Quyết định 307-TTg

Quyết định 307-TTg năm 1994 về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 307-TTg quy định vấn đề về kinh doanh sử dụng sản phẩm thay thế sữa mẹ để hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ đã được thay thế bởi Nghị định 74/2000/NĐ-CP kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ và được áp dụng kể từ ngày 21/12/2000.

Nội dung toàn văn Quyết định 307-TTg quy định vấn đề về kinh doanh sử dụng sản phẩm thay thế sữa mẹ để hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 307-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 1994

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ SỮA MẸ ĐỂ HỖ TRỢ VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 11 tháng 7 năm 1989; Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 16 tháng 8 năm 1991;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế, để bảo vệ sức khoẻ cho trẻ em,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sữa mẹ là loại thức ăn tốt nhất cho trẻ em. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nguồn sữa mẹ, khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ, thông tin đầy đủ cho các bà mẹ về tính ưu việt nhất của sữa mẹ, các phương pháp nuôi con phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Điều 2.

1- Các sản phẩm thay thế sữa mẹ là sữa và các loại thức ăn cho trẻ em được chế tạo bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, dùng để thay thế hoàn toàn hoặc một phần sữa mẹ, bao gồm các sản phẩm sửa, ngũ cốc, hỗn hợp rau, nước hoa quả và các loại chè, bình đựng sữa và đầu vú cao su.

2- Việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ phải tuân theo các quy định của Quyết định này.

Điều 3. Trong các chương trình thông tin về bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em phải dành sự ưu tiên cho thông tin, giáo dục về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và các phương pháp nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Điều 4. Những tài liệu thông tin, giáo dục đề cập việc nuôi dưỡng trẻ em phải đạt các yêu cầu sau:

1- Bảo đảm tính khách quan và khoa học.

2- Tuyên truyền tính ưu việt của sữa mẹ và việc nuôi con bằng sữa mẹ; khẳng định sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ; ích lợi của việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đối với trẻ từ khi được sinh ra cho đến 4 hoặc 6 tháng tuổi; các chất chống nhiễm khuẩn của sữa mẹ sẽ giúp đỡ cho trẻ chống lại bệnh tật đặc biệt là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tiêu chảy.

3- ảnh hưởng không tốt của việc cho trẻ bú chai.

4- Những tài liệu hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm thay thế sữa mẹ phải đề cấp những ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ của trẻ em và việc chi tiêu tốn kém khi sử dụng không cần thiết hoặc sử dụng không đúng.

Điều 5. Nghiêm cấm những hành vi sau:

1- Quảng cáo sai sự thật việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

2- Tặng cho các bà mẹ mới sinh con có sữa mẹ hoặc các thành viên trong gia đình họ các loại hàng mẫu sản phẩm nhằm khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm đó để thay sữa mẹ.

3- Tặng quà hoặc tài trợ dưới mọi hình thức cho cán bộ y tế ở các bệnh viên, nhà hộ sinh hoặc các cơ sở y tế khác nhằm quảng cáo thay sữa mẹ với mục đích kinh doanh các sản phẩm thay thế.

Điều 6. Bộ Y tế, Bộ Văn hoá - thông tin, Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức xã hội khác tuyên truyền, giáo dục các bà mẹ về tính ưu việt của sữa mẹ và duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Điều 7. Bộ Thương mại chỉ cấp giấy phép nhập khẩu các sản phẩm thay thế sữa mẹ sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ Y tế và quản lý việc kinh doanh các sản phẩm đó trên thị trường Việt Nam.

Điều 8.

1- Các tổ chức của Nhà nước, tập thể, tư nhân, các tổ chức của người nước ngoài tại Việt Nam có sử dụng lao động nữ phải tạo điều kiện cho phụ nữ được khám thai theo định kỳ, bảo đảm thời giam nghỉ trước và sau khi đẻ, bảo đảm giờ cho con bú và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

2- Các cơ sở sản khoa của Nhà nước, và tư nhân, có trách nhiệm khuyến khích và tạo điều kiện để bà mẹ được cho con bú ngay sau khi sinh con 1/2 giờ.

Điều 9. Trong trường hợp cần phải sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ cho trẻ, các nhân viên y tế phải giải thích rõ cách sử dụng và hậu quả xấu có thể xảy ra khi sử dụng không đúng.

Điều 10.

1- Nhãn hiệu các sản phẩm thay thế sữa mẹ phải được thiết kế chỉ nhằm mục đích hướng dẫn việc sử dụng sản phẩm. Nội dung của nhãn hiệu phải ghi đầy đủ các yêu cầu sau:

- Thành phần thêm vào sản phẩm;

- Phân tích thành phần sản phẩm;

- Điều kiện bảo quản;

- Số lô hàng - nơi sản xuất;

- Thời hạn sử dụng;

- Cách sử dụng.

2- Nhãn hiệu các sản phẩm thay thế sữa mẹ phải được đăng ký tại Cục Sáng chế - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường theo quy định của pháp luật.

3- Các sản phẩm thay thế sữa mẹ đưa ra thị trường phải đạt tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.

Điều 11.

1- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc duy trì, khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

2- Người vi phạm các quy định trong Quyết định này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3- Mức phạt tiền của xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 500.000 đồng đối với các hành vi khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 1.000.000 đồng đối với các vi phạm về thông tin quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 2.000.000 đồng đối với các vi phạm về nhãn hiệu sản phẩm và chất lượng sản phẩm.

d) Buộc tiêu huỷ sản phẩm đối với các vi phạm về chất lượng sản phẩm.

e) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm Khoản 3 Điều 5 của Quyết định này.

4- Thanh tra y tế được quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Điều 12.

1- Quyết định này có hiệu lực kể từ này ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

2- Bộ trưởng các Bộ Y tế, Thương mại, Văn hoá - Thông tin và Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.

3- Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nguyễn Khánh

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 307-TTg

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu307-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/06/1994
Ngày hiệu lực10/06/1994
Ngày công báo15/01/1995
Số công báoSố 1
Lĩnh vựcThương mại, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/12/2000
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Quyết định 307-TTg quy định vấn đề về kinh doanh sử dụng sản phẩm thay thế sữa mẹ để hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ


Văn bản bị đính chính

    Văn bản được hướng dẫn

      Văn bản đính chính

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Quyết định 307-TTg quy định vấn đề về kinh doanh sử dụng sản phẩm thay thế sữa mẹ để hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ
          Loại văn bảnQuyết định
          Số hiệu307-TTg
          Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
          Người kýNguyễn Khánh
          Ngày ban hành10/06/1994
          Ngày hiệu lực10/06/1994
          Ngày công báo15/01/1995
          Số công báoSố 1
          Lĩnh vựcThương mại, Thể thao - Y tế
          Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/12/2000
          Cập nhật7 năm trước

          Văn bản được dẫn chiếu

            Văn bản được hợp nhất

              Văn bản gốc Quyết định 307-TTg quy định vấn đề về kinh doanh sử dụng sản phẩm thay thế sữa mẹ để hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ

              Lịch sử hiệu lực Quyết định 307-TTg quy định vấn đề về kinh doanh sử dụng sản phẩm thay thế sữa mẹ để hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ