Quyết định 39/2008/QĐ-UBND

Quyết định 39/2008/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2007 - 2012”

Nội dung toàn văn Quyết định 39/2008/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Xây dựng nâng cao chất lượng


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2008/QĐ-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 04 tháng 02 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2007 - 2012”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

Căn cứ Quyết định 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”;

Căn cứ Nghị quyết của Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Ninh Thuận lần thứ XI; Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Tỉnh ủy Ninh Thuận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tỉnh Ninh Thuận và Chương trình hành động số 02-CTHĐ/TU ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Tỉnh ủy Ninh Thuận về việc thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 07/TTr-SGD&ĐT-TCCB ngày 07 tháng 01 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2007 - 2012”, với nội dung cơ bản như sau:

1. Mục tiêu chung: xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu; đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề; đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Phấn đấu đến năm 2010, số lượng giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn: Mầm non: đạt chuẩn 90%, trong đó trên chuẩn 20%; Tiểu học: đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 50%; Trung học cơ sở: đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 70%; Trung học phổ thông: đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 10%; Trường Cao đẳng Sư phạm: đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 40%;

b) Về phát triển Đảng trong trường học: đảng viên: 25% so với tổng số cán bộ, giáo viên; 80% trường phổ thông có chi bộ Đảng;

c) Cán bộ quản lý giáo dục: đủ về số lượng; 100% cán bộ được bổ nhiệm đạt các tiêu chuẩn: trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực công tác, được bồi dưỡng về quản lý giáo dục, lý luận chính trị theo quy định.

d) Khắc phục sự hẫng hụt về cán bộ, nhất là cán bộ chuyên môn giỏi, nòng cốt cho các bộ môn; đảm bảo kế tục giữa các thế hệ; đủ giáo viên giảng dạy các cấp học, không còn tình trạng thừa thiếu giả tạo.

3. Yêu cầu: xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân; trong đó, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, các cấp quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt. Vì vậy, ngành giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức to lớn trong việc tổ chức triển khai, sơ kết, tổng kết, thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và Chương trình hành động số 02-CTHĐ/TU ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Tỉnh ủy Ninh Thuận về việc thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng được cụ thể hoá trong Đề án; đảm bảo Đề án được triển khai thực hiện có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

4. Thời gian thực hiện đề án: từ năm học 2007-2008 đến năm học 2011 - 2012.

Điều 2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và các huyện, thành phố tổ chức, triển khai thực hiện đề án; rà soát, sắp xếp biên chế; đánh giá đội ngũ cán bộ, giáo viên theo tinh thần Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ Nội vụ và Quyết định số 11/1998/TCCP-CCVC ngày 05 tháng 12 năm 1998 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ);

b) Giao chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng hằng năm cho các đơn vị; liên kết mở các lớp tại địa phương, tiến hành cử cán bộ, giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch;

c) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các chính sách thu hút giáo viên (nhất là giáo viên Trung học phổ thông) về công tác lâu dài tại tỉnh nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu;

d) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đã nêu trong Chương trình hành động số 02-CTHĐ/TU ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Tỉnh ủy - được cụ thể hoá trong Đề án;

đ) Phối hợp với Sở Nội vụ rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Trường Cao đẳng Sư phạm theo hướng tinh giản, chất lượng, hiệu quả; liên kết với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng phân hiệu tại Ninh Thuận.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo khảo sát, đánh giá, dự báo, điều chỉnh nhu cầu đội ngũ giáo viên các cấp hằng năm cho phù hợp;

b) Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch đào tạo hằng năm của tỉnh, của Trường Cao đẳng Sư phạm cho phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương, đáp ứng việc thực hiện các chỉ tiêu nêu trong Đề án.

3. Sở Tài chính:

a) Chủ trì hướng dẫn, cân đối, bố trí ngân sách, huy động các nguồn tài chính nhằm đảm bảo thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đạt các chỉ tiêu đã đề ra;

b) Xây dựng kế hoạch kinh phí phục vụ cho việc khảo sát, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục khi triển khai thực hiện Đề án;

c) Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, xây dựng kế hoạch kinh phí nhằm giải quyết chế độ cho những người không đáp ứng yêu cầu theo chế độ tinh giản biên chế của các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục và đào tạo của tỉnh.

4. Sở Nội vụ:

a) Xây dựng kế hoạch biên chế, quản lý và sử dụng viên chức một cách hiệu quả; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu nêu trong Đề án;

b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu biên chế theo năm học để các đơn vị chủ động trong việc tuyển dụng viên chức;

c) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế; tăng cường công tác thanh kiểm tra ở các địa phương, đơn vị; rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy và biên chế của các cấp quản lý giáo dục, của Trường Cao đẳng Sư phạm.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

a) Căn cứ Đề án và đặc điểm tình hình của địa phương, tiến hành xây dựng Đề án, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện các chỉ tiêu cho địa phương mình để đến năm 2012 đạt các chỉ tiêu đã đề ra;

b) Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo xét tuyển viên chức đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn; xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ và hằng năm cần rà soát, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp; chủ động trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý còn thiếu ở các đơn vị; xây dựng đề án phát triển đội ngũ, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia;

c) Phối hợp cấp ủy các địa phương, chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 34-CT/TW, củng cố, xây dựng tổ chức Đảng và các tổ chức xã hội trong trường học; phát triển đảng viên trong trường học.

6. Các sở, ban, ngành liên quan:

a) Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp;

b) Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện khuyến học, khuyến tài, xã hội hoá giáo dục.

7. Trường Cao đẳng Sư phạm:

a) Chủ động có phương án rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của trường theo hướng tinh giản, chất lượng, hiệu quả; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo;

b) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chú trọng các đề tài phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học phổ thông; nghiên cứu các đề tài phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương;

c) Xây dựng đề án xây dựng trường thực hành sư phạm; tiếp tục cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo, tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;

d) Nghiên cứu, đề xuất mở rộng qui mô, ngành nghề đào tạo, thực hiện đào tạo theo địa chỉ; đề xuất các nội dung và loại hình liên kết đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cho địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký .

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giáo đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Thanh

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2007 - 2012

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghị quyết Đại hội Đảng X đã nêu rõ định hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010 là: “Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo". Định hướng này đã được cụ thể hoá trong mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 với nội dung chủ yếu là: tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đẩy nhanh tiến độ phổ cập trung học cơ sở, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp, bậc học và trình độ đào tạo.

Để đạt được mục tiêu trên, cần tập trung thực hiện hệ thống giải pháp đồng bộ liên quan đến nguồn lực giáo dục, động lực của đội ngũ. Một trong những giải pháp trọng tâm là xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mà cốt lõi là đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng đội ngũ.

Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, phải chăm lo sự nghiệp “trồng người” như Bác Hồ đã dạy, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Vì vậy, muốn thực hiện chiến lược “trồng người”, trước hết phải xây dựng và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Người thầy phải giỏi về chuyên môn, đảm bảo về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp để đào tạo tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Trong quá trình phát triển giáo dục và đào tạo, quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là khẳng định vai trò quyết định của nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong việc điều hành hệ thống giáo dục ngày càng mở rộng và phát triển.

Trong giai đoạn mới của sự nghiệp phát triển giáo dục, với bối cảnh quốc tế chứa đựng nhiều thời cơ và thách thức, trước những yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và xu thế hội nhập, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược giáo dục.

Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) là đội ngũ đông đảo nhất, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Công tác giáo dục liên quan mọi cấp, mọi ngành, mọi gia đình và toàn xã hội. Vì vậy, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể, là một bộ phận quan trọng công tác cán bộ của Đảng. Trong đó, ngành giáo dục và đào tạo giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức và thực hiện.

Nhận thức đúng đắn vị trí giáo dục là quốc sách hàng đầu, những năm qua, ngành giáo dục tỉnh nhà đã được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các ngành quan tâm, đã có nhiều giải pháp nhằm từng bước xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý có chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được đầu tư, đảm bảo nhu cầu học tập của học sinh, bước đầu đã có những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy - học. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới của sự phát triển kinh tế - xã hội và xu thế hội nhập, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh nhà còn nhiều bất cập.

Do nhu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau; cơ cấu, số lượng và chất lượng còn nhiều bất cập. Mặt khác, trước yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đổi mới, số lượng cán bộ quản lý và giáo viên chưa đạt chuẩn còn nhiều, cơ cấu các bộ môn, trình độ, độ tuổi giữa các vùng, miền còn mất cân đối; tỉ lệ giáo viên/lớp từng bậc học, cấp học còn thấp so với quy định của Bộ; số lượng giáo viên dạy cấp trung học, nhất là trung học phổ thông (THPT) còn thiếu nhiều so với nhu cầu. Một số giáo viên bộ môn cấp THPT như: Vật lý, Thể dục - Quốc phòng, Địa lý thiếu trầm trọng do không có nguồn tuyển.

Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tính gương mẫu về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên chưa cao. Công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng còn nhiều bất cập; công tác phát triển đảng viên trong trường học theo Chỉ thị số 34 của Bộ Chính trị, nhiều lúc, nhiều nơi chưa được chú trọng. Số lượng chi bộ giáo dục sinh hoạt độc lập so với số lượng các đơn vị toàn ngành còn thấp.

Từ thực trạng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh nhà nêu trên, trước yêu cầu của sự phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đòi hỏi phải xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mà trọng tâm là đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (gọi tắt là Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư);

- Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010” (gọi tắt là Quyết định số 09);

- Nghị quyết số 08/NQ-BCSĐ ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2007 đến năm 2015;

- Thông tư số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

- Các văn bản của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

- Nghị quyết của Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ Ninh Thuận lần thứ XI;

- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Tỉnh ủy Ninh Thuận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tỉnh Ninh Thuận.

- Chương trình hành động số 02-CTHĐ/TU ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

Phần 1.

THỰC TRẠNG GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

I. Tình hình giáo viên và CBQLGD năm học 2006 - 2007: (chi tiết xem Phụ lục 1).

1. Về số lượng:

a) Giáo viên:

- Tổng số cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên, nhân viên văn phòng năm học 2006 - 2007 (tính đến tháng 4 năm 2007, trong biên chế ) là: 7.074 người. Trong đó, CBQL: 548, giáo viên: 5.980, nhân viên văn phòng: 546.

- Năm học 2006 - 2007, theo tinh thần Thông tư số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, toàn tỉnh thiếu khoảng 1.015 giáo viên và nhân viên ở các trường phổ thông. Trong đó: giáo viên phổ thông còn thiếu 552 và nhân viên thiếu 463 người.

Cụ thể như sau:

Cấp học

Tổng số

Giáo viên

Nhân viên

Ghi chú

Tiểu học

403

131

251

 

Trung học cơ sở

368

208

158

 

Trung học phổ thông

252

201

48

 

Trung tâm

18

12

6

 

Cộng

1.041

552

463

 

+ Số giáo viên Tiểu học thiếu chủ yếu là giáo viên môn Mỹ thuật và Âm nhạc. Cấp Trung học cơ sở giáo viên thiếu nhiều nhất là giáo viên các môn: Công nghệ, Toán, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý. Cấp THPT thiếu nhiều nhất giáo viên các môn: Thể dục - Quốc phòng, Địa lý, Vật lý, Hoá học, Tin học.

+ Nhân viên văn phòng thiếu: 463 người, chủ yếu là nhân viên văn phòng ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở;

b) Cán bộ quản lý giáo dục các cấp: (chi tiết xem Phụ lục 2)

- Theo quy định tại Thông tư số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, CBQL và nhân viên văn phòng các đơn vị còn thiếu. Tuy nhiên vì mới triển khai Thông tư nên năm học tới các đơn vị sẽ bổ sung.

3. Về chất lượng:

a) Giáo viên:

* Đạt chuẩn, trên chuẩn: (chi tiết xem Phụ lục 3)

- Nhìn chung, tỉ lệ đạt chuẩn của giáo viên các cấp học cao so với mặt bằng chung toàn quốc. Trong đó, đáng chú ý là tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn của Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở tăng lên rõ rệt so với những năm trước đây nhờ tổ chức liên kết đào tạo nhiều hình thức, đặc biệt là hình thức đào tạo từ xa được xã hội hoá.

- Tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo của giáo viên năm học 2006 - 2007: Mầm non: 91,30% (năm học 2005 - 2006: 79,8%; toàn quốc: 77,5%); Tiểu học: 87,57% (toàn quốc: 96,50%); Trung học cơ sở: 97,96% (năm học 2005 - 2006: 97,3%; toàn quốc: 94,90%); THPT: 100% (năm học 2005 - 2006: 99,5%; toàn quốc: 97,10%); Trong đó, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn so với tổng số giáo viên cấp học: Mầm non: 7,64%, Tiểu học: 47,54%, Trung học cơ sở: 37,56%, THPT: 0,15%.

- Nếu tính độ tuổi của giáo viên theo từng cấp học, thứ tự tỉ lệ từ cao đến thấp như sau: từ 45 tuổi trở xuống: Tiểu học (91,34%), THPT (89,83%), Mầm non (88,96%), Trung học cơ sở (88,61%), bình quân chung: 90,03%; từ 46 - 50: Trung học cơ sở (13,22%), THPT (10,15%), Mầm non (9,13%), Tiểu học (7,51%), bình quân chung: 6,86%; trên 50 tuổi: THPT (5,23%), THCS (3,23%), Tiểu học (2,69%), Mầm non (1,91%), bình quân chung: 3,11%.

* Đánh giá, xếp loại giáo viên: (chi tiết xem Phụ lục 4)

- Qua đánh giá, xếp loại giáo viên Mầm non, phổ thông theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ Nội vụ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ loại trên trung bình khá cao. Cụ thể toàn ngành:

Ngành học, cấp học

Kết quả phân loại giáo viên

Xuất sắc

Loại khá

Loại trung bình

Loại kém

 

Tổng số

Tỉ lệ %

Tổng số

Tỉ lệ %

Tổng số

Tỉ lệ %

Tổng số

Tỉ lệ %

Mầm non

158

26.07

383

63.20

64

10.56

1

0.17

Tiểu học

1.056

36.64

1.605

55.69

213

7.39

8

0.28

Trung học cơ sở

1.060

46.99

1.048

46.45

139

6.16

9

0.40

Trung học phổ thông

318

38.22

405

48.68

99

11.90

10

1.20

Các trung tâm

47

43.52

61

56.48

0

0.00

0

0.00

Tổng cộng

2.639

39.48

3.502

52.39

515

7.70

28

0.42

* Nhận xét chung:

- Đội ngũ nhà giáo các cấp có tỉ lệ trẻ (<45 tuổi)="" cao,="" đặc="" biệt="" những="" huyện="" thành="" lập="" sau,="" huyện="" miền="" núi="" số="" lượng="" giáo="" viên="" trẻ="" cao,="" tỉ="" lệ="" giáo="" viên="" trên="" 45="" tuổi="" rất="" ít.="" trong="" khi="" đó,="" thành="" phố="" thì="" ngược="" lại.="" điều="" đó="" chứng="" tỏ="" những="" năm="" qua,="" ngành="" dành="" nhiều="" ưu="" tiên="" cho="" các="" huyện="" miền="" núi,="" thành="" lập="" sau;="" tỉ="" lệ="" tính="" theo="" độ="" tuổi="" không="" đồng="" đều="" giữa="" các="">

- Hầu hết giáo viên được đánh giá xếp loại loại khá (52,39%), xuất sắc (39,48%), tổng cộng 2 loại: 91,87%; số còn lại loại trung bình (7,7%), kém rất ít (0,42%), tổng cộng 2 loại: 8,12%.

- Số giáo viên xếp loại kém chủ yếu là bị kỷ luật, chưa chuẩn về trình độ chuyên môn, không đảm bảo sĩ số học sinh lên lớp, chuẩn bị bài dạy, ...

b) Cán bộ quản lý giáo dục: (chi tiết xem Phụ lục 2)

- Trình độ chuẩn: hiện còn một số CBQL (nhất là cấp Tiểu học) chưa chuẩn, nhưng lớn tuổi chuẩn bị nghỉ hưu; số khác đang học từ xa. Cụ thể: Mầm non: còn 7,77%; Tiểu học: 10,18%; THCS: 2,56%; THPT: 00.

Như vậy, về tỉ lệ đạt chuẩn trình độ chuyên môn đội ngũ CBQLGD tỉnh nhà tương đối cao (chỉ có Tiểu học còn thấp).

- Về phát triển đảng viên: tỉ lệ chung: 72,08%, thấp nhất là CBQL ngành học Mầm non (49,51%).

- Về bồi dưỡng quản lý giáo dục: 50%; lý luận chính trị: 16,42%; Tin học (có chứng chỉ từ A trở lên): 16,97% so với tổng số CBQL.

Hầu hết CBQL lớn tuổi nên việc bồi dưỡng về Tin học có nhiều khó khăn.

II. Nhận xét, đánh giá tình hình đội ngũ và so sánh với chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2012: (chi tiết xem Phụ lục 5).

Từ các bảng thống kê tổng hợp tình hình giáo viên hiện có nêu ở các mục trên, ta có nhận xét:

1. Về số lượng

- Đối với giáo viên Mầm non: do cơ chế hợp đồng theo Thông tư số 05/2003/TTLT/BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn một số chính sách phát triển giáo dục mầm non, kinh phí “lấy thu bù chi” là chủ yếu nên các đơn vị có xu hướng dồn lớp, số giáo viên còn thiếu 85 giáo viên là tính theo tỉ lệ giáo viên/lớp bình quân. Thực tế nguồn giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu;

- Đối với giáo viên Tiểu học: hiện nay thiếu giáo viên dạy Âm nhạc và Mỹ thuật, nhưng nguồn giáo viên Tiểu học cơ bản còn nhiều (khoảng trên 60 người) do những năm trước đây chưa có dự báo chính xác nên đào tạo chưa theo yêu cầu thực tế. Sự mất cân đối này sẽ được khắc phục trong những năm tới bằng việc tăng chỉ tiêu đào tạo cho Trường Cao đẳng Sư phạm của tỉnh;

- Giáo viên cấp Trung học: do số giờ chuẩn thay đổi (Thông tư số 35) và số giờ chuẩn cho từng bộ môn thay đổi nhiều (xem bảng tính tỉ lệ giáo viên/lớp), đưa bộ môn Tin học vào chính khoá nên tỉ lệ giáo viên/lớp một số bộ môn thay đổi. Từ đó, dẫn đến tăng giáo viên, góp phần làm mất cân đối về số lượng giáo viên giữa các bộ môn. Mặt khác, do giáo viên Trung học cơ sở dạy 2 môn, nên việc xác định số lượng giáo viên cho từng môn để xây dựng kế hoạch đào tạo là khó khăn.

+ Cấp Trung học cơ sở: hiện còn thiếu 208 giáo viên các bộ môn nhưng thiếu nhiều các môn tự nhiên: Công nghệ, Toán, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý.

+ Cấp Trung học phổ thông (THPT): những năm qua, hầu hết các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long thiếu giáo viên THPT một số bộ môn (phụ thuộc lượng sinh viên tốt nghiệp các Trường Đại học Sư phạm ít), không chủ động trong việc tạo nguồn nên tỉnh ta còn thiếu 201 giáo viên các bộ môn. Trong đó, có những bộ môn thiếu ít giáo viên (Địa lý (19), Vật lý (14)), nhưng mang tính chất gay gắt vì sinh viên tốt nghiệp ít, trong khi đó các tỉnh khác cũng thiếu, nên số lượng sinh viên tốt nghiệp về tỉnh công tác rất ít. Năm học 2006 - 2007 giáo viên thiếu nhiều nhất giáo viên các môn: Thể dục - Quốc phòng, Địa lý, Vật lý, Hoá học, Tin học (môn mới triển khai từ năm học 2005 - 2006 nên nguồn giáo viên chưa để đáp ứng kịp thời cho các địa phương).

* Vì những lý do nêu trên, giáo viên cấp Trung học thiếu và mất cân đối giữa các bộ môn; Trường Cao đẳng Sư phạm chưa chủ động trong việc khảo sát thực tế, đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm đào tạo theo địa chỉ nên giáo viên Trung học cơ sở còn thiếu một số bộ môn.

2. Về chất lượng:

- Hiện nay cơ cấu đội ngũ giáo viên vẫn còn một số bất cập: giáo viên theo vùng miền vẫn còn chênh lệch về trình độ tay nghề (các huyện miền núi giáo viên trẻ nhiều); giáo viên các bộ môn đặc thù và các môn cơ bản còn thiếu nhiều (nhất là cấp THPT); giáo viên mầm non hiện trong biên chế chiếm khá đông, nhất là ở thành phố;

- Chất lượng đội ngũ nhìn chung đảm bảo cho công tác dạy - học. Theo đánh giá của các đơn vị, tỉ lệ xuất sắc, khá cao; tỉ lệ kém rất ít. Tuy vậy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới, cần tăng cường công tác tư tưởng chính trị, nâng cao tinh thần tự học, tự rèn; đặc biệt về tay nghề và lương tâm trách nhiệm.

3. Phát triển Đảng trong trường học: (chi tiết xem Phụ lục 6).

- Năm học 2006 - 2007 (tính đến tháng 12 năm 2006), toàn ngành (kể cả cơ quan Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo) có 1.201 đảng viên/685 cán bộ công chức, viên chức, tỉ lệ : 15,63%; có 130 chi bộ/276 đơn vị, tỉ lệ: 47,10%;

- Nếu tính riêng các trường phổ thông: 198 trường, 113 chi bộ trong trường, tỉ lệ: 57,07%; với 1.005 đảng viên/6.647 cán bộ viên chức (15,12%). Cụ thể tỉ lệ đảng viên/tổng số cán bộ viên chức theo cấp học: Mầm non: 10,91%; Tiểu học: 16,56%; Trung học cơ sở: 11,93%; THPT: 17,69%; các trung tâm: 26,43%; Trường Cao đẳng Sư phạm: 31,91%; các cơ quan quản lý giáo dục: 53,06%.

* Nhận xét:

- Những đơn vị “trắng” đảng viên hoặc có 1 - 2 đảng viên, nhất là đảng viên không phải là cán bộ lãnh đạo của đơn vị, thì việc phát triển đảng viên rất khó khăn hoặc kéo dài. Những đơn vị có chi bộ thì đơn vị đó không những mạnh về công tác quản lý, chuyên môn, mà công tác xây dựng và phát triển đảng viên rất tốt. Cụ thể, các đơn vị trực thuộc Sở, 100% đều có chi bộ nên công tác phát triển đảng viên rất tốt;

- Đơn vị nào có đội ngũ đảng viên đảm bảo chất lượng, có chi bộ sinh hoạt độc lập thì phong trào của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức quần chúng mạnh và thuận lợi cho công tác phát triển đảng viên.

III. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục 2000 - 2006:

1. Về đào tạo chính quy, tập trung: (chi tiết xem Phụ lục 7).

- Từ năm 2000 đến 2006: Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận đã đào tạo được 1.475 giáo viên (chi tiết ở Phụ lục); trong đó:

- Mầm non: 275 giáo viên (Cao đẳng Sư phạm: 409 giáo viên);

- Phổ thông: Tiểu học: 407 giáo viên (Cao đẳng Sư phạm tiểu học: 252 giáo viên, Trung học cơ sở: 793 giáo viên;

- Liên kết đào tạo giáo viên THPT: 388 giáo viên;

- Tổng cộng: 1.863 giáo viên.

2. Đào tạo chuẩn hoá và nâng chuẩn:

- Nâng chuẩn đào tạo lên trình độ Đại học Sư phạm (hình thức chuyên tu, liên kết với Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) cho 136 giáo viên ngành Văn, Toán Trung học cơ sở;

- Đào tạo trên chuẩn (hình thức chuyên tu, liên kết với Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) trình độ Đại học Sư phạm tiểu học cho 76 CBQL, giáo viên nòng cốt ở tiểu học;

- Qua hình thức đào tạo từ xa do Đại học Huế tổ chức, đến nay đã có 1.315 cán bộ, giáo viên tốt nghiệp đại học (trong đó Tiểu học: 752, Trung học cơ sở: 563). Hiện còn 842 cán bộ, giáo viên đang học tại các lớp đại học từ xa (trong đó Mầm non: 306, Tiểu học: 169, Trung học cơ sở: 367);

- Tại Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận có 829 giáo viên Tiểu học, Mầm non học chuẩn hoá và trên chuẩn (trong đó Mầm non: 145, Tiểu học: 684 giáo viên). Hiện đã có 304 giáo viên tốt nghiệp ra trường;

- Liên kết với Trường Cao đẳng Văn hoá - Nghệ thuật Khánh Hoà tổ chức đào tạo 73 cán bộ thư viện ở trình độ Trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo cấp bằng Trung cấp chuyên nghiệp thứ 2 về Âm nhạc, Mỹ thuật cho khoảng 90 giáo viên Tiểu học để dạy kiêm nhiệm 2 bộ môn này.

3. Bồi dưỡng cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ:

Công tác bồi dưỡng cập nhật chuyên môn nghiệp vụ hằng năm được tổ chức thường xuyên trong năm học tập trung trong các hè gồm:

- Bồi dưỡng về đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 11 cho tất cả giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở, THPT có khoảng 125.000 lượt giáo viên Tiểu học; 6.000 lượt giáo viên Trung học cơ sở; 1.400 giáo viên THPT;

- Tập huấn về sử dụng thiết bị dạy học theo chương trình mới và máy tính cầm tay cho khoảng 15.000 lượt giáo viên;

- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III cho khoảng 2.500 giáo viên THPT và Trung học cơ sở;

- Bồi dưỡng cấp Chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm cho 83 giáo viên chưa qua nghiệp vụ sư phạm;

- Tập huấn nâng cao năng lực cho khoảng 965 lượt giáo viên THPT;

- Bồi dưỡng tiếng dân tộc Raglay cho 100 cán bộ, giáo viên Tiểu học, Mầm non huyện Bác Ái và bồi dưỡng tiếng Chăm cho trên 200 lượt cán bộ, giáo viên toàn tỉnh;

- Ngoài ra trong các hè hằng năm đã tổ chức bồi dưỡng chính trị hè, các lớp bổ trợ chương trình sách giáo khoa mới, các lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, THPT và cán bộ các Trung tâm Học tập cộng đồng trong tỉnh.

4. Đào tạo, bồi dưỡng khác:

- Thạc sĩ: toàn ngành có 21 thạc sĩ, 1 tiến sĩ; đang học thạc sĩ: 9; tiến sĩ: 2;

- Lý luận chính trị: tính đến tháng 4 năm 2007 có 24 cán bộ, giáo viên có trình độ đại học, 7 cao cấp (hoặc tương đương), trung cấp: 87. Hiện có 58 cán bộ, giáo viên đang học lớp lý luận chính trị trung cấp và 1 lý luận chính trị cao cấp (khoá 2006 - 2007);

- Quản lý giáo dục, quản lý Nhà nước: hiện có 281 cán bộ, giáo viên đã được bồi dưỡng quản lý giáo dục, quản lý Nhà nước. Riêng 2 năm vừa qua có 15 cán bộ học bồi dưỡng CBQL ở Học viện Quản lý cán bộ Trung ương (Phân hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh).

5. Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng:

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã bám sát, thực hiện khá tốt chủ trương, định hướng của Đảng và nhà nước, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời vận dụng linh hoạt trên cơ sở nắm chắc tình hình thực tiễn bậc phổ thông, Mầm non ở địa phương;

- Công tác đào tạo được xây dựng có quy hoạch, kế hoạch; có tính đến việc giải quyết tình hình thiếu giáo viên trước mắt và đón đầu kế hoạch phát triển. Sự bất cập giữa đào tạo với sử dụng không quá lớn;

- Việc phân ngành đào tạo đã thực hiện đào tạo chuyên giáo viên chuyên một môn đối với môn các môn cơ bản; ghép hai môn phù hợp với mã ngành học được Bộ cho phép. Việc ghép môn phù hợp với nội dung, chương trình đào tạo, phù hợp với đặc thù;

- Kết quả tuyển sinh phù hợp với chỉ tiêu được giao, không vượt quá quy định. Chất lượng tuyển sinh tốt, tỷ lệ chọi khá cao, công tác thi tuyển nghiêm túc;

- Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận đã thực hiện tốt quá trình đào tạo, thực hiện nghiêm túc chương trình các môn học. Trường đã có nhiều biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng. Công tác giáo dục toàn diện đã được chú ý thực hiện tốt;

- Công tác kiến tập, thực tập sư phạm tập trung đã được phối hợp thực hiện tốt. Công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho giáo sinh đã được chú ý;

- Kết quả qua 6 năm 2000 - 2006 đã tuyển sinh đào tạo 1.863 giáo sinh, trong đó đã tốt nghiệp ra trường 1.508 giáo sinh;

- Công tác bồi dưỡng cán bộ, giáo viên đã thực hiện chủ động, đón đầu và phục vụ tốt yêu cầu phát triển, quy mô bồi dưỡng rất lớn (hầu như tất cả giáo viên, CBQL đều dược bồi dưỡng hằng năm); chất lượng bồi dưỡng khá tốt, phát huy được tính tích cực của người học, tăng cường thực hành thực tiễn, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển giáo dục.

IV. Nguyên nhân của những yếu kém:

1. Về khách quan:

- Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), do nhu cầu phát triển giáo dục, phải có người quản lý các cơ sở giáo dục và giáo viên đứng lớp nên đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tuyển dụng từ nhiều nguồn với trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm khác nhau; cơ cấu, số lượng và chất lượng còn nhiều bất cập. Mặt khác, do tình trạng thiếu giáo viên nhiều năm, nên việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng chuẩn còn nhiều hạn chế. Do đó, tình trạng giáo viên chưa đạt chuẩn đồng bằng cao hơn miền núi.

- Chế độ chính sách đối với CBQLGD còn nhiều bất cập, chưa động viên được CBQLGD. Việc CBQLGD không được hưởng phụ cấp ưu đãi đã tác động đến tâm tư và động lực làm việc của đội ngũ.

2. Về chủ quan:

- Chưa chủ động trong công tác dự báo; chỉ tiêu giao cho Trường Cao đẳng Sư phạm chưa sát thực tế; các ngành nghề chưa gắn liền với nhu cầu trực tiếp, bức thiết của địa phương. Do đó, việc đào giáo viên có năm sinh viên ra trường có bộ môn thừa, có giáo viên bộ môn thiếu;

- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng thiếu thường xuyên; một bộ phận nhà giáo chưa tích cực, tự giác, ít phấn đấu tu dưỡng rèn luyện; việc tự học, tự rèn còn nhiều hạn chế;

- Về công tác quy hoạch cán bộ: những năm gần đây tuy được các địa phương chú trọng triển khai thực hiện trong từng giai đoạn, nhưng việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh hằng năm, việc xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, giao việc thử thách, ... còn nhiều bất cập. Do đó, khi cần bổ sung, thay thế CBQL gặp nhiều khó khăn, chưa chủ động về nhân sự;

- Một số đơn vị do thiếu giáo viên, không có người thay thế để đi học các lớp quản lý, lý luận chính trị hoặc người được cử đi học ngại đi học, vì lý do gia cảnh nên khi đề nghị bổ nhiệm không đạt tiêu chuẩn vì chưa được bồi dưỡng về quản lý, lý luận chính trị;

- Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ, ít trường THPT, số lượng giáo viên tuy có thiếu, nhưng giáo viên thiếu từng bộ môn ít, nên rất khó khăn trong việc liên kết đào tạo.

Phần 2.

DỰ BÁO VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

I. Quan điểm, mục tiêu:

1. Quan điểm:

- Bác Hồ nói: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa, Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Muốn thực hiện chiến lược trồng người, trước hết phải xây dựng và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Người thầy phải giỏi về chuyên môn, đảm bảo về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp để đào tạo thế hệ trẻ - nguồn nhân lực cho đất nước;

- Vai trò quyết định của nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong việc điều hành hệ thống giáo dục ngày càng mở rộng và phát triển. Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược giáo dục. Vì vậy, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải đảm bảo chất lượng thực sự; không vì thiếu về số lượng mà hy sinh chất lượng;

- Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu; đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề; đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

b) Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu đến năm 2010, số lượng giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn: Mầm non: đạt chuẩn 90%, trong đó trên chuẩn: 20%; Tiểu học: đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn: 50%; Trung học cơ sở: đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn: 70%; THPT: đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn: 10%; Trường Cao đẳng Sư phạm: đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn: 40%.

- Về phát triển Đảng trong trường học: Đảng viên: 25% so với tổng số cán bộ, giáo viên; 80% trường phổ thông có chi bộ Đảng.

- Cán bộ quản lý giáo dục: đủ về số lượng; 100% cán bộ được bổ nhiệm đạt các tiêu chuẩn: trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực công tác, được bồi dưỡng về quản lý giáo dục, lý luận chính trị theo quy định.

- Khắc phục sự hẫng hụt về cán bộ, nhất là cán bộ chuyên môn giỏi, nòng cốt cho các bộ môn; đảm bảo kế tục giữa các thế hệ; đủ giáo viên giảng dạy các cấp học, không còn tình trạng thừa thiếu giả tạo.

II. Dự báo tình hình giáo viên giai đoạn 2007 - 2012

1. Tính tỉ lệ giáo viên/lớp: (chi tiết từng năm, xem Phụ lục 8).

Từ năm học 2006 - 2007, tỉ lệ giáo dục/lớp được tính bình quân theo Thông tư số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Cụ thể: Mầm non: tính theo Nghị định số 17-HĐBT ngày 30 tháng 01 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ): (mẫu giáo 1 cô/lớp, bán trú: 2 cô/lớp; nhà trẻ: 1 cô/9 cháu); Tiểu học: 1,20 giáo viên/lớp (trong đó, Nhạc - Hoạ 0,15); Trung học cơ sở: 1,90 giáo viên/lớp; THPT: 2,25 giáo viên/lớp.

2. Dự báo trường, lớp, học sinh, giáo viên giai đoạn 2007 - 2012: (Phụ lục số 9, 10, 11, 12 số liệu năm 2006 - 2007 là số liệu thực tế từ các đơn vị).

III. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng (chi tiết từng năm xem Phụ lục 13).

1. Mầm non: năm học 2006 - 2007: đạt chuẩn: 430/471, đạt 91,30%; trong đó, trên chuẩn: 36/471, đạt 7,64%. Từ năm 2007 đến 2012, mỗi năm trung bình cần đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn là: 244 giáo viên; trong đó, trên chuẩn: 67 giáo viên.

2. Tiểu học: năm học 2006 - 2007: đạt chuẩn: 2.345/2.678, đạt 87,57%; trong đó, trên chuẩn: 1273/2678, đạt 47,54%. Từ năm 2007 đến 2012, mỗi năm trung bình cần đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn là: 443 giáo viên; trong đó, trên chuẩn: 37 giáo viên.

3. Trung học cơ sở: năm học 2006 - 2007: đạt chuẩn: 1996/2010, đạt 97,96%; trong đó, trên chuẩn: 755/2.010, đạt 37,56%. Từ năm 2007 đến 2012, mỗi năm trung bình cần đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn là: 191 giáo viên ; trong đó, trên chuẩn: 162 giáo viên.

4. Trung học phổ thông: năm học 2006 - 2007: đạt chuẩn: 688/688, đạt 100%; trong đó, trên chuẩn: 01/688, đạt 0,15%. Từ năm 2007 đến 2012, mỗi năm trung bình cần đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn là: 89 giáo viên ; trong đó, trên chuẩn: 26 giáo viên.

5. Trường Cao đẳng Sư phạm: năm học 2006 - 2007: đạt chuẩn: 64/65, đạt 98,46%; trong đó, trên chuẩn: 17/65, đạt 26,15%. Từ năm 2007 đến 2012, mỗi năm trung bình cần đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn là: 4 giáo viên trên chuẩn.

IV. Dự kiến kinh phí đào tạo hằng năm (chi tiết Phụ lục số 14).

Dự kiến kinh phí trung bình chi cho đào tạo 1 giáo viên: Cao đẳng Sư phạm: 6,5 triệu đồng/năm/sinh viên; Đại học Sư phạm: 7,5 triệu đồng/năm/sinh viên; Thạc sĩ, Tiến sĩ: 7,5 triệu đồng/năm/học viên. Cụ thể:

1. Năm học 2007 - 2008: số giáo viên cần đào tạo bồi dưỡng: 3.246 giáo viên trong đó, trên chuẩn: 1.094 giáo viên; dự kiến kinh phí: 21.342,65 triệu đồng.

2. Năm học 2008 - 2009: số giáo viên cần đào tạo bồi dưỡng: 216 giáo viên; trong đó, trên chuẩn: 66 giáo viên; dự kiến kinh phí: 1.430,65 triệu đồng.

3. Năm học 2009 - 2010: số giáo viên cần đào tạo bồi dưỡng: 54 giáo viên; trong đó, trên chuẩn: 38 giáo viên; dự kiến kinh phí: 405,60 triệu đồng.

4. Năm học 2010 - 2011: số giáo viên cần đào tạo bồi dưỡng : 63 giáo viên; trong đó, trên chuẩn: 21 giáo viên; dự kiến kinh phí : 433,55 triệu đồng.

5. Năm học 2011 - 2012: số giáo viên cần đào tạo bồi dưỡng: 302 giáo viên; trong đó, trên chuẩn: 83 giáo viên; dự kiến kinh phí: 1.985,40 triệu đồng.

Phần 3.

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Các giải pháp:

1. Rà soát, sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ: tiếp tục rà soát, sắp xếp, bố trí và sử dụng đội ngũ tất cả các cấp học, ngành học và cơ quan quản lý giáo dục:

- Trên cơ sở tiêu chuẩn xếp loại giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần tiến hành tổ chức rà soát, sắp xếp, đánh giá, bố trí lại đội ngũ tất cả các đơn vị một cách hợp lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo về số lượng, chất lượng và cân đối cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ giáo dục;

- Trên cơ sở rà soát, sắp xếp, bố trí biên chế hợp lý, giao chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cho các đơn vị; xây dựng phương án giải quyết số cán bộ, giáo viên, nhân viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo các hướng tinh giản biên chế;

- Rà soát, sắp xếp, bố trí biên chế các cơ quan quản lý giáo dục các cấp (Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo) đủ biên chế, năng lực để quản lý, điều hành;

- Xây dựng phương án quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các cấp; luân chuyển cán bộ, đảm bảo bổ nhiệm CBQL phải đủ các tiêu chuẩn: trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, năng lực công tác, được bồi dưỡng về quản lý (quản lý Nhà nước, quản lý giáo dục), lý luận chính trị.

2. Tuyển dụng, thu hút cán bộ, giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng:

- Xây dựng phương án xét tuyển giáo viên hằng năm phải đảm bảo yêu cầu về số lượng và đặc biệt là chất lượng đội ngũ lâu dài; ưu tiên tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm, giáo viên những môn thiếu nhiều vì không có nguồn tuyển (không phân biệt hộ khẩu trong tỉnh hay ngoài tỉnh). Hằng năm, việc tuyển dụng viên chức nói chung và giáo viên nói riêng, phải đảm bảo chất lượng, không vì thiếu giáo viên mà hy sinh chất lượng để những năm sau ảnh hưởng chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục;

- Xây dựng và thực hiện chế độ luân chuyển giáo viên thực hiện nghĩa vụ, điều hoà lực lượng sinh viên mới tốt nghiệp trúng tuyển về các vùng núi, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, vùng thiếu nhiều giáo viên.

- Tham mưu chế độ thu hút những người có trình độ cao, sinh viên tốt nghiệp từ loại khá trở lên về tỉnh công tác; chống hiện tượng “chảy máu chất xám” đi các tỉnh khác. Việc xây dựng chính sách chiến lược thu hút cán bộ, giáo viên có trình độ sau đại học, sinh viên tốt nghiệp phải thực sự: thu hút được người tài, đảm bảo về số lượng, chất lượng đội ngũ, cơ cấu và công bằng trong đãi ngộ.

3. Củng cố, xây dựng Trường Cao đẳng Sư phạm:

- Rà soát, sắp xếp, kiện toàn bộ máy, biên chế của Trường Cao đẳng Sư phạm theo hướng tinh giản (đặc biệt là các phòng, ban, khoa). Kiên quyết trong việc giải quyết số giáo viên, nhân viên dôi dư để đưa ra phổ thông. Gắn việc giảng dạy và học tập của Trường Cao đẳng Sư phạm với quá trình đổi mới giáo dục ở các trường phổ thông, mầm non;

- Củng cố, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận. Tiến hành triển khai thực hiện việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo;

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chú trọng các đề tài phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học phổ thông. Gắn công tác đào tạo ở Trường Cao đẳng Sư phạm với thực tiễn đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay; nghiên cứu các đề tài phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương;

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trường Cao đẳng Sư phạm; xúc tiến hình thành trường thực hành sư phạm tập trung và mạng lưới trường thực tập. Xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng các phòng thí nghiệm, thư viện, mạng máy tính. Triển khai và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy, học tập; tiếp tục đưa đi đào tạo, tăng tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;

- Nghiên cứu đề xuất mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo, cả đối với các ngành ngoài sư phạm; đề xuất các nội dung và loại hình liên kết đào tạo với các trường bạn để đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho địa phương.

4. Xây dựng các chính sách của tỉnh nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng và thu hút cán bộ giáo viên:

- Chính sách hỗ trợ cho cán bộ giáo viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, để đạt chỉ tiêu đào tạo sau đại học, tỉnh cần có chính sách khuyến khích, động viên và hỗ trợ kinh phí cho giáo viên đi học cao học; liên kết đào tạo các lớp sau đại học tại tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia học tập. Có như vậy, đến 2010, cấp THPT và Trường Cao đẳng Sư phạm mới có trên 100 giáo viên đạt trình độ thạc sĩ trở lên (10%);

- Xây dựng chế độ chính sách cụ thể nhằm thu hút cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ sau đại học, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc; những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành mà những năm qua tỉnh còn thiếu nhiều vì không có nguồn tuyển về tỉnh công tác.

5. Đẩy nhanh tiến độ đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn, trên chuẩn bằng nhiều hình thức phù hợp:

- Trên cơ sở dự báo, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo, CBQLGD, xây dựng chỉ tiêu đào tạo mới sát với nhu cầu thực tế, gắn đào tạo với sử dụng, chú trọng các ngành học đặc thù, đón đầu sự phát triển;

- Tăng chỉ tiêu đào tạo để nhanh chóng giải quyết tình hình thiếu giáo viên các cấp trong các năm tới, từng bước khắc phục tình hình thiếu giáo viên THPT hiện nay; chủ động đón đầu việc đổi mới chương trình THPT. Liên kết với trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh để mở các lớp đào tạo theo địa chỉ;

- Đẩy mạnh đào tạo chuẩn hoá và nâng chuẩn bằng các hình thức khác nhau để đạt chỉ tiêu đề ra. Mở rộng hình thức đào tạo từ xa, tăng cường bồi dưỡng cập nhật chuyên môn nghiệp vụ, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên một cách thường xuyên, liên tục. Tăng cường bồi dưỡng về phương pháp dạy học, tập huấn sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học và kỹ năng tự làm đồ dùng dạy học;

- Tăng nhanh tỷ lệ đào tạo thạc sĩ cho giáo viên THPT bằng các hình thức: học tập trung tại các trường, tranh thủ chỉ tiêu của dự án, liên kết mở lớp đặt tại địa phương;

- Bồi dưỡng cho CBQL, giáo viên các kiến thức về Tin học, ngoại ngữ. Khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý. Tăng cường sử dụng các phương tiện nghe, nhìn trong công tác bồi dưỡng giáo viên.

6. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn:

- Rà soát, sắp xếp và quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) các cấp học, ngành học đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cán bộ nguồn. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải đảm bảo các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực công tác theo quy định;

- Triển khai Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2007 - 2012”, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lương tâm, tay nghề để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh nhà;

- Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, mở các lớp về quản lý Nhà nước, quản lý giáo dục, lý luận chính trị bằng hình thức liên kết đào tạo, bồi dưỡng tại tỉnh nhằm tạo điều kiện cho cán bộ quản lý và dự nguồn tham gia với số lượng nhiều;

- Xây dựng kế hoạch thực hiện việc điều động, luân chuyển CBQLGD trong địa bàn theo phân cấp quản lý; thực hiện chế độ bãi nhiệm, miễn nhiệm nếu cán bộ không đáp ứng yêu cầu.

7. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phối hợp các ngành, đoàn thể trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; phát triển đảng viên trong trường học:

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 30 tháng 5 năm 1998 của Trung ương Đảng về tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học; đặc biệt chú trọng phát triển Đảng cho đối tượng là CBQLGD và cán bộ dự nguồn; xây dựng, củng cố tổ chức Đảng và các tổ chức xã hội trong trường học;

- Phối hợp với các tổ chức Đảng địa phương, xây dựng chi bộ trong các trường học; những đơn vị có đủ điều kiện thì thành lập chi bộ sinh hoạt độc lập; giải quyết nhanh chóng việc thẩm tra lý lịch kết nạp đảng viên mới;

- Thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học, ngành học;

- Các chính sách phải đồng bộ trong 3 khâu quan trọng: đánh giá - sàng lọc, đào tạo - bồi dưỡng, sử dụng - đãi ngộ; huy động được nguồn lực thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra.

8. Tăng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện xã hội hoá đào tạo, bồi dưỡng:

- Xây dựng kế hoạch từng giai đoạn, hằng năm, nhằm tập trung và tăng kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng từ ngân sách Trung ương và tỉnh; nhất là đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên các cấp và đào tạo sau đại học cho giáo viên THPT;

- Huy động nguồn lực, thực hiện xã hội hoá về đào tạo; vận động, khuyến khích cán bộ, giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn, học cao học đóng góp một nửa hoặc học tự túc học phí;

- Trên cơ sở tiêu chuẩn xếp loại giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần tiến hành tổ chức rà soát, sắp xếp, đánh giá, bố trí lại đội ngũ tất cả các đơn vị một cách hợp lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo về số lượng, chất lượng và cân đối cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ giáo dục;

- Trên cơ sở rà soát, sắp xếp, bố trí biên chế hợp lý, giao chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cho các đơn vị; xây dựng phương án giải quyết số cán bộ, giáo viên, nhân viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo các hướng tinh giản biên chế;

- Rà soát, sắp xếp, bố trí biên chế các cơ quan quản lý giáo dục các cấp (Sở, Phòng Giáo dục và đào tạo) đủ biên chế, năng lực để quản lý, điều hành;

- Xây dựng phương án quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các cấp; luân chuyển cán bộ, đảm bảo bổ nhiệm CBQL phải đủ các tiêu chuẩn: trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, năng lực công tác, được bồi dưỡng về quản lý (quản lý Nhà nước, quản lý giáo dục), lý luận chính trị.

II. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và các huyện, thành phố tổ chức rà soát, sắp xếp biên chế; đánh giá đội ngũ cán bộ, giáo viên theo tinh thần Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ Nội vụ về đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, phổ thông và Quyết định số 11/1998/TCCP-CCVC ngày 05 tháng 12 năm 1998 của Ban Tổ chức Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ). Giao chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng hằng năm cho các đơn vị; liên kết mở các lớp tại địa phương, tiến hành cử cán bộ, giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng;

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các chính sách nhằm thu hút giáo viên (nhất là giáo viên THPT) về công tác lâu dài tại tỉnh nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu, thay thế những giáo viên được cử đi học; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đã nêu trong Chương trình hành động số 02-CTHĐ/TU ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 40/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo khảo sát, đánh giá, dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên các cấp hằng năm;

- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch đào tạo hằng năm của tỉnh, của Trường Cao đẳng Sư phạm cho phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương.

3. Sở Tài chính:

- Cân đối ngân sách, huy động tài chính nhằm đảm bảo thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, đến năm học 2011 - 2012 đạt các chỉ tiêu đã đề ra;

- Xây dựng kế hoạch kinh phí phục vụ cho việc khảo sát, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục khi triển khai thực hiện đề án;

- Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các huyện, thành phố, xây dựng kế hoạch kinh phí nhằm giải quyết chế độ cho những người không đáp ứng yêu cầu theo chế độ tinh giản biên chế của các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục và đào tạo của tỉnh.

4. Sở Nội vụ:

- Xây dựng kế hoạch biên chế, quản lý và sử dụng viên chức một cách hiệu quả; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu nêu trong Chương trình hành động số 02-CTHĐ/TU ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Tỉnh ủy Ninh Thuận. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu biên chế theo năm học để các đơn vị chủ động trong việc tuyển dụng viên chức;

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế; tăng cường công tác thanh kiểm tra ở các địa phương, đơn vị.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Căn cứ đề án và đặc điểm tình hình của địa phương, tiến hành xây dựng đề án, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện các chỉ tiêu cho địa phương mình để đến năm 2012 đạt các chỉ tiêu đã đề ra;

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo xét tuyển viên chức đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn; xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ và hàng năm cần rà soát, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp; chủ động trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý còn thiếu ở các đơn vị; xây dựng đề án phát triển đội ngũ, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia;

- Phối hợp cấp ủy địa phương, chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 34-CT/TW, củng cố, xây dựng tổ chức Đảng và các tổ chức xã hội trong trường học; phát triển đảng viên trong trường học.

6. Các sở, ban, ngành liên quan:

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp;

- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện khuyến học, khuyến tài, xã hội hoá giáo dục./.

 

PHỤ LỤC 7

TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2006 (CHÍNH QUY, TẬP TRUNG)

Cấp học, ngành học

Số lượng tuyển sinh

Tổng cộng

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

1. Mầm non

35

67

0

36

60

37

40

275

12+2 Mầm non

35

67

 

36

 

 

 

138

Hệ 9+3 (giáo viên Raglay)

 

 

 

 

28

 

 

28

Cao đẳng Sư phạm Mầm non

 

 

 

 

32

37

40

109

2. Tiểu học

161

200

0

0

46

0

0

407

12+2 Tiểu học

29

80

 

 

 

 

 

109

Cao đẳng trung học

132

120

 

 

 

 

 

252

Hệ 9+3 (giáo viên Raglay)

 

 

 

 

46

 

 

46

3. Trung học cơ sở

95

115

103

73

68

204

135

793

Toán

Toán - Tin

 

25

 

 

 

 

34

59

Lý - Tin

 

 

 

 

 

 

25

25

Sinh học

Sinh - KTNN

 

 

 

 

 

43

 

43

Sinh - Hoá

38

 

 

 

 

 

 

38

Văn

33

29

 

 

 

 

46

108

Lịch sử

 

 

35

 

 

 

 

35

Địa lý

Địa - KTNN

 

 

 

 

 

44

 

44

Địa - Sử

24

 

 

 

 

 

 

24

GDCD

GDCD - Sử

 

 

40

 

 

 

 

40

Thể dục

Thể dục - Đội

 

61

 

37

 

 

30

128

Nhạc

Nhạc

 

 

 

 

 

41

 

41

Nhạc - Mỹ thuật

 

 

 

36

34

 

 

70

Mỹ thuật

Mỹ thuật

 

 

 

 

 

39

 

39

Mỹ thuật - Nhạc

 

 

28

 

34

 

 

62

KTCN

KTCN - Tin

 

 

 

 

 

37

 

37

4. Liên kết đào tạo ĐHSP

208

0

0

0

0

0

180

388

Toán

51

 

 

 

 

 

 

51

Văn

47

 

 

 

 

 

 

47

Kỹ thuật công nghệ

50

 

 

 

 

 

 

50

Kỹ thuật nông nghiệp

60

 

 

 

 

 

 

60

Lý, Địa, Tin học, Thể dục-QP

 

 

 

 

 

 

180

180

Tổng cộng

499

382

103

109

174

241

355

1863

 

PHỤ LỤC 8a

BẢNG TÍNH TỈ LỆ GIÁO VIÊN CÁC BỘ MÔN/LỚP

A. THCS: Tỉ lệ: 1,90 (theo Thông tư 35, các môn: tự chọn, SH, ngoài giờ tính chung)

Môn/lớp

6

7

8

9

Tổng số tiết

BQ

tiết/lớp

Tỉ lệ giáo viên/lớp

- Toán

4

4

4

4

16

4.00

0.31

- Vật lý

1

1

1

2

5

1.25

0.10

- Hoá học

0

0

2

2

4

1.00

0.08

- Sinh học

2

2

2

2

8

2.00

0.16

- Ngữ văn

4

4

4

5

17

4.25

0.33

- Lịch sử

1

2

1.5

1.5

6

1.50

0.12

- Địa lý

1

2

1.5

1.5

6

1.50

0.12

- Tiếng Anh

3

3

3

2

11

2.75

0.21

- Công nghệ

2

1.5

1.5

1

6

1,50

0.12

- Thể dục

2

2

2

2

8

2.00

0.16

- Giáo dục công dân

1

1

1

1

4

1.00

0.08

- Âm nhạc

1

1

1

0.5

3.5

0.88

0.07

- Mỹ thuật

1

1

1

0.5

3.5

0.88

0.07

Tổng cộng:

23

24.5

25.5

25

98

24.5

1.90

B. THPT: Tỉ lệ: 2,25 (theo Thông tư 35, các môn: tự chọn, SH, ngoài giờ tính chung)

Môn/lớp

10

11

12

Tổng số tiết

BQ tiết/lớp

GVBM /lớp

- Toán

3

3.5

3.5

10

3.33

0.31

- Vật lý

2

2

2

6

2.00

0.18

- Hoá học

2

2

2

6

2.00

0.18

- Sinh học

1

1.5

1.5

4

1.33

0.12

- Ngữ văn

3

3.5

3

9.5

3.17

0.29

- Lịch sử

1.5

1

1.5

4

1.33

0.12

- Địa lý

1.5

1

1.5

4

1.33

0.12

- Tiếng Anh

3

3

3

9

3.00

0.28

- Công nghệ

1.5

1.5

1

4

1.33

0.12

- Thể dục - Quốc phòng

3

3

3

9

3.00

0.28

- Giáo dục công dân

1

1

1

3

1.00

0.09

- Tin học

2

1.5

1.5

5

1.67

0.15

Tổng cộng:

24.50

24.50

24.50

73.50

24.50

2.25

 

PHỤ LỤC 8b

BIÊN CHẾ HIỆU TRƯỞNG, PHÓ HIỆU TRƯỞNG, NHÂN VIÊN CỦA CÁC HẠNG TRƯỜNG: MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Thông tư số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ)

Các loại trường học

Hạng trường

Hiệu trưởng

P.Hiệu

trưởng

Tổng phụ trách Đội

(Thông tư số 23/TTLN)

Thư viện

Thiết bị

Văn phòng

Ghi chú

1. Tiểu học

I

1

2

1 giáo viên (0,3)

1

1

3

Trường có 5 điểm trường trở lên, thêm 1 Phó Hiệu trưởng

II

1

1

1 giáo viên (0,2)

1

2

III

1

1

1 giáo viên (0,1)

1

2

2. THCS

I

1

2

1 giáo viên (0,3)

1

2

3

Trường có từ 40 lớp trở lên thêm 1 nhân viên văn phòng

II

1

1

1 giáo viên (0,2)

1

1

3

III

1

1

1 giáo viên (0,1)

1

1

3

3. THPT

I

1

3

Đoàn

1

2

3

II

1

2

QĐ 61/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005

1

1

3

III

1

1

1

1

3

4. Trường chuyên biệt

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

1. Đối với trường nhiều cấp học, xác định hạng trường, biên chế theo quy định đối với cấp học cao nhất.

2. Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần, Phó Hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần.

3. Số tiết giáo viên dạy/tuần: Tiểu học: 23 tiết, THCS: 19 tiết, THPT: 17 tiết.

4. Tổng phụ trách Đội: Trường Tiểu học, THCS: mỗi trường 1 giáo viên.

5. Chủ nhiệm: Tiểu học: 3 tiết/tuần, THCS và THPT: 4 tiết/tuần.

6. Công tác văn phòng gồm: Văn thư, Thủ quỹ, Kế toán, Y tế học đường.

7. Tỉ lệ giáo viên/lớp: TH: 1 buổi: 1,20, hai buổi: 1,50; THCS: 1,9 ; THPT: 2,25

 

PHỤ LỤC 9

DỰ BÁO TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN THPT GIAI ĐOẠN 2007 - 2012

 

Năm học

2006-2007

2007-2008

2008-2009

2009-2010

2010-2011

2011-2012

1. Trường

12

12

16

18

18

18

2. Lớp

397

411

422

444

455

466

3. Học sinh

17873

18908

19000

20000

20500

21000

4. Giáo viên cần

889

921

945

995

1019

1044

5. Dự kiến sinh viên ra trường

36

25

30

14

198

33

6. Dự kiến giáo viên có

688

725

755

769

967

1000

7. Giáo viên thiếu

-201

-196

-190

-226

-52

-44

Toán

6

4

6

-1

-4

-7

Vật lý

-14

-16

-16

-15

40

46

Hoá học

-18

-21

-23

-25

-23

-19

Sinh học

-9

-7

-5

-7

-9

-10

Ngữ văn

-5

-6

-7

-14

-17

-20

Lịch sử

-7

0

0

-2

-4

-5

Địalý

-19

-19

-18

-18

4

8

Tiếng Anh

-22

-15

-14

-20

-23

-26

Giáo dục công dân

-7

-8

-6

-8

-9

-10

Thể dục - Quốc phòng

-54

-57

-58

-60

2

11

Kỹ thuật công nghệ

0

0

0

-2

-2

-3

Kỹ thuật nông nghiệp

-4

-1

-1

-3

-3

-4

Tin học

-49

-49

-48

-51

-4

-4

Với giả thiết: sinh viên Ninh Thuận sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm trở về công tác 100%

 

DỰ KIẾN SINH VIÊN NINH THUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 2007 - 2012

Chuyên ngành đào tạo

Năm học

2006-2007

2007-2008

2008-2009

2009-2010

2010-2011

2011-2012

Toán

3

1

6

 

 

 

Vật lý

5

5

2

5

57

8

Hoá học

5

2

0

2

4

6

Sinh học

4

3

4

 

 

 

Ngữ văn

3

2

2

 

 

 

Lịch sử

4

5

2

 

 

 

Địa lý

2

1

3

2

24

5

Tiếng Anh

3

1

4

 

 

 

Giáo dục công dân

3

4

3

 

 

 

Thể dục - Quốc phòng

2

1

2

4

65

12

Kỹ thuật công nghệ

1

 

 

 

 

 

Kỹ thuật nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

Tin học

1

 

2

1

48

2

Cộng:

36

25

30

14

198

33

 

PHỤ LỤC 10

DỰ BÁO TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2007 - 2012

 

Năm học

Ghi chú

2006-2007

2007-2008

2008-2009

2009-2010

2010-2011

2011-2012

1. Trường

51

54

60

65

68

70

 

2. Lớp

1149

1113

1129

1097

1076

1038

 

3. Học sinh

45984

43058

42900

41700

40900

40500

 

4. Giáo viên cần

2218

2148

2179

2117

2077

2003

 

5. Dự kiến sinh viên ra trường

169

66

187

129

40

0

 

6. Dự kiến giáo viên có

2010

2025

2137

2137

2306

2306

 

7. Giáo viên thiếu

-208

-123

-42

149

230

303

 

Toán

-19

-8

-13

29

36

48

 

Vật lý

-5

-1

-3

24

26

30

 

Hoá học

-10

-7

-8

-6

-4

-1

 

Sinh học

-35

-29

9

14

18

24

 

Ngữ văn

-16

-4

-10

45

52

64

 

Lịch sử

-26

-22

-23

-20

-17

-13

 

Địa lý

-20

-16

24

28

31

35

 

Tiếng Anh

5

12

9

16

20

28

 

Giáo dục công dân

8

11

10

12

14

17

 

Thể dục - Công tác Đội

-21

-15

-18

17

20

26

 

Công nghệ

-66

-62

-34

-30

12

17

 

Âm nhạc

3

6

5

7

9

11

 

Mỹ thuật

-5

11

10

12

14

16

 

Toán

5

 

 

32

 

 

 

Vật lý

 

 

 

24

 

 

 

Hoá học

 

 

 

 

 

 

 

Sinh học

11

 

41

 

 

 

 

Ngữ văn

23

 

 

44

 

 

 

Lịch sử

19

 

 

 

 

 

 

Địa lý

1

 

42

 

 

 

 

Tiếng Anh

36

 

 

 

 

 

 

Giáo dục công dân

4

 

 

 

 

 

 

Thể dục - Công tác Đội

35

 

 

29

 

 

 

Công nghệ

 

 

29

 

40

 

 

Âm nhạc

35

33

38

 

 

 

dành cho TH

Mỹ thuật

 

32

37

 

 

 

dành cho TH

Công tác Đội

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

169

66

187

129

40

 

 

Tỉ lệ dự kiến tốt nghiệp: 95%

 

PHỤ LỤC 11

DỰ BÁO TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH, GIÁO VIÊN TIỂU HỌC GIAI ĐOẠN 2007 - 2012

Trường, lớp, học sinh, giáo viên

Năm học

2006-2007

2007-2008

2008-2009

2009-2010

2010-2011

2011-2012

1. Trường

139

139

139

139

139

140

2. Lớp

2312

2287

2300

2252

2208

2370

3. Học sinh

61602

59071

57500

59500

61000

61500

4. Giáo viên cần

2810

2744

2760

2702

2650

2844

5. Dự kiến giáo viên bổ sung

0

111

77

0

0

0

6. Dự kiến giáo viên có

2678

2789

2866

2926

2926

2926

7. Giáo viên thiếu

-131

10

71

128

181

-13

Giáo viên CB

136

209

195

245

292

122

Âm nhạc

-130

-96

-58

-55

-51

-63

Mỹ thuật

-137

-104

-66

-63

-59

-71

Tiếng Anh

0

0

0

0

0

0

 

DỰ KIẾN SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NINH THUẬN TỪ 2007 - 2010

Chuyên ngành đào tạo

Năm học

Ghi chú

2006-2007

2007-2008

2008-2009

2009-2010

2010-2011

2011-2012

Giáo viên CB

 

46

 

 

 

 

46 Raglay

Âm nhạc

 

33

38

 

 

 

 

Mỹ thuật

 

32

38

 

 

 

 

Tiếng Anh

 

 

 

60

 

 

 

Cộng:

0

111

77

 

0

 

 

 

PHỤ LỤC 12

DỰ BÁO TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH, GIÁO VIÊN MẦM NON GIAI ĐOẠN 2006 - 2012

Trường, lớp, học sinh, giáo viên

Năm học

Ghi chú

2006-2007

2007-2008

2008-2009

2009-2010

2010-2011

2011-2012

1. Trường

81

83

87

91

96

102

 

2. Lớp

637

671

816

945

1080

1231

 

3. Học sinh

16831

16893

18100

19800

21400

23000

 

4. Giáo viên cần

856

909

1068

1204

1347

1521

 

5. Dự kiến giáo viên bổ sung

0

57

36

42

41

0

 

6. Dự kiến giáo viên có

771

828

807

813

812

771

 

7. Giáo viên thiếu

-85

-81

-261

-391

-535

-750

 

a) Nhà trẻ

-34

-49

-55

-77

-88

-99

 

 - Không bán trú

0

0

0

0

0

0

 

 - Bán trú

-34

-49

-55

-77

-88

-99

 

b) Mẫu giáo

-51

-89

-242

-356

-488

-651

 

 - Không bán trú

-9

-33

-164

-264

-382

-507

 

 - Bán trú

-42

-56

-78

-92

-106

-144

 

 

DỰ KIẾN SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NINH THUẬN TỪ 2000 - 2012

Chuyên ngành đào tạo

Năm học

Ghi chú

2006-2007

2007-2008

2008-2009

2009-2010

2010-2011

2011-2012

THSP (Raglay)

 

27

 

 

 

 

 

Mầm non

 

30

36

42

41

 

 

Cộng:

0

57

36

42

41

0

 

 

PHỤ LỤC 15

DỰ BÁO CÁN BỘ VIÊN CHỨC NGHỈ HƯU TỪ 2005 - 2012 (BIÊN CHẾ)

Câp học, bậc học

Số lượng cán bộ viên chức nghỉ hưu từ 2005-2012

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Cộng

1. Giáo viên:

14

14

19

32

47

65

46

156

393

- Mầm non

1

4

0

2

6

13

4

11

41

- Tiểu học

9

2

13

15

25

32

6

55

157

- Trung học cơ sở

3

3

3

8

8

7

23

54

109

- Trung học phổ thông

1

5

3

5

7

8

8

26

63

- Khối trung tâm

0

0

0

2

1

4

4

7

18

- Trường CĐ Sư phạm NT

0

0

0

0

0

1

1

3

5

2. Cán bộ quản lý

0

0

5

10

19

10

12

57

113

- Mầm non

0

0

0

1

3

3

3

12

22

- Tiểu học

0

0

4

6

11

7

7

36

71

- Trung học cơ sở

0

0

0

3

3

0

1

2

9

- Trung học phổ thông

0

0

1

0

1

0

1

4

7

- Khối trung tâm

0

0

0

0

1

0

0

2

3

- Trường CĐ Sư phạm NT

0

0

0

0

0

0

0

1

1

3. Nhân viên

1

3

3

4

2

11

8

27

59

- Mầm non

0

1

0

0

0

0

0

2

3

- Tiểu học

0

2

3

1

0

6

1

14

27

- Trung học cơ sở

0

0

0

0

2

1

2

5

10

- Trung học phổ thông

0

0

0

2

0

1

2

4

9

- Khối trung tâm

0

0

0

1

0

1

1

0

3

- Trường CĐ Sư phạm NT

1

0

0

0

0

2

2

2

7

Tổng cộng:

15

17

27

46

68

86

66

240

565

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 39/2008/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu39/2008/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành04/02/2008
Ngày hiệu lực14/02/2008
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 39/2008/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 39/2008/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Xây dựng nâng cao chất lượng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 39/2008/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Xây dựng nâng cao chất lượng
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu39/2008/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Ninh Thuận
                Người ký***
                Ngày ban hành04/02/2008
                Ngày hiệu lực14/02/2008
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 39/2008/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Xây dựng nâng cao chất lượng

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 39/2008/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Xây dựng nâng cao chất lượng

                  • 04/02/2008

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 14/02/2008

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực