Quyết định 4152/QĐ-UBND

Quyết định 4152/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

Nội dung toàn văn Quyết định 4152/QĐ-UBND 2011 Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung Thanh Hóa đến 2015


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4152/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 13 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ các Nghị định: số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 114/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;

Căn cứ các Thông tư: số 92/2006/NĐ-CP">01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ; số 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP Quyết định 281/2007/QĐ-BKH">03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1190/QĐ-UBND ngày 23/4/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 153/TTr-SNN&PTNT ngày 30/11/2011 về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch phát triển các vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, định hướng năm 2020, kèm theo Biên bản hội nghị thẩm định ngày 23/9/2011 của Hội đồng thẩm định Dự án”Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, định hướng năm 2020”; ý kiến tham gia của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại các Công văn: số 2080/SKHĐT-KTNN ngày 4/11/2010, số 1144/SKHĐT-QH ngày 13/6/2011, Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 1269/STNMT-QLĐĐ ngày 10/6/2011, Sở Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 280/SKHCN-KH ngày 08/6/2011, Sở Công thương tại Công văn số 858/SCT-CNNT ngày 15/6/2011 và Sở Y tế tại Công văn số 861/SYT-NVY ngày 17/6/2011 về việc quy hoạch phát triển các vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng 2020 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 1190/QĐ-UBND ngày 23/4/2007. Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ cho người tiêu dùng ở tỉnh Thanh Hóa nói chung, các khu đô thị, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng.

2. Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn theo hướng tập trung chuyên canh, sản xuất hàng hóa phù hợp với các tiểu vùng khí hậu, đất đai và tập quán canh tác. Phát triển sản xuất theo hướng công nghệ cao, kết hợp với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác; tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho nông dân; tăng khả năng cạnh tranh nông sản hàng hóa của tỉnh và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu.

3. Phát triển sản xuất rau an toàn một cách bền vững, lấy hiệu quả kinh tế và sức khỏe con người làm thước đo quan trọng trong sự phát triển, gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao; đồng thời gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái.

4. Phát triển trồng rau an toàn trên cơ sở phát huy nội lực của các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau an toàn là chủ yếu; đồng thời kết hợp nguồn lực của các tổ chức kinh tế, các cá nhân và sự hỗ trợ của Nhà nước.

II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Mục tiêu chung

- Phấn đấu đến năm 2020, sản xuất rau trở thành một ngành phát triển theo hướng chuyên canh, mang lại thu nhập cao, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tạo ra các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, tiến tới sản xuất rau sạch đảm bảo cung cấp rau an toàn, rau sạch phục vụ cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

- Tập trung phát triển, tăng nhanh diện tích sản xuất rau an toàn; trước tiên là ở các vùng có đủ điều kiện về đất đai, nước tưới, môi trường cho sản xuất rau an toàn, vùng sản xuất tập trung chuyên canh, có các điều kiện thuận lợi như: có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất rau các loại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, thị trường tiêu thụ thuận lợi,...

2. Mục tiêu cụ thể

a) Quy hoạch đến năm 2015

- Toàn tỉnh có 2. 142 ha sản xuất rau an toàn, trong đó vùng sản xuất tập trung có quy mô 1. 781 ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích gieo trồng rau toàn tỉnh; năng suất rau an toàn bình quân đạt 124 tạ/ha trở lên.

- Giá trị xuất khẩu rau đến năm 2015 đạt trên 3, 5 triệu USD.

- Đến năm 2015, cơ bản diện tích rau hàng hóa trên địa bàn tỉnh được sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP).

b) Định hướng quy hoạch đến năm 2020

- Toàn tỉnh có 3. 781 ha sản xuất rau an toàn; trong đó vùng sản xuất tập trung có quy mô trên 3. 066 ha với 105 vùng tập trung trên địa bàn toàn tỉnh, chiếm khoảng 37% tổng diện tích gieo trồng rau toàn tỉnh; năng suất rau an toàn bình quân đạt 133 tạ/ha trở lên.

- Giá trị sản xuất rau an toàn chiếm khoảng 40% giá trị sản xuất rau toàn tỉnh; giá trị xuất khẩu rau đạt trên 7 triệu USD vào năm 2020.

c) Về chất lượng rau an toàn: Rau an toàn sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt 4 chỉ tiêu an toàn cơ bản của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Nông nghiệp và PTNT; bao gồm: an toàn về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, dư lượng Nitrat, các kim loại nặng và an toàn vi sinh vật gây bệnh cho người.

III. NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHỦ YẾU

1. Bố trí đất sản xuất rau an toàn

Tổng diện tích đất sản xuất rau an toàn đến năm 2020 là 3. 781 ha, trong đó trên đất chuyên màu 2. 185 ha, trên đất lúa - màu 1. 596 ha; phân theo từng giai đoạn như sau:

- Đến năm 2015, diện tích đất sản xuất rau an toàn là 2. 142 ha; trong đó: vùng ven biển 429, 5 ha (đất lúa, màu 238, 5 ha; đất chuyên màu 191 ha); vùng đồng bằng 1. 479, 2 ha (đất lúa, màu 478 ha; đất chuyên màu 1. 001, 2 ha); vùng trung du, miền núi 233, 3 ha (đất lúa, màu 75 ha; đất chuyên màu 158, 3 ha).

- Đến năm 2020, diện tích đất sản xuất rau an toàn là 3. 781 ha; trong đó: vùng ven biển 1. 096, 5 ha (đất lúa, màu 654, 5 ha; đất chuyên màu 442 ha); vùng đồng bằng 2. 281, 5 ha (đất lúa, màu 802, 2 ha; đất chuyên màu 1. 479, 3 ha); vùng trung du, miền núi 403, 3 ha (đất lúa, màu 139, 4 ha; đất chuyên màu 263, 9 ha).

2. Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn tập trung

- Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ hình thành 83 vùng sản xuất rau an toàn tập trung có quy mô lớn, với tổng diện tích 1. 781 ha; trong đó: vùng ven biển bố trí 11 vùng với diện tích 338 ha; vùng đồng bằng 41 vùng với diện tích 1. 261 ha; vùng trung du, miền núi 31 vùng với diện tích 182 ha.

- Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ hình thành 105 vùng sản xuất rau an toàn tập trung có quy mô lớn, với tổng diện tích 3. 066 ha; trong đó: vùng ven biển bố trí 19 vùng với diện tích 852 ha; vùng đồng bằng 42 vùng với diện tích 1. 887 ha; vùng trung du, miền núi 44 vùng với diện tích 327 ha.

(Chi tiết có các phụ biểu kèm theo)

- Về quy mô vùng sản xuất rau an toàn tập trung: Vùng đồng bằng và ven biển có quy mô từ 30 ha/vùng trở lên; vùng trung du miền núi có quy mô từ 5 ha/vùng trở lên.

3. Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn hàng hóa trọng điểm đến năm 2020

- Vùng sản xuất hàng hóa xung quanh thành phố Thanh Hóa, quy mô 89 ha; bố trí trên địa bàn 3 xã: Quảng Thắng, Quảng Thành, Đông Cương.

- Vùng sản xuất tại huyện Thiệu Hóa, quy mô 215 ha; bố trí trên địa bàn 4 xã: Thiệu Tân, Vạn Hà, Thiệu Khánh, Thiệu Dương.

- Vùng sản xuất khu vực Lam Sơn - Sao Vàng, quy mô 180 ha; bố trí tại 4 tiểu vùng thuộc Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.

- Vùng sản xuất tại huyện Hoằng Hóa, quy mô 178 ha; bố trí trên địa bàn 5 xã: Hoằng Lý, Hoằng Trinh, Hoằng Hợp, Hoằng Giang, Hoằng Kim.

- Vùng sản xuất tại huyện Tĩnh Gia, quy mô 360 ha; bố trí trên địa bàn 7 xã: Hải Hòa, Xuân Lâm, Bình Minh, Nguyên Bình, Trường Lâm, Hải Lĩnh, Ninh Hải.

- Vùng sản xuất tại huyện Yên Định, quy mô 204 ha; phân bố trên địa bàn 4 xã: Yên Thái, Định Long, Định Tường, Yên Trung.

- Vùng sản xuất tại huyện Hậu Lộc, quy mô 282 ha; phân bố trên địa bàn 5 xã: Thịnh Lộc, Phú Lộc, Hưng Lộc, Hoa Lộc và Liên Lộc.

- Vùng sản xuất tại huyện Vĩnh Lộc, quy mô 455 ha; phân bố trên địa bàn 8 xã: Vĩnh Hùng, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Quang, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Yên, Vĩnh Thành, Vĩnh Minh.

- Vùng sản xuất rau quả có nguồn gốc ôn đới tại Son Bá Mười, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước với diện tích 20 ha.

4. Xây dựng vùng sản xuất giống rau an toàn

- Vùng sản xuất giống rau tại xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa; diện tích dự kiến: 2 ha.

- Vùng sản xuất giống rau của Công ty cổ phần Lam Sơn - Sao Vàng, huyện Thọ Xuân; diện tích dự kiến: 2 ha.

- Vùng sản xuất giống rau tại xã Lũng Cao, huyện Bá Thước; diện tích 4 ha.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về đất đai và quản lý quy hoạch

- Tăng cường công tác dồn điền đổi thửa, tập trung ruộng đất để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất rau an toàn và yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa tập trung; khuyến khích, tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện dồn điền, đổi thửa, cho thuê, chuyển nhượng, tích tụ ruộng đất để hình thành vùng sản xuất rau an toàn tập trung.

- Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn tập trung; ngoài các chính sách ưu đãi chung của Nhà nước đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các địa phương có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thuê đất, đầu tư sản xuất rau an toàn với quy mô lớn; khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn.

- Không bố trí, quy hoạch các cây trồng khác chồng lấn lên diện tích đất đã quy hoạch cho các vùng sản xuất rau an toàn tập trung của tỉnh.

2. Tổ chức sản xuất rau an toàn

a) Củng cố, hình thành các hình thức hợp tác trong sản xuất rau an toàn: Trên cơ sở các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, các hộ, nhóm hộ có đất tập trung tại một khu vực, có đủ điều kiện để sản xuất rau an toàn, hình thành hợp tác xã hoặc một nhóm liên kết, có đại diện đăng ký xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau an toàn, xây dựng kế hoạch sản xuất (chủng loại, quy mô, …) theo hợp đồng với các tổ chức tiêu thụ (doanh nghiệp, trường học, siêu thị, bệnh viện,...). Tại các tổ chức sản xuất này, sẽ thực hiện hoạt động giám sát chất lượng nội bộ để kiểm soát quy trình kỹ thuật và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

b) Xây dựng các mô hình điểm về sản xuất rau an toàn, các mô hình điểm phải được xây dựng khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.

c) Kiểm soát sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm: Thường xuyên lấy mẫu sản phẩm trước khi thu hoạch một cách ngẫu nhiên nhằm kiểm tra chất lượng (dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng nitrat, vi sinh vật gây hại) để đảm bảo sản phẩm rau an toàn đạt các chỉ tiêu chất lượng theo quy định.

d) Thành lập tổ chức chứng nhận VietGAP trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức chứng nhận VietGAP có nhiệm vụ kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở sản xuất rau an toàn. Tổ chức chứng nhận VietGAP lấy sản phẩm xác suất để phân tích nhanh, nếu sản phẩm có các chỉ tiêu không đảm bảo an toàn phải có biện pháp khắc phục (nếu có thể) trước khi đưa ra thị trường hoặc hủy bỏ không được bán cho người sử dụng.

3. Thực hiện công tác quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn

a) Xây dựng Trung tâm phân tích, kiểm định chất lượng rau, quả Thanh Hóa để hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh rau an toàn.

b) Trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành, xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, quản lý sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ rau an toàn: chứng nhận sản xuất rau an toàn theo tiêu chí của tỉnh Thanh Hóa; chứng nhận sản xuất rau an toàn theo VietGAP, EUROGAP, …; chứng nhận đủ điều kiện chế biến rau an toàn; chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh rau an toàn; …

4. Đào tạo, tập huấn và tổ chức thông tin, tuyên truyền

- Đẩy mạnh việc đào tạo, tập huấn và bố trí cán bộ kỹ thuật đủ năng lực và trình độ để tham gia quản lý, kiểm soát chất lượng rau an toàn từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Mở các lớp tập huấn để hướng dẫn, phổ biến quy trình kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất rau an toàn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, bảo quản, chế biến rau an toàn.

- Tuyên truyền, xúc tiến thương mại thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ rau an toàn: Thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ rau an toàn; đồng thời góp phần nâng cao ý thức, nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng, tạo cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

- Tăng cường tổ chức thanh kiểm tra, giám sát sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh rau an toàn để giáo dục và nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, người kinh doanh trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

5. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ

Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất là một giải pháp then chốt cho sự thành công của phương án quy hoạch và việc tổ chức sản xuất rau an toàn; góp phần tăng năng suất, sản phẩm rau an toàn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Việc ứng dụng khoa học công nghệ tập trung vào các lĩnh vực: tuyển chọn và bố trí cơ cấu giống, công nghệ trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và kiểm tra chất lượng sản phẩm rau an toàn;...

6. Giải pháp về chính sách

- Bên cạnh việc triển khai thực hiện các chính sách hiện hành của Nhà nước về phát triển sản xuất rau an toàn; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rau an toàn cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các hộ nông dân có đất trồng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn cho thuê, chuyển nhượng hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất để tổ chức sản xuất rau an toàn; đồng thời có chính sách để khuyến khích tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng các quy trình kỹ thuật về sản xuất rau an toàn.

- Lồng ghép việc phát triển các vùng sản xuất rau an toàn với các chương trình, dự án khác để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đảm bảo đời sống cho nhân dân; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

- Thực hiện việc ký kết hợp đồng kinh tế giữa các tổ chức kinh tế, hợp tác xã, nhóm hợp tác sản xuất rau an toàn và các đơn vị tiêu thụ sản phẩm rau an toàn.

7. Vốn đầu tư phát triển các vùng sản xuất rau an toàn tập trung

Nguồn vốn đầu tư phát triển các vùng sản xuất rau an toàn tập trung được huy động từ nguồn vốn của các nhóm hộ, hợp tác xã, tổ hợp tác, các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau an toàn; vốn liên doanh, liên kết giữa các đơn vị và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

8. Một số chương trình, dự án khuyến khích đầu tư

- Chương trình xây dựng mô hình điểm: Trong năm 2011, xây dựng 2 mô hình sản xuất rau an toàn ở xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa và xã Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hóa, mỗi mô hình có quy mô 2 - 4 ha; đồng thời tiến hành xây dựng mô hình sản xuất rau quả có nguồn gốc ôn đới tại Son Bá Mười, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước với quy mô diện tích 0, 4 ha. Các năm tiếp theo, dự kiến mỗi năm xây dựng 1 - 2 mô hình/huyện;

- Chương trình xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng cáo tiếp thị sản phẩm;

- Dự án xây dựng thương hiệu, website về rau an toàn của tỉnh Thanh Hóa; …

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các chương trình, đề án, dự án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Chủ trì thực hiện các giải pháp quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách khuyến khích sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ rau an toàn.

- Xây dựng và chủ trì thực hiện một số dự án đầu tư vùng sản xuất rau an toàn trọng điểm theo hướng công nghệ cao để làm mô hình điểm cho các địa phương nhân rộng.

- Xây dựng tiêu chí rau an toàn và các quy trình sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Chỉ đạo các đơn vị thực thuộc: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản, thủy sản; Chi cục Bảo vệ thực vật; Trung tâm Khuyến nông, … tổ chức thực hiện các nội dung nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất, sơ chế rau an toàn; tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn; xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất, tiêu thụ rau an toàn.

- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện quy hoạch, tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch hàng năm, báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Công thương: Đề xuất quy hoạch các chợ đầu mối nông sản thực phẩm và rau an toàn; rà soát, bố trí các cửa hàng, quầy hàng, gian hàng rau an toàn tại các khu dân cư, chợ, siêu thị; phối hợp quản lý kinh doanh rau an toàn.

3. Sở Y tế: Tổ chức kiểm tra quy trình sản xuất rau an toàn, chất lượng vệ sinh của rau tại các cơ sở dịch vụ, chế biến theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các địa phương; thẩm định thiết kế hệ thống xử lý môi trường ở các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, các chợ đầu mối, …; thẩm định sử dụng tài nguyên đất, nước ngầm phục vụ sản xuất rau an toàn; hướng dẫn thực hiện việc sử dụng tài nguyên đất, nước, … trong sản xuất rau an toàn đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn thủ tục đầu tư và thẩm định các dự án xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tập trung, các cơ sở sơ chế, chế biến, chợ đầu mối rau an toàn, trình duyệt theo quy định.

6. Sở Tài chính: Căn cứ vào các chương trình, dự án cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt để cân đối, bố trí nguồn kinh phí, trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.

7. Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, góp phần thúc đẩy sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh.

8. Các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp, … phối hợp phổ biến, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về sản xuất, tiêu thụ rau an toàn.

9. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý sản xuất, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn; lập dự án đầu tư xây dựng các vùng sản xuất rau an toàn tập trung và chỉ đạo tổ chức thực hiện.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường công tác quản lý Nhà nước về sản xuất, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn; đồng thời chủ động tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện quy chế giám sát cộng đồng đối với việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn trên địa bàn địa phương quản lý.

- Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách để phát triển sản xuất, tiêu thụ rau an toàn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ (để t/h);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Lưu: VT, NN. (204)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

PHỤ LỤC I

QUY HOẠCH DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG RAU AN TOÀN ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 4152/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch UBND tỉnh THANH HÓA)

Đơn vị tính: ha

TT

Huyện

Tổng diện tích đến năm 2020

2011 - 2015

2016 - 2020

Diện tích

Chuyển từ loại đất

Diện tích

Chuyển từ loại đất

Từ đất lúa, màu

Từ đất chuyên màu

Từ đất lúa, màu

Từ đất chuyên màu

 

Toàn tỉnh

3. 781, 3

2. 142, 0

791, 5

1. 350, 5

1. 639, 3

804, 6

834, 7

I

Vùng ven biển

1. 096, 5

429, 5

238, 5

191, 0

667, 0

416, 0

251, 0

1

Thị xã Sầm Sơn

5, 0

5, 0

5, 0

 

 

 

 

2

Huyện Hoằng Hóa

220, 0

119, 0

119, 0

 

101, 0

86, 0

15, 0

3

Huyện Hậu Lộc

282, 0

115, 0

 

115, 0

167, 0

 

167, 0

4

Huyện Nga Sơn

30, 5

30, 5

30, 5

 

 

 

 

5

Huyện Quảng Xương

95, 0

76, 0

 

76, 0

19, 0

 

19, 0

6

Huyện Tĩnh Gia

464, 0

84, 0

84, 0

 

380, 0

330, 0

50, 0

II

Vùng đồng bằng

2. 281, 5

1. 479, 2

478, 0

1. 001, 2

802, 3

324, 2

478, 1

7

Thành phố Thanh Hóa

151, 7

89, 0

 

89, 0

62, 7

 

62, 7

8

Thị xã Bỉm Sơn

44, 9

30, 9

 

30, 9

14, 0

4, 4

9, 6

9

Huyện Hà Trung

121, 5

80, 0

 

80, 0

41, 5

 

41, 5

10

Huyện Thọ Xuân

405, 1

294, 0

107, 0

187, 0

111, 1

80, 0

31, 1

11

Huyện Nông Cống

322, 5

196, 9

85, 0

111, 9

125, 6

37, 2

88, 4

12

Huyện Yên Định

228, 5

132, 5

43, 0

89, 5

96, 0

62, 5

33, 5

13

Huyện Thiệu Hóa

247, 9

203, 3

87, 0

116, 3

44, 6

43, 4

1, 2

14

Huyện Vĩnh Lộc

530, 4

301, 6

156, 0

145, 6

228, 8

93, 7

135, 1

15

Huyện Đông Sơn

147, 0

79, 0

 

79, 0

68, 0

3, 0

65, 0

16

Huyện Triệu Sơn

82, 0

72, 0

 

72, 0

10, 0

 

10, 0

III

Vùng trung du, miền núi

403, 3

233, 3

75, 0

158, 3

170, 0

64, 4

105, 6

17

Huyện Mường Lát

5, 0

5, 0

5, 0

 

 

 

 

18

Huyện Quan Hóa

11, 5

10, 0

10, 0

 

1, 5

1, 5

 

19

Huyện Bá Thước

77, 0

15, 0

 

15, 0

62, 0

8, 0

54, 0

20

Huyện Quan Sơn

33, 1

15, 0

15, 0

 

18, 1

18, 1

 

21

Huyện Lang Chánh

37, 0

15, 0

 

15, 0

22, 0

 

22, 0

22

Huyện Ngọc Lặc

18, 0

12, 0

 

12, 0

6, 0

 

6, 0

23

Huyện Cẩm Thủy

41, 0

38, 0

 

38, 0

3, 0

 

3, 0

24

Huyện Thạch Thành

23, 0

13, 0

8, 0

5, 0

10, 0

10, 0

 

25

Huyện Thường Xuân

27, 5

21, 5

6, 0

15, 5

6, 0

4, 0

2, 0

26

Huyện Như Xuân

28, 2

12, 8

1, 0

11, 8

15, 4

10, 8

4, 6

27

Huyện Như Thanh

102, 0

76, 0

30, 0

46, 0

26, 0

12, 0

14, 0

 

PHỤ LỤC II

SỐ VÙNG, DIỆN TÍCH VÙNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẬP TRUNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 4152/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Hạng mục

Vùng sản xuất rau an toàn tập trung đến năm 2015

Vùng sản xuất rau an toàn tập trung đến năm 2020

Số vùng

Diện tích (ha)

Số vùng

Diện tích (ha)

 

Toàn tỉnh

83

1. 781, 2

105

3. 065, 5

I

Vùng ven biển

11

338

19

852

1

Huyện Hoằng Hóa

3

119, 0

5

178, 0

2

Huyện Hậu Lộc

4

115, 0

4

282, 0

3

Huyện Quảng Xương

1

20, 0

1

32, 0

4

Huyện Tĩnh Gia

3

84, 0

9

360, 0

II

Vùng đồng bằng

41

1. 261, 1

42

1. 887

5

Thành phố Thanh Hóa

4

89, 0

4

151, 7

6

Huyện Hà Trung

2

70, 0

2

111, 5

7

Huyện Thiệu Hóa

4

203, 3

4

215, 4

8

Huyện Thọ Xuân

7

218, 0

7

284, 7

9

Huyện Nông Cống

7

196, 9

7

322, 5

10

Huyện Yên Định

4

117, 5

4

204, 5

11

Huyện Vĩnh Lộc

10

257, 4

10

455, 7

12

Huyện Đông Sơn

2

79, 0

3

111, 0

13

Huyện Triệu Sơn

1

30, 0

1

30, 0

III

Vùng trung du, miền núi

31

182, 1

44

326, 5

14

Huyện Mường Lát

1

5, 0

1

5, 0

15

Huyện Quan Hóa

1

10, 0

1

10, 0

16

Huyện Bá Thước

2

15, 0

9

75, 0

17

Huyện Quan Sơn

1

15, 0

2

22, 0

18

Huyện Lang Chánh

2

15, 0

4

32, 0

19

Huyện Ngọc Lặc

2

12, 0

2

18, 0

20

Huyện Cẩm Thủy

3

17, 0

3

20, 0

21

Huyện Thạch Thành

2

10, 0

4

20, 0

22

Huyện Thường Xuân

2

10, 5

3

19, 5

23

Huyện Như Xuân

2

6, 6

2

13, 0

24

Huyện Như Thanh

13

66, 0

13

92, 0

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 4152/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 4152/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 13/12/2011
Ngày hiệu lực 13/12/2011
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 4152/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 4152/QĐ-UBND 2011 Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung Thanh Hóa đến 2015


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 4152/QĐ-UBND 2011 Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung Thanh Hóa đến 2015
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 4152/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Ngày ban hành 13/12/2011
Ngày hiệu lực 13/12/2011
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 12 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Quyết định 4152/QĐ-UBND 2011 Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung Thanh Hóa đến 2015

Lịch sử hiệu lực Quyết định 4152/QĐ-UBND 2011 Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung Thanh Hóa đến 2015

  • 13/12/2011

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 13/12/2011

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực