Quyết định 35/2016/QĐ-UBND

Quyết định 35/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm thủy sản đã qua chế biến không bao gói sẵn và sản phẩm rau, trái cây, thủy sản nhập vào tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng

Nội dung toàn văn Quyết định 35/2016/QĐ-UBND an toàn thực phẩm sản phẩm nông lâm thủy sản đã qua biến Đà Nẵng


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/2016/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 02 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐÃ QUA CHẾ BIẾN KHÔNG BAO GÓI SẴN VÀ SẢN PHẨM RAU, TRÁI CÂY, THỦY SẢN NHẬP VÀO TIÊU THỤ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ quy định về phát triển và quản lý chợ;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của liên Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

Căn cứ Thông tư số 47/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/7/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNTngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn;

Căn cứ Thông tư số 24/2014/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản;

Căn cứ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1666/TTr-SNN ngày 01/9/2016 về ban hành Quy định quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm thủy sản đã qua chế biến không bao gói sẵn và sản phẩm rau, trái cây, thủy sản nhập vào tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng và đề nghị tại Công văn số 2154/SNN-VP ngày 31/10/2016 về việc tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh dự thảo Quy định quản lý an toàn thực phẩm.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm thủy sản đã qua chế biến không bao gói sẵn và sản phẩm rau, trái cây, thủy sản nhập vào tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Y tế; Giám đốc Công an thành phố; Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng thành phố; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Giám đốc Công ty Quản lý Hội chợ triển lãm và các chợ Đà Nẵng; Trưởng ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang; Trưởng ban Quản lý Chợ Đầu mối Hòa Cường; các Trưởng ban quản lý chợ trên địa bàn thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Huỳnh Đức Thơ

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐÃ QUA CHẾ BIẾN KHÔNG BAO GÓI SẴN VÀ SẢN PHẨM RAU, TRÁI CÂY, THỦY SẢN NHẬP VÀO TIÊU THỤ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 02/11/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

a) Quy định này quy định quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) đối với sản phẩm nông lâm thủy sản đã qua chế biến không bao gói sẵn và sản phẩm rau, trái cây, thủy sản nhập vào tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng.

b) Các quy định khác về quản lý ATTP nông lâm thủy sản không được quy định tại Quy định này thì thực hiện theo các văn bản pháp luật khác.

2. Đối tượng áp dụng

a) Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản đã qua chế biến không bao gói sẵn (gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh).

b) Các tổ chức, cá nhân nhập sản phẩm rau, trái cây, thủy sản vào tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng (gọi chung là chủ hàng).

c) Các doanh nghiệp vận tải, chủ xe, lái xe chở sản phẩm rau, trái cây, thủy sản vào tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng (gọi chung là chủ phương tiện vận chuyển).

d) Các chủ tàu, thuyền trưởng tàu khai thác thủy sản và các tàu thu mua thủy sản trên biển (gọi chung là chủ tàu cá).

đ) Các cơ quan quản lý nhà nước, Ban quản lý chợ và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Thực phẩm không bao gói sẵn là thực phẩm chưa được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.

2. Sản phẩm rau bao gồm các loại rau ăn lá, rau gia vị, rau dạng quả (bầu, bí, khổ qua, dưa leo,…) và rau dạng củ (củ cải, khoai tây, cà rốt,…).

3. Ban quản lý chợ nêu tại Quy định này gồm Ban Quản lý Chợ Đầu mối Hòa Cường, Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang và các Ban quản lý chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Quy định quản lý thực phẩm đã qua chế biến không bao gói sẵn

1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đã qua chế biến không bao gói sẵn (không thuộc sản phẩm bao gói sẵn, có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật) phải có biện pháp bảo quản để đảm bảo vệ sinh ATTP trong suốt quá trình sản xuất, vận chuyển và bày bán; khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ phải có thông tin về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.

a) Nội dung thông tin về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm gồm: tên sản phẩm, tên cơ sở sản xuất, địa chỉ sản xuất, ngày sản xuất; thông tin được thể hiện trên từng sản phẩm hoặc bên ngoài dụng cụ chứa đựng sản phẩm theo biểu mẫu tại Phụ lục I kèm theo Quy định này.

b) Sản phẩm đã qua chế biến không có thông tin về nguồn gốc, xuất xứ được xem là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; các cơ sở sản xuất kinh doanh không được kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện đúng theo quy định tại Khoản 1 Điều này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Quy định quản lý sản phẩm rau, trái cây và thủy sản nhập vào tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng

1. Các chủ hàng hoặc chủ phương tiện vận chuyển nhập sản phẩm rau, trái cây và thủy sản vào tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng phải thực hiện theo các quy định sau:

a) Cung cấp thông tin về nguồn gốc, xuất xứ

Hàng hóa nhập vào thành phố phải có thông tin về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm như: tên loại sản phẩm, số lượng, nguồn gốc sản phẩm (đơn vị cung cấp), xuất xứ sản phẩm (nếu sản phẩm trong nước ghi cụ thể địa danh nơi sản xuất; nếu sản phẩm nhập từ nước ngoài phải ghi nước sản xuất).

Hàng hóa có hóa đơn chứng từ mua bán nhưng không ghi đầy đủ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm hoặc mua trực tiếp của nông dân, ngư dân không có hóa đơn chứng từ thì phải lập bảng kê khai về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm theo biểu mẫu tại Phụ lục II kèm theo Quy định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai; nếu nội dung kê khai không đúng sự thật mà hàng hóa đó bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định về ATTP làm ảnh hưởng, thiệt hại đến tổ chức, cá nhân khác thì chủ hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chủ hàng hoặc chủ phương tiện vận chuyển phải thực hiện cung cấp hóa đơn chứng từ hoặc thực hiện kê khai về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm cho Ban quản lý chợ trước khi đưa hàng hóa xuống khỏi phương tiện vận chuyển để tiêu thụ.

b) Chấp hành việc kiểm nghiệm ATTP, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ

Chủ hàng hoặc chủ phương tiện vận chuyển phải chấp hành và phối hợp với đoàn thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng trong việc lấy mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm ATTP; trường hợp sản phẩm không đảm bảo ATTP, chủ hàng hoặc chủ phương tiện vận chuyển có trách nhiệm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

c) Tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về hàng hóa kinh doanh

Chủ hàng hoặc chủ phương tiện vận chuyển phải tự kiểm tra về ATTP đối với hàng hóa do mình kinh doanh; chịu trách nhiệm đối với sản phẩm bị phát hiện không đảm bảo ATTP.

2. Chủ hàng hoặc chủ phương tiện vận chuyển không thực hiện các nội dung nêu tại Khoản 1 Điều này sẽ bị cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý sau:

a) Không thực hiện đúng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thì không được phép đưa hàng hóa xuống khỏi phương tiện vận chuyển để tiêu thụ và buộc phải đưa hàng hóa ra khỏi thành phố Đà Nẵng.

b) Không thực hiện theo đúng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này thì không được phép tiếp tục kinh doanh tại chợ.

c) Đối với nội dung quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này: nếu chủ hàng hoặc chủ phương tiện vận chuyển là đối tượng trực tiếp gây mất ATTP thì sẽ bị cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa xác định đối tượng gây mất ATTP thì chủ hàng hoặc chủ phương tiện vận chuyển phải tạm ngừng nhập loại hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ bị phát hiện không đảm bảo ATTP nói trên trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan chức năng thông báo sản phẩm không đảm bảo an toàn.

Điều 5. Quy định quản lý thủy sản khai thác nhập vào cảng cá trên địa bàn thành phố

1. Chủ tàu cá trước khi đưa thủy sản lên cảng cá để tiêu thụ phải thực hiện các quy định sau:

a) Khai báo về nguồn gốc, xuất xứ thủy sản khai thác

Chủ tàu cá phải xuất trình sổ nhật ký khai thác thủy sản cho Ban quản lý chợ (Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang) trước khi đưa thủy sản lên cảng cá để tiêu thụ; nếu không có sổ nhật ký khai thác thủy sản thì chủ tàu phải thực hiện khai báo nguồn gốc, xuất xứ thủy sản khai thác theo biểu mẫu tại Phụ lục II kèm theo Quy định này.

b) Chấp hành việc kiểm nghiệm ATTP, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ

Chủ tàu cá phải chấp hành và hợp tác với đoàn thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng trong việc lấy mẫu để kiểm nghiệm ATTP; trường hợp sản phẩm không đảm bảo ATTP, chủ tàu phải có trách nhiệm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc, xuất xứ thủy sản theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

c) Tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về thủy sản khai thác

Chủ tàu cá phải có trách nhiệm tự kiểm tra về ATTP đối với thủy sản do mình khai thác, kinh doanh; không khai thác thủy sản tại ngư trường, vùng biển được cảnh báo bị ô nhiễm; không khai thác các loài thủy sản được cảnh báo không đảm bảo ATTP hoặc có nguy cơ mất ATTP; chịu trách nhiệm đối với sản phẩm thủy sản bị phát hiện không đảm bảo về ATTP.

2. Chủ tàu cá không thực hiện đúng theo quy định tại Khoản 1 Điều này sẽ bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý sau:

a) Không thực hiện Điểm a Khoản 1 Điều này thì không được phép đưa thủy sản lên cảng cá để tiêu thụ và buộc phải đưa thủy sản ra khỏi thành phố Đà Nẵng.

b) Không thực hiện Điểm b Khoản 1 Điều này thì không được phép đưa thủy sản lên cảng cá để tiêu thụ.

c) Đối với nội dung quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này: nếu chủ tàu cá là đối tượng trực tiếp gây mất ATTP thì sẽ bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa xác định đối tượng gây mất ATTP thì chủ tàu cá phải tạm ngừng khai thác, ngừng thu mua loại thủy sản bị phát hiện mất an toàn nói trên trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan chức năng thông báo sản phẩm thủy sản không đảm bảo an toàn.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA BAN QUẢN LÝ CHỢ

Điều 6. Xây dựng hệ thống quản lý ATTP

1. Ban quản lý chợ phân công lực lượng quản lý ATTP tại chợ thuộc phạm vi quản lý; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ATTP để thực hiện kiểm tra, giám sát ATTP trong chợ.

2. Phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong chợ thực hiện Quy định này.

3. Ban quản lý chợ có trách nhiệm xây dựng, bổ sung các nội dung của Quy định này vào nội quy quản lý chợ và hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh tại chợ, trong đó xác định rõ trách nhiệm chung của chợ, trách nhiệm của từng đối tượng kinh doanh nông lâm thủy sản trong chợ về việc chấp hành quy định về ATTP, đảm bảo cam kết thực hiện đúng theo Quy định này

Điều 7. Kiểm tra, giám sát ATTP

1. Tiếp nhận, kiểm tra thông tin về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 và Điểm a Khoản 1 Điều 5 Quy định này để làm cơ sở cho phép chủ hàng hoặc chủ phương tiện vận chuyển, chủ tàu cá được đưa hàng xuống khỏi phương tiện vận chuyển, tàu cá để tiêu thụ; lưu trữ, tổng hợp thông tin kê khai hàng hóa nhập vào chợ, cảng cá hằng ngày gồm: chủng loại, số lượng, nguồn gốc, xuất xứ để làm cơ sở cho cơ quan chức năng thực hiện truy xuất nguồn gốc, xuất xứ và xử lý vi phạm ATTP theo quy định.

2. Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến và sản phẩm rau, trái cây, thủy sản nhập vào tiêu thụ tại chợ thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP theo quy định của pháp luật.

3. Thông báo cho Chi cục Quản lý thị trường xử lý kịp thời các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại chợ vi phạm các quy định nêu tại Khoản 1 Điều 3 của Quy định này.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 4 và Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 5 của Quy định này.

5. Kịp thời thông báo cho Chi cục Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng gồm Công an, Bộ đội Biên phòng, chính quyền địa phương xử lý theo quy định nêu tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 và Điểm a Khoản 2 Điều 5 Quy định này.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Điều 8. Trách nhiệm của các sở ngành liên quan

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:

- Phối hợp với Công ty Quản lý Hội chợ triển lãm và các chợ Đà Nẵng, Ban quản lý chợ theo phân cấp và các đơn vị liên quan lập kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm ATTP theo chức năng nhiệm vụ được giao; trường hợp mẫu kiểm nghiệm không đảm bảo ATTP thì thông báo cho chủ hàng, chủ tàu cá đó biết và yêu cầu thực hiện truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, đồng thời thông báo cho Ban quản lý chợ và các cơ quan liên quan biết để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện thống kê, kiểm tra, đánh giá xếp loại điều kiện đảm bảo ATTP và công khai kết quả xếp loại đối với các cơ sở chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo phân công quản lý.

b) Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố vi phạm các quy định của pháp luật về ATTP.

2. Sở Công Thương

a) Rà soát, bổ sung các nội dung của Quy định này vào Quy chế quản lý chợ trên địa bàn thành phố; chỉ đạo Công ty Quản lý Hội chợ triển lãm và các chợ Đà Nẵng hướng dẫn Ban quản lý chợ trực thuộc bố trí lực lượng kiểm tra, giám sát ATTP tại chợ, bổ sung các quy định có liên quan vào nội quy quản lý chợ và điều kiện hợp đồng thuê mặt bằng tại các chợ.

b) Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường thực hiện thanh tra, kiểm tra về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm tại các cơ sở kinh doanh (bao gồm các cơ sở kinh doanh, chợ, siêu thị); xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về hàng hóa kinh doanh không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo quy định của pháp luật.

3. Sở Y tế tăng cường thanh tra, kiểm tra hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn tại các cơ sở kinh doanh nhà hàng, cơ sở sản xuất, cung cấp suất ăn công nghiệp, bếp ăn tập thể; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về ATTP.

4. Công an thành phố, Bộ đội Biên phòng thành phố cử cán bộ, chiến sỹ kịp thời phối hợp với Ban quản lý chợ và các đơn vị liên quan thực hiện đúng theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Quy định này và các quy định khác của pháp luật.

Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các quận, huyện

1. Phổ biến, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh (theo phân cấp quản lý) thực hiện quản lý nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa theo Quy định này.

2. Chỉ đạo Ban quản lý chợ trên địa bàn quận, huyện bố trí lực lượng kiểm tra, giám sát ATTP tại chợ theo phân cấp và bổ sung các quy định có liên quan vào nội quy quản lý chợ và hợp đồng thuê mặt bằng tại các chợ.

3. Tổ chức thống kê, kiểm tra, đánh giá xếp loại điều kiện đảm bảo ATTP đối với các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn quận, huyện (bao gồm cơ sở đã đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp và cơ sở chưa đăng ký kinh doanh, cơ sở nhỏ lẻ). Công khai kết quả xếp loại trên thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết.

4. Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản do Ủy ban nhân dân quận, huyện quản lý vi phạm các quy định của pháp luật về ATTP.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm thi hành

1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Y tế, Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện xây dựng kế hoạch, triển khai, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy định này.

2. Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Giám đốc Công ty Quản lý Hội chợ triển lãm và các chợ Đà Nẵng; Trưởng ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang; Trưởng ban Quản lý Chợ Đầu mối Hòa Cường; các Trưởng ban quản lý chợ trên địa bàn thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 11. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu phát sinh vướng mắc, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và đơn vị liên quan có trách nhiệm phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 35/2016/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu35/2016/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành02/11/2016
Ngày hiệu lực01/01/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 35/2016/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 35/2016/QĐ-UBND an toàn thực phẩm sản phẩm nông lâm thủy sản đã qua biến Đà Nẵng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 35/2016/QĐ-UBND an toàn thực phẩm sản phẩm nông lâm thủy sản đã qua biến Đà Nẵng
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu35/2016/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Đà Nẵng
                Người kýHuỳnh Đức Thơ
                Ngày ban hành02/11/2016
                Ngày hiệu lực01/01/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 35/2016/QĐ-UBND an toàn thực phẩm sản phẩm nông lâm thủy sản đã qua biến Đà Nẵng

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 35/2016/QĐ-UBND an toàn thực phẩm sản phẩm nông lâm thủy sản đã qua biến Đà Nẵng

                        • 02/11/2016

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 01/01/2017

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực