Quyết định 3060/QĐ-BNN-KL

Quyết định 3060/QĐ-BNN-KL năm 2007 quy định tạm thời "Định mức dự toán áp dụng cho dự án ứng dụng Công nghệ thông tin và viễn thám phục vụ công tác quản lý nhà nước về Kiểm lâm" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 3060/QĐ-BNN-KL quy định tạm thời Định mức dự toán áp dụng dự án ứng dụng công nghệ thông tin viễn thám phục vụ Kiểm lâm


BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 3060/QĐ-BNN-KL

Hà Nội,  ngày 15  tháng  10  năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI "ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỄN THÁM PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ  NHÀ NƯỚC VỀ KIỂM LÂM"

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ ban hành về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 1879/QĐ/BNN-KH ngày 02/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc cho phép lập dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thám phục vụ công tác quản lý nhà nước về Kiểm lâm";
Căn Quyết định số 487/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/2/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Định mức điều tra quy hoạch rừng;
Xét tờ trình số 1130/TTr-KL ngày 3/10/2007 của Cục trưởng Cục Kiểm lâm về việc xin phê duyệt "Định mức dự toán áp dụng cho dự án ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thám phục vụ công tác quản lý nhà nước về Kiểm lâm";
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình
,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời "Định mức dự toán áp dụng cho dự án ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thám trong công tác quản lý nhà nước về Kiểm lâm".

Điều 2. Tập định mức dự toán này là căn cứ để lập dự toán cho các công việc thuộc dự án ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thám phục vụ công tác quản lý nhà nước về Kiểm lâm.

Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Khoa học công nghệ, Tài chính, Cục trưởng các Cục: Quản lý xây dựng công trình, Kiểm lâm và Thủ trưởng đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Các Bộ XD, TC; TN&MT
- Kho bạc Tây Hồ - Hà Nội;
- Lưu VT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hứa Đức Nhị

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN ÁP DỤNG CHO VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỄN THÁM PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KIỂM LÂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3060/QĐ-BNN-KL ngày 15/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phần thứ nhất:

CÁC QUY ĐỊNH

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mục đích

Định mức dự toán cho công tác xây dựng các phần mềm, số hoá bản đồ, xử lý ảnh số phục vụ công tác quản lý nhà nước về Kiểm lâm (gọi tắt là định mức dự toán phần mềm) là mức chi phí tối đa cần thiết để hoàn thành toàn bộ một nội dung công việc từ khâu chuẩn bị, nghiên cứu tài liệu cho đến khi kết thúc toàn bộ công việc theo đúng yêu cầu tác nghiệp.

Định mức dự toán phần mềm là căn cứ để lập dự toán các công việc ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thám phục vụ quản lý nhà nước về Kiểm lâm.

2. Cơ sở pháp lý

Định mức dự toán phần mềm được xây dựng trên cơ sở các chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước và tham khảo các định mức, quy định hiện hành có liên quan, cụ thể như sau:

- Thông tư số 102/2000/TT-BNN-KL ngày 02/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về dự toán cho các dự án theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp;

- "Định mức dự toán cho dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn" được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Quyết định số 1697/QĐ/BNN-KHCN ngày 13/7/2005;

- Quy trình xây dựng và triển khai phần mềm ứng dụng thuộc Đề án 112;

- "Định mức dự toán áp dụng cho dự án, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về Thú y" được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Quyết định số 48/QĐ/BNN-KHCN ngày 09/01/2006;

- Tiền lương tính theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ; mức lương tối thiểu là 450.000 đồng/tháng; các loại phụ cấp tính theo các chế độ chính sách hiện hành của nhà nước;

- Khấu hao tài sản cố định theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư  xây dựng công trình;

- Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình;

- Thông tư số 111/1998/TT/BTC ngày 03/8/1998 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mức chi phí tạo lập tin điện tử thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin;

3. Nội dung công tác xây dựng phần mềm bao gồm các phần công việc chính sau đây:

- Khảo sát thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu;

- Nhập dữ liệu;

- Xây dựng các phần mềm ứng dụng;

- Đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin.

4. Kết cấu định mức, đơn giá xây dựng phần mềm

Định mức, đơn giá phần mềm được trình bày theo nhóm, loại công việc và được mã hoá thống nhất. Định mức xây dựng các phần mềm ứng dụng chuyên ngành và phần mềm quản lý tác nghiệp đơn vị định mức là mô-đun (ký hiệu MĐ). Mô-đun ở đây được hiểu là một đoạn chương trình có chứa các mã chương trình cũng như các biến cần thiết - được viết bằng một ngôn ngữ lập trình mà máy tính có thể hiểu được - để hoàn thành một chức năng riêng của nó. Các mô-đun này là yếu tố cấu thành phần mềm ứng dụng.

Mỗi loại định mức được trình bày tóm tắt yêu cầu kỹ thuật, thành phần công việc, các điều kiện kỹ thuật và biện pháp thực hiện phù hợp.

Các thành phần hao phí trong định mức được xác định theo nguyên tắc và các căn cứ:

- Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng đơn vị vật liệu sử dụng (đơn vị vật liệu được ghi theo đơn vị thống nhất của nhà nước cho từng loại vật liệu);

- Mức hao phí vật liệu phụ (vật liệu khác) được tính bằng tỷ lệ % (phần trăm) so với mức hao phí vật liệu chính;

- Mức hao phí nhân công: Là mức hao phí lao động chính và lao động phụ trợ để hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc từ khâu chuẩn bị đến khâu nghiệm thu bàn giao và bảo hành. Mức hao phí nhân công được tính dựa trên số ngày công của từng cấp bậc công việc, thời gian bảo hành là 2 năm;

- Mức hao phí máy được tính bằng số lượng ca máy tính Pentium IV. Mức hao phí máy khác được tính bằng tỷ lệ % (phần trăm) so với hao phí máy chính.

Giá mua máy tính tại mặt bằng chung tại thời điểm quí III năm 2007; phương pháp tính giá ca máy theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng.

II. QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

1. Quy định

Định mức dự toán phần mềm này áp dụng cho các công việc ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thám phục vụ công tác quản lý nhà nước về Kiểm lâm;

Định mức dự toán phần mềm này là căn cứ để lập dự toán, làm cơ sở xác định giá gói thầu cho các công việc có liên quan thuộc dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thám phục vụ công tác quản lý nhà nước về Kiểm lâm". Đối với những công việc chưa có trong tập định mức thì có thể vận dụng những định mức trong tập Định mức dự toán cho dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn" hoặc những công việc tương tự đã có định mức và đơn giá để tính.

2. Giá dự toán

Giá dự toán cho công tác xây dựng các phần mềm bao gồm các khoản mục sau :

GPM = GTT + GC + GTN + VAT

Trong đó :

- GPM: Giá trị dự toán cho công tác xây dựng phần mềm.

- GTT: Chi phí trực tiếp: GTT = GKS + GDL + GLT + GĐT + GTTK

+ GKS: Chi phí cho công tác khảo sát thu thập dữ liệu

+ GDL: Chi phí cho công tác nhập dữ liệu

+ GLT: Chi phí cho công tác xây dựng phần mềm.

+ GĐT: Chi phí cho công tác đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin.

+ GTTK : Trực tiếp phí khác

- GC: Chi phí chung

- GTN : Thu nhập chịu thuế tính trước

- VAT : Thuế giá trị gia tăng

2.1 Chi phí trực tiếp (GTT)

Chi phí trực tiếp bao gồm các khoản mục sau:

a. Chi phí cho công tác khảo sát thu thập tài liệu

Bao gồm chi phí cho công tác khảo sát điều tra theo yêu cầu người dùng, chi phí mua tài liệu, số liệu; tiền công cho cán bộ khảo sát điều tra, thu thập và xử lý tài liệu, số liệu; phụ cấp công tác phí; chi phí phương tiện đi lại và chi phí tiền ngủ (nếu có). Các chi phí trên được tính theo chế độ hiện hành của nhà nước trên cơ sở khối lượng, nội dung số liệu, tài liệu và địa điểm khảo sát, điều tra phỏng vấn theo đề cương khảo sát được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b. Chi phí cho công tác nhập dữ liệu

Căn cứ vào loại dữ liệu, tính chất dữ liệu và số lượng dữ liệu tại các bảng định mức quy định ở trên để tính toán.

c. Chi phí cho công tác xây dựng phần mềm

Một phần mềm ứng dụng bao gồm một hoặc nhiều mô-đun. Căn cứ vào độ phức tạp của mô-đun trên cơ sở các tiêu chí phân loại (BP, BU và FA) theo quy định, trong đó:

+ BP là số lượng qui trình nghiệp vụ (BP - Business Process) hiện hành sẽ được tin học hoá trong phạm vi của ứng dụng được xây dựng; qui trình nghiệp vụ được hiểu là qui trình thực hiện một công việc cụ thể nào đó (sẽ được tin học hoá) gồm các bước thực hiện và có kết quả được ghi nhận cụ thể.

+ BU là số lượng các đơn vị nghiệp vụ (BU - Business Unit). BU là số lượng đơn vị trực tiếp thực hiện các qui trình nghiệp vụ sẽ được tin học hoá. Đơn vị nghiệp vụ ở đây được tính theo mô hình tổ chức, phân công thực hiện theo các qui định hiện hành.

+ FA là số lượng các chức năng nghiệp vụ sẽ được tin học hoá (FA - Funtion Areas), đó là các chức năng nghiệp vụ sẽ được tin học hoá trong phạm vi của ứng dụng. Việc xác định được căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị và chức năng nhiệm vụ qui định cụ thể của từng đơn vị tác nghiệp bên trong tổ chức của đơn vị.

Tiêu chí để xác định độ phức tạp của mô-đun ứng dụng như sau:

Tiêu chí phân loại độ phức tạp của phần mềm

TT

Loại dự án mô - đun

FA

BP

BU

1

Đơn giản

8

2

2

2

Bình thường

16

3

3

3

Phức tạp

24

4

4

Loại mô-đun đơn giản: Có số lượng chức năng được tin học hoá không quá 8; số lượng qui trình nghiệp vụ được tin học hoá và số lượng các đơn vị nghiệp vụ không quá 2.

Loại mô-đun bình thường: Có số lượng chức năng được tin học hoá không nhỏ hơn 8 và không lớn hơn 16; số lượng qui trình nghiệp vụ được tin học hoá và số lượng các đơn vị nghiệp vụ không quá 3.

Loại mô-đun phức tạp: Có số lượng chức năng được tin học hoá không nhỏ hơn 16 và không lớn hơn 24; số lượng qui trình nghiệp vụ được tin học hoá và số lượng các đơn vị nghiệp vụ không quá 4. Nếu các phần mềm có FA, BP và BU lớn hơn mức quy định này được xếp vào loại rất phức tạp.

Các trị số định mức xây dựng phần mềm trong tập định mức này được xây dựng với mô-đun có độ phức tạp bình thường. Đối với các mô-đun có độ phức tạp thấp hơn hoặc cao hơn mức bình thường thì điều chỉnh giảm đi hoặc tăng thêm theo những tỷ lệ quy định như sau:

- Cứ tăng lên 1 quy trình nghiệp vụ (BP) thì điều chỉnh tăng lên 14% định mức (nhưng tối đa không quá 100% định mức) và nếu giảm đi 1 quy trình nghiệp vụ thì điều chỉnh giảm đi 5,5% định mức.

- Cứ tăng lên 1 đơn vị nghiệp vụ (BU) thì điều chỉnh tăng lên 14% định mức (nhưng tối đa không quá 100% định mức) và nếu giảm đi 1 quy trình nghiệp vụ thì điều chỉnh giảm đi 5,5% định mức.

- Cứ tăng lên 2 chức năng nghiệp vụ (FA) thì điều chỉnh tăng lên 3% định mức (nhưng tối đa không quá 100% định mức) và nếu giảm đi 2 đơn vị nghiệp vụ thì điều chỉnh giảm đi 1,5% định mức.

- Một mô-đun có nhiều yếu tố điều chỉnh thì cộng dồn các yếu tố điều chỉnh.

d. Chi phí công tác đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin

Chi phí cho công tác đào tạo ứng dụng công nghiệp thông tin bao gồm chi phí vật liệu, chi phí trả cho giảng viên, thuê máy móc thiết bị v.v.. phục vụ cho công tác biên soạn tài liệu, hướng dẫn sử dụng, bài thực hành theo nội dung và thời gian của từng khoá tập huấn cán bộ; tổ chức các lớp đào tạo tập trung.

Mức chi cụ thể cho các lớp đào tạo, tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin phải căn cứ vào thời gian, nội dung đào tạo, số lượng học viên và nơi tổ chức để lập dự toán cụ thể. Mức chi cụ thể quy định ở bảng sau:

Mức chi cho công tác đào tạo ứng dụng công nghệ tin học

TT

Nội dung

Đơn giá

Ghi chú

1

Tài liệu

100.000 đồng/01 bộ

 

2

Chi phí giảng viên

230.000 đồng/ngày

115.000 đồng/01 buổi/04 tiết

3

Chi phí cài đặt

60.000 đồng/máy

 

4

Chi phí khác (thuê hội trường, máy tính, máy chiếu, nước uống, chứng chỉ, văn phòng phẩm...)

Tính theo chi phí thực tế

 

e. Trực tiếp phí khác

Trực tiếp phí khác tính bằng 1,5% so với chi phí khảo sát, chi phí cho nhập dữ liệu, chi phí xây dựng phần mềm và chi phí cho công tác đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin:

GTTK = 1,5% x (GKS + GDL + GLT + GĐT)

2.2 Chi phí chung

Chi phí chung (GC) tính bằng 65% chi phí nhân công (GNC):

GC = 65% x GNC

Trong đó GNC là chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp GTT

2.3 Thu nhập chịu thuế tính trước

Thu nhập chịu thuế tính trước (GTN) tính theo quy định hiện hành, bằng 6% so với chi phí trực tiếp và chi phí chung:

GTN = 6%  x (GTT + GC)

2.4 Thuế VAT

Là thuế giá trị gia tăng, được tính bằng tỷ lệ % so với tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước:

VAT =  n% x (GTT + GC + GTN)

Tỷ lệ thuế VAT (n%) tính theo quy định hiện hành của nhà nước.

3. Định mức công tác tạo lập thông tin điện tử  bằng tiếng nước ngoài

Việc tạo lập thông tin điện tử bằng tiếng nước ngoài định mức hao phí được phép tăng từ 10% đến 30% mức chi qui định tương ứng.

Đối với công tác dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại được tính theo quy định hiện hành của nhà nước.

Phần thứ hai:

ĐỊNH MỨC CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG KHUNG (CẤU TRÚC) CƠ SỞ DỮ LIỆU

I. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC

1. Chuẩn bị, nghiên cứu tài liệu

- Điều tra khảo sát yêu cầu người dùng.

- Nghiên cứu tài liệu hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu

2. Thiết kế lôgic

- Xây dựng lược đồ toàn cục

- Mô hình hoá dữ liệu bằng mô hình thực thể liên hệ.

- Tích hợp các cảm quan người dùng.

- Biến đổi mô hình thực thể liên hệ thành các bảng SQL

- Chuẩn hoá các bảng SQL

3. Thiết kế vật lý

- Phân tích, lựa chọn chỉ mục

- Xem xét các yêu cầu về hiện trạng của cơ sở dữ liệu

- Tối ưu hoá hiệu năng theo yêu cầu.

4. Phân tán dữ liệu

- Xây dựng lược đồ phân mảng dữ liệu mô tả một ánh xạ một - nhiều để phân hoạch mỗi bảng toàn cục thành các mảng.

- Xây dựng lược đồ cấp phát dữ liệu chỉ định nơi lưu trữ mỗi bản sao của mỗi mảnh.

5. Kiểm tra thử khung cơ sở dữ liệu.

6. Cài đặt khung cơ sở dữ liệu.

7. Hướng dẫn sử dụng và chuyển giao.

- Xây dựng tài liệu đặc tả hệ thống và các cơ sở dữ liệu

- Xây dựng hướng dẫn quản trị hệ thống

8. Bảo hành sử dụng trong thời gian qui định.

II. ĐỊNH MỨC

Đơn vị tính: 1 MĐ

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

 

Vật liệu

 

 

 

Giấy A4 Bãi Bằng

Ram

4,0

 

Mực in

Hộp

2,0

 

Vật liệu khác

%

20,0

DL 01

Nhân công

 

 

 

Nhân công (lập trình viên bậc 7,5/8)

Công

210,0

 

Máy

 

 

 

Máy tính Pentium IV

Ca

168,0

 

Máy khác

%

30,0

 

Phần thứ ba:

ĐỊNH MỨC CHO CÔNG TÁC THU THẬP, NHẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU

I. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHO VIỆC KHẢO SÁT THU THẬP SỐ LIỆU

Chi phí cho công tác khảo sát thu thập số liệu bao gồm các khoản mục sau:

- Chi phí cho công tác đi lại

- Chi phí cho công tác thu thập số liệu

1. Công tác đi lại

- Tiền mua vé tàu, xe đi và về từ cơ quan đến nơi công tác

- Phụ cấp công tác phí

- Tiền thuê chỗ ở tại nơi đến công tác

2. Công tác thu thập số liệu

- Mua số liệu

- Thu thập số liệu

Căn cứ vào tình hình thực tế, lập dự toán chi tiết theo Thông tư số 45/2001/TTLB/BTC-BKHCNMT ngày 18 tháng 6 năm 2001 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn một số chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ và quy định hiện hành về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác trong nước.

II. ĐỊNH MỨC CHO CÔNG TÁC NHẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Thành phần công việc gồm: Nhận tài liệu, phân loại, kiểm tra, nhập dữ liệu theo định dạng, kiểm tra dữ liệu, thu dọn và hoàn trả tài liệu.

2.1 Định mức công tác nhập số liệu có cấu trúc

Công tác nhập dữ liệu có cấu trúc được qui định theo các trường (hay còn gọi là mục tin), nằm trong các biểu ghi, ứng với các chỉ tiêu khác nhau theo yêu cầu quản lý. Mức hao phí tăng dần theo độ phức tạp của từng trường và toàn bộ mẫu biểu dữ liệu.

Đơn vị tính: 100 trường

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Khối lượng

SL 01

Nhân công

 

 

Ngày công (kỹ thuật viên bậc 8/12)

công

0,369

Máy

 

 

Máy tính Pentium IV

ca

0,369

2.2 Định mức công tác nhập số liệu phi cấu trúc

Dữ liệu phi cấu trúc là dữ liệu được qui định là trang dữ liệu, tương ứng với 42 dòng x 70 ký tự/dòng (tuỳ thuộc vào trang thực tế và yêu cầu cụ thể đối với việc kiểm tra dữ liêu); cỡ chữ 12, khoảng cách dòng đơn, lề theo mặc định của phần mềm soạn thảo văn bản MS Word, kể cả việc kiểm tra hiệu đính thông tin.

Đơn vị tính: 01 trang A4

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Khối lượng

SL 02

Nhân công

 

 

Ngày công (kỹ thuật viên bậc 8/12)

Công

0,134

Máy

 

 

Máy tính Pentium IV

Ca

0,134

2.3 Định mức công tác nhập số liệu dạng hình ảnh (quét ảnh)

Sử dụng các thiết bị ngoại vi để tiến hành số hoá các bức ảnh và lưu trữ dưới dạng tệp tin để có thể kết hợp sử dụng trong các văn bản hoặc siêu văn bản.

Đơn vị tính: 01 ảnh khổ A4

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Khối lượng

SL 03

Nhân công

 

 

Ngày công (kỹ thuật viên bậc 8/12)

công

0,121

Máy

 

 

Máy tính Pentium IV

ca

0,121

Máy Scanner

ca

0,121

2.4 Định mức công tác tạo các trang siêu văn bản

Các trang siêu văn bản (Web) là một dạng dữ liệu được mô tả bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML), chức năng chính là điều khiển hiểu thị thông tin trên các trình duyệt Web và cho phép tạo lập kết nối đến các tài nguyên khác trên mạng.

a. Trang siêu văn bản đơn giản

Là các trang văn bản chủ yếu nhằm mục đích thể hiện nội dung thông tin, được chuyển đổi từ trang tài liệu gốc khổ A4 vào trang siêu văn bản (văn bản phí cấu trúc chuyển đổi sang trang siêu văn bản)

Đơn vị tính: 01 trang A4

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Khối lượng

SL 04

Nhân công

 

 

Ngày công (kỹ thuật viên bậc 9/12)

công

0,100

Máy

 

 

Máy tính Pentium IV

ca

0,100

b. Trang siêu văn bản phức tạp

Là các văn bản có sử dụng các tính năng tiên tiến của ngôn ngữ đánh dấu văn bản, tạo được một giao diện thân thiện, mỹ thuật, dễ sử dụng, làm cơ sở dẫn dắt người dùng truy tìm và sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất.

Đơn vị tính: 01 trang A4

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Khối lượng

SL 05

Nhân công

 

 

Ngày công (kỹ thuật viên bậc: 10/12)

công

0,314

Máy

 

 

Máy tính Pentium IV

ca

0,314

III. ĐỊNH MỨC CHO CÔNG TÁC SỐ HOÁ BẢN ĐỒ

1. Thành phần công việc

1.1. Công đoạn chuẩn bị

- Nhận tư liệu

- Phân loại tư liệu

- Kiểm tra tư liệu

- Xử lý cơ sở toán học bản đồ

1.2. Công đoạn số hoá bản đồ

Công đoạn số hoá bao gồm số hoá bằng bàn số hoá hoặc số hoá bằng quét bản đồ và vector hóa.

1.3. Công đoạn biên tập bản đồ

- Kiểm tra và tích hợp các lớp thông tin

- Chuẩn hoá dữ liệu, xử lý địa hình

- Kiểm tra ghép mảnh, tiếp biên cho mọi lớp bản đồ

- Trình bày bản đồ để in với các lớp địa danh, văn bản, ký hiệu theo quy định cho lớp nền và lớp chuyên đề, trình bày màu cho lớp chủ đề

Công đoạn biên tập áp dụng cho các trường hợp:

- Biên tập khi số hoá mới hoàn toàn một bản đồ với đầy đủ các lớp.

- Biên tập với một vài lớp mới số hoá kết nối với các lớp cũ đã số hoá tước.

- Biên tập kết nối cơ sở dữ liệu bản đồ rừng với thuộc tính các lô trạng thái rừng.

- Biên tập trong công đoạn hiệu chỉnh hình học một ảnh số viễn thám.

- Biên tập trong công đoạn giải đoán, khái quát hoá lớp ranh giới lô trạng thái rừng do giải đoán từ ảnh số viễn thám.

- Biên tập một bản đồ thành qủa mới trình bày theo chuyên đề hoặc thu phóng theo đơn vị hành chính.

.1.4. Công đoạn in và kiểm tra

- Thực hiện sau mỗi công đoạn biên tập

- In nhân bản các bản đồ thành quả

1.5. Công đoạn lưu trữ

2. Định mức ngày công cho các công đoạn số hoá bản đồ

Căn cứ định mức số hoá bản đồ quy định tại Thông tư số 102/2000/TT-BNN-KL ngày 02/10/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc hướng dẫn lập dự toán cho các dự án theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp;

Căn cứ định mức số hoá bản đồ quy định tại Quyết định số 1697/QĐ/BNN-KHCN ngày 13/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Định mức dự toán cho dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn”.

Bảng định mức ngày công cho các công đoạn số hoá bản đồ

Đơn vị tính: 01 mảnh

Các loại bản đồ

Đơn vị

Các công đoạn

Tổng số

Chuẩn bị

Số hoá

Biên tập

In và kiểm tra

Lưu trữ

Bản đồ tỷ lệ1/2.000

Công

1,0

4,5

3,0

2,0

1,0

11,5

Bản đồ tỷ lệ 1/5.000

Công

1,0

9,0

6,0

3,0

1,0

20,0

Bản đồ tỷ lệ 1/10.000

Công

1,0

12,0

10,0

4,0

1,0

28,0

Bản đồ tỷ lệ 1/25.000

Công

1,5

30,0

22,0

8,0

2,5

64,0

Bản đồ tỷ lệ 1/50.000

Công

2,0

75,0

55,0

15,0

4,0

151,0

Thông tin văn bản

Công

0,5

2,0

1,5

0,5

0,5

5,0

Vật liệu

%

 

5,0

Máy

%

 

20,0

Một số quy định khi lập dự toán cho công tác lập bản đồ số

- Cán bộ số hoá bản đồ được tính cho bậc 10/12

- Đơn vị tính cho việc xử lý thông tin văn bản là bộ hổ sơ

- Chi phí máy móc thiết bị được tính bằng 20% chi phí nhân công

- Chi phí vật liệu được tính bằng 5% chi phí nhân công

- Nếu bản đồ có tỷ lệ nhỏ hơn tỷ lệ 1/50.000 thì áp dụng định mức số hoá như tỷ lệ bản đồ 1/50.000.

- Chi phí trực tiếp = (công lao động+vật liệu+máy) x Giá trị 01 ngày công

- Chi phí quản lý = 10% Chi phí trực tiếp

- n% thuế giá trị gia tăng (VAT) theo quy định hiện hành của nhà nước:

VAT = n% x (Chi phí trực tiếp + Chi phí quản lý)

 Tổng dự toán = Chi phí trực tiếp + Chi phí quản lý + thuế VAT

* Ví dụ cho bản đồ 1/25.000

Đơn vị tính: 01 mảnh

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

SL 06

Nhân công ((kỹ thuật viên bậc: 8/12)

 

 

- Chuẩn bị

Công

1,5

- Số hoá bản đồ

Công

30,0

- Biên tập

Công

22,0

- In kiểm tra

Công

8,0

- Lưu trữ

Công

2,5

Vật liệu

%

5,0

Máy

%

20,0

Tổng số ngày công thực hiện 01 mảnh bản dồ tỷ lệ 1/25.000 là:

64 + 25%*64 = 64*1,25 = 80 ngày công

* Ví dụ cho bản đồ 1/50.000

Đơn vị tính: 01 mảnh

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

SL 07

Nhân công ((kỹ thuật viên bậc: 8/12)

 

 

- Chuẩn bị

Công

2,0

- Số hoá bản đồ

Công

75,0

- Biên tập

Công

55,0

- In kiểm tra

Công

15,0

- Lưu trữ

Công

4,0

Vật liệu

%

5,0

Máy

%

20,0

Tổng số ngày công thực hiện 01 mảnh bản dồ tỷ lệ 1/50.000 là:

151 + 25%*151 = 151*1,25 = 188,75 ngày công

3. Hệ số điều chỉnh

Định mức trên được tính cho tất cả các công đoạn số hoá mới bản đồ gồm toàn bộ 6 lớp thông tin chính (lớp đường đồng mức, lớp thuỷ văn, lớp giao thông, lớp ranh giới hành chính, lớp ranh giới chuyên dề về rừng hoặc về đất, lớp ranh giới tiểu khu. Trong trường hợp các lớp thông tin được số hoá riêng lẻ hoặc một số lớp thì định mức nhân công cho phần số hoá được nhân với hệ số điều chỉnh theo bảng sau:

TT

Tên lớp bản đồ

Hệ số (Định mức)

1

Lớp đường đồng mức

0,33

2

Lớp thuỷ văn

0,13

3

Lớp giao thông

0,13

4

Lớp ranh giới hành chính

0,07

5

Lớp ranh giới chuyên dề (rừng hoặc đất)

0,27

6

lớp ranh giới tiểu khu

0,07

- Bản đồ địa hình: Các lớp 1, 2, 3, 4 được số hoá; hệ số định mức là 0,66

- Bản đồ rừng: Các lớp 2, 5, 6 được số hoá; hệ số định mức là 0,47

- Bản đồ rừng được lập bằng công nghệ viễn thám: Các lớp 5, 6 được số hoá; hệ số định mức là 0,34

- Bản đồ tiểu khu: Các lớp 2, 4, 6 được số hoá; hệ số định mức là 0,27

Khi số hoá bản đồ tiểu khu thì định mức nhân công cho các công đoạn khác được nhân với hệ số điều chỉnh của bảng sau:

TT

Loại bản đồ

Hệ số (Định mức)

1

Bản đồ tỷ lệ 1/2.000

0,74

2

Bản đồ tỷ lệ 1/5.000

0,67

3

Bản đồ tỷ lệ 1/10.000

0,63

4

Bản đồ tỷ lệ 1/25.000

0,61

5

Bản đồ tỷ lệ 1/50.000

0,57

IV. ĐỊNH MỨC CHO CÔNG TÁC LẬP BẢN ĐỒ RỪNG BẰNG CÔNG NGHỆ ẢNH SỐ

Việc nâng cấp và chỉnh lý hệ thống bản đồ rừng của cơ sở dữ liệu bằng cách áp dụng công nghệ ảnh số. Chi phí dự toán cho trường hợp đã có bản đồ địa hình được số hoá theo hướng dẫn dưới đây:

1. Ảnh viễn thám gốc

Mua ảnh viễn thám theo giá thị trường tại thời điểm sử dụng, đơn vị tính là cảnh (01 cảnh của ảnh SPOT5 tương ứng trên thực địa là 60kmx60km, 01 cảnh của ảnh Landsat7 tương ứng trên thực địa là 180kmx180km,…)

2. Các bước lâp bản đồ rừng

2.1 Hiệu chỉnh hình học ảnh

Áp dụng định mức chuẩn bị và biên tập bản đồ tỷ lệ 1/50.000

Đơn vị tính: 01 mảnh

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

SL 08

Nhân công ((kỹ thuật viên bậc: 8/12)

 

 

- Chuẩn bị

Công

2,0

- Biên tập

Công

55,0

Vật liệu

%

5,0

Máy

%

20,0

Tổng số ngày công thực hiện hiệu chỉnh hình học ảnh cho 1 mảnh là:

57,0 + 25%*57,0 = 57,0*1,25 = 71,25 ngày công

2.2. Giải đoán ảnh số thành lập bản đồ rừng

Bước 1: Tiến hành giải đoán ở tỷ lệ ảnh 1/50.000 (xử lý 2 lần để chọn lọc mẫu và mô hình giải đoán ảnh) Cho mỗi mảnh 1/50.000 áp dụng định mức: Biên tập + 2 lần in-kiểm tra

Đơn vị tính: 01 mảnh

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

SL 9

Nhân công ((kỹ thuật viên bậc: 8/12)

 

 

- Biên tập

Công

55,0

- In kiểm tra

Công

30,0

Vật liệu

%

5,0

Máy

%

20,0

Tổng số ngày công thực hiện giải đoán ảnh cho 1 mảnh là:

85 + 25%*85 = 85*1,25 = 106,25 ngày công

Bước 2: Giải đoán đưa ra bản đồ rừng ở tỷ lệ 1/25.000 cho mỗi mảnh 1/25.000 áp dụng định mức: Biên tập + in-kiểm tra

Đơn vị tính: 01 mảnh

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

SL 10

Nhân công ((kỹ thuật viên bậc: 8/12)

 

 

- Biên tập

Công

22,0

- In kiểm tra

Công

8,0

Vật liệu

%

5,0

Máy

%

20,0

Tổng số ngày công thực hiện giải đoán ảnh cho 1 mảnh là:

30 + 25%*30 = 30*1,25 = 37,5 ngày công

2.3. Hiệu chỉnh kết quả sau thực địa, số hoá và biên tập

- Tiến hành số hoá và biên tập bản đồ rừng 1/25.000

Đơn vị tính: 01 mảnh

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

SL 11

Nhân công ((kỹ thuật viên bậc: 8/12)

 

 

- Số hoá bản đồ

Công

30,0

- Biên tập

Công

22,0

Vật liệu

%

5,0

Máy

%

20,0

Tổng số ngày công thực hiện số hoá và biên tập1 mảnh là:

52 + 25%*52 = 52*1,25 = 65,0 ngày công

- Sau khi hiệu chỉnh thực địa; biên tập ở tỷ lệ 1/50.000

Đơn vị tính: 01 mảnh

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

SL 12

Nhân công ((kỹ thuật viên bậc: 8/12)

 

 

Biên tập

Công

55,0

Vật liệu

%

5,0

Máy

%

20,0

Tổng số ngày công thực hiện biên tập1 mảnh là:

55 + 25%*55 = 55*1,25 = 68,75 ngày công

- Biên tập bản đồ ở tỷ lệ 1/100.000

Đơn vị tính: 01 mảnh

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

SL 13

Nhân công ((kỹ thuật viên bậc: 8/12)

 

 

Biên tập

Công

55,0

Vật liệu

%

5,0

Máy

%

20,0

Tổng số ngày công thực hiện biên tập1 mảnh là:

55 + 25%*55 = 55*1,25 = 68,75 ngày công

2.4. In, kiểm tra và lưu trữ

Đơn vị tính: 01 mảnh

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

SL 14

Nhân công ((kỹ thuật viên bậc: 8/12)

 

 

- in và kiểm tra

Công

8,0

- Lưu trữ

Công

2,5

Vật liệu

%

5,0

Máy

%

20,0

Tổng số ngày công thực hiện in kiểm tra và lưu trữ mảnh là:

10,5 + 25%*10,5 = 10,5*1,25 =13,13 ngày công

- In, kiểm tra và lưu trữ bản đồ rừng 1/50.000

Đơn vị tính: 01 mảnh

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

SL 15

Nhân công ((kỹ thuật viên bậc: 8/12)

 

 

- in và kiểm tra

Công

15,0

- Lưu trữ

Công

4,0

Vật liệu

%

5,0

Máy

%

20,0

Tổng số ngày công thực hiện in kiểm tra và lưu trữ mảnh là:

19 + 25%*19 = 19*1,25 =23,75 ngày công

- In, kiểm tra và lưu trữ bản đồ rừng 1/100.000

Đơn vị tính: 01 mảnh

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

SL 16

Nhân công ((kỹ thuật viên bậc: 8/12)

 

 

- in và kiểm tra

Công

15,0

- Lưu trữ

Công

4,0

Vật liệu

%

5,0

Máy

%

20,0

Tổng số ngày công thực hiện in kiểm tra và lưu trữ mảnh là:

19 + 25%*19 = 19*1,25 =23,75 ngày công

3. Hệ số điều chỉnh

Việc xử lý ảnh số để lập bản đồ rừng chỉ thực hiện số hoá các hiện trạng rừng và ranh giới tiểu khu nên hệ số điều chỉnh là 0,27 + 0,07 = 0,34. Sau khi dự toán được số ngày công thực hiện tại các bước từ mục 2.1 đến 2.4 thì nhân với hệ số điều chỉnh 0,34 sẽ cho số ngày công thực tế.

4. Biểu tổng hợp ngày công cho các bước xử lý ảnh

Đơn vị tính: 01 mảnh

TT

Tương ứng tỷ lệ

Các bước xử lý ảnh

Định mức ngày công

Số ngày công sau hiệu chỉnh

1

1/50.000

Hiệu chỉnh hình học ảnh

71,25

24,23

2

1/50.000

Giải đoán ảnh số thành lập bản đồ rừng

143,75

48,88

3

1/25.000

Hiệu chỉnh kết quả sau thực địa, số hoá và biên tập

65,00

22,10

4

1/25.000

In, kiểm tra và lưu trữ bđ 1/25.000

13,30

4,52

5

1/50.000

In, kiểm tra và lưu trữ bđ 1/50.000

23,75

8,08

6

1/100.000

In, kiểm tra và lưu trữ bđ 1/100.000

23,75

8,08

5. Ví dụ về xử lý ảnh cho một tỉnh

Giả sử tỉnh A có diện tích phủ khoảng 20 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/50.000, do đó sẽ có 20 x 4 = 80 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/25.000. Việc lập dự toán xử ý ảnh để lập bản đồ rừng cho tỉnh A theo bảng kết quả sau đây:

TT

Tương ứng tỷ lệ

Các bước xử lý ảnh

Số mảnh

Định mức số nc/mảnh

Số ngày công thực tế

1

1/50.000

Hiệu chỉnh hình học ảnh

20

24,23

484,60

2

1/50.000

Giải đoán ảnh số thành lập bản đồ rừng

20

48,88

977,60

3

1/25.000

Hiệu chỉnh kết quả sau thực địa, số hoá và biên tập

80

22,10

1.768,00

4

1/25.000

In, kiểm tra và lưu trữ

80

4,52

361,60

5

1/50.000

In, kiểm tra và lưu trữ

20

8,08

161,60

6

1/100.000

In, kiểm tra và lưu trữ

20

8,08

161,60

Tổng cộng số ngày công:

3.915,00

Giá trị ngày công của cán bộ số hoá bản đồ bậc 10/12 là 86.842 đồng/công, do đó chi phí trực tiếp để giải đoán và lập bản đồ rừng của tỉnh A là:

Chi phí trực tiếp: GTT = 3.915 công x 86.842 đ/công = 339.986.430 đồng.

Chi phí quản lý: GQL = 10% x GTT = 33.998.643 đồng

Thuế GTGT: VAT = 5% x (GTT + GQL) = 18.699.254 đồng

Tổng dự toán : GDT = GTT + GQL + VAT = 392.684.327 đồng

Chú ý: Kinh phí trên chưa được cộng kinh phí mua ảnh viễn thám.

Phần thứ tư:

ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG CÁC PHẦN MỀM QUẢN LÝ NỘI BỘ

I. ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG PHẦN MỀM ĐIỀU HÀNH TÁC NGHIỆP

1. Yêu cầu kỹ thuật

Phần mềm hoạt động trong môi trường mạng.

2. Thành phần công việc

- Nghiên cứu tài liệu

- Phân tích, thiết kế hệ thống

- Viết phần mềm, xây dựng các phân hệ điều hành tác nghiệp

+ Phân hệ quản lý văn bản đến, văn bản đi trong nội bộ Cục và với bên ngoài;

+ Phân hệ xử lý văn bản đến và tạo lập văn bản đi;

+Phân hệ lập và quản lý chương trình, lịch công tác;

+ Phân hệ quản lý tài liệu, hồ sơ công việc;

+ Phân hệ quản lý kế hoạch, báo cáo kết quả công tác tháng, quý, năm;

+ Phân hệ cung cấp thông tin phục vụ điều hành tác nghiệp

+ Phân hệ quản trị hệ thống   

- Cài đặt, chạy thử, hoàn thiện

- Hướng dẫn sử dụng và chuyển giao

- Bảo hành theo quy định

3. Số mô-đun: 6 (sáu)

4. Định mức

Đơn vị tính: 1 MĐ

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN 01

Vật liệu

 

 

Gigấy A4 Bãi Bằng

Ram

4,0

Mực in

Hộp

2,0

Vật liệu khác

%

20,0

Nhân công

 

 

Nhân công (lập trình viên bậc 7,5/8)

Công

179,0

Máy

 

 

Máy tính Pentium IV

Ca

144,0

Máy khác

%

30,0

II. ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

1. Yêu cầu kỹ thuật

Trang thông tin điện tử hoạt động trong môi trường internet; tự động nhận và hiển thị thông tin hàng ngày về:

- Cảnh báo cháy rừng

- Các thông tin về phát hiện sớm cháy rừng

- Các điểm cháy được phát hiện trong toàn quốc

- Điểm báo

- Bản tin tổng hợp

- Các hoạt động của Kiểm lâm 

2. Thành phần công việc

- Nghiên cứu tài liệu

- Phân tích, thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu

- Thiết kế trang web

- Cài đặt, chạy thử, hoàn thiện

- Hướng dẫn sử dụng và chuyển giao

- Đăng ký bản quyền

- Bảo hành theo quy định

3. Số mô-đun: 4 (bốn)

4. Định mức

Đơn vị tính: 1 MĐ

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN 02

Vật liệu

 

 

Giấy A4 Bãi Bằng

Ram

4,0

Mực in

Hộp

2,0

Vật liệu khác

%

20,0

Nhân công

 

 

Nhân công (lập trình viên bậc 7,5/8)

Công

150,0

Máy

 

 

Máy tính Pentium IV

Ca

144,0

Máy khác

%

30,0

III. ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG PHẦN MỀM BÁO CÁO THỐNG KÊ HÀNG THÁNG

1. Yêu cầu kỹ thuật

- Phần mềm hoạt động trong môi trường mạng internet;

- Mô hình sử dụng phần mềm theo 3 cấp là huyện, tỉnh và toàn quốc.

- Kết quả xử lý phải tự động đưa kết quả lên website

2. Thành phần công việc

- Nghiên cứu tài liệu

- Thiết kế mẫu biểu đầu vào

- Thiết kê các mẫu báo cáo về các hoạt động của Kiểm lâm

+ Mẫu báo cáo tổng hợp

+ Mẫu báo cáo về tình trạng mất rừng của các tỉnh

+ Mẫu báo cáo về các thiết bị phòng cháy, chũa cháy của các tỉnh

+ Mẫu báo cáo về số vụ vi phạm lâm luật của các tỉnh

+ Mẫu báo cáo về các đối tượng vi phạm lâm luật của các tỉnh

+ Mẫu báo cáo về lâm sản và phương tiên bị tịch thu của các tỉnh

+ Mẫu các báo cáo khác

- Phân tích, thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu

- Viết phần mềm

- Cài đặt, chạy thử, hoàn thiện

- Hướng dẫn sử dụng và chuyển giao

- Bảo hành theo quy định

3. Số mô-đun: 3 (ba)

4. Định mức

Đơn vị tính: 1 MĐ

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN 01

Vật liệu

 

 

Giấy A4 Bãi Bằng

Ram

4,0

Mực in

Hộp

2,0

Vật liệu khác

%

20,0

Nhân công

 

 

Nhân công (lập trình viên bậc 7,5/8)

Công

150,0

Máy

 

 

Máy tính Pentium IV

Ca

144,0

Máy khác

%

30,0

IV. ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG PHẦN MỀM ĐIỂM BÁO VÀ BẢN TIN TỔNG HỢP HÀNG NGÀY

1. Yêu cầu kỹ thuật

- Phần mềm hoạt động trong môi trường mạng

- Được cài đặt trên máy chủ và tự động nhận bản tin qua email, xử lý và tự động đưa kết quả lên website (không cần cán bộ vận hành). 

2. Thành phần công việc

- Nghiên cứu tài liệu

- Thiết kế mẫu biểu đầu vào nhận tin từ thư tín điên tử

- Thiết kế một site “Điểm báo” trên trang tin điện tử của Kiểm lâm

- Thiết kế một site “Bản tin tổng hơp” trên trang tin điện tử của Kiểm lâm

- Phân tích, thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu

- Viết phần mềm bảo đảm chạy tự động trên máy chủ 

- Cài đặt, chạy thử, hoàn thiện

- Hướng dẫn sử dụng và chuyển giao

- Bảo hành theo quy định

3. Số mô-đun: 3 (ba)

4. Định mức

Đơn vị tính: 1 MĐ

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN 01

Vật liệu

 

 

Giấy A4 Bãi Bằng

Ram

4,0

Mực in

Hộp

2,0

Vật liệu khác

%

20,0

Nhân công

 

 

Nhân công (lập trình viên bậc 7,5/8)

Công

150,0

Máy

 

 

Máy tính Pentium IV

Ca

144,0

Máy khác

%

30,0

Phần thứ năm:

ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG CÁC PHẦN MỀM CHUYÊN NGÀNH

I. ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG PHẦN MỀM THỐNG KÊ RỪNG

1. Yêu cầu kỹ thuật

- Phần mềm hoạt động trong môi trường mạng internet;

- Mô hình sử dụng phần mềm theo 3 cấp là huyện, tỉnh và toàn quốc.

2. Thành phần công việc

- Nghiên cứu tài liệu

- Phân tích, thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu

+ Phân hệ hệ thống

+ Phân hệ thông tin hướng dẫn

Nhập tên huyện, xã, tiểu khu rừng

Nhập, sửa bảng trạng thái rừng

Nhập, sửa tên loài cây của rừng trồng

+ Phân hệ xử lý số liệu cấp huyện

Nhập, sửa số liệu theo tiểu khu và các loại đất loại rừng

Làm sạch số liệu theo danh sách tiểu khu

Kiểm tra và xử lý số liệu xuất báo cáo huyện

+ Phân hệ lập báo cáo tỉnh

+ Phân hệ tổng hợp toàn quốc

- Cài đặt, chạy thử, hoàn thiện

- Hướng dẫn sử dụng và chuyển giao; bảo hành theo quy định.

3. Số mô-đun: 3 (ba)

4. Định mức

Đơn vị tính: 1 MĐ

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN 02

Vật liệu

 

 

Giấy A4 Bãi Bằng

Ram

4,0

Mực in

Hộp

2,0

Vật liệu khác

%

20,0

Nhân công

 

 

Nhân công (lập trình viên bậc 7,5/8)

Công

160,0

Máy

 

 

Máy tính Pentium IV

Ca

144,0

Máy khác

%

30,0

II. ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG PHẦN MỀM THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP

1. Yêu cầu kỹ thuật

- Phần mềm hoạt động trong môi trường mạng internet;

- Quản lý tới lô trạng thái và gắn với bản đồ hiện trạng rừng cấp xã;

- Mô hình sử dụng phần mềm theo 3 cấp là huyện, tỉnh và toàn quốc.

2. Thành phần công việc

- Nghiên cứu tài liệu

- Phân tích, thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu

+ Phân hệ hệ thống

+ Phân hệ thông tin hướng dẫn

Nhập tên huyện, xã, tên tệp

Nhập và tạo thư mục chứa số liệu

Nhập, sủa tên loài cây của rừng trồng

Nhập và tạo thư mục chứa bản đồ

+ Phân hệ xử lý số liệu theo lô trạng thái rừng

Nhập, sủa số liệu theo lô trạng thái rừng

Làm sạch số liệu theo danh sách tiểu khu

Chuyển số liệu về mãu báo cáo

Chỉnh lý tên cây, chủ quản lý, chủ sử dụng, tên tiểu khu

Kiểm tra lôgic của số liệu

+ Phân hệ lập báo cáo tỉnh

Báo cáo theo tiểu khu

Báo cáo theo xã kết hợp in bản đồ rừng của xã

Báo cáo the huyện kết hợp in bản đồ rừng của huyện

Báo cáo theo tỉnh kết hợp in bản đồ rừng của tỉnh

+ Phân hệ tổng hợp toàn quốc

+ Phân hệ trợ giúp

- Cài đặt, chạy thử, hoàn thiện

- Hướng dẫn sử dụng và chuyển giao; bảo hành theo quy định.

3. Số mô-đun: 6 (sáu)

4. Định mức

Đơn vị tính: 1 MĐ

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN 02

Vật liệu

 

 

Giấy A4 Bãi Bằng

Ram

4,0

Mực in

Hộp

2,0

Vật liệu khác

%

20,0

Nhân công

 

 

Nhân công (lập trình viên bậc 7,5/8)

Công

210,0

Máy

 

 

Máy tính Pentium IV

Ca

168,0

Máy khác

%

30,0

III. ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG PHẦN MỀM CẢNH BÁO CHÁY RỪNG

1. Yêu cầu kỹ thuật

- Phần mềm hoạt động trong môi trường mạng hoặc trên máy đơn

- Được cài đặt trên máy chủ và tự động nhận bản tin qua email, xử lý và tự động đưa kết quả lên website.

2. Thành phần công việc

- Khảo sát, phân tích yêu cầu xây dựng và nâng cấp phần mềm CBCR;

- Xây dựng hồ sơ phân tích thiết kế phần mềm ứng dụng;

- Xây dựng phần mềm ứng dụng:

+ Nhập và lưu trữ các số liệu khí tượng theo trạm khí tượng và theo ngày.

+ Thiết kế khu vực ảnh hưởng của một trạm khí tượng;

+ Tính toán chỉ số khô hạn P cho từng trạm khí tượng và các khu vực ảnh hưởng.

+ Lập thông báo về nguy cơ cháy rừng; gửi t động thông báo tới các cơ quan liên quan.

+ Bằng công nghệ GIS tự động vẽ bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng cho toàn quốc và từng khu vực và đưa lên Đài Truyền hình Việt nam và Website Kiểm lâm.

+ Tô màu bản đồ theo 3 cấp cảnh báo.

+ Hiển thị bản đồ cảnh báo lên website Kiểm lâm (có thể kéo, thu nhỏ, phóng to và in).

+ Hiển thị thông báo nguy cơ cháy rừng trên website Kiểm lâm

+ Lập chức năng cập nhật vật liệu cháy, chỉ số giới hạn của các cấp cháy (P1, P2, P3, P4) cho từng trạm khí tượng phục vụ cập nhật.

- Triển khai thí điểm;

- Hoàn thiện phần mềm

- Lập hồ sơ, tài liệu hướng dẫn sử dụng và đưa vào phần Help của phần mềm

- Xây dựng bộ cài đặt; bảo hành theo quy định.

3. Số mô-đun: 4 (bốn)

4. Định mức

Đơn vị tính: 1 MĐ

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN 01

Vật liệu

 

 

Giấy A4 Bãi Bằng

Ram

4,0

Mực in

Hộp

2,0

Vật liệu khác

%

20,0

Nhân công

 

 

Nhân công (lập trình viên bậc 7,5/8)

Công

180,0

Máy

 

 

Máy tính Pentium IV

Ca

160,0

Máy khác

%

30,0

IV. ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG WEBSITE THEO DÕI CHÁY RỪNG TRỰC TUYẾN

1. Yêu cầu kỹ thuật

Cung cấp thông tin về các điểm cháy được cập nhật và lưu trữ theo thời gian sử dụng thuật toán MOD14 trên cơ sở tự động thu nhận ảnh vệ tinh MODIS:

- Cung cấp, cập nhật và lưu trữ theo thời gian các ảnh MODIS

- Cung cấp và lưu trữ theo thời gian các số liệu ảnh MODIS level 1b cho định dạng phần mềm phân tích dữ liệu ER-Mapper

- Cung cấp các dữ liệu tĩnh:

+ Mô hình số hóa độ cao (DEM)

+ Bản đồ địa hình, hành chính, hiện trạng rừng, các số liệu GIS của Cục Kiểm lâm

+ Ảnh phân giải cao Landsat-TM năm 2000

- Hệ thống gửi thư điện tử tự động.

2. Thành phần công việc

- Khảo sát, phân tích yêu cầu xây dựng hệ thống phần mềm xử lý ảnh số;

- Xây dựng hồ sơ phân tích thiết kế phần mềm ứng dụng;

- Xây dựng một hệ thống các phần mềm xử lý ảnh và cơ sở dữ liệu bản đồ.

- Thiết lập các phần cứng và cài đặt

+ Cài đặt hệ thống lưu trữ cơ sở dữ liệu (NAS) và các phần mềm cần thiết

+ Cài đặt hệ thống vận hành trên máy chủ xử lý dữ liệu Server 1.

+ Tạo các tài khoản sử dụng (Server 1).

+ Tạo cấu trúc hệ thống các thư mục (Server 1).

+ Sao chép các mã của SRSS vào các thư mục chức năng (Server 1).

- Cài đặt ban đầu cho hệ thống máy chủ xử lí dữ liệu (Server 1)

+ Cài đặt hệ thống máy chủ xử lí dữ liệu cho trang web theo dõi cháy rừng trực tuyến bao gồm:

Kết nối mạng

Cài đặt địa chỉ IP

Cài đặt DNS

Cài đặt Firewall

Tạo tài khoản người sử dụng

+ Cài đặt đoạn mã xử lí trong hệ thống máy chủ TeraScan của Cục Kiểm lâm để gửi các ảnh MODIS level 1b cho Máy chủ Sever 1.

+ Cài đặt đoạn mã xử lí trong máy chủ Server 1 để xuất các số liệu ảnh MODIS level 1b sang môi trường Windows dưới dạng các số liệu định dạng ER-mapper để phân tích ảnh.

+ Cài đặt đoạn mã xử lí trong máy chủ Server 1 để chuyển các số liệu điểm cháy bằng thuật toán MOD14 FHS (Fire Hot Spots) sang các file có định dạnh ESRI shapefile.

+ Cài đặt đoạn mã xử lí trong máy chủ  Server1 để tạo các ảnh MODIS dưới định dạng Geotiff đối vơi các ảnh ban ngày sử dụng các kênh phổ 2,2,1 (phổ nhìn thấy) và các ảnh ban đêm sử dụng các kênh phổ 31 (phổ nhiệt).

+ Cài đặt các đoạn mã xử lí trong máy chủ  Server 1 để có thể xuất các dữ liệu về điểm cháy bằng thuật toán MOD14 dưới định dạng shapefiles, và ảnh MODIS dưới định dạng Geotiff và chuyển các dự liệu thô về SRSS,  cho công tác cài đặt vào máy chủ Server 2.

+ Tạo dựng hệ thống lưu trữ tạm thời trong hệ thống máy chủ xử lý ảnh để lưu trữ ảnh MODIS ở dạng Geotiff và dữ liệu về điểm cháy bằng thuật toán MOD14 (MOD14 FHS) dưới định dạng shapefiles.

+ Đào tạo về phân tích ảnh MODIS để lập bản đồ rừng và nâng cao tính chính xác trong phát hiện cháy trong môi trường sử dụng hệ điều hành Windows.

+ Thực hiện đào tạo về hệ điều hành Linux để quản lý hiệu quả hệ thống TeraScan hiện tại.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu ở máy chủ Server 2

+ Xây dựng ảnh nền Landsat của Việt Nam

+ Chuẩn bị và kiểm tra các dữ liệu bản đồ bổ trợ           

+ Thiết kế và xây dựng hệ thống bản đồ

+ Xây dựng các kết nối về dữ liệu

+ Tiếp thu, góp ý và chỉnh sửa theo yêu cầu

+ Cơ quan sử dụng thử nghiệm và chỉnh sửa

- Triển khai lắp đặt

+ Cài đặt Máy chủ Server 2, NAS và các phần mềm khác

+ Cài đặt các kênh kết nối cơ sở dữ liệu           

+ Tiếp nhận góp ý và chỉnh sửa theo yêu cầu

+ Cơ quan sử dụng kiểm tra và sửa đổi

- Xây dựng các tài liệu và chuyển giao

- Xây dựng bộ cài đặt

- Hướng dẫn sử dụng

- Bảo hành theo quy định

3. Số mô-đun: 33 (ba ba)

4. Định mức

Đơn vị tính: 1 MĐ

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN 01

Vật liệu

 

 

Giấy A4 Bãi Bằng

Ram

4,0

Mực in

Hộp

2,0

Vật liệu khác

%

20,0

Nhân công

 

 

Nhân công (lập trình viên bậc 7,5/8)

Công

210,0

Máy

 

 

Máy tính Pentium IV

Ca

168,0

Máy khác

%

30,0

V. ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG PHẦN MỀM PHÂN VÙNG TRỌNG ĐIỂM CHÁY RỪNG

1. Yêu cầu kỹ thuật

- Phần mềm hoạt động trong môi trường mạng hoặc trên máy đơn

- Kết hợp kết quả về các điểm cháy hàng tháng, số liệu khí tượng và tình hình đốt nương làm rẫy ở dịa phương.

2. Thành phần công việc

- Khảo sát, phân tích yêu cầu xây dựng và nâng cấp phần mềm ứng dụng;

- Xây dựng hồ sơ phân tích thiết kế phần mềm ứng dụng;

- Xây dựng phần mềm ứng dụng:

+ Nhập vầ lưu trữ số liệu khí tượng hàng ngày của các trạm khí tượng.

+ Thu nhập và lưu trữ số liệu các điểm cháy phát hiện hàng ngày do Trạm thu MODIS của Cục Kiểm lâm thu nhận được.

+ Cập nhật bản đồ hiện trạng rừng.

+ Tính toán lập bản đồ trọng điểm cháy rừng toàn quốc cho từng tháng. In bản đồ trọng điểm ở các khổ giấy A4, A3, tỷ lệ 1/50.000, tỷ lệ 1/100.000.

+ Hiển thị bản đồ phân vùng trọng điểm cháy.

+ Quản lý cơ sở dữ liệu những vùng trong điểm cháy trong nhiều năm phục vụ mục đích thống kê và cảnh báo cháy rừng.

- Triển khai thí điểm;

- Hoàn thiện phần mềm;

- Lập hồ sơ, tài liệu hướng dẫn sử dụng và đưa vào phần Help.

- Xây dựng bộ cài đặt.

- Hướng dẫn sử dụng; bảo hành theo quy định.

3. Số mô-đun: 3 (ba)

4. Định mức

Đơn vị tính: 1 MĐ

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN 01

Vật liệu

 

 

Giấy A4 Bãi Bằng

Ram

4,0

Mực in

Hộp

2,0

Vật liệu khác

%

20,0

Nhân công

 

 

Nhân công (lập trình viên bậc 7,5/8)

Công

150,0

Máy

 

 

Máy tính Pentium IV

Ca

144,0

Máy khác

%

30,0

VI. ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÁC VỤ VI PHẠM LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIẺN RỪNG

1. Yêu cầu kỹ thuật

- Phần mềm hoạt động trong môi trường mạng

- Mô hình sử dụng theo 3 cấp là huyện, tỉnh và toàn quốc

- Có thể truy tìm kẻ tái phạm trong toàn quốc

2. Thành phần công việc

- Khảo sát, phân tích yêu cầu xây dựng phần mềm ứng dụng;

- Xây dựng hồ sơ phân tích hệ thống và thiết kế phần mềm ứng dụng;

- Xây dựng phần mềm ứng dụng hoạt động trên mạng:

+ Nhập và lưu hồ sơ vi phạm của từng vụ vi phạm, quyết định xử phạt của từng đối tượng vi phạm.

+ Lập các báo cáo thống kê theo các đơn vị về lâm sản bị tịch thu bao gồm: Gỗ tròn, gỗ xẻ, sản phẩm gỗ, động vật hoang dã (số kg và số con), lâm sản khác ngoài gỗ, phương tiện vi phạm. Đối với lâm sản và động vật hoang dã cần phân biệt thông thường và quý hiếm.

+ Lập báo cáo thống kê về đối tượng vi phạm, các hình thức vi phạm, các cơ quan vi phạm, phân loại các đối tượng vi phạm theo giới tính, dân tộc,...

+ Thống kê các đối tượng tái phạm (tìm kiếm, tra cứu).

+ Lập báo cáo tổng hợp.

- Triển khai thí điểm;

- Hoàn thiện phần mềm.

- Lập hồ sơ, tài liệu quản trị và hướng dẫn sử dụng và đưa vào phần Help của phần mềm.

- Xây dựng bộ cài đặt.

- Hướng dẫn sử dụng; bảo hành theo quy định.

3. Số mô-đun: 6 (sáu)

4. Định mức

Đơn vị tính: 1 MĐ

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN 01

Vật liệu

 

 

Giấy A4 Bãi Bằng

Ram

4,0

Mực in

Hộp

2,0

Vật liệu khác

%

20,0

Nhân công

 

 

Nhân công (lập trình viên bậc 7,5/8)

Công

210,0

Máy

 

 

Máy tính Pentium IV

Ca

168,0

Máy khác

%

30,0

VII. ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG PHẦN MỀM CHỈ HUY CHỮA CHÁY RỪNG

1. Yêu cầu kỹ thuật

- Xác định vị trí điểm cháy rừng, diện tích rừng đang cháy, địa hình, hướng gió ngay trên bản đồ hiện trạng rừng sau khi nhận được thông tin báo từ thực địa.

- Chỉ huy chữa cháy tại địa phương với sự trợ giúp của bản đồ rừng có hiển thị điểm cháy đang xảy ra.   

2. Thành phần công việc

- Khảo sát, phân tích yêu cầu xây dựng và nâng cấp phần mềm CBCR;

- Xây dựng hồ sơ phân tích thiết kế phần mềm ứng dụng;

- Xây dựng phần mềm ứng dụng:

+ Xác định điểm cháy đang xảy ra trên bản đồ số.

+ Chỉ huy chữa cháy bằng cách chọn phương án

+ Tìm các điểm cháy trong quá khứ theo ngày và lập báo cáo

+ Tổng hợp các điểm cháy theo thời gian

- Triển khai thí điểm;

- Hoàn thiện phần mềm

- Lập hồ sơ, tài liệu hướng dẫn sử dụng và đưa vào phần Help của phần mềm

- Xây dựng bộ cài đặt

- Hướng dẫn sử dụng cho Cục Kiểm lâm.

- Bảo hành theo quy định

3. Số mô-đun: 4 (bốn)

4. Định mức

Đơn vị tính: 1 MĐ

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN 01

Vật liệu

 

 

Giấy A4 Bãi Bằng

Ram

4,0

Mực in

Hộp

2,0

Vật liệu khác

%

20,0

Nhân công

 

 

Nhân công (lập trình viên bậc 7,5/8)

Công

150,0

Máy

 

 

Máy tính Pentium IV

Ca

144,0

Máy khác

%

30,0

VIII. ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ BẢN ĐỒ RỪNG TRÊN WEBSITE

1. Yêu cầu kỹ thuật

- Đưa bản đồ hiện trạng rừng cấp xã (tới lô trạng thái) lên website đảm bảo các chức năng: Phóng to, thu nhỏ, kéo, chọn, đo chiều dài, đo diện tích khu vực chọn, in ở các tỷ lệ mong muốn (zoom out, zoom in, pan, print).

- Bảo đảm tốc độ truy cập đọc bản đồ trên mạng một cách bình thường.

- Vận hành trên máy chủ để quản lý bản đồ toàn quốc với 1 số chức năng truy vấn cơ sở dữ liệu, tính toán thống kê rừng.

- Hệ thống quản lý bản đồ rừng trên mạng có chức năng phân quyền sử dụng:

+ Quyền được view, hiển thị bản đồ hiện trạng rừng;

+ Quyền in ở tỷ lệ: A4, A3, 1/10.000, 1/25.000.

+ Quyền cho phép cập nhật, chỉnh sửa dữ liệu…

2. Thành phần công việc

- Khảo sát, phân tích yêu cầu xây dựng phần mềm ứng dụng;

- Xây dựng hồ sơ phân tích thiết kế phần mềm ứng dụng;

- Xây dựng phần mềm ứng dụng;

- Biên tập bản đồ 1 xã để chạy thử;

- Triển khai thí điểm 1 tỉnh để đánh giá;

- Hoàn thiện phần mềm;

- Lập hồ sơ, tài liệu hướng dẫn sử dụng và đưa vào phần Help của phần mềm;

- Xây dựng bộ cài đặt;

- Hướng dẫn sử dụng;

- Bảo hành theo quy định

3. Số mô-đun: 4 (bốn)

4. Định mức

Đơn vị tính: 1 MĐ

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN 01

Vật liệu

 

 

Giấy A4 Bãi Bằng

Ram

4,0

Mực in

Hộp

2,0

Vật liệu khác

%

20,0

Nhân công

 

 

Nhân công (lập trình viên bậc 7,5/8)

Công

180,0

Máy

 

 

Máy tính Pentium IV

Ca

160,0

Máy khác

%

30,0

Phần thứ sáu:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tập định mức để làm căn cứ trong việc lập dự toán cho các công việc ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thám phục vụ công tác quản lý nhà nước về Kiểm lâm.

Khi Nhà nước có thay đổi chế độ tiền lương, giá nhiên liệu, năng lượng... thì đơn giá được điều chỉnh tương ứng.

Trong quá trình thực hiện nếu có nội dung nào bất cập thì chủ đầu tư trình Bộ xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

Hứa Đức Nhị

 

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3060/QĐ-BNN-KL ngày 15/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phụ lục 1: Bảng giá ca máy và thiết bị tin học (tính theo giá quí III năm 2007)

TT

Loại máy tính

Đơn giá (đồng/ca)

1

Máy tính Pentium IV

22.309,71

2

Máy Scanner HP 5790 (theo giá thuê tại thị trường)

12.857,14

Phụ lục 2: Bảng tiền lương ngày công của cán bộ lập trình

(Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007; mức lương tối thiểu là 450.000 đồng/tháng)

TT

Bậc lương

Hệ số Lương

Mức lương Tháng

Các khoản phụ cấp

Cộng lương tháng

Lương ngày

Lương phụ  (12% LCB)

Lương khoán (4% LCB)

1

Bậc 1/8

4.40

1,980,000

237,600

79,200

2,296,800

104,400

2

Bậc 1,5/8

4.57

2,056,500

246,780

82,260

2,385,540

108,434

3

Bậc 2/8

4.74

2,133,000

255,960

85,320

2,474,280

112,467

4

Bậc 2,5/8

4.91

2,209,500

265,140

88,380

2,563,020

116,501

5

Bậc 3/8

5.08

2,286,000

274,320

91,440

2,651,760

120,535

6

Bậc 3,5/8

5.25

2,362,500

283,500

94,500

2,740,500

124,568

7

Bậc 4/8

5.42

2,439,000

292,680

97,560

2,829,240

128,602

8

Bậc 4,5/8

5.59

2,515,500

301,860

100,620

2,917,980

132,635

9

Bậc 5/8

5.76

2,592,000

311,040

103,680

3,006,720

136,669

10

Bậc 5,5/8

5.93

2,668,500

320,220

106,740

3,095,460

140,703

11

Bậc 6/8

6.10

2,745,000

329,400

109,800

3,184,200

144,736

12

Bậc 6,5/8

6.27

2,821,500

338,580

112,860

3,272,940

148,770

13

Bậc 7/8

6.44

2,898,000

347,760

115,920

3,361,680

152,804

14

Bậc 7,5/8

6.61

2,974,500

356,940

118,980

3,450,420

156,837

15

Bậc 8/8

6.78

3,051,000

366,120

122,040

3,539,160

160,871

Phụ lục 3. Bảng tiền lương ngày công của cán bộ nhập dữ liệu

(Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007; mức lương tối thiểu là 450.000 đồng/tháng)

T T

Bậc lương

Hệ số lương

Mức lương Tháng

Các khoản phụ cấp

Cộng lương tháng

Lương ngày

Lương phụ (12% LCB)

Lương khoán (4%LCB)

1

Bậc 1/12

1.86

837,000

100,440

33,480

970,920

44,133

2

Bậc 1,5/12

1.96

882,000

105,840

35,280

1,023,120

46,505

3

Bậc 2/12

2.06

927,000

111,240

37,080

1,075,320

48,878

4

Bậc 2,5/12

2.16

972,000

116,640

38,880

1,127,520

51,251

5

Bậc 3/12

2.26

1,017,000

122,040

40,680

1,179,720

53,624

6

Bậc 3,5/12

2.36

1,062,000

127,440

42,480

1,231,920

55,996

7

Bậc 4/12

2.46

1,107,000

132,840

44,280

1,284,120

58,369

8

Bậc 4,5/12

2.56

1,152,000

138,240

46,080

1,336,320

60,742

9

Bậc 5/12

2.66

1,197,000

143,640

47,880

1,388,520

63,115

10

Bậc 5,5/12

2.76

1,242,000

149,040

49,680

1,440,720

65,487

11

Bậc 6/12

2.86

1,287,000

154,440

51,480

1,492,920

67,860

12

Bậc 6,5/12

2.96

1,332,000

159,840

53,280

1,545,120

70,233

13

Bậc 7/12

3.06

1,377,000

165,240

55,080

1,597,320

72,605

14

Bậc 7,5/12

3.16

1,422,000

170,640

56,880

1,649,520

74,978

15

Bậc 8/12

3.26

1,467,000

176,040

58,680

1,701,720

77,351

16

Bậc 8,5/12

3.36

1,512,000

181,440

60,480

1,753,920

79,724

17

Bậc 9/12

3.46

1,557,000

186,840

62,280

1,806,120

82,096

18

Bậc 9,5/12

3.56

1,602,000

192,240

64,080

1,858,320

84,469

19

Bậc 10/12

3.66

1,647,000

197,640

65,880

1,910,520

86,842

20

Bậc 10,5/12

3.76

1,692,000

203,040

67,680

1,962,720

89,215

21

Bậc 11/12

3.86

1,737,000

208,440

69,480

2,014,920

91,587

22

Bậc 11,5/12

3.96

1,782,000

213,840

71,280

2,067,120

93,960

Ca

Bậc 12/12

4.06

1,827,000

219,240

73,080

2,119,320

96,333

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 3060/QĐ-BNN-KL

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu3060/QĐ-BNN-KL
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/10/2007
Ngày hiệu lực15/10/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 3060/QĐ-BNN-KL

Lược đồ Quyết định 3060/QĐ-BNN-KL quy định tạm thời Định mức dự toán áp dụng dự án ứng dụng công nghệ thông tin viễn thám phục vụ Kiểm lâm


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 3060/QĐ-BNN-KL quy định tạm thời Định mức dự toán áp dụng dự án ứng dụng công nghệ thông tin viễn thám phục vụ Kiểm lâm
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu3060/QĐ-BNN-KL
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người kýHứa Đức Nhị
                Ngày ban hành15/10/2007
                Ngày hiệu lực15/10/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Tài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 3060/QĐ-BNN-KL quy định tạm thời Định mức dự toán áp dụng dự án ứng dụng công nghệ thông tin viễn thám phục vụ Kiểm lâm

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 3060/QĐ-BNN-KL quy định tạm thời Định mức dự toán áp dụng dự án ứng dụng công nghệ thông tin viễn thám phục vụ Kiểm lâm

                  • 15/10/2007

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 15/10/2007

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực