Quyết định 3167/QĐ-UBND

Quyết định 3167/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020

Quyết định 3167/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt Thái Bình 2020 2016 đã được thay thế bởi Quyết định 18/2018/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước Thái Bình 2025 2035 và được áp dụng kể từ ngày 16/01/2019.

Nội dung toàn văn Quyết định 3167/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt Thái Bình 2020 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3167/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 31 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Quản lý lưu vực sông;

Căn cứ Thông tư số 15/2009/TT-BTNMT ngày 05 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước;

Căn cứ Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 776/TTr-STNMT ngày 27 tháng 12 năm 2012 về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Thái Bình,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 với những nội dung chính sau:

1. Mục tiêu của quy hoạch

1.1. Mục tiêu tổng quát

Phòng, chống ô nhiễm, suy thoái nguồn nước mặt bảo đảm chất lượng nước đáp ứng yêu cầu cho các mục đích khai thác, sử dụng nước đối với từng nguồn nước sông, hồ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn từ năm 2013-2015.

Bảo vệ và cải thiện chất lượng nguồn nước và cảnh quan 04 sông lớn và 8 sông nội tỉnh:

- Kiểm soát 100% các đối tượng xả nước thải tập trung vào nguồn nước;

- Ban hành tiêu chuẩn chất lượng nước cụ thể cho từng đoạn sông theo mục đích sử dụng nước làm cơ sở cho việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước;

- Xử lý nguồn nước các sông, đoạn sông bị ô nhim nghiêm trọng do tác động từ các nguồn nước thải, chất thải rắn từ các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

b) Giai đoạn từ năm 2016-2020, bảo vệ và cải thiện chất lượng ngun nước và cảnh quan tất cả các dòng sông trên địa bàn tỉnh:

- Quản lý tất cả các đối tượng xả nước thải vào nguồn nước cho phát triển kinh tế - xã hội;

- Khôi phục chất lượng nguồn nước và cảnh quan môi trường của toàn bộ hệ thống sông đáp ứng mục đích sử dụng nước cho phát triển kinh tế - xã hội;

- Hoàn thiện các văn bản, quy định về quản lý chất lượng nước, môi trường cảnh quan các dòng sông, hồ phù hợp với đặc điểm nguồn nước, khai thác, sử dụng nước của địa phương.

2. Chỉ tiêu quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước

a) Giai đoạn từ năm 2013-2015:

- 100% cơ sở sản xuất mới và 80% các cơ sở sản xuất cũ có hệ thống xử lý nước thải, chất thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường;

- Đảm bảo 100% khu công nghiệp, 50% cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào nguồn nước;

- Xử lý trên 60% chất thải rắn nguy hại và 100% nước thải, chất thải rắn y tế;

- Áp dụng sản xuất sạch hơn trong một số ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp.

b) Giai đoạn từ năm 2016-2020:

- Thu gom, xử lý 100% nước thải, đạt tiêu chuẩn chất lượng nước theo mục đích sử dụng trước khi xả vào nguồn nước các sông;

- Cơ bản hoàn thành xử lý chất thải phát sinh tại các cơ sở y tế, sản xuất kinh doanh, khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp bảo đảm đạt quy chuẩn, quy định;

- Kiểm soát chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp;

- Đầu tư hệ thống thoát nước, thu gom nước thải đối với các thị tứ trở lên, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường;

- Tiếp tục áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiu thủ công nghiệp, nông nghiệp.

3. Nội dung quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt

a) Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015

Bảo vệ chất lượng nước mặt các sông để kiểm soát chất lượng nước thải được xử lý cụ thể như sau:

- Nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Bình, các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận đều được xử lý đạt giá trị C, tại cột A của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT;

- Nước thải công nghiệp các huyện Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy khi đ vào các sông Tiên Hưng, Diêm Hộ, Luộc, Hóa, Sa Lung xử lý đạt giá trC, tại cột B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT đối với nguồn tiếp nhận không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; xử lý đạt giá trị C, tại cột A của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT đối với nguồn tiếp nhận sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- Nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, chăn nuôi, nông nghiệp tại thành phố, thị trấn thuộc các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải yêu cầu thu gom x lý đạt các quy chuẩn hiện hành đối với từng loại nước thải đảm bảo tiêu chuẩn tương đương với chất lượng nước thải thải ra nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- Nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, chăn nuôi, nông nghiệp các huyện Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy yêu cầu xử lý đạt các quy chuẩn hiện hành đối với từng loại nước thải.

b) Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

Để bảo vệ chất lượng nguồn nước sông, nước thải trước khi xả ra môi trường và vào các sông phải được xử lý đạt tiêu chuẩn cụ thể như sau:

- Nước thải các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thu gom và xử lý đạt giá trị C, tại cột A của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT;

- Nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, chăn nuôi, nông nghiệp được thu gom, xử lý đạt các quy chuẩn hiện hành đối với từng loại nước thải đảm bảo tiêu chuẩn tương đương với chất lượng nước thải thải ra nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

4. Giải pháp bảo vệ tài nguyên nước mặt

a) Phân vùng mục tiêu bảo vệ chất lượng nước:

- Vùng bảo hộ vệ sinh đối với nguồn nước mặt từ các sông lớn, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt quy định cụ thể như sau:

Loại nguồn nước và khu vực bảo vệ

Bán kính khu vực bảo vệ tính tnguồn nước (m)

Nội dung cm

Nguồn nước mặt: từ điểm lấy nước:

- Lên thượng nguồn

- Xuôi hạ nguồn

 

500

200

Xây dựng; xả nước thải, nước nông giang; chăn nuôi; tắm giặt.

- Đối với nguồn nước mặt từ các sông trục nội đồng quy định từ 500 - 1.000m cụ thể cho từng nguồn nước.

- Phân vùng bảo vệ chất lượng nước theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT cụ thể cho từng sông (Phụ lục 01).

b) Các chương trình, dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư:

Các chương trình dự án ưu tiên đầu gồm:

- 03 chương trình, dự án đã được đề xuất trong “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015”;

- 06 chương trình, dự án đã được đề xuất trong “Chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”;

- 09 chương trình, dự án đề xuất từ quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt (Phụ lục 02).

c) Giải pháp về chính sách, thể chế và pháp luật:

- Tiếp tục rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tập trung vào cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, bn vững; sử dụng nước gn với bảo vệ, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;

- Ban hành Quy định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực ly nước cho các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung;

- Ban hành Quy định về vùng cấm và các vùng hạn chế xả nước thải vào các sông trục chính, sông cấp I trên địa bàn tỉnh;

- Ban hành Quy định về vùng cấm và các vùng hạn chế xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi;

- Đẩy mạnh công tác cấp phép xả nước thải vào nguồn nước và hoàn tất cấp phép đối với các cơ sở xả nước thải vào nguồn nước đã có đđưa vào quản lý theo quy định;

- Thực hiện việc rà soát, kiểm tra thường xuyên, phát hiện các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước chưa có giấy phép hoặc chưa đăng ký;

- Định kỳ lập danh sách các tổ chức, cá nhân chưa có giấy phép, thông báo, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra, kim tra hàng năm, kết hợp công tác kiểm tra đột xuất, chú trọng đối với tổ chức, cá nhân xả nước thải với số lượng lớn.

d) Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên nước:

- Phát động các phong trào cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ tài nguyên nước; ban hành tiêu chí xã, phường, thị trấn, hộ gia đình đạt tiêu chuẩn xanh, sạch đẹp và lồng ghép với cuộc vận động xây dựng khu dân cư, gia đình văn hóa; hàng năm tiến hành xét công nhận danh hiệu và khen thưởng xã, phường, thị trấn, hộ gia đình có thành tích tốt trong công tác bảo vệ tài nguyên nước và môi trường;

- Tổ chức các đội tuyên truyền lưu động về công tác bảo vệ tài nguyên nước và môi trường; đưa nội dung bảo vệ tài nguyên nước thành một trong chương trình phát thanh thường xuyên tại các xã, phường, thị trấn; phổ cập và nâng cao hiểu biết về tài nguyên nước, cung cấp thông tin về bảo vệ tài nguyên nước cho nhân dân; cổ động liên tục cho các phong trào cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ tài nguyên nước, nêu gương và nhân rộng điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ tài nguyên nước.

đ) Giải pháp bảo vệ, cải tạo và phục hồi nguồn nước:

- Tăng cường biện pháp quản lý nhu cầu khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước nhằm sớm phát hiện nguy cơ suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;

- Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng tự động quan trắc, giám sát khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước trên các sông trục chính, sông cấp I, hệ thống công trình thủy lợi của các đối tượng xả nước thải lớn như các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị... nhằm phát hiện sớm các vi phạm trong bảo vệ tài nguyên nước và các nguồn nước có nguy cơ cạn kiệt;

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn nước, hệ sinh thái dễ bị tổn thương;

- Xây dựng đề án kiểm kê tài nguyên nước và bộ dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình;

- Xây dựng đề án kiểm kê, đánh giá nguồn thải và báo cáo chất lượng nước theo định kỳ các trạm chất lượng nước các sông.

e) Giải pháp về đầu tư, xây dựng mạng giám sát chất lượng nước mặt:

- Xây dựng hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 07/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2020 gồm 47 vị trí trong đó có 10 vị trí quan trắc xu thế, 24 vị trí quan trắc vận hành và 13 vị trí quan trắc tuân thủ;

- Bổ sung 27 trạm giám sát chất lượng nước mặt gồm 25 trạm vào giai đoạn 2015 và 02 trạm vào giai đoạn 2020 (Phụ lục 03);

g) Giải pháp về tài chính, nguồn vốn đầu tư:

- Tng kinh phí các chương trình, dự án đầu tư có liên quan thuộc quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Thái Bình là 2.000 tỷ đồng (Phụ lục 02), trong đó:

+ 663 tỷ đồng thuộc chương trình, dự án “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020” được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1286/QĐ-UB ngày 12 tháng 6 năm 2012;

+ 1.299 tỷ đồng thuộc chương trình, dự án “Chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1290/QĐ-UB ngày 12 tháng 12 năm 2012;

+ Kinh phí bổ sung quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt là 38 tỷ đồng.

- Kế hoạch vốn cụ thể: Giai đoạn từ 2012 - 2015 là 1.041 tỷ đồng; giai đoạn từ 2016 - 2020 là 19 tỷ đồng; giai đoạn 2012 - 2020 là 940 tỷ đồng.

5. Tiến độ thực hiện quy hoạch

a) Giai đoạn tnăm 2013 đến năm 2015.

- Thực hiện các dự án, đề án, trong giai đoạn 2012 - 2015; giai đoạn 2012 - 2020 nêu tại Phụ lục 2;

- Thực hiện điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải và khả năng tiếp nhận nước thải của từng nguồn nước;

- Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt;

- Thực hiện điều tra, xác định khoanh vùng bảo hộ vệ sinh khu vực ly nước cho từng sông trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng và thực hiện quan trắc, lấy mẫu phân tích chất lượng nước mặt;

- Lập đề án kiểm kê tài nguyên nước và thực hiện công tác kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước của tỉnh.

b) Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.

- Thực hiện các dự án, đề án, trong giai đoạn 2016 - 2020; tiếp tục thực hiện các dự án, đề án giai đoạn 2012 - 2020 nêu tại Phụ lục 2.

- Tiếp tục xây dựng bổ sung các trạm quan trắc tài nguyên nước và thực hiện việc quan trắc, lấy mẫu phân tích chất lượng nước mặt;

- Tiếp tục thực hiện kiểm kê, thống kê tài nguyên nước và điều chỉnh bổ sung cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trong tỉnh;

- Xây dựng thỏa thuận duy trì chất lượng nước và duy trì dòng chảy trên dòng chính sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa với các địa phương liên quan.

6. Tổ chức thực hiện quy hoạch

a) Sở Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối phối hợp với các Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch; hàng năm đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước mặt có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

c) Trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch, các cấp, các ngành chức năng có trách nhiệm báo cáo những vướng mắc về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh quy hoạch đáp ứng cho phát trin kinh tế, xã hội của tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ TNMT;
- TT.Tnh ủy;
- TT.HĐND tỉnh;
- Cục Quản lý Tài nguyên nước;
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND;
- Lưu VT, NN, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Văn Sinh

 

PHỤ LỤC 01

PHÂN VÙNG MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3167/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2012 của UBND tnh Thái Bình)

TT

Đoạn sông

Mục đích khai thác, sử dụng nước

Mục tiêu chất lượng nước sông cần bảo vệ giai đoạn năm 2015

Mục tiêu chất lượng nước sông cần bảo vệ giai đoạn năm 2020

Yêu cầu đối với chất lượng nước thải khi xả vào nguồn nước các sông

Sông Trà Lý

1

Đoạn sông từ ngã ba Trà Lý đến trước bến đò, xã Đồng Thanh, huyện Vũ Thư

- Sinh hoạt

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp"

Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị C tại cột A theo QCVN 14:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt".

- Nông nghiệp

- Giao thông thủy

2

Đoạn cng Cự Lâm 2, xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư

- Sinh hoạt

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

- Nông nghiệp

3

Cng Ô M, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư

- Sinh hoạt

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

- Nông nghiệp

4

Đoạn sông cách điểm xả của Công ty cấp nước thải Bình 6m, thành phố Thái Bình

- Công nghiệp

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

- Sinh hoạt (điểm lấy nước của công ty cấp nước Thái Bình và công ty cấp nước Nam Long)

5

Đoạn cống Bồ Xuyên, phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình

Cống thoát nước thải phường Bồ Xuyên

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

6

Đoạn cống Tam Lạc, xã Vũ Lạc, thành phố Thái Bình

- Nông nghiệp

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

7

Đoạn cng Ngữ, xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương

- Sinh hot

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

- Nông nghiệp

8

Đoạn cống Dục, xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương

- Sinh hoạt

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

- Nông nghiệp

9

Đoạn xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương

- Sinh hoạt

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

- Nông nghiệp

10

Đoạn cống Tam Đồng, xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải

- Nông nghiệp

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

11

Đoạn cống Định Cư, xã Đông Quý, huyện Tiền Hải

- Nông nghiệp

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

12

Đoạn cống Cá, xã Đông Quý, huyện Tiền Hải

- Nông nghiệp

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

13

Đoạn cống 44, xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy

- Nông nghiệp

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

14

Đoạn cống Cất, xã Thái Hà, huyện Thái Thụy

- Nông nghiệp

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Sông Kiến Giang

1

Đoạn từ cống Tân Đệ cho tới sau nhà máy nước Tân Lập 300m

- Cấp nước cho nhà máy nước Tân Lập

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A theo QCVN 40:2011/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp"

Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt".

- Nông nghiệp

- Tiếp nhận nước thải dân cư 2 bên sông

2

Đoạn từ sau nhà máy nước Tân Lập tới trước khi vào thị trấn Vũ Thư

- Nông nghiệp

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

3

Đoạn từ thị trấn Vũ Thư tới trước khi vào thành phố Thái Bình

- Công nghiệp

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

- Cấp nước sinh hoạt cho nhà máy nước Vũ Thư

4

Đoạn đầu vào thành phố Thái Bình đến trước ngã 3 Phúc Khánh

- Tiếp nhận nước thải sinh hoạt

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

5

Đoạn từ ngã 3 Phúc Khánh tới cầu Đen xã Vũ Phúc

- Tiếp nhận nước thải của khu dân cư 2 bên sông

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

- Tiếp nhận nước thải KCN Nguyễn Đức Cảnh, Phúc Khánh

6

Đoạn từ cu Đen tới cầu Cọi xã Vũ Hội

- Tiếp nhận nước thải của khu dân cư 2 bên sông

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

- Tiếp nhận nước thải làng nghề Vũ Hội

- Tiếp nhận nước thải của các hộ dân xã Vũ Quý

7

Đoạn tcầu Cọi tới cầu Vũ Trung ranh giới Vũ Trung, Vũ Quý

- Nông nghiệp

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

- Tiếp nhận nước thải của các hộ dân xã Vũ Quý

8

Đoạn từ cầu Vũ Trung tới trước khi vào thị trấn Thanh Nê

- Nông nghiệp

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

- Sinh hoạt

9

Đoạn từ thị trấn Thanh Nê tới ngã ba Vân Trường

- Tiếp nhận nước thải của toàn bộ thị trấn Thanh Nê

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

- Tiếp nhận nước thải của KCN Tiền Hải

10

Đoạn ngã ba Vân Trường tới trước hp lưu sông Lân

- Nông nghiệp

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Sông Sa Lung

1

Đoạn cống Lão Khê, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà

- Nông nghiệp

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Giai đoạn 2013 - 2015

Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp"

Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 14:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

Giai đoạn 2015 - 2020

Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp"

Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt".

2

Đoạn trạm bơm Phạm Lễ, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà

- Nông nghiệp

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

- Dùng tiêu nước thải cho xã Tân Lễ

3

Đoạn cầu Đồng Tu, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà

- Công nghiệp

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

- Nông nghiệp

4

Đoạn cầu Ngận, xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà

- Nông nghiệp

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

5

Đoạn cầu Đông, xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng

- Nông nghiệp

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

6

Đoạn cống Trọng Quan, xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng

- Nông nghiệp

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

7

Đoạn cầu Đống Năm, xã Đông Động, huyện Đông Hưng

- Nông nghiệp

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

- Tiếp nhận nước thải của người dân 2 bên sông

8

Đoạn cầu Đen, xã Đông Phong, huyện Đông Hưng

- Nông nghiệp

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

- Tiếp nhận nước thải của khu dân cư xã Đông Phong và Đông Á

Sông Tiên Hưng

1

Đoạn cống Nhâm Lang, xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà

- Nông nghiệp

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Giai đoạn 2013 - 2015

Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp"

Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh tcác khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt".

Giai đoạn 2015 - 2020

Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp"

Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt".

2

Đoạn cầu Đa Phú, thị trấn Hưng Hà, huyện Hưng Hà

- Tiếp nhận nước thải sinh hoạt của thị trấn Hưng Hà

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

3

Đoạn cng Cả 1, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà

- Nông nghiệp

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

4

Đoạn cống Cả 2, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà

- Nông nghiệp

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

5

Đoạn ngã ba cầu Rí, xã Đông La, huyện Đông Hưng

- Công nghiệp

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

- Tiếp nhận nước thải sinh hoạt

6

Đoạn cng Thủy nông Bắc, thị trấn Đông Hưng, huyện Đông Hưng

- Tiếp nhận nước thải sinh hoạt

Đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

7

Đoạn cống K40, xã Đông Hà, huyện Đông Hưng

- Nông nghiệp

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

8

Đoạn ngã ba sông Lan ct sông Tiên Hưng, xã Đông Giang, huyện Đông Hưng

- Nông nghiệp

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

9

Đoạn 2: Từ cu Nghìn cho tới khi đ vào sông Thái Bình tại xã Thụy Tân huyn Thái Thụy

- Cp nước tưới

- Bảo tồn động thực vật thủy sinh

- Phục vụ giao thông vận tải thủy

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Sông Cô

 

Sông Cô

- Cấp nước sinh hoạt

- Cấp nước tưới cho các xã ven sông.

- Nguồn cấp nước cho nuôi trồng thủy sản

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Giai đoạn 2013 - 2015

Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp"

Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt”.

Giai đoạn 2015 - 2020

Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp”

Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt".

Sông Sinh

 

Sông Sinh

- Cấp nước tưới cho các xã ven sông (xã Thụy Ninh, Thụy Dân, Thụy Hưng)

- Nguồn cấp nước cho nuôi trồng thủy sản

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Sông Dục Dương

 

 

Sông Dục Dương

- Cấp nước sinh hoạt cho các xã ven sông

- Cấp nước tưới cho các xã Quốc Tuấn, Trà Giang, Hồng Thái, Lê Lợi, Nam Cao, Thanh Tân, Hòa Bình

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp"

Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt".

Sông Nguyệt Lâm

 

Sông Nguyệt Lâm

- Cấp nước sinh hoạt cho các xã Quang Bình, Quang Minh, Vũ Công

- Cấp nước tưới

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Sông Long Hầu

 

Long Hầu

- Cp nước tưới

- Tiếp nhận nước thải KCN Tiền Hải

- Tiếp nhận nước thải sinh hoạt của khu dân cư 2 bên sông

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Sông Hồng

1

Đoạn 1: Từ ngã ba sông Hồng sông Luộc tới trước phân lưu vào sông Trà Lý xã Hồng Minh huyện Hưng Hà

- Cp nước tưới cho các xã thuộc huyện Hưng Hà

- Đảm bảo dòng chảy nhằm cấp nước cho sông Trà Lý

- Đảm bảo dòng chảy phục vụ giao thông thủy

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp"

Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt".

2

Đoạn 2: Từ ngã ba sông Hồng sông Trà Lý tới cui huyện Tiền Hải ranh giới giữa xã Vũ Vân huyện Vũ Thư và xã Vũ Bình huyện Kiến Xương

- Cấp nước cho nhà máy nước Bồng Tiên xã Vũ Tiến huyện Vũ Thư

- Cấp nước tưới cho các xã huyện Vũ Thư

- Đảm bảo dòng chảy sông Kiến Giang

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

3

Đoạn 3: Từ xã Vũ Bình huyện Kiến Xương cho tới khi đổ ra cửa Ba Lạt

- Cấp nước cho nhà máy nước Minh Tân xã Minh Tân huyện Kiến Xương.

- Cp nước tưới cho các xã huyện Kiến Xương.

- Đảm bảo dòng chảy phục vụ giao thông thủy

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Sông Luộc

 

Sông Luộc

- Cấp nước tưới cho các xã ven sông.

- Nguồn cấp nước cho nuôi trồng thủy sản

- Đảm bảo dòng chảy phục vụ giao thông thủy

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A theo QCVN 40:2011/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp"

Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt".

Sông Hóa

1

Đoạn 1: Từ ngã ba sông Luộc sông Hóa cho tới cầu Nghìn thị trấn An Bài huyện Quỳnh Phụ

- Cấp nước cho nhà máy nước An Bài

- Cấp nước tưới và nuôi trồng thủy sản nước ngọt cho các xã ven sông

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A theo QCVN 40:2011/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp"

Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt".

2

Đoạn 2: Từ Cầu Nghìn cho tới khi đổ vào sông Thái Bình tại xã Thụy Tân huyện Thái Thụy

- Cấp nước tưới

- Bảo tồn động thực vật thủy sinh

- Phục vụ giao thông vận tải thủy

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

Đạt loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt"

 

PHỤ LỤC 02

DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONG QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số 3167/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh Thái Bình)

TT

Tên dự án

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Kinh phí (tỷ đồng)

Tổng

Ngân sách

Ngoài ngân sách (tchức, cá nhân)

1

Điều tra, hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước thành phố Thái Bình, thị trấn Đông Hưng, tỷ lệ 1/25.000

Kiểm kê nguồn xả nước thải có lưu lượng nhỏ hơn 10m3 ngày đêm tại các khu vực đông dân cư và có nguồn nước chảy qua.

Sở Tài nguyên và Môi trường

 

2016-2020

1,5

 

1,5

2

Điều tra, hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước các làng nghề tỉnh Thái Bình tỷ lệ 1/25.000

Kiểm kê nguồn xả nước thải có lưu lượng nhỏ hơn 10m3 ngày đêm tất cả các hộ sản xuất tại các làng có các hoạt động phát sinh nước thải.

Sở Tài nguyên và Môi trường

 

2013-2015

2,5

 

2,5

3

Xây dựng cơ sở dữ liệu về xả nước thải (trong cơ sở dữ liệu tài nguyên nước)

Phục vụ cho công tác cấp phép, thanh tra, kiểm tra và quản lý các đối tượng xả nước thải.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2013-2015

1,5

 

1,5

4

Điều tra, đánh giá hiện trạng xả thải vào các công trình thủy lợi

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước, tình hình xả chất thải, nước thải vào các công trình thủy lợi phục vụ cho công tác quản lý cấp phép, quản lý hệ thống công trình thủy lợi.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

2013-2015

5,0

 

5,0

5

Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước

Phân bổ tài nguyên nước mặt, nước dưới đất

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2013-2015

5,0

 

5,0

6

Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải KCN cầu Nghìn; Tiền Hải, Gia Lễ, Sông Trà.

Cải thiện môi trường KCN

Ban QL các khu CN tỉnh

 

2013-2015

50

290

340

7

Đầu tư thu gom, xử lý nước thải các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (CCN Phong Phú, CCN TT Vũ Thư, Tam Quang, Vũ Ninh, Trà Lý, Thái Thọ, Đông La, Phú Khánh, Thái Phương, Đồng Tu, Đập Neo, Quỳnh Côi)

Cải thiện môi trường các Cụm công nghiệp

UBND huyện, thành phố

 

2013-2020

142,5

142,5

285

8

Nghiên cứu đặc điểm khí hậu và xu thế biến đi các yếu tố khí tượng, thủy văn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ về khí tượng, thủy văn, hải văn phục vụ nghiên cứu về BĐKH và đánh giá tác động của BĐKH tỉnh Thái Bình

- Đánh giá xu thế diễn biến của nhiệt độ, lượng mưa ở Thái Bình.

- Đánh giá diễn biến của các hiện tượng thời tiết cc đoan ở Thái Bình.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Trung tâm dự báo khí tượng, thủy văn

2013-2015

3

 

3

9

Điều tra, đánh giá tình hình xử lý nước thải các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung

Đánh giá hiện trạng hệ thống, công nghệ xử lý nước thải và chất lượng nước thải và tác động của nước thải công nghiệp tới nguồn nước và môi trường.

Sở Công Thương

 

2016-2020

2,5

 

2,5

10

Rà soát quy hoạch hệ thống tiêu thoát nước các khu đô thị, khu dân cư tập trung

Điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu của quản lý nước thải

Sở Xây dựng

 

2016-2020

5

 

5

11

Xây dựng vị trí giám sát tài nguyên nước

Xây dựng trạm/mốc quan trắc, giám sát chất lượng nước

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2016-2020

10

 

10

12

Đầu tư trang thiết bị tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý

Đầu tư các máy móc thiết bị phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên nước

Sở Tài nguyên và Môi trường

 

2013-2020

5

 

5

13

Nghiên cứu, điều tra, đánh giá tổng thể nguồn chất phế thải phát sinh từ quá trình sản xuất chăn nuôi để phục vụ chế biến thành khí Biogas.

Nhằm sử dụng toàn bộ phế thải sau chăn nuôi chế biến thành nguyên nhiên liệu thân thiện với môi trường, hn chế ô nhiễm môi trường.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở/ ban ngành có liên quan

2013-2015

 

10

10

14

Xây dựng 02 đập ngăn mặn kết hợp cầu giao thông trên sông Hóa, sông Trà Lý

Ngăn sự xâm nhập của nước biển vào nội địa, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Trung tâm dự báo khí tượng, thủy văn

2013-2020

650

 

650

15

Dự án đầu tư khu xử lý rác thải gắn với lò đốt rác thị trấn, nhà máy xử lý chất thải rắn thông thường ở thành phố, xây dựng khu xử lý chất thải rắn liên hp quy mô toàn tnh

Cải thiện môi trường khu vực đô thị

UBND huyện, thành phố

 

2013-2015

147

242

389

16

Dự án đu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải cơ sở y tế công lập (5 tỷ/bệnh viện) trên địa bàn hiện đã có 10/22 cơ sở có hệ thống xử lý

Cải thiện và xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở y tế

Sở Y tế

 

2013-2015

60

0

60

17

Xử lý, phục hồi ô nhiễm môi trường một số kho thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu thời bao cấp trên địa bàn tỉnh

Cải thiện, xử lý ô nhiễm môi trường nông nghiệp nông thôn

Sở NN&PTNT

 

2013-2015

15

0

15

18

Dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại các xã trong tỉnh gắn với quy hoạch nông thôn mới cho 70 xã (Kinh phí đầu tư 3 tỷ/khu; ngân sách tỉnh hỗ trợ 850 triệu/xã x 70 = 59.5 tỷ)

Cải thiện, xử lý ô nhiễm môi trường nông nghiệp nông thôn

UBND xã

 

2013-2015

210

0

210

Tng

1315,5

684,5

2000

 

PHỤ LỤC 03

DANH SÁCH CÁC TRẠM GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3167/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh Thái Bình)

STT

Mã điểm

Sông

X

Y

Huyện

Mục đích

 

Giai đoạn 2013-2015

 

 

 

 

 

 

1

GS2015_01

Hồng

621577

2273459

X. Minh Tân

Hưng Hà

Giám sát CLN CCN Minh Tân

2

GS2015_02

Hồng

633753

2256232

X. Nguyên Xá

Vũ Thư

Giám sát CLN CCN Nguyên Xá

3

GS2015_03

Hồng

648151

2247217

X. Minh Tân

Kiến Xương

Giám sát CLN CCN Minh Tân

4

GS2015_04

Hồng

661860

2244747

X. Nam Hưng

Tiền Hải

Giám sát CLN KCN Hồng Hưng

5

GS2015_05

Trà Lý

641609

2261842

P. Trần Lãm

Thái Bình

Giám sát CLN CCN Trần Lãm

6

GS2015_06

Trà Lý

653872

2264815

X. Hồng Thái

Kiến Xương

Giám sát CLN CCN Hồng Thái

7

GS2015_07

Trà Lý

662330

2264481

X. Mỹ Lộc

Thái Thụy

Giám sát CLN CCN Mỹ Lộc

8

GS2015_08

Kiến Giang

636537

2260516

X. P. Phú Khánh

TP. Thái Bình

Giám sát CLN Khu dân cư và KCN Phúc Khánh

9

GS2015_09

Kiến Giang

642628

2257074

X. Vũ Ninh

Kiến Xương

Giám sát CLN CCN Vũ Ninh

10

GS2015_10

Lân

656787

2251566

X. Nam Hà

Tiền Hi

Giám sát CLN CCN Nam Hà

11

GS2015_11

Hóa

647687

2287165

X. An Ninh

Quỳnh Phụ

Giám sát CLN CCN An Ninh

12

GS2015_12

Sa Lung

632767

2271594

X. Thăng Long

Đông Hưng

Giám sát CLN CCN Hồng Châu

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 3167/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu3167/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành31/12/2012
Ngày hiệu lực31/12/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/01/2019
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 3167/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 3167/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt Thái Bình 2020 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 3167/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt Thái Bình 2020 2016
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu3167/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thái Bình
                Người kýPhạm Văn Sinh
                Ngày ban hành31/12/2012
                Ngày hiệu lực31/12/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/01/2019
                Cập nhật6 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 3167/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt Thái Bình 2020 2016

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 3167/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt Thái Bình 2020 2016