Quyết định 3793/QĐ-BGTVT

Quyết định 3793/QĐ-BGTVT năm 2008 phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng giai đoạn khởi động do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 3793/QĐ-BGTVT Dự án đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 3793/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẢNG CỬA NGÕ QUỐC TẾ HẢI PHÒNG (GIAI ĐOẠN KHỞI ĐỘNG)

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 12/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020";
Căn cứ văn bản số 143/TTg-CN ngày 23 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng dự án Cảng cửa ngõ Lạch Huyện (Hải Phòng);
Căn cứ Quyết định số 501/QĐ-BGTVT ngày 29/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (trước đây là Cảng cửa ngõ Lạch Huyện - Hải Phòng) giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1386/QĐ-BGTVT ngày 19/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt danh mục, tiêu chuẩn áp dụng cho Dự án ĐTXD công trình Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng;
Căn cứ Quyết định số 2231/QĐ-BTNMT ngày 31/10/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án "Đầu tư xây dựng công trình cảng cửa ngõ Lạch Huyện - Hải Phòng giai đoạn 2010-2015" tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng;
Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan, báo cáo thẩm tra của tư vấn thẩm tra và báo cáo giải trình của Chủ đầu tư và đơn vị lập dự án, báo cáo thẩm định dự án của Vụ Kế hoạch đầu tư;
Xét tờ trình số 2318/CHHVN-KHĐT ngày 30/11/2007 của Cục Hàng hải Việt Nam về việc đề nghị phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng - Giai đoạn 2010 - 2015, tờ trình số 203/HHVN-KHĐT ngày 21/02/2008 của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam về việc đề nghị phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cảng cửa ngõ Lạch Huyện - Hải Phòng (giai đoạn khởi động) và các hồ sơ, tài liệu dự án kèm theo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng giai đoạn khởi động với các nội dung chính như sau:

1. Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng công trình Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng giai đoạn khởi động.

2. Chủ đầu tư:

- Hợp phần A (Luồng tàu, vũng quay tàu, đê chắn sóng, đê chắn cát, đường ngoài cảng): được quyết định sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;

- Hợp phần B (cầu cảng, đường bãi, trang thiết bị trong cảng...): Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

3. Tổ chức tư vấn lập dự án

- Tư vấn lập dự án: Tổng Công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải và các cơ quan phối hợp là Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải, Công ty cổ phần tư vấn công trình hàng hải.

- Tư vấn thẩm tra dự án: Trung tâm ứng dụng và Phát triển Khoa học và Công nghệ Xây dựng Cảng - Đường thuỷ thuộc Hội Cảng - Đường thuỷ - Thềm lục địa Việt Nam.

4. Chủ nhiệm lập dự án: Kỹ sư Hoàng Minh Anh.

5. Mục tiêu đầu tư xây dựng

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng và 02 bến giai đoạn khởi động nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp nhận tàu container, tàu tổng hợp có trọng tải đến 50.000 DWT, thông qua lượng hàng tăng trưởng của khu vực theo dự báo ở giai đoạn 2010 - 2015 khoảng 6 triệu tấn (gồm 5,5 triệu tấn hàng container và 0,5 triệu tấn hàng tổng hợp), góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội khu vực phía Bắc, đồng thời đảm bảo điều kiện quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng

6.1. Hợp phần A

a. Luồng tàu:

- Chiều dài luồng tàu từ phao "O" đến vũng quay tàu là 18km.

- Quy mô: Luồng 1 chiều, chiều rộng 130m, chiều sâu chạy tàu là 13,3m, cao độ đáy luồng chạy tàu thiết kế -10,3m, cho tàu 30.000DWT đầy tải tàu 50.000DWT giảm tải ra, vào.

- Phương án tuyến: Sơ bộ lựa chọn theo phương án 1. Phương án chính thức sẽ được quyết định trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật.

b. Vũng quay tàu: Vũng quay trở tàu có đường kính D = 560m, nằm phía trước thủy diện của 2 bến container.

(Mặt bằng bố trí luồng tàu và vũng quay tàu xem bản vẽ QHC-13)

c. Công trình bảo vệ cảng và luồng tàu:

- Hệ thống đê chắn sóng, tạo bờ nằm phía sau cảng dài 3.900m, cao độ đỉnh đê chắn sóng +5,5m.

- Đê ngăn cát được bố trí nối tiếp với đê chắn sóng, tạo bãi với tổng chiều dài dự kiến là 5.700m (ra đến cao độ -3,0m, chiều dài đê sẽ xác định chính thức trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật). Cao độ đê chắn cát là +2,0m.

- Loại đê mái nghiêng, kết cấu lõi đá và phủ ngoài là các khối định hình, trên nền cọc cát bố trí kiểu hoa mai. Loại khối phủ và kích thước cọc cát gia cố nền phù hợp với từng loại đê.

(Mặt bằng bố trí đê giai đoạn khởi động xem bản vẽ QHC-14)

d. Đường sau cảng: Chiều dài 630m, quy mô 6 làn, mỗi hướng 3 làn, lòng đường mỗi hướng rộng 12,5m, dải phân cách giữa rộng 16m, kết cấu bê tông nhựa, hai bên là vỉa hè, cây xanh.

6.2. Hợp phần B:

a. Bến cập tàu

- Gồm 02 bến cho tàu container sức chở 4.000 TEU hoặc tàu tổng hợp trọng tải 50.000DWT; hệ thống kho bãi, nhà xưởng và kỹ thuật hạ tầng đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế;

- Tuyến mép bến dài 600m, bố trí chạy song song luồng tàu, dọc đường đồng sâu -5,0m, cao độ đỉnh bến +5,5m, cao trình đáy bến -14m (hải đồ);

- Thượng lưu và hạ lưu cầu có kè bảo vệ kết cấu tường góc trên nền đá hộc đổ, bên trong bố trí tầng lọc ngược. Chiều dài mỗi kè là 800m.

- Trong 2 bến, một bến sẽ được đầu tư trang thiết bị và công nghệ đồng bộ và hiện đại để khai thác hàng container, bến còn lại sẽ được đầu tư thiết bị phù hợp để có thể vừa khai thác hàng container và vừa khai thác hàng tổng hợp. Tuy nhiên, kết cấu của các hạng mục công trình của cả 2 bến đảm bảo khai thác được hàng container. Đến giai đoạn 2020, cả hai bến này sẽ được chuyển hoàn toàn thành bến container chuyên dụng.

b. Đường, bãi hàng bách hóa trong cảng: tổng diện tích là 84.400m2, trong đó diện tích bãi hàng bách hóa là 25.000m2.

c. Bãi chứa container: 145.000m2, trong đó có 100.000m2 bãi container chứa hàng, 35.000m2 bãi container rỗng và 10.000m2 bãi container lạnh.

d. Bãi đậu xe chở container diện tích 17.800m2, bãi chờ cho xe chở container diện tích 1.000m2.

đ. Kho hàng: diện tích 42mx180m=7.560m2, trong đó 5.040m2 kho CFS, 2520m2 kho hàng bách hóa, nền kho cao hơn mặt bãi 1,2m.

e. Kè bảo vệ bãi: Bảo vệ bãi phía thượng lưu và hạ lưu cầu cảng, chiều dài khoảng 600m, kết cấu tường góc trên nền đá hộc đổ, phía trong bố trí tầng lọc ngược.

g. Các hạng mục công trình kiến trúc:

- Cổng cảng: Bao gồm 2 cổng chính, mỗi cổng rộng 40m. Cổng số 1 bao gồm: cổng container 5 làn cho xe container rộng 4m, 02 làn đi vào, 02 làn đi ra, 01 làn đi qua cầu cân 80T; cổng phụ cho người đi bộ, ô tô con và xe hai bánh. Cổng số 2 bao gồm: cổng container 3 làn, một làn đi vào, 1 làn đi ra, 01 làn đi qua cầu cân 80T và cổng phụ. Giữa các làn là đảo phân làn BTCT rộng 2m, dài 16m; mỗi cổng có 01 nhà thường trực, 01 trạm điều khiển cân; Cầu cân rộng 3,2m, dài 18m, cao 0,4m.

- Nhà điều hành: Nhà ba tầng, diện tích sử dụng 702m2.

- Sân đường quanh kho và khu điều hành diện tích 17.025m2.

- Xưởng bảo dưỡng: diện tích 18mx39m= 702m2, bố trí văn phòng phân xưởng, kho thiết bị, cầu bảo dưỡng xe ô tô...

- Trạm nhiên liệu: kích thước 8mx10m=80m2, đặt hai cột cấp nhiên liệu xăng và diezel, hai bồn chứa nhiên liệu có thể tích mỗi bồn 20m3 cùng hệ thống đường ống, van khóa đồng bộ và hệ thống chống sét.

- Các công trình kiến trúc khác như: hàng rào, garage, nhà bảo quản phương tiện, nhà ăn ca, cây xanh, thảm cỏ, ...

h. Trạm và mạng kỹ thuật:

Bao gồm trạm biến áp, hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải, đài nước, trạm bơm, bể nước, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị chống sét, ...

- Nguồn nước: lấy từ thành phố Hải Phòng đến bên ngoài hàng rào cảng.

- Nguồn điện: sử dụng điện lưới quốc gia do Sở Điện lực Hải Phòng cung cấp đến trạm biến áp bằng cáp 22kV.

(Mặt bằng bến giai đoạn khởi động xem bản vẽ QHC-10)

7. Địa điểm xây dựng: Tại cửa Lạch Huyện (sông Chanh) thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

8. Diện tích sử dụng đất

- Tổng diện tích sử dụng đất: 569 ha.

Trong đó:

+ Diện tích sử dụng đất của Hợp phần A: 533 ha (bao gồm: luồng tàu và khu nước: 400ha; công trình bảo vệ luồng: 120 ha; giao thông sau cảng: 13 ha).

+ Diện tích sử dụng đất của Hợp phần B: 36 ha.

- Ngoài ra, 14 ha đất quy hoạch cho các công trình tiện ích phục vụ khai thác cảng giai đoạn đến 2020 sẽ được xem xét sử dụng khi có nhu cầu.

9. Thiết kế cơ sở

9.1. Các hạng mục công trình Hợp phần A

9.1.1. Luồng tàu và vũng quay trở tàu

Luồng 1 chiều, chiều rộng 130m, chiều sâu chạy tàu là 13,3m, cao độ đáy luồng chạy tàu thiết kế -10,3m, cho tàu 30.000DWT đầy tải (tàu 50.000DWT giảm tải) ra, vào.

- Phương án tuyến: Sơ bộ lựa chọn theo phương án 1. Phương án chính thức sẽ được quyết định trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật.

- Vũng quay trở đường kính 560m, cao trình đáy -10,3m (hải đồ).

- Luồng được bảo vệ bằng hệ thống đê chắn sóng, chắn cát ra đến độ sâu -3,0m (hải đồ). Chiều dài đê sẽ xác định chính xác trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật.

9.1.2. Đê chắn sóng

Đê chắn sóng có kết cấu hỗn hợp với lõi bằng đá đổ đến cao độ +5,5m, mái dốc phía biển m=2, mái dốc phía trong m=1,5. Lớp phủ ngoài là các khối Tetrapod 5,7 tấn. Từ cao độ +5,5m trở lên đến đỉnh đê +9,0 là tường góc bằng BTCT. Nền đê được xử lý bằng cọc cát đường kính D=60cm bố trí kiểu hoa mai, chiều dài dự kiến là 18m với bước cọc là 1,6m.

9.1.3. Đê chắn cát

Đê chắn cát có kết cấu hỗn hợp với lõi bằng đá đổ, mái dốc cả 2 phía đều là m=2. Lớp phủ ngoài là các khối Haro với trọng lượng từ 8,9~25,1 tấn, tùy theo cấu tạo từng đoạn đê. Khối phủ đầu đê chắn cát là các khối Tetrapod 31,4T. Nền đê được xử lý bằng phương án cọc cát hoặc thay cát, sẽ khẳng định trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật.

(Kết cấu đê chắn sóng, chắn cát : Bản vẽ từ LĐ-05 đến LĐ-10).

9.1.4. Kết cấu đường sau cảng: Kết cấu áo đường mềm, mặt đường bê tông asphalt, EYC trên 190 dPA.

9.2. Các hạng mục công trình Hợp phần B

9.2.1. Công trình bến

Bến cầu tàu đài mềm hệ dầm bản BTCT trên nền cọc BTCT DƯL với các thông số chính của kết cấu bến như sau:

- Chiều dài bến: 02 bến container dài 600m, rộng 50m, tiếp nhận tầu container sức chở 4.000 TEU, tàu tổng hợp trọng tải 50.000DWT.

- Tải trọng khai thác mặt bến: Cần trục chuyên dùng Post Panamax, tải trọng phân bố đều 4T/m2 hoặc xe chở container chuyên dụng.

- Cao trình đỉnh bến +5,5m, độ sâu trước bến -14,0m (hải đồ);

- Nền cọc là các cọc BTCT DƯL đường kính D=100cm, thành cọc dầy 12cm, được đóng sâu vào nền đá phong hóa 2 đến 3m, chiều dài cọc trung bình dự kiến là 36m. Cọc được bố trí theo phương ngang và phương dọc bến với bước cọc là 5m và trên mỗi khung ngang cầu tàu có 3 cụm cọc xiên chụm đôi. Dầm cần trục container chuyên dụng đặt trên cụm số 1 và số 3.

- Hệ dầm của cầu tàu gồm các dầm dọc và dầm ngang BTCT mác M350 đổ tại chỗ. Cả dầm dọc và dầm ngang đều có tiết diện BxH là 120cmx140cm. Hai dầm cần trục chạy dọc bến có tiết diện BxH là 150cm x 160cm.

- Bản mặt cầu bằng BTCT đổ tại chỗ mác M350, dầy 40cm. Phía trên bản mặt cầu có phủ một lớp BT phủ mặt dày 15cm.

- Bố trí bích neo loại 150T; đệm va tàu chủng loại phù hợp cho tàu trọng tải đến 50.000 DWT neo, cập.

- Kè gầm bến cấu tạo đá hộc đổ trên mái dốc được nạo vét độ dốc m=4. Cơ kè đá hộc rộng 5m tại cao trình -3,0m. Mái dốc mặt kè từ cơ trở xuống có độ dốc m=2,5 được phủ bằng đá hộc đường kính D=60cm. Mái dốc kè từ cơ trở lên có mái dốc m=3 được phủ bằng các khối BT dị hình. Đỉnh kè cấu tạo bằng tường góc BTCT với chiều cao tường là 3m có các sườn tăng cường dọc theo chiều dài tường. Mái kè phía sau được cấu tạo tầng lọc ngược bằng đá dăm cấp phối kết hợp với vải địa kỹ thuật.

- Kè bảo vệ thượng và hạ lưu bến tương tự kè gầm bến nhưng không sử dụng các khối BT dị hình để phủ mặt kè.

(Chi tiết xem bản vẽ KC-03, KC-04 và KC-05).

9.2.2. Tôn tạo bãi và xử lý nền đất yếu

- Xử lý nền đất yếu: sử dụng phương pháp cải tạo nền bằng cọc cát kết hợp gia tải trước. Cọc cát đường kính 60cm, chiều dài dự kiến là 25m, được thi công theo lưới hình vuông với cự ly 2,5m/cọc. Thi công cọc cát sau khi đắp đất tôn tạo đến cao độ +3,0m. Sau khi thi công cọc cát, tiến hành trải tầng cát thoát nước ngang và đổ đất gia tải đến cao độ +9,0m. (Bản vẽ KC-17).

9.2.3. Đường, bãi trong cảng

- Đường, bãi, bãi container trong cảng sử dụng kết cấu mềm với lớp mặt là các khối ICB bằng BT cường độ cao. Đặc điểm cấu tạo kết cấu mặt bãi từ trên xuống gồm các lớp sau:

+ Các khối gạch bê tông cường độ cao đúc sẵn dày 12 cm;

+ Cấp phối đá dăm gia cố xi măng CBR>80 dày 30cm;

+ Cấp phối đá dăm CBR>30 dày 30cm;

+ Đất đồi đầm chặt K98, dày 30cm;

+ Đất nền đầm chặt K95.

- Tại các vị trí để đặt chân container lớp mặt bãi được thay bằng các tấm kê bằng BTCT đúc sẵn dày 25cm. Kích thước trên mặt bằng của các tấm thay đổi phụ thuộc vào tấm đó nằm ở vị trí để 1, 2 hay 4 chân container đặt lên.

- Đường cho cẩu RTG được thay kết cấu lớp mặt bằng các tấm BTCT dày 35cm, kích thước trên mặt bằng là 2000cmx150cm. (Bản vẽ KC-20).

9.2.4. Kho hàng: khung thép tiền chế, tường bao xây gạch 220mm, cao 1,5m, bên trên là tấm tường bằng tôn, mái lợp tôn dày kết hợp tấm lấy sáng, thông gió hai đầu hồi, nền kho BTCT dày 200mm mác 250, trên lót lớp BT mác 100, cửa thép, móng đơn trên nền cọc kết cấu BTCT.

9.2.5. Các hạng mục công trình kiến trúc

a. Cổng cảng

- Cổng chính: hai cổng chính rộng 40m, hai trụ cổng kết cấu BTCT, cánh cổng bằng rào chắn thép di động.

- Cổng container: đảo phân làn, trụ và mái che cổng kết cấu BTCT.

- Cổng phụ: trụ cổng kết cấu BTCT, cánh cổng bằng thép.

- Nhà thường trực: kết cấu khung và mái BTCT, tường bao xây gạch dày 110mm, móng xây gạch vữa xi măng M50; xung quanh có cửa chính và cửa sổ khung nhôm kính.

- Trạm cân, nhà điều khiển cân: trạm cân là nhà khung mái bằng, kết cấu BTCT, xung quanh xây tường gạch 110mm, vữa xi măng M50, cửa chính và cửa sổ kính khung nhôm; Cầu cân kết cấu móng BTCT, dầm cầu cân bằng thép hình, mặt cầu bằng thép tấm.

b. Nhà điều hành: nhà khung BTCT 03 tầng, trên khu đất kích thước 8,7mx27,6m, tường bao 220mm, sàn nhà BTCT lát gạch ceramic, mái nhà BTCT lát gạch chống nóng lợp tôn đỏ.

c. Xưởng bảo dưỡng: kết cấu khung thép tiền chế, tường bao xây gạch 220mm, cao 2,25m, bên trên là tấm tường bằng tôn, nền BTCT mác 200 dày 20cm, trên lót lớp bê tông mác 100, móng đơn BTCT, cửa thép.

d. Trạm nhiên liệu: kết cấu BTCT, mái vì kèo thép lợp tôn, bồn chứa kết cấu bê tông cốt thép.

e. Các hạng mục kiến trúc khác như: Hàng rào, nhà để xe hai bánh, garage ô tô con, nhà bảo quản phương tiện, cầu rửa xe, nhà ăn ca, phục vụ sinh hoạt, sân đường và bãi đỗ xe khu điều hành, cây xanh thảm cỏ, ... xây dựng đồng bộ, theo thuyết minh thiết kế cơ sở của dự án.

9.2.6. Mạng công trình kỹ thuật

a. Hệ thống cấp điện

- Trạm biến áp kích thước 10,5mx16m=168m2, cao 4,5m, móng và tường xây gạch, mái và nền nhà BTCT mác 200, 04 máy biến áp công suất 2x2.000kVA-22/6,6kV và 2x1.500kVA-22/0,4kV, dây dẫn bằng thép lõi đồng Cu/XLPE/PVC trong ống nhựa xoắn HDPE chôn ngầm sâu 1m.

- Chiếu sáng: khu làm hàng chiếu sáng bằng dàn đèn nâng hạ trên cột thép tròn cao 30m, công suất 8x1.000W -220V; chiếu sáng bảo vệ bằng đèn thủy ngân cao áp 250W-220V trên cột thép tròn cao 10m.

(Mặt bằng hệ thống cấp điện xem bản vẽ số 00NX-CĐ01)

b. Hệ thống cấp nước ngọt:

- Gồm 1 bể chứa 1.000m3 kết cấu BTCT mác 300 hình trụ trên nền cọc BTCT, thành bể dày 300mm chống thấm SIKA TOP107, đường ống cấp nước tới bể bằng thép tráng kẽm D150; một đài nước 100m3 hình tròn xoay, thân đài hình trụ bằng BTCT mác 300, chiều cao đến đỉnh đài 31,4m, móng trên nền cọc BTCT; một trạm bơm cấp 2 đáp ứng lưu lượng 400m3/ngày.đêm, ống dẫn nước bằng nhựa PEHD, mạng vòng, chôn ngầm trên 70cm, trên bố trí các trụ cấp nước cứu hoả và van khóa.

- Trạm bơm: diện tích 30m2, móng và tường gạch xây, mái và nền nhà BTCT mác 200.

(Mặt bằng hệ thống cấp nước xem bản vẽ số 00NX-CN01)

c. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải: nước mưa, nước thải sản xuất thu vào rãnh và ống BTCT tới các hố ga qua bể xử lý rồi đưa ra biển. Nước sinh hoạt xử lý qua bể tự hoại.

(Mặt bằng thoát nước xem bản vẽ số 00NXTN01)

9.2.7. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy: Lắp đặt tại kho hàng, văn phòng hệ thống báo cháy tự động... và trang bị đầy đủ các bình chữa cháy và hệ thống trụ nước cứu hoả trong cảng và ngoài cảng. Thiết kế phòng cháy, chữa cháy phải được cơ quan thẩm quyền thẩm duyệt theo quy định.

9.2.8. Hệ thống thông tin liên lạc: Trang bị hệ thống thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu hoạt động của cảng.

10. Loại, cấp công trình: Công trình cấp I (Phân loại theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ).

11. Thiết bị công nghệ

Đầu tư trang thiết bị quản lý, khai thác hiện đại, đồng bộ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu xếp dỡ hàng hoá thông qua giai đoạn hiện tại, phù hợp điều kiện phát triển tương lai. Cụ thể:

11.1. Công nghệ khai thác bến hàng bách hoá - bao kiện

- Tại tuyến mép bến: Dùng cần trục cổng chạy trên ray sức cẩu 10~40T hoặc cần cẩu tầu để bốc xếp hàng hoá từ bến xuống tàu hoặc ngược lại;

- Tại bãi: Dùng cần trục bánh xích hoặc bánh hơi sức cẩu 15T để bốc xếp hàng hoá từ bãi lên phương tiện vận chuyển hoặc ngược lại;

- Giữa bến và bãi/kho: Dùng ôtô tải 5~10T để vận chuyển hàng hoá từ kho/bãi ra bến và ngược lại;

- Giữa bãi và kho, trong kho: Dùng xe nâng hàng 3~5T để bốc xếp và vận chuyển hàng hoá trong kho;

11.2. Công nghệ xếp dỡ hàng container

a. Thiết bị tuyến bến: Sử dụng cần cẩu giàn (Gantry Crane) với các thông số chủ yếu như sau:

- Sức cẩu 53 tấn (kể cả khung nâng);

- Tầm với lớn nhất tính từ đường ray mép nước là 38 m. Tầm với lớn nhất về phía bãi là 12 m;

- Khẩu độ lớn nhất chân cần cẩu 30 m;

b. Thiết bị trên bãi : Sử dụng cần cẩu giàn bánh lốp RTG (Rubber - Tyred Gantry Crane) với các thông số chủ yếu như sau:

- Sức nâng 45 tấn;

- Khẩu độ chân (với loại xếp 7 hàng container) là 26 m;

Ngoài ra trên bãi còn sử dụng kết hợp xe nâng hàng, đầu kéo rơ-mooc với số lượng tính toán phù hợp.

12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư

- Hợp phần A: Thực hiện theo văn bản số 1665/TTg-CN ngày 17/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ, tách công tác GPMB thành các tiểu dự án độc lập và giao cho UBND các tỉnh, thành phố có dự án đi qua phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Hợp phần B: Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định.

13. Tổng mức đầu tư của dự án

Tổng mức đầu tư dự án: 7.579.374.000.000 đồng.

(Bảy nghìn năm trăm bảy chín tỷ, ba trăm bảy tư triệu đồng)

a. Hợp phần A: 4.660.255.000.000 đồng.

Trong đó:

- Chi phí xây dựng: 3.847.067.000.000 đồng;

- Chi phí giải phóng mặt bằng: 1.210.000.000 đồng;

- Chi phí khác: 384.828.000.000 đồng;

- Chi phí dự phòng: 427.150.000.000 đồng.

b. Hợp phần B: 2.919.119.000.000 đồng.

Trong đó:

- Chi phí xây dựng: 1.622.179.000.000 đồng;

- Chi phí thiết bị:  639.795.000.000 đồng;

- Chi phí rà phá bom mìn: 3.300.000.000 đồng;

- Chi phí sử dụng đất, nối điện, nước: 4.636.000.000 đồng;

- Chi phí khác: 400.006.000.000 đồng;

- Chi phí dự phòng: 249.203.000.000 đồng.

(Chi tiết xem phụ lục kèm theo)

14. Nguồn vốn đầu tư

a. Hợp phần A: Nguồn vốn ngân sách nhà nước (vốn vay ODA và đối ứng trong nước).

b. Hợp phần B:

- Thực hiện Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 11/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Thông báo số 52/TB-VPCP ngày 01/3/2007 của Văn phòng Chính phủ, giao Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam chủ trì huy động vốn để đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng - giai đoạn khởi động.

- Chủ đầu tư căn cứ nội dung dự án, hình thức huy động vốn để xem xét tính hiệu quả của dự án, tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư và triển khai các bước tiếp theo của dự án theo đúng các quy định hiện hành.

15. Hình thức quản lý dự án

- Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.

16. Thời gian thực hiện dự án

- Giai đoạn khởi động: Khởi công trong năm 2009 và hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng năm 2013.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Hợp phần A: Được tách thành 2 tiểu dự án thành phần

1.1. Tiểu dự án A1- Đầu tư xây dựng luồng tàu, vũng quay tàu, đê chắn sóng, đê chắn cát, đường sau cảng.

- Chủ đầu tư: được quyết định khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;

- Thực hiện dự án: Theo quy định hiện hành;

1.2. Tiểu dự án A2- Đền bù, GPMB, tái định cư: do UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.

2. Hợp phần B: (Cầu cảng, đường, bãi trong cảng và các hạng mục khác phục vụ khai thác cảng)

- Chủ đầu tư: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

- Thực hiện dự án: Theo quy định hiện hành.

Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư, Cục trưởng Cục Giám định và QLCLCTGT, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Các Bộ: KH&ĐT, QP, CA, TC, XD, TN&MT, Công thương, KH&CN, Nông nghiệp và PTNT;
- UBND TP. Hải Phòng;
- UBND tỉnh Quảng Ninh;
- TCty TVTK GTVT (TEDI);
- Lưu VT, KHĐT (06).

BỘ TRƯỞNG




Hồ Nghĩa Dũng

 

PHỤ LỤC

CHI TIẾT TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẢNG CỬA NGỪ QUỐC TẾ HẢI PHÒNG (GIAI ĐOẠN KHỞI ĐỘNG)
(Kèm theo Quyết định số 3793/QĐ-BGTVT ngày 22/12/2008 của Bộ GTVT)

TT

Hạng mục công trình

Kinh phí

(triệu VND)

Ghi chú

A

Công trình luồng tàu, đường bộ sau cảng và công trình bảo vệ luồng chạy tàu

4.660.225

- Đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước

I

Phần xõy dựng

3.847.067

 

1

Công trình bảo vệ cảng

3.000.366

 

2

Luồng tàu, khu quay trở tàu

611.523

 

3

Đường bộ sau cảng

235.178

 

II

Chi phớ khỏc

386.038

 

1

Giải phúng mặt bằng

1.210

 

2

Chi phớ khỏc (gồm cả chi phớ RPBM, ...)

384.828

 

III

Chi phớ dự phũng

427.150

 

B

Công trình bến cập tàu, đường bãi nội bộ và các tiện ích phục vụ kinh doanh khai thác cảng

2.919.119

- Vốn Đầu tư do Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam chủ trì huy động

I

Phần xõy dựng

1.622.179

 

1

Bến cập tàu

458.184

 

2

Tôn tạo nền trong cảng

335.176

 

3

Xử lý nền đất yếu

331.450

 

4

Kết cấu bãi trong cảng

238.596

 

5

Kè bảo vệ bãi

58.155

 

6

Nạo vét khu đậu tàu

77.351

 

7

Các công trình kiến trúc và mạng kỹ thuật

123.268

 

II

Phần thiết bị

639.795

 

III

Rà phỏ bom mỡn

3.300

 

IV

Chi phí tiền sử dụng đất, đấu điện, nước

4.636

 

V

Chi phớ khỏc

400.006

 

1

Chi phí khác chư­a bao gồm lãi vay và vốn lưu động ban đầu

226.527

 

2

Lãi vay trong thời gian xây dựng

161.019

 

3

Vốn l­ưu động ban đầu

12.459

 

VI

Chi phớ dự phũng

249.203

 

C

Tổng mức đầu tư (A+B)

7.579.374

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 3793/QĐ-BGTVT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu3793/QĐ-BGTVT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/12/2008
Ngày hiệu lực22/12/2008
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcĐầu tư, Giao thông - Vận tải, Xây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 3793/QĐ-BGTVT

Lược đồ Quyết định 3793/QĐ-BGTVT Dự án đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 3793/QĐ-BGTVT Dự án đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu3793/QĐ-BGTVT
                Cơ quan ban hànhBộ Giao thông vận tải
                Người kýHồ Nghĩa Dũng
                Ngày ban hành22/12/2008
                Ngày hiệu lực22/12/2008
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcĐầu tư, Giao thông - Vận tải, Xây dựng - Đô thị
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 3793/QĐ-BGTVT Dự án đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 3793/QĐ-BGTVT Dự án đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng

                  • 22/12/2008

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 22/12/2008

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực