Quyết định 315/QĐ-UBND

Quyết định 315/QĐ-UBND năm 2007 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Nội dung toàn văn Quyết định 315/QĐ-UBND 2007 quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Lâm Đồng


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 315/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 19 tháng 01 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỔNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 64/2006/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng về xã hội hóa công tác Y tế tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 - 2010;

Tiếp theo Quyết định số 3922/QĐ-UB ngày 30/12/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc Phê duyệt đề cương dự án Quy hoạch phát triển ngành y tế và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và dự toán kinh phí 1ập dự án;

Xét Tờ trình số 56/TT-YT ngày 04/7/2006 của Sở Y tế về việc xin phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1634/TT-KHĐT ngày 13/12/2006.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau :

I. Tên công trình: Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 .

II. Địa điểm và phạm vi Quy hoạch: Toàn tỉnh Lâm Đồng.

III. Nội dung chủ yếu:

1. Quan điểm:

- Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó ngành Y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn.

- Thực hiện chăm sóc sức khoẻ toàn diện, gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ; phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.

- Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế gắn với xã hội hoá; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ; phát triển hài hoà hệ thống y tế công lập và ngoài công lập.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát:

Xây dưng hệ thống y tế hiện đại và đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống; đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 - 2010, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .

b) Mục tiêu cụ thể:

- Phát triển hệ thống y tế dự phòng đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các loại dịch bệnh và các đường truyền bệnh nhằm chủ động phòng, chống dịch để khống chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết do các bệnh dịch, các bệnh truyền nhiễm; duy trì thành quả của các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia trên địa bàn tỉnh, tiến tới thanh toán và loại trừ một số dịch bệnh nguy hiểm lưu hành tại địa phương; hạn chế tốc độ gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS, bệnh lao, các bệnh xã hội khác và tai nạn gây thương tích.

- Sắp xếp lại mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng theo hướng: Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự phòng theo cụm dân cư; phát triển có chọn lọc các trung tâm y tế chuyên sâu, mạng lưới y tế tư nhân nhằm đáp ứng mọi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của các tầng lớp nhân dân. Đến năm 2010 số giường bệnh/vạn dân đạt 28,5giường (trong đó 20 - 30% giường bệnh tự hạch toán và tư nhân); đến năm 2020 đạt trên 30 giường ( trong đó 40-50% giường bệnh tự hạch toán và tư nhân).

- Hiện đại hoá các cơ sở khám chữa bệnh; áp dụng khoa học kỹ thuật y học tiên tiến; mở rộng hợp tác Khu vực và Quốc tế về y tế; kết hợp phát triển y học hiện đại và y học cổ truyền nhằm nâng cao chất lượng phòng bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe ở tất cả các tuyến y tế. Phấn đấu đến năm 2010 tai biến sản khoa giảm 50% so với năm 2005 , tỷ lệ kỹ thuật cao tại tuyến tỉnh đạt 40 - 50%; đến năm 2020 tai biến sản khoa giảm 60% so với năm 2005, tỷ lệ kỹ thuật cao tại tuyến tỉnh đạt trên 50%.

- Phát triển mạnh công nghiệp dược và mạng lưới lưu thông, phân phối đảm bảo chủ động cung cấp đầy đủ thuốc, vắc xin có chất lượng và giá cả hợp lý cho công tác phòng, chữa bệnh.

- Xã hội hoá sự nghiệp y tế, thực hiện công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là các dịch vụ khám chữa bệnh cho người nghèo. Đến năm 2010 số lần khám/người đạt trên 3 lần/năm, trên 90% phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ; đến năm 2020 số lần khám/người đạt trên 3,5 lần/năm, 100% phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ. Tăng nguồn thu từ các dịch vụ y tế lên 30% vào năm 2010 và 50 - 60% vào năm 2020 so với hiện nay.

- Tăng cường công tác đào tạo, từng bước hình thành đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn và quản lý giỏi, bảo đảm tính đồng bộ trên các lĩnh vực chuyên khoa. Đến năm 2010 bình quân có 6 bác sĩ/vạn dân, tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ đạt trên 2,5 lần, mỗi trạm y tế có ít nhất 5 cán bộ y tế, trong đó 100% trạm y tế xã có bác sĩ và nữ hộ sinh trung học; năm 2020 bình quân có trên 7 bác sĩ/vạn dân, tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ đạt trên 3 lần, mỗi trạm y tế có ít nhất 6 cán bộ y tế.

- Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường, phòng ngừa bệnh, tật, vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển các phong trào thể dục thể thao, dưỡng sinh trong các tầng lớp nhân dân, xây dựng lối sống lành mạnh, vệ sinh an toàn trong lao động và các khu dân cư.

- Đáp ứng tốt các yêu cầu y tế khẩn cấp trong các tình huống thiên tai, thảm họa, thương vong, ngộ độc hàng loạt trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận; phối hợp hoặc chi viện y tế đột xuất phục vụ an ninh, quốc phòng.

c) Các chỉ tiêu về sức khỏe đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020:

- Tuổi thọ trung bình đạt 76 tuổi vào năm 2010 và 78 tuổi vào năm 2020 .

- Giảm tỷ lệ chết mẹ/ 100.000 trẻ đẻ ra sống còn dưới 45 vào năm 2010 và dưới 35 vào năm 2020.

- Tỷ suất chết trẻ em dưới 6,5%0 vào năm 2010 và dưới 6%0 vào năm 2020

- Tỷ lệ trẻ em mới đẻ có trọng lượng dưới 2500g còn dưới 5% năm 2010 và dưới 4% vào năm 2020.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 20% vào năm 2010 và dưới 15% vào năm 2020. Từ năm 2010 không còn trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nặng.

- Chiều cao trung bình của thanh niên Lâm Đồng đạt mức 1,65m vào năm 2010 và 1,68m vào năm 2020.

3. Nội dung quy hoạch

a) Phát triển hệ thống y tế dự phòng:

- Củng cố mạng lưới y tế dự phòng và chăm sóc sức khoẻ sinh sản: Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại và đào tạo cán bộ chuyên môn từ tỉnh tới cơ sở để đáp ứng các nhiệm vụ nghiên cứu, dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các bệnh dịch, đặc biệt là HIV/AIDS, các bệnh dịch nguy hiểm và các dịch bệnh lạ mới phát sinh.

- Thành lập Viện Y học Dự phòng tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở sát nhập các Trung tâm đầu ngành tuyến tỉnh hiện nay; nâng cấp Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm thành Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm, Mỹ phẩm và Thực phẩm; thành lập Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Giám định Y khoa, pháp y, phát triển Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và dinh dưỡng trẻ em. Thành lập và hoàn thiện tổ chức bộ máy Trung tâm Y tế dự phòng các huyện, thị, thành phố trên cơ sở sát nhập đội y tế dự phòng và đội kế hoạch hóa gia đình. Đến năm 2010, các Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện phải có các khoa Dịch tễ, khoa Phòng, chống HIV/AIDS, khoa Phòng chống các bệnh xã hội; đến năm 2020 có đầy đủ các khoa theo quy chuẩn.

- Mở rộng và triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và nâng cao sức khỏe như: Không để xảy ra dịch sốt rét, hạn chế tối đa số mắc và tử vong do sốt rét; tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đạt trên 95%, mở rộng diện tiêm chủng một số vaccin mới như: Viêm gan siêu vi B, Viêm não Nhật Bản, Quai bị .v.v.; phòng chống bệnh lao có hiệu quả, chủ động phát hiện và điều trị triệt để bệnh nhân lao mới; duy trì kết quả loại trừ bệnh phong trong cộng đồng; chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là thức ăn đường phố, hạn chế.tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn tỉnh; duy trì độ bao phủ muối Iode trong cộng đồng trên 95%, hạ thấp ty lệ bướu cổ trẻ em 8 - 12 tuổi xuống dưới 4% vào năm 2010; phông chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng .v.v.

- Phát triển các phong trào vệ sinh, phòng bệnh, thể dục thể thao và xây dựng "Làng Văn hóa - Sức khỏe". Có biện pháp ngăn ngừa để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đối với sức khỏe do thay đổi lối sống, môi trường và điều kiện lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phòng chống hiệu quả các bệnh nghề nghiệp. Củng cố và phát triển y tế học đường. Chú trọng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi và các hoạt động phục hồi chức năng. Tăng cường sức khỏe, nâng cao chế độ dinh dưỡng, điều kiện vệ sinh cho trẻ em và bà mẹ là ưu tiên hàng đầu để tất cả trẻ em được sống khỏe mạnh, có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

b) Hoàn thiện mạng lưới và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh:

- Huy động các nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hệ thống bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện đa khoa miến tỉnh và bệnh viện các huyện. Đến năm 2010 tổng số giường bệnh đạt mức 3.620giường, bình quân có 28,5giường bệnh/vạn dân, trong đó có 24 - 25 giường bệnh công lập.

- Nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng và Bệnh viện II Bảo Lộc trở thành bệnh viện hạng I có khả năng thực hiện các kỹ thuật y tế chuyên sâu. Nâng cấp và mở rộng Bệnh viện Điều dưỡng và .Phục hồi chức .năng, khu điều trị phong Di Linh. Thành lập Bệnh viện Tâm thần tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm chẩn đoán Y khoa kỹ thuật cao, Trung tâm y học hạt nhân và xạ trị khu vực Tây Nguyên, các bệnh viện tại các khu công nghiệp, khu du lịch. Nâng cấp các bệnh viện huyện thành bệnh viện hạng III. Củng cố hoạt động các khoa phục hồi chức năng ở tuyến tỉnh và tuyến huyện, phát triển chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại 100% huyện, thị, thành vào năm 2010.

- Phát triển mạng lưới y tế cơ sở đạt chuẩn Quốc gia, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ ở trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho toàn dân, đặc biệt đối với người nghèo, đồng bào dân tộc, nhân dân tại các vung sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Đến năm 2010 hệ thống y tế công lập tuyến tỉnh có: 2 bệnh đa khoa, 6 bệnh viện chuyên khoa, 6 trung tâm chuyên khoa phòng bệnh, 1 Viện Y học dự phòng; tuyến huyện có: 11 bệnh viện, 13Trung tâm Y tế dự phòng, 25 phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh khu vực; tuyến xã - phường - thị trấn: 160 trạm y tế, 30 phân trạm y tế khu dân cư; hệ thống y tế ngoài công lập: 3 bệnh viện tư nhân, 2 bệnh viện khu công nghiệp, 1 Trung tâm chẩn đoán Y khoa chất lượng cao.

- Phát triển Y tế thôn bản: mỗi thôn, bản, khu phố có 1 - 2 nhân viên y tế thôn bản và được cấp đầy đủ túi thuốc và dụng cụ cần thiết theo quy định.

- Phát triển và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế của mạng lưới Y dược tư nhân, số lượng cơ sở hành nghề y dược tư nhân tăng bình quân 2 - 3%/năm, đến năm 2010 có khoảng 300/0 nhu cầu khám chữa bệnh ngoại trú và 10% nhu câu khám chữa bệnh nội trú của nhân dân Lâm Đồng được hệ thống y tế ngoài công lập đảm nhiệm chăm sóc.

- Phát triển Y dược học cổ truyền: Hoàn thiện Bệnh viện Y học cổ truyền Bảo Lộc; duy trì và củng cố các khoa đông y tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện; xây dựng mô hình xã, phường, thị trấn tiên tiến về y học cổ truyền; khai thác tiềm năng của y học dân gian; vận động, khuyến khích và hướng dẫn nhân dân nuôi, trồng và sử dụng các cây, con làm thuốc. Đến năm 2010, tất cả các trạm y tế tuyến xã đều có một phòng chẩn trị và cán bộ y học cổ truyền.

- Kết hợp quân y và dân y trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số .v.v.; chủ động phòng, chống và khắc phục hậu quả các tình huống khẩn cấp như dịch bệnh, thảm họa, thiên tai .v.v. Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng khám quân dân y hiện có và nhân rộng mô hình này ở một số huyện trong tỉnh.

- Phát triển và hiện đại hoá ngành công nghiệp dược nhằm đảm bảo sản xuất một số mặt hàng thuốc đạt tiêu chuẩn GMP; ưu tiên bào chế một số dược phẩm từ nguồn dược liệu tại địa phương; phát triển các vùng dược liệu, các cơ sở sản xuất nguyên liệu được; củng cố và phát triển mạng lưới phân phối, cung ứng thuốc đến tận xã, phường và các khu vực đông dân cư.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tiếp cận và ứng dụng những thành tựu về khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn y tế.

c) Phát triển nguồn nhân lực y tế:

Xây dựng đội ngũ nhân lực y tế của tỉnh theo cơ cấu hợp lý, đồng bộ, chuyên môn giỏi, y đức tốt, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh.

Quy hoạch đến năm 2010 tổng số cán bộ y tế có 5.085 người, trong đó tuyến tỉnh 1.779 người; tuyến huyện 1.225 người; tuyến xã, phường, thị trấn 827 người; y tế thôn bản. 1 .254 người. Đến năm 2020 tổng số cán bộ y tế có 6.113 người, trong đó tuyến tỉnh 1 .900 người; tuyến huyện 1.666 người; tuyến xã, phường, thị trấn 1.041 người; y tế thôn bản 1.506 người.

-Tăng cường đào tạo cán bộ, bên cạnh việc đào tạo đồng bộ các chuyên khoa để bố trí phù hợp, cân đối và đầy đủ trên các lĩnh vực chuyên môn, cần tập trung đào tạo các chuyên gia kỹ thuật, bảo dưỡng và vận hành trang thiết bị y tế, quản lý y tế. Nâng cấp trường Trung học Y tế Lâm Đồng lên trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng vào năm 2008, quy mô đào tạo 400 - 500 cán bộ y tế/năm.

- Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ y tế hiện có, đến năm 2010 từ tuyến huyện trở lên sẽ không còn cán bộ y tế có chức danh y sỹ, y tá trung sơ học, dược tá, nữ hộ sinh sơ học; Trung tâm Y tế dự phòng huyện có ít nhất 01 bác sĩ chuyên khoa cấp I về y tế cộng đồng; mỗi phòng khám đa khoa khu vực có ít nhất 03 bác sĩ chuyên khoa hẹp; 100% trưởng trạm y tế xã có trình độ chuyên môn từ cao đẳng hoặc đại học trở lên, 100% trạm y tế xã, phường,.thị trấn có bác sĩ công tác ổn định; 100% nhân viên y tế thôn được đào tạo ít nhất 03 - 06 tháng.

Đến năm 2020, 100% cán bộ quản lý y tế toàn tỉnh có trình độ sau đại học, trong số đó có trên 60% trình độ Tiến sỹ hoặc chuyên khoa cấp II đối với tuyến tỉnh và 50% cán bộ y tế có trình độ Thạc sỹ hoặc chuyên khoa cấp I đối với tuyến huyện; mỗi trung tâm y tế dự phòng có ít nhất 0 1 cử nhân y tế công cộng; có ít nhất 50% số trạm y tế xã có 02 - 03 bác sĩ.

4. Các nội dung cần tập trung đầu tư thời kỳ 2007 – 2010

a) Tăng cường vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế phổ cập chăm sóc sức khỏe ban đầu, xây dựng mô hình phòng chống dịch bệnh, đảm bảo thực hiện đạt hiệu quả cao, khống chế và đẩy lùi các bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm, củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.

b) Phát triển y tế chuyên sâu trong một số lĩnh vực :

- Ngành Phẫu thuật: Phẫu thuật chỉnh hình xương, tạo hình thẩm mỹ, phẫu thuật sọ não, phẫu thuật nội soi hệ tiết niệu, hệ tiêu hoá, khớp .v.v.

- Ngành Sản khoa: Hỗ trợ sinh sản, điều trị vệ sinh, thụ tinh trong ống nghiệm, phát hiện sớm bệnh lý sơ sinh, mổ cắt tử cung bằng nội soi .v.v.

- Ngành Nhi khoa: Hồi sức cấp cứu sơ sinh, phẫu thuật nhi khoa, giải quyết các trường hợp dị tật bẩm sinh, phục hồi chức năng.

- Ngành Nội khoa: Hồi sức cấp cứu, tim mạch, hô hấp, nội tiết .v.v.

- Ngành Y học hạt nhân và xạ trị : chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư.

- Ngành Lão khoa: Điều trị các bệnh mãn tính hay gặp ở người cao tuổi.

- Các kỹ thuật hiện đại trong thăm dò chức năng, xét nghiệm, chẩn đoán.

- Phát triển hệ thống dược tuyến tỉnh đạt các tiêu chuẩn GMP, GLP, GSP của quốc tế và khu vực. Thí điểm mô hình quản lý dược phẩm, thực phẩm theo hệ thống FDA.

5. Tổng nhu cầu vốn đầu tư

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành Y tế thời kỳ 2007 – 2020 khoảng 1.542.307 triệu đồng, chia ra: giai đoạn 2007 - 2010: 729.654 triệu đồng, giai đoạn 2011 - 2020: 812.653 triệu đồng.

- Cơ cấu đầu tư: Xây dựng cơ bản, nâng cấp cơ sở vật chất chiếm 25%; đầu tư trang thiết bị y tế mới, kỹ thuật cao chiếm 40%; đào tạo cán bộ y tế, kỹ thuật chiếm 20%; đãi ngộ và thu hút chuyên gia.chiếm 10%; thay thế phụ tùng và bảo dưỡng trang thiết bị y tế chiếm 5% tổng vốn đầu tư.

- Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách Trung ương hỗ trợ chiếm 28%; Ngân sách địa phương tự cân đối chiếm 24%; các nguồn vốn khác: vốn vay, vốn ODA, vốn huy động từ cộng đồng, liên doanh - liên kết và các nguồn thu khác chiếm 48%.

6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực quản lý và chuyên môn; thu hút chuyên gia trong và ngoài nước có nhiều kinh nghiệm chuyên môn và quản lý bằng các chế độ đãi ngộ thỏa đáng; thực hiện liên kết với các cơ sở đào tạo nghiên cứu, sản xuất, các dự án nước ngoài; chuẩn hóa đội ngũ cán bộ y tế theo các quy định của Chính phủ và của Bộ Y tế và đa dạng các phương thức đào tạo, nâng cấp và hiện đại hoá các cơ sở đào tạo.

b) Giải pháp về tài chính và đầu tư: Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính y tế theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư cho ngành từ các nguồn tài chính công, kết hợp tạo kinh phí đầu tư. cho y tế từ nhiều nguồn, trong đó chú ý triển khai tốt chính sách Bảo hiểm y tế đệ thu hút mọi người dân tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn đầu tư.

c) Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước: Tăng cường năng lực quản lý các lĩnh vực hoạt động y tế; tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu trọng điểm; đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành y tế; kiện toàn và nâng cao hiệu lực hoạt động của hệ thống thanh tra y tế, chú trọng công tác thanh kiểm tra việc chấp hành pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý dược phẩm .v.v.; xây dựng các chính sách thu hút vốn đầu tư cho y tế, xã hội hoá y tế và phát triển nhân tài y tế, đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ y tế. Chú trọng giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm của cán bộ y tế, kịp thời chấn chỉnh và khắc phục hành vi tiêu cực tại các cơ sở y tế.

d) Đẩy mạnh xã hội hoá y tế : Phối hợp liên ngành và các đoàn thể quần chúng tổ chức thực hiện đồng bộ giải pháp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng; thực hiện Bảo hiểm Y tế toàn dân; phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà; khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư phát triển các cơ sở dịch vụ y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao dưới những hình thức thích hợp; phát triển mạng lưới nhân viên y tế tình nguyện và hội viên Hội Chữ thập đỏ trong các khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học.

e) nâng cao hiệu quả thông tin - giáo dục.- truyền thông: Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, giáo dục và vận động để nâng cao kiến thức, hành vi và kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại đối với sức khỏe, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng.

f) Phát triển khoa học và công nghệ: Liên kết trong nghiên cứu, giảng dạy, thực tập với các trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài tỉnh; liên thông trong trao đổi, hoạt động nghiên cứu khoa học và kỹ thuật mới chuyên sâu với các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh; tạo điều kiện cho cán bộ khoa học y học của .tỉnh tham gia các đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước; tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực phòng bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ, chuyên gia để nhanh chóng hiện đại hoá ngành Y tế tỉnh.

Điều 2. Giao Sở Y tế là cơ quan chịu trách nhiệm chính; chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt tổ chức thực hiện Quy hoạch này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hòa

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 315/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu315/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/01/2007
Ngày hiệu lực19/01/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 315/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 315/QĐ-UBND 2007 quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Lâm Đồng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 315/QĐ-UBND 2007 quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Lâm Đồng
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu315/QĐ-UBND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Lâm Đồng
              Người kýHuỳnh Đức Hòa
              Ngày ban hành19/01/2007
              Ngày hiệu lực19/01/2007
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcThể thao - Y tế
              Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
              Cập nhật18 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 315/QĐ-UBND 2007 quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Lâm Đồng

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 315/QĐ-UBND 2007 quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Lâm Đồng