Quyết định 39/2010/QĐ-UBND

Quyết định 39/2010/QĐ-UBND Ban hành Quy chế phối hợp quản lý mua, bán, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tỉnh Bình Phước

Quyết định 39/2010/QĐ-UBND mua bán vận chuyển sử dụng vật liệu nổ công nghiệp Bình Phước đã được thay thế bởi Quyết định 21/2015/QĐ-UBND về quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp tiền chất thuốc nổ Bình Phước và được áp dụng kể từ ngày 06/08/2015.

Nội dung toàn văn Quyết định 39/2010/QĐ-UBND mua bán vận chuyển sử dụng vật liệu nổ công nghiệp Bình Phước


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2010/QĐ-UBND

Đồng Xoài, ngày 17 tháng 05 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ MUA, BÁN, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 39/2009/NĐ-CP vật liệu nổ công nghiệp">23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công Thương về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 493/TTr-SCT ngày 27/4/2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý mua, bán, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Điều 2. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng; Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Cục KTVB(Bộ Tư pháp)
- Bộ Công thương;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT, PCT;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Như diều 2;
- Sở Tư pháp
- Trung tâm công báo tỉnh;
- LĐVP, CV: Sx, NC;
- Lưu: VT.

TM UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trương Tấn Thiệu

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP QUẢN LÝ MUA, BAN, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐIA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 39/2010/QĐ-UBND Ngày 17 tháng 5 năm 2010 của UBND tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1, Quy chế này quy định về phối hợp quản lý mua, bán, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

2. Quy chế này áp dụng cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động mua bán vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Điều 2. Định nghĩa và giải thích từ- ngữ

1. Định nghĩa

Vật liệu nổ công nghiệp là vật tư kỹ thuật đặc biệt, chịu sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước về an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toan lao động, cháy nổ và vệ sinh môi trường từ khâu sản xuất đến sử dụng.

2. Giải thích từ- ngữ, trong Quy chế này các từ- ngữ được hiểu như sau:

a) Vật liệu nổ công nghiệp (sau đây viết tắt là VLNCN) bao gồm: thuốc nổ và các loại phụ kiện nổ, sử dụng trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản thi công công trình và các mục đích dân dụng khác.

b) Kinh doanh cung ứng VLNCN là hoạt động mua, bán, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.

c) Bảo quản VLNCN là hoạt động cất giữ vật liệu nổ công nghiệp trong kho trong quá trình vận chuyển đến nơi sử dụng hoặc tại nơi sử dụng.

d) Vận chuyển VLNCN là hoạt động vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ địa điểm này đến địa điểm khác (ngoại trừ việc vận chuyển VLNCN trong đường nội bộ mỏ hoặc công trường).

đ) Sử dụng VLNCN là quá trình làm nổ trong thăm dò, khai thác mỏ, xây dựng công trình, điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học và các lĩnh vực khác theo quy trình công nghệ đã được xác định.

e) Chỉ huy nổ mìn: Là người đủ điều kiện về trình độ và kinh nghiệm theo quy định pháp luật quản lý VLNCN, chịu trách nhiệm hướng dẫn, điều hành, giám sát toàn bộ công việc bảo quản, vận chuyển, sử dụng VLNCN tại khu vực nổ mìn và thực hiện các biện pháp xử lý, ngăn chặn cần thiết để đảm bảo quá trình nồ mìn an toàn, hiệu quả, không xảy ra thất thoát VLNCN.

f) Khoảng cách an toàn: Là khoảng cách cần thiết nhỏ nhất, theo mọi hướng tính từ vị trí nổ mìn hoặc từ nhà xưởng, kho, phương tiện chứa vật liệu nổ công nghiệp đến các đối tượng cần bảo vệ như người, nhà ở, công trình hoặc kho, đường giao thông công cộng ... phương tiện chứa vật liệu nổ công nghiệp khác sao cho các đối tượng đó không bị ảnh hưởng quá mức cho phép về chấn động, sóng không khí, đá van theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành khi nổ mìn hoặc khi có sự cố cháy, nổ phương tiện, kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.

g) Giám sát ảnh hưởng nổ mìn: Là việc sử dụng các phương tiện, thiết bị để đo phân tích và đánh giá mức độ chấn động, mức độ tác động sóng không khí do nổ mìn gây ra nhàm bảo đảm các mức đó nằm trong giới hạn đã quy định.

h) Dịch vụ nổ mìn: Là việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp nhằm thực hiện hợp đồng nổ mìn giữa bên có chức năng làm dịch vụ nổ mìn với bên có nhu cầu nổ mìn để thực hiện một mục đích nhất định.

i) QCVN 02:2008/BCT: Là tên viết tắt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 02:2008/BCT về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.

Điều 3. Các nguyên tắc chung

1. Mọi hoạt động có liên quan đến VLNCN phải tuân thủ nghiêm ngặt, chặt chẽ Quy chế này và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh Bình Phước trái với Quy chế này và các quy định của pháp luật.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH CUNG ỨNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ NỔ MÌN

Điều 4. Điều kiện về sản xuất vật liệu nổ công nghiệp

Tất cả các doanh nghiệp sản xuất VLNCN phải được sự cho phép của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.

Điều 5. Điều kiện về kinh doanh cung ứng vật liệu nổ công nghiệp

1. Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh cung ứng VLNCN phải được sự cho phép của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư so 39/2009/NĐ-CP vật liệu nổ công nghiệp">23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương.

2. Hoạt động kinh doanh cung ứng VLNCN của các doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; điều kiện sức khoẻ, điều kiện bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ và điều kiện an toàn theo quy định của pháp luật.

3. Việc mua bán VLNCN của các doanh nghiệp phải được ký kết và thanh lý hợp đồng theo quy định pháp luật; cung cấp bản sao hợp đồng mua, bán, hóa đơn và bản thanh lý cho Sở Công Thương và Công an tỉnh để giám sát, kiểm tra.

4. Các doanh nghiệp kinh doanh VLNCN không được phép từ chối việc mua lại VLNCN của các tổ chức, doanh nghiệp đã mua không sử dụng hết của đơn vị mình mà không có lý do chính đáng.

5. Các doanh nghiệp kinh doanh, cung ứng VLNCN phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm hàng hoá do mình cung ứng. Hàng hoá phải đảm bảo các quy định: Có chứng nhận xác nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, mẫu mã, bao bì phải đúng với mẫu đăng ký được Bộ Khoa học và Công nghệ chấp nhận.

6. Việc bán VLNCN của các doanh nghiệp phải đúng theo danh mục đã quy định về sử dụng VLNCN và có kế hoạch cung cấp đảm bảo về số lượng, chủng loại và chất lượng. Trong quá trình hoạt động mua, bán, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp các tổ chức doanh nghiệp phải có hệ thống sổ sách ghi chép, phiếu nhập kho phiếu xuất kho, hóa đơn, chứng từ và phải thống kê mọi hoạt động mua bán tồn kho, tiêu hủy VLNCN; sổ sách, chứng từ phải được lưu trữ theo đúng quy định.

7. Các doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình kinh doanh VLNCN về Sở Công Thương và Công an tỉnh vào ngày 01 của tháng sau.

Điều 6. Điều kiện về các tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn

1. Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật, có đăng ký kinh doanh ngành nghề cung ứng dịch vụ nổ mìn; tổ chức cung ứng dịch vụ phải là doanh nghiệp 100 % vốn nhà nước.

2. Có đủ điều kiện theo quy định của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; cơ sở vật chất, kỹ thuật và con người tối thiểu đủ để cung ứng dịch vụ cho 05 tổ chức thuê dịch vụ.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ BẢO QUẢN VÀ VẶN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 7. Điều kiện về bảo quản vật liệu nổ công nghiệp

1. Kho VLNCN là nơi bảo quản VLNCN có thể gồm một hoặc nhiều kho chứa và một số công trình phụ trợ bố trí xung quanh kho và phải đảm bảo:

a) Kho VLNCN phải được thiết kế, thi công, nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và QCVN 02:2008/BCT.

b) Việc sắp xếp VLNCN tại kho phải tuân thủ những hướng dẫn tại QCVN 02:2008/BCT; công tác thống kê xuất, nhập, tồn kho, tiêu hủy phải đảm bảo đúng theo quy định hiện hành.

c) Kho VLNCN phải chống được mất cắp, giữ được chất lượng; nhập vào, xuất ra thuận tiện, nhanh chóng và được bảo vệ nghiêm ngặt của lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp có vũ trang, canh gác suốt ngày đêm. Trên các đường vào nơi bảo quản VLNCN phải đặt biển báo “Nguy hiểm - cấm lửa” tại vị trí cách kho ít nhất 50 m.

2. Vị trí xây dựng kho chứa VLNCN phải đảm bảo an toàn cách khu dân cư, hường học, nhả máy, xí nghiệp, công trình công cộng khác theo quy định pháp luật.

3. Kho chứa VLNCN phải có đắp ụ chống nổ lây, hệ thống chống sét và phương tiện phòng chống chảy nổ đạt yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

4. Bảo quản VLNCN tại nơi nổ mìn khi chưa tiến hành nổ mìn phải tuân thủ:

a) Từ khi đưa VLNCN đến nơi sẽ tiến hành nổ mìn thì VLNCN phải được bảo quản canh gác, bảo vệ cho đến lúc nạp VLNCN vào lỗ khoan. Người bảo vệ phải là thợ mìn hoặc công nhân đã được huấn luyện về an toàn.

b) Nếu khối lượng cần bảo quản để sử dụng cho nhu cầu một ngày đêm thì phải để ngoài vùng nguy hiểm. Trường hợp này cho phép chứa VLNCN ở trong hầm thiên nhiên hoặc nhân tạo, trong xe ô tô, xe thô sơ, toa xe hoặc xà lan. Nơi chứa cố định hoặc di động kể trên phải cách xa khu dân cư hoặc các công trình công nghiệp một khoảng cách an toàn theo quy định tại QCVN 02:2008/BCT.

c) Nếu khối lượng cần bảo quản để sử dụng cho 01 ca làm việc thì cho phép để trong giới hạn của vùng nguy hiểm nhưng phải canh gác bảo vệ và không được để các phương tiện nổ hoặc bao mìn môi ở đó.

d) Khi nạp mìn xong mà chưa đến thời gian được phép tiến hành nổ mìn trong ngày không được phép đấu nối dây dẫn khởi nồ với bãi mìn; dây đâu mạng phải được quấn cách điện va phải bố trí người canh gác bãi mìn.

e) Những trường hợp khác phải thực hiện theo quy định tại QCVN 02:2008/BCT.

Điều 8. Điều kiện về vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp

1. Vận chuyển VLNCN phải tuân thủ theo những quy định tại QCVN 02:2008/BCT và nhũng quy định hiện hành khác có liên quan.

2. Khi vận chuyển VLNCN trên địa bàn tỉnh phải có Giấy phép vận chuyển (M) do Công an Phòng cháy chữa cháy thuộc Công an tỉnh Bình Phước cấp việc cấp giấy phép vận chuyển VLNCN phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Đối với đơn vị có kho chứa VLNCN: Căn cứ vào khối lượng kho VLNCN và kế hoạch sử dụng VLNCN đã được Sở Công Thương phê duyệt. Tuyệt đối không cấp giấy phép vận chuyển vượt khối lượng VLNCN theo kế hoạch được duyệt.

b) Đối với đơn vị không sử dụng kho chứa VLNCN: Phải ký hợp đồng vận chuyển VLNCN với các doanh nghiệp kinh doanh cung ứng có chức năng. Can cứ vào Giấy phép sử dụng VLNCN được cấp và hộ chiếu khoan nổ mìn của doanh nghiệp lập để cấp giấy phép vận chuyển.

c) Khối lượng VLNCN được cấp giấy M để vận chuyển phải theo Giấy phép sử dụng VLNCN được cấp.

3. Phương tiện vận chuyển VLNCN phải có đầy đủ biểu trưng, ký hiệu, báo hiệu nguy hiểm, sàn xe, thùng xe và các thiết bị khác theo quy định hiện hành về vận chuyển hàng nguy hiểm.

4. Lái xe, người bảo vệ, công nhân xếp dỡ phải được học tập các qui định về an toàn, tham gia vận chuyển, bốc dỡ VLNCN; những người lái xe, áp tải VLNCN phải làm thủ tục đăng ký tại cơ quan Công an tinh.

5. Khi vận chuyển VLNCN phải đem theo đầy đủ các hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc vận chuyển và lý lịch lô hàng; phương tiện vận chuyển phải tuân thủ lộ trình ghi trong giấy phép vận chuyển.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG VÀ KIỂM TRẠ, THỬ, HỦY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 9. Điều kiện về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

1. Tất cả các tổ chức, doanh nghiệp phải có giấy phép sử dụng VLNCN do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép phải được đăng ký tại Sở Công Thương mới được phép sử dụng VLNCN.

2. Các đối tượng phải đăng ký hồ sơ sử dụng VLNCN, danh sách người làm việc liên quan đến hoạt động VLNCN trong các lĩnh vực sau đây: thăm dò, khai thác mỏ khoáng sản, thăm dò địa chất, nổ mìn dịch vụ, xây dựng, giao thông, thủy lợi nghiên cứu chế thử, Việc đăng ký hồ sơ sử dụng VLNCN thực hiện tại Sở Công Thương theo Thông tư sô 39/2009/NĐ-CP vật liệu nổ công nghiệp">23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương.

3. Các tổ chức, doanh nghiệp được phép sử dụng chỉ mua VLNCN ở các doanh nghiệp được phép kinh doanh cung ứng VLNCN; trường hợp sử dụng không hết hoặc không sử dụng thì phải bán lại cho tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hợp pháp.

4. Các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng VLNCN phải có thiết kế, phương án và hộ chiếu khoan nổ min đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định phê duyệt hoặc chấp thuận. Hộ chiếu nổ mìn do Chỉ huy nổ mìn lập, có sự phê duyệt của thủ trưởng đơn vị hoặc cấp tương đương của đơn vị theo quy định.

5. Chỉ được sử dụng VLNCN theo đúng số lượng, chủng loại và thời hạn ghi trong giấy phép; việc sử dụng VLNCN vượt quá số lượng trong giấy phép sẽ bị xử lý theo Nghị định số 64/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ.

6. Trong quá trình sử dụng VLNCN phải có đầy đủ hệ thống sổ sách ghi chép phiếu nhập, phiếu xuất, hóa đơn, hộ chiếu và phải thống kê mọi hoạt động mua bán tồn kho, tiêu hủy VLNCN. sổ sách, chứng từ phải được bảo quản, lưu trữ theo quy định QCVN 02:2008/BCT.

7. Hàng tháng phải tổng hợp tình hình sử dụng VLNCN của đơn vị báo cáo định kỳ hàng tháng về Sở Công Thương và Công an tỉnh vào ngày 01 của tháng sau.

Điều 10. Quy định về trình độ chuyên môn, huấn luyện và yêu cầu an toàn trong nổ mìn

1. Trong quá trình thi công nổ min các tổ chức, doanh nghiệp phải tuân thủ các thông số kỹ thuật và quy mô bãi nổ theo thiết kế được phê duyệt hoặc phương án được Sở Công Thương chấp thuận.

2. Nhũng người tham gia vào hoạt động sử dụng VLNCN của doanh nghiệp phải có chứng chỉ và được tập huấn, sát hạch định kỳ theo quy định tại Thông tư số 39/2009/NĐ-CP vật liệu nổ công nghiệp">23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương và QCVN 02:2008/BCT.

3 Chỉ huy nổ mìn phải là người có trình độ chuyên môn đáp ứng theo quy định tại Thông tư số 39/2009/NĐ-CP vật liệu nổ công nghiệp">23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương; QCVN 02:2008/BCT và do thủ trưởng đơn vị sử dụng VLNCN ký quyết định bổ nhiệm.

4. Đối với thợ nổ mìn: Các doanh nghiệp sử dụng VLNCN chỉ được phép bố trí nhũng người đã qua học tập có chứng chỉ đào tạo cùa các cơ quan có chức năng va được Sở Công Thương tổ chức tập huấn định kỳ hàng năm về công tác an toàn VLNCN. Đối với người lao động khác làm công việc liên quan đến VLNCN:

Lãnh đạo người lao động làm công việc có liên quan tới VLNCN như: giám sát, vận chuyển, bốc xếp, điều khiển phương tiện vận chuyển, áp tải, bảo vệ, thủ kho và phục vụ thi công bãi mìn phải có sức khoẻ, được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo đúng quy định hiện hành; còn phải được Sở Công Thương tổ chức huấn luyện, kiểm tra sát hạch kỹ thuật an toàn về sử dụng, bảo quản VLNCN theo định kỳ 2năm/lần theo QCVN 02:2008/BCT.

6. Khối lượng thuốc nổ giao cho một thợ nổ mìn thực hiện trong 01 ca làm việc phải đúng định mức cho phép nhằm đảm bảo sử dụng đúng mục đích và an toàn.

7. Một số qui định khác về sử dụng VLNCN:

- Hộ chiếu khoan nổ mìn phải được lập đầy đủ, đúng qui định theo mẫu ban hành tại Thông tư số 39/2009/NĐ-CP vật liệu nổ công nghiệp">23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương.

- Phải tiến hành lập biên bản nghiệm thu thuốc nổ, kết quả khoan, kết quả nạp mìn trước khi khởi nổ và kết quả nổ vận chuyển mìn.

8. Những yêu cầu an toàn trong quá trình sử dụng vật liệu nổ như thi công bãi mìn canh gác, bảo vệ, tiến hành khơi nổ, xử lý mìn cần phải tuyệt đối tuân thủ những quy định hướng dẫn tại QCVN 02:2008/BCT.

Điều 11. Quy định về phòng cháy và chữa cháy

Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cung ứng, dịch vụ nổ mìn, bảo quản vận chuyển và sử dụng VLNCN phải tuân thủ quy định về phòng cháy- chữa cháy và hướng dẫn tại QCVN 02:2008/BCT.

Điều 12. Quy định về thời gian không được vận chuyển VLNCN và tiến hành nổ mìn

1. Tết âm lịch: trước tết nghỉ 7 ngày và sau tết nghỉ 7 ngày.

2 Các ngày lễ khác được nghỉ theo quy định tại Bộ Luật Lao động: Trước ngày lễ nghỉ 3 ngày và sau ngày lễ nghỉ 3 ngày.

3. Các ngày trên địa bàn tỉnh Bình Phước diễn ra các cuộc họp, hội nghị quan trọng mà cơ quan Công an tỉnh, Sở Công Thương yêu cầu thì không được vận chuyển và sử dụng VLNCN để đảm bảo an ninh trật tự trong các ngáy đó.

4. Thời gian tiến hành nổ mìn:

a) Thời gian được phép tiến hành khởi nổ từ 11 giờ 00 đến 13 giờ 00 trong ngày.

b) Trường hợp không thể tiến hành khởi nổ được trước từ 11 giờ 00 đến 13 giờ 00 trong ngày, nguyên nhân do bão, sấm chớp ... không đảm bảo an toàn thì được phép nổ mìn từ 16 giờ 30 đến 17 giờ 30. Đồng thời lập biên bản trong đó ghi rõ nội dung gây ra sự cố và có xác nhận của Giám đốc điều hành mỏ, Chỉ huy nổ mìn.

c) Không được khởi nổ cùng một lúc hai hoặc nhiều hộ chiếu, mỗi lần khởi nổ cách nhau ít nhất từ 15 đến 30 phút. Đối với khu vực có nhiều mỏ các đơn vị phải có biên bản thỏa thuận, thống nhất về thời gian nổ và khoảng cách giữa các lần nô.

Điều 13. Quy định về hiệu lệnh nổ mìn

1. Trong một khu vực có nhiều mỏ cùng hoạt động thì các quy định, hiệu lệnh phải được quy ước giống nhau. Các tổ chức, doanh nghiệp phải thông báo cụ thể cho UBND xã, thôn ấp nơi tiến hành nổ mìn về giới hạn khu vực an toàn, biển cảnh báo, hiệu lệnh và thời gian tiến hành nổ mìn trong ngày, trong tuần của đơn vị để thông tin cho nhân dân qua lại trong một khu vực được rõ.

2. Những quy định về biển cảnh báo nổ mìn, hiệu lệnh nổ mìn và thời gian nổ mìn của đơn vị phải được thông báo rộng rãi cho toàn thể công nhân viên trong mỏ, các đơn vị lân cận và dân cư sống xung quanh mỏ được biết.

3. Sử dụng còi làm tín hiệu cho việc tiến hành nổ mìn hàng ngày, âm thanh cùa còi báo hiệu phải đảm bảo mọi người nghe rõ; tuyệt đối không được dùng mìn để báo hiệu. Tín hiệu âm thanh do thợ mìn hoặc nhóm trưởng thợ mìn phát theo trình tự sau đây:

a) Tin hiệu thứ nhất: Tín hiệu nạp mìn, bằng một hồi còi dài; tất cả mọi người không có liên quan đến nạp, nổ mìn rút ra khỏi giới hạn vùng nguy hiểm hoặc đến cho an toàn dưới sự chỉ dẫn, giám sát của người chỉ huy đợt nổ.

- Trong thời gian nạp mìn, chỉ cho phép những người có trách nhiệm kiểm tra mới được vào chỗ nạp mìn.

- Sau khi nạp xong, đưa tất cả những người nạp mìn và thiết bị ra ngoài vùng nguy hiểm, thợ mìn mới được đấu nôi mạng lưới nổ mìn, sau đó từ vị trí an toàn kiểm tra mạng nổ và chỉ khi nhận được thông báo an toàn từ tất cả các vị trí cảnh giới (trạm gác) thì mới được đấu nối ngòi nổ vào mạng nổ;

b) Tín hiệu thứ hai: Tín hiệu khởi nổ bằng hai tín hiệu âm thanh liên tiếp. Theo tín hiệu này, thợ mìn bắt đầu đốt dây cháy chậm của ngòi mìn rồi rút ra hầm trú ẩn hoặc ra nơi an toàn; khi nổ mìn bằng điện hoặc phương pháp khác thì đóng mạch điện hoặc phát hiệu để khởi nổ;

c) Tín hiệu thứ ba: Tín hiệu báo yên bàng ba tín hiệu âm thanh liên tiếp sau khi công việc kiểm tra bãi nổ đã kết thúc, đảm bảo an toàn.

d) Trường hợp bãi mìn có diện tích rộng, địa hình phức tạp, người chỉ huy nổ mìn có thể quy định bổ sung các tín hiệu phù hợp nhưng tối đa không vượt quá 5 loại tín hiệu.

4. Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng VLNCN phải trang bị máy bộ đàm để đảm bảo thông tin liên lạc giữa chỉ huy nổ mìn và các chốt canh gác; khu vực có nhiều mỏ phải trang bị hệ thống mảy bộ đàm có cùng tần số.

5. Các tổ chức, doanh nghiệp không được tự ý thay đổi quy định, quy ước về hiệu lệnh nổ mìn.

Điều 14. Quy định về kiểm tra, thử và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp

1. Khi nhập VLNCN vào kho dự trữ bảo quản, phải định kỳ tiến hành kiểm tra xác định chất lượng của VLNCN. Ở các kho tiêu thụ chỉ cần định kỳ xem xét bên ngoài và kiểm tra điện trở của kíp điện.

2 VLNCN nhập trực tiếp từ nhà máy sản xuất mà có đủ chứng nhận chất lượng bao bì còn nguyên và đang trong thời hạn bảo hành thì không cần phải thử.

3. Việc thử VLNCN phải do thợ mìn thực hiện. VLNCN sau khi kiểm tra và thử nếu xác định đã mất phẩm chất mà không có khả năng hoặc điều kiện tái chế thì phải tiến hành tiêu hủy.

4. Việc tiêu hủy VLNCN phải tuân thủ theo hướng dẫn tại QCVN 02:2008/BCT.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG

Điều 15. Trách nhiệm chung của các sở, ngành và địa phương

1. Các sở ngành thực hiện nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về VLNCN trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

2. UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm quản lý hành chính nhà nước về VLNCN theo thẩm quyền.

Điều 16. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Sở Công Thương là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về VLNCN trên địa bàn tỉnh.

2. Chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc thực hiện Quy chế này kịp thời báo cáo UBND tình tình hình thực hiện và những vấn đề phát sinh cần sửa đổi, bổ sung.

3. Tiếp nhận hồ sơ thẩm định cấp giấy phép sử dụng VLNCN của các tổ chức doanh nghiệp; kiểm tra, xem xét trình UBND tỉnh cấp giấy phép mới, cấp lại và thu hồi giấy phép sử dụng VLNCN.

4. Chủ trì công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sản xuất, kinh doanh cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh.

5. Chủ trì việc tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở xây dựng kho chứa VLNCN trên địa bàn tỉnh.

6. Chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chỉ huy nổ mìn, thợ nổ mìn và các đối tượng liên quan đến VLNCN; kiểm tra sát hạch và cấp giấy chứng nhận theo quy định tại Thông tư số 39/2009/NĐ-CP vật liệu nổ công nghiệp">23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương và QCVN 02:2008/BCT.

7 Xử lý vi phạm về VLNCN theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý.

8. Chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo về công tác quản lý VLNCN cho UBND tỉnh tình hình sử dụng VLNCN 6 tháng, 1 năm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Điều 17. Trách nhiệm của Công an tỉnh

1. Chủ động hoặc phối hợp với Sở Công Thương, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, UBND các huyện, thị xã trong công tác kiểm tra xử lý các trường hợp mua, bán, vận chuyển, sử dụng VLNCN trái phép. Sau khi cỏ kết quả điều ứa xử lý thì thông báo cho địa phương và các cơ quan chức năng được biết để phối hợp quản lý.

2. Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trong công tác thẩm định hồ sơ đăng ký vận chuyển VLNCN trên địa bàn tình đảm bảo an toàn và an ninh trật tự xã hội.

3. Phối hợp với Sở Công Thương, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức họp định kỳ vào tháng cuối cùng của mỗi quý để trao đổi thông tin quản lý VLNCN trên địa bàn tỉnh, kịp thời đề ra các biện pháp phối hợp quản lý.

4. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xem xét cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự phòng cháy chữa cháy cho các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN hên địa bàn tỉnh trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động VLNCN; kiểm tra, cấp giấy phép vận chuyển VLNCN (M).

5. Chủ trì công tác kiểm tra việc đảm bảo thực hiện các điều kiện về ANTT tại các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh theo quy định của ngành.

6. Góp ý kiến thiết kế cơ Sở các kho chứa VLNCN.

7. Xử lý vi phạm về VLNCN theo quy định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng

1 Chủ trì tổ chức lực lượng hoặc phối hợp với UBND các huyện, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và Sở Công Thương tiến hành kiểm tra nhằm ngăn chặn xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm quy định về mua, bán, vận chuyển sử dụng, tàng trữ VLNCN thuộc địa bàn Biên phòng quản lý trái quy định của pháp luật.

2. Tham gia Đoàn thanh ưa, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc vận chuyển sử dụng VLNCN giáp ranh biên giới do Công an tỉnh hoặc Sở Công Thương thành lập.

Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

1. Tiếp nhận và bảo quản chất nổ có nguồn gốc từ vũ khí (bom, đạn, mìn, vật liệu nổ quân dụng) và vật liệu nổ công nghiệp sau khi thu giữ từ hoạt động rà phá bom mìn, do các tổ chức, cá nhân khai báo, giao nộp hoặc từ các vụ xử lý vi phạm để tiêu hủy theo quy định.

2. Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Sở Công Thương và các lực lượng chức năng ở địa phương tổ chức kiểm tra, quản lý chặt chẽ các cơ sở, cá nhân hành nghề mua bán phế liệu trên địa bàn, kịp thời phát hiện, thu giữ các loại phế liệu có nguồn gốc từ vũ khí, vật liệu nổ.

3. Góp ý kiến về địa điểm xây dựng kho chứa VLNCN cho tổ chức và doanh nghiệp.

4. Tham gia Đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sản xuất, kinh doanh cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN do Sở Công Thương thành lập.

5. Tổ chức kiểm tra đột xuất khi phát hiện hành vi sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN của các doanh nghiệp quốc phòng, đơn vị Quân đội làm kinh tế không đảm bảo an toàn.

Điều 20. Trách nhiệm của Sở Lao động Thưong binh và Xã hội

1. Hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN.

2. Tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện công tác an toàn vệ sinh lao động theo quy định cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN,

3. Góp ý kiến thiết kế cơ sở các kho chứa VLNCN.

4. Tham gia Đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sản xuất, kinh doanh cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN do Sở Công Thương thành lập.

Điều 21. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã

1. Chỉ đạo các ngành chức năng liên quan ở địa phương và UBND cấp xã theo dõi, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn.

2. Tham gia Đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sản xuất, kinh doanh cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN do Sở Công Thương thành lập.

3. Tham gia xử lý sự cố và các vấn đề khác xảy ra có liên quan đến sản xuất kinh doanh cung ứng,- bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn.

4. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

1. Tham gia Đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sản xuất, kinh doanh cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN do Sở Công Thương thành lập khi có yêu cầu.

2. Tham gia xử lý sự cố và các vấn đề khác xảy ra có liên quan đến sản xuất kinh doanh cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn.

3. Cùng với tổ chức, doanh nghiệp thỏa thuận về thời gian nổ mìn, các quy định quy ước về hiệu lệnh nổ mìn tại địa phương; có trách nhiệm thông báo rộng rãi cho nhân dân địa phương được biết theo đúng Quy chế này.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức cá nhân nào vi phạm thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 64/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý VLNCN và Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05/10/2005 của Chính phủ quy định xử phạt hanh chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy.

2. Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; bao che cho người vi phạm pháp luật về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp hoặc thiếu trách nhiệm đê xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 24. Tổ chức thực hiện

Quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có những vướng mắc, bất cập trong việc quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng, bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN trên địa bàn tỉnh; Sở Công Thương có trách nhiệm phối hợp các sở ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã tham mưu UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định hiện hành hoặc bổ sung, chỉnh sửa Quy chế này cho phù hợp pháp luật và tình hình thực tế ở địa phương./.

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 39/2010/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 39/2010/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 17/05/2010
Ngày hiệu lực 27/05/2010
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Thương mại
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 06/08/2015
Cập nhật 7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 39/2010/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 39/2010/QĐ-UBND mua bán vận chuyển sử dụng vật liệu nổ công nghiệp Bình Phước


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 39/2010/QĐ-UBND mua bán vận chuyển sử dụng vật liệu nổ công nghiệp Bình Phước
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 39/2010/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Trương Tấn Thiệu
Ngày ban hành 17/05/2010
Ngày hiệu lực 27/05/2010
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Thương mại
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 06/08/2015
Cập nhật 7 năm trước

Văn bản gốc Quyết định 39/2010/QĐ-UBND mua bán vận chuyển sử dụng vật liệu nổ công nghiệp Bình Phước

Lịch sử hiệu lực Quyết định 39/2010/QĐ-UBND mua bán vận chuyển sử dụng vật liệu nổ công nghiệp Bình Phước