Quyết định 400/2007/QĐ-UBND

Quyết định 400/2007/QĐ-UBND về mức thu nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành

Quyết định 400/2007/QĐ-UBND mức thu nộp quản lý sử dụng phí thẩm định đã được thay thế bởi Quyết định 57/2016/QĐ-UBND bãi bỏ quyết định có nội dung quy định về phí lệ phí Thái Nguyên và được áp dụng kể từ ngày 01/01/2017.

Nội dung toàn văn Quyết định 400/2007/QĐ-UBND mức thu nộp quản lý sử dụng phí thẩm định


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUY
Ê
N
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 400/2007/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 06 tháng 03 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH MỨC THU NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THẨM ĐỊNH CẤP PHÉP SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ vào Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTV-QH10 ngày 28/8/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Phí, lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật phí và lệ phí; Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 36/2006/NQ-HĐND ngày 15/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XI kỳ họp thứ 7, về điều chỉnh và bổ sung mức thu các loại phí, lệ phí thuộc tỉnh Thái Nguyên quản lý;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 260/TTr-STC ngày 09/02/2007 về chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, (sau khi đã thống nhất giữa liên ngành: Sở Tài chính - Sở Xây dựng - Sở Công nghiệp tại Biên bản liên ngành ngày 26/01/2007 về việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về Phí, lệ phí),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Mức thu, đối tượng thu, nộp phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp như sau.

1. Mức thu phí:

- Giấy phép có thời hạn từ trên 1 năm đến 3 năm: 2.500.000 đồng/01 giấy phép.

- Giấy phép có thời hạn đến 1 năm: 2.000.000 đồng/01 giấy phép.

2. Đối tượng thu, nộp phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

- Đối tượng nộp phí: Là các doanh nghiệp do tỉnh quản lý, các tổ chức kinh tế tập thể, các tổ chức kinh tế tư nhân, và các doanh nghiệp được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đủ điều kiện cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và có nhu cầu sử dụng loại vật liệu nổ này thì phải nộp phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

- Cơ quan thu phí: Sở Công nghiệp tổ chức thẩm định, thu phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và hướng dẫn các quy định, thủ tục cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

Điều 2. Quản lý và sử dụng phí:

1. Quản lý phí:

- Tổ chức thu phí phải mua biên lai do Cục Thuế phát hành và quản lý sử dụng biên lai đúng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

- Tổ chức thu phí phải mở tài khoản “Tạm giữ tiền phí” tại Kho bạc Nhà nước nơi thu để theo dõi, quản lý tiền phí. Căn cứ vào tình hình thu phí mà định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần, phải gửi số tiền phí đã thu được trong kỳ vào tài khoản tạm giữ tiền phí và phải tổ chức hạch toán riêng khoản thu này theo chế độ kế toán hiện hành.

2. Sử dụng phí:

Tổ chức thu phí được để lại 60% tổng số tiền phí thu được trước khi nộp vào ngân sách để chi cho:

+ Chi phí trực tiếp khác phục vụ cho việc thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, công vụ phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành và các khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc thu phí.

+ Chi làm thêm giờ theo chế độ quy định (Nếu có).

Hàng năm, tổ chức thu phí phải lập dự toán thu, chi gửi: Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi tổ chức thu mở tài khoản tạm giữ tiền phí kiểm soát chi theo quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006; Hàng năm phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

Trường hợp khi đơn vị có nội dung chi khác với các nội dung trên thì đơn vị phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định.

Toàn bộ số tiền phí thu được sau khi trừ các khoản được trích để lại theo quy định trên, số còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 3. Tổ chức thu và thanh quyết toán phí:

Tổ chức thu phí phải niêm yết mức thu, chứng từ thu tại nơi thu lệ phí, quy định các đối tượng phải nộp ở nơi thuận tiện, dễ quan sát để các tổ chức, nhân dân biết và thực hiện.

Hàng năm việc quyết toán phí thuộc ngân sách nhà nước thực hiện cùng thời gian với việc quyết toán ngân sách nhà nước. Cơ quan thuế thực hiện quyết toán số thu theo biên lai, tổng số thu, số được để lại, số phải nộp ngân sách nhà nước. Cơ quan tài chính, cơ quan thuế quyết toán số chi từ nguồn thu phí được để lại đơn vị.

Điều 4. Khen thưởng và xử lý vi phạm:

1. Khen thưởng:

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc quản lý, sử dụng phí được khen thưởng theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Xử lý vi phạm:

Tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng phí vi phạm các quy định tại Nghị định 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí; Thông tư số 106/2003/NĐ-CP">06/2004/TT-BTC ngày 04/02/2004 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 106/2003/NĐ-CP sẽ tuỳ theo mức độ vi phạm xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Tổ chức thực hiện:

Chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc cỏc sở: Tài chính, Công nghiệp; Cục trưởng Cục Thuế; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ban hành./.

 

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Kim

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 400/2007/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 400/2007/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 06/03/2007
Ngày hiệu lực 16/03/2007
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 01/01/2017
Cập nhật 7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 400/2007/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 400/2007/QĐ-UBND mức thu nộp quản lý sử dụng phí thẩm định


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 400/2007/QĐ-UBND mức thu nộp quản lý sử dụng phí thẩm định
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 400/2007/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Nguyễn Văn Kim
Ngày ban hành 06/03/2007
Ngày hiệu lực 16/03/2007
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 01/01/2017
Cập nhật 7 năm trước

Văn bản gốc Quyết định 400/2007/QĐ-UBND mức thu nộp quản lý sử dụng phí thẩm định

Lịch sử hiệu lực Quyết định 400/2007/QĐ-UBND mức thu nộp quản lý sử dụng phí thẩm định