.2.a. trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 1.1: Đến năm 2020, xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực cho tất cả mọi người ở mọi nơi, sử dụng chuẩn nghèo với mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 1,25 đô la Mỹ sức mua tương đương (giá 2005)/ngày; đến năm 2030, giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia. | ||
1.1 | Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 0,7%-1,0%/năm | Các Sở, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện. | 2017 -2020 |
1.2 | Đảm bảo thu nhập thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cuối năm 2030 tăng lên 3 lần so với năm 2020. | 2021 -2030 | |
2 | Mục tiêu 1.2: Triển khai trên toàn quốc các hệ thống và các biện pháp an sinh xã hội thích hợp cho mọi người, bao gồm cả các chính sách sàn an sinh xã hội và đến năm 2030 đạt được diện bao phủ đáng kể cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương | ||
2.1 | Tiếp tục mở rộng đối tượng hưởng trợ cấp xã hội, tăng mức trợ cấp xã hội, nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội theo khả năng nguồn lực của thành phố. | Các Sở, Ngành liên quan; Các cơ sở trợ giúp xã hội; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021 - 2030 |
3 | Mục tiêu 4.3: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng cho tất cả nam và nữ đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có chất lượng và trong khả năng chi trả. | ||
| Mục tiêu 4.3.b: |
|
|
3.1 | Xây dựng và triển khai Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 . | Các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Các đơn vị liên quan. | 2017- 2020 |
3.2 | Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp. | Các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Tài chính; Các Trường cao đẳng có Khoa Sư phạm dạy nghề; Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. | |
3.3 | Thực hiện tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp | Các Sở, Ban, ngành, địa phương; Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Doanh nghiệp. | 2017 - 2020 và 2021 - 2030 |
4 | Mục tiêu 4.4: Đến năm 2030, tăng đáng kể số lao động có các kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động để có việc làm tốt và làm chủ doanh nghiệp. | ||
4.1 | Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động. | Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính. | 2017 - 2020 và 2021 - 2030 |
4.2 | Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục nghề nghiệp; kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. | Các Sở, Ban, ngành, địa phương; Các đơn vị liên quan; Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. | |
4.3 | Tổ chức các hội thi tay nghề thành phố năm 2018 và năm 2020 và tham gia Hội thi toàn quốc năm 2018 và năm 2020; Tổ chức hội thi thiết bị đào tạo nghề tự làm thành phố và tham gia Hội thi thiết bị tự làm toàn quốc năm 2018. | Các Sở: Kế hoạch-Đầu tư; Tài chính; Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Doanh nghiệp. | 2017 - 2020 |
4.4 | Triển khai thực hiện Quyết định 1342/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 của ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Hải Phòng đến năm 2020”. | ||
4.5 | Tăng cường đầu tư nâng cấp các điều kiện cho Trường Cao đẳng Lao động Xã hội để thực hiện đề án đào tạo nghề cho người khuyết tật, các đối tượng yếu thế trong xã hội. | ||
4.6 | Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và triển khai Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 . | Các Sở, Ngành, đơn vị liên quan. | 2021 - 2030 |
4.7 | Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp. | Các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Tài chính; Các Trường cao đẳng có Khoa Sư phạm dạy nghề; Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. | |
4.8 | Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đăng ký kiểm định chất lượng đào tạo với cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. | Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. | |
4.9 | Hướng dẫn, tổ chức các hội thi tay nghề, hội thi thiết bị đào tạo nghề tự làm và Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Hội thi văn nghệ cho sinh viên theo kế hoạch của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. | Sở Tài chính; Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Doanh nghiệp. | |
5 | Mục tiêu 4.5: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận bình đẳng trong giáo dục và đào tạo, đào tạo nghề nghiệp cho những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả những người khuyết tật, người dân tộc và trẻ em trong những hoàn cảnh dễ bị tổn thương | ||
| Mục tiêu 4.5.b: | ||
5.1 | Xây dựng các chính sách phù hợp bảo đảm hỗ trợ những người dễ bị tổn thương có điều kiện tiếp cận dịch vụ đào tạo nghề. | Các Sở, Ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan; Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. | 2017- 2020 và 2021- 2030 |
5.2 | Mở rộng giáo dục nghề cho các đối tượng chính sách, người nghèo, cận nghèo và quan tâm giáo dục nghề phù hợp cho những người khuyết tật. | ||
6 | Mục tiêu 5.1: Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mọi lĩnh vực và ở mọi nơi | ||
6.1 | Triển khai các nội dung của Chương trình hành động về bình đẳng giới thành phố giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021 - 2030. | Các sở, ngành, đoàn thể thành phố, UBND các quận, huyện. | 2017- 2020 và 2021- 2030 |
6.2 | Xây dựng và thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021 – 2030. | ||
6.3 | Kiểm tra việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, Chương trình hành động về bình đẳng giới thành phố, nhất là việc lồng ghép bình đẳng giới trong các văn bản quy phạm pháp luật. | ||
7 | Mục tiêu 5.2: Giảm đáng kể mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng hoặc nơi riêng tư, bao gồm cả việc mua bán, bóc lột tình dục và các hình thức bóc lột khác. | ||
7.1 | Xây dựng, vận hành và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu về vấn đề bình đẳng giới, vấn đề bạo lực phụ nữ và trẻ em gái, bao gồm cả việc mua bán, bóc lột, lạm dụng tình dục và các hình thức bóc lột khác. | Cục Thống kê thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện | 2017- 2020 và 2021- 2030 |
7.2 | Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật nhằm ngăn chặn và hạn chế bạo lực xảy ra đối với phụ nữ và trẻ em, bao gồm cả việc mua bán, bóc lột, lạm dụng tình dục và các hình thức bóc lột khác. Xây dựng chiến lược truyền thông về phòng, chống bạo lực; phòng, chống mua bán người tại cộng đồng đến năm 2030. | Các Sở: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa và Thể thao; Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng; Công an thành phố; UBND các quận, huyện. | |
7.3 | Thực hiện công tác tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái giải quyết khó khăn của bản thân, gia đình và những vấn đề liên quan đến bạo lực, bao gồm cả việc mua bán, bóc lột, lạm dụng tình dục và các hình thức bóc lột khác. | Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân các quận, huyện. | |
7.4 | Xây dựng các Mô hình “thành phố không bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” (dành cho khu vực đô thị); “làng quê không bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” (dành cho khu vực nông thôn) và “gia đình không bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” (dành cho mọi khu vực). | Sở Văn hóa và Thể thao; Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố; UBND các quận, huyện
| 2017 - 2020 |
7.5 | Tiếp tục thưc hiện Chương trình Bảo vệ trẻ em thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2020 - 2025 và giai đoạn 2025 – 2030. | Các Sở, Ngành, đoàn thể thành phố; UBND các quận, huyện. | 2017- 2020 và 2021- 2030 |
7.6 | Tiếp tục thưc hiện các nội dung Chương trình Hành động vì trẻ em thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2020 và giai đoạn 2020 - 2030( ưu tiên các mục tiêu khó đạt như hỗ trợ xây dựng điểm vui chơi giải trí cho trẻ em...). | ||
7.7 | Tiếp tục thưc hiện Kế hoạch thực hiện Quyết định số 34/2014/QĐ-TTg ngày 30/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014-2020 và giai đoạn 2020 - 2030. | ||
7.8 | Tiếp tục triển khai và mở rộng Mô hình hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng. | ||
7.9 | Xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2030. | 2021 - 2030 | |
8 | Mục tiêu 5.4: Bảo đảm bình đẳng trong việc nội trợ và chăm sóc gia đình; công nhận việc nội trợ và các chăm sóc không được trả phí; tăng cường các dịch vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và các chính sách bảo trợ xã hội, các dịch vụ hỗ trợ gia đình, chăm sóc trẻ em. | ||
8.1 | Truyền thông nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò và tầm quan trọng của công việc chăm sóc không được trả phí và công việc nhà; nâng cao nhận thức về bình đẳng chia sẻ trách nhiệm trong từng hộ gia đình. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về quyền bình đẳng trong công việc chăm sóc không được trả phí và công việc nhà giữa các thành viên trong gia đình. | Các Sở: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa và Thể thao; Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng; UBND các quận, huyện. | 2017- 2020 và 2021- 2030 |
8.2 | Xây dựng và nhân rộng Mô hình “Các thành viên trong gia đình chia sẻ công việc gia đình” nhằm tăng cơ hội gắn bó, hỗ trợ nhau, bảo đảm sức khỏe và thời gian cho các thành viên trong gia đình để cùng tồn tại và phát triển hài hòa. | ||
8.3 | Xây dựng, vận hành và duy trì mô hình “Bàn tay yêu thương của cha” (tăng cường sự tham gia của nam giới trong chia sẻ việc nhà, thúc đẩy, động viên nam giới tham gia các lớp học tiền sản, chăm sóc, nuôi dưỡng con...). | Các Sở: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa và Thể thao, Y tế; Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng; UBND các quận, huyện, | |
9 | Mục tiêu 5.7: Đảm bảo tất cả phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo ở nông thôn có quyền bình đẳng với các nguồn lực kinh tế, được tiếp cận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các tài sản khác, các dịch vụ tài chính, quyền thừa kế và tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với pháp luật quốc gia. | ||
| Mục tiêu 5.7.c: |
|
|
9.1 | Đào tạo kỹ năng khởi nghiệp, khởi sự và quản lý kinh doanh cho phụ nữ. | Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố, VCCI tại Hải Phòng, UBND các quận, huyện. | 2017- 2020 và 2021- 2030 |
9.2 | Hỗ trợ khởi nghiệp cho phụ nữ nông thôn. | ||
10 | Mục tiêu 8.5: Đến năm 2030, tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả nam và nữ, bao gồm cả thanh niên, người khuyết tật và thù lao ngang bằng đối với các loại công việc như nhau. | ||
10.1 | Triển khai thực hiện dự án phát triển thị trường lao động, việc làm (Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016- 2020 và giai đoạn 2021- 2030); Chiến lược việc làm Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030. Giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 52.000 lượt lao động; giai đoạn 2021-2030, bình quân mỗi năm phấn đấu giải quyết việc làm cho 54.000 lượt lao động; duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức dưới 4%. | Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp,Tài chính; Liên đoàn Lao động thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân các quận/huyện. | 2017- 2020 và 2021- 2030 |
10.2 | Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu về thị trường lao động và việc làm. | ||
10.3 | Bổ sung vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm; tăng cường công tác hỗ trợ thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm, nhất là việc làm ở nông thôn. | ||
10.4 | Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là doanh nghiệp ở nông thôn nhằm tạo việc làm; chú trọng công tác hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện pháp luật về việc làm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. | ||
11 | Mục tiêu 8.6: Đến năm 2030, giảm đáng kể tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc đào tạo. Chủ động thực hiện hiệu quả Hiệp ước Việc làm Toàn cầu của ILO. | ||
11.1 | Đầu tư nâng cấp hạ tầng dịch vụ thị trường lao động, tổ chức các phiên giao dịch việc làm chuyên đề thanh niên thông qua Sàn giao dịch việc làm; tín dụng ưu đãi cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn vay vốn tạo việc làm thông qua Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, Chiến lược việc làm Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030; Việc làm và an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020. | Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công Thương; Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hải Phòng; Liên đoàn Lao động thành phố; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; UBND các quận, huyện. | 2017- 2020 và 2021- 2030 |
11.2 | Mở rộng các hình thức tư vấn nghề, nâng cao năng lực cũng như hiệu quả hoạt động các trung tâm dịch vụ việc làm cho thanh niên. | ||
11.3 | Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là doanh nghiệp ở nông thôn nhằm tạo việc làm, nhất là việc làm cho thanh niên; chú trọng công tác hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện pháp luật về việc làm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. | ||
11.4 | Tạo lập các mối quan hệ chặt chẽ giữa dạy nghề với thị trường lao động ở các cấp (cả nước, vùng, tỉnh, huyện, xã) để đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống dạy nghề hướng vào việc đáp ứng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của người sử dụng lao động và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố. | ||
12 | Mục tiêu 8.7: Thực hiện kịp thời và hiệu quả các biện pháp để xóa bỏ lao động ép buộc, chấm dứt nạn buôn người và nô lệ hiện đại; ngăn chặn và xóa bỏ lao động trẻ em dưới mọi hình thức | ||
12.1 | Khảo sát tình trạng trẻ em lao động trên địa bàn thành phố Hải Phòng. | Cục Thống kê; UBND các quận, huyện | 2017- 2020 |
12.2 | Tiếp tục thực hiện Kế hoạch triển khai Quyết định 1023/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện | |
12.3 | Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến lao động trẻ em, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp...trên địa bàn thành phố có sử dụng lao động trẻ em.
| Công an thành phố; UBND các quận, huyện | |
12.4 | Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về luật pháp, chính sách liên quan tới lao động trẻ em, nạn buôn người và nô lệ hiện đại, lao động ép buộc. | Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện | 2017- 2020 và 2021- 2030 |
12.5 | Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lao động, việc làm, trẻ em nhằm ngăn chặn và xử lý hiệu quả các hành vi sử dụng lao động ép buộc, buôn người và nô lệ hiện đại và lao động trẻ em dưới mọi hình thức. | ||
13 | Mục tiêu 8.8: Bảo vệ quyền lao động; đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho tất cả người lao động, đặc biệt là lao động nữ di cư và lao động làm trong khu vực phi chính thức | ||
13.1 | Rà soát, tham mưu, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, trong đó chú ý đề cập tới an toàn lao động đối với lao động tự do và lao động nữ làm trong khu vực phi chính thức; tăng cường hiệu lực pháp luật và giám sát thực thi pháp luật về an toàn lao động nhằm bảo đảm thực thi hiệu quả Luật an toàn, vệ sinh lao động. | Sở Tư pháp; Công an thành phố; Liên đoàn Lao động thành phố; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành phố; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các quận, huyện. | 2017- 2020 và 2021- 2030 |
13.2 | Tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; Tổ chức thực hiện dự án tăng cường an toàn lao động, vệ sinh lao động. | ||
13.3 | Thực hiện hệ thống báo cáo thống kê các vụ việc và số người thương vong do tai nạn lao động theo quy định. | ||
13.4 | Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền tại doanh nghiệp và nâng cao trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động về bảo đảm an toàn cho người lao động. | ||
14 | Mục tiêu 10.1: Đến năm 2030, dần đạt được và duy trì tốc độ tăng thu nhập của nhóm 40% dân số thu nhập thấp nhất cao hơn tốc độ tăng bình quân quốc gia. | ||
14.1 | Thực hiện các chính sách dành riêng cho nhóm 40% dân số nghèo nhất bao gồm tạo việc làm, đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, tiếp cận tín dụng ưu đãi, tăng cường chính sách an sinh xã hội. | Các Sở, Ngành liên quan và UBND các quận, huyện | 2017- 2020 và 2021- 2030 |
14.2 | Đề xuất chuẩn nghèo thành phố giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2020-2030; Tặng quà Tết Nguyên đán cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. | ||
15 | Mục tiêu 10.4: Xây dựng và thực thi các chính sách, đặc biệt là các chính sách tài khóa, tiền lương và an sinh xã hội ngày càng đạt được bình đẳng cao hơn | ||
| Mục tiêu 10.4.a: |
|
|
15.1 | Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và có sự tham gia trong thực hiện các chính sách tiền lương và an sinh xã hội, nhất là các chính sách đối với người nghèo, người trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương. | Liên đoàn lao động TP; Ban quản lý Khu Kinh tế HP; Văn phòng VCCI tại Hải Phòng; Bảo hiểm xã hội TP; Liên minh HTX và DN TP; UBND các quận, huyện. | 2017- 2020 và 2021- 2030 |
15.2 | Triển khai đề án Phát triển quan hệ lao động trong các doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2020. | ||
15.3 | Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động. | ||
16 | Mục tiêu 16.2: Phòng ngừa và giảm đáng kể tình trạng xâm hại, bóc lột, mua bán và tất cả các hình thức bạo lực và tra tấn trẻ em và người chưa thành niên | ||
| Mục tiêu 16.2.a: |
|
|
16.1 | Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn về kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em nhằm nâng cao nhận thức của xã hội; vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện | 2017- 2020 |
16.2 | Thiết kế nội dung và nhân bản bộ tài liệu truyền thông về Phòng ngừa xâm hại, bóc lột, mua bán trẻ em. | Các chuyên gia lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em | |
16.3 | Hỗ trợ cán bộ là công tác tư vấn, trợ giúp trẻ em có nguy cơ ở địa bàn dân cư. | UBND các xã/phường/thị trấn | |
16.4 | Đưa nhiệm vụ bảo vệ trẻ em vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp, các ngành. | Các Sở, Ngành có liên quan; UBND các quận huyện. | 2021 - 2030 |
16.5 | Tiếp tục triển khai pháp luật, chính sách về trẻ em, đặc biệt là các Chương trình, chính sách về bảo vệ trẻ em, luật trẻ em | ||
16.6 | Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn về kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em nhằm nâng cao nhận thức của xã hội; vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em. | ||
16.7 | Xây dựng và triển khai thực hiện Mô hình Hỗ trợ tâm lý xã hội đối với trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật. | ||
16.8 | Xây dựng và triển khai thực hiện tư pháp thân thiện với trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật. | Công an thành phố; Tòa án ND thành phố; UBND các quận huyện | |
16.9 | Xây dựng và triển khai thực hiện Mô hình điều tra thân thiện đối với trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật. | Công an các quận/huyện | |
16.10 | Xây dựng và triển khai thực hiện Mô hình Tòa thân thiện đối với trẻ em. | Tòa án nhân dân các quận/huyện |
PHỤ LỤC 10
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: SỞ NGOẠI VỤ.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Sở Ngoại vụ chủ trì thực hiện mục tiêu: 10.5 trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Sở Ngoại vụ chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 10.5: Đảm bảo tăng cường sự đại diện và tiếng nói của các quốc gia đang phát triển trong quá trình ra quyết định tại các tổ chức quốc tế có uy tín để đảm bảo quyền lợi cho các quốc gia đang phát triển và tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia. | ||
1.1 | Tăng cường tiếng nói và tích cực chủ động tham gia các tổ chức quốc tế lớn, các diễn đàn hợp tác quốc tế, khu vực và tiểu vùng mà Việt Nam là thành viên như Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Á-Âu (ASEM) và các cơ chế hợp tác trong tiểu vùng Mê Công. | Các Sở, Ban, Ngành; Các đơn vị có liên quan. | 2017-2020 và 2021-2030 |
1.2 | Triển khai mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế, tập trung vào các đối tác trọng tâm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, EU, ASEAN… | ||
1.3 | Triển khai hợp tác Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc kết nối với sáng kiến Vành đai và con đường trong khuôn khổ hợp tác Trung Quốc - ASEAN. | ||
1.4 | Tích cực tham gia hoạt động thành viên của Tổ chức Mạng lưới khu vực các chính quyền địa phương quản lý dân cư (CITYNET). | ||
1.5 | Đẩy mạnh triển khai các dự án nghiên cứu tăng trưởng xanh hợp tác với Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). | ||
1.6 | Nghiên cứu hợp tác với Hội đồng thế giới về dữ liệu thành phố (WCCD) triển khai Dự án xây dựng Trung tâm dữ liệu thành phố đến 2030. | ||
1.7 | Đầu mối liên hệ, triển khai Bộ chỉ số đô thị toàn cầu ISO 37120 hàng năm. | Các Sở, Ban, Ngành; Các đơn vị có liên quan. | Hàng năm |
1.8 | Triển khai Đề án Vịnh Lan Hạ (Cát Bà) là thành viên Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Triển khai công tác lập hồ sơ, vận động Di sản thiên nhiên thế giới Cát Bà - Hạ Long trình UNESCO công nhận vào năm 2019. | 2017- 2020 | |
1.9 | Triển khai Liên minh Mêkông - Lan Thương, Chương trình hợp tác phi tập trung Việt Nam - Pháp theo chỉ đạo của Bộ Ngoại giao. | ||
1.10 | Triển khai Đề án Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ nhằm đổi mới hiệu quả hoạt động quảng bá hình ảnh thành phố ra thế giới. |
PHỤ LỤC 11
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: SỞ NỘI VỤ.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Sở Nội vụ chủ trì thực hiện các mục tiêu: 10.2, 16.5.b trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Sở Nội vụ chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 10.2: Đến năm 2030, trao quyền và đẩy mạnh sự tham gia chính trị, kinh tế và xã hội của tất cả mọi người, không kể tuổi tác, giới tính, khuyết tật, sắc tộc, dân tộc, nguồn gốc, tôn giáo, điều kiện kinh tế hoặc điều kiện khác. | ||
1.1 | Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 291/2016/QĐ-UBND ngày 29/02/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hải Phòng. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn. | 2017- 2020 |
1.2 | Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 13/7/2016 của UBND thành phố về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới trên địa bàn thành phố. | ||
1.3 | Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố. Ban hành Quyết định nhằm cụ thể hóa các nội dung trong Pháp lệnh. | 2021 - 2030 | |
2 | Mục tiêu 16.5: Giảm đáng kể mọi loại hình tham nhũng và hối lộ. | ||
| Mục tiêu 16.5.b: |
| 2017- 2020 và 2021-2030 |
2.1 | Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố; tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong công chức, viên chức khối chính quyền. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn; Các đơn vị có liên quan | |
2.2 | Tham mưu ban hành Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố. | ||
2.3 | Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực nội vụ: Tuyển dụng công chức, viên chức; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo; trách nhiệm người đứng đầu, chính sách thu hút nhân tài sau khi Chính phủ ban hành Nghị định. | ||
2.4 | Rà soát, sắp xếp bộ máy cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) và các Nghị định sửa đổi, thay thế của Chính phủ; tiếp tục kiện toàn tổ chức, hoạt động các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện theo hướng xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, không cắt khúc trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ. | ||
2.5 | Kiên quyết sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp đạt mục tiêu đề ra, chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp công lập sang tự chủ chi thường xuyên và tiến tới lộ trình tự chủ chi đầu tư. | ||
2.6 | Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực tuyển dụng công chức, viên chức; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính; hợp đồng lao động; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý. |
PHỤ LỤC 12
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì các mục tiêu: 1.4, 2.1.b, 2.3.a, 2.4, 2.5, 6.1.b, 11.5, 11.10, 12.3.a, 13.1.a, 13.3.c, 14.2, 14.4, 14.5, 14.6, 15.2, 15.3, 15.4, 15.7 trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 1.4: Đến năm 2030, tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi cho người nghèo và những người trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương, đồng thời giảm rủi ro và tổn thương của họ do các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan, các cú sốc và thảm họa về môi trường, kinh tế, xã hội. | ||
1.1 | Bổ sung, hoàn thiện các chính sách hiện hành nhằm tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi cho người nghèo và người dễ bị tổn thương trước các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai. | Các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Y tế; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp: UBND các quận, huyện | 2021- 2030 |
1.2 | Lồng ghép yếu tố nghèo trong chính sách về ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, các chính sách liên quan khác. | ||
2 | Mục tiêu 2: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững | ||
2.1 | Đa dạng hóa sản xuất, chế biến và sử dụng các loại thực phẩm sẵn có ở địa phương. Phát triển hệ sinh thái vườn - ao - chuồng, bảo đảm sản xuất, lưu thông, phân phối và sử dụng thực phẩm an toàn. | Các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Y tế; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
2.2 | Nâng cao năng lực, nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng và thực phẩm. Khuyến khích nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ về chọn, tạo giống mới có hàm lượng các chất dinh dưỡng thích hợp; nghiên cứu sản xuất và chế biến các thực phẩm bổ sung, vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng và dinh dưỡng đặc hiệu phù hợp với các đối tượng. | Các Sở: Công Thương, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
3 | Mục tiêu 2.3: Đến năm 2030, tăng gấp 1,5 lần năng suất lao động trong nông nghiệp và thu nhập của lao động nông nghiệp | ||
3.1 | Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp. | Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
3.2 | Chọn tạo, sản xuất và cung ứng đủ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao, đặc biệt các giống cây trồng có khả năng chống chịu với điều kiện không thuận lợi như kháng mặn, hạn, chịu ngập, giống cây trồng biến đổi gen để phục vụ nhu cầu sản xuất. Đưa giống mới chất lượng cao vào sản xuất, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến; nhập khẩu giống tốt. | 2017- 2020 | |
3.3 | Xây dựng các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh, các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, các vùng sản xuất tập trung áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP), phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại. | ||
3.4 | Tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu nông nghiệp và các dịch vụ khuyến nông, phát triển công nghệ và các ngân hàng gen cây trồng và vật nuôi nhằm tăng cường năng lực sản xuất nông nghiệp. | ||
4 | Mục tiêu 2.4: Đến năm 2030, bảo đảm sản xuất lương thực, thực phẩm bền vững và áp dụng những phương thức sản xuất nông nghiệp có khả năng chống chịu giúp tăng năng suất và sản lượng, duy trì hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và các thảm họa khác và dần dần cải tạo chất lượng đất đai. | ||
4.1 | Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. | Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Công Thương; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Hải Phòng; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các huyện, quận. | 2017-2020 và 2021-2030 |
4.2 | Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng. | ||
4.3 | Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường sinh thái, tăng khả năng chống chịu. | ||
4.4 | Tăng cường đầu tư và trợ giúp kỹ thuật, công nghệ cho các tiểu ngành có giá trị gia tăng cao trong nông nghiệp để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng tốt yêu cầu của một nền nông nghiệp hiện đại và hiệu quả. | ||
4.5 | Tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp về sản xuất nông nghiệp bền vững. | ||
4.6 | Phát triển, vận hành thông suốt, hiệu quả các thị trường hàng hóa lương thực, thực phẩm và các hình thức phái sinh của các thị trường này; đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cho hệ thống thông tin thị trường và dự báo để kịp thời cung cấp thông tin về cung - cầu, giá cả thị trường trong nước và thế giới. | ||
5 | Mục tiêu 2.5: Đến năm 2020, duy trì đa dạng di truyền của các giống cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy tiếp cận và chia sẻ công bằng, hợp lý những lợi ích từ việc sử dụng các nguồn gen và tri thức bản địa liên quan, theo cam kết quốc tế. | ||
5.1 | Nghiên cứu, xây dựng và thúc đẩy cơ chế tiếp cận nguồn gen; thực hiện mô hình thí điểm chia sẻ lợi ích thu được từ nguồn gen, chú trọng lợi ích của cộng đồng. | Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; UBND các huyện, quận | 2021- 2030 |
5.2 | Xây dựng và triển khai đề án tăng cường năng lực thực hiện Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. | ||
5.3 | Thông qua các Ngân hàng giống và cây trồng được quản lý tốt và đa dạng ở cấp quốc gia. | ||
5.4 | Thúc đẩy việc tiếp cận và chia sẻ công bằng, hợp lý những lợi ích từ việc sử dụng các nguồn lực gen và các kiến thức truyền thống liên quan, theo đồng thuận quốc tế. | ||
6 | Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người. | ||
6.1 | Xây dựng cơ chế chính sách về cấp nước nông thôn, đảm bảo người dân được tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và và nước sinh hoạt an toàn. | Các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông; Đài Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
6.2 | Ban hành các quy định về đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật trong quá trình sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn; quy định về điều kiện năng lực trong đầu tư và quản lý vận hành công trình cấp nước nông thôn; các quy định về các định mức kinh tế - kỹ thuật để xây dựng định mức chi phí quản lý, vận hành các công trình cấp nước nông thôn. | ||
6.3 | Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ xử lý nước sạch, nước mặn. | ||
6.4 | Xây dựng cơ chế ưu tiên hỗ trợ cho những vùng nghèo, người nghèo; các vùng đặc biệt khó khăn, thường xuyên hạn hán, vùng ven biển, hải đảo trong việc tiếp cận với các dịch vụ về nước sinh hoạt. | ||
6.5 | Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, quản lý, phát triển nguồn cấp nước và cung ứng dịch vụ nước sạch nông thôn. Cải thiện chính sách và môi trường thuận lợi cho đầu tư vào sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn. | ||
7 | Mục tiêu 11.5: Đến năm 2030, giảm đáng kể số người chết và bị ảnh hưởng, giảm đáng kể thiệt hại kinh tế trực tiếp do thiên tai, thảm họa gây ra so với GDP, chú trọng bảo vệ người nghèo và người dễ bị tổn thương. | ||
7.1 | Tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ động phòng, chống thiên tai. Xây dựng, phê duyệt và thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng, chống thiên tai. | Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Giao thông Vận tải; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các huyện,quận. | 2017-2020 và 2021-2030 |
7.2 | Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng vùng thường xuyên bị thiên tai; di dời dân sinh sống ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; hỗ trợ về đời sống và sản xuất đối với đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra, ưu tiên vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương. | ||
7.3 | Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. | ||
7.4 | Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động thực hiện biện pháp phòng, chống thiên tai; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động phòng, chống thiên tai. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống thiên tai. | ||
7.5 | Ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp tham gia bảo hiểm kinh doanh, bảo hiểm rủi ro thiên tai; hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh ở vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai. | ||
7.6 | Huy động các nguồn lực để nâng cao hiệu quả của hoạt động tìm kiếm, cứu nạn. | ||
8 | Mục tiêu 11.10: Phát triển nông thôn bền vững, đảm bảo hài hòa các khía cạnh phát triển kinh tế; đô thị hóa; bao trùm; bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn xét trên các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và dân chủ | ||
8.1 | Xây dựng và thực hiện những chương trình thúc đẩy sử dụng đất đai, nguồn nước ở các địa phương; Áp dụng những hệ thống sản xuất kết hợp nông - lâm, nông - lâm - ngư nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm sử dụng tổng hợp và có hiệu quả các loại tài nguyên thiên nhiên. | Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội; UBND các huyện, quận. | 2021-2030 |
8.2 | Quy hoạch phát triển nông thôn một cách bền vững, khuyến khích đô thị hóa nông thôn một cách hợp lý, nhằm tạo sự phát triển bền vững ở cả nông thôn và đô thị; tạo lập môi quan hệ hợp lý về phân công lao động, trao đổi và thúc đẩy lẫn nhau giữa nông thôn và đô thị. | 2017-2020 và 2021-2030 | |
8.3 | Cải thiện đời sống vật chất ở nông thôn theo hướng ngày càng đầy đủ tiện nghi và đời sống văn hóa, tinh thần ngày càng văn minh, tiến bộ; giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và đô thị. | ||
8.4 | Đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại kinh tế, giống cây trồng vật nuôi và sử dụng nguồn lao động nông thôn. Đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh nhằm tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, phân công lại lao động nông thôn, tạo điều kiện cho việc định cư ổn định, giảm bớt sức ép di dân từ nông thôn ra thành thị. | ||
8.5 | Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường. | ||
9 | Mục tiêu 12.3: Đến năm 2030, giảm một nửa chất thải lương thực tính theo đầu người và giảm tổn thất lương thực trong chuỗi sản xuất và cung ứng, bao gồm cả những tổn thất sau thu hoạch. | ||
9.1 | Tăng cường áp dụng công nghệ sau thu hoạch, phát triển các dự án ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ về giảm tổn thất sau thu hoạch. | Các Sở: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
9.2 | Triển khai các dự án chế tạo máy nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch. | ||
9.3 | Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng bền vững cho các sản phẩm nông sản. | ||
10 | Mục tiêu 13.3: Giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực và thể chế trong cảnh báo sớm, ứng phó biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. | ||
10.1 | Thực hiện hiệu quả Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. | Các Sở: Tài nguyên & Môi trường, Kế hoạch & Đầu tư, Giáo dục & Đào tạo, Thông tin & Truyền thông; Đài Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng; Các tổ chức chính trị - XH, tổ chức XH - nghề nghiệp; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
10.2 | Truyền thông, nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai. | ||
10.3 | Xây dựng năng lực ứng phó của cộng đồng về phòng, chống thiên tai. | ||
11 | Mục tiêu 14.2: Đến năm 2030, tăng cường quản lý và bảo vệ các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo để tránh các tác động tiêu cực, tăng cường sức khỏe và khả năng chống chịu cho đại dương. | ||
11.1 | Lập quy hoạch bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, phục hồi, tái sinh tự nhiên rừng ngập mặn ven biển, phát triển rừng ở các khu vực trọng yếu để hình thành vành đai xanh vững chắc ven biển. | Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Ngoại vụ: Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Hải Phòng; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các quận, huyện. | 2021-2030 |
11.2 | Xây dựng và thực hiện các chương trình bảo tồn các loài được ưu tiên bảo vệ. | ||
11.3 | Điều tra, đánh giá hiện trạng, phân bố các hệ sinh thái biển; đánh giá mức độ tổn thương của các hệ sinh thái biển; mức độ đe dọa tuyệt chủng của các loài sinh vật biển có giá trị. Đánh giá tổng thể sức khỏe các hệ sinh thái ven biển, biển và hải đảo. | 2017-2020 và 2021-2030 | |
11.4 | Thực hiện các giải pháp tổng thể ngăn chặn đà suy giảm nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển, từng bước phục hồi và làm giàu nguồn lợi thủy sản vùng biển gần bờ | ||
11.5 | Xây dựng và triển khai các mô hình đồng quản lý tài nguyên và hệ sinh thái biển. | ||
11.6 | Cải thiện và phục hồi môi trường các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái. | ||
11.7 | Thực hiện đầy đủ các điều luật quốc tế được quy định trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) để bảo tồn, sử dụng bền vững đại dương và các tài nguyên biển. | ||
12 | Mục tiêu 14.4: Đến năm 2020, quản lý một cách hiệu quả hoạt động khai thác, chấm dứt việc khai thác hải sản quá mức, các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không được báo cáo hoặc không theo quy định và những hoạt động khai thác hải sản mang tính hủy diệt; thực hiện các kế hoạch quản lý khoa học để phục hồi trữ lượng hải sản trong thời gian ngắn nhất có thể, tối thiểu là ở mức có thể đạt được sản lượng bền vững tối đa theo những đặc điểm sinh học của chúng. | ||
12.1 | Tập trung nghiên cứu điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản; đánh giá trữ lượng, giới hạn khai thác. | Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Giao thông Vận tải; Bộ Chỉ quân sự TP; Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Hải Phòng; UBND các huyện, quận. | 2017-2020 và 2021-2030 |
12.2 | Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển. Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp để định hướng khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn lợi hải sản trên biển một cách bền vững. Đổi mới xây dựng các hợp tác xã và liên minh hợp tác xã nghề cá theo hướng thật sự vì lợi ích của ngư dân, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, gắn kết cộng đồng, phát triển và ổn định xã hội vùng biển và hải đảo. Hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn đủ mạnh để hoạt động khai thác hải sản xa bờ và hợp tác khai thác viễn dương với các nước trong khu vực. | ||
12.3 | Nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nghề khai thác hải sản. Thực hiện việc thả các giống thủy sản đảm bảo chất lượng ra biển và các thủy vực nội địa theo mùa vụ để phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ, phục hồi năng suất sinh học và khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng, nơi sinh sản, ươm mầm nguồn lợi thủy sản của các hệ sinh thái biển nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản vùng biển gần bờ. | ||
12.4 | Xây dựng và thiết lập cơ chế, chính sách quản lý khai thác nội địa từ điều tra nguồn lợi trên các lưu vực sông, suối, hồ đến quản lý khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường. Chống đánh bắt bất hợp pháp, hủy diệt nguồn lợi. Nghiêm cấm sử dụng các công cụ khai thác hủy hoại môi trường nguồn lợi thủy sản. | ||
12.5 | Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các hoạt động nghiên cứu nguồn lợi và tổ chức khai thác hải sản trên biển. | ||
12.6 | Củng cố, phát triển ngành cơ khí đóng, sửa tàu cá, phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành cơ khí tàu cá, đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các cảng cá, bến cá, các khu neo đậu tránh trú bão, các khu hậu cần dịch vụ nghề cá ven biển và trên các hải đảo. | ||
12.7 | Quản lý cường lực khai thác phù hợp với khả năng tái tạo nguồn lợi hải sản. Tiếp cận các cơ chế, công cụ thị trường đồng thời với việc áp dụng các biện pháp hành chính, chế tài hợp lý để điều tiết hoạt động khai thác nguồn lợi hải sản trong giới hạn phục hồi. | ||
13 | Mục tiêu 14.5: Đến năm 2030, diện tích các khu bảo tồn biển và ven biển đạt 3-5% diện tích tự nhiên, dựa trên cơ sở khoa học và phù hợp với luật pháp quốc gia và quốc tế. | ||
13.1 | Nghiên cứu, đánh giá tính đặc thù, tính đại diện của các hệ sinh thái biển, vùng bờ ven biển, khu vực cư trú, sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của các loài sinh vật biển thuộc danh mục được ưu tiên bảo vệ; rà soát, xem xét mức độ đáp ứng các tiêu chí thành lập vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan theo quy định của Luật Đa dạng sinh học và các luật có liên quan. | Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội; Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Hải Phòng; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
13.2 | Rà soát, nghiên cứu, bổ sung quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn biển và ven biển. | ||
13.3 | Tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ biển theo các Hướng dẫn và Tiêu chuẩn của Ủy ban Hải dương học Liên quốc gia về Chuyển giao Công nghệ Biển, nhằm cải thiện sức khỏe đại dương và tăng cường sự đóng góp của đa dạng sinh học biển vào sự phát triển của quốc gia. | ||
13.4 | Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn biển. | ||
13.5 | Tăng cường cơ chế đầu tư và năng lực cho hoạt động của các khu bảo tồn biển. | ||
13.6 | Tăng cường cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân có cuộc sống liên quan đến các khu bảo tồn biển. | ||
13.7 | Tăng cường nhận thức người dân, địa phương tại khu vực bảo tồn. | ||
14 | Mục tiêu 14.6: Đến năm 2030, nghiêm cấm các loại hình trợ cấp thủy sản dẫn đến việc đánh bắt quá mức hoặc đánh bắt phi pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) tạo điều kiện cho việc đàm phán trợ cấp thủy sản của Tổ chức Thương mại Thế giới | ||
14.1 | Xây dựng lộ trình xóa bỏ trợ cấp đối với hoạt động đánh bắt được xác định là gây ra tác động xấu tới nguồn lợi hải sản đã trong tình trạng bị đánh bắt quá mức; xóa bỏ mọi hình thức trợ cấp cho các tàu đánh bắt bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo. | Các Sở: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội; UBND các huyện, quận: Cát Hải, Thủy Nguyên, Hải An, Kiến Thụy, Đồ Sơn, Dương Kinh. | 2017-2020 và 2021-2030 |
14.2 | Thực hiện chính sách thuế khai thác tài nguyên đối với hoạt động khai thác thủy sản để thúc đẩy hoạt động khai thác thủy sản bền vững. | ||
14.3 | Tạo khả năng tiếp cận các tài nguyên biển và thị trường cho các hộ ngư dân quy mô nhỏ. đặc biệt là hộ ngư dân nghèo. | ||
15 | Mục tiêu 15.2: Đến năm 2020, giảm cơ bản việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác; đến năm 2030, tăng cường thực hiện quản lý bền vững các loại rừng, ngăn chặn chặt phá rừng, phục hồi rừng đã suy thoái, đẩy mạnh trồng và tái sinh rừng, đưa độ che phủ rừng lên khoảng 45% trên toàn quốc. | ||
15.1 | Quy định chấm dứt chuyển đổi rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt); Quản lý rừng thống nhất trên cơ sở thiết lập lâm phận quốc gia ổn định. | Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông; Đài Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
15.2 | Tiếp tục hoàn thiện chính sách giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp. Ưu tiên giao, khoán rừng phòng hộ cho các cộng đồng, tổ chức kinh tế, hộ gia đình để quản lý bảo vệ và hưởng lợi lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch đã duyệt. | ||
15.3 | Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về rừng cho chính quyền các cấp huyện và xã. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng, chính quyền các cấp, các cơ quan thừa hành pháp luật và thôn xã nếu để mất rừng, phá rừng ở địa phương. | ||
15.4 | Tăng cường năng lực và củng cố các lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng để ứng phó với những vụ việc vi phạm lâm luật và thiên tai như cháy rừng, sâu bệnh hại rừng. Chú trọng kiểm tra quá trình khai thác lâm sản tại rừng. | ||
15.5 | Xây dựng chính sách tạo thuận lợi cho người được giao, khoán đất và rừng thực hiện quyền sử dụng đất, sử dụng và sở hữu rừng theo quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế hàng hóa. | ||
15.6 | Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, mỗi người dân về bảo vệ và phát triển rừng. | ||
15.7 | Huy động các nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho quản lý rừng bền vững, bao gồm cả công tác bảo tồn và tái sinh rừng; Quy hoạch, phân loại và có kế hoạch phát triển 02 loại rừng. | ||
16 | Mục tiêu 15.3: Đến năm 2030, tăng cường phòng, chống sa mạc hóa, khôi phục đất thoái hóa, bao gồm đất bị ảnh hưởng bởi hiện tượng sa mạc hóa, hạn hán, lũ lụt và do các nguyên nhân khác. | ||
16.1 | Hoàn thiện cơ sở pháp lý bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên rừng và tài nguyên nước. | Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội; Liên hiệp hội khoa học Hải Phòng; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các huyện, quận | 2021-2030 |
16.2 | Nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở nghiên cứu để phục vụ phòng chống hạn hán, lũ lụt và các nguyên nhân khác. | 2017-2020 và 2021-2030 | |
16.3 | Phục hồi tối đa các vùng đất bị hạn hán, lũ lụt và các nguyên nhân khác. Xây dựng các mô hình thí điểm sử dụng các công nghệ phục hồi và tăng độ phì của đất bị hoang hóa do ô nhiễm, thiếu nước..., các mô hình hoạt động cộng đồng liên kết từ sản xuất nông, lâm nghiệp đến thị trường để canh tác hiệu quả, bền vững ở vùng hạn hán, lũ lụt và các nguyên nhân khác. | 2021-2030 | |
16.4 | Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại, công nghệ truyền thống trong sử dụng bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng, tài nguyên đất, nguồn nước phục vụ phòng, chống hạn hán, lũ lụt và các nguyên nhân khác. Khuyến khích áp dụng các biện pháp canh tác, sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp, hạn chế sử dụng hóa chất, phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, chống xói mòn, rửa trôi, suy thoái đất. | ||
16.5 | Thúc đẩy phát triển các mô hình làng kinh tế sinh thái trên các vùng đất thoái hóa, bạc màu nhằm cải tạo chất đất, thu hẹp quy mô và mức độ thoái hóa, bạc màu. | 2017-2020 và 2021-2030 | |
17 | Mục tiêu 15.4: Đến năm 2030, đảm bảo bảo tồn các hệ sinh thái rừng có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế, bao gồm cả tính đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái, phục vụ cho phát triển bền vững. | ||
17.1 | Củng cố, hoàn thiện hệ thống các khu bảo tồn. | Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các huyện, quận. | 2017-2020 và 2021-2030 |
17.2 | Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bảo vệ nghiêm ngặt rừng nguyên sinh; thực hiện các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép nhằm bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn. | ||
17.3 | Phục hồi rừng ngập mặn. Thực hiện kế hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc, ưu tiên đối với các lưu vực sông trọng yếu. | ||
17.4 | Xác định quy mô, phạm vi và triển khai các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển trên quy mô toàn quốc. | ||
17.5 | Nhân rộng các mô hình quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng và thực hiện cơ chế chia sẻ hài hòa lợi ích giữa các bên có liên quan. | ||
17.6 | Nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn và triển khai thí điểm lượng giá kinh tế đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái. | ||
17.7 | Hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng trên phạm vi cả nước; thí điểm chính sách chi trả dịch vụ môi trường áp dụng cho các hệ sinh thái biển và đất ngập nước. | ||
17.8 | Lập và triển khai kế hoạch đề cử các khu bảo tồn đạt các danh hiệu quốc tế về bảo tồn, bao gồm các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar), khu dự trữ sinh quyển, vườn di sản ASEAN. Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn quản lý đối với các khu bảo tồn được quốc tế công nhận; thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng năng lực để quản lý hiệu quả các khu này. | ||
17.9 | Lồng ghép đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển của quốc gia và địa phương. | ||
17.10 | Huy động tài chính từ tất cả các nguồn phục vụ cho bảo tồn, sử dụng đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái một cách bền vững. | ||
17.11 | Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm áp dụng, triển khai rộng rãi các cơ chế tài chính mới nhằm tăng cường nguồn lực cho đa dạng sinh học. | ||
18 | Mục tiêu 15.7: Ngăn chặn và xử lý các hành động khai thác, buôn bán và tiêu thụ trái phép các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng và các sản phẩm của chúng | ||
18.1 | Thúc đẩy sự tham gia rộng rãi của cộng đồng và các phương tiện thông tin đại chúng trong phát hiện, ngăn chặn các hành vi khai thác, buôn bán và tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã. | Các Sở: Tài nguyên và Môi trường,Công Thương, Ngoại vụ, Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố; Đài Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; UBND các huyện, quận. | 2017-2020 và 2021-2030 |
18.2 | Thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành giữa các lực lượng cảnh sát môi trường, quản lý thị trường, hải quan, kiểm lâm, kiểm ngư trong việc phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi khai thác, buôn bán, tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã. | ||
18.3 | Vận động, tuyên truyền rộng rãi về việc không tiêu thụ, sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã trên phạm vi toàn quốc. | ||
18.4 | Tăng cường hợp tác với mạng lưới thực thi pháp luật của khu vực và quốc tế (ASEAN WEN, Interpol) trong buôn bán, vận chuyển trái phép động, thực vật hoang dã. | ||
18.5 | Huy động sự hỗ trợ quốc tế nhằm ngăn chặn và xử lý các hành động khai thác, buôn bán và tiêu thụ trái phép các loài động thực vật hoang dã và tăng cường năng lực của cộng đồng địa phương để phát triển sinh kế bền vững. | ||
19 | Mục tiêu 13.1: Tăng cường khả năng chống chịu và thích nghi với rủi ro liên quan tới biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai và các thảm họa tự nhiên khác. | ||
| Mục tiêu 13.1.a: |
|
|
19.1 | Nghiên cứu và triển khai các giải pháp cụ thể để phòng chống thiên tai, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi; duy trì và vận hành có hiệu quả lâu dài. | Các Sở, Ngành có liên quan; Đài Khí tượng thủy văn Đông Bắc; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
PHỤ LỤC 13
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: SỞ TÀI CHÍNH.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Sở Tài chính chủ trì thực hiện các mục tiêu: 6.3.c, 12.7.a trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Sở Tài chính chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 6.3: Đến năm 2030, cải thiện chất lượng nước, kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học; 100% nước thải nguy hại được xử lý; giảm một nửa tỷ lệ nước thải đô thị chưa qua xử lý; tăng cường tái sử dụng nước an toàn | ||
| Mục tiêu 6.3.c: |
|
|
1.1 | Sửa đổi, nâng mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp lũy tiến theo mức độ gây ô nhiễm môi trường để từng bước bù đắp chi phí xử lý nước thải sinh hoạt và thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xử lý nước thải. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện có liên quan. | 2017-2020 và 2021-2030 |
2 | Mục tiêu 12.7: Đảm bảo các hoạt động mua sắm công bền vững. | ||
| Mục tiêu 12.7.a: |
|
|
2.1 | Ban hành quy chế chi tiêu công xanh. Ưu tiên mua sắm và sử dụng hàng hóa dán nhãn sinh thái, hàng hóa có khả năng tái chế sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện có liên quan. | 2017-2020 và 2021-2030 |
2.2 | Thực hiện quy định các công trình, dự án đầu tư công phải áp dụng các tiêu chuẩn kinh tế xanh (tiêu chuẩn sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu, thiết kế thích hợp điều kiện sinh thái, tính đến tác động của biến đổi khí hậu). |
PHỤ LỤC 14
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện các mục tiêu: 3.8.a, 6.3.b, 6.4, 6.6, 12.2.a, 12.5.a, 13.1.a, 13.3.a, 14.1, 14.3, 15.1 trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
STT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 3.8: Đến năm 2030, giảm đáng kể số ca mắc bệnh và tử vong do các hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất. | ||
| Mục tiêu 3.8.a: | ||
1.1 | Rà soát, kiểm tra, thanh tra toàn diện các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để xử lý nghiêm, yêu cầu các cơ sở gây ô nhiễm môi trường có biện pháp khắc phục triệt để, đồng thời đề xuất chế độ kiểm soát đặc biệt đối với các cơ sở gây ô nhiễm hoặc tiềm ẩn sự cố môi trường nghiêm trọng. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện. | 2017- 2020 |
1.2 | Thực hiện Kế hoạch hành động quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. | ||
1.3 | Đẩy mạnh các giải pháp hữu hiệu giảm ô nhiễm và bảo vệ môi tường, cảnh quan khu vực nông thôn, các khu đô thị lớn. | ||
2 | Mục tiêu 6.3: Đến năm 2030, cải thiện chất lượng nước, kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học; 100% nước thải nguy hại được xử lý; giảm một nửa tỷ lệ nước thải đô thị chưa qua xử lý; tăng cường tái sử dụng nước an toàn. | ||
| Mục tiêu 6.3.b. |
|
|
2.1 | Tích cực kiểm tra, giám sát, ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm môi trường, áp dụng các chế tài mạnh mẽ nhằm xử lý các trường hợp vi phạm. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021- 2030 |
2.2 | Áp dụng chế độ quan trắc tự động, liên tục và giám sát chặt chẽ nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, bệnh viện theo quy định hiện hành. |
| |
3 | Mục tiêu 6.4: Đến năm 2030, tăng đáng kể hiệu quả sử dụng nước trong tất cả các lĩnh vực, đảm bảo nguồn cung nước sạch bền vững nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nước, giảm đáng kể số người chịu cảnh khan hiếm nước. Bảo đảm việc khai thác nước không vượt quá ngưỡng giới hạn khai thác đối với các sông, không vượt quá trữ lượng có thể khai thác đối với các tầng chứa nước. | ||
3.1 | Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh, bảo đảm chất lượng nguồn nước đáp ứng các nhu cầu cấp nước khác nhau. | Các Sở: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại vụ. | 2017-2020 và 2021 - 2030 |
3.2 | Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác nước mặt, khoan thăm dò nước dưới đất và các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước. Tăng cường bảo vệ nguồn nước dự trữ. | ||
3.3 | Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, chú trọng hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu về tài nguyên nước. | ||
3.4 | Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước. | ||
4 | Mục tiêu 6.6: Đến năm 2030, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái liên quan đến nước. | ||
4.1 | Tăng cường bảo vệ nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021 - 2030 |
4.2 | Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái thủy sinh, các vùng đất ngập nước, vùng cửa sông, ven biển. | ||
4.3 | Tăng cường vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái. | ||
4.4 | Tăng cường học tập, trao đổi nguồn lực, kinh nghiệm với quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học liên quan đến nước. | ||
5 | Mục tiêu 12.2:Đến năm 2030, đạt được quản lý bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản | ||
| Mục tiêu 12.2a: |
|
|
5.1 | Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thực trạng và xu hướng diễn biến; xây dựng các tài khoản tài nguyên khoáng sản trong hệ thống hoạch toán quốc gia. | Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Công thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Du lịch, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021 - 2030 |
5.2 | Quy hoạch, quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; bảo đảm việc sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên đất, nước, khoáng sản... | ||
5.3 | Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với việc bảo vệ, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. | ||
5.4 | Thực hiện công khai, minh bạch, công bằng trong quản lý tài nguyên khoáng sản đảm bảo việc khai thác, chế biến được thực hiện bởi các nhà đầu tư có đủ điều kiện về vốn, công nghệ sản xuất, chi phí cho hoạt động bảo vệ, cải tạo phục hồi môi trường và chia sẻ lợi ích với cộng đồng. | ||
5.5 | Xây dựng và triển khai thực hiện: Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng CP); Định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011); Đề án điều chỉnh quy hoạch khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn TP HP (QĐ số 1784/QĐ-UBND ngày 04/8/2015); Đề án điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác và hoạt động khoáng sản trên địa bàn TP đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (QĐ số 1805/QĐ-UBND ngày 06/8/2015); Đề án điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (QĐ số 2939/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 22/7/2015 của HĐND TP); Đề án Quy hoạch không gian biển thành phố Hải Phòng. | ||
6 | Mục tiêu 12.5: Đến năm 2030, giảm đáng kể lượng chất thải phát sinh, tăng cường giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên chất thải thông qua việc phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng, thu hồi năng lượng từ xử lý chất thải. | ||
| Mục tiêu 12.5.a: |
|
|
6.1 | Phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn: Thực hiện quản lý tổng hợp chất thải rắn theo cơ chế thị trường, đổi mới cơ chế thu gom và xử lý chất thải rắn phát sinh; tăng cường giảm thiểu chất thải rắn trong sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
6.2 | Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu. |
| |
7 | Mục tiêu 13.1: Tăng cường khả năng chống chịu và thích nghi với rủi ro liên quan tới biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai và các thảm họa tự nhiên khác. | ||
| Mục tiêu 13.1.a: |
|
|
7.1 | Nghiên cứu và triển khai các giải pháp cụ thể để phòng chống hiệu quả thiên tai, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi; duy trì và vận hành có hiệu quả lâu dài. | Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ; Đài Khí tượng thủy văn Đông Bắc; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
7.2 | Tăng cường các hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu. | ||
7.3 | Đẩy mạnh nghiên cứu, khuyến khích chuyển giao công nghệ và ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường sức cạnh tranh của các ngành kinh tế, tiến tới phát triển nền kinh tế các-bon thấp. | ||
7.4 | Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu thành phố Hải Phòng. | ||
8 | Mục tiêu 13.3: Giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực và thể chế trong cảnh báo sớm, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. | ||
| Mục tiêu 13.3.a: |
|
|
8.1 | Xây dựng, thực hiện các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và các thành phần xã hội về các vấn đề biến đổi khí hậu. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
8.2 | Đưa kiến thức cơ bản về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào trong các chương trình, bậc giáo dục, đào tạo các cấp; xây dựng các chương trình đào tạo; phát triển và có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các chuyên ngành liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính. | ||
8.3 | Nâng cao năng lực trong quản lý và lập kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng tới phụ nữ, thanh niên, cộng đồng địa phương và những nhóm hay bị lãng quên. | ||
8.4 | Đầu tư xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hiện đại hóa hệ thống quan trắc và công nghệ dự báo khí tượng thủy văn bảo đảm cảnh báo, dự báo sớm các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan. | ||
8.5 | Huy động các nguồn lực tài chính từ hợp tác quốc tế để tăng cường năng lực trong cảnh báo sớm, ứng phó với biến đổi khí hậu. | ||
8.6 | Triển khai thực hiện Đề án nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu cho các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương trên địa bàn thành phố. | ||
9 | Mục tiêu 14.1: Đến năm 2030, ngăn ngừa, giảm đáng kể và kiểm soát được các loại ô nhiễm biển, đặc biệt là từ các hoạt động trên đất liền, chú ý tới các chất thải rắn, nước thải và ô nhiễm chất hữu cơ. | ||
9.1 | Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm, suy thoái môi trường vùng biển ven bờ. Quan trắc thường xuyên mức độ tác động của các nguồn gây ô nhiễm biển từ đất liền, đặc biệt là từ các lưu vực sông, từ các vùng canh tác nông nghiệp ven biển sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa chất. | Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Y tế, Xây dựng, Giao thông vận tải; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các quận, huyện liên quan. | 2017-2020 và 2021-2030 |
9.2 | Thực hiện nghiêm các quy định về đánh giá tác động môi trường, kiểm soát chặt chẽ các dự án quai đê, lấn biển, đổ đất đá, cát, sỏi, vật liệu xây dựng xuống biển; kiểm soát, ngăn chặn hoàn toàn việc đổ chất thải nguy hại xuống biển dưới mọi hình thức. | ||
9.3 | Lập kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm vùng ven biển; cải tạo chất lượng nguồn nước tại các lưu vực sông, cửa sông ven biển, các vùng nước biển ven bờ đã bị ô nhiễm, suy thoái. | ||
9.4 | Xây dựng năng lực ứng phó nhanh, hiệu quả với ô nhiễm dầu, sự cố môi trường trên biển, vùng cửa sông ven biển; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các yêu cầu về điều kiện, năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố của tàu, thuyền vận chuyển dầu, hóa chất hoạt động trên biển hoặc đi qua các vùng biển nước ta cũng như các kho chứa xăng dầu, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật vùng ven biển, trên các đảo. | ||
9.5 | Xây dựng cơ chế khuyến khích người dân và cộng đồng tham gia giám sát và quản lý ô nhiễm môi trường biển. | ||
9.6 | Điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải. | ||
9.7 | Triển khai thực hiện: Đề án Điều tra, thống kê phân loại nguồn thải từ hoạt động trên biển và hải đảo; đánh giá tình trạng ô nhiễm biển và hải đảo thành phố Hải Phòng; Ứng phó sự cố tràn dầu. | ||
10 | Mục tiêu 14.3: Giảm thiểu và xử lý tác động của a-xít hóa đại dương, ưu tiên việc tăng cường hợp tác khoa học ở tất cả các cấp trong bối cảnh biến đổi khí hậu. | ||
10.1 | Xây dựng hệ thống quan trắc axít hóa biển và đại dương quốc gia.Tiến hành đo đạc thường xuyên mức độ axit hóa (pH). | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện liên quan. | 2017-2020 và 2021-2030 |
10.2 | Tăng cường nghiên cứu khoa học trong điều tra cơ bản về tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo. | ||
10.3 | Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường biển. | ||
10.4 | Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xử lý vấn đề a xít hóa đại dương. | ||
10.5 | Lập, quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo trên địa bàn thành phố Hải Phòng; | ||
10.6 | Điều tra, tổng hợp tài nguyên và môi trường vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ phục vụ phát triển kinh tế biển và an ninh quốc phòng. | ||
11 | Mục tiêu 15.1: Đến năm 2030, đảm bảo sự bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng, các dịch vụ hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng và đất khô hạn theo các quy định quốc tế. | ||
11.1 | Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; quy hoạch quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia. | Các Sở: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ; UBND các quận, huyện liên quan | 2017-2020 và 2021-2030 |
11.2 | Triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. |
PHỤ LỤC 15
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện các mục tiêu: 5.8, 9.5, 12.8 trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 5.8: Nâng cao việc sử dụng các công nghệ tạo thuận lợi, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy việc trao quyền cho phụ nữ. Tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. | ||
1.1 | Nâng cao năng lực cho phụ nữ trong tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông. | UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
1.2 | Từng bước đưa công nghệ thông tin và truyền thông vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị. | UBND các huyện; Các đơn vị có liên quan. | |
1.3 | Xây chương trình đào tạo phù hợp với phụ nữ nông thôn. | ||
1.4 | Thúc đẩy các sáng kiến nhằm phát huy tính sáng tạo của các nữ sinh; phổ cập sử dụng tin học tại các trường phổ thông. | Sở Giáo dục và Đào tạo. | |
2 | Mục tiêu 9.5: Đến năm 2030, đảm bảo phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đến từng địa bàn, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đảm bảo 100% hộ gia đình có khả năng tiếp cận hệ thống thông tin truyền thông | ||
2.1 | Đầu tư phát triển hạ tầng thông tin truyền thông cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. | UBND các huyện; Các đơn vị có liên quan. | 2017-2020 và 2021-2030 |
2.2 | Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo về điều kiện tiếp cận hệ thống thông tin truyền thông. | UBND các quận, huyện | |
3 | Mục tiêu 12.8: Đến năm 2030, bảo đảm người dân ở mọi nơi có thông tin và nhận thức phù hợp về phát triển bền vững và cách sống hài hòa với thiên nhiên. | ||
3.1 | Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông có nội dung và hình thức tuyên truyền thích hợp cho từng nhóm đối tượng trong xã hội. | Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng; Báo Hải Phòng; Các đơn vị có liên quan | 2017-2020 và 2021-2030 |
3.2 | Phát huy vai trò và trách nhiệm của các cơ quan thông tin truyền thông trong việc nâng cao nhận thức của người dân về các chủ trương, chính sách và chiến lược phát triển bền vững của đất nước; phổ biến nội dung, thông tin về phát triển bền vững. | ||
3.3 | Cập nhật và đưa các nội dung giáo dục về phát triển bền vững vào chương trình giảng dạy của các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục và đào tạo. | Sở Giáo dục và Đào tạo. |
PHỤ LỤC 16
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: SỞ TƯ PHÁP.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Sở Tư pháp chủ trì thực hiện các mục tiêu: 1.3.a, 5.7.a, 16.3, 16.6, 16.7.a, 16.8, 16.9 trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Sở Tư pháp chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 1.3: Đến năm 2030, bảo đảm tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và người dễ bị tổn thương, có quyền bình đẳng đối với các nguồn lực kinh tế, tiếp cận các dịch vụ cơ bản, quyền sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên, quyền sở hữu và kiểm soát các dạng tài sản khác, công nghệ mới phù hợp và các dịch vụ tài chính, bao gồm tài chính vi mô | ||
| Mục tiêu 1.3.a: |
|
|
1.1 | Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật hàng năm; lựa chọn các nội dung trọng tâm cần rà soát nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người dân, nhất là đối tượng nữ, người nghèo, người dễ bị tổn thương. Trên cơ sở đó, tổng hợp, kiến nghị các khó khăn, vướng mắc trong việc thi hành các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến quyền bình đẳng của mọi người dân để đề xuất giải pháp hoàn thiện. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện; Ngân hàng Chính sách xã hội TP; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. | 2017-2020 |
2 | Mục tiêu 5.7: Đảm bảo tất cả phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số có quyền bình đẳng với các nguồn lực kinh tế, được tiếp cận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các tài sản khác, các dịch vụ tài chính, quyền thừa kế và tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với pháp luật quốc gia | ||
| Mục tiêu 5.7.a: |
|
|
2.1 | Ban hành và tổ chức thực hiện các Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm; trong đó, tập trung theo dõi việc thực hiện chính sách, pháp luật nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền. | Các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thông; UBND các quận, huyện; Hội Liên hiệp phụ nữ TP; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Hải Phòng; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. | 2017-2020 |
3 | Mục tiêu 16.3: Thúc đẩy pháp quyền, đảm bảo tiếp cận công lý bình đẳng cho tất cả mọi người. | ||
3.1 | Ban hành và tổ chức thực hiện các Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước nhằm nâng cao nhận thức của người dân về pháp quyền và quyền tiếp cận công lý bình đẳng. | Công an TP; Tòa án nhân dân TP; Viện Kiểm sát nhân dân TP; Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
3.2 | Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển đội ngũ luật sư trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020. | Đoàn Luật sư; Các tổ chức hành nghề luật sư. | 2017-2020 |
3.3 | Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. | Sở Tài chính; Đoàn Luật sư; các tổ chức hành nghề luật sư. | 2017-2020 và 2021- 2030 |
3.4 | Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án về thực hiện chế định Thừa phát lại trên địa bàn thành phố Hải Phòng. | 2017-2020 | |
4 | Mục tiêu 16.6: Xây dựng các thể chế minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm giải trình ở tất cả các cấp. | ||
4.1 | Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch hệ thống hóa định kỳ 05 năm một lần các văn bản quy phạm pháp luật của thành phố; thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản không còn phù hợp của hệ thống pháp luật. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện; UBND cấp xã. | 2017-2020 và 2021 - 2030 |
5 | Mục tiêu 16.7: Đảm bảo quá trình ra quyết định mang tính phản hồi, bao trùm, có sự tham gia của người dân và mang tính đại diện ở tất cả các cấp. | ||
| Mục tiêu 16.7.a: |
|
|
5.1 | Phổ biến thường xuyên, đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp luật về quyền công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của thành phố. | Các Sở, Ban, Ngành; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP và các tổ chức thành viên; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Hải Phòng; Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021 - 2030 |
5.2 | Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đảm bảo các văn bản quy phạm pháp luật của thành phố được ban hành có hiệu quả, khả thi, tuân thủ quy định của pháp luật, được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi nhân dân thành phố. | ||
6 | Mục tiêu 16.8: Đến năm 2030, cấp nhận dạng pháp lý cho tất cả mọi người, gồm cả đăng ký khai sinh. | ||
6.1 | Ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch, cập số định danh cá nhân; tin học hóa công tác đăng ký và thống kê hộ tịch, tăng cường thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, từng bước xây dựng và hoàn thiện Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tại tất cả các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn thành phố. | Sở Y tế; UBND các quận, huyện; UBND cấp xã. | 2017-2020 và 2021 - 2030 |
7 | Mục tiêu 16.9: Đảm bảo mọi người dân được tiếp cận thông tin và bảo vệ các quyền tự do cơ bản theo pháp luật Việt Nam và các hiệp ước quốc tế Việt Nam đã ký kết. | ||
7.1 | Tổ chức triển khai thực hiện Luật Tiếp cận thông tin và các văn bản hướng dẫn có hiệu quả; các cơ quan, đơn vị xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu thông tin có trách nhiệm cung cấp theo quy định của Luật; đảm bảo thực hiện tốt quyền tiếp cận thông tin của mọi người dân. | Sở Thông tin và Truyền thông; các Sở, Ban ngành liên quan. | 2017-2020 |
PHỤ LỤC 17
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì thực hiện các mục tiêu: 3.3.b, 5.3, 11.4 trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 3.3: Đến năm 2030, giảm 20 - 25% tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh không lây nhiễm (NCDs) thông qua dự phòng và điều trị, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất. | ||
| Mục tiêu 3.3.b: |
|
|
1.1 | Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. | Các Sở, Ngành, địa phương; Các đơn vị liên quan. | 2017 -2020 |
1.2 | Tổ chức thường xuyên hàng năm từ 10 - 40 giải Thể thao cấp thành phố. | 2017 -2020 và 2021- 2030 | |
1.3 | Triển khai các hoạt động Thể dục thể thao trong chương trình phối hợp công tác giữa Ngành Văn hóa và Thể thao và các Sở, Ngành, đơn vị phối hợp | ||
1.4 | Tổ chức Đại hội TDTT thành phố năm 2017 và năm 2021. | Các Sở, Ngành, địa phương. | 2017 và 2021 |
1.5 | Tiếp tục phối hợp triển khai Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc con người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 sau khi có kế hoạch chi tiết, hướng dẫn cụ thể theo từng giai đoạn của Ban Chỉ đạo Đề án Trung ương. | 2017- 2020 và 2021- 2030 | |
2 | Mục tiêu 5.3: Hạn chế tiến tới xóa bỏ các thủ tục như tảo hôn, kết hôn sớm và hôn nhân ép buộc. | ||
2.1 | Tiếp tục triển khai Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. | Các Sở, Ngành, địa phương liên quan | 2017- 2020 và 2021- 2030 |
2.2 | Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch hành động về tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên địa bàn thành phố. | ||
2.3 | Nâng cao chất lượng hoạt động của làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa | 2017- 2020 | |
2.4 | Tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; mô hình giảm thiểu tiêu cực tình trạng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. | ||
2.5 | Nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn thành phố. | ||
2.6 | Triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020 tại thành phố Hải Phòng. | ||
2.7 | Tăng cường công tác thu thập cơ sở dữ liệu về gia đình. | ||
2.8 | Tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục đời sống gia đình đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng. | ||
3 | Mục tiêu 11.4: Tăng cường bảo vệ và bảo đảm an toàn các di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới và các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. | ||
3.1 | Phối hợp với Ban Quản lý di sản thiên nhiên thế giới quần đảo Cát Bà và các đơn vị liên quan trình UNESCO công nhận quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà. | Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải; Các Sở, Ngành liên quan | 2017- 2020 |
3.2 | Khảo sát, đánh giá toàn diện thực trạng về các giá trị văn hóa truyền thống của di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Ca Trù. | Các Sở, Ngành, địa phương; Các đơn vị liên quan. | |
3.3 | Tuyên truyền, phổ biến giá trị nghệ thuật Ca Trù trên các phương tiện thông tin đại chúng; | Sở Thông tin và Truyền thông; Các Câu lạc bộ Ca trù và các đơn vị liên quan. | |
3.4 | Xây dựng các chương trình, tiết mục ca trù biểu diễn tại di tích lịch sử văn hóa Đình Kênh | Các Sở, Ngành, địa phương liên quan | |
3.5 | Nghiên cứu, sưu tầm, xuất bản phẩm về di sản văn hóa phi vật thể Ca trù. | Câu lạc bộ Ca trù thành phố; Các sở, ngành, địa phương liên quan | |
3.6 | Khôi phục, kiện toàn và phát huy hiệu quả các nhóm, đội, câu lạc bộ Ca Trù hiện có; các câu lạc bộ, nhóm, đội, nghệ nhân dân gian trên địa bàn thành phố. | Các Câu lạc bộ Ca trù, Câu lạc bộ nghệ thuật dân gian, các địa phương, đơn vị liên quan. | |
3.7 | Hướng dẫn các nghệ nhân có đóng góp trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Ca trù xây dựng hồ sơ đề nghị xét tặng Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”. | Các Sở, Ngành, địa phương | |
3.8 | Trình diễn, biểu diễn thường xuyên Ca trù tại các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia loại hình phù hợp và giới thiệu ra nước ngoài văn hóa phi vật thể Ca trù. | 2021- 2030 | |
3.9 | Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo các nghệ nhân biểu diễn ca trù | ||
3.10 | Gắn kết nghệ thuật Ca Trù với hoạt động du lịch nhằm phát huy hiệu quả giá trị di sản, phổ biến, giới thiệu, quảng bá, đưa chương trình biểu diễn Ca Trù vào các Tour/tuyến du lịch. | Câu lạc bộ Ca trù; Các Sở, Ngành, địa phương, đơn vị liên quan. | |
3.11 | Thu hút, huy động mọi nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Ca Trù. |
PHỤ LỤC 18
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: SỞ XÂY DỰNG.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Sở Xây dựng chủ trì thực hiện các mục tiêu: 6.1.a, 6.2, 6.3.a, 11.1, 11.3, 11.6, 11.7, 11.9, 12.5.b, 13.1.b trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Sở Xây dựng chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 6.1: Đến năm 2030, đảm bảo khả năng tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hoạt an toàn, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người. | ||
| Mục tiêu 6.1.a: |
|
|
1.1 | Xây dựng đơn giá sản xuất nước sạch; Rà soát các định mức kinh tế - kỹ thuật trong quá trình sản xuất và cung cấp nước sạch đô thị và khu công nghiệp; các quy định về các định mức kinh tế - kỹ thuật để xây dựng định mức chi phí quản lý, vận hành các công trình cấp nước đô thị và khu công nghiệp. | Ban quản lý khu kinh tế | 2017-2020 và 2021-2030 |
1.2 | Tham mưu thành phố ban hành chính sách đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, quản lý, phát triển nguồn cấp nước và cung ứng dịch vụ nước sạch đô thị và khu công nghiệp; cải thiện chính sách và môi trường thuận lợi cho đầu tư vào sản xuất và cung cấp nước sạch đô thị và khu công nghiệp. | ||
1.3 | Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ xử lý nước sạch, nước mặn. | Sở Khoa học và Công nghệ | 2017-2020 |
1.4 | Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ và sử dụng hợp lý nước sạch. | Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
2 | Mục tiêu 6.2: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng các công trình và điều kiện vệ sinh phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết tật và đối tượng dễ bị tổn thương; chấm dứt đi vệ sinh ngoài trời; 100% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh. | ||
2.1 | Quản lý, giám sát việc thực hiện cấp nước an toàn và lập kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống cấp nước trong đô thị đã xuống cấp, hư hỏng. |
| 2017-2020 |
2.2 | Tham mưu thành phố ban hành chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư vào dịch vụ vệ sinh công cộng; cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư cho các công trình nước sạch và vệ sinh, vệ sinh công cộng trong đô thị. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | |
2.3 | Tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện Đề án Cải thiện các điều kiện vệ sinh công cộng hỗ trợ người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em gái; Hỗ trợ và tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng địa phương nhằm cải thiện quản lý vệ sinh. | UBND các quận, huyện | 2017-2020 và 2021-2030 |
3 | Mục tiêu 6.3: Đến năm 2030, cải thiện chất lượng nước, kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học; 100% nước thải nguy hại được xử lý; giảm một nửa tỷ lệ nước thải đô thị chưa qua xử lý; tăng cường tái sử dụng nước an toàn. | ||
| Mục tiêu 6.3.a: |
|
|
3.1 | Rà soát diện tích đất xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung trong các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư tập trung. | Sở Tài nguyên và Môi trường. | 2017-2020 |
3.2 | Nghiên cứu lập, điều chỉnh quy hoạch thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | |
3.3 | Tham mưu UBND thành phố, Bộ Xây dựng ban hành các quy định, hướng dẫn kỹ thuật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố. | ||
3.4 | Lập quy hoạch, từng bước xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung tại các đô thị loại IV trở lên. | 2017-2020 và 2021-2030 | |
3.5 | Nghiên cứu lập Quy hoạch chuyên ngành thoát nước; Lập và quản lý bản đồ ngập úng đô thị theo kịch bản biến đổi khí hậu, bản đồ dự báo các khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở, lũ quét...trên địa bàn Hải Phòng. | 2017-2020 | |
3.6 | Chỉnh trang đô thị, cải tạo nâng xây mới các lô tập thể, chung cư xuống cấp, nguy hiểm. | UBND các quận, huyện | 2017-2020 và 2021-2030 |
3.7 | Tham mưu, lập Đề án đánh giá, bổ sung, hoàn thiện khắc phục các tiêu chí, tiêu chuẩn còn thiếu của đô thị loại 1. | ||
3.8 | Tham mưu, lập Đề án đánh giá, phân loại đô thị; nâng loai các đô thị trên địa bàn thành phố. | 2017-2020 | |
3.9 | Tham mưu, tổ chức thực hiện Đề án bảo tồn, tôn tạo đối với các công trình có giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc, văn hóa để giữ gìn bản sắc đô thị cũ. | ||
3.10 | Nâng cấp hệ, hoàn thiện thống tiêu thoát nước thải, nước mưa, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung với kế hoạch, chương trình, dự án cải tạo, phục hồi các hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư. | 2017-2020 và 2021-2030 | |
3.11 | Rà soát, lập Đề án điều chỉnh đơn giá dịch vụ thoát nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đảm bảo chi trả cho việc duy trì công tác vận hành, tiến tới bù đắp chi phí đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước phù hợp với các giai đoạn và hoàn thiện hệ thống thoát nước. | Sở Tài chính. | 2017-2020 |
4 | Mục tiêu 11.1: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả mọi người dân được tiếp cận với những dịch vụ cơ bản và dịch vụ nhà ở phù hợp, an toàn, trong khả năng chi trả; xóa bỏ các khu ổ chuột, xây mới, nâng cấp, cải tạo các khu nhà ở không đảm bảo chất lượng. | ||
4.1 | Ban hành chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở, cho thuê theo cơ chế thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng có khả năng chi trả. | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính. | 2017-2020 |
4.2 | Ban hành chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở để giải quyết chỗ ở cho các nhóm đối tượng chính sách xã hội gặp khó khăn về nhà ở nhưng không đủ khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường. | ||
4.3 | Nghiên cứu, triển khai Chương trình cải tạo về nhà ở và hạ tầng đối với các khu dân cư không đảm bảo chất lượng tại các khu vực đô thị | ||
4.4 | Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước, vốn ODA cho phát triển nhà ở | Sở Kế hoạch và Đầu tư | |
4.5 | Tham mưu, thực hiện các chính sách ưu đãi cho dòng vốn đầu tư vào nhà ở cho người thu nhập thấp và thu nhập trung bình, xóa bỏ nhà tạm và khu ổ chuột ở đô thị. | ||
4.6 | Tiếp tục thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở theo quy định do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. | UBND quận, huyện | |
4.7 | Đẩy nhanh, hoàn thành việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết để làm cơ sở tổ chức triển khai các dự án phát triển nhà ở và tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy hoạch. | ||
5 | Mục tiêu 11.3: Đến năm 2030, tăng cường năng lực lập quy hoạch và phát triển đô thị bao trùm và bền vững, có sự tham gia của cộng đồng. | ||
5.1 | Tham mưu, hoàn thiện thể chế về quản lý phát triển đô thị; Xây dựng mô hình chính quyền đô thị đảm bảo hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý phát triển đô thị bền vững; Xây dựng quy trình tham gia của cộng đồng vào các đồ án quy hoạch, các dự án phát triển đô thị; công tác quản lý đô thị. | Các Sở: Nội vụ, Tư pháp; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 |
5.2 | Tham mưu UBND thành phố Ban hành chính sách khuyến khích sử dụng các vật liệu xây dựng mới tiên tiến, thân thiện môi trường; công nghệ mới trong xây dựng nhà ở đảm bảo chất lượng tốt, kinh tế. | Sở Khoa học và Công nghệ. | |
5.3 | Rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả trong việc phối hợp với thực hiện quy hoạch ngành và quy hoạch kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch các cấp. Xây dựng các chế tài, cơ chế nhằm kiểm soát công tác triển khai thực hiện theo quy hoạch. | Các Sở, Ngành; UBND các quận, huyện. | |
5.4 | Nghiên cứu, tham mưu ban hành cơ chế khuyến khích áp dụng các giải pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng trong các công trình nhà ở, công sở, dịch vụ, các giải pháp phát triển đô thị xanh đảm bảo đô thị hóa nhanh, bền vững. | Sở Khoa học và Công nghệ | |
6 | Mục tiêu 11.6: Giảm tác động có hại của môi trường tới con người tại các đô thị, tăng cường quản lý chất lượng không khí, chất thải đô thị và các nguồn chất thải khác. | ||
6.1 | Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc thúc đẩy và giám sát chặt chẽ việc thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. | Sở Tài nguyên và Môi trường | 2017-2020 |
6.2 | Rà soát, tham mưu ban hành các văn bản pháp luật và cơ chế chính sách về quản lý chất thải rắn; Rà soát các định mức kinh tế - kỹ thuật về công tác xử lý chất thải. | ||
6.3 | Hoàn thiện Đề án xây dựng hệ thống xử lý chất thải tại các đô thị; xây dựng, tổ chức thực hiện vận hành hệ thống thu gom, xử lý chất thải (Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được phân loại, thu gom và xử lý, quản lý theo các công nghệ: tái chế, sản xuất phân hữu cơ, đốt và chôn lấp hợp vệ sinh theo vùng, khu vực). | 2017-2020 và 2021-2030 | |
6.4 | Tham mưu, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các đô thị loại IV trở lên đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường, áp dụng chế độ kiểm tra, quan trắc nước thải sau xử lý theo các Quy định hiện hành. | ||
7 | Mục tiêu 11.7: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận phổ cập với không gian công cộng xanh, an toàn và thân thiện cho toàn dân, đặc biệt đối với phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật. | ||
7.1 | Tham gia xây dựng bộ chỉ tiêu về đô thị xanh để định hướng phát triển các đô thị; hệ tiêu chí quy hoạch không gian xanh, không gian công cộng trong đô thị. | Bộ Xây dựng. | 2017- 2020 |
7.2 | Rà soát các đơn giá - định mức kinh tế kỹ thuật về công viên cây xanh. |
| |
7.3 | Rà soát quy hoạch tổng thể các đô thị từ cách tiếp cận đô thị bền vững (đô thị xanh, sinh thái và kinh tế,...) và Quy hoạch không gian đô thị đảm bảo hiệu quả kinh tế - sinh thái. |
| |
7.4 | Tham mưu ban hành chính sách, kế hoạch thúc đẩy việc xây dựng, quy hoạch đô thị xanh, đô thị sinh thái, công trình xanh; Khuyến khích đầu tư, tăng cường huy động các nguồn lực trong xã hội để phát triển các không gian xanh. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | 2021-2030 |
8 | Mục tiêu 11.9: Đến năm 2030, tăng đáng kể số đô thị và khu dân cư áp dụng quy hoạch và chính sách tích hợp hướng tới sự bao trùm, hiệu quả nguồn lực, giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng khả năng chống chịu trước thảm họa. | ||
8.1 | Rà soát, tham mưu ban hành các văn bản về phát triển đô thị, hướng tới sự bao trùm, giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng chống chịu trước thảm họa. |
| 2017-2020 |
8.2 | Tổng hợp số liệu báo cáo Bộ Xây dựng việc thực hiện Chương trình phát triển Đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020, xây dựng Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam giai đoạn 2021- 2030 theo hướng tích hợp; bảo đảm tính bao trùm, sử dụng các nguồn lực hiệu quả; lồng ghép nội dung giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng cường khả năng chống chịu trước các thảm họa trong Chiến lược. | UBND các quận, huyện. | |
8.3 | Quy hoạch và xây dựng các khu dân cư có khả năng chống chịu với thiên tai. | Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
9 | Mục tiêu 12.5: Đến năm 2030, giảm đáng kể lượng chất thải phát sinh, tăng cường giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên chất thải thông qua việc phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng, thu hồi năng lượng từ xử lý chất thải. | ||
| Mục tiêu 12.5.b: |
|
|
9.1 | Tham mưu, hướng dẫn quy định chi tiết về việc phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải xây dựng - Thúc đẩy xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. | Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính. | 2017-2020 |
9.2 | Tham mưu, hướng dẫn quản lý đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy hoạch được phê duyệt; phương pháp lập, quản lý chi phí và phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt. | ||
9.3 | Rà soát hệ thống quy định về kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về quản lý chất thải rắn báo cáo Thành phố, Bộ Xây dựng ban hành, điều chỉnh theo quy định. | ||
9.4 | Nghiên cứu lập quy hoạch quản lý chất thải rắn cho liên đô thị và vùng đặc thù. | Các Sở, Ngành; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
9.5 | Tham mưu và tổ chức thực hiện Đề án - Chương trình tăng cường công tác thu gom và xử lý chất thải rắn, tăng cường giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên chất thải thông qua việc giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng, thu hồi năng lượng từ xử lý chất thải. | Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ | |
10 | Mục tiêu 13.1: Tăng cường khả năng chống chịu và thích nghi với rủi ro liên quan tới biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai và các thảm họa tự nhiên khác. | ||
| Mục tiêu 13.1.b: | ||
10.1 | Củng cố, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách (Đê biển xuống cấp; Hệ thống trạm bơm tiêu - thoát nước đô thị; Chung cư - Công trình xuống cấp nguy hiểm, hết niên hạn sử dụng). | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các quận, huyện | 2017-2020 và 2021-2030 |
PHỤ LỤC 19
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: SỞ Y TẾ.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Sở Y tế chủ trì thực hiện các mục tiêu: 2.1.a, 2.2, 3.1, 3.2, 3.3.a, 3.4, 3.6, 3.7, 3.8.c, 3.9, 5.6 trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Sở Y tế chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 2.1: Đến năm 2030, chấm dứt tình trạng thiếu đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả người cao tuổi và trẻ sơ sinh, được tiếp cận với thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng và đầy đủ quanh năm. | ||
| Mục tiêu 2.1a: |
|
|
1.1 | Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030. | Các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; UBND các quận huyện; Các tổ chức chính trị xã hội. | 2017-2020 và 2021-2030 |
1.2 | Nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng. | ||
1.3 | Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. | Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công Thương. | |
1.4 | Cải thiện tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, các cơ sở kinh doanh thực phẩm. | ||
1.5 | Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành trong triển khai thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng. | Trung tâm chăm sóc sực khỏe sinh sản, Các đơn vị y tế có liên quan. | |
1.6 | Tăng cường triển khai thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng. | ||
1.7 | Nghiên cứu xây dựng các chương trình, dự án và các giải pháp can thiệp đặc hiệu góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao thể lực và thể chất của người dân phù hợp theo khu vực, ưu tiên cho những vùng nghèo, khó khăn, và các nhóm đối tượng có nguy cơ khác. | ||
2 | Mục tiêu 2.2: Đến năm 2030 giảm tất cả các hình thức suy dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng là trẻ em, trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người cao tuổi. | ||
2.1 | Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về dinh dưỡng, chú ý lồng ghép vấn đề dinh dưỡng đối với trẻ em, trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người cao tuổi; lưu ý giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng ở các huyện đảo, vùng khó khăn; Xây dựng và thực hiện chiến lược về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030. | Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng; Báo Hải Phòng; TT Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm truyền thông - giáo dục sức khỏe; Trung tâm y tế quận, huyện; Trạm y tế xã, phường, thị trấn. | 2017-2020 và 2021-2030 |
2.2 | Tài liệu hóa các mô hình và can thiệp dinh dưỡng hiệu quả tại cộng đồng để nhân rộng tới các địa phương có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi. | ||
2.3 | Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về dinh dưỡng đối với bà mẹ, trẻ em thông qua hệ thống giáo dục phổ thông, y tế, thông tin truyền thông. | ||
2.4 | Củng cố hệ thống giám sát dinh dưỡng tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế, xây dựng kế hoạch để đáp ứng dinh dưỡng kịp thời trong tình trạng khẩn cấp. | ||
2.5 | Triển khai các giải pháp can thiệp đặc hiệu để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao thể lực và thể chất của người dân, các nhóm đối tượng có nguy cơ khác. | ||
2.6 | Thực hiện chăm sóc dinh dưỡng sớm (dinh dưỡng cho phụ nữ trước khi mang thai, trong thời gian mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi) theo định hướng dự phòng. | ||
2.7 | Tăng cường các giải pháp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng nguy cơ. | ||
2.8 | Quy định về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; tăng cường vi chất vào thực phẩm; nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ dinh dưỡng học đường trước hết là lứa tuổi mầm non và tiểu học. Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho phụ nữ nghèo khi sinh con. | ||
2.9 | Huy động sự tham gia của doanh nghiệp trong việc thực hiện sáng kiến thúc đẩy dinh dưỡng toàn cầu tại Việt Nam. | ||
3 | Mục tiêu 3.1: Đến năm 2030, giảm tỷ số tử vong mẹ xuống dưới 45/100000 trẻ đẻ sống; giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi xuống dưới 10 ca trên 1000 trẻ đẻ sống và tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 15 ca trên 1000 trẻ đẻ sống. | ||
3.1 | Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe, chú trọng vào truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về lợi ích của việc khám thai định kỳ và sinh đẻ tại cơ sở y tế. | Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Chi cục Dân số - KHHGĐ; Bệnh viện Phụ sản; Bệnh viện tuyến quận, huyện; Trung tâm y tế quận, huyện; Trạm y tế xã, phường, thị trấn. | 2017-2020 và 2021-2030 |
3.2 | Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến xã và nhân viên y tế thôn về dự phòng, phát hiện, xử trí tai biến sản khoa và một số bệnh thường gặp ở trẻ em như viêm phổi, tiêu chảy...; phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em. Đào tạo CBYT đang trực tiếp làm công tác sản khoa đạt tiêu chuẩn “Người đỡ đẻ có kỹ năng” và chuẩn hóa kỹ năng chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau sinh. | ||
3.3 | Nhân rộng các mô hình can thiệp đã được đánh giá có hiệu quả trong việc giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em như mô hình “chuyển tuyến dựa vào cộng đồng”, mô hình “chăm sóc bà mẹ - trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình, cộng đồng đến cơ sở y tế”, mô hình “ngôi nhà an toàn, lớp học an toàn, cộng đồng an toàn cho trẻ em”. | ||
3.4 | Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung nhân lực và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế chuyên ngành sản, nhi cho các bệnh viện tuyến huyện thuộc vùng khó khăn. | ||
3.5 | Tăng cường mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình để hạn chế tình trạng có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn, bất hợp pháp; triển khai công tác khám sàng lọc trước sinh nhằm hạ thấp tỷ lệ sơ sinh dị tật; đẩy mạnh công tác giám định tử vong mẹ, từng bước triển khai giám định tử vong sơ sinh. | ||
3.6 | Tiếp tục tăng cường công tác tiêm chủng mở rộng. Ứng dụng vắc xin đa giá sản xuất trong nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với vắc xin thế hệ mới, đảm bảo nguồn tài chính vững bền cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Tăng cường năng lực và các chính sách hỗ trợ phù hợp cho lực lượng cán bộ làm công tác tiêm chủng mở rộng. | ||
4 | Mục tiêu 3.2: Đến năm 2030, chấm dứt các bệnh dịch AIDS, lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên; phòng chống bệnh viêm gan, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác. | ||
4.1 | Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp có liên quan đã đề ra tại Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt. | Các Sở, Ban, Ngành; Các đơn vị y tế. | 2017-2020 và 2021-2030 |
4.2 | Thực hiện đồng bộ các giải pháp triển khai 4 Đề án thuộc Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ( Đề án dự phòng lây nhiễm HIV, Đề án chăm sóc, hỗ trợ, điều trị toàn diện HIV/AIDS, Đề án tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS, Đề án giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS). | Các Sở, Ban, Ngành thành viên Ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Trung tâm phòng chống HIV/AIDS. | |
4.3 | Duy trì, củng cố mạng lưới phòng chống lao từ tuyến thành phố đến quận huyện, xã, phường. | Các Bệnh viện; Trung tâm y tế quận, huyện; Trạm y tế xã, phường, thị trấn. | |
4.4 | Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, lao, sốt rét, viêm gan và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác tới mọi đối tượng. | Trung tâm truyền thông - giáo dục sức khỏe; Trung tâm y tế quận, huyện; Trạm y tế xã, phường, thị trấn. | |
4.5 | Huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng, người dân, các tổ chức xã hội trong quá trình tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức phòng chống HIV/AIDS, lao, sốt rét, viêm gan và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác. | Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các quận, huyện; Các tổ chức chính trị - xã hội. | |
4.6 | Tổ chức triển khai các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế nhằm hạn chế đến mức tối đa nhiễm HIV/AIDS, lao, sốt rét, viêm gan và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác. | Các đơn vị có liên quan; Các tổ chức chính trị - xã hội. | |
4.7 | Thực hiện các cam kết và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS, lao, sốt rét, viêm gan và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác. | ||
4.8 | Củng cố và hoàn thiện hệ thống giám sát, cảnh báo dịch và phòng chống dịch bệnh chủ động. | ||
4.9 | Củng cố, phát triển mạng lưới y tế dự phòng nhằm tăng cường hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm đủ khả năng dự báo, kiểm soát các bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống. | Các Sở, Ngành; Các đơn vị y tế. | |
4.10 | Tăng cường năng lực đối với việc cảnh báo sớm, giảm thiểu và quản lý các rủi ro y tế. | ||
5 | Mục tiêu 3.3: Đến năm 2030, giảm 20 - 25% tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh không lây nhiễm (NCDs) thông qua dự phòng và điều trị, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất. | ||
| Mục tiêu 3.3.a: |
|
|
5.1 | Xây dựng và thực hiện Chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 - 2025. |
| 2017-2020 và 2021-2030 |
5.2 | Tăng cường thực thi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về kiểm soát yếu tố nguy cơ và thúc đẩy các yếu tố tăng cường sức khỏe để phòng, chống bệnh không lây nhiễm. |
| |
5.3 | Tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn, khuyến cáo về phòng, chống bệnh không lây nhiễm. | Sở Thông tin và Truyền thông; Trung tâm truyền thông - giáo dục sức khỏe; UBND các quận, huyện; Các tổ chức chính trị - xã hội. | |
5.4 | Phát triển mạnh hệ thống y tế dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm từ Trung ương đến cấp xã trong cả nước. Nâng cao nhận thức của người dân về lối sống an toàn, khỏe mạnh để nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các bệnh không lây nhiễm. | Trung tâm y tế Dự phòng; Các bệnh viện; Trung tâm y tế quận, huyện; Trạm y tế xã, phường, thị trấn. | |
5.5 | Tăng cường phát hiện, điều trị, quản lý tại trạm y tế xã và cộng đồng cho người bệnh không lây nhiễm theo quy định, bảo đảm cung cấp dịch vụ quản lý, theo dõi và chăm sóc liên tục cho người bệnh. | ||
5.6 | Tăng cường hiệu quả hoạt động của lĩnh vực y tế dự phòng trong kiểm soát yếu tố nguy cơ và các tình trạng tiền bệnh để dự phòng các bệnh không lây nhiễm. | ||
5.7 | Củng cố hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cung cấp các dịch vụ toàn diện, chuyên sâu và kỹ thuật cao cho chẩn đoán, điều trị bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm, đồng thời hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới, bảo đảm việc phát hiện bệnh sớm, điều trị hiệu quả và quản lý bệnh nhân liên tục và lâu dài. | Các Bệnh viện. | |
5.8 | Chủ động huy động các nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cho các hoạt động kiểm soát phòng chống các bệnh không lây nhiễm. | Các Sở, Ngành có liên quan; Các đơn vị y tế. | |
6 | Mục tiêu 3.4: Tăng cường dự phòng và điều trị lạm dụng các chất gây nghiện, bao gồm lạm dụng ma túy và sử dụng các đồ uống có cồn ở mức gây hại. | ||
6.1 | Xây dựng và thực hiện Chương trình/Chiến lược phòng chống và điều trị việc lạm dụng các chất gây nghiện (kể cả ma túy) và sử dụng đồ uống có cồn gây hại giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn 2030. |
| 2017-2020 |
6.2 | Hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu về việc sử dụng và lạm dụng các chất gây nghiện, theo đó làm rõ các khái niệm về chất gây nghiện, hay đồ uống có cồn gây hại. |
| |
6.3 | Tiếp tục thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 tại thành phố Hải Phòng. Mở rộng mô hình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, quản lý chặt chẽ việc sử dụng Methadone. | Trung tâm phòng chống HIV/ AIDS; Các Sở, Ngành liên quan; Các Bệnh viện; Các Trung tâm y tế | 2017-2020 và 2021-2030 |
6.4 | Tăng cường phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, phòng chống ma túy, mại dâm thành phố triển khai toàn diện từ công tác thông tin giáo dục truyền thông, chữa trị, cai nghiện, phục hồi, hướng nghiệp, dạy nghề tạo việc làm cho người nghiện ma túy theo hướng xã hội hóa. | ||
6.5 | Tiếp tục tăng cường quản lý, thanh tra kiểm tra việc sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và trong điều trị nghiện ma túy. | ||
6.6 | Tăng cường công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống việc lạm dụng các chất gây nghiện và việc sử dụng các đồ uống có cồn gây hại. | Sở Thông tin và Truyền thông; Các đơn vị y tế; Trung tâm truyền thông GDSK. | |
7 | Mục tiêu 3.6: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận toàn dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, bao gồm kế hoạch hóa gia đình, truyền thông và giáo dục; lồng ghép sức khỏe sinh sản vào các chiến lược, chương trình quốc gia có liên quan. | ||
7.1 | Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. | Chi cục Dân số - KHHGĐ; Các đơn vị y tế liên quan. | 2017-2020 |
7.2 | Tiếp tục củng cố, kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục; tăng cường hỗ trợ cho tuyến xã bằng nhiều hình thức, đặc biệt ở những vùng khó khăn; nâng cao trình độ của cán bộ y tế xã; xây dựng, ban hành các chính sách ưu đãi, tích cực thực hiện biệt phái bác sỹ giỏi về các tuyến cơ sở, huyện đảo; nâng cao chất lượng của các mô hình tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản. | Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản; Các Bệnh viện, các Trung tâm y tế các quận, huyện; Các Trạm y tế xã, phường, thị trấn. | 2017-2020 và 2021-2030 |
7.3 | Tư vấn và có chính sách giảm mạnh tỷ lệ sinh non ở tuổi vị thành niên; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước sinh để đạt được tỷ lệ phụ nữ được ít nhất 4 lần chăm sóc sức khỏe trước sinh. | Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng; Báo Hải Phòng; Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản; Ủy ban nhân dân các quận, huyện. | |
7.4 | Xây dựng lộ trình nghiên cứu mở rộng đối tượng thụ hưởng chế độ thai sản đối với phụ nữ nông thôn khi sinh con đúng chính sách dân số. | ||
7.5 | Tăng cường công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền về sức khỏe sinh sản và tình dục, kế hoạch hóa gia đình. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của giới trẻ, tiến tới giảm tỷ lệ có thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên. Kết hợp tốt truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số; tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại trong công tác tuyên truyền. | ||
7.6 | Nâng cao vai trò của cộng đồng trong giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, giáo dục tuyên truyền về sức khỏe sinh sản và tình dục, kế hoạch hóa gia đình. | ||
7.7 | Lồng ghép nội dung về sức khỏe sinh sản vào các chiến lược, chương trình quốc gia có liên quan. | ||
8 | Mục tiêu 3.7: Đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, bao gồm bảo vệ rủi ro tài chính, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc và vắc xin thiết yếu, an toàn, hiệu quả, chất lượng, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người . | ||
8.1 | Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Kế hoạch hành động của UBND thành phố thực hiện Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. | Các Sở, Ngành, đơn vị có liên quan; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
8.2 | Hoàn thiện và thực hiện các cơ chế, chính sách hiện hành nhằm bảo đảm tăng đáng kể khả năng tiếp cận của người dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc và vắc xin thiết yếu, an toàn, hiệu quả, chất lượng, trong khả năng chi trả. | ||
8.3 | Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của bảo hiểm y tế và huy động sự tham gia của người dân trong việc mua bảo hiểm y tế. | Bảo hiểm xã hội thành phố; Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các quận, huyện. | |
8.4 | Xây dựng chương trình bảo đảm và tiếp tục cải thiện chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh; thiết lập hệ thống quản lý, kiểm định và kiểm soát chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ thành phố đến tuyến y tế cơ sở. | Các Sở, Ngành, đơn vị có liên quan; UBND các quận, huyện. | |
8.5 | Tăng cường công tác quản lý giá thuốc, chấn chỉnh công tác đấu thầu thuốc. Đảm bảo cung ứng đủ thuốc, có chất lượng. Quản lý chặt chẽ quy chế kê đơn, bán thuốc tại các quầy thuốc, nhất là các quầy thuốc tư nhân, bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. | Các đơn vị có liên quan | |
8.6 | Tăng cường các nguồn tài chính cho y tế và đảm bảo nguồn nhân lực y tế có chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. | Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ. | |
8.7 | Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các loại thuốc và vắc xin thiết yếu trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người. |
| |
9 | Mục tiêu 3.8: Đến năm 2030, giảm đáng kể số ca mắc bệnh và tử vong do các hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất. | ||
| Mục tiêu 3.8.c: |
|
|
9.1 | Xây dựng đề án giảm tác động của ô nhiễm hóa chất độc hại, ô nhiễm không khí, nước và đất tới sức khỏe con người giai đoạn 2021 - 2030. | Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ; Ngoại vụ. | 2017-2020 và 2021-2030 |
9.2 | Huy động hỗ trợ của quốc tế nhằm nâng cao năng lực giám sát và phân tích tác động của hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường tới sức khỏe con người. | ||
9.3 | Tăng cường công tác truyền thông về nguy cơ và hướng dẫn tư vấn phòng tránh nhiễm độc do ô nhiễm hóa chất độc hại, ô nhiễm không khí, nước và đất. | ||
9.4 | Từng bước xây dựng hệ thống báo cáo thống kê về tình hình bệnh tật, tử vong do tác động của hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường. | ||
10 | Mục tiêu 3.9: Tăng cường thực hiện Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát thuốc lá. | ||
10.1 | Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020. Tham mưu cho UBND thành phố Ban hành Kế hoạch về phòng chống tác hại thuốc lá. | Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe; Các Sở, Ban, ngành đoàn thể thành phố; UBND các quận, huyện. | 2017-2020 và 2021-2030 |
10.2 | Hoàn thiện các văn bản pháp luật và chính sách về phòng chống tác hại của thuốc lá, ban hành và hoàn thiện văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện và tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. |
| |
10.3 | Kiểm soát hoạt động kinh doanh thuốc lá, đi đôi với có biện pháp chuyển đổi ngành nghề cho người lao động trong ngành thuốc lá. | Các Sở, Ban, ngành đoàn thể thành phố; UBND các quận, huyện; Các đơn vị có liên quan. | |
10.4 | Tăng cường thực hiện các biện pháp về thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tác hại của thuốc lá. | ||
11 | Mục tiêu 5.6: Bảo đảm tiếp cận phổ cập đối với sức khỏe sinh sản và tình dục, quyền sinh sản như được thống nhất trong Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và các văn kiện về kết quả của các hội nghị đánh giá việc thực hiện Chương trình và Cương lĩnh này. | ||
11.1 | Tiếp tục thực hiện hiệu quả các nội dung liên quan đến tiếp cận phổ cập với sức khỏe sinh sản và tình dục, quyền sinh sản trong Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và các văn kiện liên quan. | UBND các quận, huyện; Trung tâm Dân số -KHHGĐ; Cộng tác viên dân số; Nhân viên y tế thôn. | 2017-2020 và 2021-2030 |
11.2 | Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 -2020 | ||
11.3 | Tăng cường công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền về sức khỏe sinh sản và tình dục, kế hoạch hóa gia đình. Nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49 tuổi về việc tự quyết định trong quan hệ tình dục, sử dụng các biện pháp tránh thai và chăm sóc sức khỏe sinh sản. | Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Các đơn vị y tế có liên quan. | |
11.4 | Mở rộng và nâng cao chất lượng chương trình giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và kế hoạch hóa gia đình; tư vấn, giáo dục giới tính trong và ngoài nhà trường cho nam/nữ vị thành niên và thanh niên. | ||
11.5 | Nâng cao chất lượng các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản. |
PHỤ LỤC 20
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: THANH TRA THÀNH PHỐ.
(Kèm theo Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 2894 /QĐ-UBND ngày 30 tháng10 năm 2017).
Thanh tra thành phố chủ trì thực hiện mục tiêu: 16.5.a trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ cụ thể do Thanh tra thành phố chủ trì để thực hiện các mục tiêu:
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Giai đoạn thực hiện |
1 | Mục tiêu 16.5: Giảm đáng kể mọi loại hình tham nhũng và hối lộ. | ||
| Mục tiêu 16.5.a: |
|
|
1.1 | Tăng cường công tác thanh tra về quản lý thu, chi tài chính, đầu tư công, chấp hành pháp luật về thuế, những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, hối lộ, dư luận xã hội, nhân dân quan tâm…và theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ đề năm của thành phố. | Các Sở, Ban, Ngành; UBND các quận, huyện; Các đơn vị có liên quan | 2017 - 2020 và 2021- 2030 |
1.2 | Tiếp tục thực hiện Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các văn bản chỉ đạo thực hiện. | ||
1.3 | Phối hợp với các ngành có liên quan nâng cao chất lượng hiệu quả phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí. | ||
1.4 | Tham mưu, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến thu hồi đất thực hiện dự án do Ủy ban nhân dân thành phố giao. | ||
1.5 | Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng của Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện về thực hiện pháp luật thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cao và phòng, chống tham nhũng; tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện kê khai, công khai tài sản, thu nhập hàng năm. |