Nội dung toàn văn Quyết định 3041/QĐ-UBND 2015 bổ sung quy hoạch vùng chanh leo nguyên liệu Nghệ An
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3041/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 16 tháng 07 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG CHANH LEO NGUYÊN LIỆU HUYỆN QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai số 45/2003/QH13 ngày 29/11/2013;
Căn cứ các quy định của pháp luật về lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng;
Xét đề nghị của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Nông nghiệp Napaga tại Tờ trình số 68 TTr/CT ngày 10/6/2015 về việc xin phê duyệt bổ sung quy hoạch vùng Chanh leo nguyên liệu tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong và Tờ trình số 1569/TTr.SNN-KHTC ngày 06/7/2015 về việc đề nghị bổ sung quy hoạch phát triển vùng Chanh leo nguyên liệu huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An của Sở Nông nghiệp và PTNT,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển vùng chanh leo nguyên liệu huyện Quế Phong do Đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp Nghệ An lập với những nội dung sau:
1. Bổ sung mục tiêu quy hoạch:
a) Bổ sung mục tiêu tổng quát:
- Sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, đầu tư cơ sở hạ tầng hiện có và mở rộng quy mô theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển bền vững, nhằm đáp ứng đủ nguyên liệu chanh leo cho nhà máy chế biến, góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống người lao động và chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong vùng.
- Khai thác quỹ đất lâm nghiệp một cách hợp lý, tăng độ che phủ, chống xói mòn rửa trôi, cải tạo môi trường sinh thái, nâng cao giá trị sử dụng đất.
b) Bổ sung mục tiêu cụ thể:
TT | Hạng mục | Tổng số | Theo QĐ 1768/QĐ-UBND | Bổ sung quy hoạch tại Quyết định này |
1 | Quy mô diện tích vùng nguyên liệu đến năm định hình (ha) | 1.500,0 | 900,0 | 600,0 |
2 | Tổng sản lượng Chanh leo đến năm định hình (tấn/năm) | 63.143 | 45.000 | 18.143 |
3 | Giải quyết việc làm (lao động) | 4.700 | 2.700 | 2.000 |
2. Bố trí bổ sung quy hoạch phát triển chanh leo nguyên liệu:
a) Bổ sung quy hoạch đất để phát triển chanh leo:
- Quy hoạch đất: Tổng diện tích bổ sung quy hoạch phát triển chanh leo được bố trí tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong với diện tích 600,0 ha, cụ thể như sau:
TT | Xã | Tổng diện tích QH (ha) | Diện tích QH đã được phê duyệt tại QĐ số 1768/QĐ-UBND | Diện tích bổ sung quy hoạch tại Quyết định này |
| Tổng số: | 1500 | 900 | 600 |
1 | Nậm Nhoóng | 135 | 135 | - |
2 | Xã Nậm Giải | 200 | 200 | - |
3 | Xã Tri Lễ | 1.165 | 565 | 600 |
- Bổ sung quy hoạch đất phân theo tầng dày, độ dốc, hiện trạng sử dụng và hình thức quản lý, sử dụng đất:
TT | Địa bàn | Tổng diện tích (ha) | Phân theo độ dốc | Phân theo tầng dày | Phân theo hiện trạng sử dụng đất (ha) | Phân theo hình thức quản lý (ha) | ||||
8-15° | 15- 30° | 50-70 (cm) | 70- 100 (cm) | Đất chưa có rừng | Đất có rừng nghèo kiệt | Cộng đồng thôn bản | Hộ gia đình | |||
| Tổng số: | 600 |
| 600 | 600 |
| 329,7 | 270,3 | 530,6 | 69,4 |
1 | Xã Tri Lễ | 600 |
| 600 | 600 |
| 329,7 | 270,3 | 530,6 | 69,4 |
b) Dự kiến tiến độ sản xuất, năng suất, sản lượng chanh leo:
TT | Hạng mục | Tổng số | Được phê duyệt tại Quyết định số 1768/QĐ-UBND | Bổ sung quy hoạch tại Quyết định này |
1 | Diện tích thu hoạch năm định hình (ha) | 1.500 | 900 | 600 |
2 | Năng suất bình quân (tạ/ha) | 404,5 | 500 | 274,5 |
3 | Sản lượng (tấn) | 63.143 | 45.000 | 18.143 |
3. Bổ sung các giải pháp thực hiện quy hoạch:
a) Bổ sung các giải pháp về kỹ thuật trồng chanh leo:
Áp dụng quy trình kỹ thuật hiện hành để trồng chanh leo phù hợp với điều kiện sản xuất trên địa bàn, trong đó cần chú ý:
- Việc chọn đất, thiết kế hàng trồng, đào hố trồng phù hợp với địa hình; đối với địa hình dốc trồng tập trung thành luống bậc thang, song song với đường đồng mức, nên cần áp dụng các biện pháp lâm sinh như trồng cỏ sữa, gừng,... ở khoảng trống giữa các luống chanh leo nhằm tạo độ che phủ đất, phòng chống xói mòn, rửa trôi; đồng thời góp phần sử dụng đất có hiệu quả.
- Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; thu hoạch và bảo quản để đảm bảo cây chanh leo phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Đối với trồng chanh leo dưới tán rừng tự nhiên nghèo kiệt, phải chú ý bảo vệ, làm giàu rừng kết hợp với trồng chanh leo, tránh gây ảnh hưởng đến rừng, phải có giải pháp để chống xói mòn rửa trôi; thực hiện việc xây dựng mô hình, tổng kết đánh giá, trước khi trồng ra diện rộng.
b) Bổ sung giải pháp về nguồn vốn:
- Tổng vốn đầu tư bổ sung ước tính là 72,9614 tỷ đồng, trong đó:
+ Vốn đầu tư trồng chanh leo tập trung: 329,7 ha x 190,150 triệu đồng/ha = 62,69 tỷ đồng.
+ Vốn đầu tư trồng chanh leo dưới tán rừng tự nhiên nghèo kiệt: 270,3 ha x 38,0 triệu đồng/ha = 10,2714 tỷ đồng.
- Phân nguồn vốn đầu tư:
+ Nguồn vốn ngân sách: Hỗ trợ theo các chính sách hiện hành.
+ Vốn của Công ty cổ phần đầu tư phát triển nông nghiệp Napaga (chủ đầu tư): Đây là nguồn vốn chủ yếu và phải xây dựng dự án đầu tư cụ thể để thực hiện sau khi bổ sung quy hoạch được duyệt.
+ Vốn tự có của nhân dân và các nguồn vốn hợp pháp khác.
4. Tổ chức thực hiện:
a) Bổ sung hình thức tổ chức thực hiện:
- Việc tổ chức thực hiện quy hoạch chủ yếu theo hình thức Công ty cổ phần đầu tư phát triển nông nghiệp Napaga liên doanh, liên kết với các hộ dân để tổ chức sản xuất Chanh leo thông qua hợp đồng kinh tế.
- Chủ đầu tư thuê đất để tổ chức sản xuất ở những nơi đủ điều kiện cho thuê để làm mô hình trình diễn, sản xuất giống và nhằm chủ động trong sản xuất nguyên liệu.
- Trước khi tiến hành trồng chanh leo, Chủ đầu tư phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định hiện hành và phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
b) Trách nhiệm của các cơ quan liên quan:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì:
+ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan có liên quan cân đối nguồn vốn đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp theo chính sách hiện hành.
+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh chấp thuận dự án đầu tư trồng và chăm sóc Chanh leo nguyên liệu làm căn cứ để Chủ đầu tư triển khai.
- Chủ đầu tư (Công ty cổ phần đầu tư phát triển nông nghiệp Napaga):
+ Phối hợp với địa phương công bố quy hoạch đến các xã, thôn, xóm có diện tích đất bổ sung trồng chanh leo nguyên liệu.
+ Căn cứ vào khả năng thu mua, chế biến và bao tiêu sản phẩm để phối hợp với chính quyền địa phương để liên kết với nông dân tổ chức sản xuất, thu mua và chế biến. Đồng thời đầu tư cho nông dân vay vốn, vật tư phân bón để tổ chức sản xuất; cung ứng giống, hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật,... Ký cam kết bảo lãnh năng suất tối thiểu cho nông dân; ký kết hợp đồng cam kết thu mua bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người trồng chanh leo theo nội dung quyết định số 62/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đảm bảo giá chanh leo hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người trồng chanh leo với Chủ đầu tư.
- Sau khi quy hoạch được phê duyệt, Chủ đầu tư có nhiệm vụ xây dựng và phê duyệt các dự án đầu tư trồng và chăm sóc chanh leo nguyên liệu cho nhà máy chế biến; đồng thời trình cấp có thẩm quyền thẩm định, chấp thuận dự án để thực hiện, cũng như làm cơ sở cho việc thực hiện các chính sách hỗ trợ hiện hành của nhà nước.
- Chủ động phối hợp với các ngành chức năng tiến hành làm các thủ tục thuê đất đối với những diện tích đất cho Chủ đầu tư thuê (nếu có).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND huyện Quế Phong; Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển Nông nghiệp Napaga chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |