Quyết định 39/2005/QĐ-BNV

Quyết định 39/2005/QĐ-BNV phê duyệt Điều lệ (sửa đổi) Hội thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 39/2005/QĐ-BNV Điều lệ sửa đổi Hội thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam


BỘ NỘI VỤ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 39/2005/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI) HỘI THỂ THAO ĐẠI HỌC VÀ CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 quy đinh về quyền lập Hội;
Căn cứ Nghị đinh của Chính phủ số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội,
Xét đề nghị của Hội thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam và của Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều lệ Hội thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam đã được Đại hội lần thứ V thông qua ngày 10 tháng 5 năm 2002.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chủ tịch Hội thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG



 
Đặng Quốc Tiến

 

ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI)

HỘI THỂ THAO ĐẠI HỌC VÀ CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM
(Kèm theo Quyết định Số39/2005/QĐ-BNV do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký ngày 13 tháng 4 năm 2005 về việc phê duyệt Điều lệ Hội Thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam).

Chương 1:

TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH

Điều 1. Tên gọi:

Tên hội là: Hội Thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam.

Tên tiếng Anh: ASSOCIATION UNI- VERSITY SPORTS OF VIETNAM.

Tên gọi tắt là: AUSV.

Biểu tượng của Hội là chữ "U” nghiêng ba nét theo hình một nửa sân vận động, phía trên là quốc kỳ Việt Nam (có mẫu kèm theo).

Điều 2. Tôn chỉ mục đích:

Hội thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức thể thao quần chúng, tự nguyện của sinh viên, học sinh và cán bộ đang học tập, công tác trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các cơ quan quản lý và nghiên cứu giáo dục. Hoạt động của Hội nhằm tuyên truyền vận động, tổ chức và hướng dẫn cán bộ, học sinh, sinh viên tham gia tập luyện thể dục thể thao, rên luyện sức khỏe, thể lực và nâng cao thành tích thể thao nhằm góp phần phục vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 3. Tổ chức hoạt động:

Hội hoạt động tuân thủ đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, theo Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức hoạt động và quản lý Hội. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tiền Đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng nhà nước, trụ sở đặt tại Hà Nội. Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Việt Nam được gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực về lĩnh vực thể dục thể thao sinh viên, học sinh theo quy định của pháp luật.

Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về lĩnh vực hoạt động của Hội và được sự phối hợp và tạo điều kiện hoạt động của ủy ban Thể dục thể thao, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan.

Điều 4. Tham gia hợp tác quốc tế Hội tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động của mình theo đúng quy định của pháp luật và là thành viên chính thức của:

- Liên đoàn Thể thao Đại học thế giới (Fédération International Sports Univer- sity viết tắt là FISU) .

- Liên đoàn Thể thao Đại học Châu á (Asian University Sports Fédération, viết tắt là AUSF).

- Hội đồng Thể thao Đại học Đông Nam á (Asean University Sports Council, viết tắt là AUSC).

- ủy ban Olympic quốc gia Việt Nam và có mối quan hệ với các Liên đoàn của các môn thể thao trong nước.

Chương 2:

NHIỆM VỤ

Điều 5. Nhiệm vụ chung của Hội là:

1. Tập hợp, vận động, đoàn kết, tuyên truyền giáo dục hội viên và quần chúng về quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và đường lối, chính sách Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về công tác và hoạt động thể dục thể thao.

2. Động viên, tổ chức và hướng dẫn hội viên và mọi đối tượng trong ngành giáo dục và đào tạo tham gia tập luyện và thi đấu thể thao trong các tổ chức cơ sở Hội để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

3. Có kể hoạch và định kỳ tổ chức các hoạt động thể dục thể thao các giải vô địch từng môn thể thao, Đại hội thể dục thể thao sinh viên, học sinh chuyên nghiệp ở cơ sở, khu vực trường và Đại hội thể dục thể thao sinh viên, học sinh chuyên nghiệp toàn quốc.

4. Tham gia tích cực vào công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên thể dục thể thao của ngành. Phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý huấn luyện viên, trọng tài và hướng dẫn viên thể thao nghiệp dư của Hội.

5. Phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện các đội tuyển về các môn thể thao của Hội, đào tạo và bồi dưỡng các vận ộng viên có thành tích thể thao cao để đáp ứng nhiệm vụ thi đấu trong và ngoài nước.

6. Tham gia công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật về thể dục thể thao của ngành nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục thể chất và thể thao cho sinh viên, học sinh các trường.

7. Nghiên cứu và phối hợp với các cơ quan chức năng có kiến nghị với Nhà nước về chủ tr­ương, chính sách khuyến khích phát triển tài năng thể dục thể thao trong học Binh và sinh viên. Hội đại diện, bảo vệ và phục vụ quyền lợi chính đáng của hội viên trong quá trình tham gia tập luyện và thi đấu thể dục thể thao.

8. Tổ chức mối quan hệ đối ngoại của Hội với các tổ chức thể thao đại học của các nước trên thế giới theo quy định của pháp luật nhằm tăng c­ờng tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực thể thao đại học và chuyên nghiệp .

Chương 3:

HỘI VIÊN

Điều 6. Hội viên

Hội viên bao gồm: Công dân Việt Nam đang học tập, công tác tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp công lập và ngoài công lập; cán bộ giáo dục và quản lý giáo dục.

Các sinh viên có quốc tịch nước ngoài đang học tập tại Việt Nam, nếu có nguyện vọng và tuân thủ Điều lệ này thì được kết nạp là Hội viên liên kết.

Những cá nhân, tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp có nhiều đóng góp, ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội hoạt động và nếu có nguyện vọng thì được Hội công nhận là hội viên hoặc tổ chức tài trợ của Hội.

Cán bộ quản lý các cấp của Hội và cộng tác viên tích cực của Hội khi chuyển sang lĩnh vực công tác khác hoặc nghỉ hư­u đều được coi là hội viên danh dự và được ghi tên trong sổ truyền thống của các cấp Hội.

Điều 7. Hội viên có nghĩa vụ:

1. Tích cực tham gia các hoạt động của Hội, chấp hành Điều lệ Hội và đóng hội phí đều đặn.

2. Tích cực tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, rèn luyện thân thể theo lứa tuổi để củng cố và tăng c­ường sức khỏe, nâng cao thể lực, đồng thời phấn đấu để nâng cao thành tích các môn thể thao nhằm phục vụ tốt cho học tập giảng dạy, công tác, lao động và góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ trong tập luyện, thi đấu và giữ gìn phẩm chất đạo đức của người hội viên.

4. Tham gia luyện tập và sinh hoạt đều ở một cơ sở Hội, đồng thời có trách nhiệm giúp đỡ các hội viên khác hoàn thiện về kỹ thuật và nâng cao thành tích các môn thể thao và các mặt khác.

5. Thường xuyên tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội và phát triển hội viên mới.

Điều 8. Hội viên có quyền:

1. Tham gia ý kiến bàn bạc và biểu quyết các công việc của Hội.

2. Bầu cử, đề cử và ứng cử, tuyên truyền giới thiệu người gia nhập Hội.

3. Được ưu tiên sử dụng sân bãi và các ph­ương tiện, dụng cụ thể dục thể thao do Hội hoặc các cơ sở Hội quản lý. Được tham gia tập luyện và thi đấu trong các đội tuyển của Hội về các môn thể dục thể thao theo khả năng và thành tích.

4. Được giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để luyện tập, thi đấu phát triển tài năng thể dục thể thao, tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thể dục thể thao.

5. Được Hội bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp trong hoạt động thể dục thể thao.

6. Được quyền ra khỏi Hội.

7. Các hội viên danh dự và hội viên liên kết không có quyền ứng cử, bầu cử và tham gia biểu quyết các vấn đề của hội.

Chương 4:

TỔ CHỨC CỦA HỘI

Điều 9. Tổ chức, bộ máy của Hội:

Tổ chức của hội bao gồm:

- Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu

- Ban Chấp hành.

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội, Tổng thư ký.

- Ban Kiểm tra.

- Văn phòng Hội.

- Các đơn vị trực thuộc.

Hội Thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam được tổ chức tại Trung ương và địa ph­ương và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện và tự chủ về tài chính.

ở Trung ­ương là Hội Thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam.

ở địa ph­ương là Hội Thể thao đại học và chuyên nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương. Các hội Thể thao đại học và chuyên nghiệp ở các địa ph­ương do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương ra quyết định thành lập, giải thể, phê duyệt Điều lệ, giám sát, kiểm tra theo các quy định của pháp luật.

Tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cơ quan giáo dục (cơ sở) được thành lập các cơ sở hội (Chi hội, Câu lạc bộ...), trung tâm để tổ chức các hoạt động thể dục thể thao theo quy định của Nhà nước. Các cơ sở hội và các đơn vị trực thuộc chịu sự quản lý trực tiếp của Trung ­ương Hội.

Điều 10. Đại hội đại biểu toàn quốc:

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội Thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam.

Đại hội họp thường kỳ 5 năm một lần, Đại hội họp bất thường khi có 2/8 số ủy viên Ban Chấp hành hoặc quá 1/2 số tổ chức cơ sở Hội hoặc 2/3 số hội viên yêu cầu Việc triệu tập Đại hội do Ban Chấp hành quyết định.

Đại hội đại biểu toàn quốc có nhiệm vụ:

- Thông qua báo cáo công tác và tài chính của Ban Chấp hành Trung ­ương Hội nhiệm kỳ tr­ước;

- Quyết định ph­ương hướng nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ tới;

- Bầu Ban Chấp hành Trung ­ương Hội; Ban Kiểm tra;

- Sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ (nếu có).

Điều 11. Ban Chấp hành Trung ương Hội:

- Là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội:

- Họp 6 tháng một lần và có thể họp bất thường khi có yêu cầu của quá nửa số ủy viên Ban Chấp hành hoặc của Ban Thường vụ.

- Ban Chấp hành Trung ­ương Hội có các nhiệm vụ:

- Tổ chức lãnh đạo các hoạt động của Hội theo ph­ương hướng và nhiệm vụ do Đại hội đại biểu toàn quốc thông qua;

- Bầu ra ban Thường vụ, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký (trong số các ủy viên đã trúng vào Ban Thường vụ) bổ nhiệm các Trưởng ban và Chánh Văn phòng;

- Thông qua Điều lệ hoạt động của Hội để trình Đại hội đại biểu toàn quốc phê duyệt;

- Theo dõi, giúp đỡ và kiểm tra các hoạt động của các tổ chức Hội; .

- Tổ chức Đại hội đại biểu thường kỳ hoặc bất thường của Hội;

- Bầu bổ sung hoặc bãi miễn ủy viên Ban Chấp hành Trung ­ương Hội, (số lượng được bầu bổ sung hoặc bãi miễn không được quá 1/2 tổng số ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội bầu ra).

Điều 12. Ban Thường vụ:

- Là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành, điều hành mọi hoạt động thường xuyên của Hội.

- Số lượng ủy viên Thường vụ, số lượng Phó Chủ tịch do Ban Chấp hành Trung ­ương Hội quyết định.

- Họp 3 tháng một lần. Tùy theo tình hình và yêu cầu nhiệm vụ Ban Thường vụ có thể họp mở rộng.

Điều 13. Cơ quan giúp việc cho Ban Chấp hành Trung ương Hội:

- Văn phòng Hội do Tổng thư ký trực tiếp phụ trách có trách nhiệm giúp Ban Thường vụ và Ban Chấp hành điều hành công việc thường xuyên, tổng hợp tình hình hoạt động của các Ban chức năng theo kế hoạch. Chánh Văn phòng là người giúp Tổng thư ký điều hành công tác: văn th­ư, l­ưu trữ, tổng hợp báo cáo tổ chức các Hội nghị của Ban chấp hành Trung ­ương và Ban Thường vụ Hội, làm đầu mối giúp Ban Thường vụ và các Ban chức năng của Hội điều hành các công việc hàng ngày.

- Các Ban chức năng bao gồm:

+ Ban Tổ chức và Tuyên truyền giáo dục.

+ Ban Chuyên môn.

+ Ban Tài chính.

+ Ban Đối ngoại.

Mỗi Ban có Trưởng ban, Phó trưởng ban và các ủy viên. Tùy theo công việc mỗi Ban có thể thành lập các tiểu ban trực thuộc. Trưởng ban phải là ủy viên Chấp hành Trung ­ương Hội và do Ban Thường vụ bổ nhiệm, Phó ban và các ủy viên do Trưởng ban đề nghị và Ban Thường vụ thông qua.

Điều 14. Ban Chấp hành Hội thể thao Đại học và Chuyên nghiệp cấp tỉnh bầu ra Ban Thường vụ: Chủ tịch, các Phó chủ tịch, ủy viên thư ký (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên thư ký bầu trong số ủy viên thường vụ).

Ban Thường vụ điều hành các hoạt động thường xuyên của Hội, Ban Thường vụ họp 3 tháng một lần.

Chương 5:

TÀI CHÍNH CỦA HỘI

Điều 15. Nguồn thu của Hội:

- Hội phí của hội viên do nhà trường (cơ quan) có tổ chức Hội cơ sở đóng góp tính theo đầu sinh viên, học sinh và cán bộ. Mức đóng và kế hoạch sử dụng hội phí do Ban Chấp hành Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp quyết định.

- Kinh phí hỗ trợ của cơ quan bảo trợ.

- Lệ phí tham gia thi đấu các hoạt động ở khu vực trường và toàn ngành do các đơn vị tham gia đóng góp tùy theo điều kiện cụ thể.

- Tiền và hiện vật do các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và các cá nhân khác ở trong và ngoài nước đóng góp hoặc tài trợ.

- Khoản thu do tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, các hoạt động lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học và dịch vụ cung ứng dụng cụ thể dục thể thao.

- Kinh phí hoạt động ở cơ sở do nhà trường (hoặc cơ quan) bảo trợ.

- Các khoản thu khác

Điều 16. Chi phí của Hội:

Các chi phí của Hội bao gồm các khoản chính sau:

- Chi phí cho việc tổ chức các hoạt động thể dục thể thao quần chúng, các giải vô địch từng môn và Đại hội thể dục thể thao của Hội.

- Chi phí cho công tác thi đua khen thưởng.

- Chi phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng vận động viên tổ chức và huấn luyện các đội tuyển và các môn thể thao.

- Chi phí cho các đội tuyển của Hội đi thi đấu ở trong và ngoài nước.

- Chi tiền công cho cán bộ chuyên trách, phụ cấp cho cán bộ kiêm nhiệm của Hội.

- Chi phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện viên, hướng dẫn viên và trọng tài các môn thể thao của Hội.

- Chi phí cho công tác đối ngoại, tuyên truyền.

- Chi phí cho việc cử cán bộ đi công tác cho Hội.

Điều 17. Quản lý tài chính

Tài chính của Hội được quản lý thống nhất theo quy định về tài chính của nhà nước và phải được báo cáo công khai trong các ký họp Đại hội và hội nghị Ban Chấp hành.

Trong trường hợp Hội giải thể thì tài sản của Hội được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

Điều 18. Khen thưởng:

Những cán bộ và hội viên có nhiều thành tích trong hoạt động của Hội, gương mẫu luyện tập rèn luyện sức khỏe hoặc phấn đấu đạt thành tích thể thao cao và những người có công với Hội đều có thể được các cấp Hội xét khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước khen thưởng:

Tổ chức Hội các cấp có nhiều thành tích trong chỉ đạo và tổ chức các hoạt động đ­a phong trào thể dục thể thao của cơ sở, khu vực có nhiều tiến bộ được địa ph­ương công nhận sẽ được xét khen thưởng, hoặc đề nghị các cơ quan nhà nước khen thưởng.

Điều 19. Kỷ luật:

Hội viên và tổ chức Hội hoạt động trái với Điều lệ Nghị quyết của Hội, vi phạm đạo đức thể thao, làm tổn th­ương tới danh dự và uy tín của Hội sẽ tùy theo mức độ nặng nhẹ mà xét các hình thức kỷ luật.

Chương 7:

HIỆU LỰC VÀ SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ

Điều 20. Hiệu lực và sửa đổi Điều lệ Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi Điều lệ.

Bản Điều lệ này gồm 7 chương 20 điều đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V thông qua ngày 10 tháng 5 năm 2002./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 39/2005/QĐ-BNV

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu39/2005/QĐ-BNV
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành13/04/2005
Ngày hiệu lực05/05/2005
Ngày công báo20/04/2005
Số công báoSố 15
Lĩnh vựcGiáo dục, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 39/2005/QĐ-BNV

Lược đồ Quyết định 39/2005/QĐ-BNV Điều lệ sửa đổi Hội thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 39/2005/QĐ-BNV Điều lệ sửa đổi Hội thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu39/2005/QĐ-BNV
                Cơ quan ban hànhBộ Nội vụ
                Người kýĐặng Quốc Tiến
                Ngày ban hành13/04/2005
                Ngày hiệu lực05/05/2005
                Ngày công báo20/04/2005
                Số công báoSố 15
                Lĩnh vựcGiáo dục, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 39/2005/QĐ-BNV Điều lệ sửa đổi Hội thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 39/2005/QĐ-BNV Điều lệ sửa đổi Hội thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam

                        • 13/04/2005

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 20/04/2005

                          Văn bản được đăng công báo

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 05/05/2005

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực