Nội dung toàn văn Quyết định 3161/QĐ-BCT 2019 phổ biến giáo dục pháp luật phòng chống tham nhũng
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3161/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG GIAI ĐOẠN 2019-2021”
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021”;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” và Kế hoạch năm 2019, năm 2020 của Bộ Công Thương.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG GIAI ĐOẠN 2019-2021”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3161/QĐ-BCT ngày 21 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
I. MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
1. Mục tiêu chung
Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Công Thương; Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính; xây dựng lối sống liêm chính và tuân thủ pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; góp phần tích cực cải thiện công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ Công Thương.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến hết năm 2021, 100% chương trình đào tạo thuộc các loại hình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có nội dung về chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, đạo đức liêm chính.
- Hàng năm, 100% báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; giáo viên, giảng viên các môn pháp luật được tập huấn, bồi dưỡng cập nhật chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Hàng năm, 100% cán bộ, công chức, viên chức được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng dưới các hình thức.
- Đến hết năm 2021, 100% lãnh đạo doanh nghiệp, 90% người lao động tại doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Hình thành văn hóa minh bạch, giải trình của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhận thức rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ là vi phạm pháp luật và trái đạo đức, lương tâm, trách nhiệm, cần lên án mạnh mẽ để xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa cán bộ, công chức, viên chức với người dân, củng cố vững chắc đạo đức, hành vi chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công Thương.
3. Phạm vi và đối tượng
Kế hoạch được triển khai ở tất cả các đơn vị thuộc Bộ, trực thuộc Bộ Công Thương từ năm 2019 đến hết năm 2021 cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và học sinh, sinh viên. Trong đó, tập trung ưu tiên vào các đối tượng gồm: cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Căn cứ Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2020”, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, trực thuộc Bộ thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tập trung vào các nội dung sau đây:
1. Thực trạng, nguyên nhân, điều kiện tham nhũng và giải pháp phòng, chống tham nhũng.
2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và phòng, chống tham nhũng.
4. Quan điểm, chủ trương, chính, sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng.
5. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trọng tâm là các quy định mới về: hành vi tham nhũng; phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
6. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trong lịch sử Việt Nam.
7. Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng; kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng.
8. Tình hình, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
9. Quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và công dân trong phòng, chống tham nhũng.
10. Mô hình, kinh nghiệm, gương tiêu biểu về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính.
11. Các sự kiện, vấn đề chính trị - pháp lý - kinh tế - văn hóa - xã hội có chủ đề, nội dung về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính.
III. CÁC NHIỆM VỤ CHUNG
Các đơn vị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn pháp luật tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ người làm công tác pháp chế, người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị.
2. Xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục; tin, bài, hanh, ảnh cổ động, khẩu hiệu có chủ đề phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính trên cổng/trang thông tin điện tử, báo, tạp chí.
3. Thực hiện lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động chuyên môn, nhất là trong công tác cải cách và kiểm soát thủ tục hành chính; thanh tra, kiểm tra, giám sát, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính.
4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động với các hình thức phù hợp.
5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của cơ quan, đơn vị.
6. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính tập trung, cao điểm trong dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phòng, chống tham nhũng (Ngày 09 tháng 12 hàng năm).
IV. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Thanh tra Bộ
- Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ để triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án. Thời gian thực hiện: thường xuyên, từ năm 2019 đến năm 2021.
- Thực hiện kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nhiệm vụ trong Đề án của Bộ Công Thương; Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra Chính phủ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thời gian thực hiện: thường xuyên, từ năm 2019 đến năm 2021.
2. Vụ Pháp chế
- Hàng năm, đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng vào Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương và các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống tham nhũng, Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các hình thức và nội dung phù hợp. Thời gian thực hiện: thường xuyên, từ năm 2019 đến năm 2021.
- Hàng năm, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Bộ Công Thương.
3. Vụ Tổ chức cán bộ
- Chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng vào chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, biên soạn tài liệu đào tạo cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ. Thời gian thực hiện: thường xuyên, từ năm 2019 đến năm 2021.
- Bổ sung nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng vào Chương trình Hội nghị tổng kết năm học và Hội nghị phổ biến, tập huấn cho các Trường thuộc Bộ. Thời gian thực hiện: thường xuyên, từ năm 2019 đến năm 2021.
4. Tổng cục, các Cục thuộc Bộ
- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chung theo Kế hoạch của Bộ. Thời gian thực hiện: thường xuyên, từ năm 2019 đến năm 2021.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước của các đơn vị, lựa chọn xây dựng mô hình điểm về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Thời gian thực hiện: thường xuyên, từ năm 2019 đến năm 2021.
+ Tiêu chí: xây dựng mô hình điểm tại các cơ quan, đơn vị, địa bàn quản lý các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng
+ Nội dung:
Tổ chức các hoạt động cụ thể, thiết thực như tổ chức nói chuyện chuyên đề về thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị.
Thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính tại trụ sở làm việc; tổ chức đường dây nóng, hộp thư điện tử để tiếp nhận thông tin, phản ánh của người dân và doanh nghiệp về các hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị.
5. Các Trường thuộc Bộ
- Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương: Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho công chức, viên chức của Bộ Công Thương trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Thời gian thực hiện: thường xuyên, từ năm 2019 đến năm 2021.
- Các Trường thuộc Bộ: tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013- 2014; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật; Triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nội dung phòng, chống tham nhũng theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Thời gian thực hiện: thường xuyên, từ năm 2019 đến năm 2021.
6. Các doanh nghiệp thuộc Bộ
Lãnh đạo các doanh nghiệp, bằng các hình thức phù hợp, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho người lao động tại đơn vị.
7. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương, Trang thông tin điện tử của các đơn vị và các cơ quan báo chí trong ngành Công Thương
Chủ động xây dựng chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, các tin, bài, thường xuyên đăng tải các thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Đăng tải các thông tin tuyên truyền, phổ biến quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng, nêu gương điển hình về phòng chống tham nhũng. Thời gian thực hiện: thường xuyên, từ năm 2019 đến năm 2021.
8. Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp
Bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án trong dự toán chi thường xuyên được giao hàng năm và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Ngoài các nhiệm vụ cụ thể tại Mục IV của Kế hoạch, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và trực thuộc Bộ có trách nhiệm;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung Kế hoạch của Bộ triển khai Đề án Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Tổ chức phổ biến các nội dung về phòng, chống tham nhũng tại Mục II của Kế hoạch bằng các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị.
- Tổng cục, các Cục thuộc Bộ chủ động xây dựng, ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ. Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2019-2021 và Kế hoạch hàng năm 2019, 2020, 2021 phải được ban hành chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày Kế hoạch của Bộ được ban hành. Kế hoạch thực hiện cần được lượng hóa mục tiêu tỷ lệ % đạt được theo mục tiêu cụ thể được đề ra trong Kế hoạch của Bộ.
- Bố trí nguồn lực, nhân lực và các điều kiện cần thiết để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch.
- Xây dựng Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch của Bộ Công Thương và Kế hoạch của cơ quan, đơn vị, gửi về Bộ (qua Thanh tra Bộ) trước ngày 10 tháng 11 hàng năm để tổng hợp chung, gửi Thanh tra Chính phủ.
2. Thanh tra Bộ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch và tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện, gửi Thanh tra Chính phủ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm./.
KẾ HOẠCH
TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3161/QĐ-BCT ngày 21 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019- 2021”; Quyết định số: 3161/QĐ-BCT ngày 21 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” của Bộ Công Thương.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Công Thương. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính; xây dựng lối sống liêm chính và tuân thủ pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; góp phần tích cực cải thiện công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ Công Thương.
- Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng.
2. Yêu cầu
- Kịp thời tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải tích cực, chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng tiến độ đề ra, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực và hiệu quả.
- Gắn hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng với hoạt động tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin cho người dân và doanh nghiệp và các hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
- Đến hết năm 2021, 100% chương trình đào tạo thuộc các loại hình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có nội dung về chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, đạo đức liêm chính.
- Hàng năm, 100% báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; giáo viên, giảng viên các môn pháp luật được tập huấn, bồi dưỡng cập nhật chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Hàng năm, 100% cán bộ, công chức, viên chức được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng dưới các hình thức.
- Đến hết năm 2019, 90% lãnh đạo doanh nghiệp, 75% người lao động tại doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Hình thành văn hóa minh bạch, giải trình của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhận thức rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ là vi phạm pháp luật và trái đạo đức, lương tâm, trách nhiệm, cần lên án mạnh mẽ để xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa cán bộ, công chức, viên chức với người dân, củng cố vững chắc đạo đức, hành vi chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công Thương.
II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NĂM 2019
Căn cứ Quyết định số 3161/QĐ-BCT ngày 21 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch triển khai Đề án Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, trực thuộc Bộ thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tập trung vào các nội dung sau:
1. Thực trạng, nguyên nhân, điều kiện tham nhũng và giải pháp phòng, chống tham nhũng.
2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và phòng, chống tham nhũng.
4. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng.
5. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trọng tâm là các quy định mới về: hành vi tham nhũng; phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
6. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trong lịch sử Việt Nam.
7. Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng; kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng.
8. Tình hình, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
9. Quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và công dân trong phòng, chống tham nhũng.
10. Mô hình, kinh nghiệm, gương tiêu biểu về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính.
11. Các sự kiện, vấn đề chính trị - pháp lý - kinh tế - văn hóa - xã hội có chủ đề, nội dung về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính.
IV. CÁC NHIỆM VỤ CHUNG
Các đơn vị thuộc Bộ, trực thuộc Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Rà soát, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn pháp luật tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ người làm công tác pháp chế, người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị.
2. Xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục; tin, bài, tranh, ảnh cổ động, khẩu hiệu có chủ đề phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính trên cổng/trang thông tin điện tử, báo, tạp chí.
3. Thực hiện lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động chuyên môn, nhất là trong công tác cải cách và kiểm soát thủ tục hành chính; thanh tra, kiểm tra, giám sát, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính.
4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động với các hình thức phù hợp.
5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của cơ quan, đơn vị.
6. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính tập trung, cao điểm trong dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phòng, chống tham nhũng (Ngày 09 tháng 12 hàng năm).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và trực thuộc Bộ
- Chỉ đạo, tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung Kế hoạch của Bộ triển khai Đề án Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Tổ chức phổ biến các nội dung về phòng, chống tham nhũng bằng các hình thức phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị.
- Tổng cục, các Cục thuộc Bộ xây dựng, ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ. Kế hoạch thực hiện cần được lượng hóa mục tiêu tỷ lệ % đạt được theo mục tiêu cụ thể được đề ra trong Kế hoạch của Bộ.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước, rà soát để lựa chọn xây dựng mô hình điểm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị.
- Rà soát, bố trí nguồn lực và các điều kiện cần thiết để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch.
- Lập Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong Kế hoạch của Bộ và Kế hoạch của cơ quan, đơn vị; báo cáo gửi về Bộ (qua Thanh tra Bộ) trước ngày 10 tháng 11 năm 2019 để tổng hợp chung trình Bộ, gửi Thanh tra Chính phủ.
2. Vụ Pháp chế
- Phối hợp với Thanh tra Bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về Phòng, chống tham nhũng theo Quyết định số 4972/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2019.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Bộ Công Thương.
3. Vụ Tổ chức cán bộ
Chỉ đạo, hướng dẫn đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng vào chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, biên soạn tài liệu đào tạo cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ.
4. Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp
Bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án trong dự toán chi thường xuyên được giao và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
5. Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương
Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho công chức, viên chức của Bộ Công Thương trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2019 và cho năm 2020.
6. Các Trường thuộc Bộ
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật.
7. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương, Trang thông tin điện tử của các đơn vị và các cơ quan báo chí trong ngành Công Thương
Thực hiện viết tin, bài, đăng tải các thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
8. Thanh tra Bộ
- Phối hợp với Thanh tra Chính phủ để kịp thời triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
- Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch và tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện, gửi Thanh tra Chính phủ trước ngày 30 tháng 11 năm 2019./.