Quyết định 360-CP

Quyết định 360-CP năm 1979 sửa đổi tổ chức bộ máy của Bộ Nội thương do Hội đồng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 360-CP sửa đổi tổ chức bộ máy Bộ Nội thương


HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 360-CP

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 1979

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ SỬA ĐỔI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BỘ NỘI THƯƠNG

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14-7-1960;
Căn cứ vào bản Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ và bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trong lĩnh vực quản lý kinh tế đã ban hành kèm theo nghị định số 172-CP ngày 1-11-1973 của Hội đồng Chính phủ;
Xét đề nghị của đồng chí Bộ trưởng Bộ Nội thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. – Nay sửa đổi tổ chức bộ máy của Bộ Nội thương như sau:

1. Giải thể Cục kiến thiết cơ bản và Cục trang thiết bị kỹ thuật, đồng thời thành lập các đơn vị mới sau đây:

- Vụ quản lý xây dựng cơ bản và trang bị kỹ thuật;

- Viện thiết kế kỹ thuật thương nghiệp;

- Xí nghiệp liên hợp xây lắp nội thương I (phạm vi hoạt động từ tỉnh Phú Khánh trở ra), trụ sở tại thành phố Hà Nội;

- Xí nghiệp liên hợp xây lắp nội thương II (phạm vi hoạt động từ tỉnh Thuận Hải trở vào), trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.

2. Giải thể Tổng công ty vật liệu xây dựng và chất đốt.

3. Chuyển Cục ăn uống công cộng và phục vụ thành Vụ ăn uống công cộng và phục vụ.

4. Chuyển Vụ kinh doanh và Vụ vật giá hiện nay thành hai vụ mới:

- Vụ kinh doanh công nghệ phẩm;

- Vụ kinh doanh nông – lâm sản - thực phẩm.

5. Chuyển Vụ bảo quản hàng hóa thành Cục kho vận.

6. Chuyển Trường thương nghiệp trung ương thành Trường đại học thương nghiệp.

Điều 2. - Những nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị nói trên như sau:

1. Vụ quản lý xây dựng cơ bản và trang bị kỹ thuật có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Nội thương:

a) Xây dựng và quản lý thống nhất kế hoạch, khối lượng và vốn đầu tư xây dựng cơ bản; kế hoạch trang bị kỹ thuật của ngành ở trung ương và địa phương (thuộc nguồn vốn Nhà nước đầu tư qua Bộ);

b) Chuẩn bị các thủ tục cần thiết để Nhà nước và Bộ duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng các công trình;

c) Hướng dẫn các Ban kiến thiết công trình quản lý việc thực hiện vốn đầu tư và nghiệm thu công trình;

d) Kiểm tra việc thiết kế và thi công các công trình của ngành.

2. Viện thiết kế kỹ thuật thương nghiệp có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Nội thương:

a) Nghiên cứu các thiết kế mẫu, thiết kế định hình, các cơ sở kinh doanh, sản xuất chuyên dùng (kho tàng, cửa hàng, cửa hiệu, khách sạn, cơ sở sản xuất chế biến thu mua) và một số thiết bị kỹ thuật và dụng cụ chuyên dùng của ngành nội thương;

b) Căn cứ vào hợp đồng kinh tế ký với các địa phương và các đơn vị trong ngành, sản xuất và cung cấp các bản vẽ thiết kế mẫu, thiết kế định hình về xây dựng các công trình và các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng của ngành.

3. Xí nghiệp liên hợp xây lắp nội thương I và II có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Nội thương:

a) Nhận thầu xây dựng và lắp đặt các công trình của ngành theo chỉ tiêu kế hoạch Bộ giao và hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đơn vị giao thầu;

b) Tổ chức sản xuất và cung ứng một số vật liệu xây dựng và một số dụng cụ bằng gỗ để trang bị cho một số công trình trọng điểm do xí nghiệp nhận thầu xây lắp;

c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật cho các đơn vị thuộc xí nghiệp liên hợp quản lý.

4. Vụ ăn uống công cộng và phục vụ có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Nội thương:

a) Nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện phương hướng phát triển ngành ăn uống công cộng, ăn uống tập thể, khách sạn và một số ngành nghề phục vụ xã hội (thuộc phạm vi ngành nội thương phụ trách) nhằm phục vụ tốt đời sống nhân dân;

b) Nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ, tiêu chuẩn về vệ sinh dinh dưỡng; nghiên cứu cải tiến và chỉ đạo thực hiện về nghiệp vụ, kỹ thuật chế biến, kinh doanh, phục vụ đối với ngành ăn uống công cộng, khách sạn và một số ngành nghề phục vụ sinh hoạt xã hội (thuộc phạm vi ngành nội thương phụ trách);

c) Nghiên cứu cải tiến, xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chế độ, thể lệ, biện pháp về quản lý giá ăn uống công cộng và tiền công phục vụ; giúp Bộ chỉ đạo toàn ngành ăn uống công cộng và phục vụ thực hiện sau khi được Bộ duyệt;

d) Tham gia vào việc cải tiến chương trình giảng dạy và quản lý Trường đào tạo cán bộ kỹ thuật nấu ăn.

5. Vụ kinh doanh công nghệ phẩm (bao gồm cả vật liệu xây dựng) có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Nội thương:

a) Nghiên cứu xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ, tiêu chuẩn, phương thức thu mua, gia công và tự sản xuất, chế biến, bán buôn, bán lẻ hàng công nghiệp tiêu dùng;

b) Nghiên cứu xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chế độ, thể lệ, biện pháp quản lý các loại giá thu mua, bán buôn, bán lẻ, gia công… hàng công nghiệp tiêu dùng; xây dựng các phương án giá cụ thể về những mặt hàng công nghiệp tiêu dùng mà Hội đồng Chính phủ giao cho Bộ Nội thương phụ trách và giúp Bộ chỉ đạo toàn ngành thực hiện sau khi được Bộ hoặc Hội đồng Chính phủ duyệt;

c) Nghiên cứu nhu cầu hàng tiêu dùng của nhân dân, đề xuất ý kiến để Bộ tham gia với các ngành có liên quan và kiến nghị với Nhà nước về phương hướng phát triển sản xuất các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng, cải tiến và phát triển mặt hàng mới, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đời sống nhân dân.

6. Vụ kinh doanh nông – lâm sản - thực phẩm có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Nội thương:

a) Nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ, tiêu chuẩn, phương thức thu mua, gia công và tự sản xuất, chế biến, bán buôn, bán lẻ các mặt hàng nông, lâm sản, thực phẩm;

b) Nghiên cứu xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chế độ, thể lệ, biện pháp quản lý các loại giá thu mua, bán buôn, bán lẻ, gia công hàng nông, lâm sản, thực phẩm; xây dựng các phương án giá cụ thể về những mặt hàng nông, lâm sản, thực phẩm mà Hội đồng Chính phủ giao cho Bộ Nội thương phụ trách và giúp Bộ chỉ đạo toàn ngành thực hiện sau khi được Bộ hoặc Hội đồng Chính phủ duyệt;

c) Nghiên cứu đề xuất ý kiến để Bộ tham gia với các ngành có liên quan và kiến nghị với Nhà nước về phương hướng quy hoạch; kế hoạch sản xuất những mặt hàng nông, lâm sản, thực phẩm nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, trên cơ sở đó đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng để phục vụ tốt đời sống nhân dân;

d) Nghiên cứu và hướng dẫn toàn ngành thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế hai chiều giữa Nhà nước với nông dân trong việc thu mua nông, lâm sản, thực phẩm.

7. Cục kho vận có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Nội thương:

a) Nghiên cứu cải tiến và xây dựng các chế độ, thể lệ về quản lý kho tàng và bảo quản hàng hóa; nghiên cứu cụ thể hóa các chế độ, thể lệ về vận chuyển hàng hóa của Nhà nước để áp dụng trong ngành và chỉ đạo thực hiện các chế độ, thể lệ ấy; nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện nghiệp vụ và kỹ thuật bảo quản, vận chuyển hàng hóa của ngành;

b) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch vận chuyển hàng hóa của ngành (bao gồm cả hàng hóa của trung ương mua và bán cho địa phương);

c) Trực tiếp quản lý các công ty kho, đoàn xe vận tải chủ lực, nhà máy sửa chữa xe ôtô, v.v… để phục vụ công tác bảo quản, vận chuyển hàng hóa.

8. Trường đại học thương nghiệp có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Nội thương:

a) Đào tạo cán bộ bậc đại học về nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật kinh doanh thương nghiệp và ăn uống công cộng gồm các mặt:

- Kinh tế thương nghiệp,

- Kinh tế ăn uống công cộng,

- Kế toán thương nghiệp,

- Hạch toán thưong nghiệp,

- Thương phẩm (ngành và hàng công nghệ phẩm và nông sản thực phẩm).

b) Bổ túc cán bộ quản lý từ phó chủ nhiệm công ty trở lên và các cán bộ có chức vụ tương đương, cán bộ khoa học kỹ thuật, giáo viên các trường trung học trong ngành;

c) Mở các lớp dự bị đại học theo chủ trương, chính sách của Nhà nước quy định;

d) Bồi dưỡng cán bộ sau đại học và chuẩn bị điều kiện tiến tới đào tạo cán bộ trên đại học (thực hiện vào năm 1985);

e) Nghiên cứu khoa học về các chuyên đề kinh tế thương nghiệp, nghiệp vụ kỹ thuật và tổ chức quản lý thương nghiệp theo kế hoạch do Bộ giao.

Điều 3. - Mỗi vụ, viện có một vụ trưởng, viện trưởng và một số phó vụ trưởng, phó viện trưởng giúp việc.

Trường đại học thương nghiệp có một hiệu trưởng và một số phó hiệu trưởng giúp việc.

Mỗi xí nghiệp liên hợp có một giám đốc và một số phó giám đốc giúp việc.

Điều 4. - Nhiệm vụ cụ thể và tổ chức bộ máy của các đơn vị nói trên do Bộ trưởng Bộ Nội thương quy định theo tinh thần gọn, nhẹ, tinh giản.

Điều 5. - Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, những điều quy định trước đây trái với tinh thần văn bản này đều bãi bỏ.

Điều 6. - Đồng chí Bộ trưởng Bộ Nội thương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Thanh Nghị

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 360-CP

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu360-CP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành04/10/1979
Ngày hiệu lực04/10/1979
Ngày công báo31/10/1979
Số công báoSố 8
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Quyết định 360-CP sửa đổi tổ chức bộ máy Bộ Nội thương


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 360-CP sửa đổi tổ chức bộ máy Bộ Nội thương
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu360-CP
                Cơ quan ban hànhHội đồng Chính phủ
                Người kýLê Thanh Nghị
                Ngày ban hành04/10/1979
                Ngày hiệu lực04/10/1979
                Ngày công báo31/10/1979
                Số công báoSố 8
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 360-CP sửa đổi tổ chức bộ máy Bộ Nội thương

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 360-CP sửa đổi tổ chức bộ máy Bộ Nội thương

                        • 04/10/1979

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 31/10/1979

                          Văn bản được đăng công báo

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 04/10/1979

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực