Nội dung toàn văn Quyết định 405/2006/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hải D
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 405/2006/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 23 tháng 01 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xâydựng;
- Căn cứ Quyết nghị số 42/2005/NQ-HĐND ngày 09/12/2005 của HĐND tỉnh về điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hải Dương đến năm 2020;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 126/TT-QH ngày 15/9/2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Kèm theo hồ sơ quy hoạch do Viện quy hoạch đô thị và nông thôn - Bộ Xây dựng lập, sở Xây dựng thẩm định) với các nội dung chủ yếu sau:
1.1. Hồ sơ bản vẽ:
Tổng số 18 bản vẽ có ký hiệu từ KT01 đến KTh17:
TT | Tên bản vẽ | Tỉ lệ | Kýhiệu |
01 | Sơ đồ liên hệ vùng tỉnh | 1/100 000 | KT01 |
02 | Bản đồ hiện trạng đánh giá tổng hợp đất xây dựng | 1/10 000 | KT02A |
03 | Bản đồ đánh giá đất xây dựng | 1/10 000 | KT02B |
04 | Sơ đồ gianh giới hành chính Thành phố | 1/ 25 000 | KT03 |
05 | Sơ đồ cơ cấu | 1/ 25 000 | KT04 |
06 | Sơ đồ định hướng PT không gian đến năm 2020 | 1/ 10 000 | KT 05 |
07 | Sơ đồ định hướng giao thông đến năm 2020 | 1/10 000 | KTh06 |
08 | Sơ đồ định hướng chuẩn bị kỹ thuật đến năm 2020 | 1/10 000 | KTh07 |
09 | Sơ đồ định hướng cấp nước đến năm 2020 | 1/10 000 | KTh08 |
10 | Sơ đồ định hướng cấp điện đến năm 2020 | 1/10 000 | KT09 |
11 | Sơ đồ định hướng TNB & VSMT đến năm 2020 | 1/10 000 | KTh10 |
12 | Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 | 1/5 000 | KT11 |
13 | Bản đồ quy hoạch giao thông đến năm 2010 | 1/ 5 000 | KTh12 |
14 | Bản đồ quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đến năm 2010 | 1/5 000 | KTh13 |
15 | Bản đồ quy hoạch cấp nước đến năm 2010 | 1/5 000 | KTh14 |
16 | Bản đồ quy hoạch cấp điện đến năm 2010 | 1/5 000 | KTh15 |
17 | Bản đồ quy hoạch TNB & VSMT đến năm 2010 | 1/5 000 | KTh16 |
18 | Bản đồ tổng hợp đường dây đường ống | 1/5 000 | KTh17 |
1.2. Nội dung quy hoạch
1.2.1. Gianh giới quy hoạch:
+ Gianh giới quy hoạch thành phố Hải Dương đến năm 2020 có các phía tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Minh Tân, Hồng Phong, Đồng Lạc (huyện Nam Sách).
- Phía Nam giáp xã Liên Hồng, Gia Xuyên (huyện Gia Lộc) và xã Kỳ Sơn (huyện Tứ Kỳ ).
- Phía Đông giáp xã Hồng Lạc, Quyết Thắng, Tiền Tiến (huyện Thanh Hà).
- Phía Tây giáp xã Đức Chính, Cao An, Cẩm Đoài (huyện Cẩm Giàng).
+ Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch: 6.653,6ha bao gồm 11 phường nội thị, 2 xã ngoại thị của Thành phố Hải Dương, các xã: ái Quốc, Nam Đồng, một phần xã An Châu + Thượng Đạt huyện Nam Sách, các xã: Thạch Khôi, Tân Hưng, huyện Gia Lộc, một phần xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, một phần xã Lai Cách, huyện Cẩm Giàng.
1.2.2. Quy mô phát triển đô thị:
a. Quy mô dân số:
- Hiện trạng: 133.272 người; nội thị 116.989 nguời (87,8%), ngoại thị 16.283 người (12,2%).
- Quy hoạch đợt đầu (đến năm 2010): 213.000 người, nội thị 174.500 người, ngoại thị 38.600 người. Tỷ lệ tăng dân số nội thị 3,1% (tăng tự nhiên 0,7%; cơ học 2,4%).
- Quy hoạch dài hạn (đến năm 2020): Dân số toàn thành phố 350.000 người, nội thị 304.000 người, ngoại thị 46.000 người. Tỷ lệ tăng dân số nội thị 5,7% (tăng tự nhiên 0,7%; cơ học 5%).
b. Quy mô đất xây dựng đô thị:
* Điều chỉnh gianh giới Thành phố:
- Năm 2006, dự kiến nâng cấp 2 xã ngoại thị là xã Tứ Minh và Việt Hoà lên phường (cộng với 11 phường cũ là 13 phường).
- Năm 2008, dự kiến mở rộng địa giới hành chính Thành phố ra 7 xã thuộc các huyện lân cận: ái Quốc, Nam Đồng, một phần An Châu + Thượng Đạt (huyện Nam Sách); Thạch Khôi, Tân Hưng (huyện Gia Lộc); một phần xã Ngọc Sơn (huyện Tứ Kỳ); một phần Thị Trấn Lai Cách (huyện Cẩm Giàng).
- Tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố sau khi mở rộng 6.653,6ha trong đó đất thuộc Thành phố cũ là 3.623,5ha, đất của 7 xã mới nhập vào Thành phố là 3.030,1ha.
* Quy hoạch xây dựng đợt đầu (từ năm 2005 - 20010): Chuyển 2 xã Tứ Minh + Việt Hoà và 35ha của thị trấn Lai Cách vào nội thị. Tiếp theo chuyển toàn bộ các xã Thạch Khôi (534ha), Tân Hưng (500ha), ái Quốc (818,9ha), Nam Đồng (889,6ha) một phần An Châu + Thượng Đạt (202,6ha) và 50ha của xã Ngọc Sơn thành xã ngoại thị của thành phố Hải Dương.
* Quy hoạch dài hạn (từ 2010 - 2020): chuyển 308,3ha đất của xã Thạch Khôi và 50ha của xã Ngọc Sơn vào nội thị thành phố Hải Dương.
* Năm 2009-2010 dự kiến nâng cấp đô thị lên đô thị loại II.
c. Chỉ tiêu sử dụng đất:
* Hiện trạng: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn Thành phố 3.623,53ha trong đó nội thị 2.334,35ha, ngoại thị 1.289,18ha.
- Đất dân dụng 1.492,9ha, bình quân 39,3m2/người.
- Đất ngoài dân dụng 686,5ha, bình quân 39,3m2/ người.
* Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2010: Diện tích đất toàn Thành phố 6.653,6ha trong đó nội thị 3.658,5ha, ngoại thị 2.995,1ha.
- Đất dân dụng 1.519,5ha, bình quân 87,1m2/người.
- Đất ngoài dân dụng 810,7ha, bình quân 46,5m2/người.
* Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020: Diện tích đất toàn Thành phố 6.653,6 ha trong đó nội thị 4.061,8ha và ngoại thị 2.636,8ha.
- Đất dành cho xây dựng đô thị 3.275,7ha, bình quân 107,8m2/người.
+ Đất dân dụng 2.273,1ha, bình quân 75 m2/người.
+ Đất ngoài dân dụng 1.002,6ha, bình quân 33m2/người.
1.2.3. Định hướng phát triển đô thị và phân khu chức năng:
a. Các hướng phát triển chủ yếu:
Nội thị Thành phố phát triển về hướng Tây và Nam.
+ Về phía Tây: Phát triển xây dựng vào 2 xã ngoại thị hiện nay của Thành phố là Tứ Minh và Việt Hoà.
+ Về phía Nam: Mở rộng nội thị ra một phần các xã Thạch Khôi, Tân Hưng, Ngọc Sơn.
b. Các khu chức năng:
* Khu trung tâm:
- Trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh: Khu công sở các cơ quan tại phường Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, bao gồm Trụ sở Tỉnh uỷ, các Sở: Kế hoạch và đầu tư, Giao thông vận tải, Xây dựng, Điện lực, Công an... giữ nguyên vị trí hiện nay, cải tạo chỉnh trang nâng cấp cơ sở vật chất. Riêng trụ sở HĐND, UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội chuyển vị trí mới tại Khu đô thị mới phía Đông thành phố Hải Dương.
- Trung tâm hành chính, chính trị Thành phố: Dự kiến chuyển về Trụ sở HĐND và UBND tỉnh hiện tại.
- Hệ thống thương mại tập trung trong khu vực nội thị: Cải tạo, nâng cấp các chợ khu vực, chỉnh trang tuyến phố thương mại để trở thành tuyến phố văn minh hấp dẫn.
- Trung tâm Tài chính - Thương mại - Dịch vụ tổng hợp - Văn phòng đại diện mới, hiện đại bố trí tập trung tại Khu đô thị mới phía Tây thành phố.
- Giữ các công trình thể thao đã có; xây dựng Khu trung tâm thể thao mới với các công trình có quy mô lớn tại khu Văn hoá thể thao phía Đông thành phố Hải Dương.
- Duy trì các công trình văn hoá: Bảo tàng, rạp hát, Nhà văn hoá hiện có. Xây dựng mới một số công trình văn hoá tại khu đô thị mới phía Đông và phía Tây.
- Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các bệnh viện, cơ sở y tế hiện có. Xây dựng bổ sung các trạm y tế cấp phường cho các phường mới thành lập.
- Khu cây xanh vui chơi giải trí: Hoàn thiện công viên vui chơi giải trí hồ Bạch Đằng, hồ Bình Minh, hồ Máy Sứ... Quy hoạch công viên cây xanh tại khu vực sân vận động cũ, khu Nhà máy xay, Nhà máy bơm. Xây dựng mới Khu du lịch sinh thái và dịch vụ Thành phố tại phường Hải Tân, Lê Thanh Nghị, Khu sinh thái khu vực cầu vượt Phú Lương, Khu đô thị mới phía Tây.
+ Xây dựng vùng cây xanh, du lịch sinh thái, trồng hoa dọc hai bên sông Thái Bình, diện tích 70ha.
+ Cây xanh cách ly: Diện tích 114,5ha, bố trí dọc hai bên Quốc lộ 5, đường sắt quốc gia, khu vực trạm điện 110KV Đồng Niên, khu nhà máy xử lý rác thải, trạm xử lý nước thải Ngọc Châu và khu nghĩa trang Thành phố.
- Trung tâm đào tạo nghề cấp Tỉnh: Diện tích 19,76ha.
+ Xây dựng 2 trung tâm đào tạo nghề hoàn chỉnh: Trung tâm I tại phía đông đường Ngô Quyền. Trung tâm II tại xã ái Quốc (Ngoại thị thành phố sau khi điều chỉnh gianh giới).
+ Các trường đào tạo hiện có: Trường trung cấp Dược, Cao đẳng sư phạm, Tài chính, Kỹ thuật y tế, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ, Trung tâm dạy nghề, Trường Chính trị: Cải tạo, nâng cấp tại vị trí hiện nay.
* Công nghiệp - Kho tàng - Bến cảng :
Tổng diện tích đất công nghiệp toàn thành phố 496,2ha trong đó đất công nghiệp của nội thị 396,2ha.
+ Khu công nghiệp Đai An: Quy mô 170ha, dự kiến mở rộng khoảng 300ha về phía huyện Cẩm Giàng.
+ Cụm công nghiệp Việt Hoà và Cảng nội địa: Quy mô 270ha.
+ Cụm công nghiệp Cẩm Thượng: Quy mô 50ha.
+ Khu công nghiệp Nam Sách và Cụm công nghiệp Ba Hàng (xã ái Quốc, Nam Sách): Quy mô khoảng 100ha.
+ Cụm công nghiệp phía Nam (tại khu vực ngã 3 Phú Tảo và Công ty da dày): Quy mô khoảng 40ha.
+ Cụm công nghiệp - kho - cảng hàng hoá Cống Câu: Quy mô 10ha.
+ Các xí nghiệp công nghiệp hiện có trong nội thị: Diện tích khoảng 40,4ha, được duy trì, cải tạo, nâng cấp trang thiết bị dây chuyền công nghệ.
* Các khu ở:
Tổng diện tích đất ở trong nội thị 1.354,9ha.
- Khu ở hiện trạng cải tạo và mở rộng: Tổng diện tích đất ở 653,9ha.
+ Khu dân cư hiện trạng cũ, mật độ xây dựng cao: Diện tích đất đơn vị ở 127,5ha: Hạn chế xây dựng, tăng cường cây xanh, bổ sung một số công trình dịch vụ công cộng trên cơ sở tái sử dụng quỹ đất do di dời một số nhà máy xí nghiệp. Cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
+ Khu dân cư hiện trạng có mật độ xây dựng thấp: Diện tích đất đơn vị ở 526,7ha: Quản lý, hướng dẫn xây dựng, cải tạo môi trường, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xây dựng xen cấy thêm một số dự án nhà ở mới, tăng mật độ xây dựng, bổ sung một số công trình dịch vụ công cộng.
- Khu dân cư xây dựng mới: Tổng diện tích đất ở 701ha, chủ yếu phát triển ra các xã Tứ Minh, Việt Hoà, Thạch Khôi; các phường Hải Tân, Cẩm Thượng: Kết hợp nhiều loại hình nhà ở với công trình dịch vụ - thương mại để phục vụ các đối tượng khác nhau.
* Vùng ngoại thị: Diện tích 2.636,75ha là vùng nông nghiệp, đất dự trữ phát triển đô thị, xây dựng một số công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị, hỗ trợ phát triển các khu chức năng di chuyển từ nội thị.
1.2.4. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật:
a- Giao thông:
- Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đường giao thông để hoàn chỉnh hệ thống giao thông đô thị. Xây dựng mới một số nút giao thông khác mức tại điểm giao giữa Quốc lộ 5 và đường trục chính đô thị. Xây dựng đường gom 2 bên Quốc lộ 5 và đường sắt quốc gia.
- Xây dựng mới 3 bến xe khách đối ngoại: Diện tích 1,5-2ha/1 bến, bến xe hiện tại trong thành phố dự kiến trở thành bãi đỗ xe công cộng, taxi.
- Nâng cấp và mở rộng cảng Cống Câu, cảng Tiêu Kiều, bến xếp dỡ Ngọc Châu, xây dựng mở rộng cảng hành khách.
- Hệ thống cầu: Ngoài các hệ thống cầu hiện trạng, xây dựng bổ sung thêm 02 cầu mới qua sông Thái Bình.
b- Chuẩn bị kỹ thuật
* Thoát nước mưa:
- Thiết kế hệ thống thoát nước mưa tự chảy. Toàn thành phố chia làm 3 lưu vực chính: Lưu vực Bắc sông Thái Bình, lưu vực Nam sông thái Bình và Bắc sông Sặt, lưu vực Nam sông Sặt.
- Lưu vực Nam sông Thái Bình và Bắc sông Sặt về mùa khô tự chảy và đổ ra sông Thái Bình. Về mùa mưa thu về trạm bơm Ngọc Châu để bơm ra sông Thái Bình
c. Cấp nước:
+ Chọn nguồn: Sử dụng nguồn nước ngầm ở khu vực bãi giếng Ngọc Liên, Cẩm Hưng, Cẩm Giàng và nước mặt từ sông Thái Bình.
+ Nâng công suất nhà máy nước Việt Hoà từ 10.200m3/ng.đ lên 15.000m3/ng.đ.
+ Mở rộng nâng cấp nhà máy nước Cẩm Thượng từ 21.000m3/ng.đ lên 28.000m3/ng.đ (giai đoạn 1) và lên 50.000m3/ng.đ (giai đoạn 2).
+ Cải tạo kết hợp xây dựng mới mạng lưới đường ống để hoàn chỉnh hệ thống cấp nước toàn Thành phố.
d. Cấp điện:
- Nguồn cấp điện chính từ trạm 220KV Nam Sách, công suất đợt 1 :1´125MVA; đợt 2: 2´125MVA. Cải tạo và xây dựng mới các trạm 110KV: Trạm 110/35/22Kv Đồng Niên, trạm 110/22Kv Khu công nghiệp Đại An - Lai Cách, trạm 110/22Kv Cống Câu, trạm 110/22Kv Khu công nghiệp Nam Sách.
- Mạng lưới trung áp 22KV trong khu vực nội thị bố trí đi ngầm, khu vực ngoại thị đi nổi.
- Cải tạo các trạm 6/0,4KV và 35/0,4KV hiện có thành trạm 22/0,4KV.
e. Định hướng quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
* Nước thải sinh hoạt:
+ Thiết kế hệ thống cống riêng một nửa để thoát nước mưa và nước bẩn sinh hoạt.
+ Bố trí 3 trạm xử lý tập trung: trạm Ngọc Châu, công suất 20.000m3/ngày, trạm Lộ Cương công suất 20.000m3/ngày, trạm xử lý số 3 công suất 5.500m3/ngày.
- Nước thải công nghiệp: Từng khu công nghiệp tập trung, điểm công nghiệp riêng lẻ sẽ xây dựng trạm xử lý riêng để xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi đổ vào hệ thống chung.
- Nước thải các bệnh viện: Nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn C, TCVN 5945 - 1995 sau đó mới được xả vào hệ thống cống chung.
* Giải quyết chất thải rắn đô thị :
- Tổng khối lượng là 396 tấn/ ngày.
- Xây dựng nhà máy chế biến rác thải công suất 150 tấn/ngày.
- Chất thải rắn y tế độc hại được đốt tập trung bằng lò đốt hiện đại tại Bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc tại từng bệnh viện có trang bị lò đốt.
* Nghĩa địa:
- Di chuyển các nghĩa địa nhỏ nằm rải rác trong phạm vi nội thành vào nghĩa trang Thành phố.
- Mở rộng nghĩa trang Thành phố theo dự án đã lập để phục vụ mai táng cho khu vực phía Nam, xây dựng nghĩa trang phía Tây Bắc thành phố thuộc Việt Hoà để phục vụ khu vực phía Bắc.
1.3. Quy hoạch đợt đầu (đến năm 2010):
- Nâng cấp 02 xã Tứ Minh và Việt Hoà thành phường vào năm 2006.
- Hoàn thành việc điều chỉnh gianh giới hành chính Thành phố năm 2008.
- Xây dựng, cải tạo chỉnh trang khu vực nội thị (bao gồm kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật).
- Xây dựng mới trạm 110KV khu công nghiệp Đại An công suất 40MVA. Trạm cống Câu 110/22KV công suất 25MVA. Trạm 110/22KV khu công nghiệp Nam Sách công suất 25MVA.
- Xây dựng nhà máy chế biến rác thải cho thành phố; Xây dựng trạm xử lý nước bẩn tại phường Ngọc Châu.
- Xây dựng hệ thống đường gom 2 bên Quốc lộ 5 và đường sắt quốc gia. Xây dựng cầu vượt giữa đường trục chính đô thị với Quốc lộ 5 và đường sắt. Xây dựng cầu Bến Hàn, hoàn chỉnh hệ thống giao thông đô thị. Nâng cấp và mở rộng cảng Cống Câu, cảng Tiên Kiều.
- Hoàn thiện hệ thống vườn hoa, công viên cây xanh đô thị.
- Nâng hạng đô thị thành đô thị loại II vào năm 2009-2010.
1.4. Các vấn đề khác:
Di dời một số xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm như: Nhà máy xay, Nhà máy bơm, dệt thảm len, chế biến gỗ, cơ khí sữa chữa… vào các khu công nghiệp tập trung trong giai đoạn 2010-2020 theo kế hoạch của tỉnh.
Điều 2.
2.1.Giao UBND thành phố Hải Dương, UBND các huyện: Cẩm Giàng, Nam Sách, Tứ Kỳ, Gia Lộc phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức công bố quy hoạch cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan biết để thực hiện. Thực hiện việc quản lý quy hoạch theo quy định.
2.2. Chủ tịch UBND thành phố Hải Dương, Chủ tịch UBND các huyện: Cẩm Giàng, Nam Sách, Tứ Kỳ, Gia Lộc; Giám đốc các Sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ quy hoạch chung đến năm 2020 và quy hoạch giai đoạn đầu đến 2010 để tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
2.3. Giao Chủ tịch UBND thành phố Hải Dương, sau khi thống nhất về chuyên môn với Sở Xây dựng, ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch xây dựng đô thị làm cơ sở pháp lý để triển khai quy hoạch chi tiết và quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công nghiệp, Bưu chính viễn thông, Y tế, Giáo dục, Thương mại Du lịch, Điện lực Hải Dương, Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND Thành phố Hải Dương, Chủ tịch UBND các huyện: Cẩm Giàng, Nam Sách, Tứ Kỳ, Gia Lộc và Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |