Quyết định 41/2001/QĐ-UB

Quyết định 41/2001/QĐ-UB hợp nhất Ban Chỉ Đạo Chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định 138/2000/QĐ-TTg và Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình 135 tỉnh Bình Phước

Quyết định 41/2001/QĐ-UB hợp nhất Ban Chỉ Đạo Chương trình mục tiêu quốc gia đã được thay thế bởi Quyết định 133/2004/QĐ-UB thành viên Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia và được áp dụng kể từ ngày 31/12/2004.

Nội dung toàn văn Quyết định 41/2001/QĐ-UB hợp nhất Ban Chỉ Đạo Chương trình mục tiêu quốc gia


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2001/QĐ-UB

Bình Phước, ngày 06 tháng 06 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC HỢP NHẤT CÁC BCĐ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 138/2000/QĐ-TTG NGÀY 29/11/2000 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BCĐ CHƯƠNG TRÌNH 135 TỈNH BÌNH PHƯỚC.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994;

Căn cứ Quyết định số 531/TTg ngày 8/8/1996 và Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg ngày 24/03/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành và sửa đổi, bổ sung quy định quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hợp nhất dự án ĐCĐC, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc ĐBKK, Chương trình xây dựng TTCXMN, vùng cao các Chương trình Phát triển KT-XH các xã ĐBKK miền núi và vùng sâu, vùng xa;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 188/TT-KH ngày 6/4/2001.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay hợp nhất dự án định canh định cư, dự án hỗ trợ ĐBDT đặc biệt khó khăn, Chương trình xây dựng Trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao vào Chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135) tỉnh Bình Phước, gồm các ông, bà có tên sau đây:

1. Ông Nguyễn Văn Thỏa – PCT UBND tỉnh - Trưởng BCĐ.

2. Ông Phạm Văn Tòng – GĐ Sở KH&ĐT – Phó Ban TT.

3. Ông Nguyễn Văn Nguyện – GĐ Sở NN&PTNT – Phó Ban.

4. Ông Nguyễn Minh Được – GĐ Sở LĐ TT-TB&XH – Ủy viên.

5. Ông Trần Ngọc Trai – GĐ Sở Tài chính - Vật giá – Ủy viên.

6. Ông Nguyễn Thanh Vân – GĐ Sở GTVT – Ủy viên.

7. Ông Phạm Thế Sương – GĐ Sở VH-TT – Ủy viên.

8. Ông Nguyễn Đình Chiến – PGĐ Sở Y Tế – Ủy viên.

9. Ông Lê Phú Cường – GĐ Sở xây dựng – Ủy viên.

10. Ông Trần Ngọc Hải – PGĐ Ngân hàng N.Nghiệp – Ủy viên.

11. Ông Nguyễn Song Đoàn – PGĐ Sở Địa chính – Ủy viên.

12. Ông Nguyễn Đông Phương – GĐ Sở Trách nhiệm – Du lịch – Ủy viên.

13. Ông Đỗ Toàn Trung – GĐ Đài PT-TH – Ủy viên.

14. Ông Phạm Văn Hảo – GĐ Kho bạc Nhà nước tỉnh – Ủy viên.

15. Ông Nguyễn Ngọc Am – Q.GĐ Sở Giáo dục – ĐT – Ủy viên.

16. Bà Võ Thị Ngọc Hạnh – GĐ Sở KHCN&MT – Ủy viên.

17. Ông Võ Công Thành - Cục trưởng Cục Thống kê – Ủy viên.

18. Bà Nguyễn Thị Ngọc Sương – Chủ tịch HĐLM các HTX – Ủy viên.

19. Ông Phạm Thành Khi - Trưởng Ban DT&TG tỉnh – Ủy viên.

Mời các ông (bà) có tên sau đây tham gia BCĐ:

1. Ông Bùi Thế Thành - Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh – Phó BCĐ.

2. Ông Bùi Mạnh Hùng – Phó Ban VH-XH (HĐND tỉnh) - Ủy viên.

3. Bà Lâm Văn Phúc – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh – Ủy viên.

4. Ông Trần Thành – Chủ tịch CCB tỉnh – Ủy viên.

5. Bà Nguyễn Thị Đào – Chủ tịch Hội LHPN tỉnh – Ủy viên.

6. Bà Lê Thị Tý – Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh – Ủy viên.

7. Ông Trần Văn Gôm – Chủ tịch Hội ND tỉnh – Ủy viên.

8. Ông Nguyễn Tuấn – Bí Thư Đoàn TNCS HCM tỉnh - Ủy viên.

Tổ chuyên viên giúp việc cho BCĐ thực hiện Chương trình 135 tỉnh, gồm các Ông (Bà) có tên sau đây:

1. Ông nguyễn Anh Hoàng – PGĐ Sở KH&ĐT - Tổ trưởng.

2. Ông Hà Văn Thành – PGĐ Sở NN&PTNT - Tổ phó.

3. Ông Nguyễn Thanh Bình – TP. Sở KH&ĐT - Tổ phó.

4. Ông Nguyễn Hồng Thanh – Công văn Sở LĐ TBXH - Tổ viên.

5. Ông Phạm Mạnh Đời – Chủ tịch CĐ Ngành Y tế - Tổ viên.

6. Ông Trần Quang Minh – PCT. CĐ Ngành Giáo dục - Tổ viên.

7. Ông Lê Văn Thắng – Phó TP.NH Nông nghiệp - Tổ viên.

8. Ông Lê Văn Thái – CV Sở TC-VG-Tổ viên.

9. Ông Phan Minh Hiển – CV Sở KH&ĐT - Tổ viên.

10. Ông Trần Đại Chính – CV VP.UBND tỉnh - Tổ viên.

Điều 2: Ban Chỉ Đạo thực hiện Chương trình 135 là cơ quan tư vấn có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh:

+ Tiếp nhận sự hướng dẫn của Ban chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia TW để xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình hàng năm và 5 năm trình UBND tỉnh phê duyệt.

+ Xây dựng kế hoạch Chương trình hành độnh nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài tỉnh để thực hiện chương trình.

+ Thực hiện lồng ghép Chương trình 135 với các chương trình dự án khác đang đầu tư trên địa bàn tỉnh.

+ Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình 135 các ngành, các cấp.

+ Phân công trách nhiệm cho các thành viên phụ trách lĩnh vực, địa bàn trong phạm Chương trình.

Điều 3: Hoạt động của BCĐ Chương trình 135 theo quy chế ban hành kèm theo quyết định này.

Điều 4: Quyết định này thay thế cho các Quyết định số 574/QĐ-UB ngày 28/04/1997 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo chương trình xây dựng Trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao và phát triển KT-XH, ANQP các xã biên giới; Số 151/1998/QĐ-UB ngày 09/12/1998 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo xoá đói giảm nghèo tỉnh Bình Phước; số 45/1999/QĐ-UB ngày 15/03/1999 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Bình Phước.

Điều 3: Các Ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Ban TTCQ tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở LĐTB&XH, Sở NN&PTNT, Sở TC-VG, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị và các ông bà có tên tại Điều 1 căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Hưng

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH 135 TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 41/2001/QĐ-UB ngày 06-06-2001 của UBND tỉnh Bình Phước)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Ban chỉ đạo Chương trình 135 là cơ quan tư vấn của UBND tỉnh gồm các thành viên hoạt động kiêm nhiệm, cho sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo, quản lý của UBND tỉnh và chịu sự hướng dẫn của Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia Trung ương.

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của BCĐ thực hiện Chương trình 135 của tỉnh. Kinh phí hoạt động của BCĐ, tổ chuyên viên giúp việc do Sở Kế hoạch và Đầu tư dự toán trình UBND tỉnh phê duyệt.

Trong việc chỉ đạo thực hiện, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 135 được sử dụng con dấu của UBND tỉnh, Phó Ban thường trực BCĐ được sử dụng con dấu của Sở Kế hoạch và Đầu tư. (BCĐ Chương trình 135 được sử dụng tài khoản của Sở Kế hoạch và Đầu tư).

Điều 2: Trưởng BCĐ chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh về toàn bộ hoạt động của Ban trong phạm vi tỉnh. Giúp việc cho Trưởng ban có 03 Phó ban. Các Phó BCĐ và thành viên BCĐ do Trưởng Ban chỉ đạo phân công phụ trách lĩnh vực, địa bàn công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về nhiệm vụ được phân công.

Trưởng BCĐ là chủ tài khoản, Phó Ban thường trực được ủy nhiệm ký thay khi cần.

Phó Ban thường trực Chương trình Chương trình 135: Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí của BCĐ và tổ chuyên viên trình UBND tỉnh phê duyệt hàng năm.

Điều 3: BCĐ hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể BCĐ quyết định toàn bộ các nội dung hoạt động của Chương trình. Trưởng BCĐ và các Phó Ban có trách nhiệm điều hành công việc theo quy chế và kế họch của BCĐ đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trưởng Ban và Phó Ban thường trực có quyền chỉ đạo công việc phát sinh đột xuất và sau đó báo cáo cho tập thể BCĐ xem xét.

Điều 4: Giúp việc cho BCĐ giải quyết công việc hàng ngày có tổ chuyên viên và văn phòng giúp việc BCĐ Chương trình 135 đặt tại Sở Kế hoạch & Đầu tư do một đồng chí Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư phụ trách.

Tổ chuyên viên văn phòng giúp việc gồm:

+ Chuyên viên VP. UBND tỉnh: 01 người.

+ Sở Kế hoạch & Đầu tư: 02 người.

+ Các Sở, ban, ngành: Mỗi Sở cử 01 người (Sở LĐTBXH, Sở NN&PTNT, Sở TC-VG, Sở Y tế, Sở Giáo dục – Đào tạo, Ngân hàng Nông nghiệp).

Cán bộ, chuyên viên Văn phòng Ban chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, thành phần kiêm nhiệm phải là cán bộ, chuyên viên phòng nghiệp vụ Sở, ngành, Đồng thời là phòng giúp việc cho Giám đốc các ngành thực hiện dự án của ngành.

Chương II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BAN CHỈ ĐẠO

Điều 5: Chức năng của BCĐ.

Tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của Chương trình 135 tỉnh Bình Phước được đề ra trong Nghị quyết của Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ, Nghị quyết HĐND tỉnh, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh.

Điều 5: Nhiệm vụ chung của BCĐ.

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác nhằm tổ chức thực hiện có kết quả Chương trình 135 của tỉnh, Chương trình công tác của BCĐ 135 gồm có chương trình hoạt động quý, 6 tháng, năm gồm:

+ Vận động tuyên truyền sâu rộng đến mọi cấp, mọi ngành, mọi người hiểu được mục đích, ý nghĩa của Chương trình 135 và tích cực tham gia thực hiện Chương trình.

+ Tổ chức điều tra thực trạng mức sống của các hộ dân cư nhất là đồng bào dân tộc, điều tra hiện trạng cơ sở hạ tầng nông thôn làm cơ sở xây dựng các dự án quy hoạch, kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu của Chương trình theo đúng các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

+ Vận động và huy động nguồn vốn để xây dựng quỹ 135 như: Nguồn cho vay xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng phục vụ người nghèo, nguồn cho vay tín dụng hỗ trợ phát triển của Nhà nước, nguồn 5 triệu ha rừng, nguồn huy động trong nhân dân …

+ Tăng cường hoạt động hỗ trợ về đời sống, giáo dục, văn hóa, sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho nhân dân như: Điện, đường, trường học, trạm y tế, chợ, các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm ở những vùng nghèo, xã nghèo vùng dồng bào dân tộc.

2. Quản lý và sử dụng quỹ Chương trình 135 chặt chẽ, đúng mục đích và có hiệu quả.

3. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của BCĐ Chương trình 135 các huyện.

4. Kêu gọi, vận động các nhà đầu tư nhằm đầu tư phát triển KT-XH trong vùng và chuyển giao khoa học kỹ thuật hỗ trợ người dân trong tỉnh.

5. Làm đầu mối để tập hợp các cơ quan liên quan, các tổ chức đoàn thể hỗ trợ cho mục đích phát triển KT-XH trong tỉnh.

6. Kiến nghị xây dựng các dự án quy hoạch, chính sách hỗ trợ ĐBDT phục vụ cho Chương trình 135 để UBND tỉnh xem xét quyết định.

Điều 7: Nhiệm vụ cụ thể

1. Trưởng BCĐ: Tổng hợp chương trình hành động kế hoạch công tác của các ngành nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình 135 của tỉnh. Theo dõi, đôn đốc, kiểm trả việc thực hiện nhiệm vụ Chương trình của các thành viên trong bdc thành viên trong BCĐ.

2. Phó Ban Thường trực – Sở Kế hoạch & Đầu tư :

Thực hiện việc đầu tư xây dựng các dự án và chính sách đối với ĐBDT theo nội dung của chương trình.

+ Tổng hợp chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng, quý, năm, kế hoạch trung hạn, dài hạn (dựa trên cơ sở kế hoạch của các ban, ngành thành viên Ban chỉ đạo). Chủ dộng tham mưu triển khai thực hiện kế hoạch và chương trình nêu trên, đồng thời giúp cho Trưởng ban báo cáo định kỳ cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban Chủ nhiệm TW.

+ Phối hợp với các Phó Ban và các thành viên trong BCĐ giải quyết những vấn đề có liên quan đến nhiều lĩnh vực của Chương trình 135.

+ Hướng dẫn các huyện lập chương trình kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình 135 theo chủ trương và kế hoạch của BCĐ tỉnh.

+ Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ đội ngũ địa bàn thực hiện nhiệm vụ của Chương trình 135 ở các cấp, xuất bản các tài liệu tập huấn.

+ Chủ trì phù hợp với Sở Tài chính - Vật giá bố trí vốn đầu tư hàng năm cho các dự án của Chương trình. Kịp thời giải quyết và điều chỉnh những vướng mắc về vốn trong khi thực hiện kế hoạch năm của chương trình và lồng ghép Chương trình 135 với các chương trình dự án khác.

3. Phó Ban

a) Sở Nông Nghiệp &PTNT:

+ Hằng năm tổng hợp xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình 135, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Chương trình của các huyện, thị, lập báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm gửi BCĐ theo lĩnh vực quản lý của ngành. Ưu đãi về khuyến nông, khuyến ngư, cây giống, công cụ lao động sản xuất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh.

+ Tổ chức các lớp hướng dẫn cách làm ăn đối với người nghèo, xây dựng các mô hình xóa đói giảm nghèo thành đạt. Tổ chức cán bộ tự nguyện hướng dẫn người nghèo trực tiếp và thường xuyên. Thông tin tuyên truyền về cách làm ăn trên phương tiện thông tin đại chúng.

b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục tuyên truyền vận độn (trên cơ sở kế hoạch của các ban, ngành, đoàn thể thành viên BCĐ). Chủ động thực hiện chương trình kế hoạch một cách thường xuyên liên tục trên phạm vi rộng (kể cả trong và ngoài tỉnh, các tổ chức nhân đạo và từ thiện Quốc tế).

+ Hướng dẫn và theo dõi đôn đốc BCĐ Chương trình 135 các huyện, thị thực hiện công tác giáo dục tuyên truyền thực hiện Chương trình.

4. Các thành viên tham gia BCĐ:

+ Sở Lao động TBXH: Thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách đối với người có công, dạy nghề và giải quyết việc là theo chức năng của ngành.

+ Sở Tài chính - Vật giá: Có trách nhiệm tham mưu cho BCĐ trình UBND tỉnh cân đối ngân sách hàng năm cho Chương trình 135 trong phạm vi tổng dự toán được UBND tỉnh phê duyệt, xây dựng quy chế quản lý và sử dụng nguồn ngân sách được trích và nguồn vận động rộng rãi trong nhân dân cho Quỹ. Hướng dẫn cho các cấp, ngành về trình tự thành quyết toán vốn đầu tư của Chương trình.

+ Sở GT-VT và Sở Xây dựng: Tuỳ theo chức năng, tập trung tạo các điều kiện trợ giúp cho vùng nghèo, xã nghèo. Tổ chức thẩm định thiết kế dự toán theo chuyên ngành ưu tiên cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng của Chương trình.

+ Sở KHCN&MT: Tổ chức nghiên cứu xây dựng các du khoa học ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật đã thực hiện của các tỉnh khác, chuyển giao những công nghệ mới phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh.

+ Sở Địa chính: Tham mưu đề xuất các phương án giải quyết sản xuất cho những hộ nghèo thiếu đất hoặc không có đất.

+ Sở Thương mại – Du lịch: Đề xuất xây dựng khu du lịch, chợ liên ấp, liên xã … tạo điều kiện thông thương hàng hóa, thực hiện đầy đủ chính sách trợ giá trợ cước cho vùng nghèo và vùng ĐBDT.

+ Ngân hàng Nông nghiệp: Có kế hoạch và chỉ tiêu cho vay xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế hộ, thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn.

+ Hội đồng liên minh của HTX: Xây dựng chương trình, tổ chức các hình thức hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các hộ nghèo nhằm đem lại kết quả cao trong lao động sản xuất.

+ Cục Thống kê: Triển khai điều tra, đánh giá đúng thực trạng CSHT nông thôn và thực trạng đói nghèo của tỉnh. Đảm bảo cung cấp và phân tích đầy đủ các thông tin đáp ứng yêu cầu của Chương trình 135.

+ Sở Y tế: Tham mưu về dự án mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cấp giấy khám bệnh miễn, giảm viện phí cho người nghèo, phát triển các hình thức khám chữa bệnh ưu đãi cho những nghèo.

+ Sở Giáo dục – Đào tạo: Tham mưu kế hoạch xây dựng trường học ở vùng nghèo, xã nghèo. Giảm hoặc miễn học phí, tiền xây dựng đối với học sinh, sinh viên nghèo. Học bổng ưu đãi đối với các học sinh, sinh viên nghèo hỗ trợ công cụ học tập, sách giáo khoa cho học sinh nghèo.

+ Ban Văn hóa – Xã hội (HĐND tỉnh), Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh: Đề xuất xây dựng Nghị quyết, chuyên đề xoá đói giảm nghèo, thường xuyên theo dõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện các cấp, ban, ngành, huyện, thị.

+ Sở Văn hóa – Thông tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình: Theo chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động thường kỳ về chương trình tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình 135.

+ Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Tỉnh Đoàn TNCS HCM: Mỗi đơn vị xây dựng kế hoạch giáo dục tuyên truyền vận động trong các thành viên đoàn thể, đơn vị làm nòng cốt. Tích cực tham gia và vận động nhân dân tham gia đóng góp quỹ Chương trình 135. Phát huy hình thức tương thân, tương ái, giáo dục hướng dẫn người nghèo tích luỹ để sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, tự lực vươn lên trong cuộc sống.

Chương III

CHẾ ĐỘ HỘI HỌP VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO

Điều 8:

1. Chế độ hội họp: BCĐ Chương trình 135 mỗi quý họp một lần vào ngày 28 của tháng cuối quý (nếu trùng ngày nghỉ, lễ thì sẽ họp vào ngày kế sau đó). Ngoài ra còn có các buổi họp đột xuất để giải quyết các công việc thuộc nhiệm vụ và chức năng của BCĐ (do Phó Ban thường trực đề xuất).

2. Chế độ thông tin, báo cáo định kỳ: Các thành viên BCĐ Chương trình 135 tỉnh (nếu có) và BCĐ 135 các huyện, thị báo cáo cho BCĐ tỉnh (qua Phó Ban thường trực) để tổng hợp theo quy định.

+ Báo cáo tháng vào ngày 25 hàng tháng (Thời gian báo cáo từ ngày 25 tháng trước đến ngày 25 của tháng báo cáo).

+ Báo cáo quý vào ngày 20 của tháng cuối quý.

+ Báo cáo năm vào ngày 25/12.

3. Trên cơ sở báo cáo của các thành viên BCĐ Chương trình 135 tỉnh và BCĐ các huyện, thị, Phó Ban thường trực giúp cho Trưởng Ban tổng hợp báo cáo cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban chủ nhiệm Chương trình MTQG TW, đồng thời tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và triển khai phương hướng thực hiện cho thời kỳ tiếp theo.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9: Các thành viên Ban chỉ đạo Chương trình 135 chịu trách nhiệm thi hành quy chế này từ ngày ký quyết định ban hành.

Điều 10: Việc sửa đổi bổ sung quy chế này do Ban chỉ đạo Chương trình 135 đề nghị UBND tỉnh xem xét quyết định.

 

DANH SÁCH

CÁC LOẠI XE GẮN MÁY ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
(Ban hàng kèm theo Quyết định số 42/2001/QĐ-UB ngày 6-6-2001 của UBND tỉnh)

STT

Loại xe

Nước sản xuất

Trị giá mới 100%

Xe đã sử dụng

Ghi chú

1.

Honda Dream II (SX 2000)

Nhật

30.000.000

21.000.000

 

2.

Honda Dream Lùn (SX 2000)

Nhật

28.000.000

19.600.000

 

3.

Honda Super Dream (SX 2001)

V.Nam

23.700.000

16.600.000

 

4.

Honda Future C110 (SX 2001)

V.Nam

26.500.000

18.550.000

 

5.

Honda Wave (SX 2000, 2001)

Nhật

28.000.000

19.600.000

 

6.

Xe do Hàn Quốc sản xuất Super Siva, Ama C100 (SX 2001)

H.Quốc

19.000.000

13.300.000

 

7.

Xe do Trung Quốc sản xuất C100, C110 (SX 2001)

T.Quốc

10.000.000

7.000.000

 

8.

Xe Dayang C100, C 110 và các loại xe từ C117, C115 (SX 2000, 2001)

T.Quốc

16.000.000

11.200.000

 

9.

Xe do Trung Quốc sản xuất C50

T.Quốc

8.000.000

5.600.000

 

10.

Suzuki RGV 120 CC

Nhật

33.000.000

23.100.000

 

11.

Suzuki UARA 120 CC (FX)

Nhật

39.000.000

27.300.000

 

12.

Honda GL 125CC

Nhật

37.000.000

25.900.000

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 41/2001/QĐ-UB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu41/2001/QĐ-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành06/06/2001
Ngày hiệu lực06/06/2001
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 31/12/2004
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 41/2001/QĐ-UB

Lược đồ Quyết định 41/2001/QĐ-UB hợp nhất Ban Chỉ Đạo Chương trình mục tiêu quốc gia


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 41/2001/QĐ-UB hợp nhất Ban Chỉ Đạo Chương trình mục tiêu quốc gia
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu41/2001/QĐ-UB
              Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Phước
              Người kýNguyễn Tuấn Hưng
              Ngày ban hành06/06/2001
              Ngày hiệu lực06/06/2001
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcBộ máy hành chính
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 31/12/2004
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 41/2001/QĐ-UB hợp nhất Ban Chỉ Đạo Chương trình mục tiêu quốc gia

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 41/2001/QĐ-UB hợp nhất Ban Chỉ Đạo Chương trình mục tiêu quốc gia