Quyết định 3367/QĐ-BNN-TT

Quyết định 3367/QĐ-BNN-TT năm 2014 phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2014 - 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Quyết định 3367/QĐ-BNN-TT 2014 chuyển đổi cơ cấu cây trồng lúa 2014 2020 đã được thay thế bởi Quyết định 591/QĐ-BNN-KH 2019 bãi bỏ quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa Bộ Nông nghiệp và được áp dụng kể từ ngày 21/02/2019.

Nội dung toàn văn Quyết định 3367/QĐ-BNN-TT 2014 chuyển đổi cơ cấu cây trồng lúa 2014 2020


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3367/QĐ-BNN-TT

Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Xét đề nghị, của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2014 - 2020 với các nội dung chính sau:

I. QUAN ĐIỂM

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là nội dung quan trọng để tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải dựa trên nhu cầu thị trường; khai thác lợi thế về đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết gắn với sản xuất hàng hóa, tập trung, hiệu quả và bền vững;

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải dựa trên cơ sở khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng; tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị; tăng cường bảo quản, chế biến, tăng giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân;

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải đảm bảo huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế, phát huy hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nước và hội nhập quốc tế.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu cụ thể

- Năm 2014-2015: chuyển đổi khoảng 260 ngàn ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản.

- Giai đoạn 2016-2020: chuyển đổi khoảng 510 ngàn ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản.

3. Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

- Phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Chuyển đổi nhưng không được làm mất các yếu tố phù hợp để trồng lúa, khi cần thiết có thể quay lại trồng lúa mà không phải đầu tư lớn;

- Cây trồng chuyển đổi phải có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa;

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải phù hợp với hiện trạng giao thông, thủy lợi nội đồng của địa phương, hạn chế đầu tư lớn và gắn với xây dựng nông thôn mới.

III. ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI

1. Định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa toàn quốc

- Năm 2014-2015, chuyển đổi khoảng 260 ngàn ha: Chuyển sang trồng ngô 80 ngàn ha; đậu tương 16 ngàn ha; vừng, lạc 41 ngàn ha; rau, hoa 51 ngàn ha; cây thức ăn chăn nuôi 13 ngàn ha; cây khác 24 ngàn ha; kết hợp nuôi trồng thủy sản 35 ngàn ha.

- Giai đoạn 2016-2020, tiếp tục chuyển đổi khoảng 510 ngàn ha: Chuyển sang trồng ngô 156 ngàn ha; đậu tương 33 ngàn ha; vừng, lạc 54 ngàn ha; rau, hoa 116 ngàn ha; cây thức ăn chăn nuôi 37 ngàn ha; các cây khác 58 ngàn ha; kết hợp nuôi trồng thủy sản 56 ngàn ha.

2. Định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa theo vùng

2.1. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tập trung chuyển đổi mô hình chuyên lúa sang mô hình luân canh 2 lúa - màu; 1 lúa - 2 màu; chuyên rau, màu và lúa - kết hợp nuôi trồng thủy sản...

- Năm 2014-2015: Chuyển đổi khoảng 112 ngàn ha diện tích gieo trồng lúa (vụ Đông Xuân 58 ngàn ha, vụ Hè Thu 45 ngàn ha, vụ Mùa 9 ngàn ha). Trong đó, chuyển sang trồng ngô 30 ngàn ha; đậu tương 8 ngàn ha; vừng, lạc 11 ngàn ha; rau, hoa 27 ngàn ha; cây thức ăn chăn nuôi 6 ngàn ha; cây khác 8 ngàn ha; kết hợp nuôi trồng thủy sản 22 ngàn ha;

- Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục chuyển đổi khoảng 204 ngàn ha (vụ Đông Xuân 102 ngàn ha, vụ Hè Thu 84 ngàn ha, vụ Mùa 19 ngàn ha). Trong đó, chuyển sang trồng ngô 53 ngàn ha; đậu tương 13 ngàn ha; vừng, lạc 14 ngàn ha; rau, hoa 60 ngàn ha; cây thức ăn chăn nuôi 18 ngàn ha; các cây khác 14 ngàn ha; kết hợp nuôi trồng thủy sản 32 ngàn ha.

2.2. Vùng Đồng bằng sông Hồng

Tập trung chuyển đổi mô hình 2 lúa sang trồng các loại rau, hoa, màu; mô hình 1 lúa (chân ruộng cao, thiếu nước) chuyển sang trồng rau màu; mô hình trồng lúa (chân ruộng trũng bấp bênh trong vụ mùa) sang lúa - cá và tăng diện tích cây màu vụ Đông trên đất trồng lúa.

- Năm 2014-2015: Chuyển đổi khoảng 42 ngàn ha (vụ Đông Xuân 21 ngàn ha, vụ Mùa 20 ngàn ha). Trong đó, chuyển sang trồng ngô 12 ngàn ha; đậu tương 12 ngàn ha; vừng, lạc 5 ngàn ha; rau, hoa 12 ngàn ha; cây khác 3 ngàn ha; kết hợp nuôi trồng thủy sản 6 ngàn ha.

- Giai đoạn 2016-2020: Chuyển đổi tiếp khoảng 87 ngàn ha (vụ Đông Xuân 42 ngàn ha, vụ Mùa 45 ngàn ha). Trong đó, chuyển sang trồng ngô 24 ngàn ha; đậu tương 11 ngàn ha; vừng, lạc 5 ngàn ha; rau, hoa 26 ngàn ha; cây thức ăn chăn nuôi 2 ngàn ha; cây khác 5 ngàn ha; kết hợp nuôi trồng thủy sản 14 ngàn ha.

2.3. Vùng Trung du miền núi phía Bắc

Tập trung chuyển đổi một số diện tích 2 vụ lúa sang trồng rau các loại, hoa; mô hình 1 lúa (chân cao, thiếu nước trong vụ Đông Xuân) sang trồng rau, màu; tăng cường cây vụ Đông trên đất trồng lúa.

- Năm 2014-2015: Chuyển đổi khoảng 15 ngàn ha (vụ Đông Xuân 3 ngàn ha, vụ Mùa 12 ngàn ha). Trong đó, chuyển sang trồng ngô 5 ngàn ha; đậu tương 1 ngàn ha; vừng, lạc 1 ngàn ha; rau, hoa 4 ngàn ha; cây khác 4 ngàn ha.

- Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục chuyển đổi khoảng 85 ngàn ha (vụ Đông Xuân 18 ngàn ha, vụ Mùa 67 ngàn ha). Trong đó, chuyển sang trồng ngô 25 ngàn ha; đậu tương 6 ngàn ha; vừng, lạc 5 ngàn ha; rau, hoa 19 ngàn ha; các cây khác 28 ngàn ha; kết hợp nuôi trồng thủy sản 2 ngàn ha.

2.4. Vùng Bắc Trung bộ

Tập trung chuyển đổi mô hình 2 lúa sang trồng các loại rau, hoa, màu; mô hình 1 lúa (chân ruộng cao, thiếu nước) chuyển sang trồng rau các loại, màu; mô 1 lúa (chân ruộng trũng bấp bênh trong vụ mùa) sang lúa - cá và tăng diện tích cây màu vụ Đông trên đất trồng lúa.

- Năm 2014-2015: Chuyển đổi khoảng 26 ngàn ha (vụ Đông Xuân 12 ngàn ha, vụ Hè Thu 12 ngàn ha, vụ Mùa 2 ngàn ha). Trong đó, chuyển sang trồng ngô 8 ngàn ha; đậu tương 1 ngàn ha; vừng, lạc 6 ngàn ha; rau, hoa 1 ngàn ha; cây thức ăn chăn nuôi 4 ngàn ha; cây khác 2 ngàn ha; kết hợp nuôi trồng thủy sản 3 ngàn ha.

- Giai đoạn 2016-2020: Chuyển đổi tiếp 34 ngàn ha (vụ Đông Xuân 17 ngàn ha, vụ Hè Thu 15 ngàn ha, vụ Mùa 3 ngàn ha). Trong đó, chuyển sang trồng ngô 11 ngàn ha; đậu tương 1 ngàn ha; vừng, lạc 8 ngàn ha; rau, hoa 2 ngàn ha; cây thức ăn chăn nuôi 8 ngàn ha; các cây khác 2 ngàn ha; kết hợp nuôi trồng thủy sản 3 ngàn ha.

2.5. Vùng Duyên hải Nam trung bộ

Tập trung chuyển đổi mô hình trồng 3 vụ lúa sang trồng màu xen giữa 2 vụ lúa; mô hình 2 vụ lúa chủ động nước chuyển sang mô hình 2 lúa - cây rau, màu vụ Đông; mô hình 2 vụ lúa (thiếu nước tưới vụ Đông Xuân) sang 1 lúa Hè Thu + vụ màu Đông Xuân; mô hình 1 lúa thiếu nước, bấp bênh sang trồng cây rau, màu.

- Năm 2014-2015: Chuyển đổi khoảng 49 ngàn ha (vụ Đông Xuân 23 ngàn ha, vụ Hè Thu 24 ngàn ha, vụ Mùa 2 ngàn ha). Trong đó, chuyển sang trồng ngô 19 ngàn ha; đậu tương 1 ngàn ha; vừng, lạc 15 ngàn ha; rau, hoa 3 ngàn ha; cây thức ăn chăn nuôi 3 ngàn ha; cây khác 4 ngàn ha; kết hợp nuôi trồng thủy sản 4 ngàn ha.

- Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục chuyển đổi khoảng 56 ngàn ha (vụ Đông Xuân 25 ngàn ha, vụ Hè Thu 29 ngàn ha, vụ Mùa 2 ngàn ha). Trong đó, chuyển sang trồng ngô 17 ngàn ha; đậu tương 1 ngàn ha; vừng, lạc 19 ngàn ha; rau, hoa 2 ngàn ha; cây thức ăn chăn nuôi 7 ngàn ha; các cây khác 3 ngàn ha; kết hợp nuôi trồng thủy sản 5 ngàn ha.

2.6. Vùng Tây Nguyên

Tập trung chuyển đổi mô hình 3 vụ lúa sang trồng màu xen giữa 2 vụ lúa; mô hình 2 vụ lúa chủ động nước chuyển sang 2 lúa - rau, màu (vụ Đông); mô hình 2 vụ lúa thiếu nước tưới (vụ Đông Xuân) sang vụ 1 lúa Hè Thu + vụ màu Đông Xuân; mô hình 1 vụ lúa thiếu nước, bấp bênh sang trồng rau, màu; mô hình lúa 1 vụ (Hè Thu) nhờ nước trời sang cây màu + Lúa Hè Thu;

- Năm 2014-2015: Chuyển đổi 4 ngàn ha (vụ Đông Xuân 3 ngàn ha, vụ Mùa 1 ngàn ha). Trong đó, chuyển sang trồng ngô 3 ngàn ha; cây khác 1 ngàn ha.

- Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục chuyển đổi khoảng 10 ngàn ha (vụ Đông Xuân 7 ngàn ha, vụ Mùa 3 ngàn ha). Trong đó, chuyển sang trồng ngô 7 ngàn ha; cây khác 3 ngàn ha.

2.7. Vùng Đông Nam bộ

Tập trung chuyển đổi mô hình chuyên lúa sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như hoa, cây cảnh, rau an toàn; mô hình 3 vụ lúa sang 2 lúa - màu.

- Năm 2014-2015: Chuyển đổi khoảng 14 ngàn ha (vụ Đông Xuân 6 ngàn ha, vụ Hè Thu 3 ngàn ha, vụ Mùa 5 ngàn ha). Trong đó, chuyển sang trồng ngô 2 ngàn ha; vừng, lạc 5 ngàn ha; rau, hoa 3 ngàn ha; cây khác 3 ngàn ha.

- Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục chuyển đổi khoảng 34 ngàn ha (vụ Đông Xuân 12 ngàn ha, vụ Hè Thu 13 ngàn ha, vụ Mùa 9 ngàn ha). Trong đó, chuyển sang trồng ngô 19 ngàn ha; vừng, lạc 3 ngàn ha; rau, hoa 7 ngàn ha; các cây khác 5 ngàn ha.

(Chuyển đổi chi tiết tại các vùng như Phụ lục kèm theo)

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Về công tác quy hoạch

Trên cơ sở quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa toàn quốc; các tỉnh, thành phố lập quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại địa phương trong quá trình xây dựng Đề án (hoạch kế hoạch) tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2. Về khoa học công nghệ

- Nghiên cứu, tổng kết những mô hình canh tác trên đất lúa có hiệu quả kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ để tuyên truyền, hướng dẫn người sản xuất áp dụng.

- Hoàn thiện quy trình thâm canh đồng bộ các loại cây trồng chuyển đổi trên đất lúa; khuyến khích áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào vùng quy hoạch chuyển đổi.

- Ưu tiên đầu tư các dự án khuyến nông nhằm khuyến khích thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa.

3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng các vùng chuyển đổi

- Đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; hoàn chỉnh hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung thực hiện phương án chuyển đổi.

- Mở rộng thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng trên đất lúa chuyển đổi; trọng tâm là khu vực Trung du miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

- Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống phơi sấy, xay sát, kho dự trữ các sản phẩm cây trồng, ưu tiên trước hết là lúa gạo và ngô; hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ phương án chuyển đổi ở các vùng tập trung, chuyên canh sản xuất hàng hóa.

4. Tổ chức sản xuất

- Cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; hỗ trợ nông dân tiếp cận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tạo sự liên kết chặt chẽ trong toàn chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ, giảm bớt các khâu trung gian.

- Phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; nghiên cứu các mô hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp (Hợp tác xã, Tổ hợp tác); xác định mô hình Hợp tác xã, Tổ hợp tác tiên tiến để khuyến cáo phát triển cho phù hợp.

5. Chính sách

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hiện có như: Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Quyết định 580/QĐ-TTg ngày 22/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Thông tư 47/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT “Hướng dẫn việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm kết hợp nuôi trồng thủy sản” và các chính sách khác.

- Xây dựng mới chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất lúa theo hướng ưu tiên hỗ trợ giống cây trồng, thủy sản; hỗ trợ kinh phí làm đất cho các hộ nông dân chuyển đổi với quy mô lớn; hỗ trợ nông dân tiếp cận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật; hỗ trợ lãi suất vay thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản cho nông dân trong vùng quy hoạch chuyển đổi...

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Cục Trồng trọt:

- Tham mưu cho Bộ hướng dẫn các địa phương xây dựng, thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa.

- Chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách thực hiện phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng các chương trình, dự án thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

- Hàng năm, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa toàn quốc.

b) Các đơn vị khác: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Cục Trồng trọt triển khai, thực hiện phương án quy hoạch.

2. Các Bộ, ngành Trung ương: Theo chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện quy hoạch.

3. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố:

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện phương án quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa phương.

- Đề xuất xây dựng chương trình, dự án của địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.

- Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của địa phương về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/cáo);
- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (để b/cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố;
- Các Tổng cục: Thủy lợi, Thủy sản;
- Các Vụ: KH, KHCN, TC, HTQT;
- Các Cục: TT, CBTMNLS&NM, QLCLNLTS, KTHT&PTNT;
- TT Tin học &TK, TTKNQG;
- Website Bộ NN & và PTNT;
- Lưu: VT, TT.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

PHỤ LỤC

ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 3367/QĐ-BNN-TT ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Đơn vị tính: 1.000 ha

STT

Hạng mục

Diện tích gieo trồng năm 2013

Chuyển đổi các năm 2014 - 2015

Diện tích gieo trồng năm 2015

Chuyển đổi giai đoạn 2016 2020

Diện Tích gieo trồng năm 2020

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Vụ Đông xuân

Vụ Hè thu

Vụ Mùa

Vụ Đông xuân

Vụ Hè thu

Vụ Mùa

 

TOÀN QUỐC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lúa

7,899

260

126

83

51

7,640

510

223

141

147

7,144

2

Ngô

1,173

80

25

42

12

1,252

156

70

48

38

1,403

3

Đậu tương

118

16

11

1

4

134

33

17

4

12

166

4

Vừng, lạc

259

41

24

15

2

300

54

27

21

6

353

5

Rau, hoa

878

51

24

17

10

929

116

62

23

31

1,041

6

Cây thức ăn chăn nuôi

91

13

6

5

2

105

37

24

10

3

141

7

Kết hợp nuôi trồng TS

207

35

5

6

24

242

56

8

9

40

299

8

Cây khác

687

24

11

6

7

711

58

20

9

28

765

I. Đồng bằng sông Cửu Long

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lúa

4,338

112

58

45

9

4,226

204

102

84

19

4,022

2

Ngô

40

30

2

27

 

70

53

27

25

1

123

3

Đậu tương

2

8

7

1

 

10

13

10

3

 

23

4

Vừng, lạc

29

11

7

4

 

40

14

7

7

 

54

5

Rau, hoa

254

27

12

14

1

281

60

38

20

2

341

6

Cây thức ăn chăn nuôi

7

6

3

2

1

13

18

14

2

2

31

7

Kết hợp nuôi trồng TS

174

22

2

3

17

196

32

3

5

25

228

8

Cây khác

53

8

5

3

 

61

14

8

6

0

75

II. Đồng bằng sông Hồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lúa

1,131

42

21

 

20

1,089

87

42

 

45

1,002

2

Ngô

88

12

7

 

5

100

24

14

 

10

124

3

Đậu tương

44

5

2

 

3

49

11

4

 

7

60

4

Vừng, lạc

28

3

3

 

1

31

5

3

 

2

36

5

Rau, hoa

186

12

8

 

4

198

26

17

 

10

224

6

Cây thức ăn chăn nuôi

5

0

 

 

0

5

2

1

 

1

7

7

Kết hợp nuôi trồng TS

28

6

1

 

6

34

14

1

 

13

49

8

Cây khác

45

3

2

 

1

48

5

3

 

2

53

III. Trung du miền núi phía Bắc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lúa

689

15

3

 

12

674

85

18

 

67

603

2

Ngô

506

5

1

 

4

511

25

5

 

21

531

3

Đậu tương

51

1

 

 

1

52

6

1

 

5

57

4

Vừng, lạc

53

1

0

 

1

54

5

1

 

4

58

5

Rau, hoa

123

4

1

 

3

127

19

4

 

15

141

6

Cây thức ăn chăn nuôi

30

0

 

 

 

30

 

 

 

 

30

7

Kết hợp nuôi trồng TS

 

 

 

 

 

 

2

1

 

2

2

8

Cây khác

244

4

1

 

3

248

28

6

 

22

273

IV. Bắc Trung Bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lúa

607

26

12

12

2

671

34

17

15

3

637

2

Ngô

126

8

4

3

2

134

11

4

4

3

145

3

Đậu tương

10

1

1

1

 

11

1

1

0

 

12

4

Vừng, lạc

72

6

3

3

 

78

8

4

4

 

86

5

Rau, hoa

91

1

1

1

 

92

2

1

1

 

94

6

Cây thức ăn chăn nuôi

16

4

2

2

 

20

8

4

4

 

28

7

Kết hợp nuôi trồng TS

2

3

1

1

1

5

3

1

2

 

8

8

Cây khác

13

2

1

1

 

15

2

1

1

 

17

V. Duyên hải Nam Trung Bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lúa

534

49

23

24

2

485

56

25

29

2

429

2

Ngô

80

19

8

11

 

99

17

7

10

 

116

3

Đậu tương

1

1

1

 

 

2

1

1

1

 

3

4

Vừng, lạc

50

15

8

7

 

65

19

10

10

 

84

5

Rau, hoa

64

3

1

1

1

67

2

1

1

1

70

6

Cây thức ăn chăn nuôi

12

3

2

2

 

15

7

4

4

 

23

7

Kết hợp nuôi trồng TS

2

4

1

2

 

6

5

2

3

 

11

8

Cây khác

161

4

1

1

1

165

3

1

1

1

168

VI. Tây Nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lúa

232

4

3

 

1

228

10

7

 

2

218

2

Ngô

252

3

2

 

1

256

7

6

 

2

263

3

Đậu tương

10

 

 

 

 

10

1

1

 

 

11

4

Vừng, lạc

17

 

 

 

0

17

1

1

 

 

17

5

Rau, hoa

101

 

 

 

 

101

 

 

 

 

101

6

Cây thức ăn chăn nuôi

10

 

 

 

 

10

 

 

 

 

10

7

Kết hợp nuôi trồng TS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Cây khác

 

0

0

 

0

0

1

0

 

1

1

VII. Đông Nam Bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lúa

280

14

6

3

5

267

34

12

13

9

233

2

Ngô

80

2

1

1

0

82

19

8

9

2

101

3

Đậu tương

1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

4

Vừng, lạc

11

5

4

0

1

17

3

1

1

1

19

5

Rau, hoa

60

3

1

1

2

63

7

1

2

4

70

6

Cây thức ăn chăn nuôi

12

 

 

 

 

12

1

1

 

 

13

7

Kết hợp nuôi trồng TS

1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

8

Cây khác

171

3

1

1

2

174

5

1

2

2

179

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 3367/QĐ-BNN-TT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu3367/QĐ-BNN-TT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành31/07/2014
Ngày hiệu lực31/07/2014
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/02/2019
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 3367/QĐ-BNN-TT

Lược đồ Quyết định 3367/QĐ-BNN-TT 2014 chuyển đổi cơ cấu cây trồng lúa 2014 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 3367/QĐ-BNN-TT 2014 chuyển đổi cơ cấu cây trồng lúa 2014 2020
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu3367/QĐ-BNN-TT
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người kýCao Đức Phát
                Ngày ban hành31/07/2014
                Ngày hiệu lực31/07/2014
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/02/2019
                Cập nhật6 năm trước

                Văn bản gốc Quyết định 3367/QĐ-BNN-TT 2014 chuyển đổi cơ cấu cây trồng lúa 2014 2020

                Lịch sử hiệu lực Quyết định 3367/QĐ-BNN-TT 2014 chuyển đổi cơ cấu cây trồng lúa 2014 2020