Quyết định 3340/QĐ-BNN-CB

Quyết định 3340/QĐ-BNN-CB năm 2015 về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 706/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 3340/QĐ-BNN-CB 2015 thực hiện Quyết định 706/QĐ-TTg Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3340/QĐ-BNN-CB

Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 706/QĐ-TTG NGÀY 21 THÁNG 5 NĂM 2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GẠO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Vụ trưởng Vụ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Kế hoạch chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ: Công Thương, Khoa học và CN;
- Tài chính; Văn hóa TT&DL;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Đảng ủy Bộ NN&PTNT
- Ban chỉ đạo Tây Nam bộ;
- UBND các tỉnh/TP vùng ĐBSCL;
- Hiệp hội Lương thực VN;
- Lưu: VT, CB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Thanh Nam

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 706/QĐ-TTG NGÀY 21 THÁNG 5 NĂM 2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GẠO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN  ĐẾN NĂM 2030”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3340/QĐ-BNN-CB ngày 20/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Triển khai thực hiện Quyết định số 706/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch hành động với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Triển khai thực hiện hiệu quả nội dung Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015, góp phần thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2. Xây dựng và triển khai hiệu quả các dự án trọng điểm của Đề án, hoàn thành mục tiêu của Đề án đã được phê duyệt.

3. Đến năm 2020 đạt 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam và tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đến năm 2030 đạt 50% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam, trong đó 30% tổng sản lượng gạo xuất khẩu là gạo thơm và gạo đặc sản.

II. NỘI DUNG

1. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương về xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam

- Tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến Đề án và Kế hoạch hành động thực hiện Đề án đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, doanh nghiệp và người sản xuất nhằm thống nhất nhận thức và quyết tâm thực hiện Đề án trong toàn ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, người sản xuất;

- Xây dựng các cơ chế phối hợp về tổ chức, triển khai Đề án giữa các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ và các đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan nhằm thống nhất về nội dung hoạt động và kế hoạch thực hiện Đề án.

2. Xây dựng và quản lý thương hiệu gạo Việt Nam

- Thực hiện nghiên cứu, đánh giá, dự báo thị trường hàng năm đối với sản phẩm gạo, xác định thị trường chiến lược và lợi thế của gạo Việt Nam;

- Xây dựng và triển khai dự án trọng điểm “Xây dựng và quản lý thương hiệu gạo quốc gia”, trong đó tập trung các hoạt động về: i) đánh giá và xây dựng tiêu chuẩn gạo mang thương hiệu quốc gia phù hợp với phân khúc thị trường; ii) xây dựng hình ảnh, biểu tượng về thương hiệu quốc gia; iii) xây dựng và triển khai hiệu quả các quy định về quản lý và sử dụng thương hiệu quốc gia;

- Xây dựng và triển khai dự án trọng điểm “Phát triển thương hiệu quốc gia đối với một số sản phẩm gạo chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long”;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và triển khai dự án trọng điểm “Bảo hộ thương hiệu gạo Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo trên thị trường quốc tế”;

- Rà soát, xây dựng quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo mang thương hiệu Việt Nam, xây dựng các cơ sở sản xuất giống xác nhận, phát triển một số giống lúa chất lượng cao, phù hợp với thị trường xuất khẩu;

- Thúc đẩy các hình thức tổ chức hợp tác, liên kết chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, bảo quản lúa gạo gắn với doanh nghiệp, hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung, áp dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm gạo mang thương hiệu Việt Nam.

3. Về tổ chức xúc tiến thương mại sản phẩm thương hiệu gạo Việt Nam

- Tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá nâng cao nhận thức đối với doanh nghiệp, địa phương và người tiêu dùng thông qua việc xây dựng và thực hiện hiệu quả dự án trọng điểm “Quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam đến người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng”;

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương để xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả dự án trọng điểm “Xúc tiến xuất khẩu và phát triển thị trường cho doanh nghiệp và sản phẩm mang thương hiệu gạo Việt Nam”. Đồng thời tổ chức có hiệu quả các hoạt động về khảo sát thị trường, tổ chức hội thảo, tham gia triển lãm, hội chợ,... để xây dựng và phát triển kênh phân phối riêng đối với sản phẩm gạo mang thương hiệu Việt Nam.

4. Ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả thương hiệu gạo Việt Nam

- Tăng cường ứng dụng, phổ biến về công nghệ hỗ trợ trong sản xuất, chế biến, bảo quản và đóng gói sản phẩm gạo, nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng và nguồn gốc sản phẩm;

Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, đầu tư xây dựng, nâng cấp phòng kiểm nghiệm chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn quốc tế để hỗ trợ hoạt động kiểm định chất lượng gạo xuất khẩu;

- Rà soát các chương trình khoa học công nghệ, ưu tiên việc ứng dụng sáng chế về lĩnh vực bảo quản sau thu hoạch, chế biến cho các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam;

- Thúc đẩy áp dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm gạo.

5. Về cơ chế, chính sách

- Rà soát, xây dựng các chính sách thúc đẩy tích tụ đất đai để hình thành các vùng nguyên liệu sản xuất lúa tập trung;

- Rà soát, bổ sung các chính sách, giải pháp ưu tiên hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam trong các chương trình, dự án về lĩnh vực giống, ứng dụng và đổi mới công nghệ, quản lý chất lượng, liên kết chuỗi giá trị, đầu tư cơ sở hạ tầng bảo quản chế biến. Lồng ghép, ưu tiên trong việc triển khai Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn (Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013); chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp (Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013); chính sách về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ;

- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, xây dựng các chính sách hỗ trợ công nghệ về bảo quản, chế biến, đóng gói đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gạo;

- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu gạo mang thương hiệu gạo Việt Nam.

6. Triển khai các dự án trọng điểm

Tổ chức triển khai hiệu quả 5 dự án trọng điểm, bao gồm:

- Dự án xây dựng và quản lý thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam;

- Dự án phát triển thương hiệu quốc gia cho một số sản phẩm chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long;

- Dự án bảo hộ thương hiệu gạo Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu trên thị trường quốc tế;

- Dự án quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam đến người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng;

- Dự án xúc tiến xuất khẩu và phát triển thị trường cho doanh nghiệp và sản phẩm mang thương hiệu gạo Việt Nam;

(Nội dung chi tiết các dự án trọng điểm tại Phụ lục kèm theo)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban chỉ đạo Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam

Thành lập Ban chỉ đạo Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam của Bộ do Thứ trưởng làm Trưởng ban, Lãnh đạo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối làm Phó trưởng ban, Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ và các Bộ, ngành liên quan làm thành viên.

2. Phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện

a) Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối

- Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, chủ trì, xây dựng và trình Bộ trưởng thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án trong tháng 8/2015; xây dựng các cơ chế phối hợp giữa Cục và các đơn vị của các Bộ, ngành liên quan trong tháng 10/2015;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ xây dựng và thực hiện các dự án trọng điểm của Đề án; là cơ quan quản lý thương hiệu gạo quốc gia;

- Rà soát, bổ sung các chính sách, giải pháp ưu tiên hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam trong các chương trình, dự án về đầu tư cơ sở hạ tầng bảo quản chế biến lúa gạo;

- Chủ động và phối hợp với các đơn vị lồng ghép các nội dung được phân công với Đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch; Đề án Sản phẩm lúa gạo Việt Nam - chất lượng cao, năng suất cao;

- Xây dựng dự toán các dự án trọng điểm, dự toán kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy quản lý thương hiệu gạo quốc gia trình Bộ xem xét, phê duyệt;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án, định kỳ tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo lãnh đạo Bộ và Thủ tướng Chính phủ.

b) Cục Trồng trọt

- Rà soát, xây dựng quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo mang thương hiệu Việt Nam; chỉ đạo xây dựng các cơ sở sản xuất giống xác nhận, phát triển một số giống lúa chất lượng cao, phù hợp với thị trường xuất khẩu; chỉ đạo áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt trong sản xuất lúa gạo;

- Rà soát, bổ sung các chính sách, giải pháp ưu tiên hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam trong các chương trình, dự án về lĩnh vực giống lúa;

- Chủ động lồng ghép các nội dung được phân công với các chương trình, dự án do Cục chủ trì theo các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT bao gồm: Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13/5/2014 về Kế hoạch tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 713/QĐ-BNN-TT ngày 10/4/2014 về Kế hoạch sản xuất giống xác nhận giai đoạn 2014-2015 vùng Đồng bằng sông Cửu Long;

- Định kỳ báo cáo hàng năm và đột xuất về kết quả thực hiện gửi cho Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối tổng hợp theo yêu cầu của Bộ.

c) Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn

- Rà soát, xây dựng, bổ sung các chính sách thúc đẩy tích tụ đất đai để hình thành các vùng nguyên liệu sản xuất lúa tập trung; hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam trong liên kết chuỗi giá trị lúa gạo.

- Ưu tiên các chương trình, dự án do Cục chủ trì để hỗ trợ xây dựng các hình thức tổ chức hợp tác, liên kết chuỗi giá trị lúa gạo gắn với doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam.

- Chủ động lồng ghép các nội dung được phân công với các chương trình, dự án do Cục chủ trì theo các Quyết định như: Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định 1777/QĐ-BNN-KH ngày 18/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 09/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Định kỳ báo cáo hàng năm và đột xuất về kết quả thực hiện gửi cho Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối tổng hợp theo yêu cầu của Bộ.

d) Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản:

- Rà soát, bổ sung các chính sách, giải pháp ưu tiên hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam trong các chương trình, dự án về lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm gạo;

- Phối hợp với Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối xây dựng các chuỗi cung cấp gạo đảm bảo an toàn thực phẩm;

- Định kỳ báo cáo hàng năm và đột xuất về kết quả thực hiện gửi cho Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối tổng hợp theo yêu cầu của Bộ

e) Vụ Khoa học, Công nghệ và môi trường

- Rà soát kết quả các đề tài, chương trình/dự án đang triển khai về lúa gạo để kế thừa, sử dụng các kết quả nghiên cứu đã có.

- Rà soát, bổ sung các chính sách, giải pháp ưu tiên hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam trong các chương trình, dự án về ứng dụng và đổi mới công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến lúa gạo.

- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, đầu tư xây dựng, nâng cấp phòng kiểm nghiệm chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn quốc tế

- Ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam từ các nguồn: hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, Chương trình sản phẩm quốc gia, Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Định kỳ báo cáo hàng năm và đột xuất về kết quả thực hiện gửi cho Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối tổng hợp theo yêu cầu của Bộ.

f) Vụ Quản lý doanh nghiệp

- Rà soát, xây dựng các chính sách, giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến lúa gạo, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam;

- Lồng ghép, ưu tiên trong việc triển khai Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;

- Định kỳ báo cáo hàng năm và đột xuất về kết quả thực hiện gửi cho Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối tổng hợp theo yêu cầu của Bộ.

g) Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính phối hợp với Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối xây dựng kế hoạch, dự toán tài chính để triển khai các nội dung của Đề án.

h) Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn; Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối triển khai các dự án trọng điểm, hoạt động quản lý thương hiệu gạo quốc gia.

i) Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động tham gia với Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối trong việc triển khai đề án. Đề xuất định hướng, kế hoạch xây dựng thương hiệu vùng, địa phương cho sản phẩm gạo.

j) Hiệp hội Lương thực Việt Nam theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối và các đơn vị liên quan thực hiện đề án.

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
(Kèm theo Quyết định số 3340/QĐ-BNN-CB ngày 20/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Nhiệm vụ

Đơn vị quản lý

Đơn vị phối hợp thực hiện

Thời gian thực hiện

Kinh phí dự kiến (tr.đồng)

Nguồn vốn

I

Dự án 1: Xây dựng và quản lý thương hiệu gạo quốc gia

 

 

 

17.500

 

1.1

Giai đoạn 1: Xây dựng Dự án chi tiết trình Bộ phê duyệt

Cục CBNLTS&NM

- IPSARD, VAAS

- Vụ: Tài chính; Kế hoạch; KHCN và MT; Quản lý DN

- Cục: Trồng trọt, QLCLNLS và TS.

- Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Bộ KH và CN

- Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), Bộ CT

2015

300

Ngân sách nhà nước (NSNN)

1.2

Giai đoạn 2: Triển khai thực hiện dự án

 

 

 

17.200

 

1

Hợp phần 1: Nghiên cứu bản sắc văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam gắn với nền văn minh lúa nước làm cơ sở để xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu gạo Việt Nam

Cục CBNLTS &NM

- IPSARD, VAAS

- Cục Trồng trọt

- VFA, doanh nghiệp

2015-2016

400

NSNN

2

Hợp phần 2: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu gạo quốc gia (biểu tượng, ngôn ngữ, phong cách...)

Cục CBNLTS &NM

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- VFA, doanh nghiệp

- Cục: Trồng trọt; QLCLNLS và TS

- Vụ: KHCN và MT

2016-2017

2.000 (năm 2016: 1.200)

NSNN

3

Hợp phần 3: Khảo sát, đánh giá hiện trạng, tiềm năng và xây dựng Atlas về thương hiệu gạo Việt Nam

Cục CBNLTS &NM

- NIAPP, IPSARD, VAAS

- Cục: Trồng trọt

- VFA, doanh nghiệp, các địa phương

2016-2017

2.000

NSNN

4

Hợp phần 4: Xây dựng hệ thống quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với sản phẩm gạo mang thương hiệu quốc gia (khảo sát, đánh giá, phân tích chất lượng, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình sản xuất - chế biến của các nhóm gạo của Việt Nam)

Cục CBNLTS &NM

- VAAS, IPSARD, AGI

- Cục: Trồng trọt; QLCLNLS và TS; BVTV

- VFA, doanh nghiệp và các địa phương

2016

3.000

NSNN

5

Hợp phần 5: Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu gạo quốc gia tại Thái Lan

Cục CBNLTS &NM

- Vụ: KHCN và MT; Quản lý DN

- Cục Trồng trọt

- VAAS, IPSARD

- VFA, doanh nghiệp và các địa phương

2016

300

NSNN

6

Hợp phần 6: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chuỗi giá trị lúa gạo và xây dựng phương án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam

Cục CBNLTS &NM

- VFA, doanh nghiệp

- Vụ: KHCN và MT

- Cục Trồng trọt

- IPSARD, VAAS

2016-2017

1.500 (năm 2016: 1.000)

NSNN

7

Hợp phần 7: Nghiên cứu, đánh giá khả năng cạnh tranh và định vị thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới

Cục CBNLTS &NM

- Cục: XTTT; Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)

- IPSARD, VAAS

- VFA và doanh nghiệp

2017

1.500

NSNN

8

Hợp phần 8: Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức, quản lý thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam (tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đánh giá điều kiện của Việt Nam và đề xuất mô hình tổ chức)

Cục CBNLTS &NM

- IPSARD, VAAS

- Vụ: Quản lý DN; KHCN và MT; Pháp chế

- Cục: Trồng trọt; QLCLNLS và TS

- Cục SHTT, Bộ KH&CN

- VFA, doanh nghiệp

- Chương trình sản phẩm quốc gia, Bộ KHCN

2016

300

NSNN

9

Hợp phần 9: Xây dựng hệ thống các quy định, cơ chế quản lý và nâng cao năng lực của hệ thống quản lý, sử dụng thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam

Cục CBNLTS &NM

- IPSARD, VAAS

- Vụ: Quản lý DN; Pháp chế

- Cục: Trồng trọt

- Cục SHTT, Bộ KH&CN

2016-2017

1.500

(năm 2016: 500)

NSNN

10

Hợp phần 10: Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo quốc gia

Cục CBNLTS &NM

- Vụ Quản lý DN

- Cục Trồng trọt

- VFA

2017-2020

800 (mỗi năm 200 tr)

NSNN

11

Hợp phần 11: Tổ chức quản lý, đánh giá, kiểm soát thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam

Cục CBNLTS &NM

- Vụ Quản lý DN

- Cục: Trồng trọt; QLCLNLS và TS

- VFA

2017-2020

1.200 (mỗi năm 300 tr)

NSNN

II

Dự án 2: Phát triển thương hiệu quốc gia đối với một số sản phẩm gạo chủ lực của Đồng bằng Sông Cửu Long

 

 

 

27.700

 

II. 1

Giai đoạn 1: Xây dựng dự án chi tiết trình Bộ phê duyệt

 

 

 

700

 

1

Hợp phần 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất, xây dựng thương hiệu địa phương của các tỉnh ĐCSCL và đề xuất sản phẩm xây dựng thương hiệu quốc gia

Cục CBNLTS &NM

- IPSARD, VAAS

- Cục: Trồng trọt

- Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Bộ KH và CN

- Cục XTTM, Bộ Công Thương

- VFA, doanh nghiệp

2015-2016

500

(năm 2015: 200)

NSNN

2

Hợp phần 2: Xây dựng thuyết minh dự án và trình Bộ phê duyệt

Cục CBNLTS &NM

- IPSARD, VAAS

- Vụ: Tài chính; Kế hoạch; KHCN và MT; Quản lý DN

- Cục: Trồng trọt, QLCLNLS và TS.

- Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Bộ KH và CN

- Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), Bộ CT

2016

200

NSNN

II.2

Giai đoạn 2: Triển khai thực hiện dự án

 

 

 

27.000

 

1

Hợp phần 1: Hỗ trợ đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu gạo mang thương hiệu quốc gia

Cục CBNLTS &NM

- Cục: Trồng trọt; QLCLNLS và TS

- VFA, doanh nghiệp và các địa phương

- Các Viện nghiên cứu

2017-2018

19.500 (năm 2017: 5.000)

NSNN (hỗ trợ 13 tỉnh ĐBSCL: 1,5 tỷ/tỉnh)

2

Hợp phần 2: Hỗ trợ xây dựng tổ chức sản xuất, liên kết giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp

Cục CBNLTS &NM

- Cục: Trồng trọt; QLCL NLS và TS; KTHT và PTNT

- Vụ: Quản lý DN

- IPSARD, VAAS

- VFA, doanh nghiệp

2017-2019

3.000

(2017: 1.000; 2018: 1.300)

NSNN (hỗ trợ 15 DN X 200 triệu/DN)

3

Hợp phần 3: Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu gạo quốc gia (Hỗ trợ áp dụng quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong chế biến, bảo quản, đóng gói; xây dựng hệ thống quản trị thương hiệu cho các doanh nghiệp sử dụng, phát triển thương hiệu gạo quốc gia)

Cục CBNLTS &NM; Cục QLCLNLS và TS

- Cục: QLCL NLS và TS

- Vụ: Quản lý DN

- IPSARD, VAAS

- VFA, doanh nghiệp

- Cục SHTT, Cục ứng dụng công nghệ-Bộ KH&CN

- Cục XTTM, Bộ CT

2017-2018

3.000

(2017: 1.000)

NSNN

(hỗ trợ 15 DN x 200 triệu/DN

4

Hợp phần 4: Tổ chức xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, phát triển liên kết với doanh nghiệp nước ngoài trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu quốc gia cho doanh nghiệp, tổ chức sản xuất

Cục CBNLTS &NM

- Cục XTTM; XNK (Bộ Công Thương)

- VFA, doanh nghiệp

- Vụ: Quản lý DN; Hợp tác quốc tế

- IPSARD, VAAS

2018-2019

1.500

(2018: 750)

NSNN

III

Dự án 3: Quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam đến người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng

 

 

 

19.200

 

III.1

Giai đoạn 1: Xây dựng dự án chi tiết trình Bộ phê duyệt

Cục CBNLTS &NM

- IPSARD, VAAS

- Vụ: Tài chính; Kế hoạch;

- KHCN và MT; Quản lý DN

- Cục: Trồng trọt

- Cục XTTM, Bộ CT

2016

200

NSNN

III.2

Giai đoạn 2: Triển khai thực hiện dự án

 

 

 

19.000

 

1

Hợp phần 1: Xây dựng phương tiện, công cụ quảng bá, giới thiệu sản phẩm mang thương hiệu gạo quốc gia (xây dựng website, sổ tay giới thiệu...)

Cục CBNLTS &NM

- VFA, doanh nghiệp

- Vụ: KHCN và MT; Quản lý DN

- Cục XTTM, Bộ CT

- Cục SHTT, Bộ KH&CN

- IPSARD, VAAS

2017

1.000

NSNN

2

Hợp phần 2: Tổ chức hội nghị hội thảo phổ biến thông tin về thương hiệu đến người tiêu dùng, doanh nghiệp và người sản xuất trên cả nước.

Cục CBNLTS &NM

- VFA, doanh nghiệp

- Vụ: KHCN và MT; Quản lý DN

- Cục XTTM, Bộ CT

- Cục SHTT, Bộ KH&CN

- IPSARD, VAAS

- Hiệp hội người tiêu dùng Việt Nam

- Các địa phương

2018

1.500

NSNN

3

Hợp phần 3: Xây dựng và thực hiện chương trình truyền hình theo chuyên đề thường niên về thương hiệu gạo Việt Nam.

Cục CBNLTS &NM

- Đài truyền hình Việt Nam

- Đài truyền hình VTC

- Đài tiếng nói VN

- VFA, doanh nghiệp

- IPSARD

2018-12019

3.000

(2018: 1.700)

NSNN

4

Hợp phần 4: Tổ chức giới thiệu hình ảnh, phổ biến thông tin tại Lễ hội lúa gạo Việt Nam.

Cục CBNLTS &NM

- Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ

- VFA, doanh nghiệp

- Các địa phương

- Vụ: KHCN và MT

- Cục Trồng trọt

2017-2019

1.500

(2017: 500; 2018: 500)

NSNN

5

Hợp phần 5: Tổ chức tuần lễ Thương hiệu gạo Việt Nam trên phạm vi cả nước, tổ chức luân phiên theo vùng trong vòng 4 năm.

Cục CBNLTS &NM

- VFA, doanh nghiệp

- Cục XTTM, Bộ CT

- Các địa phương

- Cơ quan truyền thông

- IPSARD, VAAS

2017-2020

8.000

(mỗi năm 2.000)

- NSNN: 4.000

- Vốn huy động: 4.000

6

Hợp phần 6: Tổ chức quảng bá sản phẩm Gạo Việt Nam trong các chương trình xúc tiến văn hóa, du lịch, giao lưu nghệ thuật của Việt Nam với các nước.

Cục CBNLTS &NM

- Bộ VHTT và du lịch

- Đài THVN

- Các Bộ, ngành khác

2017-2020

4.000 (mỗi năm 1.000)

NSNN

IV

Dự án 4: Xúc tiến xuất khẩu và phát triển thị trường cho doanh nghiệp và sản phẩm mang thương hiệu gạo Việt Nam

 

 

 

74.400

 

IV. 1

Giai đoạn 1: Xây dựng dự án chi tiết trình Bộ phê duyệt

Cục CBNLTS &NM

- IPSARD, VAAS

- Vụ: Tài chính; Kế hoạch; KHCN và MT; Quản lý DN

- Cục: Trồng trọt

- Cục XNK, Bộ CT

2016

200

NSNN

IV.2

Giai đoạn 2: Triển khai thực hiện dự án

 

 

 

74.200

 

1

Hợp phần 1: Phổ biến các điều ước quốc tế về thương mại, các hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia cho các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh lúa gạo.

Cục CBNLTS &NM

- Vụ HTQT

- Cục XTTM, Bộ CT

- IPSARD

- VFA, doanh nghiệp

2016

500

NSNN

2

Hợp phần 2: Tập huấn nâng cao kỹ năng phát triển thương hiệu và hệ thống phân phối cho các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh gạo mang thương hiệu gạo Việt Nam

Cục CBNLTS &NM

- Cục XTTM; XNK, Bộ Công thương

- Vụ: Quản lý DN

- VFA, doanh nghiệp

- IPSARD

2017

1.200

NSNN

3

Hợp phần 3: Hỗ trợ xúc tiến xây dựng mạng lưới và tổ chức kênh phân phối sản phẩm mang thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường nội địa.

Cục CBNLTS &NM

- Cục XTTM; XNK, Bộ Công thương

- Vụ: Quản lý DN

- VFA, doanh nghiệp

- Các đại sứ quán tại các nước

- IPSARD

2017-2019

5.500 (NSNN: 2017: 500; 2018: 1.000, 2019: 1.000)

- NSNN: 2.500

- Vốn huy động: 3.000

4

Hợp phần 4: Xây dựng và triển khai chiến lược truyền thông quảng bá sản phẩm mang thương hiệu gạo Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng tại nước ngoài

Cục CBNLTS &NM

- Cục XTTM; XNK, Bộ Công Thương

- VFA, doanh nghiệp

- Các đại sứ quán tại các nước

- IPSARD

2017-2020

28.000

(NSNN: 5.000/năm)

- NSNN: 5.000/năm x 4 năm = 20.000

- Vốn huy động: 8.000

5

Hợp phần 5: Hỗ trợ xúc tiến, quảng bá và mở rộng kênh phân phối tại các thị trường yêu cầu gạo chất lượng cao (Nhật Bản, EU...).

Cục CBNLTS &NM

- Cục XTTM; XNK, Bộ Công thương

- VFA, doanh nghiệp

- Các đại sứ quán tại Nhật Bản, EU…..

2018-2020

15.000 (mỗi năm: 5.000)

- NSNN: 5.000 (1.000/năm)

- Vốn huy động: 10.000

6

Hợp phần 6: Hỗ trợ xúc tiến, quảng bá và mở rộng kênh phân phối tại các thị trường yêu cầu gạo chất lượng trung bình (châu Á, châu Phi...)

Cục CBNLTS &NM và Cục XTTM (Bộ CT)

- Cục XTTM; XNK, Bộ Công thương

- VFA, doanh nghiệp

- Các đại sứ quán tại các nước

2018-2020

22.000

(2018: 7.000; 2019:7000)

- NSNN: 12000 (4.000/năm)

- Vốn huy động: 10.000

7

Hợp phần 7: Đánh giá, dự báo thị trường sản phẩm gạo thường niên giai đoạn 2017-2020 để giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược và kế hoạch tiếp cận thị trường.

Cục CBNLTS &NM và Cục XTTM (Bộ CT)

- Cục XTTM; XNK, Bộ Công thương

- Vụ: Quản lý DN

- VFA, doanh nghiệp

- IPSARD

2017-2020

2.000

(mỗi năm 500)

NSNN

V

Dự án 5: Bảo hộ thương hiệu gạo Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo trên thị trường quốc tế

 

 

 

14.900

 

V.1

Giai đoạn 1: Xây dựng dự án chi tiết trình Bộ phê duyệt

 

 

 

900

 

1

Hợp phần 1: Khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng thương hiệu và nhu cầu phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

Cục CBNLTS &NM

- IPSARD, VAAS

- Vụ: Quản lý DN

- Cục: Trồng trọt

- Cục SHTT, Bộ KHCN

2016

700

NSNN

2

Hợp phần 2: Xây dựng thuyết minh dự án chi tiết trình Bộ phê duyệt

Cục CBNLTS &NM

- IPSARD, VAAS

- Vụ: Tài chính; Kế hoạch; KHCN và MT; Quản lý DN

- Cục: Trồng trọt

- Cục SHTT, Bộ KHCN

2016

200

NSNN

V.2

Giai đoạn 2: Triển khai thực hiện dự án

 

 

 

14.000

 

1

Hợp phần 1: Nghiên cứu, xây dựng phương án đăng ký bảo hộ thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam và thương hiệu sản phẩm tại nước ngoài (rà soát, phân tích các hình thức bảo hộ của các quốc gia, yêu cầu hồ sơ, hình thức đăng ký, so sánh với thị trường chiến lược của sản phẩm gạo để đề xuất phương án).

Cục CBNLTS &NM

- Cục SHTT, Bộ KHCN

- IPSARD, VAAS

- Vụ: Quản lý DN

- Cục: Trồng trọt

2016

1.000

NSNN

2

Hợp phần 2: Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho thương hiệu gạo quốc gia Việt Nam (đăng ký bảo hộ trong nước và tại 50 quốc gia trên thế giới)

Cục CBNLTS &NM

- Cục SHTT, Bộ KHCN

- IPSARD, VAAS

- Vụ: Quản lý DN

- Cục: Trồng trọt

2017-2020

4.000

(1.000/năm)

NSNN

3

Hợp phần 3: Phổ biến các quy định đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp lúa gạo

Cục CBNLTS &NM

- Cục SHTT, Bộ KHCN

- IPSARD, VAAS

- Vụ: Quản lý DN

- Cục: Trồng trọt

- VFA, Doanh nghiệp

2017

1.000

NSNN

4

Hợp phần 4: Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho thương hiệu sản phẩm gạo của doanh nghiệp.

Cục CBNLTS &NM

- Cục SHTT, Bộ KHCN

- IPSARD, VAAS

- Vụ: Quản lý DN

- Cục: Trồng trọt

- VFA, Doanh nghiệp

2017-2020

8.000

(2.000/năm)

NSNN (hỗ trợ 40 DN x 200)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 3340/QĐ-BNN-CB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu3340/QĐ-BNN-CB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/08/2015
Ngày hiệu lực20/08/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 3340/QĐ-BNN-CB

Lược đồ Quyết định 3340/QĐ-BNN-CB 2015 thực hiện Quyết định 706/QĐ-TTg Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 3340/QĐ-BNN-CB 2015 thực hiện Quyết định 706/QĐ-TTg Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu3340/QĐ-BNN-CB
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người kýTrần Thanh Nam
                Ngày ban hành20/08/2015
                Ngày hiệu lực20/08/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật9 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 3340/QĐ-BNN-CB 2015 thực hiện Quyết định 706/QĐ-TTg Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 3340/QĐ-BNN-CB 2015 thực hiện Quyết định 706/QĐ-TTg Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam

                  • 20/08/2015

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 20/08/2015

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực