Quyết định 358/2006/QĐ-UB

Quyết định 358/2006/QĐ-UB ban hành Quy định về thủ tục thế chấp bảo lãnh trong quan hệ vay vốn tín dụng và quan hệ giao dịch khác liên quan đến tài sản trên đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 358/2006/QĐ-UB thủ tục thế chấp bảo lãnh


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 358/2006/QĐ-UB

Ninh Bình, ngày 21 tháng 02 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC THẾ CHẤP BẢO LÃNH TRONG QUAN HỆ VAY VỐN TÍN DỤNG VÀ CÁC QUAN HỆ GIAO DỊCH KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN TRÊN ĐẤT

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 của Chính phủ về Công chứng, chứng thực;
Căn cứ Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng;
Căn cứ Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về thủ tục thế chấp, bảo lãnh trong quan hệ vay vốn tín dụng và các quan hệ giao dịch khác liên quan đến tài sản trên đất.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1480/QĐ-UB ngày 5/12/1997 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành một số quy định tạm thời về thế chấp tài sản.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
CHỦ TỊCH




Bùi Văn Thắng

 

QUY ĐỊNH

THỦ TỤC CẦM CỐ, THẾ CHẤP, BẢO LÃNH TRONG QUAN HỆ VAY VỐN TÍN DỤNG VÀ CÁC QUAN HỆ GIAO DỊCH KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN TRÊN ĐẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 358/2006/QĐ-UBND ngày 21 tháng 2 năm 2006 của UBND tỉnh Ninh Bình)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

a. Tất cả các thủ tục về cầm cố, thế chấp, bảo lãnh trong quan hệ vay vốn tín dụng và các quan hệ giao dịch khác liên quan đến tài sản trên đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật thì phải tuân theo Quy định này.

b. Các quy định này cũng được áp dụng cho tất cả các quan hệ giao dịch theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005, khi các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

a. Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức nói chung khi tham gia quan hệ vay vốn tín dụng và các quan hệ giao dịch khác có liên quan đến tài sản trên đất (nhà ở, vườn cây, công trình xây dựng) mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật thì phải tuân theo các quy định của pháp luật và Quy định của UBND tỉnh Ninh Bình về thủ tục cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn và các quan hệ giao dịch khác, khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

b. Các cơ quan Nhà nước, UBND các cấp, các tổ chức tín dụng khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình phải tuân theo các quy định của pháp luật nói chung và Quy định của UBND tỉnh Ninh Bình về thủ tục cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn và các quan hệ giao dịch khác có liên quan đến tài sản trên đất của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật.

Chương II

THỦ TỤC CẦM CỐ, THẾ CHẤP, BẢO LÃNH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN KHI THAM GIA QUAN HỆ VAY VỐN TÍN DỤNG.

Điều 3. Thủ tục cầm cố, thế chấp, bảo lãnh trong quan hệ vay vốn tín dụng và các quan hệ giao dịch khác có liên quan đến tài sản trên đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật:

a. Đối với cá nhân, hộ gia đình khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản nhưng có nhu cầu vay vốn tín dụng để phát triển kinh tế với hình thức có bảo đảm tiền vay thì do bên cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tự kê khai và cam đoan các tài sản đó thuộc quyền sở hữu của mình; xuất trình các giấy tờ liên quan (nếu có) để chứng minh quyền sở hữu tài sản và được UBND xã, phường, thị trấn nơi có tài sản đó xác nhận rõ ràng, cụ thể.

b. Đối với tổ chức, doanh nghiệp khi có yêu cầu công chứng các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn... trong khi chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật thì phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Quyết định đầu tư xây dựng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Giấy phép xây dựng được cấp theo đúng quy định.

- Giấy xác nhận của UBND huyện, thị xã về quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu đối với nhà ở, công trình xây dựng trên đất đã được xây dựng trước ngày 5/7/1994 (ngày Nghị định 60/CP của Chính phủ ban hành về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và các công trình xây dựng trên đất).

- Các hợp đồng kinh tế, kèm theo chứng từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ thể hiện quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu.

(Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Nhà nước, khi đưa tài sản thuộc quyền quản lý của mình để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay vốn phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp).

Điều 4. Trách nhiệm của các bên khi tham gia quan hệ vay vốn

- Bên cầm cố, thế chấp, bảo lãnh (khách hàng vay) phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của tài sản đưa ra làm vật đảm bảo cho khoản vay của mình.

- Bên nhận cầm cố, thế chấp, bảo lãnh (bên cho vay) có trách nhiệm xác minh, thẩm tra tính hợp pháp của tài sản làm vật bảo đảm và chịu trách nhiệm pháp lý về tài sản nhận cầm cố, thế chấp bảo lãnh của khách hàng vay.

- Bên khách hàng vay và bên cho vay tự chịu trách nhiệm về việc định giá tài sản làm vật bảo đảm cho khoản vay. Định giá tài sản trên cơ sở các quy định của Nhà nước kết hợp với giá cả thị trường tại thời điểm định giá.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 5. Giám đốc Sở Tư pháp và Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Bình phối hợp tổ chức triển khai, hướng dẫn cho các cơ quan, tổ chức khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn, chấp hành nghiêm túc những quy định của pháp luật và quy định này.

Điều 6. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, yêu cầu các cấp, các ngành, cá nhân, tổ chức có liên quan báo cáo bằng văn bản để UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định này cho phù hợp./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 358/2006/QĐ-UB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu358/2006/QĐ-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành21/02/2006
Ngày hiệu lực03/03/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 358/2006/QĐ-UB

Lược đồ Quyết định 358/2006/QĐ-UB thủ tục thế chấp bảo lãnh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 358/2006/QĐ-UB thủ tục thế chấp bảo lãnh
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu358/2006/QĐ-UB
              Cơ quan ban hànhTỉnh Ninh Bình
              Người kýBùi Văn Thắng
              Ngày ban hành21/02/2006
              Ngày hiệu lực03/03/2006
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
              Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
              Cập nhật17 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản gốc Quyết định 358/2006/QĐ-UB thủ tục thế chấp bảo lãnh

                Lịch sử hiệu lực Quyết định 358/2006/QĐ-UB thủ tục thế chấp bảo lãnh

                • 21/02/2006

                  Văn bản được ban hành

                  Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                • 03/03/2006

                  Văn bản có hiệu lực

                  Trạng thái: Có hiệu lực