Nội dung toàn văn Quyết định 346/QĐ-BYT phòng chống bệnh không lây nhiễm 2015 2020
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 346/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 - 2020”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 346/QĐ-BYT ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Phần I
CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Nghị quyết số 46-NQ-TƯ ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về bảo vệ, chăm sóc, sức khỏe nhân dân;
2. Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
3. Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
4. Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 04/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012 - 2015.
II. TÌNH HÌNH BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY BỆNH TẠI VIỆT NAM.
1. Gánh nặng bệnh tật và tử vong do bệnh không lây nhiễm
Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm (bệnh KLN). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trong năm 2012 cả nước có 520.000 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó tử vong do các bệnh KLN chiếm tới 73% (379.600 ca). Trong số này các bệnh tim mạch chiếm 33%, ung thư chiếm 18%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) chiếm 7% và đái tháo đường (ĐTĐ) chiếm 3%[1]. Ước tính năm 2012, gánh nặng (DALY) của bệnh KLN chiếm 66,2% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các nguyên nhân tại Việt Nam[2].
a) Bệnh tim mạch: Trong năm 2012, gánh nặng bệnh tật do các bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ lớn nhất (13,4%) trong tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Đột quỵ, nhồi máu cơ tim và bệnh tim do tăng huyết áp là 3 trong số 20 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu[3].
b) Bệnh ung thư: Theo số liệu năm 2012 của WHO, gánh nặng tử vong do ung thư chiếm hàng thứ hai sau các bệnh tim mạch, ở nam và nữ tương ứng là 13,5% và 11%. Số liệu qua mạng lưới ghi nhận ung thư ước tính mỗi năm có 100.000 - 150.000 ca mới mắc và khoảng 75.000 ca tử vong do ung thư. Các loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới là phổi, dạ dày, gan, đại trực tràng, thực quản, vòm, hạch, máu, tiền liệt tuyến và khoang miệng. Ở nữ giới các loại ung thư phổ biến nhất gồm: vú, đại trực tràng, phế quản phổi, cổ tử cung, dạ dày, giáp trạng, gan, buồng trứng, hạch và máu.
c) Bệnh đái tháo đường: Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ ĐTĐ tăng rất nhanh. Theo kết quả Điều tra năm 2012, tỷ lệ ĐTĐ lứa tuổi 30 - 69 là 5,4%. Như vậy sau 10 năm, từ 2002 đến 2012, tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng trên 2 lần, từ 2,7% lên 5,4%. Điều tra cũng chỉ ra thực trạng đáng quan tâm là tỷ lệ người mắc ĐTĐ trong cộng đồng không được phát hiện vẫn rất cao (63,6%).
d) Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Theo kết quả nghiên cứu dịch tễ học ở Việt Nam năm 2007, tỷ lệ mắc BPTNMT trong cộng đồng từ 40 tuổi trở lên là 4,2%; trong đó nam 7,1% và nữ 1,9%. Tử vong do BPTNMT cũng rất lớn, chiếm 5% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân và nằm trong số 20 nguyên nhân tử vong hàng đầu năm 2012[4].
2. Thực trạng các yếu tố nguy cơ gây bệnh
a) Hút thuốc lá: Việt Nam là một trong 15 nước có số người sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới (khoảng 16 triệu người). Theo kết quả điều tra năm 2010, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới từ 15 tuổi trở lên chỉ giảm 2% so với năm 2006, vẫn còn ở mức 47,4%. Trong số những người không hút thuốc, có 55,9% số người đang đi làm có tiếp xúc với khói thuốc tại nơi làm việc; tỷ lệ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc tại gia đình là 67,6%[5]. Mỗi năm, sử dụng thuốc là giết chết hơn 40.000 người Việt Nam, tức là hơn 100 người trong 1 ngày. Con số này sẽ tăng lên thành 70.000 người vào năm 2030[6]
b) Lạm dụng rượu bia: Mặc dù mức tiêu thụ chỉ tương đương với mức trung bình của thế giới nhưng Việt Nam trong 2 thập kỷ gần đây là một trong các quốc gia có mức tiêu thụ đồ uống có cồn tăng nhanh qua các năm. Trong số nam giới trên 15 tuổi có sử dụng rượu, bia thì một người tiêu thụ trung bình tới 27,4 lít cồn nguyên chất (năm 2010)1. Đáng chú ý, tỷ lệ nam giới sử dụng rượu bia ở mức có hại đang rất cao. Theo điều tra năm 2009 - 2010 trong nhóm tuổi 25-64, tỷ lệ nam giới có uống ít nhất 5 đơn vị rượu/bia trong 1 ngày bất kỳ trong tuần chiếm 25,2%[7].
c) Dinh dưỡng không hợp lý: Theo kết quả điều tra STEPS năm 2010, có tới 80,4% số người trưởng thành ăn ít rau và trái cây, trong đó tỷ lệ ăn ít rau ở nữ giới và nam giới tương đương nhau15. Mức tiêu thụ dầu, mỡ trung bình tăng 3 lần từ 11,6g/người/ngày năm 1985 lên 37,7g/người/ngày năm 2010. Với xu hướng tăng nhanh mức tiêu thụ các nhóm thực phẩm và chất dinh dưỡng trong giai đoạn 30 năm qua thì có thể thấy nếu không can thiệp kịp thời, khẩu phần của người dân sẽ nhanh chóng trở nên mất cân đối với sự dư thừa các chất béo bão hòa nguồn gốc động vật, thiếu các chất dinh dưỡng có lợi và yếu tố bảo vệ nguồn gốc thực vật. Một số điều tra nhỏ lẻ cho thấy mức tiêu thụ muối/người/ngày cao gấp 2-3 lần so với khuyến cáo, khoảng từ 10-15g/ngày.
d) Ít hoạt động thể lực: Kết quả Điều tra STEPS năm 2009 - 2010, tỷ lệ người trưởng thành ít vận động thể lực là 28,7% (nam giới 26,4; nữ giới 30,8%); trong đó tỷ lệ ít hoạt động thể lực ở thành thị cao hơn ở nông thôn và tương ứng là 36,9 và 25,1%21.
đ) Tăng huyết áp: Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc THA đang gia tăng một cách nhanh chóng. Theo thống kê, năm 1960, tỷ lệ THA ở người trưởng thành phía Bắc Việt Nam chỉ là 1% và hơn 30 năm sau (1992) theo điều tra trên toàn quốc của Trần Đỗ Trinh và cộng sự thì tỷ lệ này đã 11,2%, tăng lên hơn 11 lần. Theo kết quả điều tra năm 2008, tỷ lệ tăng huyết áp ở người độ tuổi 25-64 là 25,1%[8].
e) Thừa cân, béo phì: Tổng điều tra dinh dưỡng do Viện Dinh dưỡng tiến hành cho thấy trong thời gian 5 năm, tỷ lệ thừa cân-béo phì (BMI ≥ 25 kg/m2) và béo phì (BMI ≥ 30 kg/m2) tăng gấp 2 lần tương ứng từ 3,5% và 0,2% (2000) lên 6,6% và 0,4% (2005).[9] Đến năm 2010, điều tra STEPS cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì ở người 25-64 tuổi là 26,9%, trong đó ở thành thị và nông thôn tương ứng là 35,7% và 23%15.
g) Tăng đường máu: Theo kết quả của Điều tra lập bản đồ dịch tễ học đái tháo đường toàn quốc năm 2012 do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện, tỷ lệ rối loạn dung nạp đường huyết tăng cao so với điều tra Quốc Gia năm 2002, chiếm 12,8% số người 30-69 tuổi
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM TẠI VIỆT NAM
1. Công tác quản lý điều hành.
Ngày 17/6/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 77/2002/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng chống một số bệnh KLN giai đoạn 2002 - 2010 với mục tiêu chung là giảm tỷ lệ mắc và tử vong của các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và rối loạn sức khỏe tâm thần (động kinh, trầm cảm).
Để điều phối hoạt động của Chương trình, ngày 28/01/2003 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 449/2003/QĐ-BYT về việc “Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình phòng chống một số bệnh KLN giai đoạn 2002 - 2010”. Ban chỉ đạo có 4 tiểu ban chuyên môn về các lĩnh vực Tim mạch, Đái tháo đường, Ung thư và Sức khỏe tâm thần do các Viện/ Bệnh viện đầu ngành liên quan là Viện Tim mạch, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện K, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I làm đầu mối. Trong giai đoạn từ 2003 đến 2010, Ban chỉ đạo đã có một số lần được củng cố, kiện toàn, tuy nhiên về cơ bản thành phần của Ban chỉ đạo vẫn là các cơ quan đơn vị ngành y tế.
Nhằm tiếp tục tăng cường cho hoạt động phòng, chống bệnh KLN, từ năm 2001 cho đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định ban hành Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia trong đó có các dự án phòng chống bệnh KLN theo các giai đoạn. Ngày 4/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1208/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012 - 2015 trong đó có các dự án phòng chống tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Ban quản lý của từng dự án được thành lập để điều hành các hoạt động. Đầu mối quản lý các dự án được đặt tại các Bệnh viện Trung ương tương ứng.
2. Xây dựng và thực thi các chính sách phòng chống yếu tố nguy cơ
a) Phòng chống tác hại thuốc lá
Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của WHO vào năm 2004. Luật PCTHTL được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 và bắt đầu có hiệu lực từ 01/5/2013. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình phê duyệt các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật PCTHTL theo thẩm quyền quy định. Để điều phối hoạt động, Ban chủ nhiệm Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá (VINACOSH) được thành lập từ năm 1989 và cơ cấu lại vào năm 2001. Văn phòng thường trực VINACOSH đặt tại Bộ Y tế, có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Ban Điều hành Chương trình. Thành viên Ban chủ nhiệm gồm Lãnh đạo của 13 bộ, ngành và Chủ nhiệm chương trình là Bộ trưởng Bộ Y tế. Có 6 bộ, ngành, 36 tỉnh, thành phố và 10 tổ chức đoàn thể đã xây dựng Kế hoạch triển khai PCTHTL, thành lập Ban chỉ đạo ngành, địa phương.
Chương trình PCTHTL đã được triển khai rộng khắp thông qua các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, xây dựng môi trường không khói thuốc... Việt Nam đã thực hiện in cảnh báo hình ảnh trên vỏ bao bì thuốc từ 01/8/2013. Thực hiện cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng, cấm tài trợ thuốc lá tại các sự kiện văn hóa, thể thao.
b) Phòng chống tác hại rượu bia
Việt Nam đã có một số Luật có các quy định liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ và sử dụng rượu, bia (Luật Thanh niên, Luật phòng chống bạo lực gia đình,..). Gần đây nhất ngày 12/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 244/QĐ-TTg về Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020.
c) Tăng cường dinh dưỡng hợp lý
Việt Nam đã xây dựng chiến lược quốc gia về dinh dưỡng cho từng giai đoạn: Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010 theo Quyết định số 21/2001/QĐ-TTG ngày 22 tháng 2 năm 2001. Quyết định 226/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030.
Bộ Y tế đã ban hành các hướng dẫn, khuyến nghị về dinh dưỡng hợp lý: Quyết định 05/2007/QĐ-BYT năm 2007 về “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý giai đoạn 2006 - 2010”; Quyết định 189/QĐ-BYT năm 2013 về “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2020”.
d) Tăng cường hoạt động thể lực
Hiện tại, có một chính sách về tăng cường hoạt động thể lực nhưng hầu hết do các Bộ, ngành khác ban hành như: Quy hoạch phát triển ngành TDTT giai đoạn 2001 - 2010; các chương trình phát triển TDTT quần chúng và phát triển TDTT xã phường; Chiến lược phát triển ngành TDTT giai đoạn 2011 - 2020; Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020; Chiến lược giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 và 2011 - 2020; Thông tư 15/2013/TT-BLĐTBXH về tổ chức hoạt động TDTT cho học sinh, sinh viên ở các cơ sở dạy nghề; Quyết định số 641/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030.
3. Triển khai các dự án phòng chống các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
a) Hoạt động truyền thông
Các giải pháp truyền thông dự phòng ung thư bao gồm phòng chống tác hại thuốc lá, tuyên truyền chế độ dinh dưỡng, nâng cao nhận thức của cộng đồng về ung thư, giáo dục sức khỏe sinh sản, phòng chống ung thư do yếu tố nghề nghiệp và môi trường, phòng chống nhiễm trùng liên quan tới ung thư và cung cấp cho cộng đồng những kiến thức cần thiết về bệnh ung thư, các dấu hiệu sớm của ung thư. Hoạt động giáo dục sức khỏe chủ yếu thông qua qua tờ rơi, truyền hình, phát thanh và tạp chí.
Dự án THA đã tiến hành hoàn thiện và cập nhật nội dung các chương trình truyền thông giáo dục phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương. Thiết kế hoàn chỉnh bộ tài liệu truyền thông, Hoàn thiện và cung cấp các TV Spot về THA cho các tỉnh/thành phố thống nhất phát trên đài truyền hình địa phương. Hàng năm tổ chức hưởng ứng sự kiện “ngày Tim mạch thế giới” và “ngày THA thế giới". Thành lập các Câu lạc bộ THA. Tổ chức tư vấn và trao đổi trực tiếp giữa bệnh nhân và các chuyên gia tim mạch về dự phòng và điều trị đúng bệnh THA.
Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống đái tháo đường cho cộng đồng được thực hiện trên cả 63 tỉnh thành với nhiều hình thức: tranh lật, áp phích, tờ rơi, băng hình, nói chuyện chuyên đề phòng chống ĐTĐ và chế độ dinh dưỡng hợp lý, tạp chí, tư vấn về dự phòng ĐTĐ tại tuyến cơ sở.... Lấy ngày ĐTĐ thế giới là ngày vận động các tầng lớp xã hội và cộng đồng chung tay phòng chống ĐTĐ.
Đối với phòng chống BPTNMT, các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng đa số qua các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, phát thanh, tờ rơi, poster, pano, băng rôn, báo chí. Ngoài ra, công tác truyền thông còn thông qua các hoạt động sự kiện như: tổ chức hoạt động nhân ngày Hen toàn cầu và BPTNMT toàn cầu; tổ chức chương trình sự kiện truyền hình trực tiếp nhân ngày thế giới không hút thuốc là và tuần lễ quốc gia không hút thuốc lá...
b) Khám sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý điều trị
Trong giai đoạn 2011 - 2013 Dự án phòng chống ung thư đã tiến hành khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú, cổ tử cung cho trên 142.000 phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ cao, khám sàng lọc và phát hiện sớm ung thư khoang miệng và đại trực tràng cho trên 31.000 đối tại một số tỉnh. Các trường hợp qua sàng lọc có những tổn thương nghi ngờ đã được chuyển đến cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán xác định và điều trị. Việc phát hiện sớm các trường hợp ung thư đã giúp cho công tác điều trị đơn giản hơn và chi phí chỉ bằng 20% so với điều trị muộn. Công tác chẩn đoán điều trị đã đạt được nhiều tiến bộ.
Đối với dự án phòng chống THA, tính đến hết năm 2014, hoạt động khám sàng lọc và quản lý bệnh nhân tăng huyết áp được triển khai trên địa bàn 1.179 xã/phường trong toàn quốc, trong đó khám sàng lọc cho 2.203.893 người từ 40 tuổi trở lên (phát hiện 365.182 người mắc tăng huyết áp, trong đó 181.861 người lần đầu tiên được phát hiện tăng huyết áp chiếm 49,8%). Bệnh nhân tăng huyết áp được phát hiện sau sàng lọc đều được tư vấn quản lý tại các cơ sở y tế. Từ năm 2010, Bộ y tế đã ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA” được phổ biến rộng rãi trên cả nước.
Từ năm 2011 đến hết 6 tháng đầu năm 2014 đã khám sàng lọc cho 872.993 đối tượng có yếu tố nguy cơ, phát hiện 66.051 người ĐTĐ (7,5%) và 131.757 tiền ĐTĐ (15,1%). Ngoài ra dự án còn tiến hành khám sàng lọc cơ hội tại các phòng khám bệnh cho người đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Theo số liệu thống kê báo cáo tại các đơn vị triển khai dự án, tỉ lệ đối tượng được quản lý là 39,5% tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2014. Dự án cũng đã hướng dẫn thành lập các phòng khám, tư vấn tại các Trung tâm Nội tiết, Trung tâm YTDP tuyến tỉnh, huyện. Phối hợp với WHO và IDF khu vực xây dựng triển khai mô hình quản lý và điều trị ĐTĐ tại tuyến tỉnh: Thái Bình, Thanh Hóa, Đắc Lắc và Bình Thuận. Năm 2011, Bộ Y tế đã ban hành Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ tuýp 2 (Quyết định 3280/QĐ-BYT)
Dự án phòng chống BPTNMT và hen phế quản đang được triển khai tại 25 tỉnh, thành phố với 42 phòng quản lý BPTNMT và hen phế quản. Tiến hành khám sàng lọc phát hiện BPTNMT và HPQ tại Bệnh viện Bạch Mai và tại các địa phương. Tất cả các bệnh nhân được phát hiện bệnh sau khám sàng lọc đều được đưa vào danh sách quản lý điều trị tại phòng Quản lý BPTNMT và HPQ của bệnh viện Bạch Mai và tại các địa phương thực hiện dự án. Trong giai đoạn 2011 - 2013 đã khám sàng lọc phát hiện bệnh cho 93.451 người, trong đó phát hiện và quản lý 2521 bệnh nhân hen phế quản (2,69%) và 1941 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (2,07%).
c) Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng
Các hoạt động chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư đã thực hiện bao gồm: Tư vấn và hỗ trợ thành lập đơn nguyên chăm sóc giảm nhẹ tại một số tỉnh đã có khoa Ung bướu. Bước đầu dự án đã hoàn thiện xây dựng mô hình chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối tại cộng đồng; xây dựng văn bản về quản lý thuốc gây nghiện và triển khai việc cung cấp thuốc giảm đau theo bậc thang thuốc chống đau của WHO tại tuyến cơ sở.
d) Phát triển mạng lưới
Tính đến năm 2013 dự án phòng chống ung thư đã triển khai tại 37 tỉnh, thành phố, thành lập 37 khoa ung bướu. Trong giai đoạn 2002 - 2011 đã xây dựng và đưa vào hoạt động thêm 2 Bệnh viện Ung bướu.
Mạng lưới phòng chống THA được triển khai với việc thành lập Ban chủ nhiệm chương trình tại 63 tỉnh, thành phố; thiết lập các đơn vị phòng chống tăng huyết áp đặt tại các bệnh viện tỉnh, thành phố. Hiện tại đầu mối lập kế hoạch và tổ chức triển khai tại tuyến tỉnh được giao cho nhiều đơn vị khác nhau tùy theo từng tỉnh: Sở Y tế (25), Trung tâm phòng chống bệnh xã hội (2), Trung tâm Y tế dự phòng (29), trung tâm Nội tiết (5), và Bệnh viện đa khoa tỉnh (2).
Mạng lưới phòng chống ĐTĐ hiện nay được thiết lập tại 6 bệnh viện nội tiết, 6 Trung tâm Nội tiết, 4 Trung tâm sốt rét - Nội tiết, 2 Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội, 1 Trung tâm Dinh dưỡng và 45 Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Ngoài ra tại tuyến huyện đã đề xuất thành lập đơn vị, phòng tư vấn thuộc bệnh viện huyện hoặc TTYT huyện, đảm bảo cho người bệnh và đối tượng có yếu tố nguy cơ có thể tiếp cận.
Ban Điều hành dự án Phòng chống BPTNMT được thành lập với đầu mối là Bệnh viện Bạch Mai để tổ chức, điều hành việc triển khai dự án. Đến hết năm 2013 đã triển khai tại 25 tỉnh, thành phố. Tại các tỉnh đã thành lập các Ban điều hành dự án tỉnh nhằm thực hiện đồng bộ các hoạt động của dự án từ Trung ương xuống địa phương và thành lập các Phòng Quản lý BPTNMT nhằm thực hiện tốt hơn việc quản lý, điều trị bệnh nhân BPTNMT và HPQ.
đ) Nâng cao năng lực của mạng lưới
Tính đến năm 2011 cả nước chỉ có hai trường đại học y khoa (Đại học Y Hà Nội và Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh) có giảng dạy về môn ung thư trong chương trình đại học. Dự án phòng chống ung thư quốc gia đã cung cấp và hỗ trợ đào tạo nhằm nâng cao năng lực của cán bộ y tế các cấp trong công tác phòng chống và kiểm soát ung thư bao gồm đào tạo liên tục, đào tạo lại, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.
Hoạt động đào tạo tập huấn về phòng chống THA được thực hiện từ trung ương đến địa phương bao gồm: đào tạo về khám sàng lọc, quản lý và điều trị bệnh nhân THA; quản lý giám sát dự án; truyền thông giáo dục sức khỏe cho cán bộ quản lý và bác sĩ lâm sàng tim mạch tại 63 tỉnh/thành phố; tập huấn cho nhân viên y tế xã về các biện pháp thay đổi lối sống để dự phòng và điều trị bệnh THA, điều trị bệnh THA bằng thuốc; mô hình dự phòng và quản lý bệnh THA ở cộng đồng.... Tổng cộng đã có 84.136 lượt cán bộ y tế ở tất cả các tuyến được đào tạo, tập huấn các loại.
Dự án phòng chống ĐTĐ đã tổ chức đào tạo, tập huấn về chẩn đoán, điều trị, truyền thông cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện. Hàng năm Dự án cũng phối hợp với Hội Nội tiết - Đái tháo đường, các Trường đại học và các địa phương mở các lớp chuyên khoa định hướng, đào tạo tập huấn ngắn hạn cho cán bộ y tế. 100% các đơn vị phòng chống ĐTĐ tuyến tỉnh đã cử cán bộ tham dự đầy đủ các khóa tập huấn theo yêu cầu. Tính tới năm 2014 toàn bộ nhân viên y tế chuyên trách của tuyến xã đã được tham gia tập huấn phòng chống bệnh đái tháo đường.
Trong ba năm từ 2011 đến 2013, Dự án phòng chống BPTNMT đã tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cho các CBYT của BVĐK tỉnh, Bệnh viện lao và bệnh phổi của tỉnh, các CBYT tuyến huyện/xã về chẩn đoán, điều trị BPTNMT và HPQ; cách phòng tránh các yếu tố nguy cơ của BPTNMT và HPQ; tập huấn về cách đo chức năng hô hấp và hướng dẫn dùng thuốc điều trị BPTNMT và HPQ. Tổng số đã đào tạo 439 giảng viên nguồn cho tuyến tỉnh, trên 10.000 học viên cho các địa phương
4. Tài chính
Từ năm 2002 đến nay, hoạt động phòng, chống bệnh KLN đã từng bước được Nhà nước quan tâm đầu tư. Các dự án phòng chống bệnh KLN đã lần lượt được Chính phủ phê duyệt đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và được phân bổ ngân sách hàng năm. Chỉ riêng trong 2 năm 2012 và 2013, tổng kinh phí cho các dự án tương đối ổn định, khoảng 200 tỷ đồng/năm (bao gồm cả dự án CSSK tâm thần tại cộng đồng). Đây là nguồn tài chính chủ yếu để bảo đảm các hoạt động phòng chống bệnh KLN, để chi cho nâng cao năng lực, sàng lọc, quản lý điều trị, truyền thông và theo dõi đánh giá chương trình. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp cho chi thường xuyên, còn có ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ bản (xây dựng các trung tâm ung bướu) và nguồn kinh phí huy động từ các nguồn vốn viện trợ, BHYT và viện phí.
Tuy nhiên so với nhu cầu hoạt động, đầu tư tài chính cho phòng, chống bệnh KLN còn rất hạn hẹp. Trong giai đoạn 2005 - 2011, tỷ lệ chi cho phòng chống bệnh KLN trong tổng chi y tế quốc gia hàng năm chỉ chiếm 2,5% - 3,5%, trong khi đó gánh nặng bệnh KLN đang gia tăng và chiếm tới trên 70% tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong. Đối với nguồn CTMTQG, ngân sách cho cho bệnh KLN trong tổng kinh phí CTMTQG y tế chiếm tỷ lệ thấp: 12.7% (2013) giảm so với năm 2012 (15,6%). Năm 2014, nguồn tài chính cho các chương trình mục tiêu y tế bị cắt giảm 50-70%.
Việc phân bổ kinh phí chia cắt theo các chương trình dọc, không có sự phối hợp, lồng ghép và điều phối chung giữa các chương trình. Kinh phí cho hoạt động điều trị bao gồm các nguồn từ ngân sách Nhà nước, BHYT và viện phí. Kinh phí cho hoạt động dự phòng chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước thông qua chi thường xuyên cấp cho các đơn vị dự phòng và CTMTQG.
Diện bao phủ BHYT mới đạt 70% dân số, trong khi ngân sách từ BHYT hạn hẹp, phạm vi chi trả bị giới hạn, chủ yếu cho các dịch vụ khám chữa bệnh. BHYT không chi trả một số dịch vụ phòng chống bệnh KLN. Chưa có hướng dẫn thanh toán BHYT cho sàng lọc một số bệnh theo Luật BHYT, không thanh toán chi phí tư vấn. Vướng mắc trong thanh toán BHYT đối với các chi phí thuốc khi nguồn từ ngân sách nhà nước bị cắt giảm.
Ngân sách cho phòng chống bệnh KLN chưa được phân bổ phù hợp, không khuyến khích sàng lọc phát hiện sớm, dự phòng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Kinh phí chủ yếu vẫn tập trung cho lĩnh vực điều trị và tập trung cho tuyến trên, số liệu khám chữa bệnh BHYT cho thấy 2/3 kinh phí từ BHYT chi trả cho các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương, tuyến y tế cơ sở gồm bệnh huyện và trạm y tế xã với trên 80% số người có BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu chỉ được sử dụng hơn 30% kinh phí BHYT. Các hoạt động dự phòng và nâng cao sức khỏe chưa được chú trọng đầu tư đúng mức. Tổng kinh phí cho dự phòng và nâng cao sức khỏe nói chung chỉ chiếm khoảng 30% tổng chi y tế toàn xã hội, và tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều nếu tách riêng cho lĩnh vực dự phòng bệnh KLN, trong khi 10 can thiệp lựa chọn hàng đầu theo khuyến cáo của WHO đều là các can thiệp dự phòng yếu tố nguy cơ và thực hiện ở cộng đồng.
5. Hoạt động giám sát bệnh không lây nhiễm
a) Mạng lưới giám sát
Hiện tại Việt Nam chưa có mạng lưới giám sát để đảm bảo thu thập số liệu một cách chuẩn hóa, thống nhất, toàn diện và mang tính hệ thống. Chưa thiết lập các điểm giám sát và đầu mối giám sát tại Trung ương, các khu vực và tại các tỉnh. Hiện tại các hoạt động thu thập thông tin chủ yếu dựa vào các dự án bệnh KLN cho từng bệnh riêng lẻ, chưa có sự kết nối với nhau. Việt Nam cũng chưa xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý và định kỳ công bố các thông tin về bệnh KLN.
b) Giám sát yếu tố nguy cơ:
Trong thời gian qua đã có một số điều tra, nghiên cứu cung cấp một số thông tin cơ bản về thực trạng một số bệnh KLN và các yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên các điều tra này thường riêng lẻ, không lồng ghép, do các chương trình dự án khác nhau thực hiện ở những thời điểm khác nhau. Một số điều tra nghiên cứu có phương pháp không thống nhất và chuẩn hóa theo khuyến cáo của WHO đối với giám sát bệnh KLN.
c) Giám sát mắc bệnh và tử vong
Các số liệu mắc và tử vong do các bệnh KLN hiện nay còn rất hạn chế, chủ yếu dựa vào báo cáo bệnh viện, ghi nhận ung thư và qua một số điều tra quy mô nhỏ tại cộng đồng. Vì vậy Việt nam còn thiếu các số liệu định kỳ về tình hình mắc và tử vong do các bệnh tim mạch đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...
Đối với hoạt động giám sát tại bệnh viện: Hệ thống báo cáo thống kê bệnh viện phân loại bệnh tật theo ICD 10 định kỳ cung cấp các thông tin về tình hình mắc, chết của một số bệnh KLN tại các bệnh viện trong toàn quốc.
Các trung tâm ghi nhận ung thư được thiết lập và triển khai tại 9 tỉnh/thành phố (Dự án phòng chống ung thư) cung cấp các số liệu ước tính về mắc mới do một số loại ung thư, tuy nhiên quy mô bao phủ của ghi nhận còn nhỏ (khoảng 20%).
Hiện tại chưa giám sát tử vong tại cộng đồng do chưa triển khai thu thập thông qua thống kê tại trạm y tế xã và qua sổ chứng tử của xã. Mới chỉ có một số nghiên cứu quy mô nhỏ để ước tính gánh nặng và tử vong do một số bệnh KLN. Chính vì vậy Việt Nam còn thiếu các số liệu một cách hệ thống về mô hình bệnh tật và tử vong do bệnh KLN.
đ) Giám sát năng lực và đáp ứng của hệ thống y tế
Hiện tại mới chỉ thực hiện thống kê báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động phòng chống bệnh KLN theo quy định của các dự án bệnh KLN CTMTQGYT.
IV. CÁC KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC CẦN ƯU TIÊN GIẢI QUYẾT TRONG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
1. Công tác thông tin, giáo dục truyền thông chưa hiệu quả
- Gánh nặng bệnh tật và gánh nặng kinh tế của bệnh KLN còn chưa được các cấp, các ngành nhận thức đầy đủ. Vận động chính sách gặp khó khăn, khó huy động nguồn lực cho các hoạt động.
- Thông tin, giáo dục, truyền thông còn chung chung, chưa hiệu quả. Ý thức chấp hành pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá, phòng chống tác hại rượu bia của người dân còn chưa cao. Nhận thức của cộng đồng về nâng cao sức khỏe, phòng chống yếu tố nguy cơ còn chưa đầy đủ. Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về tự theo dõi phát hiện sớm bệnh, chăm sóc, theo dõi và tuân thủ điều trị còn thấp.
2. Còn thiếu phối hợp đa ngành trong kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh KLN, các chính sách còn chưa đầy đủ, toàn diện và việc tuân thủ chưa tốt,
- Hiện tại đã có một số chính sách kiểm soát yếu tố nguy cơ nhưng chưa đầy đủ (thiếu luật phòng chống tác hại rượu bia, chính sách tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho tăng cường hoạt động thể lực, thể thao quần chúng; chính sách khuyến khích các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, hạn chế các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe ...). Vận động chính sách gặp khó khăn, khó huy động nguồn tài chính cho các hoạt động. Các chính sách, pháp luật chưa được tuân thủ tốt.
- Chưa có một đầu mối tổ chức thống nhất để điều phối, huy động sự tham gia liên ngành trong kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh KLN. Ban chỉ đạo Chương trình Phòng, chống bệnh KLN chưa đảm bảo sự tham gia đa ngành, mới chỉ giới hạn trong ngành y tế. Các Bộ, ngành liên quan chưa phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm trong thực thi các chính sách của các Bộ, ngành mình để kiểm soát rượu bia, thuốc lá, khuyến khích dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực...
3. Hệ thống cung ứng các dịch vụ y tế chưa đáp ứng yêu cầu
- Tổ chức phòng chống bệnh KLN chưa có sự lồng ghép. Thiếu sự lồng ghép giữa các chương trình, dự án phòng chống bệnh KLN thuộc chương trình mục tiêu quốc gia y tế, giữa các cơ sở y tế dự phòng và khám chữa bệnh từ trung ương đến địa phương.
- Hoạt động phòng chống bệnh KLN thiên về tiếp cận cá nhân, chưa đảm bảo sự cân đối giữa tiếp cận dựa trên cộng đồng và tiếp cận cá nhân. Các chương trình tập trung chủ yếu vào quản lý và điều trị người bệnh, chưa chú trọng tới dự phòng, phục hồi chức năng và giám sát theo dõi. Chưa tiếp cận toàn diện theo cả chu trình vòng đời.
- Mạng lưới y tế dự phòng chưa tham gia vào hệ thống khám, phát hiện sớm, tư vấn và dự phòng bệnh bệnh KLN. Y tế cơ sở (huyện, xã) tuy được nâng cấp về trang thiết bị và nhân lực, nhưng chưa đủ năng lực sàng lọc. phát hiện sớm bệnh KLN, cung ứng các dịch vụ chăm sóc, quản lý người bệnh KLN, dẫn tới quá tải ở các bệnh viện tuyến trên và không đảm bảo công bằng trong CSSK.
- Tỷ lệ địa phương triển khai hoạt động của các dự án phòng chống bệnh KLN còn thấp: Dự án phòng chống BPTNMT mới triển khai tại một số ít tỉnh, Dự án tăng huyết áp mới triển khai quản lý bệnh < 10% số xã phường. Một số hoạt động dự án mới chỉ giới hạn chủ yếu tại các cơ sở khám chữa bệnh (BPTNMT, ung thư). Hệ thống ghi nhận ung thư mới bao phủ 20% dân số, toàn quốc chỉ có 5 cơ sở có thực hiện chăm sóc giảm nhẹ. Mức độ bao phủ dịch vụ tư vấn về Đái tháo đường còn thấp.
- Hoạt động phát hiện sớm, quản lý, tư vấn và dự phòng cho người nguy cơ cao còn chưa triển khai một cách hệ thống, rộng khắp. Các can thiệp giảm ăn mặn, can thiệp sàng lọc giảm tác hại rượu bia, cai nghiện rượu, cai nghiện thuốc lá mới triển khai ở quy mô nhỏ.
- Sàng lọc phát hiện sớm bệnh KLN còn nhiều bất cập. BHYT chưa có cơ chế chi cho khám sàng lọc phát hiện sớm. Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, ung thư, BPTNMT được phát hiện sớm qua sàng lọc chủ động còn rất thấp. Tỷ lệ người mắc bệnh KLN được tiếp cận với các dịch vụ quản lý điều trị và chăm sóc lâu dài tại cộng đồng còn rất thấp.
4. Hệ thống giám sát Bệnh KLN quốc gia chưa được thiết lập
- Việt Nam chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thông tin về bệnh KLN và các yếu tố nguy cơ, còn thiếu các số liệu chuẩn hóa mang tính hệ thống. Còn rất thiếu thông tin, số liệu quốc gia để theo dõi xu hướng, quy mô và sự phân bố của bệnh KLN và các yếu tố nguy cơ. Các chỉ số giám sát chưa sử dụng trong thực tế, nhiều chỉ số chưa phù hợp với bộ chỉ số giám sát toàn cầu. Các số liệu, quy trình thống kê báo cáo thường quy chưa hợp nhất, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu các chương trình
- Hoạt động giám sát chưa mang tính hệ thống. Chưa thực hiện định kỳ điều tra các yếu tố nguy cơ, còn nhiều nghiên cứu riêng lẻ theo nhu cầu từng chương trình, dẫn đến lãng phí về nguồn lực, không thống nhất, chuẩn hóa về phương pháp. Hoạt động ghi nhận ung thư có diện bao phủ chưa rộng. Chưa triển khai hệ thống giám sát tử vong tại cộng đồng.
- Chưa có số liệu quốc gia về phòng chống bệnh KLN để báo cáo quốc tế năm 2016 theo cam kết.
5. Nguồn lực cho phòng chống bệnh KLN còn rất hạn chế
- Nhân lực y tế công tác trong lĩnh vực bệnh KLN được đánh giá là còn yếu, thiếu và không đồng bộ. Hạn chế về năng lực chủ yếu tập trung ở tuyến tỉnh và huyện, xã. Nhiều tài liệu hướng dẫn chuyên môn chưa được chuẩn hóa, thống nhất áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Các nội dung đào tạo về phòng chống bệnh KLN trong các chương trình đào tạo của các trường trung cấp, cao đẳng và đại học y còn thiếu cập nhật: đặc biệt đối với các chương trình đào tạo bác sỹ y học dự phòng, cử nhân y tế công cộng và cử nhân dinh dưỡng.
- Mặc dù bệnh KLN chiếm 70% gánh nặng bệnh tật và tử vong nhưng phòng chống bệnh KLN vẫn chưa được xác định ưu tiên thỏa đáng trong phân bổ kinh phí, chỉ chiếm 2,5% tổng chi y tế năm 2009. Ngân sách cho các chương trình chủ yếu từ ngân sách nhà nước, không đáp ứng đủ nhu cầu và đang bị cắt giảm rất nhiều. Trung bình ngân sách cho cho bệnh KLN trong tổng kinh phí CTMTQG y tế chỉ từ 13-17% năm 2014 bị cắt giảm tới 50-70%.
- Phân bổ kinh phí chưa quan tâm đầu tư cho dự phòng, khám, phát hiện sớm, tư vấn tại cộng đồng. Chưa tạo đủ cơ chế tài chính bền vững cho phòng chống bệnh KLN. Diện bao phủ BHYT mới đạt 70% dân số trong khi BHYT không chi trả một số dịch vụ phòng chống bệnh KLN.
- Mặc dù nhiều thuốc thiết yếu điều trị bệnh KLN đã có trong danh mục thuốc chủ yếu được bảo hiểm y tế thanh toán, nhưng một số thuốc điều trị bệnh KLN thường không sẵn có tại các cơ sở y tế công, đặc biệt tại các trạm y tế xã, phường. BHYT không chi trả một số thuốc điều trị theo khuyến cáo, thiếu điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và thiếu cơ chế khuyến khích cho cán bộ trạm y tế xã.
- Sử dụng một số vắc xin phòng ung thư như HPV... chưa được đánh giá đầy đủ để áp dụng rộng rãi.
Phần II.
NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
Kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2020 tập trung phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản do đây là những bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ mắc cao và là nguyên nhân chủ yếu gây tàn tật và tử vong ở người trưởng thành Việt Nam (chiếm tới trên 70% tổng số tử vong trong năm 2012). Bên cạnh đó, những bệnh này có chung một số yếu tố nguy cơ có thể phòng, tránh được, vì vậy kiểm soát những yếu tố nguy cơ chung có thể phòng ngừa được đồng thời các bệnh.
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Khống chế tốc độ gia tăng tiến tới làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm trong đó ưu tiên phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1. Nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, nhận thức của người dân về phòng, chống các bệnh KLN;
Chỉ tiêu:
- 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kế hoạch và đầu tư kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng chống bệnh KLN giai đoạn 2015 - 2020 tại địa phương;
- 60% người dân có hiểu biết cơ bản về phòng chống ung thư, 50% người trưởng thành đến các cơ sở y tế để khám khi có dấu hiệu nghi ung thư.
- 60% người dân hiểu đúng về tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và các yếu tố nguy cơ tim mạch chính.
- 65% người dân trong cộng đồng hiểu đúng về bệnh đái tháo đường và những biến chứng, tác hại đối với sức khỏe.
- 60% người dân hiểu biết đúng về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản và tác hại của các yếu tố nguy cơ chính của hai bệnh trên, 50% đối tượng có nguy cơ cao hiểu được các khuyến cáo phát hiện sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.
Mục tiêu 2. Tăng cường công tác chỉ đạo và phối hợp liên ngành nhằm góp phần giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính gây mắc các bệnh KLN;
Chỉ tiêu:
- Giảm 20 % tỷ lệ hút thuốc ở người trưởng thành so với năm 2015; giảm tỷ lệ hút thuốc ở nhóm vị thành niên xuống còn 3,6%;
- Giảm 5% tỷ lệ uống rượu, bia ở mức có hại ở người trưởng thành so với năm 2015: giảm tỷ lệ có uống rượu, bia ở nhóm vị thành niên xuống còn 20%;
- Giảm 15% mức tiêu thụ muối trung bình/người/ngày ở người trưởng thành so với năm 2015;
- Giảm 5% tỷ lệ thiếu hoạt động thể lực ở người trưởng thành so với năm 2015.
Mục tiêu 3: Hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh và tử vong sớm do bệnh KLN.
Chỉ tiêu:
- Khống chế tỷ lệ bị thừa cân béo phì (BMI ≥ 23) dưới 15% ở người trưởng thành; khống chế tỷ lệ thừa cân béo phì dưới 10% ở trẻ em;
- Khống chế tỷ lệ có cholesterol máu cao (>5,0 mmol/L) dưới 35% ở người trưởng thành;
- Khống chế tỷ lệ bị tăng huyết áp dưới 30% ở người trưởng thành;
- 40% số người bị tăng huyết áp được phát hiện; 50% số người phát hiện bệnh được quản lý, điều trị theo phác đồ;
- Khống chế tỷ lệ bị tiền đái tháo đường dưới 16% ở người 30-69 tuổi; khống chế tỷ lệ đái tháo đường dưới 8% ở người 30-69 tuổi;
- Giảm tỷ lệ mắc đái tháo đường không được phát hiện trong cộng đồng xuống dưới 50%. Trong số được phát hiện, theo dõi, quản lý và điều trị được 70% người tiền đái tháo đường và 60% đái tháo đường týp 2.
- 40% số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phát hiện ở giai đoạn sớm; 50% số người phát hiện bệnh được điều trị theo đúng phác đồ;
- 40% số người bệnh hen phế quản được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, 50% số người bệnh hen phế quản được điều trị đạt kiểm soát hen trong đó 20% đạt kiểm soát hoàn toàn;
- 30% số người mắc một số bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm; ít nhất 200.000 người được khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú, cổ tử cung, khoang miệng, đại trực tràng, 60% bệnh nhân đến khám và điều trị ung thư được ghi nhận có xét nghiệm GPBL (giải phẫu bệnh lý).
- Giảm 20% tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính so với năm 2015;
Mục tiêu 4: Nâng cao năng lực và hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện, chẩn đoán, quản lý, điều trị bệnh KLN.
Chỉ tiêu:
- 100% cơ sở y tế dự phòng tuyến tỉnh và 50% cơ sở y tế dự phòng tuyến huyện bảo đảm cung cấp các dịch vụ thiết yếu phòng chống bệnh không lây nhiễm theo quy định;
- 100% cán bộ y tế thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm tuyến tỉnh, huyện và 50% cán bộ y tế tuyến xã được đào tạo, tập huấn về dự phòng, giám sát, phát hiện, chẩn đoán, quản lý, điều trị theo quy định;
- 100% cơ sở y tế tuyến xã và 50% y tế cơ quan, xí nghiệp đủ trang thiết bị và thuốc thiết yếu theo quy định phục vụ cho dự phòng, giám sát, phát hiện, chẩn đoán, quản lý điều trị các bệnh KLN.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục truyền thông nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, nhận thức của người dân về phòng, chống các bệnh KLN
a) Phổ biến, triển khai Chiến lược, chính sách tới các cấp, các ngành
- Tổ chức 03 hội nghị triển khai Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh KLN khác giai đoạn 2015 - 2025 cho các UBND, các sở, ban ngành liên quan của 63 tỉnh/thành phố trực thuộc TƯ.
- 63 tỉnh/thành phố trực thuộc TƯ tổ chức hội nghị triển khai và xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược.
- Tổ chức các Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết đánh giá các Dự án phòng chống bệnh KLN.
- Tổ chức Hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về phòng chống yếu tố nguy cơ.
b) Xây dựng, in và cấp phát tài liệu truyền thông
- Đánh giá tổng thể tài liệu truyền thông hiện có làm cơ sở xây dựng thông điệp và tài liệu truyền thông phòng chống bệnh KLN.
- Xây dựng bộ thông điệp về phòng chống bệnh KLN làm cơ sở để thống nhất đưa vào các tài liệu, sản phẩm truyền thông. Bộ thông điệp sẽ được điều chỉnh theo từng giai đoạn.
- Xây dựng, in, cấp phát bộ tài liệu hướng dẫn cộng đồng tự đánh giá nguy cơ bệnh KLN; Áp phích, tờ rơi, tranh lật, sách mỏng tuyên truyền và tư vấn sức khỏe cho người dân về phòng chống yếu tố nguy cơ, dự phòng, chăm sóc đối với các bệnh KLN cho các đối tượng: người trưởng thành, học sinh, người dân tộc thiểu số.
- Xây dựng bộ tài liệu hỏi đáp về tác hại rượu bia để cấp phát cho cán bộ truyền thông, cung cấp thông tin cho cho các cơ quan thông tin, truyền thông đại chúng.
- Xây dựng các tài liệu vận động chính sách, nguồn lực...
- Xây dựng bộ tài liệu tập huấn về truyền thông, vận động và huy động xã hội trong phòng chống bệnh KLN.
c) Truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng
- Tổ chức họp báo, gặp mặt báo chí, cơ quan truyền thông nhằm cung cấp thông tin về các hoạt động phòng chống bệnh KLN.
- Xây dựng các chương trình, chuyên mục, phim, thông điệp, tổ chức tọa đàm, nói chuyện, đưa tin trên các kênh truyền hình trung ương và địa phương về phòng, chống các bệnh KLN phổ biến.
- Xây dựng các thông điệp phát thanh để tuyên truyền phòng chống các bệnh KLN phát trên đài tiếng nói Việt Nam và trên loa truyền thanh xã/phường/thị trấn.
- Xây dựng các chuyên mục, thông điệp, bài viết đăng tải trên các báo trung ương, địa phương và các trang web thông tin điện tử của Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng và Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương.
- Xây dựng thư viện điện tử về phòng chống bệnh KLN: nơi lưu trữ các tài liệu tập huấn, truyền thông, các bài báo, bài viết...
- Duy trì trang web, cập nhật các thông tin, bài viết về phòng chống các bệnh ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản trên trang web của các bệnh viện chuyên khoa.
- Tổ chức tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến chính sách và truyền thông về tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn.
- Tổ chức các chương trình truyền thông đặc thù của các dự án phòng chống bệnh KLN trên phát thanh, truyền hình và báo chí.
d) Truyền thông tại cộng đồng
- Tổ chức hoạt động truyền thông trực tiếp và tư vấn sức khỏe cho các đối tượng nguy cơ và người bệnh tại cộng đồng: tổ chức các câu lạc bộ sức khỏe của người mắc bệnh KLN, lồng ghép vào sinh hoạt của các đoàn thể địa phương.
- Xây dựng các mô hình sức khỏe huy động hiệu quả sự tham gia của cộng đồng và phù hợp với từng bối cảnh (trường học nâng cao sức khỏe, gia đình sức khỏe, nơi làm việc lành mạnh, thành phố lành mạnh.,.).
đ) Tổ chức các hoạt động truyền thông nhân ngày, sự kiện về sức khỏe với các hình thức lễ phát động, chiến dịch, cuộc thi tìm hiểu kiến thức... nhân các ngày thế giới phòng chống thuốc lá, tuần lễ dinh dưỡng và phát triển, ngày sức khỏe thế giới, ngày tim mạch, ngày phòng chống đái tháo đường, ngày phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản...
2. Tăng cường công tác chỉ đạo và phối hợp liên ngành nhằm giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính gây mắc các bệnh KLN
a) Phòng chống tác hại do lạm dụng rượu bia
- Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo; thành lập. Văn phòng thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo đặt tại Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.
- Xây dựng Luật phòng chống tác hại lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn khác trình Quốc hội thông qua vào 2016.
- Xây dựng văn bản, chính sách;
+ Ban hành Chỉ thị của Bộ Y tế về tăng cường phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia trong ngành y tế.
+ Xây dựng Thông tư liên tịch quy định về thông tin, in cảnh báo trên nhãn sản phẩm về tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.
+ Phối hợp với các Bộ, ngành chức năng của xây dựng các văn bản pháp luật về phòng chống tác hại do lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn.
+ Xây dựng hướng dẫn sàng lọc, phân loại, chẩn đoán điều trị phòng chống lạm dụng, tái nghiện đối với người lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn khác tại cộng đồng.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn chuyên môn về truyền thông, tư vấn, can thiệp giảm tác hại rượu bia áp dụng ở cộng đồng.
- Triển khai các can thiệp tại cộng đồng: Triển khai thí điểm các dịch vụ sàng lọc phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị can thiệp và quản lý, chăm sóc liên tục dành cho người lạm dụng rượu bia tại cộng đồng.
- Thiết lập mạng lưới và triển khai hoạt động thu thập, phân tích thông tin, đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ và tác hại của lạm dụng rượu bia: Định kỳ thu thập, tổng hợp các thông tin về kinh doanh, tiêu thụ rượu bia toàn quốc; tổ chức điều tra nghiên cứu liên quan đến tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến sức khỏe, kinh tế, xã hội của Việt Nam; tổng hợp, theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện Chính sách quốc gia về phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn.
b) Tăng cường dinh dưỡng hợp lý
- Tổ chức triển khai Dự án (chương trình) Kiểm soát thừa cân - béo phì và phòng chống bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng và thực phẩm thực hiện Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030.
- Xây dựng và hướng dẫn triển khai chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý cho học sinh, người lao động, người mắc bệnh KLN. Triển khai áp dụng phần mềm dinh dưỡng sử dụng cho bữa ăn bán trú tại các trường tiểu học, mầm non và các cơ sở khám chữa bệnh.
- Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng quy định về ghi nhãn về hàm lượng muối, đường, chất béo, năng lượng trên sản phẩm chế biến sẵn.
c) Can thiệp giảm tiêu thụ muối trong khẩu phần
Xây dựng và triển khai chương trình giảm tiêu thụ muối ở cộng đồng bao gồm:
- Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng.
- Tư vấn cho đối tượng nguy cơ cao (bệnh nhân tăng huyết áp, tim mạch).
- Phối hợp với Bộ Công Thương để kiểm soát hàm lượng muối trong thực phẩm chế biến sẵn.
- Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn triển khai can thiệp giảm muối trong khẩu phần ăn tại cộng đồng theo khuyến cáo của WHO.
- Tổ chức các hoạt động giám sát, đánh giá can thiệp,
d) Phòng chống tác hại thuốc lá
- Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá (Vinacosh) triển khai các hoạt động thực thi Luật phòng chống tác hại thuốc lá.
- Phối hợp tổ chức các điều tra, nghiên cứu chuyên sâu về tình hình tiêu thụ thuốc lá, tác động của thuốc lá đến sức khỏe, kinh tế, xã hội; ảnh hưởng đối với các nhóm đối tượng; đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp phòng chống tác hại thuốc lá.
- Phối hợp xây dựng các cộng đồng không khói thuốc, chú trọng triển khai tại các cơ sở y tế, trường học, cơ quan nhà nước, phương tiện giao thông công cộng.
đ) Kiểm soát ô nhiễm môi trường và an toàn thực phẩm
- Phối hợp kiểm tra các yếu tố yếu tố gây ô nhiễm môi trường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh KLN.
- Đánh giá tác động của các yếu tố gây ô nhiễm môi trường (chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, sản phẩm xây dựng, hóa chất bảo vệ thực vật..) làm tăng nguy cơ mắc các bệnh KLN.
- Phối hợp với các bộ ngành liên quan để kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm để làm giảm thiểu nguy cơ gây các bệnh KLN.
e) Thành lập quỹ nâng cao sức khỏe
Phối hợp với các bộ/ngành liên quan xây dựng quỹ nâng cao sức khỏe trên cơ sở quỹ phòng chống tác hại thuốc lá và phòng chống tác hại lạm dụng rượu bia để hỗ trợ tài chính cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe phòng, chống bệnh KLN:
- Tham quan, học tập chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và quản lý sử dụng quỹ nâng cao sức khỏe một số nước.
- Tổ chức các hội thảo chia sẻ, vận động chính sách.
3. Hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh và tử vong sớm do bệnh KLN
- Triển khai hoạt động phát hiện sớm, quản lý, tư vấn, dự phòng đối với người thừa cân béo phì, tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn mỡ máu, người có nguy cơ tim mạch tại các cơ sở y tế dự phòng tuyến tỉnh, Trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã.
- Lồng ghép khám sàng lọc phát hiện, quản lý dự phòng người có nguy cơ cao và người mắc bệnh KLN vào các hoạt động khám sức khỏe định kỳ và quản lý sức khỏe tại các trường học, cơ quan, xí nghiệp, nhà máy;
- Tổ chức khám phát hiện, quản lý điều trị các bệnh KLN tại các cơ sở y tế đáp ứng điều kiện theo quy định ở tuyến tỉnh, huyện.
- Hướng dẫn, chỉ đạo triển khai các hình thức lồng ghép quản lý điều trị các bệnh KLN phù hợp tại tuyến xã; lập hồ sơ sổ sách, quản lý, theo dõi và tư vấn chăm sóc bệnh nhân tại tuyến xã.
- Củng cố hệ thống bệnh viện để cung cấp các dịch vụ toàn diện và chuyên sâu cho chẩn đoán, điều trị bệnh KLN và hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới.
- Triển khai thực hiện các dự án:
+ Dự án phòng chống tăng huyết áp
+ Dự án phòng chống đái tháo đường
+ Dự án phòng chống ung thư
+ Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
(Chi tiết xem bản kế hoạch của từng dự án).
- Triển khai hiệu quả công tác tiêm vắc xin viêm gan B dự phòng ung thư gan; từng bước mở rộng triển khai dịch vụ tiêm phòng HPV để phòng ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trong độ tuổi tiêm phòng.
4. Nâng cao năng lực và hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện, chẩn đoán, quản lý, điều trị các bệnh KLN
a) Kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống phát hiện, dự phòng, quản lý điều trị các bệnh KLN
- Đưa thêm hoạt động phòng chống bệnh KLN cho hệ thống y tế tuyến huyện, tăng cường năng lực của Trung tâm Y tế huyện để bảo đảm năng lực giám sát, phát hiện, quản lý điều trị dự phòng cho người nguy cơ cao, người tiền bệnh và người mắc các bệnh KLN trên địa bàn và tại cộng đồng.
- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về phát hiện, dự phòng, quản lý điều trị các bệnh KLN thống nhất áp dụng cho các tuyến trên phạm vi toàn quốc:
+ Quy trình phát hiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá; sàng lọc, tư vấn, giảm tác hại do lạm dụng rượu, bia.
+ Quy trình phát hiện, tư vấn, điều trị dự phòng cho người tăng huyết áp giai đoạn sớm, thừa cân béo phì, tiền đái tháo đường, rối loạn lipid máu.
+ Hướng dẫn về tư vấn, kê đơn chế độ ăn và chế độ hoạt động thể lực cho người mắc bệnh KLN.
+ Chẩn đoán, theo dõi, quản lý điều trị các bệnh KLN tại các cơ sở y tế tỉnh, huyện.
+ Hướng dẫn phát hiện, theo dõi, quản lý điều trị bệnh KLN tại tuyến xã; lập hồ sơ sổ sách quản lý và theo dõi bệnh nhân tại cộng đồng
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện công tác phòng chống bệnh KLN ở tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã.
+ Tập huấn cho cán bộ Y tế dự phòng: về truyền thông, nâng cao sức khỏe dự phòng bệnh KLN; phát hiện sớm, tư vấn, điều trị dự phòng cho người tăng huyết áp giai đoạn sớm, thừa cân béo phì, tiền đái tháo đường, rối loạn lipid máu; sàng lọc, phát hiện và quản lý người mắc bệnh KLN tại cộng đồng.
+ Tập huấn cho cán bộ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh: Chẩn đoán, theo dõi, quản lý điều trị các KLN.
+ Tập huấn cho trạm y tế xã: về truyền thông, nâng cao sức khỏe dự phòng bệnh KLN; phát hiện sớm, tư vấn, điều trị dự phòng cho người tăng huyết áp giai đoạn sớm, thừa cân béo phì, tiền đái tháo đường, rối loạn lipid máu; phát hiện, theo dõi, quản lý điều trị bệnh KLN tại tuyến xã; lập hồ sơ sổ sách quản lý và theo dõi bệnh nhân tại cộng đồng.
- Rà soát, cung cấp trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho hoạt động phát hiện, dự phòng và quản lý điều trị các bệnh KLN.
- Tuyến tỉnh, huyện hỗ trợ, kiểm tra, giám sát hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị và hỗ trợ tự quản lý điều trị bệnh KLN tại trạm y tế xã và cộng đồng theo quy định
b) Phát triển hệ thống giám sát để theo dõi quy mô, xu hướng, sự phân bố của bệnh không lây nhiễm, yếu tố nguy cơ và đánh giá hiệu quả các can thiệp
- Củng cố mạng lưới giám sát bệnh KLN và yếu tố nguy cơ:
+ Lồng ghép hoạt động giám sát bệnh KLN trong hệ thống thông tin y tế hiện có, bổ sung thêm các chức năng nhiệm vụ và công việc đặc thù của giám sát Bệnh KLN và yếu tố nguy cơ cho các đơn vị y tế.
+ Thiết lập các đầu mối giám sát bệnh KLN từ trung ương đến địa phương.
- Hoàn thiện công cụ, chỉ số và quy trình giám sát:
+ Cập nhật và hoàn thiện bộ chỉ số quốc gia trên cơ sở bộ chỉ số giám sát và mục tiêu toàn cầu của Tổ chức y tế thế giới và điều chỉnh phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
+ Hoàn thiện tài liệu hướng dẫn, bộ công cụ và quy trình giám sát bao gồm: công cụ giám sát yếu tố nguy cơ (STEPwise), bộ công cụ giám sát tử vong tại cộng đồng (trên cơ sở sổ A6), thống kê báo cáo định kỳ qua mạng lưới y tế.
- Triển khai các hoạt động giám sát các yếu tố nguy cơ bệnh KLN:
+ Tổ chức 02 cuộc điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh KLN (STEPS) vào năm 2015 và năm 2020 để thu thập thông tin đánh giá xu hướng, quy mô và sự phân bố các yếu tố nguy cơ và bệnh KLN ở người ≥18 tuổi, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh KLN
+ Tổ chức 01 cuộc Điều tra sử dụng thuốc lá (GATS) năm 2015 để đánh giá thực trạng sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành và kết quả thực hiện mục tiêu Chiến lược phòng chống tác hại thuốc lá đến năm 2020.
+ Tổ chức 01 cuộc điều tra sức khỏe học sinh (GSHS) vào năm 2018 để đánh giá thực trạng các yếu tố nguy cơ bệnh KLN ở lứa tuổi 13-17.
+ Thực hiện các điều tra nghiên cứu chuyên sâu, đặc thù:
. Nghiên cứu đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm đối với rượu, bia tại Việt Nam
. Nghiên cứu các giải pháp can thiệp cải thiện dinh dưỡng và thực phẩm cho người bệnh và cộng đồng để dự phòng và điều trị bệnh KLN
+ Thực hiện các điều tra, nghiên cứu quy mô nhỏ để phục vụ cho việc lập kế hoạch và thực hiện các can thiệp tại cộng đồng cho một số nhóm đối tượng ưu tiên (vị thành niên, phụ nữ có thai...).
- Giám sát mắc bệnh và tử vong:
- Triển khai giám sát tử vong do các bệnh KLN và tai nạn thương tích tại cộng đồng trên cơ sở thu thập thông tin từ hệ thống thống kê tử vong tại trạm y tế xã. Trong giai đoạn đầu, hoàn thiện bộ công cụ, biểu mẫu, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế xã và tiến hành triển khai thí điểm tại một số tỉnh và vùng.
+ Đầu tư, tăng cường chất lượng số liệu của các Trung tâm ghi nhận ung thư.
+ Định kỳ thu thập các thông tin về mắc và tử vong do bệnh KLN từ hệ thống báo cáo thống kê bệnh viện, cộng đồng.
- Tổ chức theo dõi, đánh giá tiến độ, kết quả và hiệu quả các chương trình, hoạt động phòng chống bệnh KLN tại tất cả các tuyến.
+ Định kỳ thu thập, thống kê báo cáo số liệu về phòng chống yếu tố nguy cơ, phát hiện, dự phòng và quản lý điều trị người nguy cơ cao và bệnh nhân.
+ Định kỳ khảo sát đánh giá năng lực đáp ứng của hệ thống y tế đối với Bệnh KLN trên cơ sở áp dụng bộ công cụ SARA của WHO.
- Quản lý, công bố và sử dụng số liệu giám sát:
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu để thu thập, lưu giữ và quản lý các thông tin, số liệu về bệnh KLN,
+ Xây dựng trang web, chuyên trang trên tạp chí chuyên ngành để phổ biến trao đổi các thông tin hoạt động phòng chống bệnh KLN tại cộng đồng
+ Định kỳ công bố các ấn phẩm thống kê, số liệu về yếu tố nguy cơ và bệnh KLN
III. GIẢI PHÁP
1. Giải pháp về chính sách, pháp luật và phối hợp liên ngành
- Phối hợp với các Bộ, ngành để bổ sung, hoàn thiện và tăng cường thực thi các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống các yếu tố nguy cơ bệnh KLN. Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành trong xây dựng, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thực hiện các chính sách phòng chống yếu tố nguy cơ từ Trung ương đến địa phương.
- Bổ sung, hoàn thiện và tăng cường thực thi các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống y tế để thực hiện phòng, chống các bệnh KLN.
- Có chính sách đảm bảo tài chính cho dự phòng, phát hiện sớm và quản lý, điều trị người bệnh KLN, chú trọng cho tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu.
2. Giải pháp về truyền thông và vận động xã hội
- Củng cố mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe từ trung ương tới địa phương bảo đảm công tác truyền thông, vận động xã hội tham gia phòng chống bệnh KLN và các yếu tố nguy cơ.
- Phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật và các khuyến cáo về phòng, chống bệnh KLN cho các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân;
- Sử dụng đa dạng và hiệu quả các kênh và hình thức truyền thông nhằm tăng cường sự tiếp cận hiệu quả tới các đối tượng về phòng, chống bệnh KLN.
- Vận động xây dựng mô hình cộng đồng nâng cao sức khỏe phù hợp với từng vùng miền và từng nhóm đối tượng gồm mô hình trường học nâng cao sức khỏe, nơi làm việc vì sức khỏe, gia đình sức khỏe, cộng đồng vì sức khỏe và thành phố lành mạnh.
3. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật
- Bổ sung, hoàn thiện các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về dự phòng, phát hiện, quản lý, điều trị bệnh KLN.
- Tăng cường phát hiện, quản lý, điều trị tại trạm y tế xã và cộng đồng cho người mắc bệnh KLN theo quy định, bảo đảm cung cấp dịch vụ quản lý và chăm sóc liên tục cho người bệnh.
- Tăng cường hiệu quả các hoạt động của hệ y tế dự phòng trong kiểm soát yếu tố nguy cơ, phòng, chống các bệnh KLN.
- Củng cố hệ thống bệnh viện để cung cấp các dịch vụ toàn diện và chuyên sâu cho chẩn đoán, điều trị bệnh nhân mắc bệnh KLN.
4. Giải pháp về nguồn lực
- Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực phòng chống bệnh KLN cho đội ngũ cán bộ y tế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng tuyến, ưu tiên đào tạo cán bộ y tế tại tuyến tỉnh, huyện, xã, cán bộ y tế trường học và y tế thôn bản. Có chế độ phù hợp để khuyến khích cán bộ y tế xã, phường tham gia các hoạt động phát hiện sớm, giám sát và quản lý điều trị bệnh KLN tại cộng đồng.
- Ưu tiên đầu tư cho công tác phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Nguồn kinh phí thực hiện bao gồm: Nguồn ngân sách nhà nước; Nguồn bảo hiểm y tế; Nguồn từ quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, tác hại do lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; Nguồn xã hội hóa và Nguồn vốn hợp pháp khác.
- Tăng cường đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động giám sát, dự phòng, phát hiện, chẩn đoán sớm, điều trị bệnh KLN. Bảo đảm cung ứng thuốc và vật tư thiết yếu cho chẩn đoán, điều trị tại trạm y tế xã được bảo hiểm y tế chi trả; Bảo đảm cung ứng vắc xin, sinh phẩm cho dự phòng một số bệnh ung thư.
5. Giải pháp về nghiên cứu, theo dõi và giám sát
- Thiết lập hệ thống giám sát quốc gia về bệnh KLN và yếu tố nguy cơ.
- Nâng cao năng lực, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phòng, chống bệnh KLN. Thiết lập mạng lưới các cơ sở đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu về bệnh KLN có sự tham gia của các trường, các viện. Tăng cường sử dụng thông tin và bằng chứng khoa học trong xây dựng chính sách, lập kế hoạch, chương trình, dự án về phòng chống bệnh KLN, đặc biệt là các can thiệp tại cộng đồng.
- Giám sát, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch và các chính sách liên quan của các Bộ, ngành.
- Xây dựng hệ thống quản lý thông tin kết nối chặt chẽ giữa các tuyến để bảo đảm bệnh nhân được theo dõi, chăm sóc liên tục suốt quá trình bệnh.
6. Giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế
- Chủ động tích cực hợp tác với các quốc gia, các viện, trường và các hiệp hội trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực phòng, chống bệnh KLN.
- Tăng cường hợp tác một cách toàn diện với Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức quốc tế khác để hỗ trợ, thúc đẩy triển khai thực hiện kế hoạch.
IV. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Yêu cầu đối với theo dõi, giám sát
- Thống nhất bộ công cụ theo dõi, giám sát đánh giá hoạt động trên cơ sở bộ công cụ giám sát bệnh KLN và yếu tố nguy cơ.
- Triển khai các hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá định kỳ hàng năm, đột xuất và giám sát điểm tại tất cả các tuyến từ trung ương đến cơ sở.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết Kế hoạch đúng tiến độ.
2. Tổ chức theo dõi, đánh giá
- Cục Y tế dự phòng chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế, làm đầu mối chỉ đạo và hướng dẫn các tỉnh/thành phố tổ chức các hoạt động theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch.
- Sở Y tế chỉ đạo thực hiện và giao cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố làm đầu mối theo dõi và đánh giá Kế hoạch.
- Đánh giá thông qua hệ thống thống kê báo cáo của các đơn vị triển khai thực hiện theo bộ chỉ số được thống nhất trên toàn quốc.
- Trong năm 2015 và 2020 sẽ tiến hành điều tra quốc gia STEPS để cung cấp các thông tin cơ bản phục vụ cho đánh giá tiến độ và kết quả triển khai kế hoạch
- Tổ chức sơ kết giữa kỳ và tổng kết Kế hoạch.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trung ương
a) Cục Y tế dự phòng
- Đầu mối, phối hợp xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án về phòng, chống bệnh KLN; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai kế hoạch giai đoạn 2015 - 2020 sau khi được phê duyệt.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống yếu tố nguy cơ bệnh KLN; đầu mối tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn khác.
- Phối hợp xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phòng, chống bệnh KLN.
- Phối hợp với các dự án phòng chống bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản để chỉ đạo và tổ chức triển khai dự án tại cộng đồng.
- Nâng cao năng lực, hướng dẫn, chỉ đạo triển khai các hoạt động phát hiện sớm, quản lý dự phòng và phòng, chống bệnh KLN tại cộng đồng cho mạng lưới y tế dự phòng.
- Đầu mối xây dựng kế hoạch tổng thể, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai các hoạt động giám sát bệnh KLN và yếu tố nguy cơ.
- Theo dõi, giám sát và đánh giá tiến độ và kết quả triển khai Kế hoạch giai đoạn 2015 - 2020 và đề xuất giai đoạn tiếp theo.
b) Cục Quản lý khám, chữa bệnh
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống bệnh KLN trong lĩnh vực khám chữa bệnh; tổ chức thu thập, quản lý thông tin bệnh KLN tại các cơ sở khám chữa bệnh, triển khai mạng lưới ghi nhận ung thư.
- Đầu mối hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.
- Phối hợp xây dựng và triển khai kế hoạch, chương trình, dự án, các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe; các hoạt động phòng chống yếu tố nguy cơ bệnh KLN trong lĩnh vực phụ trách.
c) Cục Quản lý môi trường y tế
- Tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến kiểm soát yếu tố gây ô nhiễm môi trường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh KLN.
- Đánh giá tác động của các yếu tố ô nhiễm môi trường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh KLN.
d) Cục An toàn thực phẩm
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Thông tư liên tịch quy định về thông tin, in cảnh báo trên nhãn sản phẩm về tác hại của lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn khác.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh KXN.
- Phối hợp với các bộ/ngành liên quan kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm để làm giảm thiểu yếu nguy cơ gây các yếu tố nguy cơ gây bệnh KLN.
đ) Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng
- Chủ trì, phối hợp Cục Y tế dự phòng và các đơn vị liên quan tổ chức cung cấp thông tin về phòng, chống bệnh KLN cho các cơ quan báo chí.
- Phối hợp Cục Y tế dự phòng và các đơn vị liên quan giám sát. đánh giá quá trình triển khai kế hoạch và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả.
e) Vụ Kế hoạch-Tài chính
Đầu mối xây dựng kế hoạch kinh phí, tìm nguồn kinh phí trong và ngoài nước, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kinh phí cho các hoạt động của kế hoạch phòng, chống bệnh KLN.
g) Vụ Pháp chế
- Đầu mối xây dựng dự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu, bia để trình Quốc hội thông qua.
- Phối hợp xây dựng và hoàn thiện các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng chống tác hại do lạm dụng đồ uống có cồn và các yếu tố nguy cơ bệnh KLN khác.
h) Các bệnh viện chuyên ngành Trung ương
- Tổ chức triển khai các dự án được phân công
- Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai hoạt động của dự án tại các địa phương trên cơ sở phối hợp hiệu quả giữa các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế dự phòng và tăng cường hiệu quả hoạt động y tế cơ sở.
i) Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương
- Phối hợp Cục Y tế dự phòng và các đơn vị liên quan cung cấp nội dung thông điệp truyền thông, phát triển tài liệu truyền thông, in ấn, phân phát tới cộng đồng, hệ thống y tế;
- Nâng cao năng lực về truyền thông cho cán bộ truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến Trung ương và hỗ trợ các Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh/thành phố thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống bệnh KLN ở địa phương;
- Chỉ đạo, hướng dẫn trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe các tỉnh/thành phố triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông phòng chống bệnh KLN
- Tổ chức các lớp tập huấn cập nhật thông tin thường xuyên về phòng chống bệnh KLN đối với đội ngũ truyền thông giáo dục sức khỏe trong ngành y tế và xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ năng truyền thông trực tiếp.
k) Các Viện Vệ sinh dịch tễ và Pasteur, Viện Dinh dưỡng, Viện Y tế công cộng Hồ Chí Minh
- Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phòng chống bệnh KLN được phân công
- Chỉ đạo tuyến, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho tuyến dưới và tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống bệnh KLN tại cộng đồng tại các tỉnh trong khu vực.
- Tham gia điều tra, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về lĩnh vực phòng chống bệnh KLN
- Cung cấp các dịch vụ về phát hiện sớm, quản lý, tư vấn, tiêm phòng...
- Đầu mối khu vực về tổng hợp, quản lý thông tin và điều phối giám sát của các tỉnh trong khu vực; thực hiện thống kê báo cáo, thu thập số liệu qua kênh thường quy, điều tra, nghiên cứu liên quan.
2. Các tỉnh, thành phố
a) Sở Y tế các tỉnh/thành phố
Chỉ đạo các đơn vị y tế trong tỉnh triển khai các hoạt động trong lĩnh vực được phân công
b) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch phòng chống yếu tố nguy cơ trên địa bàn tỉnh; phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe; tổ chức triển khai các mô hình nâng cao sức khỏe tại cộng đồng.
- Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn cho tuyến dưới về giám sát, phát hiện sớm, quản lý và tư vấn phòng chống bệnh KLN tại cộng đồng theo quy định;
- Triển khai các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cai nghiện thuốc lá; phát hiện và can thiệp giảm tác hại do lạm dụng rượu bia; phát hiện sớm, quản lý, tư vấn, dự phòng đối với người thừa cân béo phì, tăng huyết áp, tiền đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, người có nguy cơ tim mạch.
- Triển khai các dự án phòng chống bệnh không lây nhiễm trong lĩnh vực phụ trách. Phối hợp, lồng ghép khám sàng lọc phát hiện, quản lý dự phòng vào các hoạt động khám sức khỏe định kỳ và quản lý sức khỏe tại các trường học, cơ quan, xí nghiệp, nhà máy.
- Triển khai thực hiện hiệu quả công tác tiêm vắc xin phòng ung thư
- Thực hiện thống kê, báo cáo, tổ chức thu thập số liệu về bệnh, tử vong, yếu tố nguy cơ tại tỉnh, giám sát, đánh giá báo cáo kết quả các hoạt động phòng chống Bệnh KLN trong tỉnh.
c) Các bệnh viện đa khoa/chuyên khoa
- Tổ chức triển khai các dự án phòng, chống bệnh KLN tại địa phương, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo tuyến dưới về các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực phụ trách.
- Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tổ chức triển khai các hoạt phòng chống yếu tố nguy cơ, dự phòng các bệnh KLN.
- Quản lý thông tin, thống kê báo cáo số liệu bệnh KLN tại bệnh viện theo quy định
d) Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh
- Phối hợp Trung tâm Y tế dự phòng và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông phòng chống bệnh KLN.
- Chỉ đạo, theo dõi, giám sát và hướng dẫn mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe trong tỉnh/thành phố triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông phòng chống bệnh KLN.
- Nâng cao năng lực về truyền thông phòng chống bệnh KLN cho cán bộ y tế liên quan tại địa phương.
đ) Trung tâm Y tế huyện
- Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống yếu tố nguy cơ trên địa bàn huyện; triển khai các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cai nghiện thuốc lá; phát hiện và can thiệp giảm tác hại do lạm dụng rượu bia tại cộng đồng; tiêm vắc xin phòng một số ung thư
- Triển khai hoạt động phát hiện sớm, quản lý, tư vấn, dự phòng đối với người thừa cân béo phì, tăng huyết áp, tiền đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, người có nguy cơ tim mạch.
- Triển khai các dự án phòng chống bệnh không lây nhiễm trên địa bàn huyện bao gồm sàng lọc, phát hiện sớm, tập huấn nâng cao năng lực, quản lý các bệnh KLN kiểm tra giám sát các hoạt động.
- Thực hiện thống kê, báo cáo theo quy định.
e) Bệnh viện huyện
- Tổ chức triển khai các hoạt động phát hiện, chẩn đoán, điều trị và kiểm tra giám sát, hướng dẫn chuyên môn cho tuyến xã trong lĩnh vực phụ trách.
- Phối hợp tổ chức triển khai các hoạt phòng chống yếu tố nguy cơ, dự phòng các bệnh KLN.
- Thực hiện thống kê báo cáo theo quy định
g) Trạm y tế xã
- Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, tư vấn tại cộng đồng; triển khai các mô hình cộng đồng sức khỏe.
- Triển khai các hoạt động phát hiện sớm và quản lý dự phòng người nguy cơ tim mạch, tăng huyết áp, thừa cân béo phì, rối loạn đường máu và tăng cholesterol tại cộng đồng
- Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ để phòng ung thư gan
- Tổ chức các hình thức quản lý điều trị bệnh phù hợp tại tuyến xã bao gồm hướng dẫn người dân tự đánh giá và chăm sóc và điều trị bệnh, quản lý điều trị duy trì bệnh theo chỉ định của tuyến trên, từng bước triển khai quản lý điều trị cơ bản một số bệnh KLN ở những trạm y tế đủ điều kiện.
- Lập hồ sơ sổ sách quản lý và theo dõi, tư vấn, chăm sóc bệnh nhân bệnh KLN bảo đảm bệnh nhân được theo dõi, chăm sóc liên tục suốt quá trình bệnh.
- Thực hiện thống kê báo cáo, thu thập số liệu giám sát thường quy tại các trạm y tế xã, thu thập số liệu bệnh và tử vong tại cộng đồng.
VI. NGUỒN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
- Nguồn ngân sách Nhà nước tại Trung ương và địa phương.
- Huy động cộng đồng, tổ chức trong nước.
- Huy động nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
PHỤ LỤC 1
HOẠT ĐỘNG TRUNG ƯƠNG PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
TT | Tên nhiệm vụ/dự án | Kết quả | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Nguồn kinh phí |
I | Đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục truyền thông nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, nhận thức của người dân về phòng, chống các bệnh KLN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Phổ biến, triển khai Chiến lược, chính sách tới các cấp, các ngành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổ chức hội nghị triển khai Chiến lược quốc gia và hội nghị tổng kết giai đoạn 5 năm | 03 hội nghị năm 2015 và 03 hội nghị năm 2020: 100% đại diện các tỉnh/TP tham dự hội nghị | x |
|
|
|
| x | Cục YTDP | Các Vụ, cục Bộ Y tế, các bộ ngành | Ngân sách Bộ Y tế; Nguồn tài trợ |
| Hội nghị sơ kết, tổng kết và triển khai hoạt động phòng chống ung thư | Hội nghị sơ kết, tổng kết và triển khai dự án hàng năm | x | x | x | x | x | x | Bệnh viện K | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống ung thư |
| Hội nghị tổng kết và triển khai dự án tăng huyết áp hàng năm. | Hội nghị tổng kết và triển khai dự án hàng năm | x | x | x | x | x | x | Bệnh viện BM (Viện TM) | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Hội nghị tổng kết giai đoạn dự án tăng huyết áp | Hội nghị tổng kết giai đoạn | x |
|
|
|
| x | Bệnh viện BM (Viện TM) | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Tổ chức hội nghị phổ biến chính sách phòng chống yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (rượu bia, thuốc lá....) | 01 hội nghị tổ chức năm 2015 | x |
|
|
|
|
| Cục YTDP | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
1.2 | Xây dựng, in và cấp phát tài liệu truyền thông |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Đánh giá tổng thể tài liệu truyền thông hiện có làm cơ sở xây dựng thông điệp và tài liệu truyền thông phòng chống bệnh không lây nhiễm | Báo cáo đánh giá | x |
|
|
|
|
| TTGDSK TW | Cục YTDP/Các đơn vị liên quan | Ngân sách sự nghiệp Bộ Y tế |
| Xây dựng và điều chỉnh theo giai đoạn bộ thông điệp về phòng chống bệnh không lây nhiễm làm cơ sở để thống nhất đưa vào các tài liệu, sản phẩm truyền thông | Bộ tài liệu về phòng chống bệnh không lây nhiễm | x |
|
| x |
| x | TTGDSK TW | Cục YTDP/Các đơn vị liên quan | Ngân sách sự nghiệp Bộ Y tế |
| Xây dựng các tài liệu vận động chính sách, nguồn lực... | Bộ tài liệu vận động chính sách, nguồn lực... |
| x |
|
|
|
| TTGDSK TW | Cục YTDP/Các đơn vị liên quan | Ngân sách sự nghiệp Bộ Y tế |
| Biên soạn tài liệu hướng dẫn cộng đồng tự đánh giá nguy cơ bệnh không lây nhiễm | Bộ tài liệu hướng dẫn tự đánh giá nguy cơ 4 BKLN phổ biến | x |
|
|
|
|
| Cục YTDP | TTGDSKTW, Viện, bệnh viện | Ngân sách Bộ Y tế; nguồn tài trợ |
| Xây dựng bộ tài liệu hỏi đáp về tác hại rượu bia | 01 Bộ tài liệu | x |
|
|
|
|
| Cục YTDP |
| Nguồn tài trợ (đã phê duyệt) |
| Thiết kế bộ mẫu tài liệu/thông điệp truyền thông (ma-két) gồm poster, tờ rơi, tranh lật, sách mỏng…, cập nhật định kỳ | Các tài liệu mẫu được thiết kế để cung cấp cho các địa phương | x | x | x | x | x | x | Cục YTDP | Vụ TT- TĐKT, TTGDSKTW, Viện, bệnh viện | Ngân sách Bộ Y tế; Nguồn tài trợ |
1.3 | Truyền thông trên thông tin đại chúng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổ chức họp báo, gặp mặt báo chí, cơ quan truyền thông nhằm cung cấp thông tin về các hoạt động phòng, chống bệnh KLN | Thông tin về hoạt động phòng chống bệnh KLN được cung cấp chính xác, đầy đủ và kịp thời cho các cơ quan truyền thông | x | x | x | x | x | x | Vụ TT&TĐKT | Cục YTDP, TTGDSKTW, Các dự án BKLN, Vinacosh | Ngân sách Bộ Y tế; Nguồn tài trợ |
| Xây dựng và sản xuất các chương trình, chuyên mục, phim, thông điệp truyền hình phát sóng trên các kênh truyền hình trung ương | 80% người dân được tiếp cận với thông tin qua truyền hình | x | x | x | x | x | x | Cục YTDP | TTGDSKTW | Ngân sách sự nghiệp Bộ Y tế |
| Xây dựng và sản xuất các chương trình, chuyên mục, thông điệp phát thanh trên đài tiếng nói Việt Nam | 80% người được tiếp xúc với thông tin qua kênh phát thanh | x | x | x | x | x | x | Cục YTDP | TTGDSKTW | Ngân sách Bộ Y tế |
| Xây dựng các chuyên mục, thông điệp, bài viết đăng tải trên các báo trung ương và các trang web của Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng và TTTTGDSK TƯ | 80% người được tiếp xúc với thông tin truyền thông | x | x | x | x | x | x | Cục YTDP | Văn phòng Bộ Y tế, TTGDSKTW, Viện, bệnh viện | Ngân sách Bộ Y tế |
| Xây dựng và duy trì thư viện điện tử về phòng chống bệnh không lây nhiễm: nơi lưu trữ các tài liệu tập huấn, truyền thông, các bài báo, bài viết… | Thư viện điện tử gồm các tài liệu về bệnh không lây nhiễm | x | X | x | x | x | x | TTGDSK TW | Cục YTDP/Các đơn vị liên quan | Ngân sách sự nghiệp Bộ Y tế, nguồn tài trợ |
| Duy trì trang Web, giải đáp trực tiếp về bệnh ung thư |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện K | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống ung thư |
| Hướng dẫn, giáo dục cộng đồng chuyên đề về phòng chống tăng huyết áp và các bệnh tim mạch (trên truyền hình, phát thanh, báo chí) |
| x | x | x | x | x | X | Bệnh viện BM (Viện TM) | Cục YTDP/TTTT GDSK TƯ | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Duy trì trang web về phòng chống tăng huyết áp |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện BM (Viện TM) | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Cập nhật thông tin trên trang web về phòng chống tăng huyết áp |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện BM (Viện TM) | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Duy trì và cập nhật thông tin về bệnh đái tháo đường trên trang web |
|
| x | x | x | x | x | Bệnh viện Nội Tiết | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống đái tháo đường |
| Chuyên mục Phòng chống bệnh Đái tháo đường phát trên phương tiện thông tin đại chúng. |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện Nội tiết Trung ương | Cục YTDP/TTTT GDSK TƯ | Dự án phòng chống đái tháo đường |
| Duy trì và cập nhật thông tin về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản trên trang web |
|
| x | x | x | x | x | Bệnh viện Bạch Mai (Trung tâm Hô hấp) | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản |
1.4 | Truyền thông tại cộng đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Xây dựng tài liệu hướng dẫn triển khai các mô hình trường học nâng cao sức khỏe, cộng đồng nâng cao sức khỏe, nơi làm việc nâng cao sức khỏe phòng chống BKLN | 03 bộ tài liệu hướng dẫn được xây dựng | x | x |
|
|
|
| Cục YTDP | TTGDSKTW, Viện, bệnh viện | Ngân sách Bộ Y tế; nguồn tài trợ |
1.5 | Các chiến dịch truyền thông |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổ chức các chương trình truyền thông ở trung ương nhân các ngày sức khỏe hoặc sự kiện có chủ đề liên quan đến phòng chống BKLN và các yếu tố nguy cơ...) | Các chương trình được tổ chức | x | x | x | x | x | x | Cục YTDP/Vụ TTTĐKT | Cục YTDP, TTGDSKTW, Các dự án BKLN, Vinacosh | Ngân sách Bộ Y tế; nguồn tài trợ |
| Nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống ung thư nhân ngày Thế giới phòng chống ung thư; ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện K | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống ung thư |
| Tổ chức các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống ĐTĐ tập trung cao điểm vào tháng 11 (Ngày thế giới phòng chống bệnh Đái tháo đường - 14/11). |
| x |
|
|
|
|
| Bệnh viện Nội tiết Trung ương | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống đái tháo đường |
| Hội nghị triển khai tổng kết dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản | 04 Hội nghị năm 2015 và 20 hội nghị cho giai đoạn 2016 - 2020, mỗi năm tổ chức 04 hội nghị. 100% đại biểu của các tỉnh dự án có tham dự Hội nghị. | x | x | x | x | x | x | Bệnh viện Bạch Mai (Trung tâm hô hấp) | Cục YTDP, Cục QLKCB, Các đơn vị liên quan, địa phương | Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản |
| Hội nghị, hội thảo hưởng ứng ngày BPTNMT và HPQ toàn cầu |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện Bạch Mai (Trung tâm hô hấp) | Cục YTDP, Cục QLKCB, Các đơn vị liên quan, địa phương | Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản |
2 | Tăng cường công tác chỉ đạo và phối hợp liên ngành nhằm giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính gây mắc các bệnh KLN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | Phòng chống tác hại lạm dụng rượu bia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống tác hại lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn khác, và Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo | Quyết định thành lập ban chỉ đạo được ban hành |
|
|
|
|
|
| Cục YTDP | Vụ Pháp chế, Các vụ, cục Bộ Y tế, các Bộ ngành |
|
| Đảm bảo hoạt động của Văn phòng giúp việc cho Ban chỉ đạo phòng chống tác hại lạm dụng rượu bia |
| x | x | x | x | x | x | Cục YTDP |
| Ngân sách Bộ Y tế |
| Tổ chức các hội nghị, hội thảo đánh giá thực trạng, lấy ý kiến, phổ biến, triển khai việc xây dựng Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia đồ uống có cồn | 04 hội thảo quốc gia/năm | x | x |
|
|
|
| Vụ Pháp chế | Cục YTDP, Các vụ, cục Bộ Y tế, các Bộ ngành | Ngân sách Bộ Y tế; nguồn tài trợ |
| Ban hành Chỉ thị của Bộ Y tế về tăng cường phòng chống tác hại rượu bia trong ngành y tế | 01 Chỉ thị của Bộ Y tế được ban hành | x |
|
|
|
|
| Cục YTDP | Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế |
| Tổ chức các hội nghị, hội thảo hỗ trợ xây dựng Thông tư liên tịch quy định về thông tin, in cảnh báo trên nhãn sản phẩm về tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác. | 01 thông tư liên tịch được ban hành |
|
| x |
|
|
| Cục An toàn thực phẩm | Cục YTDP, Các vụ, cục Bộ Y tế, các Bộ ngành | Ngân sách Bộ Y tế |
| Tổ chức các hội nghị, hội thảo hỗ trợ xây dựng hướng dẫn sàng lọc, phân loại, chẩn đoán điều trị phòng chống lạm dụng, tái nghiện đối với người lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn khác tại cộng đồng: | 01 thông tư hướng dẫn |
| x |
|
|
|
| Cục QLKCB | Cục YTDP, Các vụ, cục Bộ Y tế, các Bộ ngành | Ngân sách Bộ Y tế |
| Xây dựng tài liệu hướng dẫn về tư vấn, can thiệp giảm tác hại của lạm dụng rượu bia áp dụng ở cộng đồng | Bộ tài liệu được xây dựng và ban hành |
| x |
|
|
|
| Cục YTDP | Vụ TT&TĐKT, TTGDSKTW | Ngân sách Bộ Y tế |
| Định kỳ thu thập, tổng hợp, thống kê báo cáo các số liệu về kinh doanh, tiêu thụ rượu, bia và phòng chống tác hại do lạm dụng rượu bia | Bộ số liệu thống kê báo cáo định kỳ | x | x | x | x | x | x | Viện CL&CSYT | Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế |
| Điều tra, nghiên cứu về tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến sức khỏe, kinh tế, xã hội | 02 cuộc điều tra, khảo sát |
| x |
|
|
| 1.000 | Viện CL&CSYT | Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế; nguồn tài trợ |
| Xây dựng mô hình thí điểm triển khai các dịch vụ sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp và quản lý, chăm sóc liên tục dành cho người lạm dụng rượu bia tại cộng đồng | Mô hình can thiệp giảm tác hại do lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn khác được triển khai thí điểm ở một số tỉnh thành |
| x | x | x |
|
| Cục YTDP | Cục QLKCB và các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế |
| Nghiên cứu đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm đối với rượu bia | Báo cáo đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm đối với rượu bia | x |
| x |
|
| x | Cục ATTP | Cục YTDP và các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế, nguồn tài trợ |
| Bộ Y tế tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực thi chính sách pháp luật về phòng chống tác hại do lạm dụng rượu bia | Ít nhất 04 cuộc thanh tra liên ngành/năm | x | x | x | x | x | x | Thanh tra Bộ | Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế |
2.2 | Tăng cường dinh dưỡng hợp lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Triển khai dự án kiểm soát thừa cân béo phì và phòng chống bệnh mạn tính không lây thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030 |
|
|
|
|
|
|
| Viện Dinh dưỡng | Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế |
| Xây dựng và hướng dẫn triển khai chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý cho học sinh, người lao động, người mắc bệnh không lây nhiễm | Bộ tài liệu hướng dẫn triển khai chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý cho học sinh, người lao động, người mắc bệnh không lây nhiễm | x | x | x | x | x | x | Viện Dinh dưỡng | Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế |
| Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng quy định về ghi nhãn về hàm lượng muối, đường, chất béo, năng lượng trên sản phẩm chế biến sẵn | Quy định về ghi nhãn về hàm lượng muối, đường, chất béo, năng lượng trên sản phẩm chế biến sẵn |
| x |
|
|
|
| Viện Dinh dưỡng | Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế |
2.3 | Can thiệp giảm tiêu thụ muối trong khẩu phần |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn triển khai can thiệp giảm muối trong khẩu phần ăn tại cộng đồng theo khuyến cáo của WHO | 01 bộ tài liệu |
| x |
|
|
|
| Cục YTDP | Viện dinh dưỡng, TTGDSKTW | Ngân sách Nhà nước; Nguồn tài trợ |
| Tổ chức các hoạt động giám sát, đánh giá can thiệp | 01 báo cáo đánh giá hiệu quả can thiệp và 01 hội nghị công bố báo cáo đánh giá hiệu quả can thiệp |
| x | x | x | x | x | Cục YTDP | Viện dinh dưỡng, TTGDSKTW | Ngân sách Nhà nước; Nguồn tài trợ |
2.4 | Phòng chống tác hại thuốc lá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Chương trình phòng chống tác hại Thuốc lá (Vinacosh) triển khai các hoạt động thực thi Luật phòng chống tác hại thuốc lá |
|
|
|
|
|
|
| Vinacosh | Cục YTDP, Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế (Quỹ PCTHTL) |
| Tổ chức các điều tra, nghiên cứu chuyên sâu về tình hình tiêu thụ thuốc lá, tác động của thuốc lá đến sức khỏe, kinh tế, xã hội; ảnh hưởng đối với các nhóm đối tượng; đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp phòng chống tác hại thuốc lá. | Tổ chức 02 cuộc Điều tra sử dụng thuốc lá (GATS) vào năm 2015 và 2020 | x |
|
|
|
| x | Vinacosh | Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế (Quỹ PCTHTL); Nguồn tài trợ |
| Xây dựng mô hình cộng đồng không khói thuốc tại các địa phương | 80% số tỉnh/TP triển khai các mô hình cộng đồng không khói thuốc phù hợp với địa phương |
|
|
|
|
|
| Vinacosh | Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế (Quỹ PCTHTL) |
| Tổ chức hội nghị phòng chống tác hại của thuốc lá | Tổ chức 01 Hội nghị vào năm 2015. 100% các đại biểu ở các tỉnh có tham dự Hội nghị. | x |
|
|
|
|
| Bệnh viện BM (Trung tâm HH) | Cục YTDP, Cục QLKCB, Các đơn vị liên quan | Dự án BPTNMT và HPQ |
2.5 | Triển khai kiểm soát ô nhiễm môi trường và an toàn thực phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Phối hợp kiểm tra, giám sát các yếu tố gây ô nhiễm môi trường làm tăng nguy cơ mắc các BKLN. |
| x | x | x | x | x | x | Cục QLMTYT | Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế |
| Tổ chức đánh giá tác động của các yếu tố gây ô nhiễm môi trường (chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, sản phẩm xây dựng, hóa chất bảo vệ thực vật...) làm tăng nguy cơ mắc BKLN |
| x | x | x | x | x | x | Cục QLMTYT | Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế, Nguồn tài trợ |
| Phối hợp với các bộ ngành liên quan để kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm để làm giảm thiểu nguy cơ gây các BKLN |
| x | x | x | x | x | x | Cục An toàn thực phẩm | Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế |
2.6 | Thành lập quỹ nâng cao sức khỏe: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tham quan, học tập chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và quản lý sử dụng quỹ nâng cao sức khỏe một số nước |
| x | x |
|
|
|
| Cục YTDP | Các đơn vị liên quan | Nguồn tài trợ |
| Tổ chức các hội thảo chia sẻ, vận động chính sách |
| x | x | x |
|
|
| Cục YTDP | Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế, Nguồn tài trợ |
3 | Hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh và tử vong do bệnh KLN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Xây dựng văn bản pháp quy về phòng chống ung thư |
| x | x | x | x | x | x | Cục QLKCB | Bệnh viện K/Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống ung thư |
| Tăng cường hoạt động chăm sóc giảm nhẹ |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện K | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống ung thư |
| Sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân ung thư |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện K | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống ung thư |
| Điều tra đánh giá kết quả hoạt động Dự án phòng chống ung thư | Báo cáo đánh giá hoạt động Dự án ung thư | x |
|
|
|
| x | Bệnh viện K | Đại học Y Hà Nội và các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống ung thư |
| Triển khai các nghiên cứu về bệnh ung thư (năm 2015 triển khai nghiên cứu đánh giá gánh nặng một số ung thư thường gặp ở người Việt Nam ) | Báo cáo kết quả nghiên cứu từng năm | x | x | x | x | x | x | Bệnh viện K | Đại học Y tế công cộng | Dự án phòng chống ung thư |
| Triển khai ghi nhận ung thư và chăm sóc giảm nhẹ tại một số bệnh viện đa khoa |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện K | Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện đa thoa Thái Nguyên/các bệnh viện khác | Dự án phòng chống ung thư |
| Duy trì mô hình điểm "Quản lý tăng huyết áp tại tuyến xã" ở Đông Anh và Ba Vì, Hà Nội và đánh giá hiệu quả mô hình giai đoạn 2010 - 2015. |
| x |
|
|
|
|
| Bệnh viện BM (Viện TM) | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Triển khai mô hình điểm "Đơn vị quản lý và tư vấn tăng huyết áp từ tuyến xã đến tuyến tỉnh" tại một số tỉnh điểm |
| x |
|
|
|
|
| Bệnh viện BM (Viện TM) | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Các hoạt động quản lý điều trị bệnh tăng huyết áp triển khai từ 2016 - 2020 |
|
| x | x | x | x | x | Bệnh viện BM (Viện TM) | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Khám sàng lọc bệnh nhân COPD và hen phế quản tại cơ sử y tế Trung ương | TW: Khám 1400 lượt người vào năm 2015 và 7000 lượt người trong giai đoạn 2016 - 2020. 100% bệnh nhân phát hiện mắc bệnh được phát thuốc miễn phí trong ngày khám sàng lọc. | x | x | x |
|
|
| Bệnh viện BM (Trung tâm HH) | Cục YTDP, Cục QLKCB, đơn vị liên quan, địa phương | Dự án BPTNMT và HPQ |
| Xây dựng tài liệu hướng dẫn quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm tại tuyến xã | Bộ tài liệu hướng dẫn quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm tại tuyến xã |
| x |
|
|
|
| Cục QLKCB | Cục YTDP, Các viện, bệnh viện | Ngân sách Bộ Y tế; nguồn tài trợ |
| Củng cố hệ thống bệnh viện để cung cấp các dịch vụ toàn diện và chuyên sâu cho chẩn đoán, điều trị BKLN | 100% các bệnh viện chuyên ngành bảo đảm cung cấp các dịch vụ chẩn đoán, điều trị BKLN theo quy định |
|
|
|
|
|
| Cục QLKCB | Bệnh viện, đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế; Nguồn tài trợ; nguồn khác |
4 | Nâng cao năng lực và hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện, chẩn đoán, quản lý, điều trị các bệnh KLN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.1 | Kiện toàn mạng lưới, nâng cao năng lực hệ thống y tế triển khai các hoạt động phòng chống BKLN tại cộng đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổ chức Hội nghị, hội thảo phổ biến, triển khai thông tư hướng dẫn chức năng nhiệm vụ Trung tâm YTDP và các văn bản chính sách liên quan về phòng chống BKLN | 03 Hội thảo; 100% các tỉnh/TP được phổ biến, hướng dẫn và triển khai các văn bản, chính sách theo quy định |
| x |
|
|
|
| Cục YTDP | Các đơn vị liên quan, các địa phương | Ngân sách Bộ Y tế; nguồn tài trợ; nguồn khác |
| Xây dựng bộ tài liệu tập huấn về truyền thông, vận động và huy động xã hội trong phòng chống bệnh không lây nhiễm | Bộ tài liệu tập huấn về truyền thông, vận động và huy động xã hội trong phòng chống bệnh không lây nhiễm |
| x |
|
|
| x | TTGDSKTW | Cục YTDP/Các đơn vị liên quan | Ngân sách sự nghiệp Bộ Y tế |
| Xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn về phòng chống yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm, quản lý dự phòng, tư vấn điều trị tại cộng đồng. | Bộ tài liệu được xây dựng và ban hành |
| x |
|
|
|
| Cục YTDP | Cục QLKCB, Viện, Trung tâm, bệnh viện chuyên ngành | Ngân sách Bộ Y tế; nguồn tài trợ; nguồn khác |
| Đào tạo tập huấn nâng cao năng lực về truyền thông, giám sát, phát hiện, dự phòng, quản lý bệnh KLN tại cộng đồng cho TTYTDP và các đơn vị liên quan của tuyến tỉnh | 100% số cán bộ y tế liên quan tại tuyến tỉnh tham dự ít nhất 02 lớp tập huấn | x | x | x | x | x | x | Cục YTDP | Cục QLKCB; Viện, Trung tâm, bệnh viện chuyên ngành | Ngân sách Bộ Y tế; nguồn tài trợ; nguồn khác |
| Bổ sung tài liệu phục vụ đào tạo nâng cao năng lực phòng, chống ung thư |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện K | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống ung thư |
| Đào tạo định hướng Điều dưỡng ung thư |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện K | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống ung thư |
| Đào tạo chăm sóc giảm nhẹ bệnh ung thư |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện K | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống ung thư |
| Tập huấn nâng cao năng lực ghi nhận ung thư |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện K | TTTTGDSK TƯ | Dự án phòng chống ung thư |
| Đào tạo kỹ năng truyền thông phòng chống ung thư |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện K | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống ung thư |
| Tập huấn triển khai các hoạt động của dự án; Đào tạo kiến thức, kỹ năng chẩn đoán, điều trị, quản lý tăng huyết áp và một số bệnh lý tim mạch. |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện BM (Viện TM) | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Cập nhật, phát hành các tài liệu chuyên môn về tăng huyết áp |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện BM (Viện TM) | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Đào tạo về phòng chống tăng huyết áp trực tuyến trên trang web |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện BM (Viện TM) | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế trong ngành công an |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện Bạch Mai (Viện TM) Cục Y tế-Bộ Công An | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Đào tạo nâng cao năng lực (Đào tạo chuyên khoa định hướng nội tiết, Đào tạo định hướng điều dưỡng chuyên khoa Nội tiết Đái tháo đường, Đào tạo, tập huấn sàng lọc và quản lý sau sàng lọc cho nhân viên y tế thuộc mạng lưới PC Đái tháo đường) |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện Nội tiết Trung ương | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống đái tháo đường |
| Đào tạo cho cán bộ y tế tuyến tỉnh về chẩn đoán, điều trị BPYNMT và hen phế quàn | Năm 2015, tổ chức đào tạo 03 lớp đào tạo TOT cho học viên các tỉnh. 100% học viên hiểu rõ và thực hành tốt các nội dung trong khóa đào tạo. Năm 2015, 70% các CBYT trong diện cần đào tạo của các tỉnh được đào tạo. Giai đoạn 2016 - 2020: 100% CBYT trong diện cần đào tạo được đào tạo. | x | x | x | x | x | x | Bệnh viện BM (Trung tâm HH) | Cục YTDP, Cục QLKCB, Các đơn vị liên quan, địa phương | Dự án phòng chống BPTNMT và HPQ |
| Mua sắm trang thiết bị hỗ trợ cho mạng lưới cơ sở y tế phòng chống đái tháo đường |
|
| x | x | x | x | x | Bệnh viện Nội tiết Trung ương | Cục YTDP, Cục QLKCB, Các đơn vị liên quan, địa phương | Dự án phòng chống đái tháo đường |
| Mua sắm trang thiết bị cho hoạt động phòng chống BPTNMT và HPQ tại trung ương | 100% các đơn vị mua sắm được các trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác khám, chẩn đoán, điều trị và dự phòng BPTNMT và HPQ | x | x | x | x | x | x | Bệnh viện BM (Trung tâm hô hấp) | Các đơn vị liên quan, địa phương | Dự án phòng chống BPTNMT và HPQ |
4.2 | Phát triển hệ thống, giám sát quốc gia bệnh không lây nhiễm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Xây dựng kế hoạch tổng thể hệ thống giám sát bệnh KLN và các yếu tố nguy | Kế hoạch tổng thể được phê duyệt | x |
|
|
|
|
| Cục YTDP | Cục QLKCB; các Viện, Trung tâm, bệnh viện chuyên ngành | Ngân sách Bộ Y tế; Nguồn tài trợ |
| Hội nghị, hội thảo triển khai hoạt động giám sát cho các Viện, các địa phương | 03 hội nghị |
| x |
|
|
|
| Cục YTDP | Các viện VSDT/Pasteur, địa phương | Ngân sách Bộ Y tế; Nguồn tài trợ |
| Cập nhật và hoàn thiện bộ chỉ số quốc gia trên cơ sở bộ chỉ số giám sát và mục tiêu toàn cầu của Tổ chức y tế thế giới. | Bộ chỉ số hoàn thiện | x |
|
|
|
|
| Cục YTDP | Các Viện thuộc hệ Y tế dự phòng | Nguồn tài trợ (đã phê duyệt) |
| Xây dựng tài liệu hướng dẫn, bộ công cụ và quy trình giám sát tử vong tại cộng đồng (trên cơ sở sổ A6). | Bộ tài liệu hướng dẫn |
| x |
|
|
|
| Cục YTDP | Các đơn vị liên quan | Nguồn tài trợ |
| Xây dựng tài liệu hướng dẫn và biểu mẫu thống kê báo cáo định kỳ về BKLN áp dụng cho mạng lưới y tế dự phòng | 01 bộ biểu mẫu được hoàn thiện và áp dụng trên toàn quốc | x |
|
|
|
|
| Cục YTDP | Các Viện thuộc hệ YTDP, đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế; Nguồn tài trợ |
| Tiến hành điều tra quốc gia sức khỏe học sinh trong trường học | Báo cáo thực trạng sức khỏe và yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở học sinh |
|
|
| x |
|
| Cục YTDP | Các Viện thuộc hệ Y tế dự phòng | Nguồn vận động |
| Tiến hành điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015 | Báo cáo thực trạng các yếu tố nguy cơ một số bệnh không lây nhiễm | x |
|
|
|
|
| Cục YTDP | Các đơn vị liên quan | Nguồn tài trợ (WHO đã phê duyệt) |
| Tiến hành điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2020 | Báo cáo kết quả điều tra các yếu tố nguy cơ một số bệnh không lây nhiễm |
|
|
|
|
| x | Cục YTDP | Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế; Nguồn tài trợ |
| Triển khai thí điểm giám sát tử vong tại cộng đồng trên cơ sở thu thập thông tin từ hệ thống thống kê tử vong tại trạm y tế xã của 03 tỉnh | Nguyên nhân tử vong chung và do BKLN tại một số tỉnh được thu thập, phân tích và báo cáo | x |
|
|
|
|
| Cục YTDP | Cục QLKCB, Viện, Trung tâm, bệnh viện chuyên ngành | Nguồn tài trợ; nguồn khác |
| Tổng hợp, phân tích, công bố số liệu báo cáo thống kê bệnh viện về mắc và tử vong do BKLN | Báo cáo thống kê bệnh viện về mắc và tử vong do BKLN hàng năm | x | x | x | x | x | x | Cục QLKCB | Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế; nguồn tài trợ |
| Tổng hợp, phân tích, phổ biến số liệu thống kê báo cáo về phòng chống yếu tố nguy cơ, phát hiện, dự phòng và quản lý điều trị người nguy cơ cao và bệnh nhân | Báo cáo hàng năm về hoạt động phòng chống BKLN | x | x |
|
|
|
| Cục YTDP | Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế; nguồn tài trợ |
| Xây dựng bộ công cụ khảo sát và định kỳ đánh giá năng lực đáp ứng của hệ thống y tế đối với BKLN trên cơ sở áp dụng bộ công cụ SARA của WHO | Bộ công cụ được xây dựng |
|
| x |
|
|
| Cục YTDP | Các viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur | Nguồn tài trợ |
| Xây dựng cơ sở dữ liệu để thu thập, lưu giữ và quản lý các thông tin, số liệu về bệnh không lây nhiễm, | 01 cơ sở dữ liệu được xây dựng và duy trì hoạt động |
| x | x | x | x | x | Cục YTDP | Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế; nguồn tài trợ |
| Xây dựng và duy trì trang web, chuyên trang trên tạp chí chuyên ngành để phổ biến trao đổi các thông tin hoạt động phòng chống BKLN tại cộng đồng | Thông tin về BKLN được đăng tải cập nhật trên trang web và tạp chí chuyên ngành |
| x | x | x | x | x | Cục YTDP | Cục CNTT/các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế; nguồn tài trợ |
| Định kỳ công bố các ấn phẩm thống kê, số liệu về yếu tố nguy cơ và BKLN | Niên giám thống kê bệnh không lây nhiễm được công bố hàng năm |
| x | x | x | x | x | Cục YTDP | Các viện hệ YTDP | Ngân sách Bộ Y tế; nguồn tài trợ |
| Kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống BKLN tại Trung tâm YTDP tỉnh và Trung tâm y tế huyện tại các địa phương | Ít nhất 20% số tỉnh/TP được kiểm tra giám sát/năm | x | x | x | x | x | x | Cục YTDP | Viện/Bệnh viện/các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế |
| Các Viện VSDT/Pasteur, Viện Dinh dưỡng, Viện Y tế công cộng Hồ Chí Minh tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống BKLN tại Trung tâm YTDP tỉnh | Ít nhất 50% số tỉnh/TP được kiểm tra giám sát/năm | x | x | x | x | x | x | Các Viện VSDT/ Pasteur | Các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế |
| Kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống BKLN tại các cơ sở khám chữa bệnh | Ít nhất 20% số tỉnh/TP được kiểm tra giám sát/năm | x | x | x | x | x | x | Cục QLKCB | Viện, Bệnh viện, các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế |
| Thanh tra, kiểm tra việc thực thi các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật | Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát | x | x | x | x | x | x | Thanh tra Bộ | Cục YTDP; Cục QLKCB, các đơn vị liên quan | Ngân sách Bộ Y tế |
| Giám sát công tác phòng chống bệnh ung thư |
| x | x | x | x | x | x | Cục QLKCB | Bệnh viện K/Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống ung thư |
| Giám sát công tác khám, phát hiện sớm, tư vấn, dự phòng ung thư tại cộng đồng |
| x | x | x | x | x | x | Cục YTDP | Bệnh viện K/Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống ung thư |
| Điều tra, giám sát, duy trì hệ thống ghi nhận, theo dõi sau can thiệp bệnh ung thư |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện K | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống ung thư |
| Giám sát, quản lý triển khai dự án tăng huyết áp tại các tỉnh. |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện BM (Viện TM) | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống tăng huyết áp tại các cơ sở YTDP |
| x | x | x | x | x | x | Cục YTDP | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Khảo sát đánh giá kết quả những hoạt động của dự án phòng chống tăng huyết áp giai đoạn 2012 - 2015. |
| x |
|
|
|
| x | Bệnh viện BM (Viện TM) | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Theo dõi giám sát hoạt động phòng chống đái tháo đường |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện Nội tiết TƯ | Cục YTDP, Cục QLKCB, Các đơn vị liên quan, địa phương | Dự án phòng chống đái tháo đường |
| Phối hợp với các đơn vị khác của Bộ Y tế tập huấn, kiểm tra, giám sát và xây dựng các chính sách cho phòng chống bệnh không lây nhiễm |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện Nội tiết trung ương | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống đái tháo đường |
| Đánh giá kiến thức cộng đồng dân cư và cán bộ y tế về BPTNMT và HPQ | Dự kiến đánh giá 2000 người gồm 1000 người dân và 1000 CBYT. 100% các phiếu đánh giá đạt yêu cầu để sử dụng cho phân tích số liệu. | x |
|
|
|
|
| Bệnh viện BM (Trung tâm hô hấp) | Cục YTDP, Cục QLKCB. Các đơn vị liên quan, địa phương | Dự án phòng chống BPTNMT và HPQ |
| Giám sát bệnh BPTNMT và HPQ quản tuyến trung ương | Năm 2015, thực hiện giám sát đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ đối với 45 tỉnh triển khai dự án. Thực hiện giám sát tương tự đối với 63 tỉnh dự án trong giai đoạn 2016 - 2020. 100% các đơn vị được giám sát theo đúng kế hoạch. 100% các tỉnh mới xây dựng được phòng quản lý đạt chuẩn về trang thiết bị và nhân lực. | x | x | x | x | x | x | Bệnh viện Bạch Mai (Trung tâm hô hấp) | Các đơn vị liên quan, địa phương | Dự án phòng chống BPTNMT và HPQ |
| Hoạt động chuyên môn khác tuyến Trung ương |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện Bạch Mai (Trung tâm hô hấp) | Các đơn vị liên quan, địa phương | Dự án phòng chống BPTNMT và HPQ |
5 | Khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Quản lý dự án (phương tiện đi lại, khám, xăng xe, công tác phí ) |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện K | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống ung thư |
| Chi quản lý, thi đua khen thưởng... dự án phòng chống tăng huyết áp |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện Bạch Mai (Viện tim mạch)/Cục Quản lý Khám chữa bệnh | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Chi quản lý dự án đái tháo đường |
| x | x | x | x | x | x | Bệnh viện Nội tiết trung ương | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống đái tháo đường |
PHỤ LỤC 2
HOẠT ĐỘNG ĐỊA PHƯƠNG PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
TT | Tên nhiệm vụ/dự án | Kết quả | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Nguồn kinh phí |
I | Đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục truyền thông nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, nhận thức của người dân về phòng, chống các bệnh KLN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Phổ biến, triển khai Chiến lược, chính sách tới các cấp, các ngành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Các địa phương tổ chức hội nghị triển khai và xây dựng kế hoạch thực hiện | 100% Sở Y tế xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện | x |
|
|
|
|
| Sở Y tế (UBND tỉnh) | TTYTDP/ TTTTGDSK/ Các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương |
1.2 | Xây dựng, in và cấp phát tài liệu truyền thông |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Các tỉnh chỉnh sửa phù hợp với địa phương, in, cấp phát các tài liệu truyền thông cho cộng đồng (Poster, tranh lật, sách mỏng, tờ rơi, hướng dẫn) | 80% người dân được tiếp cận với thông tin qua tài liệu truyền thông | x | x | x | x | x | x | Sở Y tế | TTYTDP/ TTTTGDSK/ Các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương |
1.3 | Truyền thông trên thông tin đại chúng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Xây dựng các chương trình, thông điệp và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng địa phương (phát thanh, truyền hình, báo, trang tin điện tử) | 80% người dân được tiếp cận với các thông tin qua các kênh truyền thông | x | x | x | x | x | x | Sở Y tế | TTYTDP/ TTTTGDSK/ Các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương |
1.4 | Truyền thông tại cộng đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tuyên truyền, tư vấn tại cộng đồng; tổ chức các câu lạc bộ sức khỏe cho người mắc BKLN; lồng ghép vào sinh hoạt các đoàn thể địa phương | 100% xã/phường tổ chức truyền thông, tư vấn tại cộng đồng; hoạt động cộng đồng thích hợp |
|
|
|
|
|
| Sở Y tế | Các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương |
| Các địa phương tổ chức các chiến dịch truyền thông nhân ngày thế giới phòng chống thuốc lá, ngày vi chất dinh dưỡng, ngày sức khỏe thế giới, ngày tim mạch, đái tháo đường, người cao tuổi...) | 100% tỉnh/TP tham gia hưởng ứng nhân các sự kiện | x | x | x | x | x | x | Sở Y tế | TTYTDP/ TTTTGDSK/ Các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương |
| Triển khai mô hình nâng cao sức khỏe tại cộng đồng | Các mô hình triển khai phù hợp với điều kiện địa phương |
| x | x | x | x | x | Sở Y tế | TTYTDP/ TTTTGDSK/ Các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương |
| Triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh tăng huyết áp tại địa phương |
| x | x | x | x | x | x | Sở Y tế | TTYTDP/ TTTTGDSK/ Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Tổ chức hội nghị triển khai, tổng kết dự án, hội nghị, hội thảo hưởng ứng COPD và ngày Hen phế quản toàn cầu tại địa phương |
|
| x | x | x | x | x | Sở Y tế | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống BPTNMT và HPQ |
2 | Tăng cường công tác chỉ đạo và phối hợp liên ngành nhằm giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính gây mắc các bệnh KLN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | Phòng chống tác hại lạm dụng rượu bia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Các địa phương tổ chức hội nghị triển khai, phổ biến chính sách, pháp luật về rượu bia | 100% tỉnh/TP tổ chức hội nghị phổ biến và có kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, luật về rượu bia |
| x | x |
|
|
| Sở Y tế | TTYTDP/ TTTTGDSK/ Các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương |
2.2 | Tăng cường dinh dưỡng hợp lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Các địa phương triển khai áp dụng phần mềm dinh dưỡng sử dụng cho bữa ăn bán trú tại các trường tiểu học, mầm non (cấp phát đĩa, tập huấn) | 70% số trường tiểu học, mầm non có ăn bán trú áp dụng phần mềm |
| x | x | x |
|
| Sở Y tế | Sở Giáo dục và Các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương |
2.3 | Can thiệp giảm tiêu thụ muối trong khẩu phần |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổ chức các hoạt động can thiệp giảm muối trong khẩu phần ăn tại cộng đồng (tập huấn, tài liệu hướng dẫn, kiểm tra giám sát...) | 80% số địa phương có các hoạt động can thiệp |
| x | x | x | x | x | Sở Y tế | TTYTDP/ TTTTGDSK/ Các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương; Nguồn tài trợ |
2.4 | Phòng chống tác hại thuốc lá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Xây dựng mô hình cộng đồng không khói thuốc tại các địa phương | 80% số tỉnh/TP triển khai các mô hình cộng đồng không khói thuốc phù hợp với địa phương |
| x | x | x | x | x | Sở Y tế | TTYTDP/ TTTTGDSK/ Các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương; Nguồn tài trợ |
3 | Hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh hoặc bệnh và tử vong do bệnh KLN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Triển khai hoạt động phát hiện sớm, quản lý, tư vấn, dự phòng đối với người thừa cân béo phì, tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn mỡ máu, tại các cơ sở y tế dự phòng và tại cộng đồng. | 100% các Trung tâm YTDP và Trạm Y tế xã triển khai hoạt động phát hiện sớm, dự phòng và quản lý các tình trạng tiền bệnh |
|
|
|
|
|
| Sở Y tế | Trung tâm YTDP, các đơn vị liên quan, trạm y tế xã | Ngân sách địa phương |
| Tổ chức khám phát hiện, tư vấn và quản lý điều trị dự phòng các bệnh KLN tại các phòng khám đa khoa, phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng | 80% các Trung tâm YTDP có phòng khám, phát hiện, tư vấn và quản lý điều trị dự phòng các bệnh KLN |
|
|
|
|
|
| Sở Y tế | Trung tâm YTDP, các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương |
| Tổ chức tiêm vắc xin viêm gan B dự phòng ung thư gan | 100% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm phòng vắc xin viêm gan B liều thứ 3 |
|
|
|
|
|
| Sở Y tế | Trung tâm YTDP, các đơn vị liên quan, TYT xã | Ngân sách địa phương (CTTCMR) |
| Triển khai hoạt động quản lý, điều trị bệnh tăng huyết áp tại địa phương |
| x | x | x | x | x | x | Sở Y tế | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Khám sàng lọc bệnh nhân COPD và hen phế quản tại địa phương |
| x | x | x |
|
|
| Sở Y tế | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống BPTNMT và HPQ |
| Tổ chức các hình thức quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm phù hợp tại tuyến xã; lập hồ sơ sổ sách quản lý và theo dõi, tư vấn, chăm sóc bệnh nhân BKLN tại xã | 80% số trạm y tế triển khai hoạt động quản lý điều trị, chăm sóc một số BKLN |
|
|
|
|
|
| Sở Y tế | Các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương; nguồn tài trợ; nguồn khác |
| Sở Y tế kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống BKLN tại đơn vị trong tỉnh | 100% số tỉnh/TP tổ chức kiểm tra giám sát định kỳ tại cộng đồng | x | x | x | x | x | x | Sở Y tế | TTYTDP/ các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương |
4 | Nâng cao năng lực và hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện, chẩn đoán, quản lý, điều trị các bệnh KLN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.1 | Kiện toàn mạng lưới, nâng cao năng lực hệ thống y tế triển khai các hoạt động phòng chống BKLN tại cộng đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tuyến tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực về giám sát, phát hiện, dự phòng, quản lý bệnh KLN tại cộng đồng | Mỗi tỉnh 01 lớp cho tuyến huyện và 10 lớp cho tuyến xã |
| x | x | x | x | x | Sở y tế | Các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương |
| Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực về phòng chống tăng huyết áp tại địa phương |
| x | x | x | x | x | x | Sở y tế | Các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương |
| Đào tạo cho nhân viên y tế về chẩn đoán, điều trị BPTNMT và HPQ quản tại địa phương |
| x | x | x | x | x | x | Sở Y tế | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống BPTNMT và HPQ |
| Cung cấp trang thiết bị thiết yếu cho Trung tâm YTDP tỉnh/TP phục vụ cho công tác phát hiện, dự phòng, tư vấn, quản lý bệnh không lây nhiễm. | 100% các Trung tâm YTDP có đủ trang thiết bị theo quy định |
| x | x | x | x |
| Sở Y tế | Các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương |
| Cung cấp trang thiết bị thiết yếu cho Trung tâm y tế huyện phục vụ cho hoạt động phát hiện, dự phòng, tư vấn, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm. | 80% các Trung tâm y tế huyện có đủ trang thiết bị theo quy định |
| x | x | x | x | x | Sở Y tế | Các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương |
| Cung cấp trang thiết bị, dụng cụ thiết yếu cho các trạm y tế xã | 100% số trạm y tế xã có trang thiết bị thiết yếu phục vụ phát hiện, quản lý điều trị các BKLN |
| x | x | x | x | x | Sở Y tế | Các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương |
| Mua sắm trang thiết bị tại địa phương |
| x | x | x | x | x | x | Sở Y tế | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống BPTNMT và HPQ |
4.2 | Phát triển hệ thống giám sát quốc gia bệnh không lây nhiễm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Các tỉnh tổ chức các điều tra, nghiên cứu tại địa phương để phục vụ cho việc lập kế hoạch và thực hiện các can thiệp tại cộng đồng cho một số nhóm đối tượng ưu tiên | Mỗi tỉnh tổ chức ít nhất 01 cuộc điều tra/khảo sát |
| x | x | x | x | x | Sở Y tế | Trung tâm YTDP, các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương |
| Hỗ trợ, phân tích, tổng hợp, công bố kết quả giám sát tử vong do các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng trên cơ sở thu thập thông tin từ hệ thống thống kê tử vong tại trạm y tế xã | 100% số xã thống kê và báo cáo nguyên nhân tử vong |
| x | x | x | x | x | Sở Y tế | Trung tâm YTDP, các đơn vị liên quan | Ngân sách địa phương |
| Địa phương triển khai giám sát các hoạt động phòng chống tăng huyết áp |
|
| x | x | x | x | x | Sở Y tế | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống tăng huyết áp |
| Địa phương triển khai các hoạt động phòng chống đái tháo đường |
| x | x | x | x | x | x | Sở Y tế | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống đái tháo đường |
| Giám sát, xây dựng mạng lưới quản lý BPTNMT và HPQ quản tuyến tỉnh |
| x | x | x | x | x | x | Sở Y tế | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống BPTNMT và HPQ |
| Hoạt động chuyên môn khác triển khai dự án BPTNMT và HPQ tuyến tỉnh |
|
| x | x | x | x | x | Sở Y tế | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống bệnh BPTNMT và HPQ |
5 | Khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Triển khai các hoạt động thuộc dự án ung thư tại địa phương |
| x | x | x | x | x | x | Sở Y tế | Các đơn vị liên quan | Dự án phòng chống ung thư |
MỤC LỤC
Phần I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
II. TÌNH HÌNH BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
1. Gánh nặng bệnh tật và tử vong do bệnh không lây nhiễm
2. Thực trạng các yếu tố nguy cơ gây bệnh
III. THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM
1. Công tác quản lý điều hành
2. Xây dựng và thực thi các chính sách phòng chống yếu tố nguy cơ
3. Hoạt động giám sát bệnh không lây nhiễm
IV. CÁC KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC CẦN ƯU TIÊN GIẢI QUYẾT
Phần II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2015-2020
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
III. GIẢI PHÁP
1. Giải pháp về chính sách, pháp luật và phối hợp liên ngành
2. Giải pháp về truyền thông và vận động xã hội
3. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật
4. Giải pháp về nguồn lực
5. Giải pháp về nghiên cứu, theo dõi và giám sát
6. Giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế
IV. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Yêu cầu đối với theo dõi, giám sát
2. Tổ chức theo dõi, đánh giá
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trung ương
2. Các tỉnh, thành phố
VI. KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
[1] World Health Organization - Noncommunicable Diseases (NCD) Country Profiles. 2014.
[2] WHO. Health statistics and information systems. Global Health Estimates for the years 2000 - 2012: http://www.who.int/healthinfo/global_burden_disease/estimates/en/
[3] WHO. Health statistics and information systems. Global Health Estimates for the years 2000 - 2012: http://www.who.int/healthinfo/global_burden_disease/estimates/en/
[4] WHO. Health statistics and information systems. Global Health Estimates for the years 2000 - 2012: http://www.who.int/healthinfo/global_burden_disease/estimates/en/
[5] Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam (GATS) - 2010.
[6] Levy D. Bales.S, Nguyen T Lam, Nikolayev L. The role of public policies in reducing smoking and deaths caused by smoking in Vietnam: Result from the Vietnam tobaco policy simulation model. Social Sience &Medicine 60 (2006) 1819-1830.
[7] Báo cáo điều tra các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam năm 2009 - 2010. Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Hà Nội, 2011
[8] Phạm Gia Khải et al. Tần suất, nhận biết, điều trị & kiểm soát THA tại VN- kết quả của 1 điều tra quốc gia
[9] Ha DTP, Feskens EJM; Deurenberg P. Mai LB, Khan NC. Kok FJ Nationwide shifts in the double hurden of overweight and underweight in Vietnamese adults in 2000 and 2005: two national nutrition surveys BMC public health 2011: 11. 62.