Quyết định 36/2023/QĐ-UBND

Nội dung toàn văn Quyết định 36/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động hóa chất Hồ Chí Minh


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2023/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 8 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BAN HÀNH KÈM QUYẾT ĐỊNH SỐ 31/2015/QĐ-UBND NGÀY 30 THÁNG 6 NĂM 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy năm ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 91/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và Y tế;

Căn cứ Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và Biện pháp thi hành Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;

Căn cứ Nghị định số 71/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 04 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí;

Căn cứ Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

Căn cứ Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;

Căn cứ Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Thông tư số 17/2022/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;

Căn cứ Nghị quyết số 23/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và Chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực;

Căn cứ Quyết định số 52/2021/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021 - 2026;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 2990/TTr-SCT ngày 29 tháng 5 năm 2023; ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ tại Công văn số 5027/SNV-TCBC&TCPCP ngày 15 tháng 11 năm 2021; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 467/STP-VB ngày 01 tháng 02 năm 2021, Công văn số 437/STP-VB ngày 06 tháng 02 năm 2023, Công văn số 1711/STP-VB ngày 17 tháng 4 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp Quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 31/2015/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

“Điều 3. Các lĩnh vực hóa chất và phân ngành quản lý

1. Sở Công Thương: quản lý hoạt động hóa chất sử dụng trong công nghiệp, hóa chất là tiền chất sử dụng trong công nghiệp, cụ thể như sau:

a) Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;

b) Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp;

c) Hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;

d) Hóa chất phải khai báo;

đ) Hóa chất độc phải xây dựng Phiếu kiểm soát mua bán hóa chất độc;

e) Hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;

g) Tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp.

2. Sở Y tế: quản lý hoạt động hóa chất bào chế dược, hóa chất sử dụng trong chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng và y tế, dược phẩm, cụ thể như sau:

a) Hoạt chất cấm sử dụng trong chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

b) Hoạt chất hạn chế phạm vi sử dụng trong chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

c) Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn được phép đăng ký để dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

d) Chất ma túy và tiền chất.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: quản lý hoạt động hóa chất sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản, cụ thể như sau:

a) Hóa chất được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản;

b) Hóa chất sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

c) Thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thú y;

d) Thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam;

đ) Thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam;

e) Thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam;

g) Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam.

h) Hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi;

i) Nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

k) Các hoạt chất thuốc thú y được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi

l) Phân bón và nguyên liệu sử dụng làm phân bón.

4. Ban Quản lý An toàn thực phẩm: quản lý hoạt động phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng trong thực phẩm.”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau:

“ 1. Sở Công Thương chủ trì tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hóa chất lĩnh vực công nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, trong đó trực tiếp quản lý các hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; hóa chất độc phải xây dựng Phiếu kiểm soát mua bán hóa chất độc; hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp. Các nhiệm vụ cụ thể gồm:

a) Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp;

b) Hướng dẫn và giải quyết thủ tục hành chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;

c) Hướng dẫn, tiếp nhận báo cáo định kỳ của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất;

d) Tổng hợp, thống kê tình hình quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; tình hình thực hiện an toàn hóa chất trên địa bàn Thành phố; báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Công Thương theo định kỳ và đột xuất;

đ) Chủ trì, phối hợp thanh tra, kiểm tra các điều kiện của cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng và tồn trữ hóa chất nguy hiểm; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất lĩnh vực công nghiệp;

e) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố các giải pháp quản lý an toàn đối với hoạt động hóa chất lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn Thành phố.”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:

“2. Sở Y tế chủ trì tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hóa chất ngành y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong đó trực tiếp quản lý danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng, y tế, dược phẩm; danh mục tiền chất trong lĩnh vực y tế. Các nhiệm vụ cụ thể gồm:

a) Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động hóa chất lĩnh vực y tế;

b) Hướng dẫn và giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất y tế: thủ tục tiếp nhận công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;

c) Tiếp nhận báo cáo định kỳ của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất lĩnh vực y tế; tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; tình hình kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố; báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Y tế;

d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra các điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế, tiền chất trong lĩnh vực y tế; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất lĩnh vực y tế;

đ) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố các giải pháp quản lý an toàn hoạt động hóa chất lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố.”

4. Sửa đổi khoản 4 Điều 5 như sau:

“4. Công an Thành phố:

a) Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về an toàn phòng cháy và chữa cháy cho các cơ sở hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố;

b) Thực hiện công tác điều tra cơ bản, lập hồ sơ quản lý và kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy; hướng dẫn thực hiện các biện pháp an toàn về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức giám sát việc diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng và bảo quản hóa chất nguy hiểm;

c) Phân công thực hiện giải quyết thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 đối với phương tiện vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy và đường sắt;

d) Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng thẩm định, kiểm tra điều kiện hoạt động, công tác phòng cháy, chữa cháy và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các cơ sở hóa chất không đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy, gây cháy nổ trong quá trình hoạt động; đồng thời khởi tố, điều tra các trường hợp có dấu hiệu phạm tội và các vụ án liên quan đến hoạt động hóa chất để xảy ra sự cố gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường;

đ) Chỉ đạo Công an thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chủ động phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện ban hành phương án xử lý sự cố cháy nổ trên địa bàn quản lý;

e) Kiểm soát hóa chất nguy hiểm lưu thông trên địa bàn thành phố, đặc biệt đối với hóa chất nhập lậu, hóa chất không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không ghi nhãn theo quy định;

g) Phối hợp thống kê và di dời các cơ sở hóa chất nguy hiểm không đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, có nguy cơ cháy, nổ xen cài trong khu dân cư.”

5. Bổ sung khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 vào Điều 5 như sau:

“7. Ban Quản lý an toàn thực phẩm chủ trì tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các nhiệm vụ cụ thể gồm:

a) Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động hóa chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; tổ chức tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm trên địa bàn thành phố;

b) Hướng dẫn và giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm: cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm công nghiệp, đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm sản xuất trong nước đối với Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định;

c) Tiếp nhận báo cáo định kỳ của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất lĩnh vực an toàn thực phẩm; tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;

d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra các điều kiện sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất lĩnh vực an toàn thực phẩm;

đ) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố các giải pháp quản lý an toàn hoạt động hóa chất lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.”

8. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.

a) Chủ trì tổ chức, phối hợp các cơ quan chuyên môn tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan lĩnh vực hóa chất cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý;

b) Chủ trì tổ chức, phối hợp các cơ quan chuyên môn tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước trong hoạt động hóa chất cho cán bộ công chức phụ trách tại Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn thuộc địa bàn quản lý;

c) Phối hợp thẩm định, kiểm tra điều kiện hoạt động đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có tồn chứa hóa chất nguy hiểm trên địa bàn quản lý.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý việc sử dụng hóa chất trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục trên địa bàn thành phố.

10. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý việc sử dụng hóa chất trong các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố.”

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 như sau:

“2. Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố, Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp thành phố, Ban Quản lý Khu công nghệ cao thành phố, Ủy ban nhân dân các quận huyện có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương thực hiện rà soát, thống kê cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý.”

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 7 như sau:

“ 1. Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố chủ trì tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất thuộc ngành, lĩnh vực quản lý và người dân trên địa bàn Thành phố thông qua chương trình hội nghị; tập huấn; phát thanh; truyền hình; biên tập thông tin và đăng tải trên cổng thông tin điện tử; phát hành tờ rơi, tờ bướm,...

2. Công an Thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Thành phố, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện phối hợp tuyên truyền, tập huấn về an toàn hóa chất trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý của cơ quan.”

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 8 như sau:

“1. Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; phối hợp xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; tổng hợp các khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện và đề xuất hướng khắc phục, xử lý.”

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 4 Điều 9 như sau:

“2. Sở Y tế, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố chủ trì thực hiện kết nối, trao đổi thông tin với Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan về quản lý hoạt động hóa chất lĩnh vực y tế, an toàn thực phẩm; cập nhật danh sách và thông tin doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế, tiền chất trong lĩnh vực y tế, phụ gia và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trên địa bàn Thành phố.

4. Định kỳ hàng tháng, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện cung cấp danh sách doanh nghiệp/Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất, bán buôn, bán lẻ, mua bán hóa chất bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống thư điện tử thành phố cho Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý An toàn thực phẩm để triển khai công tác quản lý.

10. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 như sau:

“1. Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố chủ trì thực hiện rà soát, hệ thống các văn bản, quy định pháp luật về hoạt động hóa chất thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; tổng hợp, đánh giá tình hình thực thi pháp luật trong lĩnh vực hóa chất; báo cáo, kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố và các Bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết các bất cập, hạn chế.”

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, 2, 3 Điều 11 như sau:

“1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo các nội dung sau:

a) Chủ trì xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực được phân công; phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức diễn tập phương án, triển khai ứng phó các sự cố hóa chất xảy ra trên địa bàn Thành phố;

b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở hóa chất; kiểm tra năng lực ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở.

2. Công an Thành phố, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện và các cơ quan có liên quan phối hợp triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong các sự cố liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, tồn trữ và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.

3. Công an Thành phố phối hợp xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn Thành phố; chủ trì xây dựng phương án ứng phó và chuẩn bị lực lượng, thiết bị để kịp thời xử lý các sự cố cháy, nổ do hoạt động hóa chất, đặc biệt đối với sự cố nghiêm trọng cần huy động lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, đơn vị hoặc nhiều địa phương tham gia; phối hợp với quân đội, chính quyền địa phương sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.”

12. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, 2 Điều 12 như sau:

“1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện triển khai thực hiện thành lập Trung tâm kinh doanh hương liệu, hóa chất thành phố;

2. Các Sở, ban, ngành Thành phố theo lĩnh vực hóa chất quản lý phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện thực hiện rà soát, xây dựng phương án và kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kho chứa hóa chất nguy hiểm ra khỏi khu dân cư.”

Điều 2. Bãi bỏ một số điều của Quy chế phối hợp Quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 31/2015/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố

Bãi bỏ điểm c khoản 6 Điều 5.

Điều 3. Điều khoản thi hành và chuyển tiếp

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.

2. Các nội dung khác được nêu trong Quyết định số 31/2015/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh không được đề cập tại Quyết định này được giữ nguyên và còn giá trị thực hiện.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Thủ trưởng các Sở, ngành: Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Công an Thành phố, Cục Hải Quan Thành phố, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Công Thương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Đoàn ĐBQH Thành phố;
- Ủy ban MTTQ VN Thành phố;
- Sở Tư pháp;
- VPUB: Các PCVP;
- Các Phòng NCTH;
- Trung tâm Công báo TP;
- Lưu: VT, (KT/Tuyet).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Hoan

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 36/2023/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu36/2023/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/08/2023
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoĐã biết
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật8 tháng trước
(05/09/2023)
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 36/2023/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 36/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động hóa chất Hồ Chí Minh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 36/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động hóa chất Hồ Chí Minh
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu36/2023/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýVõ Văn Hoan
                Ngày ban hành25/08/2023
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoĐã biết
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật8 tháng trước
                (05/09/2023)

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Quyết định 36/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động hóa chất Hồ Chí Minh

                            Lịch sử hiệu lực Quyết định 36/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động hóa chất Hồ Chí Minh

                            • 25/08/2023

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực