Quyết định 3322/QĐ-UBND

Quyết định 3322/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg

Nội dung toàn văn Quyết định 3322/QĐ-UBND năm 2013 hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở Thanh Hóa


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3322/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 9 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀ NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA THEO QUYẾT ĐỊNH 22/2013/QĐ-TTG NGÀY 25/4/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách người có công với cách mạng về nhà ở;

Căn cứ Thông tư 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 2759/TTr-SXD ngày 10/9/2013 về việc đề nghị phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Văn Việt

 

ĐỀ ÁN

HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀ NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA THEO QUYẾT ĐỊNH 22/2013/QĐ-TTG NGÀY 25/4/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 3322/QĐ-UBND ngày 24/9/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

I. MỞ ĐẦU

1. Khái quát chung về tỉnh Thanh Hóa

- Thanh Hóa nằm ở cực Bắc miền Trung, cách Hà Nội 150km. Phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào); phía Đông giáp Vịnh Bắc bộ;

- Địa hình: Địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông; chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi và Trung du, vùng đồng bằng, vùng ven biển;

- Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt;

- Dân số: Khoảng 3,7 triệu người; có 7 dân tộc anh em sinh sống, đó là: Kinh, Mường, Thái, H’mông, Dao, Thổ, Hoa.

2. Tình hình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo

a) Thanh Hóa là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao, vì thế việc xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Để giải quyết vấn đề này tỉnh đã chỉ đạo các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt các chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh và các chương trình xóa đói giảm nghèo của Trung ương.

Các chương trình xóa đói giảm nghèo đã thực hiện: Chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã vùng 135, 257; Chính sách an sinh xã hội; Vay vốn và tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất giảm nghèo; Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế; Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về giáo dục; Chính sách trợ giá, trợ cước; Chính sách cấp không thu tiền thuốc chữa bệnh cho nhân dân các xã 135; Chính sách cấp không thu tiền 20 loại báo và tạp chí theo Quyết định 957 của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và các chính sách khác.

b) Tình hình triển khai thực hiện việc hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở:

- Chương trình hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở theo Quyết định 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định 17/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa;

- Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đã hỗ trợ hơn 32.000 hộ nghèo xây dựng nhà ở;

- Xây dựng nhà phòng tránh lũ lụt theo Quyết định 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ, đã hỗ trợ 100 hộ nghèo xây dựng nhà phòng tránh lũ, lụt.

3. Hiện trạng nhà ở của gia đình có người có công

Tuy đã có nhiều chính sách hỗ trợ về nhà ở, nhưng là một tỉnh nằm trong khu vực hay xảy ra bão lũ nên vẫn còn nhiều gia đình đang phải sinh sống trong những ngôi nhà tạm bợ, dột nát, hư hỏng, xuống cấp không đảm bảo điều kiện sống ổn định, đặc biệt là những hộ gia đình người có công với cách mạng.

4. Căn cứ lập Đề án

- Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 25/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách người có công với cách mạng về nhà ở;

- Thông tư 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;

II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

1. Quan điểm hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở

Hiện nay tình trạng nhà ở của nhiều gia đình người có công với cách mạng đã hư hỏng, xuống cấp chưa đảm bảo điều kiện sống ổn định, do vậy việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở là một việc làm thiết thực, cần thiết, khơi dậy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với hộ gia đình người có công với cách mạng.

2. Mục tiêu, nguyên tắc hỗ trợ

a) Mục tiêu: Hỗ trợ về nhà ở cho khoảng 18.847 hộ gia đình người có công với cách mạng.

b) Nguyên tắc hỗ trợ:

- Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình có một hoặc nhiều người có công với cách mạng có nhà ở bị hư hỏng, dột nát (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây mà nay nhà ở đã bị hư hỏng, dột nát) để các hộ gia đình này xây dựng nhà ở mới hoặc sửa chữa nhà ở hiện có, bảo đảm nâng cao điều kiện nhà ở của người có công với cách mạng;

- Việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng phải đảm bảo công khai, minh bạch, tránh thất thoát, bảo đảm phân bổ công bằng hợp lý các nguồn lực hỗ trợ;

- Việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng nhà ở bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình; Kết hợp, lồng ghép với các chương trình đầu tư, hỗ trợ khác của Trung ương và địa phương để phát huy hiệu quả chính sách;

- Việc hỗ trợ người có công với cách mạng xây dựng mới nhà ở hoặc sửa chữa nhà ở phải đảm bảo yêu cầu sau đây:

+ Đối với trường hợp nhà ở phải phá dỡ để xây dựng lại thì nhà ở mới phải đảm bảo tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), có diện tích sử dụng tối thiểu là 30m2 (nếu là những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn 30m2 nhưng không thấp hơn 24m2), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên.

+ Đối với trường hợp nhà ở phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở thì sau khi sửa chữa phải đảm bảo 2 cứng (khung - tường cứng, mái cứng), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên, nhưng không yêu cầu phải đúng tiêu chuẩn về diện tích sử dụng trên.

3. Phạm vi áp dụng: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

4. Đối tượng được hỗ trợ nhà ở:

Đối tượng được hỗ trợ về nhà ở theo quy định tại Quyết định số 22/2013/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Là người có tên trong danh sách người có công với cách mạng do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố quản lý tại thời điểm Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành;

- Đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 15 tháng 6 năm 2013 (ngày Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành) tại nhà ở mà nhà ở đó có một trong các điều kiện sau:

+ Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới;

+ Nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung - tường và thay mới mái nhà.

5. Mức hỗ trợ:

Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) với mức hỗ trợ sau:

- Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với những hộ gia đình phải phá dỡ để xây mới nhà ở;

- Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với những hộ gia đình phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.

6. Phân loại đối tượng ưu tiên: Thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Hộ gia đình người có công mà nhà ở có nguy cơ sập đổ, không an toàn khi sử dụng;

- Hộ gia đình mà người có công cao tuổi;

- Hộ gia đình người có công là dân tộc thiểu số;

- Hộ gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn;

- Hộ gia đình người có công thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai;

- Các hộ gia đình còn lại.

7. Số lượng, số vốn hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở

Tổng số hộ cần hỗ trợ xây dựng nhà là: 18.847, trong đó số hộ xây mới là 8.466, số hộ cải tạo là 10.036, tương ứng nguồn vốn là 539.360.000.000 đồng.

a) Trong năm 2013

- Số lượng: Thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho 1.227 hộ; Trong đó số hộ xây mới là 859 hộ; số hộ cải tạo là 368 hộ.

- Nguồn vốn: Tổng số vốn hỗ trợ: 41.720.000.000 đồng; Trong đó nguồn vốn Trung ương là 41.720.000.000 đồng.

b) Trong năm 2014. Dự kiến như sau:

- Số lượng: Thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho 17.620 hộ; Trong đó số hộ xây mới là 7.607 hộ; số hộ cải tạo là 9.668 hộ.

- Nguồn vốn: Tổng số vốn hỗ trợ: 497.640.000.000 đồng; Trong đó nguồn vốn Trung ương là 497.640.000.000 đồng.

8. Chất lượng nhà ở xây dựng mới, sửa chữa nhà ở

a) Yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng:

- Sở Xây dựng nghiên cứu, thiết kế tối thiểu 03 mẫu nhà ở điển hình, kèm theo

dự toán kinh phí đầu tư xây dựng, dự trù vật liệu chủ yếu, phù hợp với phong tục tập quán của từng địa phương để phổ biến, giới thiệu cho các hộ gia đình tham khảo, nghiên cứu áp dụng để xây dựng nhà ở;

- Đối với hộ gia đình người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg mà đang ở tại khu vực thường xuyên bị ngập lụt trên địa bàn tỉnh có mức ngập cao từ 1,5m trở lên tính từ nền nhà thì UBND cấp xã vận động để các hộ gia đình xây dựng một diện tích sàn tránh lũ, có diện tích tối thiểu 10m2 và có độ cao vượt mức ngập thường xuyên;

- Nhà ở của các hộ gia đình có công với cách mạng được hỗ trợ phải đảm bảo vệ sinh môi trường, bao che kín đáo, tránh được tác động xấu của khí hậu, thời tiết. Các hộ gia đình có thể sử dụng các mẫu thiết kế điển hình do Sở Xây dựng cung cấp hoặc tham khảo các mẫu nhà ở truyền thống, thông dụng tại địa phương để lựa chọn quy mô và hình thức nhà ở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng hộ.

b) Yêu cầu về tổ chức xây dựng nhà ở:

- Các hộ gia đình sau khi nhận được tạm ứng kinh phí hỗ trợ nhà ở theo quy định thì tự tổ chức xây dựng nhà ở. Trường hợp hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, khuyết tật…) không có khả năng tự xây dựng nhà ở thì UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình này.

- UBND cấp xã có trách nhiệm theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng, sửa chữa nhà ở; Vận động các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giúp đỡ các hộ gia đình xây dựng nhà ở, tận dụng cao nhất khả năng huy động nguồn lực từ cộng đồng và hộ gia đình về nhân công, khai thác vật liệu tại chỗ như cát, đá, sỏi, gỗ… để giảm giá thành xây dựng; Khi hoàn thành xây dựng phần nền móng và khung - tường nhà ở thì phải lập Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn và khi hoàn thành toàn bộ nhà ở thì phải lập Biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng (theo mẫu quy định tại Phụ lục số V và số VI ban hành kèm theo Thông tư 09/2013/TT-BXD).

c) Sau khi hoàn thành việc xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở mà có thay đổi về diện tích nhà ở, nếu hộ gia đình được hỗ trợ có nhu cầu thì cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện cho các hộ gia đình thực hiện các thủ tục xác nhận thay đổi về nhà ở trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thời hạn xác nhận thay đổi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật.

9. Phương thức thực hiện

a) UBND cấp xã, phường, thị trấn đối chiếu lập danh sách các hộ được hỗ trợ báo cáo UBND cấp huyện, UBND cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và phê duyệt danh sách số hộ thuộc diện được hỗ trợ báo cáo UBND cấp tỉnh để làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

b) Cấp vốn làm nhà ở:

- Căn cứ số vốn được phân bổ từ ngân sách Trung ương, vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, UBND tỉnh phân bổ cho UBND cấp huyện.

- Căn cứ số vốn được UBND tỉnh phân bổ, UBND cấp huyện phân bổ vốn hỗ trợ cho cấp xã.

- Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ thực hiện theo hướng dẫn của Sở Tài chính.

c) UBND cấp xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ dân xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở theo quy định của Quyết định 22/2013/QĐ-TTg và vận động các hộ tự xây nhà ở. Đối với các hộ có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…) không thể tự xây dựng nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở cho các hộ này.

10. Tiến độ thực hiện

a) Trong năm 2013: Hoàn thành 1.227 hộ (theo báo cáo với đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2012);

b) Trong năm 2014: Tiếp tục thực hiện hỗ trợ nhà ở cho các hộ gia đình người có công với cách mạng theo đúng quy định tại Quyết định 22/2013/QĐ-TTg đối với các hộ thuộc diện được hỗ trợ nhưng mới được rà soát thống kê, báo cáo năm 2013.

III. Tổ chức thực hiện

1. UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chung việc thực hiện Chương trình; Phê duyệt đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, báo cáo Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bố trí vốn triển khai thực hiện.

Cụ thể hóa các nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao các địa phương tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg;

Phân công và giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ban, ngành liên quan và các địa phương để thực hiện.

2. Trách nhiệm các Sở, ban, ngành

- Sở Xây dựng là cơ quan Thường trực của tỉnh để triển khai thực hiện chính sách theo quy định tại Quyết định 22/2013/QĐ-TTg thiết kế 03 mẫu nhà phù hợp để các hộ gia đình tham khảo, lựa chọn;

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với các ban, ngành chức năng rà soát, kiểm tra, đảm bảo đúng đối tượng thuộc diện được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 22/2013/QĐ-TTg;

- Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan tham mưu phân bổ vốn cho các đơn vị thực hiện; đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thanh quyết toán nguồn vốn hỗ trợ theo quy định;

- Các cơ quan Báo chí, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm tuyên truyền chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở, tuyên truyền vận động các tổ chức, đoàn thể, mọi tầng lớp nhân dân tham gia ủng hộ tiền của, vật chất, công sức giúp hộ nghèo làm nhà ở.

3. Trách nhiệm của UBND cấp huyện

- Tổng hợp và phê duyệt danh sách người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn;

- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cấp huyện để tổ chức thực hiện hỗ trợ nhà ở;

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện việc hỗ trợ người cố công với cách mạng về nhà ở của các xã trên địa bàn (bao gồm số hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng mới hoặc sửa chữa, số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình, số tiền huy động được từ các nguồn khác, các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện);

- Thanh tra, kiểm tra xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2103/QĐ-TTg và Thông tư 09/2013/TT-BXD.

4. Trách nhiệm của UBND cấp xã

- Tổ chức rà soát, lập danh sách các hộ gia đình người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn;

- Niêm yết công khai danh sách và mức hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2103/QĐ-TTg và Thông tư 09/2013/TT-BXD tại trụ sở của UBND cấp xã;

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cấp xã để tổ chức thực hiện hỗ trợ nhà ở;

- Tổ chức việc lập Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn và Biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng (theo quy định tại Phụ lục số V và Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư 09/2013/TT-BXD);

- Lập hồ sơ hoàn công cho từng hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở, bao gồm:

- Chỉ đạo, giám sát để các hộ gia đình sử dụng tiền hỗ trợ về nhà ở đúng mục đích, bảo đảm chất lượng nhà ở xây dựng mới hoặc sửa chữa theo quy định;

- Tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện về kết quả thực hiện hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn (gồm số hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng mới hoặc sửa chữa, số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình và các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện trên địa bàn)./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 3322/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu3322/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành24/09/2013
Ngày hiệu lực24/09/2013
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Bất động sản
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 3322/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 3322/QĐ-UBND năm 2013 hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở Thanh Hóa


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 3322/QĐ-UBND năm 2013 hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở Thanh Hóa
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu3322/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thanh Hóa
                Người kýVương Văn Việt
                Ngày ban hành24/09/2013
                Ngày hiệu lực24/09/2013
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Bất động sản
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 3322/QĐ-UBND năm 2013 hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở Thanh Hóa

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 3322/QĐ-UBND năm 2013 hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở Thanh Hóa

                  • 24/09/2013

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 24/09/2013

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực