Quyết định 319/QĐ-UBND

Quyết định 319/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt nhiệm vụ và dự toán chi phí lập quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bình Phước

Nội dung toàn văn Quyết định 319/QĐ-UBND 2012 nhiệm vụ dự toán chi phí lập quy hoạch xây dựng Bình Phước


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 319/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 23 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ VÀ DỰ TOÁN CHI PHÍ LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH BÌNH PHƯỚC.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thông qua nhiệm vụ lập quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bình Phước;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 40/TTr-SXD ngày 16/01/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ và dự toán chi phí lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Phước, do Công ty TNHH Tư vấn Quy hoạch Kiến trúc và Hạ tầng Phương Nam lập, với các nội dung như sau:

I. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch:

Hiện nay, Quy hoạch xây dựng Vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/05/2008, trong đó xác định vị trí địa lý chiến lược của tỉnh Bình Phước trong khu vực cũng như mối quan hệ liên vùng.

Quy hoạch xây dựng Vùng biên giới Việt Nam - Campuchia đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 29/06/2009, thì tỉnh Bình Phước thuộc tiểu vùng III của khu vực biên giới Tây Nam và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ưu tiên phát triển đô thị gắn với các khu vực trong điểm phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch sinh thái với các khu kinh tế cửa khẩu, chăn nuôi gia súc và trồng cây công nghiệp. Cũng theo quy hoạch này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo UBND tỉnh trong vùng tiến hành rà soát điều chỉnh hoặc triển khai lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và các quy hoạch khác theo các nội dung của quy hoạch chung xây dựng Vùng biên giới Việt Nam - Campuchia đã được phê duyệt.

Ngoài ra, ngày 02/12/2010 Bộ Xây dựng có Văn bản số 2454/BXD-KTQH đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh trên cơ sở gắn kết, thống nhất với các mục tiêu phát triển của vùng (Vùng Kinh tế trong điểm phía Nam, vùng TP Hồ Chí Minh và Vùng biên giới Việt Nam - Campuchia), quy hoạch vùng tỉnh phải có tính thống nhất và cơ chế phối hợp giữa các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng cấp tỉnh.

Do tỉnh Bình Phước chưa có Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh, nên trong thời gian qua, các quy hoạch ngành như Quy hoạch Giao thông, Điện, Văn hóa TDTT và Du lịch. . .v.v mỗi ngành tự quy hoạch ngành mình không dựa trên quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh. Việc triển khai các dự án đầu tư chỉ căn cứ vào quy hoạch ngành, có thể xảy ra trường hợp không phù hợp với quy hoạch xây dựng dẫn đến việc phải điều chỉnh gây thiệt hại về kinh tế.

Từ những lý do trên, việc Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bình Phước là hết sức cần thiết. Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bình Phước là loại hình quy hoạch xây dựng vùng tổng hợp trong lãnh thổ hành chính của tỉnh. Mục tiêu chính của đồ án là nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tổ chức không gian phát triển dân cư, hệ thống đô thị, phân bố không gian xây dựng công nghiệp, du lịch, hệ thống hạ tầng xã hội, tổ chức khung phát triển giao thông và phân bố các công trình hạ tầng kỹ thuật, là cơ sở triển khai các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu chức năng khác trên địa bàn tỉnh.

II. Các cơ sở căn cứ để lập nhiệm vụ quy hoạch

- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

- Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;

- Căn cứ Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng;

- Căn cứ Công văn số 17/CTr-UBND ngày 16/02/2011 của UBND tỉnh về chương trình làm việc năm 2011.

- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan;

- Các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Xây dựng.

III. Các yêu cầu nội dung nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng vùng

1. Tên gọi đồ án: Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Phước.

2. Phạm vi ranh giới, quy mô diện tích

- Phạm vi ranh giới:

+ Phía Đông giáp: Tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai.

+ Phía Tây giáp: Tỉnh Tây Ninh và Campuchia.

+ Phía Nam giáp: Tỉnh Bình Dương.

+ Phía Bắc giáp: Tỉnh Đắc Nông và Campuchia.

- Quy mô diện tích lập quy hoạch vùng tỉnh Bình Phước 6.873,92 km2.

3. Mục tiêu thiết kế quy hoạch

- Cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Campuchia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Nghiên cứu quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Phước theo hướng kế thừa quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh, đồng thời phát huy vị trí địa lý chiến lược của tỉnh, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Khai thác có hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, các thế mạnh về nông lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, kinh tế cửa khẩu, năng lượng, khoáng sản, du lịch, văn hóa, sinh thái và cảnh quan nhằm phát triển hệ thống đô thị, nông thôn của tỉnh một cách bền vững.

- Nghiên cứu phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối nội ngoại vùng nhằm đáp ứng các yêu cầu về phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển hệ thống đô thị , dân cư nông thôn và các khu chức năng khác trong tỉnh.

4. Nội dung của đồ án quy hoạch xây dựng vùng

4.1 Đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Xác định tầm nhìn và các mục tiêu phát triển vùng.

- Đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực quy hoạch xây dựng vùng như: Diện tích, dân số và cơ cấu hành chính, kinh tế, xã hội, các khu cụm công nghiệp, các đô thị, các điểm dân cư nông thôn, sử dụng đất đai, hệ thống hạ tầng xã hội và hà tầng kỹ thuật, môi trường . . .

- Những mục tiêu và quan điểm phát triển vùng.

+ Xác định tầm nhìn.

+ Các mục tiêu chiến lược phát triển vùng.

+ Quan điểm phát triển.

+ Tính chất vùng.

4.2. Các định hướng phát triển vùng

Căn cứ vào các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các chuyên ngành trong vùng để xác định các quan hệ nội, ngoại vùng và các động lực phát triển vùng.

4.3.Các dự báo phát triển vùng

- Dự báo tăng trưởng về kinh tế, xã hội, dân số, lao động, đất đai và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

- Dự báo khả năng và quá trình đô thị hóa; các hình thái phát triển theo khả năng đô thị hóa của vùng.

- Dự báo sự thay đổi môi trường tự nhiên do sự tác động của phát triển kinh tế- xã hội.

- Xây dựng các kịch bản phát triển vùng.

4.4. Định hướng phát triển không gian vùng

a) Phân vùng chức năng và tổ chức không gian vùng

- Phân vùng phát triển kinh tế:

+ Phân bố các khu, cụm sản xuất (công, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại...);

+ Các khu kinh tế, hành chính.

- Tổ chức hệ thống mạng lưới đô thị, điểm dân cư nông thôn:

+ Cơ sở hình thành hệ thống mạng lưới đô thị, điểm dân cư nông thôn; phân cấp, phân loại theo không gian lãnh thổ và quản lý hành chính;

+ Mô hình phát triển hệ thống mạng lưới đô thị, điểm dân cư nông thôn;

+ Các vùng, các trục hành lang đô thị hóa, các cực phát triển.

b) Hệ thống các trung tâm, công trình hạ tầng xã hội:

- Các trung tâm giáo dục, đào tạo, văn hóa, nghệ thuật, y tế, TDTT. . . có quy mô lớn, mang ý nghĩa vùng.

- Các trung tâm thương mại, dịch vụ cấp vùng.

- Các vùng hoặc khu du lịch, nghỉ dưỡng, các khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường và các di tích văn hóa - lịch sử có giá trị.

4.5. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng

a) Chuẩn bị kỹ thuật:

- Phân tích, đánh giá về địa hình, các tai biến địa chất: Động đất, sụt lún, trượt, xói lở, sông, suối, cảnh báo các vùng cấm và hạn chế xây dựng.

- Các giải pháp về phòng chống và xử lý các tai biến địa chất, ngập lụt.

- Xác định lưu vực, hướng thoát nước chính.

- Cập nhật quy hoạch thủy lợi của vùng nghiên cứu.

b) Giao thông:

- Chiến lược phát triển giao thông quốc gia liên quan trực tiếp đến vùng.

- Phân tích mô hình phát triển và xác định các hành lang giao thông quan trọng.

- Tổ chức mạng lưới và xác định qui mô các tuyến giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy.

- Xác định tính chất, quy mô các công trình giao thông: Ga đường sắt, bến, bãi đỗ ô tô, đầu mối giao thông chính.

- Đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông và hành lang bảo vệ các công trình giao thông.

- Giao thông đô thị và nông thôn.

c) Cấp nước:

- Xác định trữ lượng nguồn nước trong vùng bao gồm: Chất lượng nguồn nước, trữ lượng và đánh giá tài nguyên nước mặt, nước dưới đất (kể cả nước nóng).

- Các chỉ tiêu và tiêu chuẩn áp dụng.

- Dự báo tổng hợp các nhu cầu dùng nước (sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. . .).

- Cân bằng nguồn nước.

- Các phương án kinh tế kỹ thuật chọn nguồn nước và phân vùng cấp nước.

- Các giải pháp cấp nước.

- Xác định quy mô các công trình đầu mối, dây chuyền công nghệ xử lý nước, hệ thống truyền tải nước chính.

- Các giải pháp về bảo vệ nguồn nước và các công trình đầu mối cấp nước.

d) Cấp điện:

- Xác định chỉ tiêu và tiêu chuẩn cấp điện.

- Dự báo nhu cầu sử dụng điện.

- Xác định nguồn điện: Các nhà máy điện, trạm biến áp nguồn.

- Các giải pháp cấp điện lưới truyền tải và phân phối điện: Nêu cơ cấu lưới điện từ 110KV trở lên, điện áp và dung lượng từng trạm biến áp từ 110KV trở lên.

e) Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang:

- Xác định các chỉ tiêu nước thải, chất thải rắn, đất nghĩa trang theo loại đô thị.

- Dự báo tổng khối lượng nước thải, chất thải rắn, nhu cầu đất nghĩa trang.

- Các giải pháp lớn về: Lựa chọn hệ thống thoát nước thải các đô thị, các khu chức năng lớn; tổ chức thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn; Qui mô khu xử lý nước thải, khu liên hợp xử lý chất thải rắn, công nghệ xử lý; Qui mô nghĩa trang.

4.6. Đánh giá môi trường chiến lược

- Dự báo, đánh giá tác động xấu đối với môi trường của các phương án quy hoạch xây dựng vùng làm cơ sở lựa chọn phương án quy hoạch tối ưu, đảm bảo phát triển bền vững.

- Các vấn đề môi trường đã và chưa được giải quyết trong đồ án quy hoạch.

- Khuyến nghị các giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trường còn tồn tại trong đồ án quy hoạch.

4.7. Các chương trình đầu tư phát triển vùng

- Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư chủ yếu có ý nghĩa tạo lực phát triển đô thị về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và bảo vệ môi trường đợt đầu;

- Sắp xếp danh mục các dự án theo thứ tự ưu tiên, yêu cầu về quy mô xây dựng

- Phân kỳ đầu tư, dự báo nhu cầu vốn và kiến nghị nguồn vốn đầu tư.

- Nâng cấp, đầu tư phát triển các đô thị cấp vùng, cấp tỉnh gồm thị xã Đồng Xoài, thị xã Bình Long, thị xã Phước Long, đô thị công nghiệp Chơn Thành, các đô thị huyện lỵ và các đô thị là điểm đầu trên các trục hành lang kinh tế.

- Phát triển các khu vực động lực kinh tế gồm:

+ Nâng cấp, phát triển các công trình, cơ sở hạ tầng hạ tầng kỹ thuật đầu mối cấp vùng như: hệ thống giao thông liên vùng, nội vùng, bến cảng; hệ thống đê kè ven sông; các công trình tạo nguồn cung cấp điện, nước, các khu xử lý nước thải, chất thải rắn, các khu nghĩa trang;

+ Đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới dân cư nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới.

+ Sắp xếp ổn định dân cư biên giới phù hợp đường hành lang, đường tuần tra, đường ra biên giới, cửa khẩu . . . để tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh biên giới.

5. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh gồm các nội dung chủ yếu sau

- Quy định về vị trí, vai trò, chức năng, quy mô các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng, liên vùng.

- Quy định về phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với các công trình đầu mối, các công trình hạ tầng kỹ thuật chính theo tuyến mang tính chất vùng, liên vùng và các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Quy định về bảo tồn, tôn tạo các di sản thiên nhiên, các công trình kiến trúc có giá trị, khu danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử - văn hoá trong vùng.

- Phân công và quy định trách nhiệm quản lý quy hoạch cho các cấp chính quyền địa phương trong vùng theo quy hoạch xây dựng vùng.

IV. Thành phần hồ sơ

1. Phần bản vẽ thiết kế quy hoạch xây dựng vùng:

1.1. Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng, tỷ lệ 1/100.000 - 1/500.000.

1.2. Sơ đồ hiện trạng phân bố dân cư và sử dụng đất, tỷ lệ 1/25.000 - 1/250.000.

1.3. Sơ dồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường, tỷ lệ 1/25.000 - 1/250.000.

1.4. Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng, tỷ lệ 1/25.000 -1/250.000.

1.5. Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng, tỷ lệ 1/25.000 - 1/250.000.

1.6. Sơ đồ đánh giá môi trường chiến lược, tỷ lệ 1/25.000 - 1/250.000

1.7. Báo cáo tổng hợp gồm thuyết minh, các văn bản pháp lý có liên quan, tờ trình phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng.

1.8. Hồ sơ được lập tối thiểu 20 bộ (bao gồm cả bản vẽ và thuyết minh), trong đó có ít nhất 15 bộ màu.

2. Nguyên tắc thể hiện

- Các bộ môn hạ tầng kỹ thuật và môi trường có thể ghép các nội dung vào một bản đồ nhưng phải đảm bảo các nội dung của từng chuyên ngành.

- Trong bản đồ cần ghi đầy đủ, rõ ràng các số liệu kinh tế kỹ thuật cần thiết phù hợp với loại đồ án quy hoạch xây dựng vùng.

- Quy cách thể hiện hồ sơ (như màu sắc, đường nét, ký hiệu v.v. . .) thực hiện theo đúng Quyết định số: 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng.

3. Phần văn bản

3.1. Các văn bản pháp lý kèm theo (bản sao).

3.2. Hồ sơ năng lực của đơn vị tư vấn.

3.3. Tờ trình đề nghị phê duyệt.

3.4. Thuyết minh tổng hợp có kèm theo các bản vẽ quy hoạch in màu được thu nhỏ ở tỷ lệ thích hợp.

3.5. Hồ sơ chính thức phải được lưu giữ vào đĩa vi tính và chuyển giao cho chủ đầu tư và cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng để lưu trữ theo quy định.

B. Dự toán chi phí lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Phước, trong đó

- Chi phí lập nhiệm vụ và thiết kế quy hoạch: 1.787.152.584 đồng.

- Chi phí thẩm định đồ án quy hoạch: 46.865.889 đồng.

- Chi phí quản lý lập quy hoạch : 46.865.889 đồng.

- Chi phí công bố quy hoạch: 78.109.816 đồng.

Tổng chi phí lập quy hoạch là: 1.958.994.179 đồng. (Một tỷ, chín trăm năm mươi tám triệu, chín trăm chín mươi bốn nghìn, một trăm bảy mươi chín đồng).

(Có bảng dự toán chi phí kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Đơn vị lập quy hoạch: Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước là chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hợp đồng với đơn vị tư vấn có đủ năng lực tiến hành lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Phước theo đúng các quy định hiện hành.

2. Cơ quan thẩm định và trình phê duyệt: Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước.

3. Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh Bình Phước.

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Lợi

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 319/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu319/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/02/2012
Ngày hiệu lực23/02/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Xây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 319/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 319/QĐ-UBND 2012 nhiệm vụ dự toán chi phí lập quy hoạch xây dựng Bình Phước


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 319/QĐ-UBND 2012 nhiệm vụ dự toán chi phí lập quy hoạch xây dựng Bình Phước
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu319/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Phước
                Người kýNguyễn Văn Lợi
                Ngày ban hành23/02/2012
                Ngày hiệu lực23/02/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Xây dựng - Đô thị
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 319/QĐ-UBND 2012 nhiệm vụ dự toán chi phí lập quy hoạch xây dựng Bình Phước

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 319/QĐ-UBND 2012 nhiệm vụ dự toán chi phí lập quy hoạch xây dựng Bình Phước

                  • 23/02/2012

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 23/02/2012

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực