Quyết định 41/QĐ-UBND

Quyết định 41/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của sở Giao thông Vận tải tỉnh Hà Nam

Quyết định 41/QĐ-UBND năm 2014 thủ tục hành chính sở Giao thông Vận tải Hà Nam đã được thay thế bởi Quyết định 472/QĐ-UBND 2015 công bố thủ tục hành chính của Sở Giao thông vận tải Hà Nam và được áp dụng kể từ ngày 12/05/2015.

Nội dung toàn văn Quyết định 41/QĐ-UBND năm 2014 thủ tục hành chính sở Giao thông Vận tải Hà Nam


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 41/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 10 tháng 01 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI ĐƯỢC BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BỊ BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 tháng 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Giao thông Vận tải; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của sở Giao thông Vận tải.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông Vận tải, Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Mai Tiến Dũng

 

DANH MỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI ĐƯỢC BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BỊ BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

TT

TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I

Phần I: Thủ tục hành chính mới ban hành

1

Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh lộ đang khai thác.

2

Cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh lộ đang khai thác.

3

Cấp phép thi công xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với tỉnh lộ đang khai thác.

4

Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức thi công nút giao đấu nối vào đường tỉnh lộ.

5

Cấp phép thi công xây dựng nút giao đấu nối vào tỉnh lộ.

6

Chấp thuận đấu nối tạm có thời hạn vào đường tỉnh đang khai thác.

7

Chấp thuận xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của tỉnh lộ đang khai thác

8

Cấp phép thi công xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của tỉnh lộ đang khai thác

II

Phần II: Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung

1

Đổi Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp.

2

Cấp lại GPLX do ngành GTVT cấp bị quá hạn, bị mất

3

Đổi Giấy phép lái xe do ngành Công an cấp

4

Đổi GPLX quân sự do Bộ Quốc phòng cấp

5

Đổi GPLX hoặc bằng lái xe của nước ngoài.

6

Thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo

7

Cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào đối với phương tiện phi thương mại

III

Phần III: Thủ tục hành chính bị bãi bỏ

1

Chấp thuận xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của Tỉnh lộ đang khai thác .

2

Cấp phép thi công xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của Tỉnh lộ đang khai thác.

3

Cấp giấy chuyển vùng Giấy phép lái xe

4

Cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải

5

Cấp giấy chứng nhận chất lượng xe cơ giới cải tạo (Cấp giấy chứng nhận ATKT-BVMT cho xe cơ giới cải tạo)

6

Cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải

7

Cấp lại chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải

 

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. Đối với các TTHC được sửa đổi bổ sung:

1. Thủ tục đổi Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp:

- Trình tự thực hiện:

* Trong thời hạn 03 tháng, trước khi giấy phép lái xe hết hạn, người có nhu cầu tiếp tục sử dụng giấy phép lái xe được xét đổi giấy phép lái xe.

* Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, kể từ ngày hết hạn, người có giấy phép lái xe bị hỏng được xét đổi giấy phép lái xe.

* Người có giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khoẻ theo quy định, được xét đổi giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.

+ Bước 1: Cá nhân hoàn thiện hồ sơ, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

+ Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét tiếp nhận hồ sơ và chuyển về phòng Quản lý vận tải - phương tiện người lái;

+ Bước 3: Phòng Quản lý vận tải - phương tiện người lái nghiên cứu giải quyết hồ sơ trình Lãnh đạo Sở;

+ Bước 4: Cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả- Sở Giao thông Vận tải.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần:

+ Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ GTVT.

+ Bản chính hồ sơ gốc (Đối với trường hợp GPLX bị mất, có hồ sơ gốc);

+ Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định (thời hạn không quá 01 năm);

+ 01 ảnh màu cỡ 3x4 (kiểu CMTND);

+ Bản photo GPLX (đối với trường hợp còn GPLX)

Khi đến nộp hồ sơ, người đổi GPLX xuất trình GPLX, giấy CMTND hoặc hộ chiếu để đối chiếu (Đối với người nước ngoài) để đối chiếu.

Người có giấy phép lái xe còn hạn sử dụng những không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, nếu có nhu cầu được lập lại hồ sơ gốc.

* Số lượng: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc(đối với GPLX do Sở quản lý và GPLX do nước ngoài cấp); 25 ngày làm việc(đối với GPLX Sở không quản lý) kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

Khi đổi giấy phép lái xe không do sở GTVT Hà Nam quản lý, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải nơi cấp GPLX xác minh giấy phép lái xe đã cấp, trường hợp chưa nhận được bản xác minh, thì không đổi, không cấp lại giấy phép lái xe.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải Hà Nam.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép lái xe.

- Lệ phí: 135.000 đồng/GPLX.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ GTVT

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) ngày 13/11/2008.

+ Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ GTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Có hiệu lực từ ngày

01/01/2013.

+ Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực ngày 01/7/2012.

 

 

 

Ảnh

3 x 4

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY PHÉP LÁI XE

Kính gửi: Sở Giao thông vận tải Hà Nam

Tôi là:……………………………Quốc tịch: Việt Nam

Sinh ngày:…….tháng……….năm…………

Nơi đăng ký hộ khẩu:…………….…………………………….......................

Nơi cư trú................................................................................

...................................................................................................................

Số CMTND (hoặc Hộ chiếu):…………………

cấp ngày…. Tháng…….năm…. …. nơi cấp……………………..

Đã học lái xe tại trường………………………………….......năm……….

Hiện đã có Giấy phép lái xe hạng……..số:…………….…… do sở GTVT(Cục)......…………… cấp ngày……..tháng….…năm…….

Đề nghị cho tôi được đổi, cấp lại GPLX cơ giới đường bộ hạng:……………

Lý do:……………………………………………………………………….

Mục đích:…………………………………………………………………….

Xin gửi kèm theo:

**

- Số điện thoại cần liên hệ:......................................

- 01 Giấy chứng nhận sức khoẻ;

- 01 ảnh màu cỡ 2 x 3 cm ;

- Bản photocopy CMTND, GPLX sắp hết hạn,

- Hồ sơ gốc lái xe( nếu có);

Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

………….., ngày…….tháng…....năm 20....

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở GTVT

Tiếp nhận ngày… tháng… năm 20….

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

1. Mẫu này dùng chung cho trường hợp lập lại hồ sơ mới.

2. Trường hợp giả khai báo mất hoặc tẩy xoá, làm sai lệch các thông tin trên GPLX; sử dụng GPLX giả hoặc hồ sơ lái xe giả; có hành vi cố tình gian dối khác để được đổi, cấp lại GPLX, ngoài việc bị cơ quan quản lý GPLX ra Quyết định tịch thu GPLX và hồ sơ gốc còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp GPLX trong thời hạn 5 năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

 

2. Thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp bị quá hạn, bị mất:

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cá nhân hoàn thiện hồ sơ, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

+ Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét tiếp nhận hồ sơ và chuyển về phòng Quản lý vận tải - phương tiện người lái;

+ Bước 3: Phòng Quản lý vận tải - phương tiện người lái nghiên cứu giải quyết hồ sơ trình Lãnh đạo Sở;

+ Bước 4: Cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả- Sở Giao thông Vận tải.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần:

+ Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ GTVT

+ Bản chính hồ sơ gốc (Nếu có);

+ Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định (thời hạn không quá 01 năm);

+ 01 ảnh màu cỡ 3x4 (kiểu CMTND);

Khi đến nộp hồ sơ người đổi, cấp lại GPLX xuất trình giấy CMTND hoặc hộ chiếu để đối chiếu(Đối với người nước ngoài) để đối chiếu.

1/. Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng

- Quá từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kề từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

- Quá từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

2/. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

3/. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

4/. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại GPLX;

5/. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

6/. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

7/. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

8/. Người có giấy phép lái xe bị mất từ lần thứ ba trở lên trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

9/. Người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, sau thời hạn 01 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, nếu có nhu cầu, được dự học lại pháp luật giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe, được kiểm tra và có chứng nhận của cơ sở đào tạo lái xe đã hoàn thành nội dung học và nộp đủ hồ sơ theo quy định thì được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

10/. Người dự sát hạch lại có nhu cầu ôn tập, đăng ký với các cơ sở đào tạo lái xe để được hướng dẫn ôn tập, phải nộp phí ôn tập theo quy định của Bộ Tài chính, không phải học lại theo chương trình đào tạo.

* Số lượng: 01 bộ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải nơi đang quản lý giấy phép lái xe bị mất hoặc quá hạn

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép lái xe.

- Lệ phí: 135.000 đồng/GPLX

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ GTVT

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) ngày 13/11/2008.

+ Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ GTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.

+ Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực ngày 01/7/2012.

 

 

 

Ảnh

3 x 4

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY PHÉP LÁI XE

Kính gửi: Sở Giao thông vận tải Hà Nam

Tôi là:……………………………Quốc tịch: Việt Nam

Sinh ngày:…….tháng……….năm…………

Nơi đăng ký hộ khẩu:…………….……………………………...................

...............................................................................................................

Nơi cư trú................................................................................

...................................................................................................................

Số CMTND (hoặc Hộ chiếu):…………………

cấp ngày…. Tháng…….năm…. …. nơi cấp……………………..

Đã học lái xe tại trường………………………………….......năm……….

Hiện đã có Giấy phép lái xe hạng……..số:…………….……

do sở GTVT(Cục)......…………… cấp ngày……..tháng….…năm…….

Đề nghị cho tôi được đổi, cấp lại GPLX cơ giới đường bộ hạng:……………

Lý do:……………………………………………………………………….

Mục đích:…………………………………………………………………….

Xin gửi kèm theo:

**

- Số điện thoại cần liên hệ:......................................

- 01 Giấy chứng nhận sức khoẻ;

- 01 ảnh màu cỡ 2 x 3 cm ;

- Bản photocopy CMTND, GPLX sắp hết hạn,

- Hồ sơ gốc lái xe( nếu có);

Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

………….., ngày…….tháng…....năm 20..

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở GTVT

Tiếp nhận ngày… tháng… năm 20….

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

1. Mẫu này dùng chung cho trường hợp lập lại hồ sơ mới.

2. Trường hợp giả khai báo mất hoặc tẩy xoá, làm sai lệch các thông tin trên GPLX; sử dụng GPLX giả hoặc hồ sơ lái xe giả; có hành vi cố tình gian dối khác để được đổi, cấp lại GPLX, ngoài việc bị cơ quan quản lý GPLX ra Quyết định tịch thu GPLX và hồ sơ gốc còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp GPLX trong thời hạn 5 năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm

 

3. Thủ tục đổi Giấy phép lái xe do ngành Công an cấp

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cá nhân hoàn thiện hồ sơ, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

+ Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét tiếp nhận hồ sơ và chuyển về phòng Quản lý vận tải - phương tiện người lái;

+ Bước 3: Phòng Quản lý vận tải - phương tiện người lái nghiên cứu giải quyết hồ sơ trình Lãnh đạo Sở;

+ Bước 4: Cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Giao thông Vận tải.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a/ Hồ sơ đổi GPLX mô tô do ngành Công an cấp trước ngày 31/7/1995 bị hỏng:

* Thành phần:

+ Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ GTVT;

+ Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định

+ Bản phô tô Giấy phép lái xe của ngành công an cấp, xuất trình bản chính để kiểm tra

+ 01 ảnh màu cỡ 3x4 cm kiểu chứng minh nhân dân.

+ Bản chính hồ sơ gốc (Đối với trường hợp có hồ sơ gốc)

Khi đến nộp hồ sơ, người đổi giấy phép lái xe xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (Đối với người nước ngoài) để đối chiếu.

b/ Hồ sơ đổi GPLX do ngành Công an cấp từ ngày 31/7/1995:

* Thành phần:

+ Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ GTVT.

+ Quyết định ra khỏi ngành (chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc ...) của cấp có thẩm quyền (Bản sao có chứng thực);

+ Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định

+ Giấy phép lái xe của ngành công an cấp còn thời hạn sử dụng (bản chính);

+ 01 ảnh màu cỡ 3x4 cm kiểu chứng minh nhân dân.

Khi đến nộp hồ sơ, người đổi giấy phép lái xe xuất trình Quyết định ra khỏi ngành, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (Đối với người nước ngoài) để đối chiếu.

* Số lượng: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải Hà Nam.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép lái xe.

- Lệ phí: 135.000 đồng/GPLX.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ GTVT

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cán bộ, chiến sĩ công an có giấy phép lái xe do ngành công an cấp sau ngày 31/7/1995 còn thời hạn sử dụng, khi ra khỏi ngành (chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc ...), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

+ Người có giấy phép lái xe mô tô của ngành giao thông vận tải hoặc giấy phép lái xe mô tô do ngành công an cấp trước ngày 31/7/1995 bị hỏng có nhu cầu đổi, có tên trong sổ lưu được xét đổi giấy phép lái xe mới;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) ngày 13/11/2008.

+ Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ GTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.

+ Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực ngày 01/7/2012.

 

PHỤ LỤC 29

 

 

Ảnh

3 x 4

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY PHÉP LÁI XE

Kính gửi: Sở Giao thông vận tải Hà Nam

Tôi là:……………………………Quốc tịch: Việt Nam

Sinh ngày:…….tháng……….năm…………

Nơi đăng ký hộ khẩu................................................................................

Nơi cư trú:………………….……………………………........................

Số CMTND (hoặc Hộ chiếu):…………………

cấp ngày…. Tháng…….năm…. …. nơi cấp……………………..

Đã học lái xe tại trường………………………………….......năm……….

Hiện đã có Giấy phép lái xe hạng……..số:…………….……

do sở GTVT(Cục)......…………… cấp ngày……..tháng….…năm…….

Đề nghị cho tôi được đổi, cấp lại GPLX cơ giới đường bộ hạng:……………

Lý do:……………………………………………………………………….

Mục đích:…………………………………………………………………….

Xin gửi kèm theo:

 

- Số điện thoại cần liên hệ:......................................

- 01 Giấy chứng nhận sức khoẻ;

- 01 ảnh màu cỡ 2 x 3 cm ;

- Bản photocopy CMTND, GPLX sắp hết hạn,

- Hồ sơ gốc lái xe( nếu có);

Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

………….., ngày…….tháng…....năm 20..

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở GTVT

Tiếp nhận ngày… tháng… năm 20….

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

1. Mẫu này dùng chung cho trường hợp lập lại hồ sơ mới.

2. Trường hợp giả khai báo mất hoặc tẩy xoá, làm sai lệch các thông tin trên GPLX; sử dụng GPLX giả hoặc hồ sơ lái xe giả; có hành vi cố tình gian dối khác để được đổi, cấp lại GPLX, ngoài việc bị cơ quan quản lý GPLX ra Quyết định tịch thu GPLX và hồ sơ gốc còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp GPLX trong thời hạn 5 năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

 

4. Thủ tục đổi GPLX quân sự do Bộ Quốc phòng cấp:

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cá nhân hoàn thiện hồ sơ, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

+ Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét tiếp nhận hồ sơ và chuyển về phòng Quản lý vận tải - phương tiện người lái;

+ Bước 3: Phòng Quản lý vận tải - phương tiện người lái nghiên cứu giải quyết hồ sơ trình Lãnh đạo Sở;

+ Bước 4: Cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả- Sở Giao thông Vận tải.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần:

+ Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ GTVT.

+ Quyết định ra quân trong thời hạn không quá 06 tháng tính từ ngày Thủ trưởng cấp trung đoàn trở lên ký (bản sao có chứng thực);

+ Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

+ Giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng (bản chính);

+ 01 ảnh màu cỡ 3x4 cm kiểu giấy chứng minh nhân dân.

Khi đến nộp hồ sơ, người đổi giấy phép lái xe xuất trình Quyết định ra quân, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu(Đối với người nước ngoài)để đối chiếu.

* Số lượng: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải Hà Nam.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép lái xe.

- Lệ phí: 135.000 đồng/GPLX.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ GTVT

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi ra quân (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc, nghỉ hưu...), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) ngày 13/11/2008.

+ Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ GTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.

+ Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực ngày 01/7/2012.

 

 

 

Ảnh

3 x 4

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY PHÉP LÁI XE

Kính gửi: Sở Giao thông vận tải Hà Nam

Tôi là:……………………………Quốc tịch: Việt Nam

Sinh ngày:…….tháng……….năm…………

Nơi đăng ký hộ khẩu :..........................................................................

Nơi cư trú:………………….……………………………...........................

Số CMTND (hoặc Hộ chiếu):…………………

cấp ngày…. Tháng…….năm…. …. nơi cấp……………………..

Đã học lái xe tại trường………………………………….......năm……….

Hiện đã có Giấy phép lái xe hạng……..số:…………….……

do sở GTVT(Cục)......…………… cấp ngày……..tháng….…năm…….

Đề nghị cho tôi được đổi, cấp lại GPLX cơ giới đường bộ hạng:……………

Lý do:……………………………………………………………………….

Mục đích:…………………………………………………………………….

Xin gửi kèm theo:

**

- Số điện thoại cần liên hệ:......................................

- 01 Giấy chứng nhận sức khoẻ;

- 01 ảnh màu cỡ 2 x 3 cm ;

- Bản photocopy CMTND, GPLX sắp hết hạn,

- Hồ sơ gốc lái xe( nếu có);

Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

………….., ngày…….tháng…....năm 20..

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở GTVT

Tiếp nhận ngày… tháng… năm 20….

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

1. Mẫu này dùng chung cho trường hợp lập lại hồ sơ mới.

2. Trường hợp giả khai báo mất hoặc tẩy xoá, làm sai lệch các thông tin trên GPLX; sử dụng GPLX giả hoặc hồ sơ lái xe giả; có hành vi cố tình gian dối khác để được đổi, cấp lại GPLX, ngoài việc bị cơ quan quản lý GPLX ra Quyết định tịch thu GPLX và hồ sơ gốc còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp GPLX trong thời hạn 5 năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

 

5. Đổi GPLX hoặc Bằng lái xe của nước ngoài:

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cá nhân hoàn thiện hồ sơ, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

+ Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét tiếp nhận hồ sơ và chuyển về phòng Quản lý vận tải - phương tiện người lái;

+ Bước 3: Phòng Quản lý vận tải - phương tiện người lái nghiên cứu giải quyết hồ sơ trình Lãnh đạo Sở;

+ Bước 4: Cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Giao thông vận tải.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần:

Hồ sơ do người lái xe lập thành 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài), bao gồm:

a) Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe (đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 29; đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 30 của Thông tư 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ GTVT);

b) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao chụp giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;

c) Bản sao chụp hộ chiếu gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam, bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao chụp thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài;

Khi đến đổi giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh và phải xuất trình hộ chiếu còn thời hạn, giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam và giấy phép lái xe nước ngoài để đối chiếu.

Không đổi giấy phép lái xe đối với các trường hợp sau:

Giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài; giấy phép lái xe quốc tế; giấy phép lái xe của nước ngoài quá thời hạn sử dụng theo quy định; có biểu hiện tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; giấy phép lái xe nước ngoài có dấu hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp mà không được xác minh;

* Số lượng: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải Hà Nam.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép lái xe.

- Lệ phí: 135.000 đồng/GPLX.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị đổi GPLX theo mẫu phụ lục 29; phụ lục 30 ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ GTVT.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân có hộ khẩu thường trú hoặc làm việc, học tập tại tỉnh Hà Nam.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) ngày 13/11/2008.

+ Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ GTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.

+ Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực ngày 01/7/2012.

 

PHỤ LỤC 29

 

 

Ảnh

3 x 4

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY PHÉP LÁI XE

Kính gửi: Sở Giao thông vận tải Hà Nam

Tôi là:……………………………Quốc tịch: Việt Nam

Sinh ngày:…….tháng……….năm…………

Nơi đăng ký hộ khẩu................................................................................

Nơi cư trú:………………….……………………………................

Số CMTND (hoặc Hộ chiếu):…………………

cấp ngày…. tháng…….năm…. …. nơi cấp……………………..

Đã học lái xe tại trường………………………………….......năm……….

Hiện đã có Giấy phép lái xe hạng……..số:…………….……

do sở GTVT(Cục)......…………… cấp ngày……..tháng….…năm…….

Đề nghị cho tôi được đổi, cấp lại GPLX cơ giới đường bộ hạng:……………

Lý do:……………………………………………………………………….

Mục đích:…………………………………………………………………….

Xin gửi kèm theo:

**

- Số điện thoại cần liên hệ:......................................

- 01 Giấy chứng nhận sức khoẻ;

- 01 ảnh màu cỡ 2 x 3 cm;

- Bản photocopy CMTND, GPLX sắp hết hạn,

- Hồ sơ gốc lái xe( nếu có);

Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

………….., ngày…….tháng…. năm 20..

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở GTVT

Tiếp nhận ngày… tháng… năm 20…

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

1. Mẫu này dùng chung cho trường hợp lập lại hồ sơ mới.

2. Trường hợp giả khai báo mất hoặc tẩy xoá, làm sai lệch các thông tin trên GPLX; sử dụng GPLX giả hoặc hồ sơ lái xe giả; có hành vi cố tình gian dối khác để được đổi, cấp lại GPLX, ngoài việc bị cơ quan quản lý GPLX ra Quyết định tịch thu GPLX và hồ sơ gốc còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp GPLX trong thời hạn 5 năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

 

PHỤ LỤC 30

 

 

Ảnh

3 x 4

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independent- Freedom - Happiness
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

APPLICATION FORM FOR EXCHANGE OF DRIVER’S LICENCE

(Dùng cho người nước ngoài) - (For Foreigner only)

 

Kính gửi (To): Sở Giao thông vận tải…………….
(……………………Transport Department)

Tôi là (Full name): ………………………………………………………

Quốc tịch (Nationality): ……………………………………………..

Ngày tháng năm sinh (Date of birth): ……………………………………

Hiện cư trú tại (Permanent Address):

Số hộ chiếu (Passport No.): …………………

Cấp ngày (Issuing date): ngày (date): …. tháng (month) ….năm (year)……...

Hiện có giấy phép lái xe cơ giới đường bộ số (Current driving licence No.): ……

Cơ quan cấp (Issuing Office): ……………………………………… Tại (Place of issue): ……………Cấp ngày (Issuing date): ngày (date): …….. tháng (month)….. năm (year).....

Lý do xin cấp giấy phép lái xe (Reason of application for new driving licence):….

Mục đích (Purpose) (1): ………………………………………

Gửi kèm theo đơn gồm có (Documents enclosed as follows):

- 01 ảnh màu cỡ 3 x 4 cm (01 colour photographs 3 x 4 cm);

- Bản dịch GPLX nước ngoài đã được công chứng (Translation of current foreign driving licence with notation);

- Bản sao chụp hộ chiếu (phần họ tên và ảnh; trang thị thực nhập cảnh ) (01 sao chụp of passport) (included pages: full name, photograph, valid visa);

Tôi xin đảm bảo lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai xin chịu trách nhiệm.

I certify that all the information included in this application and attached documents is correct and true.

 

 

………, date ….. month ….. year…..
NGƯỜI LÀM ĐƠN (APPLICANT)
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Signature and Full name)

Ghi chú:

(1): Định cư lâu dài ở Việt Nam hoặc không định cư lâu dài ở Việt Nam.

(1): Long time or Short time of staying in Viet Nam

 

6. Thủ tục thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế theo quy định và nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc qua hệ thống bưu chính. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì viết giấy hẹn thời gian trả kết quả thẩm định hồ sơ thiết kế.

+ Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét tiếp nhận hồ sơ chuyển về phòng Quản lý Vận tải- Phương tiện người lái.

+ Bước 3: Tổ thẩm định thiết kế của Sở Giao thông vận tải tiến hành thẩm định thiết kế; nếu hồ sơ thiết kế chưa đạt yêu cầu thì thông báo bổ sung, sửa đổi; nếu hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo.

+ Bước 4: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả- Sở Giao thông Vận tải.

- Thành phần, số lượng, nội dung hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo (bản chính) theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư số 29/2012/TT-BGTVT ngày 31/7/2012 của Bộ GTVT

+ Hồ sơ thiết kế, thành phần theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 29/2012/TT-BGTVT ngày 31/7/2012 của Bộ GTVT.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực) của cơ sở thiết kế đối với trường hợp thẩm định thiết kế lần đầu.

+ Các bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có xác nhận của cơ sở thiết kế: Giấy Đăng ký xe ô tô, Phiếu sang tên, di chuyển (đối với trường hợp đang làm thủ tục sang tên, di chuyển), Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với xe cơ giới đã qua sử dụng được phép nhập khẩu).

+ Tài liệu kỹ thuật của xe cơ giới cải tạo.

* Số lượng: 04 bộ

- Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thiết kế, Cơ quan thẩm định thiết kế cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo nếu hồ sơ đạt yêu cầu; hoặc thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu hồ sơ không đạt yêu cầu.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

* Lệ phí: 300.000 đ/giấy chứng nhận.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản đề nghị thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư số 29/2012/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ ngày 28/11/2008, có hiệu lực từ ngày 01/07/2009.

- Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hanhg hóa.- Thông tư số 29/2012/TT-BGTVT ngày 31/07/2012 của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

- Hướng dẫn 1819/ĐKVN-VAR ngày 01/09/2012 của Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điểm của Thông tư số 29/2012/TT-BGTVT ngày 31/7/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

- Thông tư 114/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 của Bộ Tài chính Quy định thu nộp, quản lý sử dụng phí kiểm định ATKT và chất lượng linh kiện xe cơ giới.

 

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ XE CƠ GIỚI CẢI TẠO

(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

(CƠ SỞ THIẾT KẾ)
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: ………..
V/v: thẩm định thiết kế

…, ngày… tháng… năm…….

 

Kính gửi: Sở Giao thông vận tải...

Căn cứ Thông tư số 29/2012/TT-BGTVT ngày 31/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

(Cơ sở thiết kế) có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ... ngày ./... của (cơ quan cấp); đề nghị Sở Giao thông vận tải…. thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo sau:

- Tên thiết kế :…………..(tên thiết kế)………….

- Ký hiệu thiết kế :……….(ký hiệu thiết kế)………..

1. Đặc điểm xe cơ giới:

- Biển số đăng ký (nếu đã được cấp):

- Số khung:

- Số động cơ:

- Nhãn hiệu - số loại:

2. Nội dung cải tạo chính:

(Ghi tóm tắt đầy đủ các nội dung thiết kế cải tạo thay đổi của xe cơ giới)

3. Thông số kỹ thuật trước và sau cải tạo:

STT

Thông số kỹ thuật

Đơn vị

Ô tô trước cải tạo

Ô tô sau cải tạo

1

Loại phương tiện

 

 

 

2

Kích thước bao ngoài (dài x rộng x cao)

mm

 

 

3

Chiều dài cơ sở

mm

 

 

4

Vết bánh xe (trước/sau)

mm

 

 

5

Trọng lượng bản thân

kg

 

 

6

Số người cho phép chở

người

 

 

7

Trọng tải

kg

 

 

8

Trọng lượng toàn bộ

kg

 

 

Các thông số kỹ thuật khác của xe cơ giới có thay đổi do cải tạo

 

 

 

 (Cơ sở thiết kế) xin chịu trách nhiệm về nội dung thiết kế và hồ sơ xe cơ giới cải tạo.

 

 

CƠ SỞ THIẾT KẾ
 (Ký ghi rõ họ tên)

 

7. Thủ tục cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào đối với phương tiện phi thương mại.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cá nhân hoàn thiện hồ sơ, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

+ Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét tiếp nhận hồ sơ và chuyển về phòng Quản lý vận tải - phương tiện người lái;

+ Bước 3: Phòng Quản lý vận tải - phương tiện người lái nghiên cứu giải quyết hồ sơ trình Lãnh đạo Sở;

+ Bước 4: Cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt-Lào (theo mẫu phụ lục 6B của Thông tư số 38/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ GTVT).

+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (bản sao).

* Số lượng: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải Hà Nam.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép liên vận.

- Lệ phí: 50.000 đồng/xe.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt - Lào theo mẫu phụ lục số 6B của Thông tư số 38/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ GTVT.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại tỉnh Hà Nam.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 38/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ GTVT về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

+ Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực ngày 01/7/2012.

 

PHỤ LỤC 6B

TÊN ĐƠN VỊ
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số:.....................

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT - LÀO

Kính gửi: ....................................................................

1. Tên đơn vị (hoặc cá nhân) ..............................................................

2. Địa chỉ:

3. Số điện thoại:....................................Số fax...................................

4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư số:

Ngày cấp:..............Cơ quan cấp:...............(đối với trường hợp phương tiện vận chuyển hàng hoá, người phục vụ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã)

5.Đề nghị sở GTVT cấp giấy phép liên vận Việt - Lào cho phương tiện vận tải sau:

Số TT

Biển đăng ký

Trọng tải (số ghế, tấn)

Năm sản xuất

Nhãn hiệu phương tiện

Số khung

Số máy

Màu sơn

Thời hạn đề nghị cấp phép

Hình thức hoạt động (vận chuyển hàng hoá hay hành khách

Cửa khẩu xuất nhập

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

2

3

.....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Mục đích chuyến đi:

a/Công vụ

c

b/ Cá nhân:

c

c/ Hoạt động kinh doanh:

c

d/ Mục đích khác:

c

 

 

........, ngày… tháng… năm…….
Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân đề nghị cấp phép
Ký tên (đóng dấu nếu có)

 

II. Đối với các TTHC ban hành mới:

1. Thủ tục Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh lộ đang khai thác.

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, Chủ đầu tư hoặc Chủ sử dụng công trình thiết yếu phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận thiết kế đến cơ quan có thẩm quyền sau để được xem xét giải quyết qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả và chuyển về phòng Quản lý KCHT&ATGT.

- Bước 3: Phòng Quản lý KCHT&ATGT xem xét, thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); Nếu đủ điều kiện trình Lãnh đạo Sở ra văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

* Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần:

- Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam

- Hồ sơ thiết kế, trong đó có bình đồ, trắc dọc, trắc ngang vị trí đoạn tuyến có xây dựng công trình (bản chính). Đối với hồ sơ thiết kế công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác, phải có Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (bản sao có xác nhận của chủ công trình).

- Cam kết di chuyển hoặc cải tạo công trình đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền; không được yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các kinh phí có liên quan.

Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết trong 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải Hà Nam

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận;

- Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu có giá trị trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ban hành; nếu quá 12 tháng, phải gia hạn. Thủ tục gia hạn quy định như sau:

- Đơn đề nghị gia hạn chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của chủ công trình (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27 / 9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam

- Thời gian giải quyết: trong 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Thời gian gia hạn: Chỉ gia hạn một (01) lần, thời gian không quá 12 tháng.

* Lệ phí: Không

* Tên mẫu đơn:

Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (ban hành kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam - Phụ lục 1)

Đơn đề nghị gia hạn xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (ban hành kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27 / 9/2012 của UBND tỉnh Hà Nam - Phụ lục số 2)

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008. Có hiệu lực từ ngày 01/07/2009.

+ Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 15/04/2010.

+ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ GTVT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 02/7/2011.

+ Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh Ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương, tỉnh Hà Nam.

 

PHỤ LỤC 1

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BÁO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

(1)
(2)
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số:............/............

..............., ngày........ tháng........năm 201......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Chấp thuận xây dựng (…3…)

Kính gửi: ...........................................(4)

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Quyết định số …../2012/QĐ-UBND ngày … tháng …. năm 2012 của UBND tỉnh Hà Nam Ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- (...5...)

(…..2….) đề nghị được chấp thuận xây dựng công trình (…6…) trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của (…7…).

Gửi kèm theo các tài liệu sau:

- Hồ sơ thiết kế của (...6...);

- Bản sao (...8...) Báo cáo kết quả thẩm tra Hồ sơ thiết kế của (...6...) do (...9...) thực hiện.

- (...10...)

(…2…) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình thiết yếu và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.

Địa chỉ liên hệ: ………

Số điện thoại: ..............

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ....................;
- ....................;
- Lưu VT.

(……2…..)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu.

(3) Ghi vắn tắt tên công trình, đường tỉnh, địa phương; ví dụ “Chấp thuận xây dựng đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường tỉnh ĐT.491, địa phận huyện Thanh Liêm”.

(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình thiết yếu.

(5) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư công trình thiết yếu của cấp có thẩm quyền.

(6) Ghi rõ, đầy đủ tên, nhóm dự án của công trình thiết yếu.

(7) Ghi rõ tên đường tỉnh, cấp kỹ thuật của đường hiện tại và theo quy hoạch, lý trình, phía bên trái hoặc bên phải đường tỉnh, các vị trí cắt ngang qua đường tỉnh (nếu có).

(8) Bản sao có xác nhận của chủ công trình (nếu công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác).

(9) Tổ chức tư vấn (độc lập với tổ chức tư vấn lập Hồ sơ thiết kế) được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ.

(10) Các tài liệu khác nếu (…2…) thấy cần thiết./.

 

PHỤ LỤC 2

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định 22 /2012/QĐ-UBND ngày 27/ 9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

(1)
(2)
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số:............/.............

..............., ngày........ tháng........năm 201......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Gia hạn xây dựng (…3…)

Kính gửi: ...........................................(4)

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Quyết định số …../2012/QĐ-UBND ngày … tháng …. năm 2012 của UBND tỉnh Hà Nam Ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- (...5...)

(…..2….) đề nghị được gia hạn xây dựng công trình, nêu rõ lý do gia hạn. Gửi kèm theo các tài liệu sau:

- Bản sao chụp Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu;

- (...6...)

(…2…) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình thiết yếu và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được gia hạn xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận gia hạn.

Địa chỉ liên hệ: ………

Số điện thoại: ..............

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ....................;
- ....................;
- Lưu VT.

(……2…..)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị gia hạn xây dựng công trình thiết yếu.

(3) Ghi vắn tắt tên công trình, đường tỉnh, địa phương; ví dụ “Gia hạn xây dựng đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường tỉnh ĐT.491, địa phận huyện Thanh Liêm”.

(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình thiết yếu.

(5) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư công trình thiết yếu của cấp có thẩm quyền.

(6) Các tài liệu khác nếu (…2…) thấy cần thiết./.

 

2. Thủ tục: Cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh lộ đang khai thác.

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Sau khi có văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của các cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền, Chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng công trình thiết yếu phải hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế theo văn bản chấp thuận, tổ chức thẩm định hồ sơ thiết kế, phê duyệt dự án theo quy định hiện hành và gửi hồ sơ đề nghị cấp phép thi công đến các cơ quan có thẩm quyền để được xem xét giải quyết bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả và chuyển về phòng Quản lý KCHT&ATGT.

- Bước 3: Phòng Quản lý KCHT&ATGT xem xét, thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); Nếu đủ điều kiện, trình Lãnh đạo Sở ra quyết định cấp giấy phép thi công. Trường hợp không cấp phép, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

* Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

* Thành phần, số lượng hồ sơ: Thành phần:

- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 3- ban hành kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27 / 9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam

- Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có xác nhận của Chủ đầu tư);

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công, bảo đảm an toàn giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).

Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ; riêng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công là 02 bộ.

* Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các nhân và tổ chức

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải Hà Nam

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thi công;

* Lệ phí: Không

* Tên mẫu đơn:

Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (ban hành kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27 / 9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam - Phụ lục số 3)

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng thi công công trình thiết yếu, biển quảng cáo tạm thời có ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ.

+ Công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu hạng mục công trình đường bộ.

+ Chủ đầu tư công trình thiết yếu, biển quảng cáo tạm thời nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ và bổ sung, cập nhật công trình thiết yếu, biển quảng cáo tạm thời vào hồ sơ quản lý tuyến đường.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008. Có hiệu lực từ ngày 01/07/2009.

+ Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 15/04/2010.

+ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ GTVT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 02/7/2011.

+ Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh Ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương, tỉnh Hà Nam.

 

PHỤ LỤC 3

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

(1)
(2)
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số:............/............

..............., ngày........ tháng........năm 201......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH

Cấp phép thi công (…3…)

Kính gửi: ...........................................(…4…)

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Quyết định số …../2012/QĐ-UBND ngày … tháng …. năm 2012 của UBND tỉnh Hà Nam Ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Căn cứ (…5..);

(…..2….) đề nghị được cấp phép thi công (…6…) tại (…7…). Thời gian thi công bắt đầu từ ngày …tháng … năm ... đến hết ngày tháng .. năm ...

Xin gửi kèm theo các tài liệu sau:

+ (…5…) (bản sao có xác nhận của Chủ đầu tư).

+ (…8…) (bản chính)..

+ (…9…)

(…2…) Đối với thi công công trình thiết yếu: xin cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.

(…2…) Đối với thi công trên đường bộ đang khai thác: xin cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, hạn chế ùn tắc giao thông đến mức cao nhất và không gây ô nhiễm môi trường.

(…2…) xin cam kết thi công theo đúng Hồ sơ thiết kế đã được (…10…) phê duyệt và tuân thủ theo quy định của Giấy phép thi công. Nếu thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, (…2…) chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Địa chỉ liên hệ: ………

Số điện thoại: ..............

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ....................;
- Lưu VT.

(……2…..)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)




Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp phép thi công (công trình thiết yếu hoặc thi công trên đường bộ đang khai thác);

(3) Ghi vắn tắt tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép, quốc lộ, địa phương; ví dụ Cấp phép thi công đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường tỉnh ĐT.491, địa phận huyện Thanh Liêm”.

(4) Tên cơ quan cấp phép thi công;

(5) Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế công trình của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

(6) Ghi đầy đủ tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép thi công.

(7) Ghi đầy rõ lý trình, tên đường, thuộc địa phận huyện nào.

(8) Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

(9) Các tài liệu khác nếu (…2…) thấy cần thiết.

(10) Cơ quan phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công./.

 

3. Thủ tục: Cấp phép thi công xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với tỉnh lộ đang khai thác.

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện).

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả và chuyển về phòng Quản lý KCHT&ATGT.

- Bước 3: Phòng Quản lý KCHT&ATGT xem xét, thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); Nếu đủ điều kiện trình Lãnh đạo Sở ra văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

* Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần:

+ Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh

+ Văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận thiết kế của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có xác nhận của Chủ công trình);

+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).

- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

* Thời hạn giải quyết: Trong 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải Hà Nam

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thi công;

* Lệ phí: Không

* Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (Theo mẫu Phụ lục số 3- ban hành kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh Hà Nam).

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ.

+ Công trình xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu hạng mục công trình đường bộ.

+ Chủ đầu tư công trình nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ và bổ sung, cập nhật vào hồ sơ quản lý tuyến đường.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008. Có hiệu lực từ ngày 01/07/2009.

+ Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 15/04/2010.

+ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ GTVT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 02/7/2011.

+ Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh Ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương, tỉnh Hà Nam.

 

PHỤ LỤC SỐ 3:

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định 22 /2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

(1)
(2)
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số:............/.............

Hà Nội,

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH

Cấp phép thi công (…3…)

Kính gửi: ...........................................(…4…)

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 7 tháng 9 năm 2012 của UBND tỉnh Hà Nam Ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Căn cứ (…5..);

(…..2….) đề nghị được cấp phép thi công (…6…) tại (…7…). Thời gian thi công bắt đầu từ ngày …tháng … năm ... đến hết ngày..tháng … năm ...

Xin gửi kèm theo các tài liệu sau:

+ (…5…) (bản sao có xác nhận của Chủ đầu tư).

+ (…8…) (bản chính)..

+ (…9…)

(…2…) Đối với thi công công trình thiết yếu: xin cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.

(…2…) Đối với thi công trên đường bộ đang khai thác: xin cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, hạn chế ùn tắc giao thông đến mức cao nhất và không gây ô nhiễm môi trường.

(…2…) xin cam kết thi công theo đúng Hồ sơ thiết kế đã được (…10…) phê duyệt và tuân thủ theo quy định của Giấy phép thi công. Nếu thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, (…2…) chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Địa chỉ liên hệ: ………

Số điện thoại: ..............

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ....................;
- Lưu VT.

(……2…..)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp phép thi công (công trình thiết yếu hoặc thi công trên đường bộ đang khai thác);

(3) Ghi vắn tắt tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép, quốc lộ, địa phương; ví dụ Cấp phép thi công đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường tỉnh ĐT.491, địa phận huyện Thanh Liêm”.

(4) Tên cơ quan cấp phép thi công;

(5) Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế công trình của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

(6) Ghi đầy đủ tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép thi công.

(7) Ghi đầy rõ lý trình, tên đường, thuộc địa phận huyện nào.

(8) Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

(9) Các tài liệu khác nếu (…2…) thấy cần thiết. (10) Cơ quan phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công./.

 

4. Thủ tục: Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức thi công nút giao đấu nối vào đường tỉnh lộ.

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, Chủ đầu tư hoặc Chủ sử dụng công trình nút giao phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông nút giao đấu nối đến cơ quan có thẩm quyền như đối với với công trình thiết yếu để được xem xét giải quyết qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả và chuyển về phòng Quản lý KCHT&ATGT.

- Bước 3: Phòng Quản lý KCHT&ATGT xem xét, thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); Nếu đủ điều kiện, trình Lãnh đạo Sở chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Tổ chức, đơn vị nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

* Cách thức thực hiện: Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

* Thành phần, số lượng hồ sơ: Thành phần:

+ Đơn đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh.

+ Cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo nút giao và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo (bản chính).

+ Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh đã được phê duyệt (bản sao có chứng thực); hoặc văn bản chấp thuận của Sở Giao thông vận tải Hà Nam cho phép đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh đối với các trường hợp đường tỉnh chưa có Quy hoạch các điểm đấu nối;

+ Văn bản của cấp có thẩm quyền (bản chính) giao tổ chức, cá nhân làm Chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao;

+ Thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao (có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông) do tổ chức tư vấn được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ lập (bản chính).

Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

* Thời hạn giải quyết: Trong 10 ngày (mười ngày) làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải Hà Nam

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận;

Văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao có giá trị trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ban hành, nếu quá 12 tháng, làm đơn đề nghị gia hạn. Thủ tục gia hạn như quy định đối với việc gia hạn chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu.

- Đơn đề nghị gia hạn chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo;

- Thời gian giải quyết: trong 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định;

* Lệ phí: Không

* Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh)

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008. Có hiệu lực từ ngày 01/07/2009.

+ Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 15/04/2010.

+ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ GTVT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 02/7/2011.

+ Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh Ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương, tỉnh Hà Nam.

 

PHỤ LỤC SỐ 4:

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN THIẾT KẾ KỸ THUẬT NÚT GIAO, ĐƯỜNG NHÁNH ĐẤU NỐI VÀO ĐƯỜNG TỈNH

(1)
(2)
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số:............/............

..............., ngày........ tháng........năm 201......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN THIẾT KẾ KỸ THUẬT NÚT GIAO ĐƯỜNG NHÁNH ĐẤU NỐI VÀO ĐƯỜNG TỈNH

Chấp thuận xây dựng (…3…)

Kính gửi: ...........................................(4)

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Quyết định số …../2012/QĐ-UBND ngày … tháng …. năm 2012 của UBND tỉnh Hà Nam Ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- (...5...)

(…..2….) đề nghị được chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đường nhánh đấu nối (…6…).

Gửi kèm theo các tài liệu sau:

+ Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh đã được UBND cấp huyện phê duyệt (bản sao có chứng thực); hoặc Văn bản chấp thuận của Sở GTVT cho phép đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh đối với các trường hợp đường tỉnh chưa có Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh được phê duyệt (bản sao);

+ Văn bản của UBND cấp huyện (bản chính) giao tổ chức, cá nhân làm Chủ đầu tư nút giao nếu quy hoạch hoặc văn bản chấp thuận đơn lẻ của Sở GTVT chưa xác định rõ chủ đầu tư nút giao;

+ Hồ sơ Thiết kế và Phương án tổ chức giao thông của nút giao (có Biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông) do Tổ chức tư vấn được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ lập (bản chính).

- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

(…2…) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo nút giao và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận. Địa chỉ liên hệ: ………

Số điện thoại: ..............

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu VT.

(……2…..)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đường nhánh đấu nối (Do Chủ đầu tư đứng đơn). (3) Ghi vắn tắt tên công trình, quốc lộ, địa phương; ví dụ “Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đường nhánh đấu nối tại Km..+.../Trái tuyến hoặc phải tuyến/ đường tỉnh ....”.

(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình nút giao đấu nối đường nhánh.

(5) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư công trình thiết yếu của cấp có thẩm quyền.

(6) Ghi rõ, đầy đủ tên đường, cấp kỹ thuật của đường, lý trình, phía bên trái hoặc bên phải đường tỉnh./.

 

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

(Ban hành kèm theo Quyết định 22 /2012/QĐ-UBND ngày 27/ 9 /2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

(1)
(2)
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số:............/.............

..............., ngày........ tháng........năm 201......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN XÂY DỰNG NÚT GIAO TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Gia hạn xây dựng (…3…)

Kính gửi: ...........................................(4)

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Quyết định số …../2012/QĐ-UBND ngày … tháng …. năm 2012 của UBND tỉnh Hà Nam Ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- (...5...)

(…..2….) đề nghị được gia hạn xây dựng công trình, nêu rõ lý do gia hạn. Gửi kèm theo các tài liệu sau:

- Bản sao chụp Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu;

- (...6...)

(…2…) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo nút giao và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được gia hạn xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận gia hạn.

Địa chỉ liên hệ: ………

Số điện thoại: ..............

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ....................;
- ....................;
- Lưu VT.

(……2…..)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị gia hạn xây dựng công trình thiết yếu.

(3) Ghi vắn tắt tên công trình, đường tỉnh, địa phương; ví dụ “Gia hạn xây dựng đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường tỉnh ĐT.491, địa phận huyện Thanh Liêm”.

(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình thiết yếu.

(5) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư công trình thiết yếu của cấp có thẩm quyền.

(6) Các tài liệu khác nếu (…2…) thấy cần thiết./.

 

5. Thủ tục: Cấp phép thi công xây dựng nút giao đấu nối vào tỉnh lộ.

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả và chuyển về phòng Quản lý KCHT&ATGT.

- Bước 3: Phòng Quản lý KCHT&ATGT xem xét, thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); Nếu đủ điều kiện, trình Lãnh đạo Sở ra quyết định cấp giấy phép thi công. Trường hợp không cấp phép, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Tổ chức, đơn vị nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

* Cách thức thực hiện: Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

* Thành phần, số lượng hồ sơ: Thành phần:

- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh;

- Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có xác nhận của Chủ đầu tư);

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công, bảo đảm an toàn giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).

Số lượng bộ hồ sơ: 02 bộ.

* Thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, Tổ chức.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải Hà Nam

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thi công;

* Lệ phí: Không

* Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh).

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Nút giao phải được cơ quan cấp phép thi công, nghiệm thu và chấp thuận đưa vào khai thác, sử dụng.

+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình nút giao ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ và bảo trì nút giao; nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ và bổ sung, cập nhật nút giao vào hồ sơ quản lý tuyến đường.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008. Có hiệu lực từ ngày 01/07/2009.

+ Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 15/04/2010.

+ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ GTVT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 02/7/2011.

+ Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh Ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương, tỉnh Hà Nam.

 

PHỤ LỤC 3:

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định 22 /2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

(1)
(2)
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số:............/.............

..............., ngày........ tháng........năm 201......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH

Cấp phép thi công (…3…)

Kính gửi: ...........................................(…4…)

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Quyết định số …../2012/QĐ-UBND ngày … tháng …. năm 2012 của UBND tỉnh Hà Nam Ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Căn cứ (…5..);

(…..2….) đề nghị được cấp phép thi công (…6…) tại (…7…). Thời gian thi công bắt đầu từ ngày …tháng … năm ... đến hết ngày …tháng … năm ...

Xin gửi kèm theo các tài liệu sau:

+ (…5…) (bản sao có xác nhận của Chủ đầu tư).

+ (…8…) (bản chính)..

+ (…9…)

(…2…) Đối với thi công công trình thiết yếu: xin cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.

(…2…) Đối với thi công trên đường bộ đang khai thác: xin cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, hạn chế ùn tắc giao thông đến mức cao nhất và không gây ô nhiễm môi trường.

(…2…) xin cam kết thi công theo đúng Hồ sơ thiết kế đã được (…10…) phê duyệt và tuân thủ theo quy định của Giấy phép thi công. Nếu thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, (…2…) chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ....................;
- Lưu VT.

(……2…..)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp phép thi công (công trình thiết yếu hoặc thi công trên đường bộ đang khai thác);

(3) Ghi vắn tắt tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép, quốc lộ, địa phương; ví dụ “Cấp phép thi công đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường tỉnh ĐT.491, địa phận huyện Thanh Liêm”.

(4) Tên cơ quan cấp phép thi công;

(5) Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế công trình của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

(6) Ghi đầy đủ tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép thi công.

(7) Ghi đầy rõ lý trình, tên đường, thuộc địa phận huyện nào.

(8) Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

(9) Các tài liệu khác nếu (…2…) thấy cần thiết. (10) Cơ quan phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công./.

 

6. Thủ tục: Chấp thuận đấu nối tạm có thời hạn vào đường tỉnh đang khai thác.

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Đối với dự án, công trình xây dựng do điều kiện địa hình trong khu vực khó khăn, hoặc điều kiện kỹ thuật của thiết bị, cho phép mở điểm đấu nối tạm thời để làm đường công vụ vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển thiết bị máy móc. Chủ công trình, dự án phải căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành để lập và gửi 01(một) bộ hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả- Sở GTVT

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả và chuyển về phòng Quản lý KCHT&ATGT.

- Bước 3: Phòng Quản lý KCHT&ATGT xem xét, thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); Nếu đủ điều kiện, trình Lãnh đạo Sở ra văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Tổ chức, đơn vị nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc qua hệ thống bưu chính

* Thành phần, số lượng hồ sơ: Thành phần:

- Văn bản đề nghị chấp thuận đấu nối tạm thời nêu rõ lý do, vị trí, lý trình điểm đấu nối, thời gian sử dụng điểm đấu nối tạm;

- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, các tài liệu liên quan khác (nếu có);

- Bản vẽ bình đồ đoạn tuyến có điểm đấu nối tạm thời và phương án tổ chức giao thông của nút giao.

- Bản cam kết thực hiện dỡ bỏ đường tạm khi hết thời hạn sử dụng theo quy định.

Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

* Thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; trường hợp không chấp thuận đấu nối tạm thời phải trả lời bằng văn bản.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải Hà Nam

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận;

* Lệ phí: Không

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình sử dụng nút giao làm đường tạm.

+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình tại nút giao, độ bền vững kết cấu công trình đường bộ và bảo trì nút giao tại vị trí làm đường tạm;

+ Thời hạn sử dụng điểm đấu nối tạm bằng tiến độ thi công của dự án nhưng không quá 12 tháng (mười hai tháng), trường hợp đặc biệt có thể gia hạn một lần nhưng tổng thời gian mở điểm đấu nối tạm không quá 24 tháng (hai mươi bốn tháng). Hết thời hạn, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm xóa bỏ điểm đấu nối tạm và hoàn trả hành lang an toàn đường bộ như hiện trạng ban đầu.

Trường hợp dự án, công trình có tiến độ thi công lớn hơn 24 tháng (hai mươi bốn tháng), phải làm đường gom nối từ dự án đến nút giao điểm đấu nối gần nhất có trong quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008. Có hiệu lực từ ngày 01/07/2009.

+ Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 15/04/2010.

+ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ GTVT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 02/7/2011.

+ Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh Ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương, tỉnh Hà Nam.

7. Thủ tục: Chấp thuận xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của tỉnh lộ đang khai thác

* Trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ, thời gian giải quyết thủ tục chấp thuận xây dựng hoặc cấp phép thi công thực hiện như đối với công trình thiết yếu.

* Trình tự thực hiện:

- Bước: Cá nhân, tổ chức lắp đặt biển quảng cáo phải làm hồ sơ đề nghị chấp thuận và hồ sơ đề nghị cấp phép thi công gửi cơ quan có thẩm quyền như đối với công trình thiết yếu để được xem xét giải quyết.

- Bước 2: Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, Chủ đầu tư hoặc Chủ sử dụng công trình thiết yếu phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận thiết kế đến cơ quan có thẩm quyền sau để được xem xét giải quyết qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả và chuyển về phòng Quản lý KCHT&ATGT.

- Bước 4: Phòng Quản lý KCHT&ATGT xem xét, thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); Nếu đủ điều kiện trình Lãnh đạo Sở ra văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

* Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần:

- Đơn đề nghị xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo tạm thời trong hành lang an toàn đường bộ (bản chính) (dựa theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Quyết định số 22/2012 ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh Hà Nam).

- Hồ sơ thiết kế, trong đó có bình đồ, trắc dọc, trắc ngang vị trí đoạn tuyến có xây dựng công trình (bản chính). Đối với hồ sơ thiết kế biển quảng cáo phức tạp phải có Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (bản sao có xác nhận của chủ công trình).

- Cam kết di chuyển hoặc cải tạo công trình đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền; không được yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các kinh phí có liên quan.

Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết trong 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải Hà Nam

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản Chấp thuận xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của tỉnh lộ đang khai thác

- Văn bản chấp thuận xây dựng xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của tỉnh lộ đang khai thác có giá trị trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ban hành; nếu quá 12 tháng phải gia hạn. Thủ tục gia hạn quy định như sau:

- Đơn đề nghị gia hạn chấp thuận xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của tỉnh lộ đang khai thác (bản chính) (dựa theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Quyết định số 22/2012 ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh Hà Nam..

- Thời gian giải quyết: trong 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Thời gian gia hạn: Chỉ gia hạn một (01) lần, thời gian không quá 12 tháng.

* Lệ phí: Không

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo mẫu tại phụ lục 1, 2 Quyết định số 22/2012 ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh.

+ Đơn đề nghị xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo tạm thời trong hành lang an toàn đường bộ của tỉnh lộ đang khai thác (Căn cứ theo Phụ lục số 1 Quyết định số 22/2012 ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh.)

+ Đơn đề nghị gia hạn chấp thuận xây dựng lắp đặt biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của tỉnh lộ đang khai thác (Căn cứ theo Phụ lục số 2 Quyết định số 22/2012 ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh.)

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008. Có hiệu lực từ ngày 01/07/2009.

+ Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 15/04/2010.

+ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ GTVT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 02/7/2011.

+ Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh Ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương, tỉnh Hà Nam.

 

PHỤ LỤC 1:

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT BIỂN QUẢNG CÁO TẠM THỜI TRONG HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ CỦA TỈNH LỘ ĐANG KHAI THÁC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

(1)
(2)
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số:............/............

..............., ngày........ tháng........năm 201......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT BIỂN QUẢNG CÁO TẠM THỜI TRONG HÀNH LANG AN TOÀN CỦA ĐƯỜNG BỘ ĐANG KHAI THÁC

Chấp thuận xây dựng (…3…)

Kính gửi: ...........................................(4)

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Quyết định số …../2012/QĐ-UBND ngày … tháng …. năm 2012 của UBND tỉnh Hà Nam Ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- (...5...)

(…..2….) đề nghị được chấp thuận xây dựng công trình (…6…) trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của (…7…).

Gửi kèm theo các tài liệu sau:

- Hồ sơ thiết kế của (...6...);

- Bản sao (...8...) Báo cáo kết quả thẩm tra Hồ sơ thiết kế của (...6...) do (...9...) thực hiện.

- (...10...)

(…2…) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình biển quảng cáo và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.

Địa chỉ liên hệ: ………

Số điện thoại: ..............

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ....................;
- ....................;
- Lưu VT.

(……2…..)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu.

(3) Ghi vắn tắt tên công trình, đường tỉnh, địa phương; ví dụ “Chấp thuận xây dựng đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường tỉnh ĐT.491, địa phận huyện Thanh Liêm”.

(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình thiết yếu.

(5) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư công trình thiết yếu của cấp có thẩm quyền.

(6) Ghi rõ, đầy đủ tên, nhóm dự án của công trình thiết yếu.

(7) Ghi rõ tên đường tỉnh, cấp kỹ thuật của đường hiện tại và theo quy hoạch, lý trình, phía bên trái hoặc bên phải đường tỉnh, các vị trí cắt ngang qua đường tỉnh (nếu có).

(8) Bản sao có xác nhận của chủ công trình (nếu công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác).

(9) Tổ chức tư vấn (độc lập với tổ chức tư vấn lập Hồ sơ thiết kế) được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ.

(10) Các tài liệu khác nếu (…2…) thấy cần thiết./.

 

PHỤ LỤC 2:

MẪU: ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN CHẤP THUẬN XÂY DỰNG LẮP ĐẶT BIỂN QUẢNG CÁO TẠM THỜI TRONG PHẠM VI HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ CỦA TỈNH LỘ ĐANG KHAI THÁC
(Ban hành kèm theo Quyết định 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/ 9 /2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

(1)
(2)
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số:............/.............

..............., ngày........ tháng........năm 201......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN CHẤP THUẬN XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT BIỂN QUẢNG CÁO TẠM THỜI TRONG HÀNH LANG AN TOÀN CỦA ĐƯỜNG BỘ ĐANG KHAI THÁC TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Gia hạn xây dựng (…3…)

Kính gửi: ...........................................(4)

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Quyết định số …../2012/QĐ-UBND ngày … tháng …. năm 2012 của UBND tỉnh Hà Nam Ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- (...5...)

(…..2….) đề nghị được gia hạn xây dựng công trình, nêu rõ lý do gia hạn. Gửi kèm theo các tài liệu sau:

- Bản sao chụp Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu;

- (...6...)

(…2…) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình biển quảng cáo và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được gia hạn xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận gia hạn.

Địa chỉ liên hệ: ………

Số điện thoại: ..............

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ....................;
- ....................;
- Lưu VT.

(……2…..)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị gia hạn xây dựng công trình thiết yếu.

(3) Ghi vắn tắt tên công trình, đường tỉnh, địa phương; ví dụ “Gia hạn xây dựng đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường tỉnh ĐT.491, địa phận huyện Thanh Liêm”.

(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình thiết yếu.

(5) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư công trình thiết yếu của cấp có thẩm quyền.

(6) Các tài liệu khác nếu (…2…) thấy cần thiết./.

 

8. Thủ tục: Cấp phép thi công xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của tỉnh lộ đang khai thác.

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Sau khi có văn bản chấp thuận xây dựng biển quảng cáo của các cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền, Chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng công trình biển quảng cáo phải hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế theo văn bản chấp thuận, tổ chức thẩm định hồ sơ thiết kế, phê duyệt dự án theo quy định hiện hành và gửi hồ sơ đề nghị cấp phép thi công đến các cơ quan có thẩm quyền để được xem xét giải quyết bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả và chuyển về phòng Quản lý KCHT&ATGT.

- Bước 3: Phòng Quản lý KCHT&ATGT xem xét, thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); Nếu đủ điều kiện, trình Lãnh đạo Sở ra quyết định cấp giấy phép thi công. Trường hợp không cấp phép, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

* Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

* Thành phần, số lượng hồ sơ: Thành phần:

- Đơn đề nghị Cấp phép thi công xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh lộ đang khai thác. (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh;

- Văn bản chấp thuận xây dựng biển quảng cáo của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có xác nhận của Chủ đầu tư);

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công, bảo đảm an toàn giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).

Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ; riêng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công là 02 bộ.

* Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân và tổ chức

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải Hà Nam

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thi công;

* Lệ phí: Không

* Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị Cấp phép thi công xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh lộ đang khai thác. (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh;

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng thi công công trình biển quảng cáo tạm thời có ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ.

+ Công trình biển quảng cáo xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu hạng mục công trình đường bộ.

+ Chủ đầu tư công trình biển quảng cáo tạm thời nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ và bổ sung, cập nhật công trình thiết yếu, biển quảng cáo tạm thời vào hồ sơ quản lý tuyến đường.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008. Có hiệu lực từ ngày 01/07/2009.

+ Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 15/04/2010.

+ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ GTVT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Có hiệu lực từ ngày 02/7/2011.

+ Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh Ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương, tỉnh Hà Nam.

 

PHỤ LỤC 3

MẪU: ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT BIỂN QUẢNG CÁO TẠM THỜI TRONG PHẠM VI HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ CỦA TỈNH LỘ ĐANG KHAI THÁC

(1)
(2)
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số:............/.............

..............., ngày........ tháng........năm 201......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT BIỂN QUẢNG CÁO TẠM THỜI TRONG HÀNH LANG AN TOÀN CỦA ĐƯỜNG BỘ ĐANG KHAI THÁC

Cấp phép thi công (…3…)

Kính gửi: ...........................................(…4…)

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Quyết định số …../2012/QĐ-UBND ngày … tháng …. năm 2012 của UBND tỉnh Hà Nam Ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Căn cứ (…5..);

(…..2….) đề nghị được cấp phép thi công (…6…) tại (…7…). Thời gian thi công bắt đầu từ ngày …tháng … năm ... đến hết ngày …tháng … năm ...

Xin gửi kèm theo các tài liệu sau:

+ (…5…) (bản sao có xác nhận của Chủ đầu tư).

+ (…8…) (bản chính)..

+ (…9…)

(…2…) Đối với thi công công trình biển quảng cáo: xin cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.

(…2…) Đối với thi công trên đường bộ đang khai thác: xin cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, hạn chế ùn tắc giao thông đến mức cao nhất và không gây ô nhiễm môi trường.

(…2…) xin cam kết thi công theo đúng Hồ sơ thiết kế đã được (…10…) phê duyệt và tuân thủ theo quy định của Giấy phép thi công. Nếu thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, (…2…) chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ....................;
- Lưu VT.

(……2…..)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp phép thi công (công trình thiết yếu hoặc thi công trên đường bộ đang khai thác);

(3) Ghi vắn tắt tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép, quốc lộ, địa phương; ví dụ Cấp phép thi công đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường tỉnh ĐT.491, địa phận huyện Thanh Liêm”.

(4) Tên cơ quan cấp phép thi công;

(5) Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế công trình của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

(6) Ghi đầy đủ tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép thi công.

(7) Ghi đầy rõ lý trình, tên đường, thuộc địa phận huyện nào.

(8) Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

(9) Các tài liệu khác nếu (…2…) thấy cần thiết.

(10) Cơ quan phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công./.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 41/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu41/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/01/2014
Ngày hiệu lực10/01/2014
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Giao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 12/05/2015
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 41/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 41/QĐ-UBND năm 2014 thủ tục hành chính sở Giao thông Vận tải Hà Nam


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 41/QĐ-UBND năm 2014 thủ tục hành chính sở Giao thông Vận tải Hà Nam
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu41/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Hà Nam
                Người kýMai Tiến Dũng
                Ngày ban hành10/01/2014
                Ngày hiệu lực10/01/2014
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Giao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 12/05/2015
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 41/QĐ-UBND năm 2014 thủ tục hành chính sở Giao thông Vận tải Hà Nam

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 41/QĐ-UBND năm 2014 thủ tục hành chính sở Giao thông Vận tải Hà Nam