Quyết định 40/2005/QĐ-TTg

Quyết định 40/2005/QĐ-TTg thành lập Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 40/2005/QĐ-TTg thành lập Hội đồng Quốc gia bảo hộ lao động đã được thay thế bởi Quyết định 1037/QĐ-TTg thành lập Hội đồng quốc gia an toàn vệ sinh lao động 2016 và được áp dụng kể từ ngày 10/06/2016.

Nội dung toàn văn Quyết định 40/2005/QĐ-TTg thành lập Hội đồng Quốc gia bảo hộ lao động


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 40/2005/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 40/2005/QĐ-TTG NGÀY 28 THÁNG 02 NĂM 2005 VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG QUỐC GIA VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, phương hướng, cơ chế, chính sách và tổ chức phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành về công tác bảo hộ lao động.

Điều 2. Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động có nhiệm vụ tư vấn, giúp Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh vực sau:

1. Xác định phương hướng, cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực bảo hộ lao động.

2. Những biện pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện các chủ trương, chính sách và Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động.

3. Làm đầu mối phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể về công tác bảo hộ lao động, để bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.

Điều 3.

1. Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động gồm các thành viên sau:

- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng;

- Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Hội đồng;

- Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ủy viên;

- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ủy viên;

- Thứ trưởng Bộ Công an, ủy viên;

- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ủy viên;

- Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, ủy viên;

- Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ủy viên;

- Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ủy viên;

- Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ủy viên;

- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy viên;

- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ủy viên;

- Thứ trưởng Bộ Thủy sản, ủy viên;

- Thứ trưởng Bộ Nội vụ, ủy viên;

- Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt , ủy viên.

Mời đại diện Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm Phó Chủ tịch Hội đồng; mời đại diện lãnh đạo Hội đồng Liên minh các Hợp tác xã, Hội Nông dân Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hội đồng Khoa học kỹ thuật an toàn - Vệ sinh lao động tham gia Hội đồng.

Các Bộ, các cơ quan nêu trên cử thành viên cụ thể tham gia Hội đồng.

2. Ban Thường trực Hội đồng bao gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Trưởng Ban thư ký.

3. Giúp việc cho Hội đồng có Ban thư ký gồm: Trưởng Ban thư ký là Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và một số thư ký kiêm nhiệm là chuyên viên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

Điều 4. Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, thảo luận công khai và biểu quyết theo đa số về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao.

Hội đồng họp định kỳ 6 tháng một lần; trường hợp đột xuất Ban Thường trực Hội đồng thảo luận và quyết định triệu tập họp. Sau mỗi kỳ họp, Hội đồng đều có báo cáo Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản về nội dung, chương trình và các kiến nghị của Hội đồng về lĩnh vực bảo hộ lao động. Trong các kỳ họp có thể mời đại diện một số cơ quan liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ bảo hộ lao động tham dự.

Điều 5. Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm điều hành hoạt động của Hội đồng; chỉ đạo xây dựng Quy chế làm việc, mối quan hệ công tác và phân công trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng.

Điều 6. Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động được sử dụng con dấu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; kinh phí hoạt động chung của Hội đồng (không bao gồm tiền lương) do ngân sách nhà nước bảo đảm và được tổng hợp trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Địa điểm làm việc của Hội đồng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bố trí.

Điều 7. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 8. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các thành viên nêu tại Điều 3 Quyết định này, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phạm Gia Khiêm

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 40/2005/QĐ-TTg

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 40/2005/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 28/02/2005
Ngày hiệu lực 23/03/2005
Ngày công báo 08/03/2005
Số công báo Từ số 6 đến số 7
Lĩnh vực Bộ máy hành chính, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 10/06/2016
Cập nhật 8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 40/2005/QĐ-TTg

Lược đồ Quyết định 40/2005/QĐ-TTg thành lập Hội đồng Quốc gia bảo hộ lao động


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 40/2005/QĐ-TTg thành lập Hội đồng Quốc gia bảo hộ lao động
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 40/2005/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành 28/02/2005
Ngày hiệu lực 23/03/2005
Ngày công báo 08/03/2005
Số công báo Từ số 6 đến số 7
Lĩnh vực Bộ máy hành chính, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 10/06/2016
Cập nhật 8 năm trước

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Quyết định 40/2005/QĐ-TTg thành lập Hội đồng Quốc gia bảo hộ lao động

Lịch sử hiệu lực Quyết định 40/2005/QĐ-TTg thành lập Hội đồng Quốc gia bảo hộ lao động