Nội dung toàn văn Quyết định 2998/QĐ-BNN-TT 2014 hướng dẫn các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2998/QĐ-BNN-TT | Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN CỦA VIETGAP CHO SẢN XUẤT RAU
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 29/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn;
Theo đề nghị của Cục Trưởng Cục Trồng trọt,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục Trưởng Cục Trồng trọt, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN CỦA VIETGAP CHO SẢN XUẤT RAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT ngày 02 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Giải thích từ ngữ
a) Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau, tên tiếng Anh “Basic GAP guidance for vegetable production in Viet Nam” là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục cơ bản, hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn chất lượng sản phẩm và truy nguyên nguồn gốc.
b) Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau được xây dựng dựa trên cơ sở của “Quy trình Thực hành nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP)” với 26 điểm kiểm soát chính, nhằm hướng dẫn người sản xuất thực hiện nội dung cơ bản của thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất rau tại Việt Nam.
2. Điều kiện vùng sản xuất
a) Khu vực sản xuất phải nằm trong quy hoạch; đất trồng, nước tưới, nước rửa sản phẩm phải được xác định đủ tiêu chuẩn về độ an toàn theo quy định hiện hành.
b) Trường hợp có mối nguy gây ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý cao và không thể khắc phục được thì không đủ điều kiện sản xuất.
c) Kiểm tra độ an toàn của điều kiện sản xuất (phân tích lại mẫu đất, nước vùng sản xuất) được thực hiện theo quy định. Khi cần thiết phải xử lý ngay các nguy cơ gây ô nhiễm.
3. Quản lý đất trồng và vệ sinh đồng ruộng
a) Cần có biện pháp chống xói mòn, thoái hóa đất và thực hiện các biện pháp kỹ thuật trồng trọt (làm đất, bón phân hữu cơ, luân canh cây trồng...) hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên đất trồng.
b) Cần có biện pháp hạn chế gây ô nhiễm đất trồng, nguồn nước tưới, môi trường của vùng sản xuất. Thu gom rác thải bảo vệ thực vật đúng nơi quy định.
c) Ghi chép và lưu giữ hồ sơ quản lý điều kiện sản xuất (tại bảng 4)
4. Quản lý sử dụng phân bón và chất phụ gia
a) Chỉ sử dụng các loại phân bón có nguồn gốc rõ ràng và trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
b) Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (phân tươi, chưa hoai mục), trường hợp tự sản xuất phân hữu cơ, phải thực hành đúng phương pháp, đảm bảo đủ thời gian.
c) Cần tuân thủ quy trình bón phân cho từng loại cây cụ thể (cách bón, liều lượng...), không bón quá liều lượng gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
d) Nơi cất giữ, chứa phân bón phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và chất lượng sản phẩm cây trồng.
e) Ghi nhật ký và lưu giữ hồ sơ sản xuất: Nhật ký thực hành sản xuất, Nhật ký mua vật tư nông nghiệp (bảng 1 và bảng 2) và Nhật ký Quản lý đầu vào của sản xuất (bảng 6 và bảng 7).
5. Quản lý, sử dụng nguồn nước trong sản xuất
a) Chỉ sử dụng nguồn nước đủ tiêu chuẩn an toàn theo quy định hiện hành trong hoạt động sản xuất (tưới, rửa và xử lý sau thu hoạch).
b) Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ... trong hoạt động sản xuất (tưới, rửa, và xử lý sau thu hoạch).
c) Khi phát hiện có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước tưới, nước rửa sản phẩm phải thông báo và có biện pháp khắc phục kịp thời và ghi Nhật ký Quản lý điều kiện sản xuất, lưu giữ hồ sơ (tại bảng 4).
6. Quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất
a) Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn về quản lý và sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất nông nghiệp bảo đảm an toàn cho con người và sản phẩm.
b) Cần áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
c) Chỉ mua thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất nông nghiệp từ các cửa hàng được phép kinh doanh.
d) Quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và hướng dẫn trên bao bì theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, nồng độ và đúng phương pháp):
- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất khi sâu, bệnh đến ngưỡng phải phòng trừ, không được lạm dụng sử dụng khi chưa cần thiết;
- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất nông nghiệp còn hạn sử dụng và trong danh mục được phép sử dụng cho từng loại cây trồng tại Việt Nam;
- Phải sử dụng hóa chất theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật chuyên trách để đảm bảo an toàn cho người sản xuất và sản phẩm;
- Phải cắm biển cảnh báo tại vùng (thửa ruộng) vừa phun thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất để mọi người biết rõ nguy cơ và phòng tránh;
- Xử lý hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật dư thừa hoặc lưu lại trong vỏ chứa theo quy định, đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.
e) Ghi nhật ký và lưu giữ hồ sơ: Nhật ký thực hành sản xuất, Nhật ký mua vật tư nông nghiệp đối với từng loại cây trồng, trong từng mùa, vụ kể từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch gồm các thông tin như: địa điểm sản xuất, thời gian, tên thuốc BVTV, hóa chất, tên loại sâu bệnh, liều lượng, cách phòng trừ, tên người thực hiện... (tại bảng 1 và bảng 2) và Nhật ký Quản lý đầu vào của sản xuất (bảng 6 và bảng 7).
g) Nơi chứa, cất giữ thuốc BVTV, hóa chất phải đảm bảo cách ly theo quy định, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và chất lượng sản phẩm.
h) Không tái sử dụng các vỏ bao bì, thùng chứa hóa chất. Phải thu gom, xử lý rác thải BVTV đúng nơi và theo qui định của nhà nước.
i) Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện qui trình sản xuất và dư lượng hóa chất có trong sản phẩm cây trồng theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền. Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về lĩnh vực dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
a) Tuyệt đối phải đảm bảo thời gian cách ly (phân bón, thuốc BVTV, hóa chất) khi thu hoạch sản phẩm.
b) Sản phẩm sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất và hạn chế để qua đêm.
c) Chỉ rửa, sơ chế sản phẩm sau thu hoạch bằng nguồn nước sạch, đủ tiêu chuẩn an toàn theo quy định hiện hành.
d) Thiết bị, vật tư và đồ chứa:
- Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm;
- Thùng đựng phế thải, hóa chất bảo vệ thực vật và các chất nguy hiểm khác phải được đánh dấu rõ ràng và không dùng chung để đựng sản phẩm;
- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm. Thiết bị, dụng cụ phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng;
- Thiết bị, thùng chứa sản phẩm sau thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữ riêng biệt, cách ly với nơi chứa hóa chất, phân bón và phải có các biện pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm.
e) Sơ chế, đóng gói sản phẩm
Khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản sản phẩm phải tách biệt khu chứa xăng, dầu, mỡ và máy móc nông nghiệp, có hệ thống thoát nước để phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm.
g) Bảo quản và vận chuyển:
- Phương tiện vận chuyển, thùng chứa sản phẩm phải được làm sạch;
- Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm.
h) Ghi chép và lưu giữ hồ sơ Nhật ký thu hoạch và bán sản phẩm (bảng 3)
8. Quản lý và xử lý chất thải
Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm.
9. Đào tạo và quản lý công tác đào tạo, tuyên truyền
a) Người tham gia sản xuất phải được đào tạo đầy đủ kiến thức về Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và Thực hành nông nghiệp tốt (GAP).
b) Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ATVSTP, sản xuất cây trồng an toàn cho mọi đối tượng cần được thực hiện thường xuyên, liên tục.
c) Ghi nhật ký và lưu giữ hồ sơ Quản lý hoạt động đào tạo, tập huấn, tuyên truyền (bảng 8).
10. Ghi Nhật ký sản xuất, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc
a) Tổ chức và cá nhân sản xuất rau an toàn theo “Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau” phải ghi chép đầy đủ Nhật ký đồng ruộng, Nhật ký Quản lý sản xuất và lưu giữ hồ sơ.
b) Việc ghi chép nhật ký đồng ruộng, nhật ký quản lý sản xuất cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và có kiểm tra định kỳ.
c) Hồ sơ, Nhật ký đồng ruộng, Nhật ký quản lý sản xuất phải được theo dõi, quản lý và lưu giữ tại cơ sở sản xuất.
d) Thời hạn lưu trữ hồ sơ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý.
e) Cần ghi rõ địa chỉ, tên người sản xuất khi bán sản phẩm hoặc gắn tem nhãn lên sản phẩm để truy nguyên nguồn gốc.
g) Nếu phát hiện các yếu tố gây ô nhiễm trong sản phẩm vượt quá mức tối đa cho phép phải dừng ngay việc thu hoạch, mua, bán sản phẩm; cần thu hồi sản phẩm, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm và nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm, đồng thời ghi Nhật ký thu hoạch và bán sản phẩm (bảng 3) và lưu giữ hồ sơ.
11. Kiểm tra nội bộ
a) Tổ chức và cá nhân sản xuất rau theo “Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau” phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi vụ hoặc mỗi năm một lần (bảng 9)
b) Kết quả kiểm tra đánh giá (đột xuất hoặc định kỳ) của nội bộ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ (bảng 5)./.
NHẬT KÝ ĐỒNG RUỘNG
(Đối tượng sử dụng là người sản xuất, nông hộ)
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau tại Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT ngày 02 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
BẢNG 1. NHẬT KÝ THỰC HÀNH SẢN XUẤT
Tên thửa ruộng (số):...................Diện tích.....................(m2/sào /ha)
Tên cây trồng:.............................Giống..........................
Ngày trồng:................... Dự kiến thu hoạch lần đầu..................Lần cuối....................
Bảo hộ lao động: có ( ); không ( ). Bỏ rác thải BVTV đúng nơi quy định: có ( ); không ( ).
Ngày (dương lịch) | Công việc | Tên thuốc BVTV, /phân bón... | Tên sâu bệnh / dịch hại | Số lượng (kg, g, lit, ml, gói) | Làm theo hướng dẫn (dấu x) | Biển cảnh báo (dấu x) | Phát hiện nguy cơ | Người thực hiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Bảng 1 dùng để ghi lại hoạt động sản xuất hàng ngày trên đồng ruộng kể từ khi bắt đầu gieo/ trồng đến khi thu hoạch; Mỗi loại cây trồng (rau, quả) được ghi riêng một bảng để dễ theo dõi.
BẢNG 2. NHẬT KÝ MUA VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
Nơi cất giữ thuốc BVTV, phân bón (kho)........................................................................
Ngày (dương lịch) | Tên thuốc BVTV, phân bón, giống... | Số lượng (Kg, g, lít, ml, chai, gói) | Đơn giá (đồng/kg, lít, chai, gói) | Mua tại HTX /của chủ hộ, (dấu x) | Mua tại cửa hàng khác | Người mua (viết/ký tên) | |
Tên | Địa chỉ | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: cửa hàng vật tư nông nghiệp của HTX có Giấy phép kinh doanh và chịu sự kiểm soát của cơ quan chuyên ngành.
BẢNG 3. NHẬT KÝ THU HOẠCH VÀ BÁN SẢN PHẨM
Nơi sơ chế/ bảo quản...............................................................................................
Địa chỉ chợ địa phương (bán lẻ)..............................................................................
Ngày/ tháng (dương lịch) | Thu hoạch | Bán sản phẩm | Phát hiện nguy cơ / đã xử lý (dấu x) | Người thực hiện | ||||||
Loại cây trồng | Tên/ mã số thửa ruộng | Số ngày cách ly (ngày) | Số lượng (kg, cây) | Giá (đ/kg, cây) | Hình thức bán/người mua | |||||
Bán lẻ (x) | Bán buôn cho ai | Bán theo HĐ cho ai | ||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Bảng 3 dùng chung cho các loại sản phẩm (các loại rau) được thu hoạch từ các thửa ruộng khác nhau; Số ngày cách ly: tính số ngày kể từ ngày phun thuốc BVTV lần cuối đến ngày thu hoạch; Tại cột bán lẻ và phát hiện nguy cơ ... nếu có làm thì chỉ cần đánh dấu (x).
NHẬT KÝ QUẢN LÝ SẢN XUẤT
(Đối tượng sử dụng là cán bộ kỹ thuật, Hợp tác xã, trưởng nhóm sản xuất)
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau tại Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT ngày 02 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
BẢNG 4. QUẢN LÝ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
Đơn vị sản xuất.....................Xã................Huyện.......................Tỉnh.....................................
Tổng diện tích đất trồng rau của đơn vị sản xuất (diện tích canh tác)........................(sào/ha)
Nguồn nước tưới:...........Điều kiện môi trường: Đạt..............Không đạt..............
Ngày lấy mẫu (đất, nước)...........................................Người lấy mẫu...................................
Đơn vị phân tích mẫu............................................................................................................
Thực trạng điều kiện sản xuất | Phát hiện và khắc phục | |||||
Điều kiện | Tác nhân gây ô nhiễm | Đánh giá hiện tại | Mô tả các nguy cơ quan sát được | Hoạt động khắc phục | Tên người thực hiện | |
Đạt | Không đạt | |||||
Đất trồng | Kim loại nặng |
|
|
|
|
|
Nước tưới | Kim loại nặng |
|
|
|
|
|
Vi sinh vật gây hại |
|
|
|
|
| |
Nước sơ chế | Kim loại nặng |
|
|
|
|
|
Thuốc BVTV |
|
|
|
|
| |
Nitrat |
|
|
|
|
| |
Vi sinh vật gây hại |
|
|
|
|
|
Ghi chú: Quy định hiện hành về giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng vi sinh vật gây hại trong đất trồng, nước tưới và nước sinh hoạt
- Khi phát hiện có nguy cơ gây ô nhiễm phải thông báo ngay để tìm cách khắc phục.
- Giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất: theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: QCVN03: 2008/BTNMT
- Giới hạn cho phép của kim loại nặng, vi sinh vật gây hại trong nước tưới: theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu QCVN 39: 2011 BTNMT.
- Nước sử dụng trong sơ chế: theo QCVN 02: 2009 BYT về chất lượng nước sinh hoạt.
BẢNG 5. QUẢN LÝ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN
Đơn vị sản xuất......................................Xã.........................Huyện.......................Tỉnh.....
Tổng diện tích canh tác (rau).................(ha); Số thành viên..................Vụ/năm..............
Diện tích mô hình..............(ha); Số thành viên tham gia sản xuất....................................
Quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật đã áp dụng (nếu có):................................................
Loại sản phẩm chính.........................................................................................................
Số TT | Quản lý địa bàn sản xuất | Kết quả đánh giá nội bộ (trong vụ /năm) | ||||
Tên hộ nông dân | Diện tích sản xuất (m2) | Mã số thửa ruộng | Ngày / Nội dung đánh giá | Kết quả | ||
Đạt | Không đạt | |||||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Trường hợp tổ chức sản xuất có nhiều thành viên tham gia thì mỗi nhóm dùng một bảng; Kết quả đánh giá nội bộ hàng vụ/năm (theo mẫu Bảng kiểm tra đánh giá nội bộ) được lưu giữ hồ sơ tại bảng này để theo dõi sản xuất của từng thành viên.
BẢNG 6. QUẢN LÝ ĐẦU VÀO CỦA SẢN XUẤT (MUA /NHẬP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP)
Tên cửa hàng........................................................Địa chỉ.............................Kho...........
Mã số/Giấy được phép kinh doanh............................Họ và tên chủ cửa hàng..............
Đơn vị sản xuất..........................................................Kiểm soát viên (nếu có)...............
Ngày/ Tháng/năm | Tên thuốc BVTV, phân bón, giống.... (ghi đúng tên trên bao, nhãn) | Số lượng (chai, hộp, gói, bao) | Đơn vị (g, kg, ml, lít) | Nhà sản xuất/ Nhà phân phối |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: có thể đóng riêng thành quyển (Sổ nhập vật tư nông nghiệp của đơn vị sản xuất)
BẢNG 7. QUẢN LÝ ĐẦU VÀO CỦA SẢN XUẤT (BÁN / CUNG CẤP VẬT TƯ NỒNG NGHIỆP)
Đơn vị sản xuất................................................................................................................
Kiểm soát viên (nếu có)...................................................................................................
Ngày/ Tháng/ năm | Tên thuốc BVTV, phân bón, giống.... (ghi đúng tên trên bao, nhãn) | Số lượng (chai, hộp, gói, bao) | Đơn vị (g, kg, ml, lít) | Cửa hàng | Người mua |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: có thể đóng riêng thành quyển (Sổ xuất vật tư nông nghiệp của đơn vị sản xuất)
BẢNG 8. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN, TUYÊN TRUYỀN
Đơn vị sản xuất........................Xã.......................... Huyện............................Tỉnh............
Họ, tên lãnh đạo đơn vị sản xuất...........................Cán bộ kỹ thuật chuyên trách............
Ngày/ Tháng/ năm | Đào tạo | Tuyên truyền | |||||
Số nông dân tham gia (kèm danh sách) | Nội dung đào tạo | Số ngày đào tạo (ngày) | Được cấp chứng chỉ (dấu x) | Nội dung tuyên truyền | Hưởng ứng tuyên truyền (dấu x) | Ý kiến /sáng kiến mới (nếu có) | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
(Dùng để kiểm tra, đánh giá nội bộ hàng vụ / năm)
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau tại Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT ngày 02 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
BẢNG 9 - BẢNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
TT | Thực hành | Mức độ | Ghi chú |
I | Điều kiện sản xuất | ||
1 | Vùng sản xuất có phù hợp với quy hoạch của Nhà nước và địa phương đối với loại cây trồng dự kiến sản xuất không? | A |
|
2 | Vùng sản xuất có đạt yêu cầu về độ an toàn (chất lượng đất trồng, nguồn nước tưới cho sản xuất) theo quy định chưa? | A |
|
II | Quản lý đất trồng và vệ sinh đồng ruộng |
| |
3 | Đã tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, sinh vật, vật lý trong đất của vùng sản xuất chưa? | A |
|
III | Quản lý sử dụng phân bón và chất phụ gia |
| |
4 | Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam phải không? | A |
|
5 | Chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ đã qua xử lý và có đầy đủ hồ sơ về các loại phân hữu cơ này phải không? | A |
|
6 | Đã ghi chép và lưu vào hồ sơ khi mua và sử dụng phân bón, chất phụ gia chưa? | A |
|
IV | Quản lý sử dụng nguồn nước trong sản xuất | ||
7 | Chất lượng nước tưới và nước sử dụng sau thu hoạch cho sản xuất đã đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành chưa? | A |
|
V | Quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất | ||
8 | Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động đã được tập huấn về quản lý và sử dụng an toàn hóa chất nông nghiệp chưa? | A |
|
9 | Có áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) không? | B |
|
10 | Hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sinh học sử dụng trong sản xuất có trong danh mục được phép sử dụng không? | A |
|
11 | Có mua hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp khác từ các cửa hàng có giấy phép kinh doanh không? | B |
|
12 | Có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và hướng dẫn ghi trên bao bì, nhãn hàng hóa không? | A |
|
13 | Đã lập nhật ký và hồ sơ theo dõi việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất chưa? | A |
|
14 | Việc tiêu hủy hóa chất, bao bì có được thực hiện theo đúng quy định không? | A |
|
15 | Có định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng hóa chất có trong sản phẩm cây trồng không? | A |
|
VI | Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch |
|
|
16 | Việc thu hoạch sản phẩm có đúng thời gian cách ly không? | A |
|
17 | Khu sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm có được cách ly với kho, bãi chứa hóa chất, chất gây ô nhiễm không? | A |
|
18 | Có sử dụng nguồn nước sạch để rửa sản phẩm sau thu hoạch không? | A |
|
19 | Chất lượng nước sử dụng sau thu hoạch có đúng với qui định không? | A |
|
VII | Quản lý và xử lý chất thải |
|
|
20 | Nước thải, rác thải có được thu gom và xử lý theo đúng quy định không? | A |
|
VIII | Đào tạo và quản lý công tác đào tạo, tuyên truyền |
|
|
21 | Người lao động có được đào tạo đầy đủ kiến thức về Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) không? | A |
|
22 | Đã có biển cảnh báo vùng sản xuất rau, quả vừa mới được phun thuốc chưa? | B |
|
IX | Ghi Nhật ký sản xuất, lưu giữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc |
|
|
23 | Đã ghi chép đầy đủ Nhật ký đồng ruộng, Nhật ký Quản lý sản xuất chưa? | A |
|
24 | Có kiểm tra nội bộ, ghi chép và lưu giữ hồ sơ kết quả kiểm tra nội bộ chưa? | A |
|
25 | Có ghi địa chỉ hoặc gắn tem nhãn lên sản phẩm để việc truy xuất nguồn gốc được dễ dàng không? | A |
|
X | Kiểm tra nội bộ |
|
|
26 | Đã tiến hành kiểm tra, đánh giá nội bộ ít nhất mỗi năm hoặc mỗi vụ một lần chưa? | A |
|
Ghi chú:
- Yêu cầu về mức độ thực hiện: bắt buộc thực hiện và cần thiết thực hiện tương tự như yêu cầu của VietGAP
- A là mức độ bắt buộc phải thực hiện; B là mức độ cần thiết phải thực hiện; Tùy vào yêu cầu, điều kiện cụ thể để thành lập Tổ kiểm tra, đánh giá.