Nội dung toàn văn Quyết định 29-VH-QĐ liệt hạng 31 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh thuộc Hà Nội và các tỉnh Hà Đông, Hà Bắc, Sơn Tây, Hưng Yên,Nam Định Vĩnh phú
BỘ VĂN HÓA Số: 29-VH-QĐ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 1964 |
QUYẾT ĐỊNH
LIỆT HẠNG 31 DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH HÀ ĐÔNG, HÀ BẮC, SƠN TÂY, HƯNG YÊN, NAM ĐỊNH VÀ VĨNH PHÚC (ĐỢT II)
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA
Căn cứ Nghị định của Thủ tướng Chính phủ số 519-TTg ngày 29/10/1957 về bảo tồn cổ tích và danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Quyết định số 313-VH-QĐ ngày 28/41962 của Bộ văn hóa về việc xếp hạng di tích lịch sử và danh thắng;
Theo đề nghị của Vụ Bảo tồn bảo tàng về việc xếp hạng di tích, danh thắng;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay liệt hạng ba mươi mốt di tích lịch sử và nơi danh lam thắng cảnh thuộc thành phố Hà Nội và các tỉnh Hà Đông, Hà Bắc, Sơn Tây, Hưng Yên, Nam Định và Vĩnh Phúc kể trong danh sách kèm theo (đợt II).
Điều 2. Các ông Chánh văn phòng Bộ văn hóa, Vụ trưởng Vụ bảo tồn bảo tàng, Ủy ban hành chính và Sở văn hoá – thông tin thành phố Hà Nội, các Ủy ban hành chính và các ty Văn hóa thông tin các tỉnh Hà Đông, Hà Bắc, Sơn Tây, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA |
DANH SÁCH
DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH LIỆT HẠNG ĐỢT II
(Đính theo Quyết định số 29-VH-QĐ ngày 13/01/1964 của Bộ Văn hóa)
Thành phố Hà Nội
1. Ngôi nhà số 5D phố Hàm Long, khu phố Hoàn Kiếm: nơi thành lập nhóm Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam (tháng 3 năm 1929).
2. Ngôi nhà số 90 phố Hàng Bông thợ nhuộm, khu phố Hoàn Kiếm: Nơi làm việc của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930, chỗ ở và nơi làm việc của đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của Đảng trong năm 1930. Ở đây, đồng trí Trần Phú đã thảo ra bản “Luận cương cách mạng tư sản dân quyền”, cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
3. Ngôi nhà số 105 phố Phùng Hưng, khu phố Hoàn Kiếm: trục sở báo “Tin tức”, cơ quan tuyên truyền cổ động hợp pháp của Đảng cộng sản Đông Dương ở Bắc bộ, trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương 1936-1939.
4. Chùa Bộc: thuộc xã Khương Thượng, khu Đống Đa.
Tỉnh Hà Đông
5. Nhà thờ cụ Nguyễn Trãi: thuộc xã Quốc Tuấn, huyện Thường Tín.
6. Chùa Hương Trai: thuộc xã Chiến Thắng, huyện Hoài Đức.
7. Chùa Đậu (Thành Đạo tự): thuộc xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín.
8. Lăng đá Lại yên (lăng xóm chợ): thuộc xã Lại yên, huyện Hoài Đức.
9. Lăng đá Lại yên (lăng cây gạo): thuộc xã Lại yên, huyện Hoài Đức.
Tỉnh Hà Bắc
10. Đình Thổ Hà: thuộc xã Văn Hà, huyện Việt Yên.
11. Chùa Đức La: thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng.
12. Đình Viêm Xá: thuộc xã Hòa long, huyện Thuận Thành.
13. Đền và lăng Sĩ Nhiếp: thuộc xã Gia Định, huyện Thuận Thành.
14. Khu vực chùa Đại Lãm (chùa Đạm): thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ.
15. Thành Liên Lâu: thuộc xã Hạnh Phúc, huyện Thuận Thành.
16. Lăng đá Đinh Hương: thuộc xã Hưng Đạo, huyện Hiệp Hòa.
17. Lăng đá Họ Ngọ (Ninhg Quang Từ): thuộc xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa.
18. Lăng đá Bầu: thuộc xã Cầm Xuân, huyện Hiệp Hòa.
Tỉnh Sơn Tây
19. Đền Hát Môn: thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc thọ.
20. Đình Tây Đằng (Nam Cung): thuộc xã Tây Sơn, huyện Quảng oai.
21. Đền Và (đông cung): thuộc xã Trung Hưng, huyện Tùng Thiện.
22. Đền Phùng Hưng: Thuộc xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện.
23. Đền và lăng Ngô Quyền: thuộc xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện.
24.Chùa Mía (Song nghiêm tự): thuộc xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện.
Tỉnh Hưng Yên
25. Chùa Thái Lạc: thuộc xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm.
Tỉnh Nam Định
26. Chùa Đại Bi (Chùa Bi): thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Trực.
27. Đền Xám: thuộc xã Nam Trân, huyện Nam Trực.
28. Đền Gin: thuộc xã Nam Dương, huyện Nam Trực.
29. Miếu và Đình Cao Đài: thuộc xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc.
Tỉnh Vĩnh Phúc
30. Đình Hương Canh: thuộc xã Tam Canh, huyện Bình Xuyên.
31. Đình Thổ Tang: thuộc xã Thái Học, huyện Vĩnh Tường.