Nội dung toàn văn Quyết định 3656/QĐ-UBND điều tra đánh giá thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Nghệ An 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3656/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 27 tháng 07 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN: “ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BVTV TRÊN CÂY CAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO GIAI ĐOẠN 2016-2020”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1500/TTr.SNN-KHTC ngày 15/6/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương: “Điều tra đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên cây cam và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2016-2020”
(Có đề cương Đề án chi tiết kèm theo).
Điều 2.
1. Chi cục Trồng trọt và BVTV phối hợp với các Sở, Ngành, địa phương các cơ quan đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai xây dựng Đề án; Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Chi cục Trồng trọt và BVTV xây dựng dự toán kinh phí lập, thực hiện đề án, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét, gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính; Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN
ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BVTV TRÊN CÂY CAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 3656/QĐ-UBND ngày 27/7/2016 của UBND tỉnh Nghệ An)
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ ÁN
1. Tên đề án: Điều tra đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên cây cam và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2016-2020.
2. Cơ quan quản lý đề án: Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An.
3. Cơ quan thực hiện đề án: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Nghệ An.
4. Thời gian thực hiện: 5 năm, từ 2016 - 2020.
5. Sản phẩm của đề án:
5.1. Báo cáo kết quả điều tra thu thập số liệu.
5.2. Các mô hình về: Sản xuất và sử dụng giống, sử dụng thuốc BVTV quản lý dinh dưỡng, quản lý thuốc BVTV trên cây cam.
5.3. Dự thảo quy định quản lý, sử dụng thuốc BVTV trên cây cam.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
III. CÁC CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013;
- Nghị quyết số 26/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Chương trình 21/CT.TW của BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An thực hiện Nghị Quyết TW 7 khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
- Thông tư số 03/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Thông tư số 34/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của thông tư số 03/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/1/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam và công bố mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam;
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT, ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
- Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 9/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn;
- Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN của Liên bộ: Tài chính Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động Khuyến nông;
- Thông tư số 97/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
- Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy định về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật;
- Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế;
- Quy chuẩn QCVN 01-38:2010/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng;
- Quy chuẩn QCVN 01-119:2012/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật gây hại trên cây ăn quả có múi;
- Quyết định số 3864/QĐ-UBNDNN ngày 31/8/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Quyết định số 6593/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị giá tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2013-2020;
- Quyết định số 3396/QĐ-UBND ngày 06/8/2015 của UBND tỉnh Nghệ An v/v Phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 20/01/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2016 của UBND tỉnh Nghệ An;
2. Căn cứ thực tiễn
- Cơ sở dữ liệu về tình hình sản xuất cũng như thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cam ở Nghệ An.
- Cơ sở dữ liệu sẽ phục vụ cho việc đưa ra các chính sách, lập quy hoạch, kế hoạch sản xuất cam tại Nghệ An theo hướng hiệu quả và bền vững.
- Nhu cầu các cơ quan quản lý, chính quyền của các địa phương và đặc biệt là của nông dân sản xuất cam trong việc nắm bắt tình hình và điều chỉnh quy trình sản xuất cho phù hợp với điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm là rất lớn.
Phần thứ nhất
MỤC TIÊU, NỘI DUNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Triển khai điều tra, thu thập số liệu về tình hình sản xuất, sâu bệnh, sử dụng thuốc BVTV và xây dựng các mô hình làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm cam quả.
2. Mục tiêu cụ thể
- Triển khai điều tra, thu thập số liệu về tình hình sản xuất, sâu bệnh, sử dụng thuốc BVTV trên cây cam ở địa bàn Nghệ An phù hợp với các quy định ngành Nông nghiệp &PTNT.
- Đánh giá khách quan, trung thực đúng thực trạng sản xuất, sử dụng thuốc BVTV; quy luật phát sinh sâu bệnh trên cây cam ở địa bàn Nghệ An.
- Đưa ra các chính sách, lập quy hoạch, kế hoạch sản xuất cam hiệu quả và bền vững.
- Xây dựng các mô hình về: Sản xuất và sử dụng giống, quản lý dinh dưỡng, sử dụng thuốc BVTV, quản lý thuốc BVTV, thu gom bao bì thuốc BVTV làm cơ cho việc đề ra các giải pháp kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm cam quả.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu
Đề án được thực hiện tại 09 huyện, thị gồm huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Nghi Lộc, Tân Kỳ, Yên Thành và thị xã Thái Hòa.
2. Đối tượng nghiên cứu
Cây cam; người sản xuất; Thuốc BVTV; Sâu bệnh hại trên cây cam.
III. NỘI DUNG NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
1. Giai đoạn 1: Điều tra đánh giá thực trạng
1.1. Thời gian và địa điểm
1.1.1. Thời gian: 12 tháng.
1.1.2. Địa điểm: Tại 9 huyện, thị gồm huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Nghi Lộc, Tân Kỳ, Yên Thành và thị xã Thái Hòa.
2.1. Nội dung thực hiện
2.1.1. Điều tra thu thập số liệu, thông tin.
a) Nội dung, chỉ tiêu điều tra.
- Về sâu, bệnh hại trên cây cam.
- Về tình hình sản xuất cam.
- Về tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây cam.
b) Phương pháp điều tra.
2.2.2. Lấy mẫu xác định thành phần dinh dưỡng trong đất, nước và cây cam.
a) Nội dung, chỉ tiêu phân tích.
b) Phương pháp tiến hành.
2.1.3. Tổng hợp số liệu và báo cáo kết quả sơ bộ về điều tra thu thập số liệu.
2.1.4. Hội thảo góp ý xây dựng các giải pháp quản lý.
a) Hội thảo cấp huyện.
b) Hội thảo cấp tỉnh.
2. Giai đoạn 2: Xây dựng các mô hình quản lý
2.1. Thời gian và địa điểm
2.1.1. Thời gian: 40 tháng.
2.1.2. Địa điểm: Tại 6 huyện, thị gồm huyện Nghi Lộc, Quỳ Hợp Nghĩa Đàn, Con Cuông, Tân Kỳ, Yên Thành.
2.2. Nội dung thực hiện các mô hình
2.2.1. Tiếp tục điều tra thu thập số liệu, thông tin.
2.2.2. Mô hình về sản xuất và sử dụng giống cam,
2.2.3. Mô hình về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cam.
2.2.4. Mô hình về quản lý dinh dưỡng cho cây cam.
2.2.5. Mô hình về quản lý thuốc BVTV.
2.2.6. Thu gom xử lý bao bì, vỏ chai thuốc BVTV.
IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Giải pháp về khoa học công nghệ
2. Giải pháp về cơ chế chính sách
3. Giải pháp về nguồn nhân lực
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT - Trong đó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật thực hiện đề án
2. Sở Kế hoạch đầu tư
3. Sở Tài chính
4. Sở Khoa học và Công nghệ
5. Sở Công thương
6. Các Sở ngành liên quan
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị và xã, phường
VI. KHÁI TOÁN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
Phần thứ hai
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
II. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT