Quyết định 4137/QĐ-UBND

Quyết định 4137/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án quản lý và khai thác bãi biển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong 02 năm 2016 - 2017

Nội dung toàn văn Quyết định 4137/QĐ-UBND phê duyệt Đề án quản lý khai thác bãi biển du lịch Quảng Nam 2016 2017 2015


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4137/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 30 tháng 10 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC MỘT SỐ BÃI BIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TRONG 02 NĂM 2016 - 2017

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 10/7/2009 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi biển trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án quản lý và khai thác một số bãi biển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong 02 năm 2016 - 2017 với các nội dung sau:

1. Phạm vi Đề án: Bãi biển Rạng, huyện Núi Thành và bãi biển Bình Minh, huyện Thăng Bình.

3. Mục tiêu Đề án: Nhằm thực hiện tốt công tác cứu hộ, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan; giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo vệ và khai thác để xây dựng các bãi biển du lịch Quảng Nam an toàn, văn minh; từng bước xây dựng hệ thống tiện ích cộng cộng đi đôi với việc phát triển chọn lọc, thử nghiệm các dịch vụ du lịch để thu hút du khách, làm cho bãi biển Quảng Nam trở thành điểm đến hấp dẫn.

4. Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí thực hiện Đề án là: 6.087.350.000 đồng

(Sáu tỷ, không trăm tám mươi bảy triệu, ba trăm năm mươi ngàn đồng.)

5. Tổng mức đầu tư: 6.087.350 đồng

Trong đó:

- Hỗ trợ từ ngân sách tỉnh: 1.897.350 đồng

- Ngân sách huyện: 3.960.000 đồng

- Nguồn xã hội hóa: 230.000 đồng

6. Thời gian thực hiện: Trong 02 năm 2016 - 2017

(Đề án chi tiết đính kèm)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì thực hiện các nội dung mua sắm và cấp thiết bị, dụng cụ trang bị cho các bãi tắm; tổ chức tập huấn công tác cứu hộ, hướng dẫn các địa phương

thực hiện đầu tư xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng phục vụ bãi tắm. Theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả với UBND tỉnh. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

2. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cân đối kinh phí để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Đề án trong 02 năm: 2016, 2017.

3. Các Sở, Ban, ngành: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Quảng Nam có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương trong việc triển khai thực hiện Đề án.

4. UBND các huyện: Thăng Bình, Núi Thành lập dự án xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng của bãi tắm từ nguồn vốn xây dựng cơ bản của tỉnh, địa phương và tích cực huy động nguồn xã hội hóa để triển khai thực hiện Đề án. Chỉ đạo các phòng, đơn vị chức năng và các địa phương thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác cứu hộ, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện: Núi Thành, Thăng Bình căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT UBND tỉnh;
- CPVP;
- Các Sở: VHTTDL, KH&ĐT, TChinh, C. an tỉnh, BCH QS tỉnh, BCH BĐ BP tỉnh;
- UBND các huyện: Núi Thành, Thăng Bình;
- Lưu: VT, KTTH, VX.
D:\Thanh a 2015\Du lich\De an Bai bien 2016-2017-HC2.doc

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Chín

 

ĐỀ ÁN

QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC MỘT SỐ BÃI BIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TRONG 02 NĂM: 2013 - 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4137/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh)

PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở xây dựng đề án

1. Tính cấp thiết xây dựng đề án

Trong năm 2013, UBND tỉnh đã ban hành Đề án quản lý và khai thác một số bãi biển du lịch (Quyết định 1633/QĐ-UBND ngày 23/5/2013), gồm: bãi biển: Hà My - Điện Bàn, Cửa Đại - Hội An và Tam Thanh - Tam Kỳ. Đề án đã được sự đồng thuận của người dân, quan tâm đầu tư của các địa phương, cơ sở hạ tầng tại các bãi biển nêu trên được cải thiện đáng kể, công tác vệ sinh và an ninh trật tự được đảm bảo, việc quy hoạch sắp xếp lại các hộ dân kinh doanh và công tác cứu hộ được triển khai thực hiện tốt, không có tình huống đáng tiếc xảy ra.

Hiện nay, 02 bãi biển: Bình minh, huyện Thăng Bình và biển Rạng, huyện Núi Thành đã quy hoạch thành bãi tắm du lịch công cộng để phục vụ nhân dân du khách, UBND huyện Thăng Bình đã đầu tư xây dựng một số hạng mục: Trạm quan sát cứu hộ, nhà giữ xe, khu tắm nước ngọt, đường bê tông vào khu vực bãi tắm... tuy nhiên các hạng mục này có quy mô nhỏ, chưa được đầu tư kiên cố nên đang trong tình trạng hư hỏng, xuống cấp.

Đây là những bãi biển có tiềm năng về du lịch, lượng khách đến thăm quan và tắm biển ngày càng đông, để phục vụ nhu cầu của người dân và du khách đảm bảo an toàn và chất lượng dịch vụ… việc đầu tư khai thác 02 bãi biển nêu trên là hết sức cần thiết.

2. Cơ sở pháp lý xây dựng đề án

- Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/7/2015 về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch.

- Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch.

- Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày 25/6/2007 của Tỉnh ủy Quảng Nam vể đẩy mạnh phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020;

- Nghị Quyết số 145/2009/NQ-HĐND ngày 22/7/2009 của HĐND tỉnh về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng năm 2020;

- Quyết định số 2879/QĐ-UBND ngày 26/8/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 175/QĐ-UBND ngày 08/01/2010 của UBND tỉnh về ban hành chương trình hành động phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015;

- Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh an toàn cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 10/7/2009 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi biển trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

- Quyết định số 1633/QĐ-UBND ngày 23/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt Đề án quản lý và khai thác một số bãi biển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 09/01/2015 của UBND tỉnh về ban hành chương trình công tác năm 2015.

II. Phạm vi của đề án

Đề án được xác định tại 02 khu vực với phạm vi như sau:

- Bãi biển Rạng (khoảng 700m), xã Tam Quang, huyện Núi Thành.

+ Phía Bắc giáp Nhà hàng Gành Đá

+ Phía Nam giáp đất Dự án của Công ty Cổ phần Hoàng Yến

- Bãi biển Bình Minh (khoảng 500m), xã Bình Minh, huyện Thăng Bình.

+ Phía Bắc giáp đất Dự án của Công ty Châu Á Thái Bình Dương

+ Phía Nam giáp bến thuyền truyền thống của ngư dân địa phương

III. Mục tiêu của đề án

1. Mục tiêu chung

Nhằm làm tốt công tác cứu hộ, trật tự, vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan; giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo vệ và khai thác để xây dựng bãi biển du lịch Quảng Nam an toàn, văn minh; từng bước xây dựng hệ thống tiện ích cộng cộng đi đôi với việc phát triển có chọn lọc, thử nghiệm các dịch vụ du lịch để thu hút du khách, làm cho bãi biển Quảng Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhu cầu thiết thực của người dân và du khách.

2. Mục tiêu cụ thể

- Bảo đảm công tác cứu hộ, bảo vệ an toàn tính mạng cho người dân và du khách khi tắm biển.

- Giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, đảm bảo môi trường du lịch biển và các khu vực xung quanh luôn an toàn và xanh, sạch, đẹp, các hoạt động tại bãi biển phải đúng quy định.

- Tổ chức lại các hộ kinh doanh trên biển đúng nơi quy định, đảm bảo tính mỹ quan.

- Đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao của người dân và du khách.

PHẦN II:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ DỊCH VỤ TẠI CÁC BÃI BIỂN

I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ DỊCH VỤ TẠI BÃI BIỂN RẠNG

Trong thời gian qua, số lượng người dân và du khách đến tắm biển và vui chơi tại bãi biển Rạng ngày một tăng, vào mùa cao điểm nắng nóng hoặc các dịp nghỉ lễ, tết trung bình mỗi ngày tại đây đón hơn 1200 lượt khách. Tuy nhiên công tác quản lý, đầu tư phát triển dịch vụ, khai thác bãi tắm chưa được tổ chức chặt chẽ và chưa được đầu tư đúng mức nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và du khách.

1. Công tác cứu hộ

1.1. Thực trạng

a) Nhân sự: chưa thành lập đội cứu hộ, phần lớn công tác cứu hộ dựa vào lực lượng, phương tiện của bà con ngư dân sinh sống và làm việc tại khu vực bãi tắm.

b) Trạm quan sát cứu hộ: Chưa xây dựng.

c) Phương tiện, dụng cụ: Chưa có công cụ và phương tiện cần thiết hỗ trợ công tác cứu hộ.

1.2. Đánh giá.

Công tác cứu hộ tại bãi biển Rạng thiếu tính chủ động do không có lực lượng cứu hộ, trạm quan sát và phượng tiện dụng cụ cứu hộ, khi có tình huống khẩn cấp thì không được xử lý kịp thời, hoạt động cứu hộ chưa được tập huấn nên nhiều lúc gây nguy hiểm tính mạng cho cả người cứu hộ và người được cứu hộ. Thiếu các trang thiết bị cần thiết nên không cảnh báo được cho người tắm biển biết những khu vực nguy hiểm.

2. Công tác an ninh trật tự

2.1. Thực trạng

a) Nhân sự: Công tác an ninh trật tự hiện do công an xã và xã đội phụ trách nhưng chỉ hoạt động kiêm nhiệm, chưa có ban quản lý bãi tắm.

b) Phương tiện, công cụ: Chưa có công cụ và phương tiện hỗ trợ công tác an ninh trật tự cho bãi tắm.

2.2. Đánh giá

Chưa có đội ngũ nhân viên chuyên trách phục vụ công tác an ninh trật tự tại bãi biển. Công tác an ninh trật tự chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, chưa xử lý triệt để. Các hành vi vi phạm vẫn còn phổ biến như tình trạng bán hàng rong, chèo kéo khách. Các hoạt động thể thao trên bãi biển chưa được tổ chức hợp lý ảnh hưởng đến người dân và khách du lịch.

3. Công tác vệ sinh môi trường

3.1. Thực trạng

a) Nhân sự: Có 01 nhân viên làm công tác vệ sinh môi trường, do không chuyên và thiếu tính tổ chức nên công tác vệ sinh môi trường tại bãi biển vẫn chưa đảm bảo.

b) Phương tiện, dụng cụ

- Có 02 thùng rác công cộng

- Dụng cụ thu gom rác: chổi, xẻng

- Một số hộ kinh doanh tự trang bị sọt rác nhựa tại khu vực kinh doanh

3.2. Đánh giá

- Do chỉ có 01 nhân viên thu gom vệ sinh, tần suất dọn vệ sinh và thu gom rác chưa cao nên vệ sinh không đảm bảo; khu vực dưới bãi cát, khu vực phía trước và sau các quán ăn còn tồn đọng rất nhiều rác thải gây mất vệ sinh cho khu vực. Nhân viên thu gom rác chưa được tập huấn nên việc thu gom và phân loại rác chưa được thực hiện tốt.

- Trang thiết bị dọn vệ sinh, thu gom sơ sài, không đảm bảo cho việc thu gom rác tại bãi biển.

- Thiếu thùng rác công cộng tại khu vực gần các quán ăn và khu vực dưới bãi cát nên không thể thu gom hết rác, người dân và du khách không được hướng dẫn và cảnh báo nên tình trạng vứt rác ngoài bãi biển còn diễn ra khá phổ biến.

4. Các tiện ích công cộng

4.1. Thực trạng

- Chưa có các khu giữ xe ôtô và xe máy, khu tắm nước ngọt, nhà vệ sinh công cộng, nhà điều hành.

- Chưa có bảng hướng dẫn và bảng cấm các hoạt động trên bãi biển.

- Chưa khu vực thể thao trên bãi biển

4.2. Đánh giá

- Việc thu phí các dịch vụ giữ xe không đồng nhất nên gây ấn tượng không tốt cho người dân và khách du lịch.

- Chưa có nhà điều hành nên chưa có nơi gửi hành lý và bảo quản trang thiết bị bãi tắm...

- Việc thiếu khu thể thao công cộng trên bãi biển đã dẫn đến tình trạng chơi thể thao tràn lan, mất trật tự, gây nguy hiểm cho người tắm biển.

- Chưa có các bảng nội quy, hướng dẫn, biển báo, bảng cấm, nên công tác hướng dẫn, tuyên truyền cho khách hạn chế làm mất an ninh trật tự, phá hoại công trình công cộng, xả rác bừa bãi, tắm biển ở khu vực nguy hiểm.

5. Công tác quản lý các hộ kinh doanh dịch vụ

5.1. Thực trạng

Bãi biển Rạng hiện nay có khoảng trên 30 hộ tham gia hoạt động kinh doanh tự phát, tập trung thành một khu vực, các quán ăn phần lớn đã được xây dựng bán kiên cố, số hộ kinh doanh còn lại sử dụng bạt để che tạm, tất cả đều chưa có bảng niêm yết giá.

Vào mùa cao điểm (mùa hè) rất đông người bán hàng rong tập trung trên các bãi biển để buôn bán, thường xảy ra tình trạng chèo kéo khách, gây mất trật tự và làm ảnh hưởng đến mỹ quan bãi tắm gây ấn tượng không tốt cho người dân và du khách.

5.2. Đánh giá

- Kinh doanh chưa niêm yết giá dẫn đến tình trạng tăng giá khách vãng lai. Khu vực phía sau các quán ăn nơi tiếp giáp bãi biển có rất nhiều rác thải gây mất vệ sinh, xuất phát từ ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh và khách du lịch còn thấp.

- Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo.

- Các hộ kinh doanh chưa được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý nên các dịch vụ cung cấp chưa đảm bảo an toàn, chất lượng dịch vụ.

II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ DỊCH VỤ TẠI BÃI BIỂN BÌNH MINH

Bãi biển Bình Minh, xã Bình Minh được UBND huyện Thăng Bình định hướng quy hoạch thành bãi tắm du lịch công cộng để phục vụ nhân dân, du kháchgiao cho UBND xã Bình Minh quản lý và bố trí sắp xếp các hộ kinh doanh tạm. Trước đây, UBND huyện đã đầu tư xây dựng một số hạng mục như trạm quan sát cứu hộ, 01 nhà giữ xe, 01 khu tắm nước ngọt, đường bê tông vào khu vực bãi tắm... tuy nhiên các công trình này có quy mô nhỏ, chưa được đầu tư kiên cố nên đang trong tình trạng xuống cấp và hư hỏng hoàn toàn.

Biển Bình Minh là một bãi biển đẹp, còn khá hoang sơ, số lượng người dân và du khách đến tắm biển và vui chơi tại bãi biển ngày một tăng, vào mùa cao điểm nắng nóng hoặc các dịp nghỉ lễ, tết trung bình mỗi ngày tại đây đón gần 500 lượt khách. Trong một vài năm đến, lượng khách đến biển Bình Minh sẽ tăng mạnh do các công trình hạ tầng dọc ven biển đang đi vào hoàn thiện để nối tuyến du lịch ven biển giữa Nam Cửa Đại và Bắc Cửa Đại, thu hút nhiều dự án lớn đầu tư vào khu vực này. Tuy nhiên công tác quản lý, đầu tư phát triển dịch vụ, khai thác bãi tắm chưa được tổ chức chặt chẽ và chưa được đầu tư đúng mức nên chưa đáp ứng được nhu cầu trước mắt của người dân và du khách.

1. Công tác cứu hộ

1.1. Thực trạng

a. Nhân sự: UBND xã Bình Minh đã thành lập đội cứu hộ gồm 02 người với mức lương hỗ trợ 1,5 triệu/tháng, đội cứu hộ chỉ hoạt động thường xuyên vào mùa cao điểm (mùa hè).

b. Trạm quan sát cứu hộ: Trước đây đã có trạm cứu hộ nhưng không kiên cố, đến nay đã hư hỏng, chưa được xây dựng lại.

c. Phương tiện, dụng cụ:

- Thúng nan cứu nạn : 03 thúng

- Phao cứu hộ: 03 phao

1.2. Đánh giá.

a. Ưu điểm: Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm.

b. Nhược điểm:

- Nhân viên có trình độ văn hóa và chuyên môn thấp, chưa được đào tạo căn bản về kỹ năng cứu hộ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Nhân viên cứu hộ chỉ hoạt động vào mùa cao điểm nên công tác cứu hộ chưa được đảm bảo.

- Chưa có trạm quan sát cứu hộ; phương tiện, dụng cụ cứu hộ còn thiếu (canô, ống nhòm, bình khí oxy phục vụ công tác sơ cứu người gặp nạn...) nên công tác cứu hộ gặp khó khăn.

- Thiếu hệ thống biển báo nguy hiểm, bảng chỉ dẫn.

2. Công tác an ninh trật tự

2.1. Thực trạng

a. Nhân sự: Công tác an ninh trật tự hiện do lực lượng Đồn biên phòng xã Bình Minh, xã đội, công an xã phụ trách nhưng chỉ hoạt động kiêm nhiệm, chưa có Ban quản lý bãi tắm.

b. Phương tiện, công cụ: Trang bị 01 roi điện, áo chống đâm và dùi cui.

2.2. Đánh giá

- Chưa có đội ngũ nhân viên chuyên trách phục vụ công tác an ninh trật tự tại bãi biển .

- Công tác an ninh trật tự chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, không giải quyết triệt để các hành vi vi phạm.

- Tình trạng bán hàng rong, chơi thể thao chưa được tổ chức hợp lý.

3. Công tác vệ sinh môi trường

3.1. Thực trạng

a. Nhân sự: Công tác vệ sinh môi trường do UBND xã Bình Minh quản lý nhưng chưa có con người cụ thể. Vào mùa cao điểm UBND xã Bình Minh thuê đội thu gom rác thải và hỗ trợ kinh phí 500.000 đồng/người/tháng.

b. Phương tiện, dụng cụ

- Chưa có thùng rác công cộng.

- Dụng cụ thu gom rác: chỉ có chổi, xẻng nên không thể đáp ứng được công tác thu gom rác cho bãi tắm.

- Một số hộ kinh doanh tự trang bị sọt rác tại khu vực kinh doanh.

3.2. Đánh giá

- Chưa có đội ngũ nhân viên chuyên trách phục vụ công tác vệ sinh môi trường.

- Công tác thu gom chỉ được thực hiện vào mùa cao điểm, tần suất dọn vệ sinh và thu gom rác chưa đảm bảo, có lúc chưa kịp thời. Nhân viên thu gom rác không chuyên, thiếu tính tổ chức nên công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại bãi biển chưa đảm bảo.

- Trang thiết bị dọn vệ sinh, thu gom sơ sài, không đảm bảo.

- Thiếu thùng rác công cộng tại khu vực gần các quán ăn và khu vực dưới bãi cát.

4. Các tiện ích công cộng

4.1. Thực trạng

- Khu giữ xe ôtô và xe máy khoảng 100 m2.

- 01 bể tắm nước ngọt bên cạnh khu giữ xe ôtô và xe máy nhưng chưa kiên cố, không có hệ thống thoát nước.

- Chưa có nhà điều hành, chưa có nhà vệ sinh công cộng.

- Chưa có bảng hướng dẫn và bảng cấm.

- Chưa có các khu: thể thao trên bãi biển, nhà điều hành.

4.2. Đánh giá

- Khu giữ xe ôtô và xe máy, khu tắm nước ngọt chưa được đầu tư kiên cố dễ hư hỏng sau mỗi trận mưa bão, mất mỹ quan bãi biển.

- Chưa có nhà điều hành nên chưa có nơi gửi hành lý và bảo quản trang thiết bị bãi tắm...

- Chưa có nhà vệ sinh, khu thể thao công cộng trên bãi biển gây nguy hiểm cho người tắm biển và ô nhiễm môi trường.

- Chưa có các bảng nội quy, hướng dẫn, biển báo, bảng cấm, nên công tác hướng dẫn, tuyên truyền cho khách hạn chế, gây ra các hiện tượng làm mất an ninh trật tự, phá hoại công trình công cộng, xả rác bừa bãi, tắm biển ở khu vực nguy hiểm.

5. Công tác quản lý các hộ kinh doanh dịch vụ

5.1. Thực trạng

Bãi biển Bình Minh hiện nay có khoảng trên 5 hộ tham gia hoạt động kinh doanh tự phát, tập trung thành một khu vực được UBND xã tổ chức đấu thầu hằng năm. Các chủ kinh doanh xây dựng quán bằng các chất liệu đơn giản, bán kiên cố, số hộ kinh doanh còn lại sử dụng bạt để che, tất cả đều chưa có bảng niêm yết giá. Vào mùa bão các quán không được thu dọn triệt để nên các vật liệu bị chôn vùi vào trong cát, gây nguy hiểm cho người dân và du khách tổ chức các hoạt động trên bãi biển.

Vào mùa cao điểm (mùa hè) rất đông người bán hàng rong tập trung trên các bãi biển, thường xảy ra tình trạng chèo kéo khách, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến mỹ quan bãi tắm.

2. Đánh giá

- Kinh doanh chưa niêm yết giá, chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh còn thấp, công tác thu gom chưa đảm bảo vệ sinh môi trường bãi tắm.

- Các hộ kinh doanh chưa được bố trí, sắp xếp một cách mỹ quan.

PHẦN III:

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC MỘT SỐ BÃI BIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2016 - 2017

I. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC BÃI BIỂN RẠNG

Để đảm bảo công tác quản lý và khai thác bãi biển Rạng, cần thành lập Ban quản lý thuộc UBND xã Tam Quang, với số lượng 09 nhân viên. Trong đó: 01 trưởng ban (làm việc theo chế độ kiêm nhiệm) và 01 phó ban, 03 nhân viên phụ trách cứu hộ, 02 nhân viên phụ trách an ninh trật tự, 02 nhân viên phụ trách vệ sinh môi trường. Trong tương lai gần, khi du lịch phát triển, khách du lịch đến tắm biển ngày càng đông, cần tăng số lượng thành viên Ban Quản lý phù hợp với tình hình thực tế tại bãi tắm.

1. Công tác cứu hộ

1.1. Nhân sự

Bố trí 03 nhân viên phụ trách cứu hộ và tổ chức tập huấn nghiệp vụ cứu hộ.

Trước mắt, trong thời gian 02 năm 2016 - 2017, chia theo 02 ca trực: ca sáng và ca chiều.

1.2. Trạm quan sát cứu hộ

Để phù hợp với không gian bãi biển và tạo tầm nhìn phù hợp để quan sát cứu hộ, cần xây dựng mới 02 trạm quan sát kiên cố.

Vị trí: theo quy hoạch bãi tắm của UBND huyện Núi Thành

Quy mô: 20m2, mái đúc Mô hình trạm quan sát cứu hộ

1.3. Phương tiện cứu hộ

Trang bị các phương tiện, dụng cụ cứu hộ cần thiết sau:

- Máy bộ đàm: 03 cái

- Thúng composit: 02 chiếc, bố trí tại 2 khu vực: từ trung tâm bãi tắm đến phía Bắc bãi tắm và từ trung tâm bãi tắm đến phía Nam bãi tắm.

- Thả phao giới hạn khu vực an toàn được tắm 700m: gồm 700 phao, 8 neo, 8 cờ.

- Còi hú báo động: 02 cái

- Loa cầm tay: 02 cái

- Đèn pin nghiệp vụ: 03 cái

- Bộ đồ lặn kèm bình dưỡng khí: 02 bộ, bố trí tại 2 khu vực như trên.

- Ống nhòm: 03 cái

- Dụng cụ cứu hộ: 02 bộ (mỗi bộ gồm: phao, còi, thắt lưng, dây thừng, hô hấp cứu hộ), bố trí tại 2 khu vực như trên.

2. Công tác giữ gìn an ninh trật tự

2.1. Nhân sự

Bố trí 02 nhân viên thực hiện công tác giữ gìn an ninh trật tự, chia thành 2 ca sáng, chiều tại 02 khu vực như trên.

2.2. Phương tiện, dụng cụ

Trang bị các phương tiện, dụng cụ sau:

- Roi điện Titan: 02 cây

- Máy bộ đàm: 02 máy

- Gậy ba trắc: 02 cây

3. Công tác vệ sinh môi trường

3.1. Nhân sự

Hiện nay UBND xã đã bố trí 01 nhân viên môi trường, cần bổ sung thêm 01 nhân viên làm công tác vệ sinh môi trường. Tổng số có 02 nhân viên làm vệ sinh môi trường, thu gom rác hằng ngày.

3.2. Phương tiện, dụng cụ

- Mua mới 01 xe rác mini 3 bánh

- Mua mới 15 thùng rác nhựa loại 240L và 10 thùng rác loại hình các con vật có màu xanh để phù hợp với cảnh quan. Bố trí thùng rác như sau:

+ Trước các quán ăn bố trí 15 thùng rác nhựa màu xanh loại 240L dọc theo tuyến đường bãi tắm.

+ Khu vực bãi cát cách mép nước biển 20m: Bố trí 10 thùng rác hình chim cánh cụt để dễ thu gom và thuận lợi cho người tắm biển bỏ rác.

- Mua thêm các dụng cụ thu gom rác: 03 chổi, 03 xẻng.

4. Các tiện ích công cộng

4.1. Nhà điều hành

Xây dựng mới 01 nhà điều hành:

- Vị trí: theo quy hoạch bãi tắm của UBND huyện Núi Thành.

- Quy mô xây dựng: 50 m2, mái đúc, trên dán ngói để ít bị ảnh hưởng bởi gió biển và bão.

- Mục đích: Dùng làm nơi trực điều hành của các lực lượng quản lý bãi biển, và là nơi lắp đặt số điện thoại đường dây nóng, xử lý công việc trên toàn tuyến, lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị phát thanh cũng như kho lưu giữ các phương tiện dụng cụ.

4.2. Hoạt động thể thao trên biển

Bố trí 01 khu thể thao trên bãi biển gồm: 01 sân bóng chuyền, 01 sân bóng đá mini.

Vị trí: theo quy hoạch bãi tắm của UBND huyện Núi Thành

4.3. Khu giữ xe ô tô và xe máy

Đầu tư xây dựng kiên cố 01 khu giữ xe ô tô và xe máy. Đồng thời, sắp xếp lại các điểm giữ xe tự phát, quản lý bằng các biện pháp như: yêu cầu các hộ kinh doanh lập thủ tục đăng ký, cấp phép, niêm yết giá, đề xuất mức thu phí nộp vào ngân sách. Ngoài ra, khi có các sự kiện, lễ hội, Ban Quản lý là đơn vị quyết định về vị trí giữ xe.

Vị trí: theo quy hoạch bãi tắm của UBND huyện Núi Thành

Quy mô: 1000m2

4.4. Khu tắm nước ngọt, nhà vệ sinh công cộng

* Xây dựng 01 khu tắm nước ngọt

- Vị trí: theo quy hoạch bãi tắm của UBND huyện Núi Thành

- Diện tích: 100 m2

- Quy mô: 01 nhà gửi đồ có hệ thống tủ và khóa, 15 phòng thay đồ có gương soi, dãy vòi tắm, 02 bể nước ngọt ngoài trời.

* Nhà vệ sinh công cộng

Thực hiện lắp đặt 01 nhà vệ sinh công cộng gồm 2 khu (01 khu vực dành cho nam và 01 khu dành cho nữ; mỗi khu có 02 buồng vệ sinh).

Vị trí: tại khu tắm nước ngọt

4.5. Hệ thống ghế đá

- Mua mới 20 ghế đá

- Vị trí: theo quy hoạch bãi tắm của UBND huyện Núi Thành

4.6. Hệ thống biển báo và bảng hướng dẫn

Bố trí, lắp đặt các loại biển báo và bảng hướng dẫn sau:

- Bảng hướng dẫn: Khu thể thao biển, khu dịch vụ ăn uống, giải khát, dịch vụ giữ xe, tắm nước ngọt: 01 bảng lớn đặt tại đường xuống bãi tắm (3m x 5m)

- Bảng nội quy bãi biển inox 304, nền Alu, 2m x 1,5m (2 mặt): 02 bảng đặt tại khu vực: Từ trung tâm bãi tắm về phía Bắc và từ trung tâm bãi tắm về phía Nam.

- Bảng cấm: súc vật, xả rác, đậu đỗ xe, đá bóng, hàng rong...: 04 bảng đặt dọc theo bờ biển cách mép nước 50m.

- Bảng báo vùng nước xoáy, khu vực nguy hiểm: 02 bảng đặt tại các khu vực vùng nước xoáy, nguy hiểm.

- Bảng quy định khu thể thao: 01 bảng đặt tại khu thể thao

5. Công tác quản lý các hộ kinh doanh dịch vụ

Để đảm bảo công tác quản lý, Ban quản lý tập trung các hộ kinh doanh trên bãi biển và các gánh hàng rong để phân thành các tổ dịch vụ, mỗi tổ từ khoảng 3-4 hộ, gỡ bỏ bạt che và chỉ sử dụng dù màu

Cách bố trí như sau: mỗi tổ dịch vụ được trang bị khoảng 6-7 dù màu.

Loại hình kinh doanh: bán nước giải khát, cho thuê phao bơi.

Hình thức quản lý:

- Các hộ ký bảng cam kết hoạt động kinh doanh dưới sự quản lý, bố trí sắp xếp của Ban quản lý. Có bảng niêm yết công khai giá bán hàng, dịch vụ và bán đúng giá đã niêm yết

- Thành lập các tổ bán hàng rong tự quản và giao tổ an ninh trật tự quản lý, không để xảy ra tình trạng chèo kéo, gây mất an ninh trật tự và tạo hình ảnh không tốt trong mắt du khách.

II. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC BÃI BIỂN BÌNH MINH

Để đảm bảo công tác quản lý và khai thác bãi biển Bình Minh, cần thành lập Ban quản lý thuộc UBND xã Bình Minh, với số lượng 06 nhân viên. Trong đó: 01 trưởng ban (làm việc theo chế độ kiêm nhiệm), 02 nhân viên phụ trách cứu hộ, 02 nhân viên phụ trách an ninh trật tự, 01 nhân viên phụ trách vệ sinh môi trường. Trong tương lai gần, khi du lịch phát triển, khách du lịch đến tắm biển ngày càng đông, cần tăng số lượng thành viên Ban Quản lý phù hợp với tình hình thực tế tại bãi tắm.

1. Công tác cứu hộ

1.1. Nhân sự

Bố trí 02 nhân viên phụ trách cứu hộ và tổ chức tập huấn nghiệp vụ cứu hộ.

Chia theo 2 ca trực, buổi sáng và buổi chiều.

1.2. Trạm quan sát cứu hộ

Để phù hợp với không gian bãi biển và tạo tầm nhìn phù hợp để quan sát cứu hộ sẽ xây dựng mới 02 trạm quan sát kiên cố (mô hình nhà cứu hộ giống như ở bãi Rạng, Núi Thành).

Vị trí: theo quy hoạch bãi tắm của UBND huyện Thăng Bình

Quy mô: 20m2, mái đúc, dán ngói.

1.3. Phương tiện cứu hộ

Trang bị các phương tiện, dụng cụ cứu hộ cần thiết sau:

- Máy bộ đàm: 02 cái

- Thúng composit: 02 chiếc bố trí tại khu trung tâm

- Thả phao giới hạn khu vực an toàn được tắm 500m: gồm 500 bộ, 6 neo, 6 cờ

- Còi hú báo động: 01 cái

- Loa cầm tay: 01 cái

- Đèn pin nghiệp vụ: 02 cái

- Bộ đồ lặn kèm bình dưỡng khí: 01 bộ bố trí tại khu trung tâm

- Ống nhòm: 02 cái

- Bộ dụng cụ cứu hộ: phao, còi, thắt lưng, dây thừng, hô hấp cứu hộ: 01 bộ bố trí tại khu trung tâm.

2. Công tác giữ gìn an ninh trật tự

2.1. Nhân sự

Bố trí 02 nhân viên thực hiện công tác giữ gìn an ninh trật tự. Chia theo 2 ca trực, buổi sáng và buổi chiều, tập trung chủ yếu tại khu vực trung tâm.

2.2. Phương tiện, dụng cụ

Trang bị các phương tiện, dụng cụ sau:

- Roi điện Titan: 02 cây

- Máy bộ đàm: 02 máy

- Gậy ba trắc: 02 cây

3. Công tác vệ sinh môi trường

3.1. Nhân sự

Bố trí 01 nhân viên làm công tác vệ sinh môi trường hằng ngày, có phương án thu gom rác hàng ngày, hợp lý.

3.2. Phương tiện, dụng cụ

- Mua mới 01 xe rác mini 3 bánh

- Dụng cụ thu gom rác: 01 chổi, 01 xẻng

- Mua mới 10 thùng rác nhựa loại 240L và 10 thùng rác hình chim cánh cụt. Bố trí thùng rác như sau:

+ Trên đoạn dọc đường xuống biển bố trí 10 thùng rác nhựa loại 240L

+ Khu vực bãi cát cách mép nước biển 50m: Bố trí 10 thùng rác hình chim cánh cụt để dễ thu gom và tạo mỹ quan môi trường.

4. Các tiện ích công cộng

4.1. Nhà điều hành

Xây dựng mới 01 nhà điều hành:

- Vị trí: theo quy hoạch bãi tắm của UBND huyện Thăng Bình

- Quy mô xây dựng: 50 m2, mái đúc, trên dán ngói

- Mục đích: Dùng làm nơi trực điều hành của các lực lượng quản lý bãi biển, và là nơi lắp đặt số điện thoại đường dây nóng, xử lý công việc trên toàn tuyến, lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị phát thanh cũng như kho lưu giữ các phương tiện dụng cụ.

4.2. Hoạt động thể thao trên biển

Bố trí 01 khu thể thao trên bãi biển gồm: 01 sân bóng chuyền, 01 sân bóng đá mini.

Vị trí: theo quy hoạch bãi tắm của UBND huyện Thăng Bình

4.3. Khu giữ xe ô tô và xe máy

Đầu tư xây dựng kiên cố 01 khu giữ xe ô tô và xe máy. Ngoài ra, khi có các sự kiện, lễ hội, Ban Quản lý là đơn vị quyết định về vị trí giữ xe.

Vị trí: theo quy hoạch bãi tắm của UBND huyện Thăng Bình

Quy mô: 800m2

4.4. Khu tắm nước ngọt, nhà vệ sinh công cộng

Xây dựng khu nhà tắm nước ngọt và vệ sinh công cộng tại bãi tắm theo qui định đạt chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó:

- Xây dựng 01 khu tắm nước ngọt, mỗi khu có:

+ Diện tích: 100 m2

+ Quy mô: 01 nhà gửi đồ có hệ thống tủ và khóa, 10 phòng thay đồ, dãy vòi tắm, 02 bể nước ngoài trời.

+ Vị trí: theo quy hoạch bãi tắm của UBND huyện Thăng Bình.

- Nhà vệ sinh công cộng:

+ Thực hiện lắp đặt 01 nhà vệ sinh công cộng gồm 2 khu (01 khu vực dành cho nam và 01 khu dành cho nữ; mỗi khu có 02 buồng vệ sinh).

+ Vị trí: tại khu tắm nước ngọt

4.5. Hệ thống ghế đá

Mua mới 20 ghế đá

Vị trí: theo quy hoạch bãi tắm của UBND huyện Thăng Bình

4.6. Hệ thống biển báo và bảng hướng dẫn

Bố trí, lắp đặt các loại biển báo và bảng hướng dẫn sau:

- Bảng hướng dẫn: Khu thể thao biển, khu dịch vụ ăn uống, giải khát, dịch vụ giữ xe, tắm nước ngọt: 01 bảng đặt tại lối đi chính đường xuống biển.

- Bảng nội quy bãi biển inox 304, nền Alu, 2m x 1,5m (2 mặt): 01 bảng đặt tại nhà điều hành.

- Bảng cấm: súc vật, xả rác, đậu đỗ xe, đá bóng, hàng rong..: 04 bảng đặt tại các khu vực cấm.

- Bảng báo vùng nước xoáy, khu vực nguy hiểm: 02 bảng đặt tại các khu vực có vùng nước xoáy, khu vực nguy hiểm.

- Bảng quy định khu thể thao: 01 bảng đặt tại khu thể thao.

5. Công tác quản lý các hộ kinh doanh dịch vụ

Để đảm bảo công tác quản lý, Ban quản lý tập trung các hộ kinh doanh trên bãi biển và các gánh hàng rong để phân thành các tổ dịch vụ, mỗi tổ từ khoảng 3-4 hộ, gỡ bỏ bạt che và chỉ sử dụng dù màu.

Cách bố trí như sau: Mỗi Tổ dịch vụ được trang bị khoảng 6-7 dù màu.

Loại hình kinh doanh: bán nước giải khát, cho thuê phao.

Hình thức quản lý:

- Các hộ ký bảng cam kết hoạt động kinh doanh dưới sự quản lý, bố trí sắp xếp của Ban quản lý. Có bảng niêm yết công khai giá bán hàng, dịch vụ và bán đúng giá đã niêm yết.

- Thành lập các tổ bán hàng rong tự quản và giao Tổ an ninh trật tự quản lý, không để xảy ra tình trạng chèo kéo, gây mất an ninh trật tự và tạo hình ảnh không tốt trong mắt du khách.

PHẦN IV

KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách đầu tư: gồm nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách tỉnh, nguồn ngân sách của các huyện.

Bao gồm: chi con người, mua sắm thiết bị và dụng cụ phục vụ: công tác cứu hộ, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, khu thể thao biển; xây dựng mới các tiện ích công cộng.

2. Xã hội hóa

Bao gồm: hệ thống ghế đá, hệ thống biển báo trên biển, hệ thống dù trên biển; kêu gọi các dự án đầu tư về các dịch vụ, tiện ích công cộng.

3. Đề xuất kinh phí và phân kỳ đầu tư (Chi tiết kèm theo)

3.1. Đề xuất kinh phí:

Tổng kinh phí thực hiện Đề án là: 6.087.350.000 đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn sự nghiệp: 1.897.350.000 đồng, chiếm 31,17% tổng kinh phí

- Nguồn ngân sách huyện: 3.960.000.000 đồng, chiếm 65,05% tổng kinh phí

- Nguồn xã hội hóa: 230.000.000 đồng, chiếm 3,78% tổng kinh phí.

3.2. Phân kỳ đầu tư

Năm 2016: kinh phí thực hiện: 5.258.950.000 đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn sự nghiệp: 1.338.950.000 đồng

- Nguồn ngân sách huyện: 3.780.000.000 đồng

- Nguồn xã hội hóa: 140.000.000 đồng

Năm 2017: kinh phí thực hiện: 828.400.000 đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn sự nghiệp: 558.400.000 đồng

- Nguồn ngân sách huyện: 180.000.000 đồng

- Nguồn xã hội hóa: 90.000.000 đồng

PHẦN V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Hàng năm, lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh bổ sung nguồn vốn sự nghiệp để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chi con người, mua sắm thiết bị, dụng cụ trang bị cho các bãi tắm, tổ chức tập huấn công tác cứu hộ và thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành. Sau 02 năm 2016 và 2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao UBND các huyện chỉ đạo Ban Quản lý bãi tắm sử dụng nguồn thu từ các dịch vụ tại bãi tắm chi cho con người thực hiện công tác cứu hộ, giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự cho các năm tiếp theo.

- Thiết kế mô hình chuẩn và hướng dẫn UBND các huyện thực hiện các hạng mục đầu tư từ nguồn ngân sách huyện.

- Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án.

- Kết thúc mỗi năm triển khai thực hiện đề án, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định cho việc đầu tư của năm tiếp theo.

2. Sở Tài Chính: Cân đối bố trí kinh phí trong dự toán kế hoạch 2016, 2017 để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện đề án.

3. Công an tỉnh

- Chỉ đạo Công an huyện Núi Thành, Thăng Bình căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, tạo lập môi trường du lịch văn minh tắm.

- Phối hợp với các ngành, địa phương liên quan thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật tại các bãi tắm.

5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Chỉ đạo các Đồn biên phòng tại địa phương hỗ trợ Ban quản lý bãi tắm trong việc giải quyết các trường hợp vi phạm an ninh trật tự.

6. UBND các huyện: Núi Thành, Thăng Bình

- Lập dự án xây dựng các hạng mục từ nguồn ngân sách của huyện.

- Thành lập Ban Quản lý bãi tắm, xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý, giao UBND xã quản lý (hoàn thành trước khi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bàn giao các trang thiết bị phục vụ bãi tắm).

- Bảo vệ và thường xuyên duy tu, sửa chữa cơ sở hạ tầng.

- Chỉ đạo UBND các xã Tam Quang, Bình Minh thực hiện các nhiệm vụ:

+ Tổ chức quản lý và khai thác các dịch vụ tại bãi tắm theo hướng xã hội hóa, lấy thu bù chi nhằm tái đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị và chi con người thực hiện công tác cứu hộ, giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự cho các năm tiếp theo từ nguồn thu giữ xe ôtô, xe máy và các hoạt động khác. Về lâu dài, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, quản lý và khai thác bãi tắm.

+ Thực hiện công tác cứu hộ đảm bảo an toàn cho khách.

+ Thực hiện công tác giữ gìn vệ sinh môi trường.

+ Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự tại bãi tắm.

+ Tổ chức quản lý, sắp xếp hợp lý các hộ cá nhân kinh doanh tại bãi tắm.

- Chỉ đạo Công an huyện, các lực lượng chức năng phối hợp với UBND các xã triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh trật tự, xử phạt theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm trong hoạt động kinh doanh, gây mất an ninh trật tự tại bãi tắm thuộc phạm vi quản lý, tạo lập môi trường du lịch văn minh trên địa bàn.

- Tập trung giải quyết các trường hợp bán hàng rong, tạo việc làm, cải thiện sinh kế cho người dân.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về an ninh trật tự, bảo vệ môi trường biển.

7. Công ty TNHH Một Thành Viên Môi trường Đô thị Quảng Nam

Phối hợp với UBND huyện Núi thành và UBND huyện Thăng Bình thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại bãi tắm, giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh về công tác môi trường./.

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 4137/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu4137/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/10/2015
Ngày hiệu lực30/10/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 4137/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 4137/QĐ-UBND phê duyệt Đề án quản lý khai thác bãi biển du lịch Quảng Nam 2016 2017 2015


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 4137/QĐ-UBND phê duyệt Đề án quản lý khai thác bãi biển du lịch Quảng Nam 2016 2017 2015
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu4137/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Nam
                Người kýNguyễn Chín
                Ngày ban hành30/10/2015
                Ngày hiệu lực30/10/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 4137/QĐ-UBND phê duyệt Đề án quản lý khai thác bãi biển du lịch Quảng Nam 2016 2017 2015

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 4137/QĐ-UBND phê duyệt Đề án quản lý khai thác bãi biển du lịch Quảng Nam 2016 2017 2015

                        • 30/10/2015

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 30/10/2015

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực